净土不可言无
有人说:“净土是唯心所现的,不可能在十万亿佛刹之外更有极乐净土”。“唯心净土”这句话,原出经语,这是真实,并非谬误。但若把这句经语引来作为没有极乐净土的依据,却是错会了经语的旨意。究实而论,即心即境,终没有心以外的境;即境即心,也没有境以外的心。既然境就是心,何必定要执心而排斥境。可见拨境言心,说明本身并未通达“唯心”二字的含意。又有人说:“临终所见的净土,皆是出于自心,所以并无净土。”
何不想一想,古今念佛往生的人,当他们临终时,不但有圣众来接迎,并且还有天乐异香幢幡楼阁等。这种种瑞相,假如只有临终的人自己独见,还可以说是“自心”。但往往却是在场的大众都能见到。有听闻天乐隐隐约约向西而去的,有异香在室多日不散的。天乐不向他方,单向西方而去;念佛的人已经去世了,而室中异香犹在。像这种种现象,能说没有净土吗?有人于定中见金莲花标着圆照宗本禅师的名字,难道他人的心可以移作圆照禅师的心吗?又试问你:若临终时,地狱相现,是不是心?答:是心。问:心理地狱,此人堕不堕地狱?答堕。问:既堕地狱,可见地狱的确是有的。那么,地狱既有,难道净土独无吗?心现地狱的人,堕实有的地狱;心理净土的人,难道不生实有的净土吗?所以宁可说有如须弥,切莫说无如芥子。谨慎谨慎!
Không thể nói không có Tịnh độ
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
Thật ra, ngay tâm tức là cảnh, hoàn toàn chẳng có cảnh ngoài tâm; ngay cảnh chính là tâm, cũng chẳng có tâm ngoài cảnh. Đã cảnh chính là tâm, đâu nhất định phải lấy tâm mà bỏ cảnh. Có thể thấy, bỏ cảnh nói tâm, hàm ý nói rõ bản thân hoàn toàn chưa thông đạt hai chữ “duy tâm”. Lại có người nói: “Lâm chung thấy Tịnh độ, đều xuất phát từ tâm, cho nên hoàn toàn không có Tịnh độ”.
Sao không nghĩ thử, xưa nay người niệm Phật vãng sinh, lúc họ lâm chung, không chỉ có thánh chúng đến đón rước, mà còn có nhạc trời, mùi hương lạ, tràng phan, lầu đài v.v. Nếu chỉ có người lâm chung thấy được các tướng lành này thì có thể nói là “tự tâm”. Nhưng thường thường lại là đại chúng trong đạo tràng đều có thể thấy được. Có người nghe nhạc trời du dương vọng về hướng Tây, mùi thơm lan tỏa khắp phòng nhiều ngày không mất. Nhạc trời không đi về phương khác, chỉ đi về phương Tây; người niệm Phật đã qua đời mà trong phòng vẫn còn mùi thơm. Các hiện tượng này, có thể nói là không có Tịnh độ ư? Có người nhập định thấy hoa sen vàng hiện rõ tên của thiền sư Viên Chiếu Tông Bản, lẽ nào tâm họ có thể dời được tâm của thiền sư Viên Chiếu?
Lại hỏi thử quý vị: Nếu lúc lâm chung, tướng địa ngục hiện ra, có phải là tâm không?
Đáp: Phải.
Hỏi : Địa ngục trong tâm, người này có rơi vào địa ngục không?
Đáp: Có.
Hỏi: Đã rơi vào địa ngục, có thể thấy chính xác là có địa ngục. Vậy thì đã có địa ngục, lẽ nào không có Tịnh độ? Tâm người hiện địa ngục, thật có địa ngục, tâm người có Tịnh độ, lẽ nào không thật có Tịnh độ? Cho nên, thà nói có như Tu Di, nhất quyết đừng nói không như hạt cải. Cẩn thận! Cẩn thận!
