Pakistan: Những bức tranh Phật giáo thời cổ đại hấp dẫn du khách

21 Tháng Mười Hai 20161:03 SA(Xem: 3853)
Pakistan: Những bức tranh Phật giáo thời cổ đại hấp dẫn du khách

Pakistan: Những bức tranh Phật giáo thời cổ đại hấp dẫn du khách

(PGVN)
Học sinh, sinh viên và các nhà hoạt động văn hóa thanh niên đã bị cuốn hút bởi ấn tượng sâu sắc bởi những bức tranh cổ trên đá vào thời kỳ tiền Hồi giáo và Phật giáo cổ đại tại thung lũng Swat, tỉnh North West Frontier, cách thủ đô Islamabad 130 km, trong một chuyến hành hương chiêm bái của họ đến Thánh tích này vào hôm thứ Ba, ngày 29/11/2016.
Các học sinh, sinh viên rất ấn tượng bởi những bức tranh cổ trên đá vào thời kỳ tiền Hồi giáo và Phật giáo cổ đại tại thung lũng Swat
Các học sinh, sinh viên và các nhà hoạt động văn hóa thanh niên từ các vùng khác nhau thung lũng Swat đã hành hương tham quan Kakai – Kandao và Sargah-sar tỉnh North West Frontier (biên giới Tây Bắc), Pakistan sau một chuyến đi kéo dài hai tiếng đồng hồ từ làng Balo Kallay, Barikot Tehsil.
Các bức tranh cổ trên đá được phát hiện bởi nhiệm vụ Khảo cổ người Italia. Sau đó dự án này đã phối hợp với các Cục Khảo cổ của Pakistan, mở một lối leo núi thích hợp giúp du khách dễ dàng tiếp cận hơn.
Những bức tranh trên đá tại khu vực Kakai-Kandao và Srgah-Sar, biên giới Tây Bắc, Pakistan khoảng 1.000 năm trước kỷ nguyên Tây lịch.

Tiến sĩ Luca Maria Olivieri, người đứng đầu dự án sứ mệnh Khảo cổ Italia tại thung lũng Swat, phát biểu với tờ Dawn rằng: “Những bức tranh cổ trên đá kể những câu chuyện về các vị Thần linh, các loài động vật hoang dã và các chiến binh”.
Những bức tranh cổ trên đá kể những câu chuyện về các vị Thần linh, các loài động vật hoang dã và các chiến binh
Tiến sĩ Luca Maria Olivieri nói thêm rằng: “Các bức tranh cổ trên đá ở vùng Kakai-kandao và Sargah-sar, biên giới Tây Bắc, Pakistan có khả năng với niên đại từ 1.000 năm trước kỷ nguyên Tây lịch. Đây được xem là những bức tranh cổ xưa nhất, những tác phẩm bố cục biểu tượng rất cao. Các bức tranh cổ cho thấy là tác phẩm của những nền văn hóa chưa có ngôn ngữ viết. Các bức tranh cổ ở Sargha-sar năm trên bề mặt của một tảng đá lớn đem đến một bí ẩn thú vị dành cho các du khách thưởng lãm”.
Zafar Ali, một sinh viên đến từ thành phố Mingora, Khyber Pakhtunkhwa, Tỉnh Biên giới Tây Bắc Pakistan, với chuyến hành hương tham quan di tích đầu tiên, anh ta chia sẻ với sự hào hứng được chiêm ngưỡng các bức tranh cổ lịch sử cổ xưa nhất  nước mình. Zafar Ali nói với tờ Dawn rằng: “Thật đáng tiếc là, chúng tôi chẳng bao giờ được học được điều này từ các phương tiện truyền thông của Chính phủ Cộng hòa Hồi giáoc Pakistan. Các bức tranh cổ trên đá cung cấp cho chúng tôi biết thêm nhiều thông tin về khu vực này trong lịch sử cổ đại”.
Các sinh viên, những người chưa từng biết về văn hóa tranh cổ trên đá của thung lũng Swat, đã nói rằng họ cảm thấy tiếc khi một chương quan trọng như thế của lịch sử mà lại không đưa vào trong các giáo trình của họ.
Faraz Ahamd, một sinh viên của Đại học Swat nói: “Lần đầu tiên được nhìn thấy những bằng chứng  về lịch sử văn hóa của Swat trên đá mà tôi chưa bao giờ được đọc trong những quyển sách nghiên cứu lịch sử Pakistan. Đây quả thật là một kỳ lạ đối với tôi”.
Một học sinh lớp 9, Mirwais Zafar nói rằng chuyến hành hương tham quan này rất bổ ích vì em đã tận mắt thưởng lãm những bức tranh cổ trên đá. Mirwais Zafar nói thêm: “Em hy vọng Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Pakistan sẽ tổ chức những chuyến hành hương tham quan như thế này dành cho học sinh để cho các bạn thưởng lãm những bức tranh cổ trên đá này, những tác phẩm cực kỳ quan trọng”.
một cư dân của địa phương Sargah-sar, Malang Bacha nói rằng gần đây nhiều nhóm du khách thập phương và cả du khách nước ngoài đã cùng hành hương chiêm ngưỡng Thánh tích này. Malang Bacha chia sẻ: “Các Du khách cảm thấy rất hào hứng khi thưởng lãm những bức tranh cổ trên đá. Nó khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì mọi người yêu thích ngắm các bức tranh cổ trên đá ở Sargah-sar này”.
Có đến 49 điểm tranh cổ trên đá ở các địa phương trong Kandak và Kotah của khu hành chính Barikot, Tỉnh Biên giới Tây Bắc phần lớn trong số đó đã được phát hiện trong khoảng thời gian từ những năm 2000 đến năm 2006.
Một quyển sách hướng dẫn kèm hình ảnh và bản đồ minh họa các đường mòn leo núi mang tên “Hướng đến thung lũng Kandak và Kotah” cũng đã được xuất bản để phục vụ du khách thập phương hành hương.
Vân Tuyền (Nguồn: Newsdog Today)