- 1 KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT NAM
- 2 PHONG CÁCH VÀ BÀI TRÍ TƯỢNG THỜ PHẬT GIÁO
- 3 ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO
- 4. KIẾN TRÚC THÁP PHẬT GIÁO VN
- 5- MỘT SỐ LỄ HỘI DIỄN XƯỚNG Ở CHÙA
- 6. LUY LÂU: NƠI TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VN ĐẦU TIÊN
- 7 NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO
- 8 - CHÙA TÂY AN VÀ ĐỨC PHẬT THẦY
- 9. Phật Giáo nước ngoài
- 10. THƯ PHÁP VÀ HỌA PHÁP TRUNG HOA - NHẬT BẢN
- 11. ÂM NHẠC PHẬT GIÁO
- 12. Phật Giáo Nhật Bản
MỸ THUẬT PHẬT GIÁO
Kiêm Đạt
(ĐH Đông Phương – California – USA)
5
MỘT SỐ LỄ HỘI DIỄN XƯỚNG Ở CHÙA
LỄ HỘI CHÙA TỨ PHÁP
Tứ Pháp là những ngôi chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện ở vùng Dâu (gồm các chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng và chùa Dàn) thuộc vùng Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Ngoài ra Tứ Pháp cũng được thờ vùng tây bắc tỉnh Hải Hưng như tại các đình chùa ở An Lạc, Đình Dù, Liễu Hạ, Liễu Trung, Nguyên Xá, Nhạc Lộc, Nhạc Miếu, Ôn Xá, Thái Lạc, Thanh Xá, Tuấn Di, Dị Sử.
Hàng năm những ngôi chùa nầy tổ chức lễ vào ngày mồng 8 tháng 1âm lịch, vào những kỳ hạn hán, dân các làng nầy còn tổ chức cầu mưa (đảo vũ) và những cuộc rước trọng thể ở những làng thờ Tứ Pháp. Chẳng hạn như cuộc rước ba bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi đến chùa Un (làng Ôn Xá) nơi thờ Pháp Điện.
Sách Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp) viết: Nguyên chùa Dâu có nhiều liên quan đến chuyện nàng Man Nương. Nàng vốn là con gái của một nông phu thuộc làng Mân Xá, thuộc miệt hạ lưu bên bờ sông Đuống. Vào tuổi nhỏ, nàng đã bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp, nên một mình từ bờ Nam con sông Đuống dùng thuyền qua bờ phía bắc để theo học kinh sách với thiền sư Khâu Đà La tại chùa Linh Quang (nằm trong địa phận của xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn). Thiền sư Khâu Đà La vốn theo Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, lại kết hợp thêm những tư tưởng tín ngưỡng của người bình dân, có nhiều phép lạ, cho nên có ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng của trung tâm Luy Lâu hồi đó.
Nhưng rồi, con đường học hỏi Phật Pháp của nàng Man Nương đã không hoàn mãn. Tương truyền có một hôm, nàng đang ngủ trong chùa Linh Quang, thì thiền sư Khâu Đà La sau giờ nhập thất đã bước qua người của nàng. Sau đó thì nàng thụ thai. Mãi cho đến 14 tháng sau đó, thì nàng sanh được một bé gái kháu khỉnh hình dáng như Phật Bà Quan Âm. Nàng bồng con đem đến giao trả cho thiền sư. Ngài im lặng nhận lấy và mang bé gái đến bờ sông Đuống.
Khi đến một gốc cổ thụ bên bờ sông thì thiền sư niệm thần chú rồi dùng cây thiền trượng gõ vào giữa thân cây. Một đường nứt lớn được mở rộng ra và nhà sư đã đặt bé gái vào gốc cây; chẳng bao lâu thì thân cây khép kín lại như cũ. Ngay từ hôm đó, từ gốc cây, đã tỏa ra một mùi hương thơm ngát toả khắp vùng. Dân chúng tin là có thần linh, thường đến cúng bái cầu khẩn và đều được toại nguyện.Thiền sư Khâu Đà La ở lại một thời gian ngắn ngủi sau đó, thì cũng từ giã thành Luy Lâu để trở về Thiên Trúc.
Trước khi lên đường, thiền sư tặng cho nàng Man Nương cây thiền trượng của ngài. Theo lời căn dặn của thiền sư Khâu Đà La thì công dụng của cây thiền trượng sẽ giúp cho nông dân trong làng nếu gặp những kỳ hạn hán. Nếu không gặp mưa thì chỉ việc mang cây thiền trượng đến gần gốc cổ thụ kia, cắm xuống đất và cầu nguyện. Kết quả sẽ như ý nguyện. Man Nương nghe theo và sau đó đã từng giúp dân làng quanh năm được mưa thuận, gió hòa, mùa màng thu hoạch tốt đẹp.
Nhưng rồi một đêm khuya nọ, trời sấm sét nổi lên, mưa to gió lớn, cây cổ thụ trốc gốc và ngả xuống. Cây ngã ngay xuống giòng sông Đuống, để trôi dần về khu vực của làng Dâu mang luôn theo thân xác của con gái nàng Man Nương. Dân làng tin là cây thần, tìm cách để khiêng cây cổ thụ lên bờ. Nhưng họ đã tập trung đông đảo dân làng để trục cây lên, mà cây không nhúc nhích chút nào. Nàng Man Nương vô cùng ngạc nhiên. Nhưng rồi nàng vô tình dùng dãi yếm của mình, buộc nhẹ vào thân cây và kéo lên dễ dàng.
Những tổ chức hội lễ và diễn xướng ở chùa Dâu cũng như hệ thống Tứ Pháp như sau: Hội lễ ngày 7 tháng 1: tương truyền là ngày sinh của Phật mẫu Man Nương; đây là hội thi bánh dày nổi tiếng ở làng Dâu.
Để chuẩn bị, hai giáp Đông và Trung, giành mỗi giáp ba sào ruộng tốt cấy lúa nếp; bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 các giáp xay giã, chọn nếp tốt, sau đó là các công việc làm bánh. Sáng sớm ngày 7, chiêng trống nổi lên, các Giáp trưởng điều hành rước bánh ra chùa lễ Phật, rồi dự thi. Bánh dự thi đường kính là 50cm, phủ giấy điều chung quanh. Hàng năm những ngôi chùa nầy tổ chức lễ vào ngày mồng 8 tháng 1âm lịch, vào những kỳ hạn hán, dân các làng nầy còn tổ chức cầu mưa (đảo vũ) và những cuộc rước trọng thể ở những làng thờ Tứ Pháp.
Chẳng hạn như cuộc rước ba bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi đến chùa Un (làng Ôn Xá) nơi thờ Pháp Điện.Theo tục truyền không bao giờ được rước tượng của bà Pháp Điện ra khỏi chùa Un được. Theo dân trong làng, mỗi khi rước tượng Pháp Điện ra, nhiều nhà trong làng phát hỏa ở những ngôi nhà theo hướng mắt của bà nhìn. Ba bà trẩy hội chùa Un là nghi lễ truyền thống khắp trong tỉnh Hà Bắc. Ngoài lễ Cầu mưa là hội lễ chính trong dịp nầy, còn cuộc "rước giao hiếu" giữa các làng có thờ Tứ Pháp.
LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
Hội chùa Hương được khách thập phương từ trong nước cũng như từ ngoài nước về tham dự. Lễ nầy bắt đầu đón khách thập phương từ ngày rằm tháng giêng và cứ thế kéo dài cho đến ngày rằm tháng ba âm lịch.
Tuy nhiên, khách vãn cảnh chùa để tìm những hương sắc nổi tiếng thì quanh năm suốt tháng tưởng không bao giờ dứt cả. Hội chùa Hương được đánh giá là lễ hội và diễn xướng về tôn giáo được ngưỡng mộ hơn hết. Đã vậy, không gian của cảnh quan chùa Hương rất rộng lớn bên cạnh vùng sông Đáy bao la. Tuy nhiên lễ chính thức thì được cử hành từ ngày 15 cho đến ngày 20 tháng 2 âm lịch.
Theo những chi tiết được ghi trong Tự Phả của chùa Trong thì ngày 19 tháng 2 âm lịch chính là ngày sinh và ngày 18 tháng 2 âm lịch là ngày hoá của bà chúa Ba (mà dân chúng thường quan niệm là hóa thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát), cho nên trong hai ngày nầy không khí trong suốt dặm đường dài từ ngoài vào trong náo nức hơn bao giờ hết. Hàng năm ngày 6 tháng giêng là lễ Mở cửa rừng, sau khi chuẩn bị xong mọi cuộc chỉnh đốn cần thiết để đón khách thập phương.
Lễ Mở cửa rừng: Lễ nầy được khai sinh từ năm 1762, còn được gọi là Lễ Khai Sơn do Thiền Sư Huệ Đăng tổ chức hồi đó. Lễ được tiến hành ở đền Trình (tức là Ngũ Nhạc). Ngôi đền Trình vì điạ thế cho nên không lớn lắm, được kiến trúc (1755) theo kiểu chữ "tam", với vị thế phong thủy mang hình ảnh của "thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy", cóđủ sơn triều, thủy tụ, tiền án, hậu chẩm. Đền toạ lạc phía trước núi và được gắn một phần sâu vào lưng núi.
Tương truyền thì vùng đất nầy trường kia thường có nhiều cọp dữ về, cho nên tại đó lại có thêm đền thờ Sơn thần (thần hổ), theo tập tục tín ngưỡng thời nguyên thủy. Về sau thì Sơn Thần đã được chuyển hoá dần để trở thành Nhân thần và được ghi chép theo Thần phả đầy đủ. Như đã nói, lễ Mở cửa được tổ chức vào 5 giờ sáng ngày mồng sáu tháng giêng, với một nghi lễ khác đặc biệt: sau lễ Mộc dục thì tiếp theo lễ tạ chúa Rừng (Ông Hổ), lễ Thần núi, lễ Cầu mùa, rồi đến lễ Cầu an. Vì tính chất của những lễ nầy liên quan đến sinh hoạt của dân chúng trong vùng cho nên dân trong bốn xã lân cận đều đến tham dự rất đông đúc.
Sau ngày lễ nầy thì dân chúng trong vùng mới được phép vào khu rừng phía sau để săn bắn hay khai thác những thổ sản. Lễ nhập đền: Vì đền Trình là ngôi đền đầu tiên nằm trong hệ thống những đền chùa trong toàn cảnh Hương Tích, cho nên khi lễ Mở cửa rừng được cử hành thì đó cũng là lễ Khai trương cho toàn chùa chiền vùng nầy. Dân chúng khắp nơi chờ đợi sẵn sau ngày lễ để có thể đi vào các tuyến đến những ngôi chùa danh tiếng trong vùng nầy.
Lễ hội: Lễ hội chùa Hương được trải dài trọng mùa Xuân từ sau ngày Mở Cửa Rừng cho đến cuối tháng ba. Rồi sau đó những ngày lễ Phật Đản, lễ Trung Nguyên, lễ Trùng Cửu, lễ vía Liễu Hạnh Thánh Mẫu, lễ Bà Chúa Thượng Ngàn, lễ Vân Hương Thánh Mẫu, bất cứ lễ hội nào cũng được thập phương đến cúng bái.
Trong những ngày đó, từ bến Yến thuyền tấp nập chen chúc nhau đi vào, từ bến Trò thuyền ra; khách lên, khách xuống hết chùa nầy sang động khác, trên bến dưới thuyền nườm nượp. Những nơi có lên đồng bóng thì con công đệ tử ở lại lâu hơn, và trong những trường hợp nầy thì lễ hội lại càng nghiêm trang, đa dạng hơn. Đi lần từ bến Trò, dọc theo những con đường đất để leo lên chùa Thiên trù (bếp trời) miên man nào là nhang đèn, vàng mã, những hàng quán nhỏ bán trầm hương, trầu cau, quán cơm, thậm chí có những ngôi quán bán loại "gậy lụi" để khách hành hương dùng để chống leo núi chùa Hương.
