ĐẠI CƯƠNG VỀ LUẬN CÂU XÁ
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Học viện Phật giáo Việt
VI. PHẨM PHÂN BIỆT HIỀN THÁNH
Phẩm Hiền Thánh cùng hai phẩm Trí và Định tiếp sau nhằm nhân quả giác ngộ. Phẩm Hiền Thánh phân biệt kết quả của giác ngộ, gồm 38 bài tụng, chia ra làm ba loại chính:
1. Nói về thể tánh của đạo gồm có tánh hữu lậu và tánh vô lậu.
2. Nói về đế lý do đạo chứng đắc, tức là Tứ đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo và hai đế thế tục và thắng nghĩa.
3.Lấy Thánh đạo để biện biệt về người, tức người nhờ thánh đạo tu đoạn phiền não, chứng ngộ Tứ đế lý.
Nhưng đây là phẩm phân biệt Hiền Thánh, kết quả của giác ngộ là chính, nên trong ba đoạn lớn của toàn phẩm nêu trên lại đặc biệt giải thích về đoạn thứ ba. Và đoạn này lại chia ra làm ba tiết:
a. Nói về sự tu Thánh đạo, gồm sự tu gia hạnh làm cho thân, khí được thanh tịnh và bảy gia hạnh.
b. Ước ba đạo biện người, tức là do kiến đạo, tu đạo, vô học đạo mà có các quả vị sai khác.
Nói về các đạo sai khác, tức sự sai khác của bốn đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát, thắng tấn.
Xem đồ biểu ở trang sau. Trong biểu đồ ấy, chú trọng phần thứ ba, tức phần lấy Thánh biện người. Trong phần thứ ba này đề cập nhiều điều, nhưng tổng quát không ngoài 7 gia hạnh (7 phương tiện, 7 Hiền vị). Đó là địa vị ngũ đình tâm, biệt tướng niệm trú, tổng tướng niệm trú, nõan, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất; vùng với 4 hướng, 4 quả (cũng goi 4 đạo + 4 quả), cọng chung là 7 Hiền vị, 7 Thánh vị, hoặc 27 Thánh vị (theo Thành Thật Luận, Kinh bộ). Đó là gồm tất cả các địa vị Hiền Thánh trong Tiểu thừa giáo.
Xem biểu đồ sau:
I. ĐỒ BIỂU PHÂN KHOA PHẨM HIỀN THÁNH.
1. Thể tánh của đạo
2. Để lý do Đạo chứng đắc
3. Lấy Thánh đạo biện người
3.1 Sự tu Thánh đạo
3.1.1 Sự tu (gia hạnh chung thân khí thanh tịnh)
3.1.2 Bảy gia hạnh (phương tiện): Ngũ đình tâm, Tứ niệm xứ, Tứ thiện căn (noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất)
3.2 Ước ba đạo biện người
3.2.1 Kiến lập 3 đạo
a- Ước hiện và Quả vị: về 16 tâm; Y đạo vị kiến lập, Thánh quả
b- Tu đạo và Vô học đạo: 9 hoặc, 9 đạo, các quả vị (từ Dự lưu đến A-la-hán, hướng và quả)
3.3.2 Bảy hạng Thánh học vô học (Tùy tính hành, tùy pháp hành, tín giải thoát, kiến chí, thân chứng, huệ giải thoát, câu phần giải thoát)
3.3.3 Viên mãn học (vô học)
3.3 Các đạo sai khác (gia hạnh, vô gián, giải thoát, thắng tấn)
II. ĐỒ BIỂU 7 HIỀN, 4 THÁNH, 2 PHẦN, 3 ĐẠO.
7 HIỀN, |
7 Hiền |
- Ngũ đình tâm |
Thuận giải thoát phần |
|
4 Gia hạnh: noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất |
Thuận quyết trạch phần |
|||
4 Thánh |
Dự lưu hướng |
Kiến đạo |
3 đạo |
|
Dự lưu quả |
Tu đạo |
|||
A-la-hán quả |
Vô học đạo |
-ooOoo-
Phần 3: LẤY THÁNH ĐẠO BIỆN NGƯỜI
Có ba đoạn:
Đoạn 1: TU HÀNH THÁNH ĐẠO: Có ba tiết
* TIẾT 1: THANH TỊNH THÂN KHÍ
Không luận người nào, hễ đã vâng theo giáo mệnh của Phật thực tiễn tu hành, trước hết phải thanh tịnh thân khí. Thân là đồ chứa đựng giáo pháp, giáo pháp dựa nơi thân mà được chuyển vận, nên gọi là thân khí. Có ba điều làm cho thân khí được thanh tịnh:
1. Thân tâm xa lìa.
2. Hỷ túc, thiểu dục.
3. An trú bốn thánh chủng.
1. Thân tâm xa lìa: Thân tâm làm sao xa lìa? bên ngoài cắt đứt sự giao duyên với bạn ác, đó là xa tướng uế tạp của thân, gọi là thân xa lìa. Bên trong dứt bỏ các tư duy phân biệt xấu xa điên đảo, đó là xa lìa tướng uế tạp về tâm, gọi là tâm xa lìa. Tuy nhiên, muốn thân tâm xa lìa, phải cần có động nhân thứ hai là hỷ túc, thiểu dục.
2. Hỷ túc thiểu dục: Hỷ túc là vui vẽ hoan hỷ biết đủ với những điều vật chất nhu dụng đã có được, không chê xấu, khen tốt. Biết đủ là biết vừa đủ đối với vật đã có, ít muốn là không ham muốn nhiều đối với những nhu dụng chưa có. Người tu theo Phật, lấy sự giải thoát làm gốc, để tâm được tự tại với cảnh giới cao siêu, thì đối với những vật dụng tầm thường thiển cận bên ngoài, không nên bận tâm câu nệ tham đắm. Đó mới chính là thiểu dục hỷ túc. Nếu giả sử cứ bận tâm tham đắm những sự vật tầm thường thiển cận bên ngoài, thì tâm sẽ nổi lên những ý gian tà tạp loạn, thân sẽ ưa giao du với bạn ác, chắn chắn sẽ trở ngại lớn cho sự tu hành.
3. An trú bốn thánh chủng: Đó là
- Thánh chủng hỷ túc đối với y phục.
- Thánh chủng hỷ túc đối với ẩm thực.
- Thánh chủng hỷ túc đối với trú xứ, ngọa cụ.
- Thánh chủng vui đoạn trừ phiền não, vui tu thánh đạo (lạc đoạn phiền não, lạc tu thánh đạo) nói tắt là lạc đoạn lạc tu)
Trong sự tu hành Phật đạo, khi chưa được thuần thục, đối với cảnh vật, tâm dễ bị tán mạn, ham muốn thứ này vật nọ. Nếu không an trú tu tập bốn Thánh chủng này, thì thân khí khó trở thành thanh tịnh hoàn toàn, và Thánh vị không dễ gì đạt được. Trái lại, khi đã an trú bốn điều này, thì Thánh vị sẽ được thành tựu, nên gọi bốn điều đó là Thánh chủng.
Phật vì muốn hàng đệ tử dứt trừ bốn thứ tham ái đối với: Y phục, ẩm thực, trú xứ, ngọa cụ, không thích tu thánh đạo đoạn phiền não, nên mới dạy bốn Thánh chủng này. Trung A-hàm:1, kinh Thuyết Xứ nói: "Này A-nan, Ta cốt vì các thầy dạy bốn Thánh chủng. Nếu hàng Tỳ kheo, Tỳ-kheo-ni khi được y thô mà biết đủ, không cầu mong cho nhiều, cho tốt mới vừa ý; nếu chưa được y kkông âu sầu, than khóc, đấm ngực, si mê; nếu được y rồi, không nhiễm, không đắm, không muốn, không tham, lại biết rời bỏ. Với sự hiểu biết đúng đắn như vậy trong hki dùng y, thì sẽ được lợi lạc không biếng nhác. Đó là an trú thánh chủng từ xưa truyền lại (cựu thánh chủng). Đối với ẩm thực, trú xứ, ngọa cụ, cũng giống như vậy. Và thích tu Thánh đạo, ưa đoạn phiền não, nhờ đó cho nên không tự trách mình, không khinh chê người. Hiểu biết cũng như vậy, thì sẽ được lợi lạc, không biếng nhác. Đó là an trú thánh chủng từ xưa truyền lại. Này A-nan, thầy hãy đem bốn Thánh chủng này dạy cho các Tỷ - kheo niên thiếu. Nếu các Tỳ-kheo niên thiếu được dạy bốn thánh chủng này, họ sẽ an ổn, siêng năng, vui vẻ, thân tâm không bị phiền não bức rức, trọn đời tu theo phạm hạnh.
Trong bốn Thánh chủng, ba thánh đầu là ba sự hỷ túc, làm trợ duyên tu hành, Thánh chủng thứ tư mới là chánh nghiệp tu hành.
* TIẾT 2: BẢY HIỀN VỊ
MỤC 1: Địa vị Ngũ đình tâm
Tu theo Phật đạo, khi làm cho thân khí được thanh tịnh rồi là bước lên địa vị tu ngũ đình tâm quán, là địa vị ban đầu trong các địa vị Hiền Thánh. Ở địa vị này tu năm pháp để làm đình chỉ năm căn bệnh của tâm, nên gọi là đình tâm. Đó là tu pháp quán bất tịnh, làm đình chỉ tâm tham ái sắc dục, quán từ bi làm đình chỉ tâm sân hận não hại, quán nhân duyên làm đình chỉ tâm ngu si, quán giới sai biệt (quán năm uẩn, mười tám giới) làm đình chỉ tâm chấp ngã, quán hơi thở ra vào làm đình chỉ tâm tán loạn.