出世间大孝
为人子女于父母,能够代父母操劳办事,以可口饮食供奉,使父母得到安心,这便是所谓孝了。努力做一个既有道德修养,又有学术造诣,对社会有所贡献的人,使父母因子女的美德声誉而感到自豪,增添光彩,这便是大孝了。
劝父母修学净土法门,使父母将来得生净土,永脱轮回之苦,常受无重妙乐,这是大孝中的大孝了。我出生得晚,当我刚闻到佛法时,不幸父母都相继去世了,使我悲痛到极点。虽然十分想要补救,但已是不可能了。
因此,奉劝诸人,父母在堂,应该早劝念佛,父母命终之后,要为父母念佛三年,若因事务冗忙,不能专心念佛三年,或以一年为限,或以七七日为限,都可以。
凡孝子要报父母劬劳之恩,对于这伯要紧事不可不知。
Đại hiếu xuất thế gian
Bổn phận làm con, phải hết lòng làm những việc khó nhọc thay cho cha mẹ, cung phụng những món ngon vật lạ, để cha mẹ được an lòng, đây gọi là hiếu thảo. Cố gắng làm người có tu dưỡng đạo đức, lại có trình độ học vấn, cống hiến cho xã hội, làm cho cha mẹ cảm thấy tự hào, thêm phần vinh dự vì danh tiếng đạo đức tốt của con mình, đây chính là đại hiếu.
Khuyên cha mẹ tu học pháp môn Tịnh độ, để khi lâm chung được vãng sinh Cực Lạc, vĩnh viễn thoát khổ luân hồi, thường được an vui vô lượng, đây là đại hiếu trong đại hiếu.
Tôi sinh ra đời muộn màng, khi vừa biết Phật pháp thì không may cha mẹ đều lần lượt qua đời, khiến tôi đau khổ đến tột cùng, dù rất muốn cứu giúp, cũng không thể được. Vì vậy, kính khuyên mọi người, lúc cha mẹ còn sống, phải mau khuyên niệm Phật, sau khi cha mẹ qua đời thì phải niệm Phật ba năm cho cha mẹ. Nếu vì công việc bận rộn, không thể chuyên tâm niệm Phật ba năm thì có thể niệm một năm, hoặc bốn mươi chín ngày cũng được.
Phàm là người con hiếu, muốn đền đáp công ơn khó nhọc của cha mẹ thì không thể không biết điều này.
念佛不碍参禅
从前有人说:“参禅不碍念佛,念佛不碍参禅。”可是又有人说:“禅净不许互相兼带。”但也有参禅兼修净土的人,如宋朝的圆照宗本、真歇清了、永明延寿、黄龙悟新、慈受怀深等诸位禅师,都是禅门中的大宗匠,然而他们对于净土法门仍留心兼修,并不妨碍他们的禅定功夫。
由此可知参禅的人,虽念念究自本心,但也不妨发愿,愿命终时往生极乐。为什么呢?因为参禅即使得个悟处,但如果不能如诸佛住常寂光中,又不能如阿罗汉生死已了入无余涅盘,不再受轮回,则尽此报身之后,心定还有个生处。与其生在人世而亲近明师,怎如生到莲花国中而得亲近阿弥陀佛,不是更为殊胜吗?因此,念佛不但不碍参禅,而且还有益于参禅。
Niệm Phật không chướng ngại tham thiền
Trước đây, có người nói: “Tham thiền không chướng ngại niệm Phật, niệm Phật không chướng ngại tham thiền”. Nhưng lại có người nói: “Thiền, tịnh không thể dung hợp lẫn nhau”. Nhưng cũng có người tham thiền gồm tu Tịnh độ như các thiền sư Viên Chiếu Tông Bản, Chân Yết Thanh Liễu, Vĩnh Minh Diên Thọ, Hoàng Long Ngộ Tân, Từ Thọ Hoài Thâm v.v., triều đại Nhà Tống, đều là bậc đại tông sư trong thiền môn, nhưng họ vẫn lưu tâm tu tập pháp môn Tịnh độ, hoàn toàn không ngăn ngại công phu thiền định.
