03. Một vài định nghĩa về Thiền Chánh Niệm

13 Tháng Hai 20179:01 CH(Xem: 2438)
03. Một vài định nghĩa về Thiền Chánh Niệm
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM
Quán Như Phạm Văn Minh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014
Chương Ba
Một Vài Định Nghĩa về Thiền Chánh Niệm
 

Chánh niệm là một hạt chuỗi trong Bát Chánh Đạo và một trong ba giai đoạn cốt yếu trên con đường giải thoát (Niệm, Định, Huệ). Tuy nhiên trong quá trình phổ quát hóa Thiền Chánh Niệm, sau đây là những định nghĩa chung của các nhà khoa học: 

Jon Kabat Zinn (trong Mindfulness for Beginners): Chú ý với mục đích đặc biệt (những gì hiện ra trong ý thứctrong giây phút hiện tại và không phán đoán. (p17) 

Mark Williams (Mindfulness: Finding Peace in a Frantic World): Chánh niệm là quan sát một cách bàng quan (những gì hiện ra trong ý thức) mà không phê bình, không phán đoán(P 5)

Bob Stahl (trong Mindfulness –Based Stress Reduction Workbook):   Chánh niệm là chú ý đến tất cả trãi nghiệm trong giây phút hiện tại, mà không bị lọc qua lăng kính phán đoán. Nói rõ thêm chính niệm là một cách vun xới quán niệm về tâm và thân đang sống hiện nay và bây giờ. (p15)

Walpola Rahula (trong What the Buddha Taught?): Chánh niệm giản dị là sự quan sát, nhìn ngắm, và xem xét. Quý vị không phải là một quan tòa, mà là một nhà khoa học (p73)

Matthieu Ricard (trong The Art of Meditation)Chánh Niệm là hoàn toàn chú ý đến tất cả những gì phát sinh ở trong và chung quanh chúng ta, tất cả những gì mà chúng ta thấy, nghe, cảm và suy nghĩ. Nó bao gồm cả cái chúng ta gọi là ‘biết’ trực tiếp về bản chất cảm thọ mà các nhà khoa học não bộ gọi là intero-ception không bị méo mó vì tình cảm hay định kiến của chúng ta

Điểm chung của các định nghĩa này là không phán đoánchỉ dùng ‘con mắt của tâm’ (ý thức) để làm một người quan sát bàng quanthái độ của một nhà khoa học quan sát không có định kiến.

Chúng ta nhớ trong chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Tề Thiên đằng vân giá võ, lên thiên cung để ăn cắp đào, xuống thủy cung để đánh nhau với Long Vương. Không ai trị được Tề Thiên chỉ trừ 5 ngón tay của Phật Bà Quan Âm, thành Ngũ hành sơn và vòng kim cô trên đầu. Trong kinh Quán niệm Hơi thở cũng có ý niệm Tâm Viên Ý Mãý tưởng như con vượn chuyền cành, thoăn thoắt từ cành này sang cành nọ. Chỉ cần ngồi Thiền chừng một vài phút, chúng ta sẽ chứng nghiệm được tâm Tề thiên này. Chúng ta nghĩ từ chuyện này sang chuyện khác, không sao ngăn cản được. Nếu chúng tacàng muốn ‘đàn áp’ thì ý tưởng càng bộc phát dữ dội, về những chuyện trong quá khứcho đếnnhững dự định trong tương lai, về những mối bận tâm hàng ngày, chê cái này, khen cái nọ, muốn cái này, bỏ cái kia, không bao giờ ngừng. Một hình ảnh biểu tượng là chúng ta thấy mình bị cuốn trôi theo dòng tư tưởng và cảm thọ trong một tình trạng mà các nhà thực hành chánh niệm gọi là ‘phi công tự động’, sống không ý thức là mình sống, hay ‘nửa tỉnh nửa mê’, sống trong cơn ‘mộng du’. Thực hànhChánh niệm có nghĩa là trở lại sống cuộc sống một cách tỉnh thức. Phật cũng chỉ có nghĩa là người tỉnh thứcTỉnh thức khỏi cái gì? Khỏi tình trạng ‘túy sinh mộng tử’, sống như người say, chết như trong giấc mộng