Theo đây hai pháp quán bất tịnh và trì niệm hơi thở, luận Câu-xá 12 gọi là hai môn chủ yếu để bước vào đường tu.Nên ở đây nói rõ về hai môn đó.
Thứ nhất, quán bất tịnh, như đã biết, đó là cách đối trị lòng tham ái, nhưng cảnh vật khách quan làm cho khởi tham ái có nhiều loại, nên lòng tham ái đối với cảnh vật cũng không ít. Vậy nên, trước tiên phải nêu lên các loại tham, sau đó mới nói đến hai phương pháp đối trị. Tính tham ái có nhiều loại,vừa đối vật hữu hình vừa đối vật vô hình, nhưng nặng nề và rõ rệt nhất là bốn thứ: tham màu sắc, tham hình dáng, tham xúc chạm êm dịu, tham sự cung phụng. Bốn thứ này có lúc cùng khởi, có lúc khởi riêng. Có hai cách đối trị nó.
- Cách đối trị riêng, là dùng bốn phương pháp đối trị bốn thứ tham. Như khi khởi lòng tham về màu sắc của thân người khác, thì quán đến màu xanh bầm, nhợt nhạt của thây chết, rồi đối chiếu với màu sắc đang tham ái, tự nhiên lòng tham ái màu sắc sẽ biến mất. Nếu khởi lòng tham ái về hình dáng mày ngài, mắt phượng, lưng eo, tay vút, thì hãy quán đến các hình dáng thây chết như phình trướng, miệng há, chân tay co quắp, chim chó xé ăn, rồi đối chiếu hình dáng đang tham ái, tự nhiên lòng tham ái hình dáng sẽ biến mất. Nếu khởi lòng tham ái đối với sự xúc chạm da thịt mịn màng, thơm tho thì hãy quán thây chết sau mấy ngày, dòi trùng tụ lại đục khóet rồi đối chiếu với sự xúc chạm êm dịu đang tham ái, tự nhiên lòng tham ái sự xúc chạm êm dịu sẽ biến mất. Nếu khởi lên tham ái về sự cung kính, cúng dường qua các oai nghi đi đứng ... thì hãy quán thây chết nằm trơ như khúc gỗ rồi đối chiếu với oai nghi, cung kính, tự nhiên lòng tham ái oai nghi cung phụng sẽ biến mất.
- Cách đối trị chung là chỉ dùng một phương pháp đối trị cả bốn thứ tham, như khi khởi lòng tham ái đối với cả bốn thứ trên, chỉ dùng một cách quán bộ xương (cốt tưởng) là đủ để đối trị tất cả. Quán như thế nào? Quán thấy da thịt tan rã, đâu còn nhan sắc tốt đẹp, dáng vẻ yêu kiều, da thịt mịn màng, mặt mày tươi đẹp đáng ưa.
Có ba giai đoạn quán bộ xương, đó là khi mới tập quán, khi quán thuần thục, khi siêu tác ý. Luận Chánh Lý 59 nói:" Người tu quán hạnh, khi muốn tu quán bất tịnh, trước phải buộc tâm chú vào một nơi ở thân mình, hoặc ở ngón chân, hoặc ở giữa chân mày, hoặc ở chót mũi v.v... tùy ưa thích rồi chuyên chú tâm ở đó không dời đổi, khiến tâm được thăng bằng, vững chắc. Rồi đem tâm này giả tưởng thấy từ ngón chân là xương trắng, dần dần do sức thắng giải rộng lớn, cho đến thấy cả toàn thân là một bộ xương. Tiếp đó, tiến vào phép quán bất tịnh, duyên tướng xương trắng ở bên ngoài, nghĩa là nhờ sức thắng giải tăng thêm, quán thấy bộ xương bên ngoài ở cạnh mình, dần dần rộng khắp cả một giường, một phòng, một chùa, một vườn, một ấp, một nước, cho đến mé biển (vì đại hải không chứa tử thi, nên không quán khắp mặt biển), chỗ nào cũng là bộ xương. Và để sức thắng giải được tăng thêm nữa, lại quán từ rộng giản lược lại đến chỉ còn bộ xương nơi tự thân. Đến đây thành tựu các quán bất tịnh, gọi là địa vị mới tập quán của người tu Du-già (Du-già tu sơ tập nghiệp vị).
Lại muốn cho sức thắng giải mạnh hơn nữa, từ bộ xương đã giản lược đó, quán giải lược thêm nữa, trước bớt bỏ xương chân, chỉ quán các bộ phận khác, dần dần bỏ hết chỉ còn bộ xương sọ và buộc tâm vào nơi đó. Rồi cũng bỏ bớt một nửa, chỉ còn một nửa và buộc tâm quán ở yên tại đó. Như thế gọi là địa vị tu quán đã thành thục (dĩ thục tu vị).
Lại muốn làm cho sức thắng giải được tự tại, nên bỏ luôn cả phân nữa bộ xương đang quán, và buộc tâm ở giữa hai chân mày, chuyên nhất an trú ở đó. Đến đây là đã đạt tới cảnh giới khó lường, nên gọi là địa vị vượt khỏi phân biệt (siêu tác ý vị).
Thứ hai, trì tức niệm (quán hơi thở), muốn đình chỉ tâm tán loạn tháo động, điều cốt yếu là trì niệm hơi thở ra vào. Lúc bắt đầu tập phải an tịnh thân tâm, tránh thở quá mau hoặc quá chậm. Nếu thở quá chậm sẽ bị hôn trầm, buồn ngủ hoặc tán loạn; nếu thở quá mau thì tâm sẽ bị huyên tháo, rối loạn mất thăng bằng. Tránh được hai lối thở quá mau hoặc quá chậm đó thì thân tâm sẽ được an tịnh, có thể đếm hơi thở ra vào. Có bốn cách đếm:
- Hít vào, đếm 1(chỉ đếm thầm trong tâm); thở ra đếm 2.... như vậy cho đến 10, không thêm không bớt. Rồi bắt đầu đếm một, hai trở lại....
- Thở ra hít vào, đếm 1; thở ra hít vào, đếm 2...cho đến 10, không thêm không bớt.
- Với hai cách đếm trên, đếm thuận từ 1 - 10, không rối loạn.
- Với hai cách đếm trên, đếm ngược từ 10 - 1, không rối loạn.
Nếu tập được một trong bốn cách này, sẽ đối trị được tâm rối loạn.Nhưng khi đếm, nếu phạm phải ba lỗi, thở ít đếm nhiều, thở nhiều đếm ít, rối loạn thứ tự, thì tâm không thể đình chỉ tán loạn, phải bỏ đi đếm lại. Trong bốn cách trên, chọn cách nào cũng được, nhờ quán lực đó chắc chắn sẽ làm thay đổi bộ mặt thường ngày của cái tâm tán loạn điên đảo. Luận Câu-xá 22 nói: "Phép trì tức niệm lại còn mở đường cho năm tầng quán lực là tùy, chỉ, quán, chuyển (hay hoàn), và tịnh. Bởi khi chuyển được tâm tán loạn, tháo động, để ngung chú vào một nơi, mới làm chỗ dựa cho quán trí cao hơn phát triển".
MỤC 2: Biệt tướng niệm trụ vị
Từ ngũ đình tâm vị, tiến lên biệt tướng niệm trụ, tức là quán riêng từng niệm thân, thọ, tâm hoặc pháp. Bởi tâm hay khởi lên vọng kiến điên đảo, duyên theo thân bất tịnh mà chấp tịnh, duyên theo thọ khổ mà chấp lạc, duyên theo tâm vô thường mà chấp thường, duyên theo pháp vô ngã mà chấp ngã. Nay muốn đối trị bốn vọng kiến điên đảo ấy, phải dùng trí lực năng quán để quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Lối quán này có hai cách là quán riêng tự tướng và quán riêng cọng tướng. Quán riêng tự tướng là quán tự tướng của thân chỉ là sắc chất do tứ đại tạo thành (đại chủng tạo sắc) gồm năm căn năm cảnh vốn là bất tịnh thì đối trị điên đảo chấp tịnh. Quán tự tướng của thọ chỉ là thọ tâm sở lãnh nạp cảnh thuận nghịch và phi thuận phi nghịch, vốn là khổ thì đối trị chấp lạc. Quán tự tướng của tâm chỉ là sáu thức tâm vương, vốn là vô thường thì đối trị điên đảo chấp thường. Quán tự tuớng của pháp chỉ do duyên hợp vốn là vô ngã thì đối trị điên đảo chấp ngã.
Quán riêng cọng tướng là quán bốn thứ thân, thọ, tâm, pháp thứ nào cũng có đủ bốn tướng chung là thường, khổ, không, vô ngã. Như quán thân, thấy thân cùng các pháp hữu vi đồng là vô thường,cùng các pháp hữu lậu đồng là khổ, cùng tất cả các pháp duyên hợp đồng là vô ngã, đồng là không. Quán thọ, tâm, pháp cũng giống như vậy.