Do đây có thể biết, người tham thiền, tuy mỗi niệm đều cứu xét bản tâm của mình, nhưng cũng không trở ngại phát nguyện, nguyện khi mệnh chung được vãng sinh Cực Lạc. Vì sao? Vì tham thiền thì được tỏ ngộ, nhưng nếu không thể bằng chư Phật, trụ trong Thường tịch quang, lại cũng chẳng bằng A la hán đoạn tận sinh tử, nhập vô dư niết bàn, không còn luân hồi thì sau khi mãn báo thân, tâm định vẫn còn chỗ sinh. Người này sinh vào nhân gian, được gần gũi bậc minh sư, sao bằng sinh vào cõi nước Hoa Sen, được gần gũi đức Phật A Di Đà, chẳng phải là thù thắng hơn ư? Vì vậy, niệm Phật không những không trở ngại tham thiền, mà còn có ích cho việc tham thiền nữa.
随处净土
有人说:“我不是不信净土,也不是轻视净土而不愿往生。只是我所要往生的净土与别人不同。东方有佛我东往,西方有佛我西往。无论四维上下,天堂地狱,只要有佛的国土,我都随处往生。不象天台、永明等诸位,求生净土的人,定要专往西方的极乐世界。”这种说法,语调甚高,含意甚深,义理也玄,但是不可以作为法则。经说:“譬如小鸟羽毛未丰,止何依附树枝。”也就是说:必待羽毛丰满了,身强气盛,才可飞翔高空,遨游天下。这自然不是初发菩提心的人所能达到的。所以当时世尊教示韦提希修习十六观法,必先从“落日悬鼓”开始,以便定志西方。而从前高僧大德有坐卧不忘西向的,难道他们不知随方都有佛国?惟大解脱人,才能做到任意而往,如果尚未达到这种功夫,还是老实依照佛的教导去修习。
Tịnh độ khắp nơi
Có người nói: “Tôi không phải không tin Tịnh độ, cũng chẳng phải xem thường Tịnh độ mà không nguyện vãng sinh. Chỉ là Tịnh độ mà tôi muốn vãng sinh không giống người khác. Phương Đông có Phật thì tôi vãng sinh về phương Đông, phương Tây có Phật thì tôi vãng sinh về phương Tây. Bất luận là bốn phía trên dưới, thiên đường địa ngục, chỉ cần có cõi nước Phật thì tôi đều vãng sinh về đó. Không giống như các vị Thiên Thai, Vĩnh Minh và người cầu sinh Tịnh độ, nhất định chuyên cầu vãng sinh thế giới Cực Lạc ở Tây phương”.
Cách nói này, ngữ điệu rất cao, hàm ý rất sâu, nghĩa lý cũng huyền diệu, nhưng không thể lấy làm phép tắc. Kinh chép: “Thí như con chim nhỏ chưa đủ lông cánh, làm sao có thể bám vào cành cây?”. Cũng chính là nói: “Nhất định phải chờ đến lúc trưởng thành, thân thể khỏe mạnh, mới có thể bay lượn trên bầu trời cao, ngao du thiên hạ. Điều này, tự nhiên chẳng phải người mới phát tâm bồ đề mà có thể làm được.
Cho nên, đương thời đức Thế Tôn dạy bà Vi Đề Hi tu tập mười sáu pháp quán, nhất định trước tiên phải bắt đầu từ “nhìn mặt trời sắp lặn”, để định hướng Tây phương. Thuở xưa, các bậc cao tăng đại đức ngồi nằm đều không quên quay về hướng Tây, lẽ nào họ chẳng biết khắp nơi đều có cõi Phật? Chỉ có bậc đại giải thoát, mới có thể tùy ý vãng sinh, nếu chưa đạt đến công phu này thì vẫn phải chân thật nương theo lời dạy của Phật mà tu tập.
(Trích dịch từ Trúc song nhị bút của đại sư Liên Trì, Châu Trì)