Indonesia: Triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo Indonesia và Afghanistan
(PGVN)
Afghanistan và Indonesia cùng hợp tác khai thác Di sản Văn hóa thế giới UNESCO, thúc đẩy giao lưu liên văn hóa, hòa bình và sự hiểu biết giữa nhân dân hai quốc gia.
Sáng kiến của Dự án này có nguồn gốc từ Diễn đàn Dân chủ Bali lần thứ tư diễn ra vào năm 2011, Chính phủ Indonesia hợp tác UNESCO để hỗ trợ sự phát triển hợp tác giữa hai quốc gia Indonesia và Afghanistan, phù hợp với nhiệm vụ của UNESCO, nhằm thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua sự hiểu biết lẫn nhau, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của UNESCO, cụ thể là trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa và bảo tồn.
Hợp tác trong giữa Indonesia – UNESCO, thành lập một Dự án mang tên: “Thúc đẩy giao lưu văn hoá thông qua xây dựng năng lực đào tạo cho sự phát triển Bảo tồn Di sản thế giới UNESCO tại Indonesia và Afghanistan”.
Cuộc triển lãm di sản Phật giáo mang tên “Giao lộ của các nền văn hóa: Bamiyan và Borobudur” tập trung vào 2 di tích UNESCO là chùa Borobudur ở Magelang, Trung Java của Indonesia và Thung lũng Bamiyan ở Afghanistan.
Triển lãm đang được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Jakarta cho đến ngày 28/12/2016.
Giống như chùa Borobudur là hiện thân của văn hóa Phật giáo tại Indonesia, Thung lũng Bamiyan cũng rất phong phú với thông tin về lịch sử của Phật giáo tại Afghanistan, vì nơi đây từng có 2 tượng Đại Phật cao 55m và 38m.
Khai mạc Triển lãm Di sản Văn hóa Phật giáo Indonesia và Afghanista với sự hiện diện của Giáo sư Shahbaz Khan (Australia), Giám đốc Văn phòng UNESCO tại thủ đô Jakarta, Indonesia và Khu Vực của Cục Khoa học ở châu Á và Thái Bình Dương đại diện UNESCO các quốc gia Indonesia, Brunei Darussalam, Malaysia, Philippines và Đông Timor (Timor Leste), Ông Roya Rahmani đại sứ Afghanistan tại Indonesia, và các vị quan chức Chính phủ, đông đảo người tham dự.
Tại buổi lễ Khai mạc Triển lãm, Tổng giám đốc Văn hóa, Bộ Giáo dục và Văn hóa, Cộng hòa Indonesia. Giáo sư Hilmar Farid phát biểu rằng: “Thúc đẩy việc giao lưu đối thoại liên Văn hóa và liên Tôn là một trong những ý tưởng đạt đến hòa bình. Thung lũng Bamiyan cũng rất phong phú với thông tin về lịch sử của Phật giáo tại Afghanistan và trí tuệ tuyệt vời vốn có Thánh địa Phật giáo Borobudur, (sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo - Kỳ Quan Phật Giáo Lớn Nhất Thế Giới), cũng như lịch sử phong phú của giao lộ văn hóa đa dạng trong nhiều thế kỷ. Nó rất quan trọng trong việc cải thiện giao lưu đối thoại liên tôn cả trong nước và giữa các quốc gia và dân tộc. Thông qua Triển lãm này, tôi hy vọng những nỗ lực của chúng ta để thúc đẩy giao lưu đối thoại liên văn hóa và hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc dân Indonesia và Afghanistan sẽ tiếp tục sau khi triển lãm”.
Ngoài Indonesia, Triển lãm Di sản Văn hóa Phật giáo được tổ chức tại thủ đô Kabul, Afghanistan, kể từ ngày 02/11 đến 31/12/2016 tại Bảo tàng quốc gia Afghanistan. Trong khi ở Indonesia, Triển lãm đang được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Jakarta cho đến ngày 28/12/2016. Triển lãm sẽ tiếp tục được tổ chức tại phòng trưng bày của Trung tâm mua sắm Yogyakarta từ ngày 10 đến 16-1 và tại Bảo tàng Karuawibanga ở Magelang, Trung Java từ 20/01 đến 02/02/2017.
Vân Tuyền (Nguồn: Museum Nasional Indonesia)