Pakistan: Phật giáo hồi sinh, hút khách du lịch
Takht-E-Bahi: Bạo lực tôn giáo có thể gia tăng lên và Taliban vẫn còn là một mối đe dọa, nhưng Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đang hy vọng một di sản Phật giáo phong phú sẽ giúp thúc đẩy du lịch quốc tế đến với vùng Tây Bắc nước này.
Khyber Pakhtunkhwa, tỉnh biên giới Tây Bắc với khí hậu dịu mát, vùng đồi núi giàu tiềm năng của lịch sử di sản văn hóa Phật giáo cổ đại, giáp với Afghanistan ở phía Tây Bắc, đã từng là một địa điểm hấp dẫn các nhà thám hiểm thuộc địa và một điểm đến kỳ nghỉ dưỡng yêu thích của giới thượng lưu Pakistan.
Ngày 11/09/2001 cả thế giới bàng hoàng chứng kiến cảnh hai tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ trong một loạt khủng bố nhằm vào quốc gia Hoa Kỳ, mở ra cuộc chiến tranh ở Afghanistan và một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Pakistan, nó đã trở thành đồng nghĩa với Pakistan Taliban và các chiến binh khác, những người đã giết hàng ngàn người trong những năm gần đây.
Người phương Tây dừng lại việc tham quan Pakistan bởi họ sợ các cuộc tấn công và đe dọa bắt cóc, nhưng chính quyền địa phương đang cố gắng đảm bảo an ninh, an toàn, hàn gắn sự thu hút hàng nghìn du khách từ các quốc gia ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một nhóm khoảng 20 vị tăng sĩ Phật giáo Hàn Quốc đã có cuộc hành hương chiêm ngưỡng tu viện Phật giáo Takht-i-Bhai 2.000 năm tuổi phía đông của khu chợ Takht Bhai ở quận Mardan thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, 170 km (106 dặm) từ Islamabad, và gần các khu vực bộ lạc đó là một cơ sở của Taliban và al-Qaeda.
Hòa thượng Jeon Woon Deok, vị tăng sĩ cao cấp Phật giáo Hàn Quốc nói với AFP qua mail của chuyến viếng thăm vào năm 2015 rằng: “Chúng tôi thực sự cảm thấy các địa điểm di sản văn hóa Phật giáo Pakistan cổ đại như quê nhà chúng tôi, đây là một cảm giác tuyệt vời không thể diễn tả bằng ngôn từ. Chúng tôi chỉ tiếc rằng thời gian chờ đợi từ lâu, nay đủ duyên mới được đến đây và tận mắt thưởng lãm. Cuộc hành hành hương không đơn giản chút nào”.
Các vị tăng sĩ này đã bất chấp lời kêu gọi từ thủ đô Seoul từ bỏ chuyến đi vì lý do an toàn và được bảo vệ an ninh Pakistan trong chuyến thăm của họ tu viện Phật giáo Takht-i-Bhai, được xây dựng bằng đá màu đất son và nép mình trên sườn núi.
Từ hàng nghìn năm trước kỷ nguyên Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 7 Tây lịch, miền Bắc Pakistan và các bộ phận của Afghanistan hiện đại hình thành các Vương quốc Gandhara (Càn Đà), nơi tiếng Hy Lạp và Phật giáo Đại thừa pha lẫn tín ngưỡng địa phương trở thành bản địa hóa Phật giáo.
Chư tôn đức tăng già Phật giáo Myanmar đặt ra những gì được tại phía Tây Bắc Pakistan để vượt qua Trung Quốc là lan truyền Phật giáo trên bán đảo Đông Bắc Á Hàn Quốc vào thế kỷ thứ 4.
Nhưng có một chặng đường dài để đi. Nó sẽ rất khó khăn để vượt qua những vấn đề an ninh rất lớn, cơ sở hạ tầng đầu tư cho du lịch còn hạn chế, và những thách thức xin được thị thực và được phép đi du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao.
Tại Swat, nơi hàng ngàn người đang phục hồi cuộc sống sau chiến dịch quân sự đánh đuổi phiến quân Taliban năm 2009. Năm 2010 lũ lụt đã cuốn trôi nhiều cây cầu khiến các nơi bị cô lập. Miền Bắc Pakistan có đến hàng chục ngàn người vẫn còn bị cô lập bởi nước lụt, có 3 triệu người bị ảnh hưởng và 1.400 người đã thiệt mạng... Hoa Kỳ đã trợ cấp 5,4 triệu USD để giúp phục hồi nền kinh tế địa phương và phục hồi du lịch ở Swat.
