Vấn đề của xã hội hiện nay và giải pháp
Sự điên loạn trong xã hội con người ngày nay có những biểu hiện như: Các vụ thảm sát ghê rợn xảy ra ngày càng nhiều tại khắp nơi trên thế giới; tranh chấp và chiến tranh liên miên giữa các sắc tộc hay giữa các quốc gia
Con người quá coi trọng tiền bạc vật chất tới mức bất chấp thủ đoạn: làm ra những sản phẩm giả, sản phẩm độc hại, vũ khí hủy diệt lẫn nhau, chỉ để kiếm tiền.
Xã hội loài người cũng như cá nhân mỗi người, luôn ở trong tình trạng bất an và bất hạnh. Tình hình đó phản ánh sự thất bại trong nền giáo dục của xã hội. Giáo dục xã hội bao gồm:
- Giáo dục phổ thông của chính quyền thiết lập, nhiều nước qui định giáo dục phổ thông có tính cưỡng bách từ mẫu giáo cho tới khoảng lớp 9, giáo dục bậc cao hơn cũng rất phát triển nhưng không có tính cưỡng bách.
- Giáo dục của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Đạo giáo (Lão giáo)…
Đó là hai hệ thống giáo dục song hành trong xã hội từ xưa tới nay. Tại sao giáo dục xã hội thất bại?
Ảnh minh họa |
Chúng ta thử phân tích vì sao giáo dục xã hội thất bại:
Trước hết, giáo dục của các tôn giáo đã có từ lâu đời nhưng tác dụng bị hạn chế vì chỉ có một số ít người hiểu được giáo lý, đại đa số tín đồ có thể thực hành các nghi thức tôn giáo nhưng không thực sự hiểu được giáo lý.
Bởi vì giáo lý cũng không phải dễ hiểu, tín đồ có thể tụng đọc kinh điển hàng ngày nhưng không hiểu ý kinh nói gì. Những biểu hiện cho thấy tín đồ không hiểu giáo lý, chẳng hạn Phật giáo là tôn giáo rất hiếu hòa, nhẫn nại, đề cao hòa bình, từ bi, nhưng tín đồ Phật giáo ở Myanmar vẫn xung đột với người Rohingya.
Hàng trăm tu sĩ Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền. Tự thiêu là sự bạo hành đối với bản thân mà ngay chính đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không tán thành. Họ tự thiêu để đòi độc lập tự do cho Tây Tạng có vẻ rất chính nghĩa, nhưng đạo Phật dạy vô ngã, ngã không có thật, ngã sở cũng vậy, vậy thì ai trói buộc ai ? Còn Phật dạy từ bi, tín đồ lại càng không thể hiểu.
Bởi vì giáo lý cũng không phải dễ hiểu, tín đồ có thể tụng đọc kinh điển hàng ngày nhưng không hiểu ý kinh nói gì. Những biểu hiện cho thấy tín đồ không hiểu giáo lý, chẳng hạn Phật giáo là tôn giáo rất hiếu hòa, nhẫn nại, đề cao hòa bình, từ bi, nhưng tín đồ Phật giáo ở Myanmar vẫn xung đột với người Rohingya.
Hàng trăm tu sĩ Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền. Tự thiêu là sự bạo hành đối với bản thân mà ngay chính đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không tán thành. Họ tự thiêu để đòi độc lập tự do cho Tây Tạng có vẻ rất chính nghĩa, nhưng đạo Phật dạy vô ngã, ngã không có thật, ngã sở cũng vậy, vậy thì ai trói buộc ai ? Còn Phật dạy từ bi, tín đồ lại càng không thể hiểu.
Thiền sư Thích Duy Lực thuyết giảng về từ bi như sau:
Từ Bi và Bác Ái khác nhau thế nào?