Tâm Tư Duy và Tâm Cảm Thọ

Chúng ta có hai cách ‘biết’ thế giới bên trong và vũ trụ bên ngoài (như nói ở trên, dùng ngôn ngữ thì phải dùng ý niệm nhị nguyên). Một cái biết qua tư duy (thinking mind) và cái biết trực tiếp qua cảm thọ(sensing mind). Trong thế kỷ thứ 17 Descartes tuyên bố một câu đánh dấu nền văn minh duy lý (tôi suy nghĩ, tức là tôi hiện hữu) I Think therefore I am (cogito ergo sum) và Tây phương từ đó tới gầnđây vẫn xem chúng ta có phần Tâm (thường gọi là linh hồn) và Thân thể (Xác). Từ Nhận thức học (epistomology) Descartes nhảy qua Hữu thể học (ontology) một cách ngon lành. Nhưng Thinking Mind chỉ là mới một nửa của cái Tâm. Nửa kia là Sensing mind, dù là không có Tề Thiên không thể nào Đường Tam Tạng có thể hoàn thành chuyến Tây Du Ký.

Phát kiến xem con người là một tổng thể (Wholeness) vừa hồn vừa xác là do một nhà Vật Lý Lượng tử David Bohm và nhà khoa học não bộ Francis Verala. Tất cả chúng sinh hữu tình đều tự tổ chức chính mình qua hệ thống ANS như chúng ta vừa nhắc trên. Khi con người bị bệnh không phải chỉ là thân thể mắc bệnh mà cả hệ thống Tâm-thân đều bệnh, như hệt trong lý duyên khởi mà chúng ta hay nhắc tới. Trong kinh Phật có câu chuyện Ba Thân Lau (Tam lô) để đưa ra biểu tượng về duyên khởicủa Tâm-Thân.

Các nhà khoa học phát khởi Thiền Chánh niệm phân biệt hai cách giao lưu của chúng sinh hữu tình là Doing Mode và Being Mode. Doing Mode là Tề Thiên, cái tâm hoạt độngtư duy. Being Mode giống cái Tâm hành-vô-hành của đạo Phật . Giáo sư Mark Williams đã tìm ra những nét khác biệt của hai cách ‘biết’thế giới bên trong và vũ trụ bên ngoài:

Phi Công Tự Động và chọn lựa có ý thức:

Tư Duy của con người đã tạo ra văn hóa và văn minh kỹ thuật kỳ diệu hiện nay khiến cho con ngườisuy nghĩ (Homo sapiens) khác biệt với tổ tiên gần nhất của con người trong quá trình tiến hóa là con người đứng thẳng (homo erectus)Thí dụ một chuyện đơn giảnnếu không nhờ khả năng học hỏi bằng cách lập lại nhờ trí nhớ (working memory) mỗi lần chúng ta buộc giây giày, chúng ta phải học lại từ đầu. Nhưng thông minh cũng có cái giá của nó.  Chúng ta suy nghĩ, làm việc, ăn uống, đi đứng, nằm ngồi nhưng không ý thức là chúng ta đang làm gì (hay chỉ ý thức lờ mờ). Hầu như lúc nào chúng ta cũng sống trong đầu, quên là chúng ta còn có thân thể giao lưu bằng các giác quan, biết trực tiếpthế giới bên trong và vũ trụ bên ngoài. Cũng như các tình cảm trực tiếp như vui, buồn, nhớ, quên, giận, thương mà không cần qua bất cứ ý khái niệm nào. Đó là một thứ trực giácChánh niệm giúp chúng ta trở lại dùng ý thức soi sáng mọi trãi nghiệm, nhờ đó chúng ta có thể có được những chọn lựa có ý thứcChúng ta không còn mắc kẹt trong lối suy nghĩ quen thuộc. Thay vì bị trôi theo dòng ý thứcchúng ta ngồi lại bên cầu quan sát dòng sông tâm thức chảy qua. Quan sát mà không phê phán. Không phải là một quan tòa mà là một nhà khoa học quan sát một cách ‘khách quan’ tất cả trãi nghiệm ‘hiện’ trong đầu. Tuy nhiên chúng ta cần đề cập đến ngộ nhận đầu tiên về thực hành Thiền Chánh Niệm hay bất cứ một loại Thiền nào khác, là làm tâm trống rỗng, không còn ý tưởng nào trong đầu. Tề thiên mà không suy nghĩ thì không còn là Tề Thiên nữa. Tâm Tư Duy mà không còn ý tưởngý niệmlà một chuyện bất khả. Trong phép quán ‘sổ tức’, người hành thiền được khuyến cáo là chỉ nên đếm từ 1 đến 10. Chỉ trong 10 niệm đó, ý tưởng ở đâu ùn ùn kéo tới. Nói chi tới 10 phút hay nửa giờ! Quý vị thử xem mình giữ tâm tĩnh lặng được bao lâu mà không bị Tề Thiên đến quấy phá!