Với hai cách quán tướng riêng và quán tướng chung ấy lại chia ra tạp duyên và không tạp duyên. Ba niệm trú thân, thọ, tâm chỉ là không tạp duyên; còn pháp niệm trú thông cảm tạp duyên và không tạp duyên. Nếu chỉ quán riêng pháp là không tạp duyên, nếu trong khi quán pháp còn ghép thêm một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc cả bốn mà quán, đó gọi là tạp duyên. Nghĩa là trong khi quán pháp còn kèm cả thân, thọ, hoặc tâm vào nữa, nên gọi là tạp duyên. Như đồ biểu sau:
BỐN NIỆM TRÚ |
Thân niệm trú |
không tạp duyên |
Pháp niệm trú |
tạp duyên |
Về tạp duyên:
2 hợp duyên: |
3 hợp duyên: |
4 hợp duyên: |
Pháp với thân |
Pháp-thân-thọ |
Thân, thọ, tâm, pháp |
Tóm lại, ở địa vị biệt tướng niệm trú, quán trí chưa cao, không thể duyên chung cả thân, thọ, tâm, pháp, nên phải quán riêng tự tướng từng thứ, không thể thêm thứ khác. Trái lại, quán cọng tướng thì quán mỗi tướng đều có đủ bốn tướng: vô thường, khổ, không, vô ngã, bởi bốn tướng này là tướng chung mà pháp nào cũng đều có đủ. Nếu muốn cho quán trí tăng lên mới theo cách hợp duyên thứ hai, thứ ba, thứ bốn để quán.
MỤC 3: Tổng tướng niệm trú vị (địa vị quán chung cả bốn niệm trú)
Từ biệt tướng niệm trú tiến lên tổng tướng niệm trú. Trong biệt tướng niệm trú, dù có hai hợp duyên, ba hợp duyên, bốn hợp duyên, song chẳng phải duyên trực tiếp cả bốn thứ, đến đây quán trí đã cao hơn, mới duyên được trực tiếp chúng cả bốn thứ, thấy rõ nó là vô thường, khổ, không vô ngã.
Sao gọi là niệm trú? Đay là biện biệt tự thể niệm trú, đại ước có ba:
a. Tự tánh niệm trú: Lấy huệ làm thể tức là văn, tư, tu huệ. Thay vì nhờ có niệm lực khiến huệ được an trú nơi cảnh sở duyên, đúng hơn, lại chính là nhờ huệ lực mà làm cho niệm lực được an trú nơi cảnh sở quán. Đấy gọi là niệm trú. Luận Câu-xá 22 nói:" Huệ làm cho niệm được an trú, nên do nơi huệ mà có tên niệm trú, tùy chỗ quán sát của huệ mà có sự ghi nhớ rõ ràng". Khế kinh nói:" Các Thánh đệ tử cầm gươm trí tuệ, đoạn trừ tất cả phiền não tùy miên, thẳng tới Niết-bàn, không quái ngại". Đức Thế Tôn cũng dạy:" Nếu đối với thân chuyên quán tuần tự theo thân (Quán thân trên thân - ư thân trú tuần thân quán), gọi là thân niệm trú. Đối với thọ, tâm, pháp cũng thế". Tuần tự quán thân được là do huệ, không huệ thì không có khả năng quán, thế nên biết duy huệ mà được niệm trú.
b.Tướng tạp niệm trú: Tức lấy huệ và những pháp tương ưng với huệ làm thể, Như vậy, không phải chỉ có huệ, mà còn có cả các pháp câu hữu tương ưng với nó, cùng lúc khởi lên, mới làm cho niệm được an trú nơi cảnh sở quán, nên gọi là tướng tạp niệm trú.
c. Sở duyên niệm trú: Lấy pháp sở duyên của huệ tức là thân, thọ, tâm, pháp hoặc tất cả pháp làm tự thể cho niệm trú.
Hỏi: Trong ba thứ niệm trú này, thứ nào có công năng đoạn trừ phiền não?
Đáp: Chỉ có tướng tạp niệm trú đủ khả năng đoạn trừ phiền não. Còn tự tánh niệm trú chỉ có huệ đơn độc, không có trợ bạn của huệ, không đủ sức đoạn trừ phiền não. Còn sở duyên niệm trú, thì cảnh sở duyên quá rộng, không thể tập trung lực lượng để đoạn trừ phiền não.
MỤC 4: Noãn vị
Như trên đã dùng trí lực năng quán, quán chung cả bốn thứ: thân, thọ, tâm, pháp. Tuy quán trí đã cao, đã tự tại, nhưng muốn phát khởi trí vô lậu chân chánh, diệt trừ phiền não mê lý, thiết thực tiến vào kiến đạo, lại cần phải nhờ công sức gia hạnh làm phát khởi thiện căn thù thắng mới được. Có 4 thiện căn thù thắng là: noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất.
1. Noãn pháp: Có nghĩa là muốn đốt cháy đống củi phiền não phải nhờ ngọn lửa trí của vô lậu Thánh đạo. Ở địa vị này tướng nóng của lửa đó mới bắt xuất hiện, nên gọi là noãn (nóng).
Nhưng ở địa vị này, tu hành như thế nào? Ở địa vị này quán đủ cả bốn đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo ngang qua 16 hành tướng (dạng tánh chất), nghĩa là dùng trí tuệ quán rõ bốn đế đều có bốn hành tướng. Như quán Khổ đế thấy rõ nó là vô thường, khổ, không, vô ngã; quán Tập đế, thấy rõ nó là nhân, tập, sanh, duyên; quán Diệt đế thấy rõ nó là diệt, tịnh, diệu, ly; quán Đạo đế thấy rõ nó là đạo, như, hành, xuất.
Quán về bốn hành tướng của khổ đế. Khổ là quả báo của ba cõi, là tất cả sự vật trong thế gian, nó là phiền não bức bách thân tâm của hữu tình, nên gọi là khổ; vả lại, từ thân tâm bên trong, đến vợ con thân quyến, mọi người mọi vật bên ngoài, không một thứ gì thật là sở hưũ của ta, nên gọi là không; những pháp đó lại do nhân duyên mà sinh mà diệt, nên gọi là vô thường; vả, chúng đã không thường trú như vậy, thì chúng cũng không có một thật thể độc nhất chủ tể, nên gọi là vô ngã.
Quán bốn hành tướng của Tập đế. Tập là nguyên nhân của mê lầm, chính do mê lầm (hoặc) tạo nghiệp, hoặc và nghiệp làm nguyên nhân phát sinh khổ quả, như hạt giống sinh mầm nên gọi là nhân, và chính do hoặc nghiệp chứa nhóm, khổ quả mới phát sinh, nên gọi là tập; lại hoặc nghiệp làm nhân cho khổ quả tương tục mãi nên gọi làsanh, và nó cũng làm trợ duyên cho sự hình thành khổ quả nên gọi là duyên.
Quán bốn hành tướng của Diệt đế. Diệt đế tức Niết-bàn. Niết-bàn do đoạn tuyệt 5 uẩn, nên gọi là diệt; dứt hết ba độc phiền não tham, sân, si nên gọi là tịnh; không còn sự khổ hay xấu xa nào nên gọi là diệu; giải thoát mọi tai nạn nên gọi là ly.
Quán bốn hành tướng của Đạo đế. Đạo là nguyên nhân giác ngộ, tức là pháp vô lậu. Pháp này là con đường của chư Thánh đi qua, nên gọi là đạo; nó khế hợp với chân lý nên gọi là như; đi đến quả vị Niết-bàn nên gọi là hành; vượt thoát sanh tử nên gọi là xuất.
Tất cả mỗi đế đều được khởi lên trí quán sát thấy rõ bốn hành tướng, hiệp lại gọi là 16 hành tướng:
ĐỒ BIỂU 16 HÀNH TƯỚNG
16 Hành tướng của 4 Đế |
KHỔ ĐẾ, 4 |
Vô thường |
Vì nương nhờ các duyên |
Khổ |
Vì phiền não bức bách |
||
Không |
Vì ngược với ngã sở kiến |
||
Vô ngã |
Vì ngược với ngã kiến |
||
TẬP ĐẾ, 4 |
Nhân |
Vì như giống sanh mầm |
|
Tập |
Vì làm cho quả hiện sanh |
||
Sanh |
Vì khổ quả tương tục bất tuyệt |
||
Duyên |
Vì trợ thành khổ quả |
||
DIỆT ĐẾ, 4 |
Diệt |
Vì dứt hết 5 uẩn |
|
Tịnh |
Vì chỉ tức 3 độc |
||
Diệu |
Vì không còn khổ lạc |
||
Ly |
Vì thoát mọi tai nạn |
||
ĐẠO ĐẾ, 4 |
Đạo |
Vì là con đường đến Niết-bàn |
|
Như |
Vì khế hợp chánh lý |
||
Hành |
Vì hướng đến Niết-bàn |
||
Xuất |
Vì giải thoát sinh tử vĩnh viễn |
Quán 16 hành tướng của 4 đế như vậy có lợi ích gì?
Câu tụng "Noãn tất chí Niết-bàn",chính là đáp lại câu hỏi này. Theo đây nếu ai có được noãn pháp như vừa nêu trên, dù họ có thể thối chuyển, khởi tà kiến, dứt thiện căn tạo tội vô gián, đọa ba đường ác, nhưng chắc chắn không ở lâu trong vòng sanh tử mà sẽ trở thành Thánh giả, thẳng đến Niết-bàn.