Thung lũng Swat đã từng được xem là một thiên đường của Pakistan, ví như Thụy Sĩ ở châu Á. Nằm ở phía Tây Bắc Pakistan, cách thủ đô Islamabad khoảng 160km, giáp với Ấn Độ và Afghanistan. Thung lũng Swat thu hút hấp dẫn du khách thập phương hành hương chủ yếu là các địa điểm di sản văn hóa Phật giáo Pakistan cổ đại.
Trong một cuộc phỏng vấn với The News, cư sĩ Yang Soo Kim phát biểu rằng: “Cộng hòa Hồi giáo Pakistan có tiềm năng rất lớn để trở thành trung tâm thu hút du khách thập phương hành hương, trong đó có Phật giáo đồ khắp nơi đổ về tham quan chiêm ngưỡng các di sản văn hóa Phật giáo Pakistan cổ đại ở khu vực Ghanddhara cổ bao gồm Taxila, Mardan, và các khu vực ở Hazara.
Đã có hơn 500 triệu Phật giáo đồ khắp nơi trên thế giới, phân bố ở các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia viễn đông khác. Phật giáo đồ sùng kính to lớn đối với những khu vực trên.
Các di sản văn hóa Phật giáo Pakistan cổ đại có thể đón hàng triệu lượt du khách thập phương hành hương mỗi năm nếu quốc gia này trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và bình ổn ở các khu vực có các Thánh tích Phật giáo. Nếu Chính phủ Pakistan chủ động, họ có thể khởi động một nền công nghiệp lưu trú tại quốc gia mình và thu lợi hàng tỷ USD mỗi năm.
Cư sĩ Yang Soo Kim là Chủ tịch của “Interart Channel”, Hàn Quốc, người đã hiện diện tại buổi lễ ký kết giữa hai quốc gia về việc cho phép “Interart Channel” tổ chức một buổi triển lãm gồm 68 hiện vật nghệ thuật từ bảo tàng Peshawar (Pakistan) tại bảo tàng Trung tâm Phật giáo Hàn Quốc, trụ sở chính Thiền phái Tào Khê (Tổ đình Tào Khê, thủ đô Seoul), Thiền phái có sự ảnh hưởng lớn nhất đối với xã hội Hàn Quốc.
Thỏa thuận trên đã ký kết vào ngày 13/12/2016 giữa Cục Lịch sử, Di sản Văn học quốc gia Pakistan và Hiệp hội Văn hóa Hàn Quốc. Từ phía Hàn Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Hàn Quốc, Min Jeong đã đã diện ký thỏa thuận. Triển lãm sẽ được tổ chức vào cuối tháng 03 năm 2017.
Triển lãm cổ vật từ Bảo tàng Peshawar là một sáng kiến của “Interart Channel” và Tiến sĩ Esther, Thư ký Hiệp hội Nghệ thuật Văn hóa Ghandhara ở Pakistan.
Trong cuộc thảo luận với cư sĩ Yang Soo Kim và tiến sĩ Esthar, họ chia sẻ với phóng viên về tầm nhìn to lớn của khu vực Ghandhara cổ cho cộng đồng Phật giáo. Họ cho rằng chỉ có một số ít Phật giáo đồ có thể hành hương tham quan Pakistan và có cơ hội đến thăm những địa danh này, họ chính là những người may mắn nhất, vì khu vực này là nơi khai sinh Phật giáo. “Phật giáo với sự tôn kính to lớn đối với khu vực này. Khu vực này thiêng liêng đối với Phật giáo đồ giống như người Hồi giáo có lòng sùng kính đối với Makkah và Madina.
Tiếc là các Bảo tháp Xá lợi Phật không còn nguyên vẹn, nhưng xá lợi của đức Phật vẫn còn lưu giữ cho đến nay, thật là điều quý hiếm, Pakistan phục vụ du khách với một thiện chí, sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia”.
Yang Soo Kim và tiến sĩ Esthar gợi ý rằng, Pakistan có thể xây dựng một đại lộ văn hóa Hàn Quốc - Akistan, tương tự như họ đã xây dựng một hành lang kinh tế với Trung Quốc.
Vân Tuyền (Nguồn: Archives Daily News)