Kinh điển cũng có liệt kê 3 mức độ từ bi:
大智度論卷四十,北本大般涅槃經卷十五等載,慈悲有三種:
(一)生緣慈悲,又作有情緣慈、眾生緣慈.即觀一切眾生猶如赤子,而與樂拔苦,此乃凡夫之慈悲.然三乘(聲聞,緣覺,菩薩)最初之慈悲亦屬此種,故亦稱小悲.
(二)法緣慈悲,指開悟諸法乃無我之真理所起之慈悲,係無學(阿羅漢)之二乘及初地以上菩薩之慈悲,又稱中悲.
(三)無緣慈悲,為遠離差別之見解,無分別心而起的平等絕對之慈悲,此系佛獨具之大悲,非凡夫,二乘等所能起,故特稱為大慈大悲 (梵maha maitrya maha karuna),大慈悲.
Đại Trí Độ Luận quyển 40, Đại Bát Niết Bàn Kinh bản Bắc Phạn quyển 15 có ghi, Từ Bi có 3 loại:
Sinh duyên từ bi, còn gọi là hữu tình duyên bi, chúng sinh duyên bi. Tức xem tất cả chúng sinh như con đỏ mà ban vui trừ khổ, đó là từ bi của phàm phu, thuộc Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát). Loại này là từ bi ở mức sơ cấp, cũng gọi là tiểu bi.
Pháp duyên từ bi, chỉ từ bi dựa trên các pháp khai ngộ và lý vô ngã, là từ bi thuộc hệ vô học (A La Hán) và của hàng nhị thừa và sơ địa Bồ tát trở lên, còn gọi là trung bi.
Vô duyên từ bi, xa rời kiến giải phân biệt, là từ bi bình đẳng tuyệt đối của tâm vô phân biệt. Đó là đại bi chỉ Phật mới có, hàng phàm phu và nhị thừa không thể phát khởi, vì vậy đặc biệt gọi là Đại Từ Đại Bi (tiếng Phạn Maha Maitrya Maha Karuna), gọi tắt là Đại Từ Bi.
Như vậy đại từ đại bi của Phật là không có người ban phát tình thương, không có người tiếp nhận tình thương được ban phát, và cũng không có cái tình thương ở giữa người ban và kẻ nhận. Từ bi chỉ là tánh không bình đẳng tuyệt đối. Đó mới là thực tế của từ bi.
Còn đối với những tôn giáo khác tình hình bạo lực bạo hành có lẽ còn tồi tệ hơn nữa.
Giáo dục phổ thông trong xã hội cũng có nhiều điều thiếu sót, sai lầm và bất cập. Những kiến thức được dạy trong trường phổ thông phần lớn là thiếu sót, đó là những kiến thức của thế kỷ 19 hoặc xa xưa hơn nữa bao gồm số học, hình học không gian 3 chiều, cơ học của Isaac Newton, thuyết tiến hóa của Charles Darwin trong sinh học, bảng phân loại tuần hòan Mendeleev trong hóa học, di truyền học của Gregor Mendel…Những kiến thức đó là sự tiến bộ của khoa học nhưng vẫn còn vô cùng thiếu sót, không một lý thuyết nào trong đó hiểu được sự sâu thẳm không thể nghĩ bàn của tâm linh, rằng tâm linh mới thực sự quyết định những tính chất, đặc điểm, biểu hiện mà con người nhận thức để rồi thành lập các môn học đó. Những kiến thức đó có khuynh hướng xác định. Nhưng thực tế không chỉ có tính xác định mà còn có tính bất định. Bất định có vẻ mẫu thuẫn với xác định nhưng lại là sự bổ sung tất yếu cho xác định.
Tính bất định có ảnh hưởng như thế nào? Ảnh hưởng vô cùng lớn. Ví dụ hạt electron, dưới dạng hạt, nó là hạt vật chất xác định, nó tạo ra dòng điện cũng xác định. Nhưng electron cũng là sóng, khi đó nó không phải là vật chất nữa và bất định. Tính bất định này ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong viễn thông, internet, điện thoại di động. Nghĩa là ở dạng sóng, nó mang theo các tín hiệu âm thanh, hình ảnh, chữ viết và không trụ ở đâu cả mà ở khắp mọi nơi. Đến khi có đủ điều kiện, nó xuất hiện trở lại ở dạng hạt và xác định thành văn bản, âm thanh, video, trong cái smartphone của bạn. Các hạt cơ bản (elementary particles) khác cũng vậy.