MỤC 5: Đảnh vị
Hành giả tu noãn thiện căn tuần tự từ dưới lên giữa rồi lên trên, đến lúc thành mãn cùng tột thì phát sanh thiện căn thù thắng hơn, gọi là đảnh pháp thiện căn?
Sao gọi là đảnh pháp?
1. Trong bốn thiện căn, từ nhẫn vị trở lên gọi là nhẫn bất đọa ác thú, từ nhẫn trở lên không còn bị đọa vào đường ác. Noãn vị, đảnh vị gọi là động thiện căn (thiện căn còn động chuyển).Nếu tiến thì khởi thêm hai thiện căn bất động là nhẫn và thế đệ nhất, nếu thối vẫn lại khởi hoặc tạo nghiệp, đọa vào đường ác. Đảnh là thiện căn ở chót đảnh trong hai thứ động thiện căn đó, ví như chót đảnh của thân người cho nên gọi là đảnh.
2. Đảnh vị này ở giữa chặn đường tiến thối. Tiến thì lên nhẫn vị, nhất định không còn bị thối, mà dần bước vào kiến đạo; thối thì trở lại nõan vị, rồi hoặc vì tạo nghiệp bị đọa, ví như chót núi, ở giữa hai mặt tiến thối lên xuống nên gọi là đảnh.
Nhưng ở đảnh vị này tu hành như thế nào?
Cũng như ở noãn vị, quán đủ 4 đế qua 16 hành tướng, và kết quả là" đảnh chung bất đoạn thiện", vì khi được vị này sau dù có thối chuyển, thậm chí tạo ác nghiệp, đọa địa ngục cũng không bao giờ dứt bỏ thiện căn. Đó là điều tỏ ra công đức của vị này hơn noãn vị trước.
Hỏi: Sao gọi là đoạn thiện căn?
Đáp:Câu-xá Luận 17 nói: "Nghiệp trong đường ác chỉ có tà kiến thượng phẩm hoàn toàn mới đoạn thiện căn. Tà kiến này là bác không nhân quả. Không nhân tức không diệu hạnh, ác hạnh gì hết, không qủa tức không có qủa báo dị thục gì hết".
MỤC 6: Nhẫn vị
Hành giả tu đảnh thiện căn tuần tự từ dưới lên giữa, giữa lên trên, khi thành mãn cùng tột lại phát sinh thiện căn thù thắng cao hơn, đó là nhẫn vị. Ở địa vị này, đặc biệt hành giả có tín tâm nhẫn ấn khả đạo lý Tứ đế, không còn thối đọa, nên gọi là nhẫn. Ở vị thế đệ nhất pháp, đối với lý Tứ đế cũng có tâm nhẫn khá cao, và liên tục đi vào kiến đạo, không còn thối đọa, song không quán đủ cả lý Tứ đế, nên không gọi là nhẫn. Nhưng nhẫn vị này có ba bậc (phẩm): hạ, trung, thượng.
1. Hạ phẩm nhẫn: giống như hai vị nõan đảnh, quán đủ lý Tứ đế, hướng đến Tứ đế ở Dục giới, quán 16 hành tướng và hướng đến Tứ đế ở hai cõi trên quán 16 hành tướng cọng chung 3 cõi là 32 hành tướng.
2. Trung phẩm nhẫn: Gọi là giảm duyên, giảm hành (4 đế cõi Dục cọng 4 đế cõi Sắc và Vô sắc thành 8 đế làm cảnh sở duyên, hành tướng duyên tới nó gọi là hành). Đối với 32 hành tướng của 4 đế cõi dưới và hai cõi trên, khi quán vòng thứ nhất thì quán từ hành tướng thứ nhất (tức hành tướng khổ của Khổ đế) đến hành tướng thứ 31(tức hành tướng của Đạo đế) giảm trừ hành tướng thứ 32 không quán đến(tức hành tướng xuất của Đạo đế), như vậy gọi làgiảm hành. Khi quán vòng thứ hai, lại quán từ hành tướng thứ nhất đến hành tướng thứ 30, giảm thêm hành tướng thứ 31 không quán đến... Cứ như vậy, lần lượt quán đến vòng thứ 31 thì giảm hết 31 hành tướng, chỉ còn lại một hành tướng Khổ đế ở Dục giới, gọi là 1 hành 2 sát- na, tức lấy tâm trong 2 sát-na quán một hành tướng khổ của Khổ đế còn lưu lại ở Dục giới, còn 31 hành tướng kia đều đã giảm trừ hết. Đấy gọi là 7 vòng giảm duyên, 24 vòng giảm hành, tức là hễ quán 4 vòng thì giảm 3 hành tướng và 1 duyên(1 duyên tức là trọn một đế).
Những căn cơ bước vào kiến đạo có lợi có độn, trong hạng lợi căn thì có chấp ngã, chấp ngã sở; trong hạng độn căn thì có ngã mạn tăng lên, giải đãi tăng lên. Người chấp ngã thì sẽ do quán hành tướng "phi ngã" để vào kiến đạo. Nếu chấp ngã sở thì sẽ do quán hành tướng "không" để vào kiến đạo. Người có ngã mạn tăng lên thì sẽ do quán hành tướng "vô thường" để vào kiến đạo, nếu giải đãi tăng lên thì sẽ do quán hành tướng "khổ" để vào kiến đạo.Thế nên, ở địa vị trung nhẫn này, tùy căn cơ mà lưu lại hoặc ít hoặc nhiều hành tướng đã quán.
Nói cách khác, 4 đế cõi Dục và bốn đế của hai cõi trên đều là cảnh sở duyên, cọng lại thành tám cảnh sở duyên, mỗi cảnh sở duyên có bốn hành tướng, vậy 8 x 4 = 32 hành tướng. Khi quán, giảm hết một duyên, tức giảm hết bốn hành tướng, thu hẹp dần cho đến khi chỉ còn quán một hành tướng "khổ" của Khổ đế cuối cùng ở cõi Dục (tức còn một duyên Khổ đế). Như vậy đã trải qua bảy vòng giảm duyên (giảm bảy đế) và 24 vòng giảm hành (giảm 31 hành). Đến đây là vị trung phẩm nhẫn trọn vẹn.
Hỏi: Tại sao ở vị trung phẩm nhẫn chỉ quán một hành tướng khổ còn lại của Khổ đế?
Đáp: Nếu quán cả 8 đế của cõi Dục và 2 cõi trên như ở vị hạ phẩm nhẫn, khởi lên đủ 32 trí liễu giải về 32 hành, thì quán trí sẽ bị tán mạng, không đủ mãnh lợi, làm sao thành thắng duyên để phát khởi thành chân trí vô lậu. Thế nên, ở vị này, hãy quán duyên giảm thiểu mới đủ làm cho trí lực tập trung dần dần mãnh lợi hơn. Luận Tỳ-bà-sa 5 có thí dụ: "Như người muốn đi đến nước khác, nhưng tài sản nhiều quá, không đem đi được, mới đổi ra tiền, vẫn ngại tiền nhiều, lại đổi ra vàng, vẫn sợ vàng nặng, mới đổi ra châu báu quý giá, rồi đem châu báu quý giá tùy ý đi tự do. Hành giả ở đây cũng vậy".
3. Thượng phẩm nhẫn: Hạ phẩm nhẫn vị, trung phẩm nhẫn vị được công đức như thế nào? Luận Câu-xá 23 nói: "Nhẫn bất đọa ác thú". Nhẫn vị không còn tạo tội vô gián, không đọa vào ác thú, đó là công đức. Ở cuối trung phẩm nhẫn vị, với một hành tướng trong hai sát-na, tâm vô gián khởi lên, thiện căn thù thắng thì gọi là thượng phẩm nhẫn vị. Từ thượng phẩm nhẫn vị, dùng một sát-na tâm quán một hành tướng khổ của Khổ đế cõi Dục (gọi là một hành một sát-na), liền bước vào địa vị Thế đệ nhất.
MỤC 7: Thế đệ nhất vị
Thiện căn được phát sinh ở địa vị này là tột đỉnh với pháp thế gian hữu lậu. Câu-xá luận 23 nói: "Vì là hữu lậu nên gọi thế gian; vì là tột đỉnh nên gọi đệ nhất". Nghĩa là pháp hữu lậu này tột đỉnh trong thế gian nên gọi là Thế đệ nhất. Có sức sĩ dụng (công lực) làm nhân thoát ly khỏi đồng loại, dẫn sanh ra Thánh đạo, nên gọi là tột đỉnh (tối thắng). Cách tu của Thế đệ nhất cũng giống như thượng phẩm nhẫn, duy chỉ đối Khổ đế, mỗi hành tướng tu với mỗi sát-na tâm liền bước thẳng vào kiến đạo, tức "nhập chánh tánh ly sanh" (nhập kiến đạo, Niết-bàn, lìa sinh tử).