Con đường từ chùa Ngoài vào chùa Trong vào khoảng 2km, nhiều dốc cao, mấp mô; tuy nhiên không vì thế mà khách hành hương bỏ cuộc. Họ nối đuôi nhau thành một suối người liên tục, từng lớp, từng nhóm từng đôi, từng đoàn, lên lên, xuống xuống. Khách thập phương chỉ mong tham quan lễ bái cho cùng khắp các chùa chiền trong vùng; mỗi khi vào hội, mọi chùa, đền, hang, động thì mọi người như bừng tỉnh hẳn. Họ chuẩn bị những lễ vật cúngbái rất tươm tất, xin xăm bói quẻ cầu mong gặp nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng. Dù những ngôi chùa xa xuôi, trong hang động, nhưng toàn thể hương án, điện thờ, đồ thờ đều được lau chùi sạch sẽ, đèn nến sáng trưng, khói hương nghi ngút.
Đi chùa Hương là để lễ Phật và như vậy, đất Hương Sơn như bao nhiêu khách thập phương gọi cảnh quan toàn vùng là "đất Phật". Những vị tăng sĩ đảm trách công việc trông nom hương khói, cúng bái trong chùa là chư Hoà Thượng hay Thượng Tọa dù trong thời chiến hay thời bình.
Hương Sơn tiếp nhận khách thập phương cho nên nguồn tín ngưỡng nơi đây mang tính chất dân gian; sự pha trộn giữa Phật Giáo vàLão Giáo không thể nào tránh được, theo nhu cầu thờ phượng của quần chúng. Trong chùa, ngoài việc thờ Tam Tôn, Tam Thế Phật, cũng đã tiếp nhận thêm những tín ngưỡng cổ của địa phương; chẳng hạn như nhiều ngôi chùa của quần thể nầy có tục dùng bái giới tự nhiên (thờ thần đá, tín ngưỡng phồn thực), tín ngưỡng thờ Thần bản mệnh, đạo Tứ Phủ.
Đi lễ chùa ở đây, sẽ gặp sự hỗn dung củacác cách thờ cúng dân gian. Tại ngôi chùa chính, bức tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát Chuẩn đề có nhiều đường nét điêu khắc theo kiểu dáng nghệ thuật đời Hậu Lê, bên cạnh đó là một hệ thống các tượng Phật như ở nhà Tam Bảo thuộc chùa Ngoài. Trong động chúa Tiên có 5 pho tượng bằng đá: đó là tượng Cửu Thiên Huyền Nữ, tượng Phạm Thiên, Đế Thích, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Sự hỗn dung trong tín ngưỡng nầy khiến cho thập phương cảm thấy gần gủi hơn trong tín ngưỡng và lễ bái, cầu khẩn. Tại chùa còn có quả chuông đồng ghi rõ "Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung" có niên đại vào 1655. Qua những bia văn, di tích lịch sử kể cả những di vật khảo cổ học khai quật được, là dấu ấn hoạt động văn hoá - tôn giáo.
Bia cổ nhất là "Thiên Trù Tự Bi Ký" dựng lên năm 1686. Ngoài động Hương Tích, du khách còn có thể rẽ qua khu rừng Mơ, để đến lễ bái chùa Hinh Bồng, rồi từ đó men theo con suối Tuyết để vào đền Mẫu Hạ thờ Vân Hương Thánh Mẫu và bà Chúa Thượng Ngàn; từ đây một quần thể khác gồm có: núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy; từ đây xuống bến Tuyết đểđi vào một thắng cảnh khác: chùa Bảo Đài. Leo lên núi nầy cho đến Bạch Tuyết Môn, vào điện Cô, du khách tới thăm chùa Tuyết Sơn còn có tên là Ngọc Long Động. Khắp nơi, trong dịp lễ hội đều tưng bừng như thế.
LỄ HỘI CHÙA KEO
Chùa Keo tọa lạc tại làng Keo, tức xã Vũ Nghĩa, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình. Chùa có tên là Thần Quang Tự. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi chép về kiểu kiến trúc nầy như sau: Ngày trước, còn xây cột đá ở bên cạnh, sau đó hàng trăm người thợ đã dựng lên; rồi dùng dây đồng để ràng lấy đỉnh tháp. Chỏm tháp cũng được trang điểm những hoa văn nhỏ cực kỳ tinh vi làm bằng đồng.
Những di tích nổi tiếng nầy, trải qua nhiều thương hải tang điền, thì nay đã không còn lại là bao nhiêu nữa. Nhưng theo những tài liệu được ghi trong Không Lộ Thiền Sư Ký Ngữ Lục năm 1061, thì nhà sư Không Lộ đã dựng lên ngôi chùa Nghiêm Quang tại địa phận của làng Giao Thủy (cũng gọi là làng Keo) ở về phía hữu ngạn của con sông Hồng. Sau khi thiền sư Không Lộ qua đời thì chùa Nghiêm Quang được đổi tên là chùa Thần Quang.
Năm 1611, trận lụt lớn trong vùng sông Hồng đã cuốn phăng đi tất cả làng mạc trong vùng kể cả chùa Keo nữa. Dân chúng trong làng đã di chuyển về vùng Đông Nam hữu ngạn sông Hồng dựng chùa Keo ở khu vực làng Hành Thiện; còn số người khác thì đến lập nghiệp tại phía đông bắc tả ngạn sông Hồng và dựng lên chùa Keo ở Thái Bình. Những chứng liệu cho biết là chùa làng Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình rộng đến 58,000m2 và hàng chục công trình khác nhau.
Bên ngoài chùa có đến hai lớp tam quan, rồi đến sân lát đá, hồ sen, chùa thờ Phật, gác chuông, nhà tổ và khu tăng xá. Phía sau chùa có nhiều bửu tháp mà quan trọng hơn cả vẫn là tháp của ngài Không Lộ. Mỗi năm chùa có hai ngày hội lớn chùa làng Keo: hội mùa Xuân và hội mùa Thu.
Những ngày hội nầy được tổ chức rất trangtrọng và đa dạng, bao gồm lễ rước kiệu ngài Không Lộ, rước hương án thờ, long đình, hội thuyền rồng. Những cuộc thi bơi trải trên sông Trà Lĩnh, thi biểu diễn những loại nhạc khí như kèn trống và trình bày những điệu múa. Về chuyện thiền sư Không Lộ có nhiều truyền thuyết. Ngài tên thật là Nguyễn Chí Thành; chịu ảnh hưởng của Mật Giáo do từ ngài Vô Ngôn Thông truyền thừa. Ngài từng sang Ấn Độ học giáo lý và bùa phép Mật Tông và đắc quả Lục trì thần thông có nhiều khả năng trị bệnh.
Tục truyền rằng Không Lộ đã có công trong sự tạo thành bốn tác phẩm lớn thời Lý được gọi là Tứ đại khí: tháp chùa Báo Thiên, tượng Phật A Di Đà chùa Quỳnh Lâm, đỉnh chuông Phổ Minh và chuông chùa Phả Lại. Tuy nhiên nhiều thuyết đã bác bỏ về việc kiến tạo các công trình nầy của ngài Không Lộ.
Hiện nay, tại chùa Keo còn bảo lưu được nhiều di vật tương truyền là của ngài Không Lộ. Hội vui Xuân tại chùa Keo tổ chức chánh thức vào ngày mùng 4 tết, nhưng trước đó phải chuẩn bị từ tháng 10 năm trước; hội lễ nầy cũng kéo dài cho đến ngày 15 tháng giêng mới chấm dứt. Hội Xuân tại chùa Keo mang tính chất nghi lễ nông nghiệp và thi tài với những trò vui chơi khác như; thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm... giữa những thành viên trong làng và các giáp liên hệ.
Ngày lễ chính vẫn là lễ cúng Phật với đủ mọi nghi thức cổ truyền; lễ nầy cũng để cầu mong cho dân chúng trong vùng được mọi sự an lành. Hội lễ nầy cũng gắn liền với sự tích của thiền sư Dương Không Lộ, một vị quốc sư vào đời nhà Lý, đã từng trụ trì tại chùa Keo và được công nhận là vị tổ thứ nhất của chùa. Ngày 13 tháng 9 là tuần 100 ngày mất (ngài Không Lộ viên tịch vào ngày 3 tháng 6 âm lịch).
Ngày 14 tháng 9 là ngày sinh của Thiền sư, theo đó lễ hội hàng năm cũng được tiến hành. Thiền sư Dương Không Lộ (? -1119) vốn làm nghề chài lưới, quê ở vùng Hà Nam Ninh, là bạn của các nhà sư danh tiếng như: Từ Đạo Hạnh và Giác Hải thiền sư, cũng nổi tiếng về những phép thần thông biến hoá. Cuối đời mình, thiền sư về quê, dựng chùa Keo và viên tịch tại chùa nầy.
Ngày từ ngày kỵ của thiền sư (ngày 3 tháng 6) các nghi lễ cũng đã được cử hành trọng thể: lễ kỵ Thánh, dân chúng trong làng dâng bánh bìa, làm bằng bột gạo nếp trộn với mật ong tinh chất, nấu cách thủy trong hai ngày hai đêm liền. Bốn trai đinh trong làng được chọn trang trí tượng Thánh phải ăn chay nằm đất cả một năm ròng và phải tắm rửa sạch sẽ trước khi vào điện thờ tòng sự. Tượng Thánh được tắm bằng nước dừa tốt nhất, sau đó xức phấn thơm trộn với nước hạt bưởi. Những xiêm áo hàng năm của Thánh có gần100 vuông lụa; các công việc nầy làm xong trước ngày rằm tháng tám.
Ngày 11 tháng 9, cây phướn cao hơn 100 thước ta (40m) được trồng trước tam quan ngoại. Trên cây phướn treo cờ đại rộng đến 25m2, chung quanh tam quan ngoại còn có 8 lá cờ của 8 giáp; chính giữa có thêu hàng chữ "Cung phụng Thánh tổ". Đồng thời tại sân lát đá trước tam quan toàn thể trai làng tham dự kỳ sát hạch để chọn 42 người tham dự các lễ rước: kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh trong ngày lễ Thánh.
Ngày 12 tháng 9, lại tuyển chọn trong số 42 trai làng để lấy 4 người vào đòn gồng. Từ ngày 10 tháng 9 cho đến ngày 12 tháng 9,các giáp hạ thủy 8 chiếc thuyền bơi trải, từ sông Trà Lĩnh ngay trước cửa chùa ra đến sông Hồng trên một quảng dài 4 cây số. Mỗi chiếc thuyền tham dự dài 12m, có từ 8 đến 10 đôi bơi chèo, một người chấp hiệu (cầm mõ) và một người lái, với ý tập dượt để chọn người tham dự trong buổi lễ.
Sáng ngày 13 tháng 9, lễ hội chính thức khai mạc. Trước hết làcuộc rước nhang án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh từ chùa Keo ra tam quan, rồi tối rước trở về lại. Cuộc thi bơi trải của 8 giáp trên sông Trà Lĩnh từ cửa chùa đến sông Hồng. Dân chúng đứnghai bên bờ cổ võ cho thuyền đua của giáp mình. Tiếng trống, tiếng phèn la đánh liên hồi. Hội thi bơi trải trong dịp lễ chùa Keo được xem là mục hấp dẫn nhất và đặc sắc nhất.
Chiều ngày 13 tháng 8, tại Giá Roi, có hội "thi thầy đọc", với sự tham dự của các thầy cúng có giọng đọc hay và hay văn thuộc hạ lưu sông Hồng. Đặc điểm của hội thi nầy là các thầy tự sáng tác ra văn cúng, theo đề tài lễ Thánh và bằng văn nôm với lời văn và giọng đọc sinh động pha chút trào phúng theo phong cách sinh thời của thiền sư Không Lộ.
Kết thúc hội thi, vị chủ hội chọn lấy 4 người xuất sắc để trao giải thưởng trong những địa hạt khác nhau. Vào khoảng 12 giờ đêm, có lễ tế gốc cây phướn, tuy đơn giản nhưng nghiêm trang, theo một nghi thức cổ truyền khá độc đáo.
Ngày 14 tháng 9, hội lễ kỷ niệm ngày sinh của Thánh, với lễ rước kiệu long trọng: trống giục từ lúc 3 giờ sáng; đến 6 giờ sáng thì cuộc rước bắt đầu. Đi đầu là hai con ngựa màu hồng và bạch, đặt trên bánh xe có 8 người túc vệ; sau đó là 8 lá cờ thần; tiếp đến là tốp người vác đồ bát bửu; sau cùng là rước thuyền rồng, phường bát âm, long đỉnh. Đến chùa, các lễ hội tiếp diễn.
