- 01. Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm
- 02. Thiền Sức Khỏe và Thiền Giải Thoát
- 03. Một vài định nghĩa về Thiền Chánh Niệm
- 04. Nền Tảng Đạo Đức của Thiền Chánh Niệm
- 05. Chánh Niệm và Duyên Khởi
- 06. Chánh Niệm và Phi Công Tự Động
- 07. Những Phát Kiến Khoa Học Đưa Đến Cách Mạng Chánh Niệm
- 08. Vật Lý Mới Và Đạo Học Đông Phương
- 09. Thực Phẩm Và Sức Khỏe
- 10. Phần Thực Tập (1)
- 11. Phần Thực Tập (2)
- 12. Tạm Kết Luận
- 13. Các Bài Thực Tập
- 14. Các Bài Phụ Lục
Chánh Niệm và Duyên Khởi
Điểm cốt tủy của Chánh Pháp nằm trong Tam Pháp Ấn là Vô Thường, Vô Ngã và Khổ. Phật giáo Đại Thừa nhấn mạnh‘điểm’ cuối cùng của cuộc hành trình tức là Niết bàn, trong khi Phật Giáo Nguyên Thủy nhấn mạnh đến bước khởi hành là Khổ. Hết khổ tức là ‘vào’ Niết Bàn. Tuy nhiên khi dùng từ ngữ‘vào’ Niết Bàn có thể đưa tới ngộ nhận là xem Niết bàn là một ‘quốc độ’ cần phải ‘nhập vào’ vào, dù Phật Giáo Đại Thừa có nhắc nhở ‘Ta bà là Tịnh độ’
Vô thường và Vô Ngã là hai Pháp Ấn cốt tủy nhưng hai tính chất này xét cho cùng chỉ là hệ quả một nguyên lý cốt yếu của Phật Giáo: Thuyết Duyên Khởi (Patica Samuppada-Pali) mà các học giả Tây Phương dịch ra bằng nhiều từ ngữ tương xứng như Mutual Causality, Dependent Co-Arising, Dependent- Co-Originating, Dependent- CoProduction.
Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Chánh niệm và Duyên khởi. Đức Phật đồng hóa Duyên Khởi và Chánh Pháp khi nói là ai hiểu Duyên Khởi tức là hiểu chánh pháp cho thấy tầm quan trọng của nguyên lý này.
Trong luận văn tiến sĩ, Joanna Macy (University of New York City Press, 1991), nhấn mạnh đến yếu tố Mutual, Co- mà Nhất Hạnh dịch là tương-tức, tương hiện, khác với thuyết nhân quả một chiều của tư tưởng Ấn Độ cùng thời với Đức Phật hay các thuyết nhân quả một chiều của Tây Phương (linear-casuality), dòng suy nghĩ chính ở Tây Phương cho tới khi một thuyết nhận thức về hiện tượng vũ trụ và con người, gọi là General Systems Theory được phát hiện gần đây, góp phần giải thích tại sao Thiền Chánh niệm hiện được trân quý ở Tây phương.
Macy cho rằng đây là quan điểm căn bản về đời sống và tất cả mọi hiện tượng, về hiện hữu của cá nhân và vũ trụ tất cả cùng sinh khởi và cùng hiện diện (Inter-connectedness), Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không. Và từ trước tới nay chưa có một giáo chủ nào đề nghị một mô thức toàn diện về hiện hữu và nhận thức như Đức Phật. (Macy, 1991, p 26).
Thuyết nhân quả một chiều hàm ý là có một nguyên nhân cuối cùng, chủ trương của Ấn Giáo và trước thời Vedic, đó là đại ngã Brahman, và ở Tây phương dĩ nhiên là God. Chỉ có Phật giáo phủ nhận nguyên nhân Đầu tiên (Prime Mover). Rất tiếc là có nhiều học giả khi nghiên cứu về Phật giáovẫn dùng nguyên lý nhân quả một chiều để ‘nhắc’ tới một ‘đấng Tạo Hóa’ toàn năng như trong các tôn giáo Độc thần!
