Ăn nhiều trái cây và rau quả và cắt giảm thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Điều đó là hiển nhiên. Nhưng vì bản thân gà và bò ăn thực phẩm và đốt cháy năng lượng của chúng, nên thịt cũng là một yếu tố chính làm biến đổi khí hậu. Ăn chay có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon của bạn. Đó là ở mức độ cá nhân. Khi nhân lên những thay đổi này ở 7 tỉ người thì sẽ ra sao?
Trong nghiên cứu mới nhất, một nhóm các nhà nghiên cứu của ĐH Oxford, Anh ước tính rằng những thay đổi theo hướng chế độ ăn dựa trên thực vật nhiều hơn như hướng dẫn chế độ ăn toàn cầu của WHO có thể ngăn chặn 5-8 triệu ca tử vong mỗi năm tới năm 2050, tương đương với giảm 6-10% tỷ lệ tử vong toàn cầu.
Phát thải khí nhà kính liên quan tới thực phẩm cũng sẽ giảm hơn 2/3. Nhìn chung, những thay đổi trong chế độ ăn này sẽ tiết kiệm cho xã hội hơn 1 nghìn tỷ USD tham chí là 30 nghìn tỷ USD. Con số này có thể chiếm 1/10 GDP toàn cầu trong năm 2050. Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tờ PNAS.
Các dự đoán tương lai về chế độ ăn vẽ ra một bức tranh ảm đạm. Sử dụng hoa quả và rau xanh được cho là sẽ tăng lên, việc sử dụng thịt đỏ và số lượng calo hấp thu cũng sẽ tăng tương tự. Trong số 105 khu vực trên thế giới trong nghiên cứu này có chưa đến 1/3 đáp ứng các khuyến nghị về chế độ ăn.
Một nhóm dân số lớn có chế độ ăn uống xấu, nghĩa là tới năm 2050 phát thải khí nhà kính có liên quan tới thực phẩm sẽ tiêu tốn 1/2 kinh phí trên toàn thế giới dùng để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2°C
Để xem việc thay đổi chế độ ăn có thể ngăn chặn thảm kịch đen tối này như thế nào, các nhà nghiên cứu đã xây dựng 4 chế độ ăn khác nhau và phân tích những ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường của chúng: một chế độ ăn tham chiếu được dựa trên các kế hoạch chế độ ăn tới năm 2050, một dựa trên hướng dẫn chế độ ăn toàn cầu bao gồm giảm thiểu lượng hoa quả và rau xanh và hạn chế lượng thịt đỏ, đường và calo toàn phần và 2 chế độ ăn chay, một là ăn chay trường có trứng sữa và một là thuần chay (hoàn toàn dựa trên thực vật).
Hàng triệu cái chết có thể tránh được
Các nhà nghiên cứu thấy rằng việc áp dụng các hướng dẫn chế độ ăn toàn cầu có thể giúp giảm 5,1 triệu ca tử vong mỗi năm tới năm 2050. Chế độ ăn chay trường và thuần chay lần lượt có thể tránh được 7,3 tới 8,1 triệu ca tử vong. Trong đó, khoảng 50% là nhờ ăn ít thịt đỏ. Một phần khác là nhờ ăn nhiều hoa quả và rau cùng với giảm hấp thu năng lượng toàn phần.
Có sự khác biệt rất lớn theo khu vực. Khoảng 2/3 lợi ích sức khỏe của thay đổi chế độ ăn được cho là xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Đông Á và Nam Á. Nhưng các nước thu nhập cao cũng theo ngay sát và những lợi ích đối với cá nhân ở các nước phát triển có thể thực sự lớn hơn gấp đôi so với những người ở các nước đang phát triển, vì chế độ ăn của họ tương đối cân bằng hơn nên mang lại những cải thiện lớn hơn.
Trung Quốc sẽ có những lợi ích sức khỏe lớn nhất với khoảng 1,4 tới 1,7 triệu ca tử vong có thể tránh được. Giảm thịt đỏ và giảm thực phẩm chung sẽ là yếu tố quan trọng nhất ở những người hưởng lợi lớn khác như ở châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, hàng triệu ca tử vong mỗi năm sẽ tránh được nhờ ăn hoa quả và rau xanh
Nga và các nước Đông Âu khác sẽ thấy lợi ích to lớn trên mỗi cá nhân, đặc biệt là do sử dụng hạn chế thịt đỏ. Những người ở các quốc đảo nhỏ như Mauritius, Trinidad và Tobago sẽ được lợi nhờ giảm béo phì.
Chế độ thuần chay và biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc áp dụng hướng dẫn chế độ ăn toàn cầu sẽ giảm 29% phát thải liên quan tới thực phẩm. Nhưng ngay cả điều này vẫn sẽ chưa đủ để giảm phát thải khí nhà kính liên quan tới thực phẩm phù hợp với sự cắt giảm chung cần thiết để đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2°C
Để chống lại những biến đổi khí hậu nghiêm trọng, cần có nhiều chế độ ăn dựa trên thực vật. Phân tích của này chỉ ra rằng nếu thế giới thực hiện chế độ ăn chay trường thì sẽ giảm tới 63% phát thải khí liên quan tới thực phẩm. Và nếu mọi người duy trì chế độ ăn thuần chay thì con số này sẽ là 70%.
Lợi ích của việc thay đổi chế độ ăn
Những thay đổi trong chế độ ăn sẽ đem lại những lợi ích kinh tế khổng lồ, tiết kiệm được 700-1.000 tỷ đô la/toàn cầu mỗi năm từ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người bệnh không công và những ngày nghỉ việc. Giá trị về mặt xã hội từ giảm nguy cơ tử vong có thể lên tới 9-13% GDP toàn cầu hay 20-30 nghìn tỷ USD. Tránh những tổn thương do thay đổi khí hậu từ việc giảm phát thải khí nhà kính liên quan tới thực phẩm có thể lên tới 570 tỷ USD.
Việc đưa lợi nhuận lên trên vấn đề sức khỏe và môi trường tốt là một vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những thay đổi trong chế độ ăn có thể đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội và giá trị của những lợi ích này có thể là minh chứng cho chế độ ăn uống lành mạnh hơn, bền vững với môi trường hơn.
Phạm vi của nhiệm vụ này rõ ràng là rất lớn. Việc sản xuất và sử dụng trái cây và rau xanh cần tăng gấp đôi ở vùng châu Phi cận Sahara và Nam Á để đáp ứng khuyến nghị chế độ ăn toàn cầu, nghĩa là việc sử dụng thịt cần giảm một nửa trên toàn cầu và giảm 2/3 ở các nước giàu. Chúng ta cũng cần giải quyết những vấn đề chính của việc sử dụng dư thừa.