1-      Doing Mode suy nghĩ, phân tích, nhớ lại, hoạch định chương trình nhất là so sánh…Chính vì vậy mà chúng ta dành bao nhiêu thì giờ ‘để sống trong đầu’ mà không để ý những chuyện diễn ra chung quanh, nhiều khi chuyện diễn ra ngay trước mắt mà chúng ta vẫn không thấy, không biết. Chánh niệm là một cách khác để biết ‘trực tiếp’. Chánh niệm có nghĩa là trở lại với các giác quan: thấy qua nhãn, nhỉ, tỵ, thiệt, thân và ý (duy thức gọi là tâm vương) để lúc nào cũng tiếp xúc với ‘tâm sở’ (Thanh, hương, vị, xúc, pháp). Khi ăn thì biết mình ăn, biết thưởng thức món ăn. Có biết bao nhiêu người ăn, uống nhưng không biết thưởng thức (ngưu ẩm, thực bất tri kỳ vị). Khi đọc Tây Du Ký đến đoạn Tề Thiên và Trư Bát Giới lên Thiên cung ăn cắp đào tiên, Trư Bát Giới bỏ vào miệng ngốn một trái đào, rồi hỏi Tề Thiên “Đào ngon không?” Tề Thiên nạt: “Đệ ăn trước sao còn hỏi”. Độc giả cười bò lăn bò càng về đoạn này. Nhưng đâu có phải một mình Trư Bát Giới ăn mà không biết thưởng thức. Khi thực tập Chánh niệmhành giả khi ăn thì biết mình ăn, thở ra thì biết mình thở ra, khi nhìn thì thấy cái mà mình muốn thấy. Mấy câu nói của các Thiền sư không có gì nghịch và khác thường cả!  Chánh niệm do đó chỉ là sống tỉnh thức với đời sống bên trong và vũ trụ bên ngoài từng giây phút một.

Trong Doing Mode còn một tính chất quen thuộc khác nữa là so sánhSo sánh hiện trạng với hoàn cảnh mà mình mong ướcPhải chiĐược voi đòi tiên. Đứng núi này trông núi nọPhải chi mình có cái nhà lớn hơn, cái xe đẹp hơn thì mình …sẽ hạnh phúc biết mấy. Nhưng có cái nhà rồi thì lại muốn cái nhà khác lớn hơn, đẹp hơn …Không bao giờ chúng ta cảm thấy hạnh phúc trong hoàn cảnh hiện tạiThiền sư Jack Kornfield nói đùa là trên đời có hai điều làm chúng ta khổ: một là không được cái mình muốn, và hai là được cái mình muốn, vì sớm hay muộn gì mình cũng muốn cái khác! Ít ai trong chúng ta chịu tri túc (biết đủ).

      I make myself rich by making my wants few

       Henry David Thoreau

Khi thực hành chánh niệm chừng năm ba phút, thế nào có lúc Tâm cũng thỏ thẻ: “Phải chi có một ly nước chanh đường uống thì khoái biết mấy hè” Khi ‘nghe’ tâm đòi như vậy thế nào hành giả muốn đứng dậy đi làm một ly nước chanh đường uống cho ...đã. Những ý tưởng trong đầu trở thành những nhà độc tài khiến chúng ta riu ríu tuân lệnhChánh niệm cho phép chúng ta quan sáttheo dõi và biết đó là chỉ những mơ ước, không phải là chuyện cần phải thực hiện ngay.

