- Lời Người Dịch
- Lời Tựa
- Chương 1: Tôn Giáo Nguyên Thủy
- Chương 2: Tôn Giáo Của Những Dân Tộc Chưa Khai Hóa
- Chương 3: Tôn Giáo Của Các Dân Tộc Cổ Đại
- Chương 4: Tôn Giáo Của Ấn Độ
- Chương 5: Tôn Giáo Trung Quốc (Phần 1)
- Chương 6: Tôn Giáo Thiểu Số
- Chương 7: Do Thái giáo
- Chương 8: Cơ Đốc Giáo
- Chương 9: Hồi Giáo
- Chương 10: Đạo Phật
Lời tựa
Tôn giáo học so sánh[1] là môn học mới mẻ, không những ở Trung Quốc, mà ở cả các nước phương Tây. Vì vào thế kỷ XVII, các nhà tư tưởng Tây Âu đã có được cơ hội để tự do phê bình tôn giáo, nên một người Anh tên là Edward Herbert (1581 - 1648), trong quyển Những Tôn Giáo Cổ Của Dân Ngoại[2], bắt đầu nghiên cứu, so sánh và phê bình các tôn giáo nhất thần truyền thống ở phương Tây. Nhưng mãi đến thế kỷ XIX mới có người đem môn học này phát triển sâu rộng thêm.
Từ thời cận đại đến nay, sách vở liên quan đến vấn đề tôn giáo ngày càng nhiều hơn, nhưng ở Trung Quốc, muốn tìm được một cuốn sách nhập môn tương đối đầy đủ về tôn giáo học so sánh cũng không phải chuyện dễ dàng. Do đó, ngoài việc nghiên cứu Phật học, tôi đặc biệt lưu tâm đến vấn đề tôn giáo học so sánh và dự định biên soạn một cuốn sách về môn học này. Cho đến mùa thu năm 1966, tôi vẫn chưa thể bắt tay vào biên soạn cuốn sách của mình. Học viện Phật giáo Thọ Sơn ở Cao Hùng đã vì tôi mà mở một lớp “Tôn giáo học so sánh”. Nhờ đó, qua hơn nửa năm sau, tôi đã hoàn thành được bản thảo của cuốn sách.
Chính vì môn học này ở Trung Quốc còn rất non trẻ, cho nên sự ra đời của cuốn sách cũng chỉ hy vọng gánh vác nhiệm vụ cung cấp cho người mới học những kiến thức vỡ lòng. Tôi đã đứng trên quan điểm của nhân loại học, xã hội học, lịch sử học và triết học, thảo luận một cách khách quan và giới thiệu một cách đơn giản, từ những tín ngưỡng nguyên thủy của nhân loại cho đến các tôn giáo lớn mang tính toàn cầu.
Thích Thánh Nghiêm
Viết tại Thành phố Đài Bắc,
tháng 04 năm 1968.
1. Comparative Study of Religion.
2. Tên gốc tiếng Anh là: The Ancient Religion of the Gentiles. Từ “gentile” tiếng Việt dịch là “dân ngoại”, đây là từ mà người Do Thái dùng để gọi những người không tín ngưỡng Thiên Chúa Yahweh của họ.