LỄ HỘI CHÙA THẦY
Cũng như chùa Láng ở quận Đống Đa, chùa Thầy là nơi trụ trì của ngài Từ Đạo Hạnh trong giai đoạn sau cùngcủa đời ngài. Chùa nầy tọa lạc trong khu vực của dãy núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
Theo tài liệu được ghi lại trong Đại Nam Nhất Thống Chí thì: Chùa Trong thời gian đầu tiên thì chùa Thầy chỉ là một ngôi am nhỏ, nhà tranh vách đất, nơi là sư Từ Đạo Hạnh dùng làm chỗ tu trì của mình trong giai đoạn sau cùng. Nơi nầy được gọi là Hương Hải Am, căn cứ theo một bài văn từ của ngài Từ Đạo Hạnh viết ra.
Cho đến đời vuaLý Nhân Tông thì chùa được trùng tu lại đại quy mô. Chùa được kiến tạo theo hai quần thể riêng biệt với nhau: chùa Cao và chùa Dưới. Chùa Cao tức là Đỉnh Sơn Tự sau nầy; chùa Dưới tức là Thiên Phú Tự, hay chùa Cả.
Năm 1655, dưới triều Hậu Lê, Dĩnh Quận Công và Hoàng Quốc Công cùng các hoàng thân quốc thích trong triều đã góp công của trùng tu thêm cho chùa Thầy; chương trình tu tạo trong lần nầy bao gồm những công trình cơ bản như sau: ngôi chánh điện, nhà Tổ, nhà Hậu, toà nhà bia, gác Thanh Vân...
Tài liệu của cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim cho biết: Ngôi chùa Thầy được dựng lên trong hình thái một con rồng đang tung mình lên; về tiền diện của ngôi chùa có ngọn núi Long Đẩu nằm về bên phía trái; sau lưng của chùa thì được tựa vào dãy Sài Sơn khá vững chắc; chùa quay về hướng Nam khá thanh thoát rộng rãi. Xen kẻ vào giữa hai ngọn Long Đẩu và Sài Sơn là hồ Long Trì. Sân trước của chùa tựa như là hàm rồng được mở rộng ra: một cảnh quan như thế được tạo thế phong thủy hoành tráng.
Năm 1603, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan đến viếng cảnh chùa và hiểu được cảnh sắc bố trí, nên cho xây thêm hai chiếc cầu có mái ngói: cầu Nhật Tiên và cầu Nguyệt Tiên. Hai chiếc cầu tựa như hai chiếc răng nanh của rồng, tăng thêm vẻ uy nghi của toàn cảnh. Du khách thường đi theo một hành trình: chùa Cao - chùa Một Mái - hang Bụt Mọc - hang Thánh Hóa - hang Cắc Cớ - động Gió Lùa - chợ Trời - rồi trở lại Ao Rồng - nhà Rối phía trước ngôi chùa chính. Chùa Cao cũng được gọi là am Hiển Thụy, nằm vào vị trí đẹp trong khu vực, tòa kiến trúc gồm 3 gian, có gác chuông cao, vách chùa có nhiều bút tích của các danh nho như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan... sau chùa Cao là hang Thánh Hóa. Theo tục truyền, để được đầu thai làm vua nhà Lý, chính vào giờ sinh của Dương Hoán (con trai của Sùng Hiền Hầu, cháu gọi vua Lý Nhân Tông bằng bác) thì ởhang Thánh Hóa, thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác để hoá thân vào Dương Hoán, mà sau nầy vì không có con nối nghiệp cho nên vua Lý Nhân Tông đã truyền ngôi lại cho Dương Hoán tức là vua Thần Tông (1128 - 1138). Hang nằm lưng chừng núi đá, lối vào hang chênh vênh, theo tục truyền trong hang có di cốt của ngài Từ Đạo Hạnh.
Sau cuộc leo vào hang Thánh Hóa trở ra sân chùa Cao tiếp tục vào hang Cắc Cớ huyền nhiệm; muốn vào hang phải mang theo đuốc và lửa; càng xuống sâu thì hang càng rộng, với nhiều ngóc ngách, lối đá rêu phong trơn tuột với những cột đá sáng long lanh như được khảm bạc dát vàng, những âm thanh tưởng chừng như từ cõi âm ty vang lên, những lỗ thông ra ngoài hang để ánh sáng luồn vào nhảy múa trong màn đêm.
Trong tận cùng của hang động tục truyền có hài cốt của quân nhà Triệu do Lữ Gia chỉ huy trong cuộc chiến chống lại nhà Hán từ đầu thế kỷ thứ II trước Công nguyên.Ngược chiều với hang Cắc Cớ, từ sân chùa Cao đi lên là chợ Trời, nằm chính trên đỉnh núi Thầy. Trên một diện tích không rộng, chung quanh là thành đá lởm chởm, tương truyền đây là chỗ tụ hội của các tiên ông từ thượng giới xuống.
Trở lại chùa Thầy, ngôi chùa được mang tên dân gian là chùa Cả, gồm có ba tòa lộng lẫy: chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Tòa kiến trúc nầy mang phong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVIII, nhưng vốn trước kia do vua Lý Thần Tông dựng lên mà sau nầy được tu bổ lại.
Trong chùa có tượng vua Lý Thần Tông và ngài Từ Đạo Hạnh, hai pho tượng tục truyền là đại diện cho 2 kiếp khác nhau của Pháp sư. Pho tượng ngài Đạo Hạnh tạc bằng gỗ bạch đàn, cấu tạo theo khớp của tay chân, có lắp máy giật, làm cho pho tượng cử động được, lúc đứng lên, lúc ngồi xuống.
Hai bên chùa Cả là hai chiếc cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên (gọi chung là Nhật Nguyệt Tiên Kiều) do Trạng Bùng điều động xây cấtlên. Trước chùa Cả có hồ, giữa hồ có nhà rối nước trong dịp hội lễ của những thời điểm khác nhau; tương truyền chính ngài Từ Đạo Hạnh đã sáng tạo ra trò múa rối truyền lại cho dân chúng sau nầy. Ông được thờ làm Thần tổ của múa rối nước Việt Nam.
Nhiều truyền thuyết lại cho rằng chính ngài Từ Đạo Hạnh đã bày ra trò chơi múa rối được truyền bá khắp nhân gian. Ý nghĩa là: cuộc đời tranh chấp trên thế gian nầy chỉ là hư ảo như trò múa rối. Ngày nay, hằng năm trong dịp tế lễ ngài Từ Đạo Hạnh ở chùa Láng cũng như chùa Thầy cũng đều có tổ chức tục múa rối. Lễ hội tổ chức từ ngày mùng 5 tháng ba âm lịch, khách thập phương đã đến vãn chùa, nhưng tập trung đông nhất là ngày 7 tháng 3, ngày chính hội; mọi người từ bốn phương tám hướng đến lễ bái, cúng dường, đồng bóng, xin xăm.. rất đông đúc. Dân làng Đoài cùng với hàng ngàn, hàng vạn khách thập phương, nhất là người dân từ thành phố Hà Nội đổ về dự hội.
Lễ Túc yết được tổ chức vào lúc 0 giờ ngày 8 tháng 3 (âm lịch). Những người tham gia chủ lễ có: vị chánh bái, các bô lão, ban quản trị; phía sau có 4 học trò và 4 đạo thầy. Vật cúng là: heo trắng, mâm xôi, mâm trái cây, mâm trầu cao, một đĩa gạo muối. Vào lễ, vị chánh bái niêm hương. Hai người xướng lễ thay phiên nhau điều hành toàn thể buổi lễ theo trình tự sắp đặt sẵn.
Kế đến là phần khởi cổ: nhạc trỗi lên,chuông trống bát nhã, dâng hương, chúc tửu, hiến trà. Dâng hoa rồi cúng rượu ba tuần, cúng trà ba lần. Người chủ sớ đọc văn tế. Heo cúng được lật ngữa trước khi khiêng đi. Lễ cáo chung. Cũng có khi diễn những vỡ tuồng anh hùng liệt sĩ khác như: Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Trần Bình Trọng, Sát Thát. Bài bản đã được biên dựng từ trước.
Mỗi năm có thêm phần bổ sung trong trường hợp những phần nào cần được cập nhật hoá. Lễ xây chầu được tổ chức trước chánh điện. Vị chánh bái khấn vái, dâng lễ và trình tấu về ý nghĩa của lễ. Trước khi xây chầu, vị chánh bái làm lễ Tam sái. Tam sái là 3 lượt rãi nước bằng cành dương liễu. Nước rãi tượng trưng cho mưa rơi xuống, cây cối mùa màng tốt tươi. Lễ nầy được tổ chức vào 4 giờ sáng ngày 8 tháng ba (âm lịch). Nghi thức cúng tế đại cương gần giống như lễ túc yết. Lễ nầy là phần quan trọng nhất cũng là phần hoàn mãn cho lễ tế.
Sau đó thì thỉnh những bài vị trở về đền. Hào hứng nhất tại chùa Thầy là múa rối nước. Múa rối nước cũng là một thể điệu diễn xướng dân gian truyền thống vào những ngày đầu năm. Rối nước được biểu diễn trên mặt nước, thường được gọi là sân khấu nước. Những người xem thì đứng chung quanh bờ hồ. Giữa hồ có dựng lên thuỷ đình, có màng che là hậu trường của rối nước, nơi các nghệ nhân dấu mình điều khiển các con rối trên mặt nước, qua những bộ điều khiển đặt ngầm dưới nước. Trong thủy đình, còn có dàn nhạc đệm và diễn viên hát theo những động tác của những con rối. Tất cả đều phù hợp với nhau, được tập luyện công phu.
Múa rối nước có từ lâu đời; theo Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp) rối nước có từ đời Trần (1225). Để có rối nước, phải tạo hình những con rối khéo léo từng nhân vật, có "bộ điều khiển", thành thạo các động tác của rối. Nhiều trò diễn cần đến dăm bảy nghệ nhân; có khi con rối cách xa người điều khiển đến 7 mét. Những vùng có rối nước là phường rối Bình Phú, Chàng Sơn, Thạch Xá (huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây), phường rối nước Nam Chấn (tỉnh Thái Bình), phường rối nước Bắc Chấn (tỉnh Nam Định).
LỄ HỘI CHÙA TÂY AN
Chiều chiều én liệng non tây
Cảm thương đức trọng Phật Thầy Tây An
Câu ca dao truyền tụng trên đây nói về đức hạnh cứu dân, độ thế của đức Phật Thầy Tây An vào thế kỷ trước. Đại Nam Nhất Thống Chíđã trình bày ngôi chùa nầy như sau: Ở địa phận của thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên quan Tổng Đốc Mưu Lược Tướng Tu Tĩnh Doãn Uẩn đã kiến trúc nên ngôi chùa vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847).
Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra phía tỉnh thành. Phía sau dựa theo vòm núi. Tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u. Cũng là cảnh Thiền lâm vậy...
Trong bài bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên vào tháng tư năm 1828 của Thoại Ngọc Hầu cũng đã tả lại khung cảnh tươi đẹp của ngôi chùa TâyAn như sau:
Rành rành chân núi trắng phau. Trơ trọi ngọn tre xanh ngắt. Cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sửng vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chận ly núi. Hơi tan tuôn cuốn lẫn khói cơm chiều. Chùa chiền trên chót, hương toả mây hồng. Thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy...
Về việc xây dựng chùa tháp miền Nam trong thời gian đó, những nhà nghiên cứu kiến trúc Phật Giáo Việt Nam đã viết như sau: Trong Nam Bộ, vùng đấy nầy (Châu Đốc) nổi tiếng sùng tín đạo Phật, chùa tháp mọc lên hàng loạt.
Người các nơi đến để khai phá đất đai, họdựng lên chùa để cầu an, cầu phước, để gần nhau, giúp đỡ nhau, trong việc làm ăn sinh sống. Thành thử trong bước đầu việc xây của cốt là đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người mới đến, những lưu dân đi khai phá.
Rồi dần dà theo thời gian, ngôi chùa vươn lên, có ảnh hưởng cả toàn vùng. Tây An trong trường hợp đó. Trong thời gian ban đầu, ngôi chùa chưa có một quy mô và diện mạo kiến trúc như hiện nay, mà chỉ được xây dựng bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói nhưng không lớn lắm.