Trên đây gồm cả ngũ đình tâm quán, biệt tướng niệm trú, tổng tướng niệm trú gọi là thuận giải thoát phần. Vì đây chỉ có văn tuệ, tư tuệ, chưa có tu tuệ. Gồm cả bốn thiện căn noãn, đảnh, nhẫn, Thế đệ nhất,thì gọi là thuận quyết trạch phần. Giải thoát tức Niết-bàn, phần tức nhân. Thiện pháp ngũ đình tâm thường thuận với Niết-bàn, giải thoát, làm nhân cho giải thoát, nên gọi là thuận giải thoát phần. Quyết là quyết đoạn, trạch là giản trạch, phần là một phần. Trên đường tu tập có ba phần là kiến đạo, tu đạo, vô học đạo. Quyết trạch có nghĩa là kiến đạo, mà kiến đạo là một trong ba phần. Bốn thiện căn noãn, đảnh, nhẫn, Thế đệ nhất là trợ duyên thuận lợi cho phần kiến đạo (quyết trạch) đó, nên gọi là thuận quyết trạch phần.
Tóm lại, ba vị thuận giải thoát phần, bốn vị thuận quyết trạch phần đều là phương tiện tư lương để đạt đến thánh quả, nên gọi chuung là bảy phương tiện, hoặc là bảy hiền vị, bảy gia hạnh.
* TIẾT III: BỐN THÁNH VỊ
MỤC 1: Dự lưu hướng và dự lưu quả
Do từ địa vị Thế đệ nhất pháp, liên tục không ngừng (vô gián) phát khởi chân trí vô lậu đoạn trừ kiến hoặc, tư hoặc của ba cõi, đó gọi là Thánh, gồm bốn bậc là Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán. Thánh vị Dự lưu là thành quả đạt được từ vị Thế đệ nhất pháp, với quán trí vô gián (chuyên nhất liên tục tức Thánh đế hiện quán), phát ra 16 tâm vô lậu, quán rõ lý 8 đế của cõi Dục và hai cõi trên(cõi Dục 4 đế, Sắc và Vô sắc 4 đế), mà đoạn trừ 88 kiết sử thuộc kiến hoặc trong ba cõi, 16 tâm vô lậu là:
1. Khổ pháp trí nhẫn
2. Khổ pháp trí.
3. Khổ loại trí nhẫn
4. Khổ loại trí.
5. Tập pháp trí nhẫn
6. Tập pháp trí.
7. Tập loại trí nhẫn
8. Tập loại trí.
9. Diệt pháp trí nhẫn
10. Diệt pháp trí.
11. Diệt loại trí nhẫn
12. Diệt loại trí.
13. Đạo pháp trí nhẫn
14. Đạo pháp trí.
15. Đạo loại trí nhẫn
16. Đạo loại trí.
Do 16 tâm này quán rõ lý Tứ đế, nên cũng gọi là Thánh đế hiện quán (rõ ở sau). Trong 16 tâm gồm 8 nhẫn và 8 trí này, bốn pháp trí nhẫn và bốn pháp trí là duyên, theo bốn đế của cõi Dục mà phát sinh. Còn bốn loại trí nhẫn và bốn loại trí là duyên theo 4 đế của hai cõi trên mà phát sinh. Nhờ 16 tâm này dứt đoạn kiến hoặc trong ba cõi.
Pháp trí nhẫn, pháp trí là trí tuệ trực tiếp quán lý Tứ đế ở Dục giới. Loại trí nhẫn, loại trí là trí tuệ gián tiếp quán lý Tứ đế ở hai cõi Sắc và Vô sắc. Vì Tứ đế của hai cõi trên ở cách biệt giới và địa, không thể quán trực tiếp được, mà chỉ quán theo cách loại suy với Tứ đế của cõi Dục, nên gọi là lọai.
Nhẫn là nhân, chỉ vô gián đạo,tâm tin nhận lý Tứ đế, không có mảy may mê hoặc chen vào làm ngăn cách gián đoạn (vô gián). Trí là quả, chỉ giải thoát đạo đã hiểu rõ lý Tứ đế, chính thức lên địa vị kiến đạo, giải thoát mọi kiến hoặc. Luận Câu-xá 23 nói: "Nhẫn là vô gián đạo, ước theo sự đang đoạn hoặc mà được, vì không còn bị cách ngại (vô gián). Trí là giải thoát đạo, do dứt hết kiến hoặc mà được, cùng với được ly hệ quả khởi lên một lúc, ví như thế gian đuổi giặc ra khỏi nhà đóng cưả lại". Theo đây, hễ dứt hết kiến hoặc của một đế thì phải có một vô gián đạo, một giải thoát đạo. Ngay khi đang dứt hoặc, gọi là vô gián đạo, khi dứt hoặc xong, gọi là giải thoát đạo.
Như thế, đối với 8 đế ở cả ba cõi trên, dưới, khởi lên vô gián đạo, giải thoát đạo, tức nhẫn và trí, cho đến khi dứt hết kiến hoặc trong ba cõi thì gọi là Dự lưu quả. Dự lưu nghĩa là dự vào dòng loại Thánh quả. Ở đây, người tu Thánh đế hiện quán, từ vô thỉ đến nay mới bắt đ?u dự vào hàng Thánh gia, nên gọi là dự lưu, và có chia ra nhân vị, quả vị. Nhân vị gọi là dự lưu hướng, chỉ cho 15 tâm đầu đang trên đường hướng đến quả vị. Quả vị gọi là dự lưu quả, chỉ cho tâm thứ 16 phát sinh, dứt hết kiến hoặc.
Tóm lại, từ vị Thế đệ nhất pháp đã lần lượt tu hành dồn chứa công đức, làm cho trí lực được phát triển, nhưng trí này còn thuộc hữu lậu, chưa thể đoạn hết kiến hoặc, khi lên địa vị thánh đế hiện quán này, khởi lên 16 tâm vô lậu, gồm 8 nhẫn 8 trí, quán lý Tứ đế một cách rõ ràng như ở trước mắt, mới đoạn được 88 kiết sử kiến hoặc của ba cõi. Trong lúc đoạn hoặc là Dự lưu hướng, đoạn xong là Dự lưu quả ở địa vị kiến đạo.
Hỏi: Sao gọi là hiện quán? Sao gọi là Thánh đế hiện quán?
Đáp: Hiện quán là chính một tâm thâm nhập kinh nghiệm đ?i tượng một cách trực tiếp minh bạch, thân thiết, không trừu tượng, không ngang qua sự phân biệt của ý thức, cũng không phải là lối kinh nghiệm thường nhật (thường nghiệm). Thánh đế hiện quán là hiện quán đối với lý Tứ đế. Có Tứ đế tiệm hiện quán, và Tứ đế đốn hiện quán.
Tứ đế tiệm hiện quán là trước tiên tập trung quán Khổ đế, sau mới quán Tập đế, Diệt, Đạo đế. Khi thấy Khổ, không thấy Tập, tuần tự tiệm thứ quán và chứng kiến đế này rồi tới đế khác, nên gọi là tiệm. Cho đến khi cả bốn đế được hiện quán trọn vẹn, tức là chứng đắc sơ qủa.
Tứ đế đốn hiện quán là quán chung cả bốn đế dưới một cọng tướng "không, vô ngã", trong một niệm trí tuệ phát sinh, thấy rõ được một đế là thấy rõ tất cả bốn đế (đốn hiện quán bốn đế) và chứng đắc sơ quả. Lại nhờ đã trải qua một phen dụng công, nên khi kiến đạo, chỉ thu gọn tập trung vào quán một Diệt đế, một khi phát sinh trí như thật chứng nhập Diệt đế là chứng nhập trọn cả bốn và chứng đắc sơ quả.
Tóm lại, Tứ đế hiện đốn quán là chỉ cần thấy Diệt đế mà đắc sơ quả; còn Tứ đ? tiệm hiện quán là tuần tự thấy đủ cả bốn đế mà đắc sơ quả. Tứ đế tiệm hiện quán là chủ trương của Hữu bộ, theo đây nếu chưa hiện quán Khổ đế, thì không thể hiện quán Tập đế, DIệt đế, Đạo đế. Ngược lại, Đại chúng bộ chủ trương Tứ đế đốn hiện quán. Vậy giữa hai phái có mâu thuẫn nhau không? Để giải đáp vấn đề này, phải hiểu hiện quán có ba thứ:
1. Kiến hiện quán: Chỉ cho vô lậu huệ duyên bốn Thánh đế, hiểu đúng như thật và rõ ràng.
2. Duyên hiện quán: Đây là cảnh bốn Thánh đế vô lậu mà huệ cùng với tâm, tâm sở pháp tương ưng với huệ đồng thời duyên đến.
3. Sự hiện quán: Chỉ các tâm tâm sở tương ưng nói trên, cùng với các pháp câu hữu khác(đạo cọng giới, bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt, là câu hữu nhân của huệ, nên gọi là câu hữu).
Đồng một sự nghiệp hiện quán Tứ đế, các học giả Hữu bộ nhắm vào kiến hiện quán và duyên hiện quán, nên chấp trước Tứ đế tiệm hiện quán; học giả Đại chúng bộ nhắm vào sự hiện quán, nên chủ trương Tứ đế đốn hiện quán.Hai phái chẳng có gì mâu thuẫn nhau cả.