2-      Chấp nhận thế giới như đang hé lộ cho chúng ta thấy (Things are the way they are)

Có nhiều Phật tử chấp nhận nhân quả nhưng vẫn lầm lẫn “số mệnh” với “nghiệp”.  Từ ngữ Chấp nhậngây cho người đọc cảm tưởng phải chịu đựng một hoàn cảnh không thể nào thay đổi. Những cái gì xảy ra thì đã xảy ra rồi, không ai thay đổi được, nhưng phản ứng trong chính giây phút hiện tại này chúng ta có thể thay đổi những gì sẽ xảy ra kế tiếpChấp nhận cái gì? Chấp nhận hiện trạngChấp nhận và sau đó tìm cách đáp ứng đúng cách. Ý tưởng không phải là sự thực, chúng chỉ là hiện tượngtâm lý (nói theo từ ngữ Phật giáo chúng chỉ là tâm hành, đến rồi đi, hiện rồi biến mất, như sương mù buổi sáng, theo luật vô thường). Nhận ra được điều đó chúng ta sẽ tháo gở khỏi bị mắc kẹt trong thực tế do cái tâm tư duy làm méo mó. Theo Giáo Sư Bob Stahl, nếu giữa stimulus và response có một khoảng cách, chúng ta sẽ có những chọn lựa có ý thức và thoát khỏi mắc kẹt trong vòng lưới thói quen phản ứng tiêu cực, và để sợ hãilo âu, trầm cảm hành hạ chúng ta từ năm này sang tháng nọ.

Let’s make the habit of …not having a habit

Jon Kabat Zinn

Khi chúng ta bị stress, phản ứng thông thường là quay đầu tránh né, mong rằng các ‘vấn đề’ này sẽ tự dưng biến đi. Nhưng không phản ứng thì vấn đề vẫn còn đó, nếu không muốn nói là càng ngày càng trầm trọng hơn! Các nhà thực hành Chánh niệm như Mark Williams nói rằng càng trốn tránhchúng ta lại càng bị nỗi lo sợ này gây ra thêm nỗi lo sợ khác, trong phản ứng dây chuyền, đến một lúc cơ thể không còn chịu đựng nổi nữa sẽ lâm vào tình trạng gọi là Nervous Break Down hay Burnout. Being Mode không lạc quan bảo chúng ta “đừng lo”, “đừng buồn” nhưng chỉ khuyến khích chúng tađối đầu “thân thiện” với những lo âu và những nổi buồn này. Tâm hành cũng như các tâm hành khác sẽ tự tan rã như bong bóng tan biến trong không khí lúc chúng ta dùng chánh niệm quan sát.

Khác với loài vật, chúng ta có những khả năng kỳ diệu là chúng ta có thể sống lại những nổi khổ xảy ra trong quá khứ (re-live) hay cảm thấy lại cơn đau đã xảy ra (re-feel) và sống trước cơn đau trong tương lai (pre-live) và cảm nhận trước khi cơn đau sẽ xảy ra (pre-feel). Chánh niệm giúp chúng tahuấn luyện tâm ‘quan sát’ những ý tưởng khi chúng xuất hiện, nhờ đó chúng ta sống được cuộc đờicủa mình khi chúng hé lộ trong hiện tại. Điều này không có nghĩa là bị ‘giam cầm’ trong hiện tạichúng ta vẫn có thể hoài niệm quá khứ và hoạch định cho tương lai. Khi chúng ta hoài niệm về quá khứ thì chúng ta biết là chúng ta đang hoài niệm và hoạch định trong tương lai biết là hoạch định tương lai. Chánh niệm giúp chúng tránh khỏi đau thêm nỗi đau vì tự mình bắn thêm mũi tên thứ hai, trong ẩn dụmà Đức Phật đề cập.