Từ đó đến nay, qua bao nhiêu biến chuyển, chùa Tây An đã bị hư hỏng nhiều nhưng cũng đã kiến thiết kịp thời và những lời truyền tụng như trên đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.
Chùa Tây An đã hai lần được trùng tu đại quy mô: lần thứ nhất vào năm 1861, do Hoà thượng Nhất Thừa chủ trì trùng tu chánh điện và nhà Tổ rộng rãi thêm và có nhiều công trình điêu khắc trang nhã hơn; qua lần thứ nhì vào năm 1958, do công trình của thiền sư Bửu Thọ; những công trình chính trong giai đoạn sau gồm có: xây ba ngôi lầu cổ, xây tiền đường của chùa, xây dựng và trang trí lại ngôi chánh điện.
Đầu tiên phải nói đến nơi tọa lạc của ngôi chùa. Chùa nằm trên ngã ba từ Châu Đốc vào núi Sam, mặt hướng về phía sông, tựa lưng vào núi. Điều nầy rất quen thuộc với những ngôi chùa Việt, vì không ít ngôi chùa nước ta đã được xây dựng trên núi hay dựa lưng vào núi như trường hợp chùa Phật Tích (Hà Bắc) chùa Đọi (Nam Hà)...
Ngoài ra yếu tố địa lý cũng là nhu cầu thiết trí "tiền án, hậu chẩm, sơn triều, thủy tụ". Ngọn núi nầy lại đột khởi trong vùng đồng bằng, núi Sam có vẻ đẹp đặc thù của nó.
Hơn một trăm năm về trước, Thoại Ngọc Hầu đã ca ngợi vẻ đẹp vùng thiên nhiên nầy trong bia Vĩnh tế Sơn:
"Rành rành chân núi trắng phau, trơ trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnhnúi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm nhìn dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi lam tuôn cuốn lẫnkhói nấu cơm, chùa chiền trên chót toả hương mây lồng, thật khôngkém gì phong cảnh trung châu vậy..."
Qua những đường nét kiến trúc và điêu khắc, nền mỹ thuật nầy chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Hồi Giáo kết hợp lại. Du khách đến vãn cảnh hay lễ bái chùa phải lên 32 bậc thềm, vào cổng chùa, qua Đông môn hay Tây môn, trước khi đến tiền sảnh rộng thênh thang của ngôi chùa.
Ngôi chùa được bố cục theo hình chữ Tam, chính giữa là chánh điện; bên phải là khu mộ tháp; bên phải là nhà Tây lang. Ngay ở cửa tam quan, đã trông thấy được tượng Phật Bà Quan Âm Thị Kính tay bế Thị Mầu. Đây là pho tượng Quan Âm Tống tử mà người bình dân thường quen gọi là Quan Âm Thị Kính. Pho tượng diễn tả tư thế của một phụ nữ đang bồng con, nét mặt của pho tượng cho thấy đây là một phụ nữ hiền thục, đượm vẻ buồn bả, ẵm đứa bé kháu khỉnh. Đường nét chạm khắc của pho tượng mềm mại, sinh động. Pho tượng nầy được trình bày theo sự tích Quan Âm Thị Kính được truyền bá sâu rộng trong dân gian. Theo những nhà nghiên cứu lịchsử nghệ thuật thì loại tượng nầy xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn, niên đại vào thế kỷ XVIII hay XIX về sau. Hình thức pho tượng nầy có thể xem là việc đổi mới của tượng Quan thế Âm Tọa Sơn, tuy nhiên khi thờ phụng thì hai tượng được thiếttrí đăng đối nhau.
Tại chùa Mía (Hà Tây) pho tượng Quan Thế Âm Tống Tử được xem là đẹp nhất về đồ hoạ, màu sắc và thể dáng trong tất cả những pho tượng cùng chung thể tài nầy. Tượng to vừa phải bằng con người thực, dáng dấp của một thôn nữ hiền thục, phúc hậu, ngồi trên một mỏm núi, chân trái hơi co, còn chân kia duỗi thẳng, rất tự nhiên, hai tay đỡ một đứa bé (con của Thị Mầu). Bên cạnh có một con vẹt đậu, mà theo một số truyền thuyết (Quan Thế ÂmTruyền Kỳ - 1943) thì con vẹt biểu trưng cho Thiện Sỹ.
Những chi tiết chạm khắc trên đã theo như tích truyện, mà trong đó đứa bé thì được hình dung hoá là "chúng sanh trong bể trầm luân". Nhìn chung lại, những hình tượng đức Quan Thế Âm rất gần gủi với người bình dân Việt Nam, thường biểu hiện cho sự "cứu khổ, cứu nạn", "viễn ly khổ ách".
Những ngôi chùa thuộc Phật Giáo Đại Thừa thường thiết lập tượng nầy trong nhiều kiểu dáng, có khi có đủ 5 kiểu nêu trên. Nét lạ của tam quan của chùa Tây An chính là ở chi tiết nầy; cả về phương diện kiến trúc, tam quan của chùa Tây An cũng có những nét khác biệt.
Ở những ngôi chùa vùng châu thổ sông Hồng hay vùng Thanh Nghệ Tĩnh, tam quan thường là một căn nhà ba gian có ba cửa rộng, đều được coi như là 3 cửa chính tức là không quan, giả quan và trung quan. Cạnh tam quan về bên phải, thường có thêm một cổng, luôn mở trong ngày thường, trên cổng là gác chuông.
Tam quan ở chùa Tây An thì không theo cách kiến tạo đó. lầu trống và lầu chuông được dởi lui về phiá sau. Cả ba lầu đều được thiết kế hình tròn, mang dáng dấp nghệ thuật Hồi Giáo, nhưng lại được Việt hoá. Trên vòm cao đó có những loại hình: lọ bút, đài thiêng, tượng trưng cho việc phát triển văn hoá của người xưa. Hai lầu chuông, lầu trống được thiết kế nhỏ hơn, thấp hơn; phía dưới vòm là tượng đức Phật Thích Ca, được đặt trong khung bát giác, trong tư thế đứng thoải mái.
Pho tượng nầy được tạo dáng khá sinh động, tự nhiên, đầy thần sắc. Đây cũng một nét khác lạ của chùa Tây An trong việc bài trí tượng. Trong những ngôi chùa vùng châu thổ sông Hồng, tượng của đức Bổn Sư Thích Ca thường đuợc bày ở hàng thứ ba, sau Di Đà Tam Tôn và sau ba pho Tam Thế. Bên cạnh tượng đức Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngoài những loại tượng Quan Thế Âm kể trên, nhiều chùa còn có bộ tranh Thập Điện Diêm Vương đang xét xử những người từng gây nhiềutội ác trên dương thế; trong đó có cả cảnh đức Quan Thế Âm vào tận ngục thăm hỏi và cứu độ chúng sanh.
Trước thềm của chùa có hai tượng voi: một con voi trắng có sáu ngà, một con voi đen có hai ngà. Chùa lợp mái chồng diêm hai cấp, lớp ngói kiểu đại ống; thỉnh thoảng có điểm xuyết hình tứ linh.Mái tam quan, cửa đông và cửa tây mang kiến trúc thuần túy dân dãViệt Nam, Mái lợp ngói âm dương có hai lớp như nhiều kiến trúc chùa chiền ở miền Bắc, nhằm thể hiện một quan niệm vũ trụ của Dịch học: "âm dương phải giao hoà trong ứng xử".
Trên mái che có trang trí hình sư tử, con vật thuờng được xưng tán là hiện thân cho sức mạnh siêu linh; hai con rồng tranh châu mang vẻ đẹp tượng trưng cho sự giao hoà của vũ trụ. Bên cạnh đó là những hoa văn thường gặp ở các ngôi chùa cổ như hoa cúc, hoa sen thường gặp ở các ngôi cổ tự miền Trung hay miền Bắc.
Qua khỏi mái của tam quan, đông môn và tây môn vút lên cao, trông tựa "như vạch một tia chớp vào cõi thiên nhiên". Qua những đường nét nầy cho thấy, ngay từ cửa tam quan, đông môn và tây môn, chùa Tây An đã không mang vẻ dị biệt gì so với các ngôi chùa khác trong toàn vùng.
Tất cả những linh vật trang trí và chạm khắc, những nét hoa văn bao quanh... đều là sự phản ánh tâm hồn thuần túy dân tộc.
Về điện thờ, chùa Tây An có những nét chung của đa số chùa chiền Nam Phần. Từ ngoài cửa đi vào, trước mặt của phần chánh điện là các pho tượng được bài trí theo lớp lang. Chùa thờ đức Phật A Di Đà cho nên lớp trong cùng cao nhất là tượng đức A Di Đà; sau đólần lượt là các tượng Phật khác. Ngay nơi cửa ra vào, bên trái có bàn thờ cô Hiên mà người dântrong vùng thường gọi là "Phật Cô hai"; bên trái là ban thờ Cửu Thiên Huyền Nữ; ở chính giữa thờ Thất Thánh có chúa Tiên mặc áo xanh, chúa Ngọc mặc áo nâu đứng hầu.
Như thế, về phương diện tín ngưỡng, chùa Tây An là sự hỗn dung phối tự với nhiều tượng thờ của các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Có thể thấy ngay sự hiện diện của một tín ngưỡng trong dân gian: đó là tín ngưỡng thờ Mẫu.
Việc thờ Mẫu gắn liền với thờ Phật là trường hợp bình thường trong nhiều chùa chiền, đáp ứng với nhucầu tín ngưỡng bình dân. Tuy nhiên, ở chùa Tây An, tất cả tượng liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, như bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc, được thờ trong cùng một gian với các tượng Phật.
Với kiểu dáng bài trí nầy, cho thấy rõ mô thức "tiền Mẫu, hậu Phật" (bên ngoài thì thờ Mậu, bên trong thì thờ Phật). Điều nầy cho thấy trọng tâm thờ phụng của chùa, mà các vị trụ trì đã chủ trương từ đầu, khác vớinhiều ngôi chùa miền Bắc (tiền Phật, hậu Mẫu).
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Sự bài trí tượng thờ trong điện thần của chùa Tây An đã chứng tỏ sự hội nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu đan xen giữa Đạo Giáo và Phật Giáo. Tất cả đều bài trí trong cùng một gian chính điện.
Với tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây, điều đáng nói nhất là những pho tượng thờ Mẫu xuất hiện ngay một nơi mà tục thờ Mẫu đã lựa chọn bà Chúa Xứ để phụng thờ trong một quy mô lớn lao. Hơn thế nữa, trong các bàn thờ Mẫu tại chùa Tây An, có một nhân vật được phụng thờ khác lạ; đó là nhân vật Cô Hai Hiên.
Căn cứ theo truyện tích thì: đây là người con gái nhà Mân, làm nghề bán bánh lọt, bị chết chìm xuống sông, nên đã được lập thờ cùng với các bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Cửu Thiên Huyền Nữ. Sự phụng thờ nầy càng làm nổi rõ tín ngưỡng thờ Mẫu đối với người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn không hề đứt đọan, cũng như sự tồn tại với người nông dân Việt Nam.
Sức mạnh tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển mạnh mẽ trong việc thờ cúng tại chùa Tây An, đã khiến cho việc bài trí trong chánh điện có vẻ rối rắm. Tuy nhiên, với ý niệm thờ cúng thì trong tư duy tín ngưỡng bình dân lại rất lớp lang hợp lý.
Mặt khác, điện thần chùa nầy còn có khá nhiều các loại tượng. Có thể gặp ở đây từ tượng Thập Bát La Hán cho đến các loại tượng Tiên, tượng Thánh của Đạo Giáo với đủ các chất lịêu, kích cỡ khác nhau: lớn có, nhỏ có, bằng gỗ có, bằng đá có, bằng xi măng có, có những pho tượng bằng đồng mới kiến tạo trong thời gian gần lại đây nữa. Tính chung toàn bộ điện thờ có trên 200 pho tượng. Những nhà nghiên cứu nghệ thuật thường ca ngợi nghệ thuật tạo hình của những pho tượng gỗ của thế kỷ thứ XIX, mà không một ngôi chùa nào tại An Giang có đầy đủ những thể loại đa dạng và sinh động đến như vậy cả.