Hiện nay đã có nhiều nhà khoa học suy nghĩ xa hơn nữa, rằng toàn bộ vũ trụ vật chất mà chúng ta đang sống cũng chỉ là thông tin, là số (digital) và mang tính chất ảo hóa. Những điều này cũng không phải là mới mẻ vì Phật giáo đã nói trong kinh điển từ lâu lắm rồi, ví dụ bộ Thành Duy Thức Luận mà đại sư Huyền Trang đời Đường đã biên dịch, dựa theo kiến giải của các luận sư Ấn Độ như Vô Trước (Asaṅga, thế kỷ 4CN), Thế Thân (Vasubandhu 316-396 CN), Trần Na (Dignāga), Hộ Pháp (Dharmapāla)… và người ta cũng phát hiện chứng cớ cho lập luận vật chất là số này, đó là tiếng ồn toàn ảnh mà các nhà vật lý Đức và Anh thuộc Nhóm GEO600 đã phát hiện năm 2012.
Nếu đúng vũ trụ là thông tin, là số, thì con người có quyền hy vọng một ngày kia, người ta sẽ dùng máy in 3D cực kỳ tiên tiến để in ra lương thực, thực phẩm và tất cả vật dụng cần thiết cho cuộc sống, ngay tại nhà mình, năng lượng và nguyên liệu đều lấy từ ánh sáng, mà không cần phải tranh giành chém giết nhau nữa.
Nó cũng chứng tỏ rằng tất cả những gì người ta đang dạy ở các trường phổ thông hiện nay đều chỉ là nửa vời, thiếu sót, không đủ để đem lại ấm no, hạnh phúc, an lạc cho con người. Bát Nhã Tâm Kinh của Phật giáo đã dạy rằng Sắc (vật chất) tức là Không, Không tức là Sắc. Dựa vào ý này chúng ta có thể nói Thật tức là Ảo, Ảo tức là Thật, không thể xác định được. Điều này trong Phật giáo gọi là Bất Nhị, không phải là hai, cũng không phải là một, tất cả mọi xác định đều không đúng.
Như vậy con người phải hiểu rằng đau khổ, bất hạnh hay hạnh phúc đều là do cố chấp, chứ không có thực chất, cố chấp là nguồn gốc tạo ra nghiệp (karma), là sinh tử luân hồi, là đau khổ.
Con người phải tin ở tâm giác ngộ, đó là ánh sáng, là hạnh phúc, cũng là vạn pháp bao gồm cả vật chất, nhà cửa, xe cộ, lương thực thực phẩm, vật dụng cần thiết trong cuộc sống đời thường. Con người phải tin rằng có đủ không gian cho tất cả chúng sinh sống hòa bình, yên ổn, có đủ vật phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của tất cả chúng sinh, không cần phải tranh giành giết hại lẫn nhau.
Như vậy con người phải hiểu rằng đau khổ, bất hạnh hay hạnh phúc đều là do cố chấp, chứ không có thực chất, cố chấp là nguồn gốc tạo ra nghiệp (karma), là sinh tử luân hồi, là đau khổ.
Con người phải tin ở tâm giác ngộ, đó là ánh sáng, là hạnh phúc, cũng là vạn pháp bao gồm cả vật chất, nhà cửa, xe cộ, lương thực thực phẩm, vật dụng cần thiết trong cuộc sống đời thường. Con người phải tin rằng có đủ không gian cho tất cả chúng sinh sống hòa bình, yên ổn, có đủ vật phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của tất cả chúng sinh, không cần phải tranh giành giết hại lẫn nhau.