MỤC 2: Nhất lai hướng và Nhất lai quả
Dự lưu quả đã đoạn kiến hoặc trong ba cõi, nhưng tu hoặc trong ba cõi thì chưa đoạn được, nên phải tiến lên ba quả sau ở địa vị tu đạo mới dần dần đoạn hết tu hoặc. Trong đó, Nhất lai và Bất hoàn là hai quả vị đoạn trừ tu hoặc ở cõi Dục. Tu hoặc ở cõi Dục là gì? Xét về thể tánh phiền não căn bản không ngoài bốn thứ là tham, sân, si, mạn. Theo tính chất thô tế của tham,sân, si, mạn mà chia ra chín phẩm bậc: Thượng thượng, thượng trung, thượng hạ; trung thượng, trung trung, trung hạ; hạ thượng, hạ trung, hạ hạ. Để đoạn trừ chín phẩm phiền não ấy, phải dùng chín phẩm đạo tức dùng hạ hạ phẩm đạo để đoạn trừ thượng thượng phẩm hoặc; dùng hạ trung phẩm đạo để đoạn trừ thượng trung phẩm hoặc... Cho đến dùng thượng thượng phẩm đạo để đọan trừ hạ hạ phẩm hoặc (hoặc, bằng vào thô tế mà phân chia thượng hạ: Thô, thượng, vừa, trung, tế, hạ, đạo trí, bằng vào sáng mờ mà phân chia thượng hạ: Sáng thượng, vừa trung, mờ hạ. Dùng hạ hạ phẩm đạo tức là đạo trí mờ mờ, đoạn thượng thượng phẩm hoặc tức là hoặc thô thô).
Trong lúc dùng đạo trí năng đoạn đoạn trừ chín phẩm tu hoặc thì có chín vô gián, chín giải thoát đạo. Bởi đoạn một phẩm hoặc thì phát sinh một vô gián đạo và một giải thoát đạo(khi đang đoạn là vô gián, khi đoạn xong là giải thoát). Đối với chín phẩm hoặc của cõi Dục, đoạn hết năm phẩm đầu thì gọi là Nhất lai hướng (Đạo), đoạn hết phẩm thứ sáu thì gọi là Nhất lai quả. Nhất lai là một phen trở lại nhân gian, hay cõi Dục. Trong chín phẩm mới đoạn được sáu phẩm đầu, còn ba phẩm sau buộc phải trở lại nhân gian cõi Dục một phen mới đọan hết ba phẩm chót. Khi mới đoạn sáu phẩm hoặc đầu là đạo nhân để hướng đến đạo qủa Nhất lai, nên gọi là Nhất lai hướng.
Thánh giả Nhất lai hướng đang lúc đoạn ba phẩm hay bốn phẩm tu hoặc cõi Dục thì gọi là thánh quả gia gia, có nghĩa là từ nhà đến nhà, tức là từ nhân gian đến trời, hoặc từ trời sanh lại nhân gian. Chín phẩm hoặc cõi Dục có năng lực làm nhuận sanh bảy phen vào cõi Dục:
- Thượng thượng phẩm là nhuận sinh hai phen,
- Thượng trung, thượng hạ, trung thượng: ba phẩm, ba phen.
- Trung trung, trung hạ: hai phẩm, một phen.
- Hạ thượng, hạ trung, hạ hạ: ba phẩm, một phen.
Cộng chung thành bảy phen sinh cõi Dục. Nay mới đoạn ba phẩm đầu, còn sáu phẩm sau, nên còn phải ba phen sinh cõi Dục, gọi đó là Tam sinh gia gia. Khi đoạn tiếp phẩm thứ tư, còn lại phẩm thứ năm tức còn hai phen sinh cõi Dục, đó gọi là Nhị sinh gia gia. Tam và Nhị sinh đều có chia Thiên gia gia và Nhân gia gia. Thiên gia gia tam sinh là vị Thánh giả có ba phen sinh cõi trời, hai phen sinh cõi người. Nếu vị ấy sau khi chứng quả Dự lưu, ngay tại cõi trời, tiếp tục đoạn ba phẩm tu hoặc đầu và chết tại cõi người sinh lên cõi trời (một phen sinh cõi trời), ở cõi trời chết lại sinh cõi người (một phen sinh cõi người), ở cõi người chết lại sinh cõi trời (hai phen sinh cõi trời), ở cõi trời chết lại simh cõi người (hai phen sinh cõi người). Cuối cùng ở cõi người chết lại sinh cõi trời (ba phen sinh cõi trời). Ngay tại cõi trời lần này, đoạn sạch phiền não, chứng quả A-la-hán.
Nhân gia gia tam sinh tức vị Thánh giả có ba phen sinh cõi người, hai phen sinh cõi trời. Nếu vị ấy sau khi chứng quả Dự lưu ở cõi trời, bắt đầu đoạn ba phẩm tu hoặc và từ cõi trời chết sinh về cõi người (một phen sinh cõi người), ở cõi người chết lại sinh lên cõi trời (một phen sinh cõi trời), ở cõi trời chết lại sinh cõi người (hai phen sinh cõi người), ở cõi người chết lại sinh cõi trời (hai phen sinh cõi trời), cuối cùng ở cõi trời chết lại sinh cõi người (ba phen sinh cõi người), và ngay tại cõi người lần này, đoạn hết phiền não, chứng A-la-hán. Còn Thiên gia gia nhị sinh thì hai phen sinh cõi trời, một phen sinh cõi người; Nhân gia gia nhị sinh thì hai phen sinh cõi người, một phen sinh cõi trời. Chiếu theo trên sẽ rõ.
Hỏi: Tại sao chỉ đoạn trừ một phẩm hay hai phẩm, hay năm phẩm tu hoặc của cõi Dục lại không gọi là gia gia?
Đáp: Chắc chắn không thể có người đoạn một phẩm, hai phẩm, không đoạn tiếp phẩm thứ ba mà giữa chừng lại chết đi sanh lại. Cũng có thể có người chỉ đoạn năm phẩm, không đoạn tiếp phẩm thứ sáu mà giữa chừng chết đi sanh lại. Bởi vì vị Thánh giả sơ quả khi đoạn tu hoặc cõi Dục là phải khởi lên sức gia hạnh lớn(cố gắng). Cho nên, hễ đoạn được một phẩm hai phẩm là chắc chắn đoạn được ba phẩm. Lại chỉ một phẩm hoặc thì không thể làm chướng ngại việc chứng quả, cho nên đoạn phẩm thứ năm thì chắc chắn cũng đoạn luôn phẩm thứ sáu.
Hỏi: Tại sao chỉ đoạn trừ một phẩm hay hai phâím, hay năm phẩm tu hoặc của cõi Dục lại không gọi là gia gia?
Đáp: Chắc chắn không thể có người đoạn một phẩm, hai phẩm, không đoạn tiếp phẩm thứ ba mà giữa chừng lại chết đi sanh lại. Cũng không thể có người chỉ đoạn năm phẩm. không đoạn tiếp phẩm thứ sáu mà giữa chừng chết đi sanh lại. Bởi vì vị Thánh giả sơ quả khi đoạn tu hoặc cõi Dục là phải khởi lên sức gia hạnh lớn (cố gắng). Cho nên, hể đoạn được một phẩm hai phẩm là chắc chắn đoạn được ba phẩm. Lại chỉ một phẩm hoặc thì không thể làm chướng ngại việc chứng quả, cho nên đoạn phẩm thứ năm thì chắc chắn cũng đoạn luôn phẩm thứ sáu.
MỤC 3: Bất hoàn hướng và Bất hoàn quả.
Từ Nhất lai quả tiến lên đoạn phẩm tu hoặc thứ sáu, bảy thì gọi là bất hoàn hướng, đoạn hết phẩm thứ chín của cõi Dục thì gọi là Bất hoàn quả. Bất hoàn nghĩa là ở địa vị này đã đoạn hết toàn bộ tư hoặc của cõi Dục, không bị thế lực của những tư hoặc đó lôi kéo lại cõi Dục nữa. Khi đoạn hết ph?m tư hoặc thứ bảy, tám là đạo nhân hướng đến đạo quả Bất hoàn, cho nên gọi là Bất hoàn hướng, cũng gọi là Nhất sanh hay Nhất gián Thánh gia, vì còn một phần tư hoặc thứ chín chưa đoạn, tức còn phải một phen sanh cõi Dục, do đó làm cách ngại việc chứng quả Bất hoàn nên gọi Nhất gián. Cũng có chỗ gọi là đoạn ngũ hạ phần kiết thay vì gọi là đoạn chín phẩm tư hoặc cõi Dục. NhưTạp A-hàm Kinh 34 nói, "Dứt sạch năm hạ phần kiết, chứng được quả A-na-hàm". Trong kinh còn chia quả Bất hoàn này ra làm năm thứ, bảy thứ hoặc chín thứ, gọi là ngũ ban bất hoàn, thất ban bất hoàn, cửu ban bất hoàn. Ngũ ban Bất hoàn là trung ban, sanh ban, hữu hành ban, vô hành ban, thượng lưu ban, cộng thêm hành vô sắc ban, hiện ban, thành bảy ban Bất hoàn.
1. Trung ban: Ý nói Thánh giả Bất hoàn này, sau khi chết ở cõi dục, chưa sanh đến cõi Sắc, ngay tại trung hữu vị phát sanh sức Thánh đạo rất mạnh, đoạn hết tu hoặc của hai cõi trên, thành A-la-hán mà nhập (ban) Vô dư Niết-bàn. Ví như đập cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày, một mảnh vụn có thể vang ra và trở thành nguội lạnh liền.