Trong những công trình đồ tượng, điêu khắc, hoạ hình nầy, không thể không đề cập đến những ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer chi phối. Ở phía những khung cửa, những đường viền chung quanh cổ lâu, những chim thần Garuda nối tiếp nhau do sự tiếp thu văn hoá Khmer của nền văn hoá Óc Eo trước đây.
Tất cả những hiện vật thờ cúng nầy tuy đa dạng, nhưng nhìn chung vẫn thấy được sự hài hoà, đanxen vào nhau rất cân đối. Ngoài những điền thờ, bên ngoài chúng ta còn thấy được nhiều mộ tháp nằm phía bên phải của chùa.
Năm ngôi tháp cổ, từ ngôi thápcủa Hoà thượng Hải Tịnh cho đến tháp của thầy Nguyễn Thế Mật nói lên lòng sùng kính của những bậc tu hành có công xây dựng, hoằng pháp tại đây.
Phía sau chùa là khu mộ của Phật Thầy Tây An. Ngôi mộ nầy không đắp nấm, không lớn, bằng mặt đất, trồng hoa cúc và hoa mười giờ. Mộ được trùng tu vào năm 1936. Năm 1957, Hoà Thượng Nguyễn Thế Mật xây dựng long đình trên đầu ngôi mộ để thờ Phật. Năm 1985, Ban Quản Trị chùa Tây An đã xây thêm cổng tam quan trước ngôi mộ Phật Thầy.
Trong bàn thờ chánh điện có nhiều tượng Phật (trên 200 pho tượng) trong nhiều tư thế khác nhau, làm bằng gỗ. Những nét chạm trỗ cực kỳ tỉ mỉ, công phu, nói lên tài năng vượt bực của những nghệ nhân miền Nam thế kỷ trước. Phía sau chùa có nhiều bửu tháp, trong đó có tháp của ngài Hải Tịnh và ngài Hoằng Ân.
Đáng kể nhất là tháp Phật Thầy Tây An. Hằng năm đến ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Phật Thầy Tây An; dân chúng đến chùa hành hương và lễ bái đông đúc.
Đức Phật Thầy Tây An
Đức Phật thầy Tây An chính danh là Đoàn Minh Huyên (có sách chép là Đoàn Văn Huyên) sanh ngày 15 tháng 10 âm lịch năm Đinh Mão (1807) năm Gia Long thứ sáu. Ngài quê tại làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sadéc. Căn cứ theo những bậc bô lão thì đức Phật Thầy Tây An bỏ nhà ra đi từ lúc còn nhỏ tuổi lắm. Ngài đi đâu và làm gì thì không một chứng liệu nầo trình bầy đến. Lần hồi thì hình ảnh của ngài trong thời gian bấy giờ dường như bị quên lãng.
Vào khoảng tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1849) Ngài quá giang với một chiếc ghe buôn từmiệt trong về. Khi về đến đình làng, gặp lúc có cây đa trốc cây ngã bật xuống sông, lấp cả đường nước, ghe xuồng không thể nào qua lại được dân trong làng họp nhau lại để kéo cây đa lên những không thể nào thực hiện nổi.
Vừa kịp khi đức Phật Thầy ngang qua,thấy thế liền bảo dân làng: Các vị cột dây lại, tôi sẽ ra sức tiếp tay với các vị.
Mọi người không tin, nhưng vẫn cứ thử xem. Với sức huyền diệu của đúc phật Thầy, cây đa từ từ xếp ngọn vào bờ dễ dàng. Họ định cám ơn nhưng đức Phật Thầy không thấy bóng dáng đâu cả. Từ đó dân chúng thường bàn tán sự kiện nầy.
Ngài ra đi đến đình thần làng Tòng Sơn rồi ghé vào. Từ đó người ta thấy ngài ở lại ở mái sau tổ chức việc tu hành. năm đó, trong vùng bị bệnh dịch tả hoành hành ghê gớm. Viên chức trong làng lo sợ, giết heo bò để cúng tế cầu khẩn. Ngài thấy việc sát sinh là không nên, đã khuyên can. Dân trong làng phản kháng, tìm cách để tống xuất ngài.
Khi từ giã, Ngài cho biết đã lưu lại cho dân làng "Cây thẻ năm ông" để trừ bệnh dịch. Đây là cây cờ ngũ sắc lưu lại trong sân đình. Dân chúng thử đem lá cờ hoà nước, đem uống quả nhiên bệnh tật tiêu tan. Khi cờ ngũ sắc đã dùng hết dân chúng đổ xô nhau đến tìm ngài nhờchữa trị. Họ đến vùng Trà Lư đã gặp được. Ngày giúp đỡ cho đồng thời cũng giảng dạy giáo lý từ bi cho mọi người. Ngài được dân làng giúp việc sửa sang lại cái cốc của ông Kiến để tiện việc tu hành; nơi đây chính là chỗ cất chùa Tây An ngày nay.
Đức Phật Thầy tiếp tục cứu chữa cho những người dân trong vùng bị bệnh tật. Phương pháp chẫn trị chỉ dùng bùa và tàn nhang, nước lã, nhung rất hiệu nghiệm. Tiếng tăm của ngài lừng lẫy, tín đồ thập phương đua nhau đến nhờ Ngài chữa trị vô số; điều nầy đã khiến cho vị Tổng Đốc An Giang lo sợ có biến loạn liền cho người đến bắt để cật vấn điều tra. Nhưng sau khi tìm hết cách thử thách, nhà chức trách đem lòng khâm phục đức Phật Thầy, nhưng cũng tạm lưu giam để chờ lịnh của triều đình định đoạt.
Theo đề nghị của quan Tổng Đốc An Giang, đức Phật Thầy được triều đình chính thức công nhận, để Ngài tự do hành đạo, nhưng buộc Ngài phải xuống tóc. Sau khi đức Phật Thầy được tha, để tránh sự hoài nghi của nhà cầm quyền, Ngài vào núi Sam ở chung một ngôi chùa sẵn có do Thiền Phái Lâm Tế lập ra và đã được triều đình chứng nhận.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đạo hạnh và tài năng của ngài đã khiến cho toàn thể tăng chúng mến phục và đồng xin tôn ngài lên làm bậc sư trưởng. Ngài từ chối, cho rằng vấn đề hình thức không đáng để câu nệ. Phật tử nghe tin ngài về đây cho nên đã đến xin thuốc men trị bệnh, cúng vái rất đông khiến cho ngôi chùa tại Xẻo Môn trở nên tấp nập lạ thường.
Để thực hiện giáo pháp vô vi chân truyền của mình, đức Phật Thầy bắt đầu tìm những nơi hẻo lánh xa xôi để lập ra những cơ cấu tôn giáo ở những "trại ruộng". Những trại ruộng, trại gỗ từ đó được lên lên quanh vùng Thất Sơn như ở Thới Sơn, Láng Linh.
Ngài cũng phái các vị đại đệ tử của mình đến ở đó để chăm lo săn sóc mọi công việc hành đạo và truyền đạo. Nghi thức thờ phượng theo Kỳ Sơn Bửu Hương là thờ trần điều, cúng nước lã, bông hoa mà thôi, chứ không phải như tại núi Sam. Lúc nầy, tuy tiếng là ở núi Sam, nhưng Ngài thường vân du khắp nơi, tùy cơ phổ độ chúng sanh, Khắp vùng Thất Sơn không đâu là Ngài không bước đến.
Thỉnh thoảng Ngài đến những trại ruộng để truyền dạy đạo pháp cho tín đồ; các ông Cố Quản, Đạo Xuyến, Đạo Lập, Đình Tây, Tăng Chủ, cậu Hai Lãnh... đều được ngài truyền cho bí pháp. Về sau những vị nầy đã kế thừasự nghiệp vững chắc. Bửu Sơn Kỳ Hương hay đạo Lành của Ngài là một "phong trào tôn giáo cứu thế" (mesianism) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngài chủ trương: cứu dân, giúp đời. Ngài đã tự nhận :"Phật Thầy giáng thế cứu đời chính là ta!" Tiên đoán được những nguy cơ xáo trộn do nạn ngoại xâm và ảnh hưởng do thời cuộc điên đảo, Ngài đưa ra thuyết Tứ Ân (Trời Phật, quân vương, sự phụ, cha mẹ - theo G.Coulier) nhằm cứu dân cứu đời.
Nhiều tác giả khi đề cập đến cuộc khởi nghĩa chống Pháp trong vùng Láng Linh - bảy Thưa của Trần Văn Thành lấy thuyết Tứ Ân làm cho dựa tinh thần; thành thử khi Pháp bình định được căn cứu nầy rồi, viên đo đốc Dupré đã ra lịnh cấm không cho người dân đi theo đạo Lành tức Bửu Sơn Kỳ Hương do Ngài sáng lập.
Hiện nay, còn nhiều làng do Ngài và đệ tử của Ngài lập nên quanh vùng Thới Sơn, Nhơn hưng (huyện Tịnh Biên) Láng Linh, Cái Dầu (huyện Châu Phú) Bình Thạnh Đông (Phú Tân), Trả Bang (Rạch Giá) Tân Thành (Đồng Tháp).
Ngài viên tịch vào giờ Ngọ ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn (1856) thọ 50 tuổi.
THỜ PHẬT VÀ THỜ THÁNH MẪU
Về những sinh hoạt tín ngưỡng hỗn dung trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nhiều tài liệu Địa Chí, Văn Hoá cho biết: Núi Bà Rịa phía bắc có ngôi đền Thần Nữ, núi Thủy Vân ngoài mỏm núi có ngọn Thần Nữ, tục gọi là mỏm Đinh Cô; núi Thần Mẫu, trong động có đền Thần Nữ. Tại tỉnh Long An, tục thờ Mẫu cũng khá phổ biến, nhiều gia đình thờ Mẫu ngay trong nhà mình.
Ở huyện Châu thành tỉnh Tây Ninh, xã Phước Hiệp Thịnh có chùa Thái Lâm nơi chính điện thờ cốt Phật, phía sau lại thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Ở tỉnh Sông Bé có nhiều nơi là miếu Bà, lập lên vào thế kỷ XIX và phát triển nhiều nơi khác.
Ở vùng Vũng Tàu, tại thị trấn Long Hà, có miếu thờ Bà Thủy (Mẫu Thoải) thu hút khách hành hương đông đảo trong toàn vùng vào mùa lễ hội Bà.
Ở tỉnh An Giang, có chùa Tây An nổi tiếng, ngay trong điện thờ Phật, cũng có đặt tượng Cửu Thiên Huyền Nữ, thờ Bà Chúa Ngọc, Chúa Tiên và Cô Hai Hiên.
Tại trung tâm thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, cũng có nhiều miếu thờ Bảy Bà. Ở tỉnh Cần Thơ, tại chùa Nam Nhã thờ Tam Thánh: Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử ở gian chính giữa, hai bên lại thờ Cửu Thiên Huyền Nữ và Quan Thánh. Phía ngoài trước chùa có miếu thờThổ Thần và miếu thờ Mẫu.
Ở tỉnh Bến Tre, chỉ trong 7 xã An Đức,An Bình Tây, Mỹ Nhơn, Mỹ Chánh, Tân Xuân, Phước Tuy và Phủ Ngãi của huyện Ba Tri có nhiều miếu thờ Bà trong xã, thôn hay tronggia đình. Tại làng Hằng Thanh, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, có thờ Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Vị Thánh Nương ngay trong chính tẩm.
Ở huyện Bình Đại thuộc Bến Tre, mỗi làng đều có một miếu thờ Bà Chúa Xứ và miếu thờ Bà Thiên Hậu. Ở xã Mỹ Thạnh, thị xã Bến Tre, có miếu thờ Cửu Vị Thánh Nương bên cạnh Tiền Hiền, Hậu Hiền.
Những tài liệu nghiên cứu khác cho biết nhiều vùng khác cũng nổi tiếng trong việc tôn thờ Mẫu, như ở Tiền Giang tại thôn Mỹ Đông, tổng Lộc Mỹ có miếu thờ Trinh Nữ; tại xã Kim Đông, bên bờ sông Thủ Thừa có miếu thờ Hoả Tinh Nương Nương, được vua Tự Đức phong làm Thượng Đẳng Thần.