Nền giáo dục xã hội, dù là của chính quyền hay của các tôn giáo đều nên thống nhất như vậy, và con người phấn đấu về mặt tâm linh cũng như về mặt khoa học để đạt được mục tiêu đại đồng đó. Về mặt cá nhân, con người cần tu tâm dưỡng tánh hướng về giác ngộ. Về mặt giáo dục xã hội và khoa học, cần dạy cho học sinh về cả hai nguyên lý xác định và bất định. Hai nguyên lý này tuy bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhưng thực tế không phải mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau và có khả năng giải quyết được mọi vấn đề của nhân sinh và xã hội.
Khoa học ngày nay đã hiểu nguyên lý vật chất là thông tin và chắc chắn trong tương lai sẽ thực hiện được thế giới đại đồng, thế giới thái bình (Pax Mundi thay cho Pax Romana hay Pax Sinica trong quá khứ). Tất cả đều có đủ trong tâm của chúng ta, chỉ cần giác ngộ, biết cách vận dụng thì không có điều gì là không thể làm được.
Các bậc giác ngộ, kiến tánh thì chắc chắn đã đạt được sự bình an đó từ lâu rồi, không cần phải chờ đợi khoa học, chúng ta những người còn mê muội thì còn phải chờ đợi khoa học giúp sức. Ví dụ Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ cần khởi niệm là đã tới Mỹ, còn chúng ta phải chờ khoa học chế tạo ra máy bay mới dùng nó bay qua Mỹ.
Các bậc giác ngộ, kiến tánh thì chắc chắn đã đạt được sự bình an đó từ lâu rồi, không cần phải chờ đợi khoa học, chúng ta những người còn mê muội thì còn phải chờ đợi khoa học giúp sức. Ví dụ Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ cần khởi niệm là đã tới Mỹ, còn chúng ta phải chờ khoa học chế tạo ra máy bay mới dùng nó bay qua Mỹ.
Pháp sư Khoan Tịnh đã du hành tới thế giới Tây phương cực lạc, kể rằng chúng sinh ở nó cũng không cần ăn uống, họ không bao giờ đói. Còn những người mới đến đó, nếu chưa bỏ hết thói quen ăn uống, thì khi khởi niệm muốn ăn, thức ăn liền hiện ra, ăn xong, chén, đũa, mâm, thức ăn thừa, tự biến mất không cần dọn dẹp. Kinh Vô Lượng Thọ cũng có nói điều đó.
Ăn uống ở cõi giới Tây phương Cực lạc
Còn đối với con người trên Trái đất thì phải chờ đợi khoa học chế tạo ra máy in 3D sử dụng năng lượng ánh sáng, in ra lương thực thực phẩm và mọi thứ vật dụng cần thiết khác cho nhu cầu đời sống hàng ngày.
Máy in 3D tiên tiến còn in được cả người tình, người phối ngẫu. Tới trình độ đó thì con người không còn lý do gì để tranh giành, chém giết, làm hại lẫn nhau nữa, bởi vì mọi thứ đều có sẵn, mọi nhu cầu vật chất đều được đáp ứng, tất cả đều là ảo tưởng nhưng được thực hiện như thật. Khi đó con người không còn khát khao vật chất nữa, ắt sẽ chuyển hướng sang tâm linh, thể nhập tánh không.
Máy in 3D tiên tiến còn in được cả người tình, người phối ngẫu. Tới trình độ đó thì con người không còn lý do gì để tranh giành, chém giết, làm hại lẫn nhau nữa, bởi vì mọi thứ đều có sẵn, mọi nhu cầu vật chất đều được đáp ứng, tất cả đều là ảo tưởng nhưng được thực hiện như thật. Khi đó con người không còn khát khao vật chất nữa, ắt sẽ chuyển hướng sang tâm linh, thể nhập tánh không.
Truyền Bình
- Từ khóa :
- Truyền Bình