2. Sanh ban: Cũng goi là tổn hại ban, ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chết ở cõi dục, sanh lên cõi Sắc không bao lâu liền khởi sanh sức Thánh đạo rất mạnh, đoạn hết các tu hoặc còn lại, thành A-la-hán và mệnh chung mới nhập Vô dư Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt đốt cháy, có thể văng ra, bay lên, rớt xuống chạm vào đất mới trở thành nguội lạnh.
3. Hữu hành ban: Ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chết ở cõi dục, sau khi sanh đến cõi Sắc, qua thời gian lâu dài, gia hạnh siêng tu mới có thể nhập Hữu dư y Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, rơi xuống đống cỏ hoặc củi rộng lớn, bốc lửa khói, đốt cháy tiêu cỏ hoặc củi ấy, rồi mới trở thành nguội lạnh.
4. Vô hành ban: Ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chết ở cõi Dục sanh lên cõi Sắc, trong thời gian rất lâu, không có gia hạnh tu hành gì, tự nhiên được nhập Hữu dư y Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, rớt xuống trên một đống cỏ hay củi nhỏ, rồi bắt lửa khói, đốt cháy tiêu hết đống cỏ hay củi nhỏ đó, mới trở thành nguội lạnh, vì không còn nhiên liệu.
5. Thượng lưu ban: Thượng lưu có nghĩa là đi lên. Vị Thánh Bất hoàn này, sau khi sanh đến cõi Sắc nhưng không nhập Niết- bàn tại đó, mà cứ chuyển sanh lên lần lần cho đến cõi trời sắc cứu cánh mới nhập Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát cháy đỏ đó có thể văng ra, bay lên, rơi xuống trên một đống cỏ hay củi to lớn, rồi bốc thành lửa khói, đốt cháy đống cỏ hay củi to lớn ấy, thiêu cháy luôn cả lùm cây rừng rậm, thảo nguyên, ruộng xanh, gò cao, dòng nước...rồi mới trở thành nguội lạnh (Năm đoạn ví dụ trên đây, trích trong Tăng Chi Bộ Kinh Tập III, Kinh Các Sanh Thú Của Loài Người).
6. Hành vô sắc ban: Vị Thánh Bất hòan này chết ở cõi dục, không sanh đến cõi Sắc mà sanh đến cõi Vô sắc rồi nhập Niết-bàn ở đó.
7. Hiện ban: Vị Thánh bất hoàn này chính với thân hiện tại mà đoạn hết tư hoặc của cả ba cõi và nhập Niết-bàn ngay tại cõi Dục, chứ khỏi chờ sanh đến hai cõi trên.
Trên đây, theo Hữu bộ, Hữu hành ban được sắp trước Vô hành ban; trái lại, theo Kinh bộ, Vô hành ban trước, Hữu hành ban sau. Như vậy, Kinh bộ đồng chủ trương với Tăng Chi Bộ III, "Kinh Các Sanh Thú Của Loài Người" như trên đã nói và Tạp A-hàm Kinh 29. Ngoài ra, luận Thành Thật và luận chủ Thế Thân cũng đồng quan điểm với Kinh bộ.
Cửu Bất hoàn là chín thứ Bất hoàn, tức đem Trung ban chia ba, Sanh ban chia ba, Thượng lưu ban chia ba, thành chín.
Trung ba chia ba là:
1. Tốc ban, là sau khi chết ở cõi Dục, liền khởi Thánh đạo và nhập Niết-bàn ngay. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra và nguội liền.
2. Phi tốc ban, là sau khi chết một thời gian mới khởi lên Thánh đạo và nhập Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, rồi mới nguội lạnh.
3. Kinh cửu ban, là khi sắp sanh đến cõi Sắc thì khởi Thánh đạo và nhậûp Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, chưa chạm vào đất, trở thành nguội lạnh. (Ba đoạn ví dụ này trích trong Tăng Chi Bộ IIIA).
Sanh ban chia ba là: Sanh ban, Hữu hành ban, và Vô hành ban như đã giải thích trên.
Thượng lưu chia ba là:
1. Toàn siêu: Chỉ một lần vượt lên khỏi các tầng trời là nhập Niết-bàn.
2. Bán siêu: Cứ tuần tự vượt lên một tầng trời, ba tầng trời, cho đến tầng trời thứ mười lăm (tr?i thiện hiện) mà nhập Niết-bàn.
3.Biến siêu: trong thời gian lâu, trải qua hết các tầng trời, cuối cùng, tại tầng trời thứ mười sáu (Sắc cứu cánh) mà nhập Niết-bàn.
Sở dĩ chia ba thứ, Chín bất hoàn như vậy là do ba thứ nghiệp hoặc và căn tánh của các thánh giả không đồng đều. Tạo nghiệp "thuận trung hữu thọ báo" thì thành Sanh ban; tạo nghiệp "thuận hậu thọ báo" thì thành Thượng lưu ban. Hạ phẩm hoặc thì hiện hành nơi vị hành giả Trung ban; trung phẩm hoặc thì hiện hành nơi vị hành giả Sanh ban; Thượng phẩm hoặc thì hiện hành nơi vị hành giả thượng lưu ban. Hạng thượng căn thì Trung ban Niết-bàn, hạng trung căn thì Sanh ban Niết-bàn; hạng hạ căn thì Thượng lưu ban Niết-bàn.
Ngoài ra, quả bất hoàn còn mang những tên khác như Thất thiện sĩ thú, Kinh sanh bất hoàn, Thân chứng Bất hoàn.
MỤC 4: A-la-hán hướng và A-la-hán quả
Thánh giả Bất hoàn đã dứt chín phẩm tư hoặc của cõi Dục, từ đó tiến lên dứt phẩm tư hoặc thứ nhất ở cõi Sơ thiền thì goi là A-la-hán hướng. Khi dứt hết phẩm tư hoặc thứ chín ở cõi trời Hữu đ?nh thì gọi là A-la-hán quả, ở địa vị Vô học đạo.
A-la-hán là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Sát tặc (dứt phiền não), Bất sanh (không sanh vào ba cõi), Ứng cúng (có công đức xứng đáng được nhơn thiên cúng dường).
Tóm lại, dứt hết kiến hoặc (tức 88 sử) của ba cõi, thấy rõ lý Tứ đế, gọi là kiến đạo vị, chứng quả Dự lưu. Còn 81 phẩm tư hoặc, cần phải tu mới dứt trừ được. Khi tu để dứt trừ 80 phẩm đầu gọi là tu đạo vị, và chứng những Thánh quả Nhất lai hướng, cho đến A-la-hán hướng. Cuối cùng dứt hết phẩm tư hoặc thứ 81, thì chứng quả A-la-hán và gọi là vô học đạo vị.
Nên biết, từ Dục giới đến Phi tưởng phi phi tưởng gồm có tất cả 9 địa, mỗi địa có 9 phẩm tu hoặc, như vậy 9 địa có tất cả là 81 tu hoặc. Để dứt trừ 81 phẩm tu hoặc ấy thì có 81 đạo, nghĩa là mỗi đạo dứt một phẩm tu hoạc. Song mỗi đạo lại còn có 2 phần là vô gián đạo (lúc đang dứt một phẩm hoặc) và giải thoát đạo (lúc đã dứt xong một phẩm hoặc). Như vậy, có 81 vô gián đạo và 81 giải thoát đạo, gọi chung là 81 đạo .
A-la-hán có sáu thứ:
1. Thối pháp A-la-hán: Vị này sau khi được quả A-la-hán, thình lình gặp duyên khác liền vụt trở lại thứ lậu hoặc vừa đoạn trừì sau chót mà bị thối thất quả chứng, lùi xuống quả Bất hoàn, Nhất lai hay Dự lưu.
2.Tư pháp A-la-hán: Vị này sợ thối thất quả A-la-hán, thường nghĩ tới việc tự tại, muốn kết liễu mạng sống để nhập Vô dư Niết-bàn.
3. Hộ pháp A-la-hán: Vị này thường phòng hộ để khỏi thối thất quả A-la-hán.
4. An trú pháp A-la-hán: Vị này an trú quả vị A-la-hán đã chứng được, tránh xa ngoại duyên để khỏi thối thất, nhưng cũng còn gắng sức cầu tiến.
5. Kham đạt pháp A-la-hán: Vị này có tánh kham năng tu hành, luyện căn để mau đạt tới vị Bất động tánh A-la-hán.
6. Bất động pháp A-la-hán: Vị này căn tánh rất lợi, một khi chứng quả A-la-hán rồi, dù gặp sự tình gì cũng không lay động, thối chuyển.
Trong sáu thứ này, 5 thứ đầu gọi chung là Thời ái tâmgiải thoát, tức là hằng thời, ái mộ và tâm giải thoát vậy, gọi tắt là thời giải thoát. Vì phải chờ thời mới có thể nhập định và tâm được giải thoát. Thời ở đây có sáu trường hợp:
- Lúc được ăn ngon.
- Lúc được áo tốt.
- Được ngọa cụ tốt.
- Được chỗ ngồi tốt.
- Lúc được nói pháp tốt.
- Lúc được bạn đồng học tốt.
Bởi năm thứ A-la-hán này đều là độn căn, nếu không chờ thời cơ tốt, thì khó chứng qủa A-la- hán. Còn bất động tánh A-la-hán vì lợi căn nên không cần chờ thời cơ tốt, vẫn giải thoát dễ dàng hai kiến hoặc, tu hoặc, nên gọi là bất thời giải thoát, cũng gọi là bất động và tâm giải thoát. Vì vị này không còn bị phiền não làm thối động và tâm được giải thoát luôn.