Tại Sài Gòn, ít nhất là 30 đình miếu có thờ Mẫu. Con số thống kê năm 1985 trong số 264 ngôi đình trong thành phố Sài Gòn có tới 42 ngôi đình còn bàn thờ bà Ngũ Hành, bà Linh Sơn, bà Thiên Hậu và Tứ Vị Nương Nương. Tại đình Nhơn Hòa, quận I Sài Gòn, bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ và Ngũ Hành Nương Nương đặt trong chính điện rất trang trọng.
Tại chùa Tây An, Châu Đốc An Giang, bên trong có bàn thờ Bà Chúa Xứ; hai bên có Chúa Ngọc và Chúa Tiên đứng hầu. Lại có bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ và bàn thờ Cô Hiên, mà dân chúng quen gọi là "Phật Cô". Chùa Ba Chúc (An Giang) thì bên trong thờ theo kiểu Tiền Phật, hậu Mẫu; bên ngoài chùa thì có miếu thờ Cửu Thiên Huyền Nữ. Trong những trường hợp dựng miếu, dù mang tính chất thờ thánh mẫuriêng biệt, tuy nhiên vẫn diễn ra tính chất hỗn dung, hoà hợptrong vấn đề tín ngưỡng.
Chẳng hạn như miếu thờ Bà ở chùa Cao ở thị xã Bến Tre, thời gian qua, bên cạnh bàn thờ bà chuá Xứ (núi Sam) vẫn còn trần thiế tthêm bàn thờ Thần Tiền Hiền và Thần Hậu Hiền nữa.
Theo những nhà nghiên cứu phong tục thì việc hỗn dung nầy có hai ý nghĩa: (a) Có thể thoả mãn được nhu cầu tâm linh của mọi tầng lớp người (b) Trong trường hợp việc thờ vị Thần Thánh nầy không được cúng tế đầy đủ thì việc thờ Thần Thánh kia sẽ lôi cuốn thêm vào. Ngoài ra, việc tập trung thờ cúng tại một địa điểm thì tính chất hội tụ vẫn cao hơn. Hai trung tâm thờ Mẫu nổi tiếng nhất của miền Nam là đền thờ Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang và điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen, Tây Ninh.
Tại những vùng có nhiều người Hoa cư trú, như tại Chợ Lớn, Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mâu, Cần Thơ, Sóc Trăng... trong nhiều đình miếu thờ Thần, thường có bàn thờ bà Thiên Hậu; lại có thêm Tứ Vị Nương Nương. Chẳng hạn như Thất Phủ Miếu của người Hoa tại số 14 đường Nguyễn Chí Thanh, thị xã Vĩnh Long, trong chính điện thì thờ Quan Công; bên phải thì thờ bà Thiên Hậu, bà mẹ Thai Sinh và Tứ Vị Nương nương bên trái. Tất cả đều được trang hoàng lộng lẫy. Cùng với những ngôi đình miếu, các ngôi chùa cũng là những không gian có thờ Thánh Mẫu.
Gia định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức ghi lại: Những lớp người nầy đã tin vào đồng bóng, kính trọng những nữ thần như Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Động, quen gọi người phu nhân tôn quý là "Bà", Bà Hoả Tinh, Bà Thủy Tinh, cô Hồng, cô Hạnh... Trong Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn khi chép về việc xây dựng vùng đất Hà Tiên cũng đã viết: Ở châu Hòn Khoai thuộc huyện Long Xuyên, có thờ Thiên Hậu Linh Thần.
Ý nghĩa và tổ chức
Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam vốn có từ lâu đời và mang nhiều dạng thức từng thời kỳ và từng vùng khác nhau. Chẳng hạn nhưtrong thời kỳ thành Luy Lâu xây dựng đã có nền tảng tín ngưỡng bà mẹ Man Nương, đồng thời hiện tượng thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Thờ Mẫu đã phát triển từ việc thờ phụng tạicung đình cho đến tín ngưỡng dân gian. Khi những tôn giáo đãkhông còn đủ sức thu hút và niềm tin cứu đời, thì Thánh Mẫu xuất hiện; việc thờ bà Chúa Liễu Hạnh (từ 1557) đã đưa đến hoàn chỉnh triết lý tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam: đó là việc thờ Tam Toà, Tứ Phủ.
Dưới thời phong kiến nhà Lê, tín ngưỡng nầy đã lan toả nhiều vùng trên đất Bắc; cho đến thời Nguyễn, việc thờ Mẫu tại miền Trung và miền Nam lại được tiếp thu thêm tín ngưỡng thờ "Mẹ của Xứ Sở" của người Chăm Pa, Thiên Y A Na, để vào thời vua Khải Định (1916 -1925) tín ngưỡng thờ Mẫu được tôn thành Thiên Tiên Thánh Mẫu (bà mẹ Trời, Tiên, Thánh), việc thờ cúng điển hình nhất là tại điện Hòn Chén ở Ngọc Trản.
Chùa Nam Nhã tỉnh Cần Thơ thì gian chính giữa thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Khổng Tử và đức Lão Tử (Tam giáo đồng nguyên) gian bên phải thì thờ đức Quan Thánh (Quan Công) có thêm Lưu Bị và Trương Phi; gian bên trái thì thờ Cửu Thiên Huyền Nữ.
Đồng thời ở bên ngoài sân chùa, bên phải thì có miếu thờ Bà Chúa Xứ (núi Sam); bên trái thì có miếu thờ Thổ Địa.
Tính chất bản địa trong việc thờ Mẫu
Những người từ Thuận Quảng đến khẩn hoang lập ấp, những người Hoa chống Mãn Thanh đến tụ cư ở miền Nam đã kiến tạo những đền thờ Mẫu rất sớm. Khi đạo Mẫu từ miền Bắc được du nhập vào miền Nam theo nhiều phương thức khác nhau thì những gì đã tiếp thu lại được tiếp thu thêm những tín ngưỡng của người Chăm Pa, người Khmer, người Hoa, đã hỗn dung lại, để trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu của mình.
Khi được phát triển trên một vùng đất mới ở Nam Phần trong khung cảnh thiên nhiên khác biệt, thờ Mẫu đã không còn khuôn mẫu Tam Toà, Tứ Phủ, tôn ông, thờ bà như ở miền Bắc hay ở miền Trung. Con người sinh sống ở đây trong vùng đồng bằng, xa dần rừng núi,cho nên Nhạc Phủ (Mẫu Thượng Ngàn vùng rừng núi) đã mờ nhạt đi nhiều.
Thiên Phủ, thì do triết lý âm dương nỗi trôi, cho nên đã chuyển thành thờ Cửu Thiên Huyền Nữ. Địa phủ, thủy phủ được tôn thờ, dođó quyền năng cai quản đất đai thuộc về các bà Chúa Xứ, Chúa Hòn, Chúa Động, kể cả bà Mẹ xứ sở người Chăm Pa trở thành bà Chúa Ngọc, bà Hồng, cô Hồng. Bà Rédeng của người Khmer thờ phụng cũng được hoà chung vào.
Về ý nghĩa thiêng liêng tôn thờ, là tiếp tục tôn thờ triết lýsáng tạo âm dương ngũ hành, cho nên có Ngũ Hành Nương Nương, Bà Thủy, bà Hoả. Vế ý thức nhớ lại nguồn ở việc thờ Bà Chúa Tiên (Liễu Hạnh) ở bà Thiên Hậu (Tứ Vị Nương Nương), bà mẹ Thái Sinh (ở người Hoa).
Thành thử ý niệm thiêng liêng về triết lý thờ Mẫu ở Nam Phần Việt Nam, cũng như trong tín ngưỡng thờ thần, đã được sự hỗn dung từ nhiều nguồn, nhiều phía. Như thế, vừa giữ được tính chất truyền thống trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu, lại vừa có tinh thần sáng tạo nữa.
Việc tổ chức nơi thờ cúng của hai miền Nam và Bắc cũng không giống nhau. Nếu ở Bắc Phần Việt Nam, thờ Mẫu thường được tổ chức ở những phủ, những đền cũng như những đạo quán và thông thường là chiếm một phần trong các chùa chiền, thì ở miền Nam, trước tiên thường thấy phổ biến Mẫu ngự ở các đình làng.
Việc thờ nầy thường chung với các thần ở trong chính tẩm hay có miếu thờ riêng ở sân đình làng. Thông thường, để thể hiện biểu tượng thiêng liêng về Thánh Mẫu bằng cách viết chữ Hán trên bài vị: Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành Nương Nương, Chúa Tiên, Chúa Ngọc...
Trong cách kiến trúc và bài trí điện thờ Mẫu, mỗi vùng có những dạng khác nhau. Thông thường, những điện thờ Mẫu nhiều nơi thường được tổ chức "phối tự" (thờ chung) cùng với việc thờ Phật, theo kiểu tiền Phật, hậu thần hay ngược lại. Có nơi lại thờ trong một miễu riêng, hoặc đứng biệt lập, hoặc ở sân chùa. Bà Cửu Thiên: ngồi trên ngai, đội mũ Hoàng Hậu, khoác áo màu đỏ, quần đỏ.
Năm bà ngũ hành: ngồi trên đài sen màu hồng phấn, đội mũ hoàng hậu áo nhiều màu. Bà hành Thổ: ngồi trên đài sen ở phía chính giữa khoác áo màu vàng. Bà hành Hoả: khoác áo màu đỏ, ngồi phía bên trái tầng trên. Bà hành Mộc: khoác áo màu xanh, ngồi phía bên phải tầng trên. Bà hành Kim: khoác áo màu trắng, ngồi phía bên trái tầng dưới. Bà hành Thủy: khoác áo màu tím, ngồi phía bên phải tầng dưới.
Miếu bà chuá Xứ là hình ảnh rõ rệt nhất của sự hỗn dung hoà hợp nầy, mà trong đó ảnh hưởng của tín ngưỡng của người Khmer cũng đãchi phối vào. Trong điện thờ trên cao nhất là pho tượng bà bằng đá sa thạch , mặt tượng trông phúc hậu, môi tô son, lông mày kẻ chỉ, xiêm áo lộng lẫy, đội mũ Hoàng hậu. Tượng Bà được ngăn cách bằng y môn là hai tấm màn đỏ vén lên vừa phải. Trước mặt tượng hai con hạc trắng đứng chầu hai bên. Tiếp xuống phía dưới, bên phải có thờ một tượng Linga (dương vật) bằng đá mà dân chúng thường gọi là "Thờ Cậu"; còn bên trái thì thờ Yoni (âm vật), gọi là "thờ Cô". Xuống lớp thứ 2 ở giữa là bàn thờ Hội Đồng, liền sát có hai con phượng hoàng chầu hai bên.
Tiếp xuống, bên trái là bàn thờ thần Tiên Hiền Khai Khẩn, bên phải là bàn thờ Hậu Hiền Khai Cơ. Nhận định về cách bài trí thờ phượng tại ngôi đền thánh Mẫu nổi tiếng nầy. Ta thấy rõ sự hoà hợp theo nghi thứ "Tiền Phật, hậu Mẫu" rất rõ nét trong khoảng không gian thờ phượng thiêng liêng nầy. Tại đây, Thánh Mẫu (Bà Chúa Xứ) ngự lên trên vị trí cao nhất dùng làm chủ điểm.
Linga và Yoni vốn là hình tượng "phồn thực" của người dân du mục Aryens, được đọng lại trong Bà La Môn Giáo, sau đó ảnh hưởng sang Ấn Độ Giáo trên đất Ấn Độ thời cổ đại.
Người Chân Lạp đã tiếp thu trong văn hoá tâm linh của họ, thì bây giờ được thể hiện tại miến thờ Bà Chúa Xứ. Tại đây thì lại được gọi là "Ban Cậu" và "Ban Cô", để trở thành văn hoá tâm linh thờ Mẫu của người Việt. Tuy nhiên trong sự kết hợp thờ phượng nầy, lại còn có thêm các vị Tiền Hiền Khai Khẩn đất đai trong làng cùng với Hậu Hiền Khai Cơ Nghiệp, để lưu lại cho con cháu sau nầy. Tính chất hội tụ nầy đã tạo ra một không gian thờ phượng tuy phức tạp, nhưng đã hợp với nhu cầu tín ngưỡng của người bình dân. Trí thức thì gọi là hình trạng của "Tam giáo đồng nguyên" nhưng với người bình dân, đã có đủ các vị Thần Thánh để cúng bái, khẩn cầu trong bất cứ trường hợp nào chăng đi nữa.