Điểm cuối là khi chúng ta bị điều khiển bởi phi công tự động, chúng ta mắc kẹt trong mục tiêu của nghề nghiệp và những đòi hỏi của bổn phận, chúng ta quên không chịu đọc những dấu hiệu của cơ thể. Những dấu hiệu cho chúng ta biết về tình trạng sức khỏe của mình, cũng như không chịu để ýđến những hoạt động giúp chúng ta tăng cường khả năng đối kháng với stress, cho đến lúc chúng takhông còn năng lực để làm bất cứ một điều gì.Trong khi being mode giúp chúng ta lập lại mức quân bình thân tâm và phục hồi hữu hiệu năng lực và niềm vui cố hữu.

Chánh Niệm giúp chúng ta thay đổi từ doing mode sang being mode khi cần thiết và giúp chúng ta biết mình đang ở trong hiện trạng nào, như một tiếng chuông báo động làm cho chúng ta tỉnh thức. Mặc dù chỉ thực hành Chánh Niệm chừng 45 phút mỗi ngày, sẽ có nhiều tác động tích cực lên cả cuộc đờichúng ta

Não bộ thay đổi thế nào khi chúng ta thực hành Chánh Niệm?

Chánh niệm giúp ta có cơ hội quan sát một cách bàng quan những tình cảm tiêu cực như stress, lo âu, đau buồn. Khi bị stress hệ thống thần kinh tự động ANS “báo động cho các tế bào não phóng ra các làn sóng não đến các nội tuyến để tiết ra các stress homones thường là Cortisol hay các chất hóa học trong não là epinephrine và norepinephrine . Phản ứng của cơ thể đã thành hình trong quá trình tiến hóa tiền sử khi con người bị các loại thú dữ đe dọa. Cơ thể cần nhiều năng lực khẩn cấp để chiến đấu hay chạy, như đã nói ở phần trên. Trong đời sống hiện đại chúng ta không còn bị đe dọatánh mạng bởi loài thú dữ nữa, nhưng chúng ta cảm thấy bị ‘đe dọa’ khi nghe một lời nói thách thức, khi bị kẹt xe trên xa lộ, khi phải xếp hàng trong siêu thị hay những chuyện nhỏ nhặt tương tự. Não bộ không phân biệt được mối đe dọa cơ thể khi sắp sữa bị thú dữ ăn thịt, và hay stress tâm lý khi bị kẹt xe. Phản ứng Đánh hay Chạy cũng được phát khởi liên tục các tuyến nội tiết vẫn tiếp tục tiết ra các stress hormones, tích lũy từ năm này sang năm nọ làm nguy hại cho sức khỏeNăng lực của hệ thống miễn nhiểm đến lúc kiệt quệ không còn khả năng đối kháng với bệnh tật xâm nhập từ bên ngoài.

Phản ứng và đối ứng với Stress

Jon Kabat Zinn phân biệt hai thái độ khác nhau khi chúng ta bị stress. Phản ứng giống như phản xạ, thường do thói quen và kinh nghiệm một cách vô ý thức. Những phản ứng này thường là phản ứngnguy hại, như hút thuốc lá, lạm dụng các hóa chất như cần sa ma túy hay rượu, ‘say mê’ làm việc quá độ. Nếu kéo dài quá lâu có thể dẫn đến tình trạng sụp đổ tâm và thân. Đối ứng với stress là nhận biếtnhững tình cảm tiêu cực này, thay vì cố gắng đè nén, chúng ta tìm ra những phương tiện đối phóDần dần chúng ta có thể phá vỡ những thói quen phản ứng vô ý thức này. Chúng ta càng nhận diện rõ những tình cảm này, chúng ta càng đối ứng với chúng một cách khéo léo.

Một trong những lợi ích của chánh niệm là nó cho phép chúng ta nhận diện một số trãi nghiệm khác nhau, như lo âusợ hãi và bực tức. Vì nhận diện chúng một cách rõ ràngchúng ta có thể có những cách đối phó chiến lược để làm quân bình giữa chân ga và cái thắng (tức là giữa hệ giao cảm và đối giao cảm được đề cập trên).

Một nghiên cứu khác cho thấy đáp ứng với một nghi vấn mà chúng ta có từ lâu: các nhà sư thực tậpChánh Niệm dài hạn có thể là phát khởi từ bi và hỷ xả như trong thử nghiệm gần đây của Luts và các cộng sự viên (Bob Stahl, p31)