Trong sáu thứ A-la-hán trên lại chia hai hạn thối và bất thối. Thối có thối tánh và thối quả. Từ căn tánh bậc trên thối xuống căn tánh bậc dưới, gọi là thối tánh, như từ kham đạt pháp A-la-hán, thối xuống An trú pháp, Hộ pháp A-la-hán... Còn từ quả A-la-hán thối xuống quả Bất hoàn, Nhất lai...gọi là thối quả. Thối còn có ba nghĩa:
- Thối mất công đức thù thắng đã được.
- Chưa được công đức thù thắng cũng gọi là thối.
- Những công đức đã được nhưng khi thọ dụng lại không hiện ra.
Sáu bậc A-la-hán trên, thối pháp A-la-hán chỉ thối quả mà không thối tánh. Còn Tư pháp, Hộ pháp, An trú pháp và Kham đạt pháp A-la-hán có cả thối tánh và thối quả. Trừ khi ở hữu học vị mà trụ vào bốn tánh: tự, hộ, an, kham thì khi chứng đến vô học vịA-la-hán cũng sẽ trụ vào bốn tánh đó, không bị thối chuyển.
Lại, sơ quả Dự lưu chắc chắn không thối, còn ba quả kia có thể bị thối. Đây là chủ trương của Hữu bộ. Kinh bộ ngược lại, cho rằng Dự lưu và A-la-hán đều không bị thối, vì Dự lưu đã dứt hết kiến hoặc thấy rõ lý Tứ đế, còn A-la-hán thì dứt hết kiến hoặc và tư hoặc, không bị phiền não gì trói buộc, nên không còn lý do bị thối. Hai quả Nhất lai và Bất hoàn đang trên đường đoạn trừ tư hoặc, nên không còn lý do bị thối, Vả lại, Kinh bộ dựa vào hiện pháp lạc trú để gọi là thối và bất thối, chứ không phải thối quả, vì nếu đã đắc quả thì là bất động chứ không thối chuyển. Hiện pháp lạc trú là chỉ cho tịnh lự (thiền định), nếu thối tịnh lự thì gọi là thối pháp A-la-hán. Còn tư, hộ, an, kham không thối tịnh lự nên không còn thối chuyển. Nhưng Thượng tọa bộ chủ trương cả bốn quả Thanh văn đều không thối chuyển.
Lại từ sáu bậc A-la-hán chia ra làm bảy, tức lấy Bất động tánh A-la-hán chia ra hai hạng là luyện căn và không luyện căn. Trong đó, hạng độn căn thì phải nhờ sức luyện căn tu hành mới từ Kham đạt pháp tiến lên Bất động tánh, nên vẫn gọi là hạng Bất động tánh. Còn hạng lợi căn sẳn có tính bất thối rồi, không cần nhờ luyện căn tu hành mới có. Hạng này gọi là Bất thối tánh A-la-hán, và trong bảy hạng A-la-hán này lại chia ra Huệ giải thoát và Câu giải thoát. Vị nào nhờ huệ lực giải thoát mọi phiền não, tức giải thoát sự phiền não của huệ, gọi là huệ giải thoát. Nếu khi được Huệ giải thoát thành A-la-hán, đồng thời cũng chứng Diệt tận định, giải thoát luôn cả sự chướng ngại của định là Bất nhiễm ô vô tri, thì gọi là Câu giải thoát A-la-hán, vì giải thoát luôn cả hệ chướng, định chướng nên gọi là Câu.
BẢY BẬC THÁNH NHÂN
Trên đã nói về các bậc Thánh hữu học, vô học gồm có bốn hướng, bốn quả, nhưng rút lại không ngoài bảy bậc là:
- Tùy tín hành
- Tùy pháp hành
- Tín giải thoát
- Kiến chí
- Thân chứng
- Tuệ giải thoát
- Câu giải thoát
Hỏi: Dựa vào đâu mà lập ra bảy bậc như thế?
Đáp: Dựa vào bốn điều:
1. Dựa vào sức gia hạnh bất đồng lập ra hai hạng Tùy tín hành và Tùy pháp hành. Hạng độn căn không đủ sức hiểu giáo pháp, chỉ tin vào người khác mà tu hành, gọi là Tùy tín hành. Hạng lợi căn đủ sức hiểu giáo pháp và tu theo giáo pháp đó nên gọi là Tùy pháp hành.
2. Dựa vào căn tánh bất đồng lập ra hai hạng Thánh giả Tín giải và Kiến chí. Hạng độn căn Tùy tín hành tiến lên thì thành Tín giải, hạng lợi căn Tùy pháp hành tiến lên thành Kiến chí, tức do trí huệ tăng lên mà Chánh pháp hiện ra.
3. Dựa vào sự chứng được Diệt tận định mà lập ra hạng Thánh giả Thân chứng. Thân chứng đây chỉ Bất hoàn quả. Vì chính tự thân chứng đủ tám môn giải thoát, nhập Diệt tận định, phát sinh sự an lạc tịch tịnh tương tợ như Niết-bàn, dù chưa dứt sạch các tư hoặc để chứng Huệ giải thoát và Câu giải thoát như A-la-hán.
4. Dựa vào giải thoát bất đồng mà lập ra hai hạng Thánh giả Huệ giải thoát và Câu giải thoát.
Lại, tuy có bảy hạng Thánh giả như vậy, nhưng thật chất chỉ có sáu, đó là kiến đạo, có hai hạng: Tùy tín hành và Tùy pháp hành. Ở tu đạo có hai hạng Tín giải và Kiến chí. Ở vô học đạo có hai hạng là Thời giải thoát và Bất thời giải thoát.
Hỏi: Nếu vậy, trong bảy hay sáu hạng kể trên, Thân chứng, Huệ giải thoát, Câu giải thoát thuộc vào đâu?
Đáp: Thân chứng nhiếp thuộc vào Tín giải và Kiến chí, vì chỉ có danh mà không có thật thể. Huệ giải thoát và Câu giải thoát nhiếp thuộc vào thời giải thoát và Bất giải thoát nhưng cứ thực chất cơ bản mà nói, thì chỉ có hai hạng Thánh giả là độn căn Tùy tín hành và lợi căn Tùy pháp hành. Còn các hạng kia bất quá cũng từ hai hạng tiến tu có sai khác mà thành ra vậy thôi.
Tóm lại theo Hữu bộ, Hiền vị có bảy (cũng gọi là bảy phương tiện, bảy gia hạnh vị) là:
1. Ngũ đình tâm; 2. Biệt tướng niệm trú; 3. Tổng tướng niệm trú; 4. Noãn; 5. Đảnh; 6.Nhẫn; 7. Thế đệ nhất.
Thánh vị có bảy đó là: 1. Tín hành, 2. Pháp hành, 3. Tín giải, 4. Kiến đạo, 5. Thân chứng, 6. Thời giải thoát, 7. Bất thời giải thoát.
Ngoài ra trong Thánh vị, còn có Bích chi Phật và Đại giác Phật.
Kiến đạo cũng gọi là Kiến chí, Kiến đắc. Khi bước lên tu đạo vị, tự mình thấy pháp, đắc lý Tứ đế, nên gọi là Kiến đắc. Và sự tự thấy được đó chính do sự thấy từ trong nhân dẫn tới nên gọi là Kiến chí.
CHÍN BẬC THÁNH VÔ HỌC
Trên kia, nói chung các vị Thánh hữu học và vô học. Ở đây chỉ nói riêng các vị Thánh vô học, tổng quát có chín bậc (theo Tiểu thừa) đó là bảy hạng A-la-hán thối pháp, Tư pháp, Hộ pháp... nói trên, thêm hai bậc là Bích chi Phật và đại giác Phật thành ra chín.
Sở dĩ có chín vì căn tánh bất đồng đưa đến, do hạ căn mà thành Hộ pháp, do trung căn mà thành An trú pháp, do trung trung căn mà thành Kham đạt pháp, do trung thượng căn nà thành Bất động tánh, do thượng hạ căn mà thành Bất thối tánh, do thượng trung căn mà thành Bích chi Phật, do thượng thượng căn mà thành Đại giác Phật.
27 bậc Hiền Thánh, theo Thành Thật Luận thuộc Kinh bộ, Hiền là hữu học, Thánh là vô học, gọi là Học nhân và Vô học nhân.
A. Học nhân có 18:
1. Tùy tín hành; 2. Tùy pháp hành; 3. Tín giải thoát; 4. Kiến đắc; 5. Thân chứng; 6. Gia gia; 7. Nhất chủng tử; 8. Hướng sơ quả; 9. Đắc sơ quả; 10. Hướng nhị quả; 11. Đắc nhị quả; 12. Hướmg tam quả; 13. Đắc tam quả; 14. Trung ban; 15. Sanh ban; 16. Hành ban; 17. Bất hành ban; 18. Thượng lưu ban
B. Vô học nhân có 9:
1. Thối pháp A-la-hán; 2. Tư pháp A-la-hán; 3. Hộ pháp; 4. Trú pháp; 5. Tiến; 6. Bất động; 7. Bất thối; 8. Huệ giải thoát; 9. Câu giải thoát.