Ca dao vùng nầy có đoạn:"Phụng hoàng đua, chim sẻ cũng đua,Anh dạo chơi trước miễu, sau chùa, Đụng người mua bán, quê muà thiếu chi..." Chúng ta cũng thấy sự hỗn dung nầy đã được lập lại ở một trung tâm thờ Mẫu khác ở miền Nam Việt Nam, tức là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen, Tây Ninh. Trên một lộ trình dài theo triền núi, cả một hệ thống chùa và điện được kiến tạo dày đặc. Lâu lâu, lại được dựng lên một am nhỏ trên đưòng đi và lập tức được khách hành hương dừng lại để khấn vái.
Kể từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen gồm có: chùa Trung, Linh Sơn Tiên Thánh Tự, chùa Mới, điện Bà, chùa Hang, chùa Đảnh (đỉnh núi). Chùa Đảnh thì nay chỉ còn lại nền của chùa, do những phá hoại trong chiến cuộc vừa qua. Những hình thức thờ phượng sầm uất nhất trong hệ thống nầy đều tập trung tại chùa Hang.
Ngày trước mang tên là chuà Đá, đường lên khó khăn. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí đời Nguyễn có ghi lại quang cảnh ở nơi đây như sau:- " Lưng núi (Bà Đen) có chùa Đá, ít người đi đến".. Nhưng nay thì hoàn cảnh đã khác hẳn. Hệ thống thờ phượng tại đây như sau:Từ bặc cấp ngoài vào thì có 2 miếu thờ Tiêu Diện Đại Sĩ và thờ Diêu Trì Kim Mẫu (Mậu Địa) cách nhau không xa. Bước vào cửa thì thấy ngay những pho tượng Hộ Pháp và Thập Điện Diêm Vương. Kế đó là tượng đức Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát mà người thuờng dâng cúng lễ rất trang trọng trong ngày Tự tứ rằm tháng bảy, ngày Xá tội Vong nhân tức là lễ Vu Lan Báo Hiếu.
Ngay sau đó là ba pho tượng ngay hàng là: Đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật Cửu Long (Phật đản sinh) ở chính giữa, bên trái (kể từ ngoài nhìn vào) là tượng đức Quan thế Âm Bồ Tát Chuẩn Đề; bên phải cũng là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát cầm cành dương liễu và bình nước cam lộ.
Vào sâu hơn là ba pho tượng Tam Thế Phật (đức Thích Ca, đức Di Đà, đức Di Lặc). Một tầng sâu hơn là tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế song song với đức Địa Tạng Vương Bồ tát. Sau cùng hết là tượng bà Chúa Xứ màu trắng trong tư thế ngồi (bên phải) và tượng Linh Sơn Thánh Mẫu, màu đen, trong tư thế ngồi (ởbên trái). Nhìn chung, việc thờ Mẫu rất phổ biến khắp các đình miếu, nếu không thờ ngay trong chánh điện, thì cũng được thiết lập am thờ riêng ở sân; đó là miếu của Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành Nương Nương, Bà Chúa Xứ Nương Nương, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Linh Sơn Thánh Mẫu, Kim Hoa Thánh Mẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thủy Long Thần Nữ, Bà Mẹ Thai Sinh...
Xem như thế, ta thấy người Việt trong nhiều tỉnh ở miền Nam Việt Nam, nguồn tín ngưỡng thờ mẫu vẫn đang còn tiếp tục phát triển trên nhiều chiều hướng khác nhau. Bất cứ ở đầu có đền miếu thờ Thần, thì tại nơi đó thường có thờ Mẫu. Thờ Mẫu không những phổ biến trong không gian, mà còn phong phú, đa dạng về nội dung ý nghĩa nữa. Tại vùng nầy, cũng có những thời kỳ tiếp thu văn hoá của người Khmer, người Chăm Pa, người Hoa. Tuy nhiên, không chỉ tiếp thu, ảnh hưởng, mà người Việt ở Nam Phần thực sự đã hình thành nguồn tín ngưỡng phổ biến, mang tính chất thiêng liêng về phương diện triết lý nhân sinh và nhận thức.
Nguồn gốc Thiên Tiên thánh Giáo
Lên đồng tại những đền thờ Thánh Mẫu (Liễu hạnh, bà Chúa Thượng Ngàn, Vân Hương Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu...) gần với nghệ thuât sân khấu vàcũng thường trình bày tại những nơi có thờ tự đạo Thiên Tiên Thánh Giáo. Theo những nhà nghiên cứu tín ngưỡng bình dân Việt Nam thì thựcchất Thiên Tiên Thánh mẫu là một tín ngưỡng đồng bóng được biến thể, một lối tín ngưỡng đã có ở đất nầy từ nhiều thế kỷ trước từ trong tư tưởng Đạo Giào biến thể mà ra để gần với dân gian hơn.
Tuy nhiên trong xu thế ảnh hưởng nầy đã không trực tiếp từ kinh sách hay thần điện của Đạo Giáo. Nguyên nhân là vì kinh sách Đạo Giáo quá nhiều, uyên áo, có phần bí hiểm, siêu hình và cả những đạo sĩ Việt Nam trước đây ít người có điều kiện tiếp xúc hay thâm cứu (Đạo tạng của tôn giáo nầy tàng trữ tại Bạch Vân Quán ở Bắc Kinh lên đến 512 bộ, 5480 quyển).
Về thần điện thì Đạo Giáo lại thờ:- Nguyên Thủy thiên tôn, tức là đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư vị. - Thái Thượng Lão Quân hay Lão Tử.- Huyền Thiên Thượng Đế tức là chòm sao Bắc Đẩu.- Văn Xương Đế Quân, tức là chòm sao Văn Xương. - Thái Ất Từ Tôn.- Quan Thánh Đế Quân.- Tam Giới Thánh mẫu. Từ chư vị trong thần điện nầy của Lão Giáo khi ảnh hưởng sang nước ta, tín ngưỡng Thờ Mẫu và chư vị ở Việt Nam chỉ tiếp thu một số thần vị chính như Quan Thánh Đế Quân, Tam Giới Thánh Mẫu.
Tuy nhiên, ảnh hưởng chính là từ phương thuật cầu cúng, hành lễ của đạo sĩ, pháp sư như lên đồng, dùng bùa chú yểm trừ ma, trị bệnh bằng những phương thuật phổ biến thì lại mô phỏng phần lớn theo lối thờ cúng tại Trung Hoa. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng đề cập đến một ảnh hưởng thứ hai từ phương Nam tức là tín ngưỡng Chăm Pa, mà tiêu biểu nhất làviệc thờ Thiên Y A Na (Po Yan Inư Nagar). Ảnh hưởng nầy diễn ra từ khi cư dân Việt đi vào Nam định cư tại châu Hoá, cho đến các đời vua Nguyễn, thì việc chuyển hoá nữ thần Chăm Pa trở thành nữ thần Việt với những nghi lễ khác nhau. Những điều nầy đã diễn ra tại miền Trung mà điển hình rõ nét nhấtlà tại điện Hòn Chén (Huế).
Theo những nhà nghiên cứu phong tục học thì trong thuở ban đầu, cư dân Việt chỉ kế tục việc thờ cúng nầy một cách đơn giản.
Ở miền Nam thì việc thờ cúng Mẫu lại phong phú và đa dạng hơn. Trong Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có viết:" Trong Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An có nhắc nhiều đến những lối lên đồng vùng đất Hoá Châu thịnh hành vào thế kỷ XVI. Đạo thờ Thiên Tiên Thánh Giáo xuất hiện đầu tiên tại Huế, có quy mô rộng lớn từ vùng Quảng Trị đến Cà Mâu.
Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo hiện nay có trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Huế, đồng thời có 12 chi hội ở khắp các tỉnh lớn và tín đồ Tiên Thiên Thánh Giáo đến nay lên đến 250,000 người.
Những vị thần: Những tín đồ của Thiên Tiên Thánh Giáo thường coi Thánh Mẫu và nữ thần Pô Nagar (Thiên Y A Na) của người Chăm Pa vẫn là một. Cũng tại điện Hòn Chén, ngoài vị thần chính như đã nói, lại còn thờ các vị Thần linh trong bốn cõi gọi là Tứ Phủ: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ và Âm Phủ.Trong tín ngưỡng dân gian thì những vị thần linh kể trên phần lớn đều được tôn thờ trong những lễ đồng bóng ở miền Bắc; sau đó,lại có thêm ba vị phục quốc khác là Phạm Nghinh, Phạm Nhan, Phạm Thạch.
Nhiều nơi lại còn có thờ bảy vị "thánh", mà đứng đầu lại là vua Gia Long (?) (Theo Truyền thống sân khấu Huế - Nguyễn Huy Hồng- 1986).
Tại miền Nam, thờ Mẫu cũng đa dạng. Theo Gia Định Thành Thông Chí. Những nữ thần trong tín ngưỡng nầy là: bà chúa Ngọc, bà chúa động (quen gọi người phu nhân tôn quý bằng bà), bà Hoả Tinh, bà Thủy Long, cô Hồng, cô Hạnh. Ổ châu Hòn Khoai, thuộc huyện Long Xuyên, có đều thờ bà Thiên Hậu, núi Bà Rịa có đền thờ Thần Nữ, núi Thúy Vân ngoài mỏm núi có ngọn Thần Nữ, tục gọi là mỏm Dinh Cô, trước kia con một người con gái 18 tuổi bị bão đánh chết rồi dạt vào đây, dân chúng địa phương chôn cất tử tế; sau ứng mộng cho biết tên là Thị Cách, hoá thành Thần tức là Thần Mẫu (ĐNNTC).
Ở núi Bà Đen có điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Miền Nam, nhiều nơi còn thờ "bảy Bà, ba Cậu". Bảy bà là: bà chuá Ngọc, bà Thủy, bà Hoả, bà Chúa Xứ, bà Chúa Động, bà Cố Hỷ, bà Chúa Tiên; ba cậu là: Cậu Trày, cậu Quý và cậu Lý. Hai cậu Trày và Quý là con của bà chuá Ngọc, làm bạn với một vị Thái tử Trung Hoa mà sinh ra; lại còn nhắc đến một nhân vật khác tên là cậu Thông. Trịnh Hoài Đức cũng nhấn mạnh rằng: "Dân chúng ở đây (Nam Phần) ưa thích việc đồng bóng, kính trọng Nữ Thần, thờ cúng Nữ thần".
Nhiều nơi khác còn thờ những vị Thần (đa số là Nữ thần) khác. Tại tỉnh Định Tường, tổng Lộc Mỹ có miếu thờ Trinh Nữ. Tại xã Vĩnh Kim Đông, bên bờ sông Thủ Thừa có miếu thờ Hoả Tinh Nương Nương, mà người dân trong vùng thường gọi là "Cổ Tự Linh Sơn Thánh Mẫu". Tại đình làng Điều Hoà có thờ "Tứ Vị Nương Nương" mà theo truyền tụng là 4 Nữ Thần được vua Tự Đức sắc phong là 4 Thượng Đẳng Thần. Tại tỉnh Bến Tre, trong những xã An Đức, An Bình Tây, Mỹ Nhơn, Mỹ Chánh, Tân Xuân, Phước Tuy, Phú Ngãi đều có lập miếu thờ Mẫu rất trang trọng.
Chùa Tây An tại An Giang cũng lập bàn thờ Mẫu ngay sát cửa ra vào để thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, bà Chúa Ngọc, bà Chúa Tiên, Cô Hai Hiên. Cô Hai Hiên mà người dân miền Nam thường gọi là "Phật Cô Hai" một cô thôn nữ ở Nha Mân (nay thuộc Đồng Tháp) làm nghề bán bánh lọt, bị ngã xuống sông chết đuối vào giờ linh cho nên được dân chúng thờ phụng ở chùa Tây An.
Cũng tại chùa nầy còn có thờ Thất Thánh, Chúa Tiên, Chúa Ngọc.
CHÙA PHẬT TÍCH
Ngày nay dấu vết nguyên thủy của chùa Phật Tích đã không còn nữa; tuy nhiên, ba lớp nền rộng ở sườn núi Tiên Sơn (Hà Bắc) bề ngang đến 60 mét, ốp nền trên cao hơn lớp nền dưới 4,5 mét, phải lên xuống bằng nhiều bậc thang; chiều dài của ba lớp nền tổng cộng gần 100 mét; điều nầy đủ chứng tỏ quy mô đồ sộ của công trình kiến trúc nầy.
Trên ba lớp nền xây dựng nhà ngang dãy dọc, tiền đường, bảo tháp và trong nhiều thế kỷ trước là nơi tập họp thiện nam tín nữ đến hành hương. Tương truyền bậc nền thứ nhất là sân chùa, có vườn hoa, nơi xẩy ra câu chuyện truyền kỳ về "Từ Thức gặp tiên". Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ, ngày nay không tìm thấy nữa. Ngôi chùa thời Lê cũng nằm ở đây. Đào xuống nền ngôi chùa nầy, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc đời Lý và nền móng của ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh là 8,5 mét. Bậc nền thứ ba là nơi cao nhất, có Long Trì, là một ao hình chữ nhật, kè đá chung quanh, nay đã cạn nước.
Nghệ thuật kiến trúc được ca ngợi trong lăng bia năm 1686 khi trùng tu ngôi chùa nầy thì nay không còn; tuy nhiên, một số ít tác phẩm điêu khắc đẹp tìm thấy được ở đây là di tích vô cùng quý giá của nghệ thuật tạo hình của đời Lý.Phật Tích là ngôi chùa còn giữ lại được nhiều tác phẩm điêu khắc đời Lý. Ngay ở bậc thềm nền thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá caogần 2 mét, gồm: sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa; mỗi loại haicon, nằm trên bệ hoa sen, tạc liền sâu vào những khối đá lớn.
Giữa chùa là pho tượng Phật ngồi tham thiền nhập định trên toà sen, cao 1,85 mét, kiểu chung cả bệ là 3 mét. Đây là một kiệt tác điêu khắc đời nhà Lý còn lại đến nay. Tại chung quanh di tích của chùa nầy, còn tìm thấy được những di vật đời Lý khác như: đá ốp tường, dấu lề, chân tảng, trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, nhạc công, vũ nữ.
Tháp chùa Phật Tích được khai quật trong khoảng 1937 - 1940 do những chuyên gia trường Viễn Đông Bác Cổ thực hiện. Việc khai quật căn cứ theo những sách sử còn lưu hay những hiện vật tìm thấy rải rác chung quanh. Nền tháp hình vuông, mỗi chiều rộng 8,50 mét. Nhiều vật điêu khắc trên sa thạch; nhiều gạch nung lớn nhỏ khác nhau, màu đỏ tươi, có in hàng chữ: "Lý triều, Đệ tamđế, Long Thụy Thái Bình Đệ Tứ Niên (tức là năm 1057).
Nhiều di vật bằng đá khai quật được: tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, pho tượng Kim Cương, mấy pho tượng Thiên thần Kinnari (tiên nữ đầu người mình chim), nhiều đá tảng chạm khắcvòng cánh sen, nhạc công, hai mảnh đá chân cột, những bộ "con sơnchồng đấu".
Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phú)
Tháp Bình Sơn ở tại chùa Vĩnh Khánh, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú. Đây là một công trình kiến trúc bằng đất nung, được xem là đời Lý còn sót lại ở miền Bắc. Đây cũng là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình quý giá.
Cho đến nay, vẫn chưa xác quyết được niên đại cụ thể. Bảo Tàng Viện Finot tại Pháp đã thực hiện bằng thạch cao ở một mặt phần bệ và tầng thứ nhất của tháp, đã xếp vào loại nghệ thuật đời nhà Đường (?) tức là trong khoảng thế kỷ IX đến X.
Một số nhà nghiên cứu kiến trúc Việt Nam ước tính tháp nầy xuất hiện vào đời nhà Lý, ở vào thế kỷ XI - XII. Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam thì cho rằng: đây là tác phẩm vào đời Lý. Tháp Bình Sơn kiến tạo trong quy mô lớn, hiện còn 11 tầng và bệ; chiều cao khoảng 15 mét (mất chỏm khoảng 2,1 mét), chân dài 4,4 mét. Kỹ thuật xây tháp tinh xảo và khá đặc biệt, cho nên việc phác thảo để phục chế thật không dễ dàng.
Bệ tháp Bình Sơn thể hiện đơn giản, tuy nhiên vẫn có một hàng gạch cao khoảng 12 phân, chạm thành một đường lá cú cuốn qunah rất mềm mại. Phần giữa bệ tháp chia ra thành nhiều ô dài, có chạm hình sư tử hí cầu. Bên trên là đường lợi chuông và đường gờ. Mặt bệ chạm hạt ngọc bầu dục có viền cánh hoa.
Trên bệ toàn sen gồm ba tầng cánh sen được tô nổi lên. Tầng dưới úp sấp lại, hai tầng trên lật ngửa, cách nhau bằng một nẹp ống, bó chặt toà sen. Tầng thứ nhất của thân tháp cao khoảng 3 mét; mỗi mặt có một khuôn cửa hình chữ nhật, giữ chặt hai góc trên. Chỉ có cửa chính bỏ ngỏ, ba cửa kia bịt kín. Trên mỗi khuôn cửa có đắp lá nhĩ, trang trí bằng hình tròn hoa lá. Lòng tháp ở bốn mặt đều rỗng; cốt tháp được xây bằng gạch vồ được nung kỹ; mặt ngoài phần bệ thì xây bằng loại gạch khẩu; sáu hàng phía dưới có mặt trơn; những hàng khác thì trang trí hoa dây, con giống, ô trám.
Còn những tầng trên thì bề mặt được ốp bằng những tảng đất nung đỏ, kích thước khác nhau, tuy nhiên, khi ghép chung, đã tạo được một phối cảnh hoà hợp với nhau.Mội bên cửa tháp có ba ô chữ nhật đứng, viền cánh sen. Trong mỗi ô có ba vòng tròn, trong có chạm hình rồng uốn khúc. Trên hàng ô chữ nhật và ô cửa, có vòng đai đỡ hai tầng con sơn chồng đấu hình chạc ba. Giữa những bộ chồng đấu có hình lá sồi và dây lá. Hàng con sơn đỡ năm hàng gạch xây nhô đầu ra, thành một tầng mái. Trên mái là bệ của tầng nhì, có một hàng cánh sen lập ngữa đỡ lấy thân tháp. Từ tầng ba trở đi các tầng trên đều thu ngắn, ở mỗi mặt có một khuôn cửa tò vò, nhưng đều bịt kín; mỗi bên cửa có bốn ô chữ nhật viền cánh sen; trong lòng, có in hình một cây tháp nổi.
Theo nghiên cứu chi tiết cho thấy: tháp nầy đã được thiết kế khá công phu, những mẫu trang trí đều chạm khắc bằng tay, những đường vuốt đều dứt khoát, sắc bén. Nhiều vị trí được dùng khuôn in, cắt ra từng mảng nhỏ để nung, trước khi lắp vào. Có nhiều mảng hình trang trí bị cắt ngang, vì khi nung, đã bị con gót không đều đặn; thành thử, khi ráp lại, hình ghép lại đã bị xê xích vị trí.
Theo nghiên cứu, thì những mảng đất được nung chín, với độ lửa rất cao; có một số vị trí nung lửa già, trở thành màu thẫm, trôngnhư phủ bằng men. Cạnh của mỗi tảng đất nung có một lỗ hình thang, hai lỗ của hai viên ghép sát nhau, tạo thành một mộng cá, để đổ chì vào. Giữa các tầng tháp, ngăn cách nhau bởi một đường gờ mặt ngoài có trang trí hình những hoa dây.
Các mặt tháp của tầng trên đều có cửa tò vò, dùng làm trung tâm để trang trí, rồi từ đó nới rộng ra, với những hình chạm hoa cúc. Ở tầng thứ nhất, trong mỗi đồ hình chữ nhật, có ba vòng tròn. Mỗi vòng tròn là một đồ án trang trí hình rồng. Từ tầng thứ 2 trở lên, các khung đố hình chữ nhật lại có hình tháp chạm nổi. Như vậy, kiểu dùng gạch để trần thì theo mô thức kiến trúc của Chiêm Thành, nhưng kiểu dùng hai tầng con sơn chồng đấu thì lại theo kiến trúc Trung Hoa.
Như vậy, tùy theo những vị trí thích hợp, những nghệ nhân phụ trách ngôi tháp Bình Sơn đã tỏ khiếu thẩm mỹ rất tinh tế, biết cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng trong từng chi tiết bố cục chiều cao của tháp. Đó là kiểu phối hợp hai thể kiến trúc khá hài hoà và nhuẫn nhuyễn. Đây là sắc thái nghệ thuật được tồn tại cho đến cuối đời Trần và Hồ.
CHÙA MỘT CỘT
Chùa Một Cột còn có tên là chùa Diên Hựu xây ngay ở trung tâm của kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa được dựng lên trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ một giấc mơ.
Tương truyền rằng: vào năm 1049, vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu. Vì thế có tên là chùa Diên Hựu.
Năm 1105 Lý Nhân Tông ban sắc chỉ cho sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa nầy, trước sân lại còn cho xây thêm một bửu tháp theo mô hình kiến trúc Cham Pa. Ba năm sau đó, ý Lan Phu Nhân cũng cho đúc một quả chuông rất to, tương truyền là nặng đến một vạn hai nghìn cân. Chuông nầy có tên là Giác Thế Chung, ngụ ý là tiếng chuông sẽ thức tỉnh người trên cõi đời.
Chuông nầy được liệt vào một trongTứ đại khí trong thời bấy giờ. Nhưng sau khi hoàn thành thì chuông gióng lên không kêu liền cho đem bỏ ngoài ruộng, có nhiều rùa. Chuông có tên là chuông Quy Điền. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông ngôi chùa nầy tu bổ đã cho xây 2 ngọn tháp chỏm trắng.
Một số giả thuyết cho rằng chùa trước lớn hơn bây giờ, nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Chùa xây trên trụ đá hình bát giác, mỗi cạnh có một khối gỗ chống từ cột lên xà ngang. Từ xà ngang hướng lên phía trên có 8 cột chống. Chùa cất theo bố cục hình vuông; các góc đều được trang trí khá tinh vi. Mái được lợp ngói uyên ương (âm dương) ở phần chánh điện và lợp ngói ngang ở phần sau. Từ bờ hồ đi vào có xây một bậc thang dùng làm lối đi chính vào chùa.
Cho đến thế kỷ XV, quân Minh đem quân sang xâm lăng nước ta, chiếm được thành Đông Quan (tức là Hà Nội sau nầy). Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn ra chống lại quân thù, bao vây thành lũy của chúng rất gấp. Vì thiếu vũ khí đạn dược, cho nên tướng Minh là Vương Thông đã sai quân lính đem phá hủy chuông nầy để lấy đồng đúc gươm giáo. Lê Lợi thắng giặc đem lại thịnh trị cho đất nước, nhưng chuông Quy Điền thì đã không còn lại nữa. Chùa Một Cột được trùng tu nhiều lần, nhưng quan trọng nhất là cuộc đại trùng tu vào những năm 1840 cho đến 1850 và cuối cùng là năm 1920 sau nầy nữa.
Đài Liên Hoa còn sót lại ngày nay cũng là do cuộc trùng tu theo mẫu cũ vào năm 1955. Đài nầy xây theo hình vuông, mỗi cạnh đo được 3 mét, có mái cong theo kiến trúc Trung Hoa, được dựng trên một cột cao 4 mét, đường kính vào khoảng 1,2 mét gồm có hai trụ đá ghép lại với nhau, thành một khối khá hoàn chỉnh. Tầng trên của chùa là một khung gỗ khá kiên cố đỡ ngôi đài. Mái chùa được lợp bằng ngói, bốn góc được gặp cong vút lên. Trên mái có tạc hình Lưỡng long triều nguyệt bằng những mảnh sành sứ ghép lại với nhau khá tỉ mỉ.
Từ xa nhìn lại thì ngôi chùa nầy có dáng một toà sen đang vươn thẳng lên; chung quanh có hàng lan can làm bằng những viên gạch được tráng màu xanh. Con đường đi qua hồ theo một lối đi nhỏ hơn, lót bằng gạch, rồi một cầu thang lên Phật Đài. Chùa Một Cột đã trở thành một biểu tượng của những ngôi cổ tự Việt Nam cũng như điển hình
----o0o---