Đức Phật còn nhắc tới chuyện thực nghiệm và thực chứng. Duyên khởi không phải là một triết lý suông “cần phải thực hành, thực nghiệm, thực chứng … cần phải có Chánh niệm và Tinh tấn. (Samyutta II 131, 2. Dẫn lại của Macy, P 41)
Truth is what stands the test of experience
Albert Einstein
Nhân quả một chiều ở Tây phương bắt nguồn từ Plato và Aristotle, chấp nhận có nguyên nhân đầu tiên và trở thành nền tảng thần học của các tôn giáo chính ở Tây phương. Nguyên tắc nhân quả một chiều có thể áp dụng được trong các khoa học như Vật lý, nhưng qua đến khoa Sinh học bắt đầu có ‘vấn đề’. Khác với đất đá và cây cỏ, những sinh vật có sự sống không thụ động tiếp nhận tác nhânbên ngoài, vì là một hệ thống tự tổ chức (self-organized system), tự điều khiển nên kết quả có thể rất bất định. Giải thích ngắn gọn theo duyên khởi của nhà Phật, cái này có thì cái kia có, cái này duyên cho cái kia khởi nên, nên mỗi hệ thống dựa vào các hệ thống nhỏ khác bên trong để hiện hữu và sống còn. Một từ ngữ diển tả trọn vẹn thuyết tương duyên là trùng trùng. Trong kinh nhân quả giảng về Thập nhị nhân duyên, Phật có nói về liên hệ giữa Danh và Sắc: ‘Thân duyên khởi cho Tâm và Tâm duyên khởi cho Thân. Thân và Tâm như hai cành lau dựa vào nhau để cùng hiện hữu. Cái này không hiện hữu thì cái kia cũng không hiện hữu!’
Khi áp dụng vào khoa học, nhân quả một chiều đưa đến kết quả tất định: khoa học cần phân tích, tiên đoán và kiểm soát. Vào đầu thế kỷ 20 với các khám phá mới trong Vật lý, Albert Einstein cho là vị trícủa người quan sát có thể ảnh hưởng đến việc quan sát và sau đó Werner Heisenberg chứng minhđược điều này, đã làm thay đổi quan niệm về nhân quả trong khoa học, ít nhất là trong Sinh học. Người đề nghị nhân quả đa chiều là nhà sinh học Áo, Ludwig von Bertalanffy, trong thuyết Systems Theory. Hệ thống của chúng sinh hữu tình không thể giản lược vào những thành phần kết hợp vì tất cả những yếu tố trong một hệ thống phản ứng hỗ tương. Thú vị nhất là hệ thống vũ khí gọi là cybernetics trong hỏa tiển phòng không trong thế chiến thứ Hai, nhờ các vòng tròn phản hồi (Feedback loops) có thể tự điều chỉnh hướng đi và quỹ đạo! Bất cứ một hệ thống nào, nhất là trong sinh học, đều có ‘ Feedback loops’ thông báo các hệ thống nhỏ hơn điều chỉnh để giữ quân bình để tiếp tục sinh trưởng và sống còn. (Macy p16-17)
Duyên khởi và Hoa Nghiêm
Văn học Abhidharma thơ mộng hóa duyên khởi qua hình ảnh xâu chuổi ngọc của Indra (Lưới Đế Châu Ví đạo tràng, trong kinh nhật tụng): hột chuỗi này phản ảnh hạt chuỗi kia. Hạt này ảnh hưởngđến hạt kia, không thể nào chỉ có một xâu chuổi chỉ có một hột đơn lẻ.
Trong phần đề cập đến các liên hệ giữa Não bộ và Tâm tôi có đề cập đến chuyện các tế bào não phóng ra sóng não để liên lạc và trao đổi thông tin với nhau, não ảnh hưởng lên tâm và tâm cũng ảnh hưởng lên não và làm thay đổi não. Chánh niệm làm thay đổi chức năng não bộ do đó có thể làm các tình cảm tiêu cực như trầm cảm biến mất. Quý vị còn nhớ đến định đề Pavlov, tiếng chuông làm con chó nhễu nước miếng, phản ảnh nhân quả một chiều của dòng tâm lý Ứng Xử. Nhưng đối với Phật tử, tiếng chuông có thể là dấu hiệu tỉnh thức. Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm. Đây là một tiến trình giữa hai tác nhân, kết quả có thể có nhiều bất định, không phải tất định, như trong thuyết nhân quả một chiều.
Lấy thí dụ của một động tác đơn giản trong hoạt động hàng ngày. Chạy lên dốc, thân thể mệt, thở hổn hển. Cơ thể cảm thấy nóng nên dùng feedback loop để thông báo cho tuyến mồ hôi. Đổ mồ hôi làm hạ thân nhiệt và mát cơ thể. Đổ mồ hôi thì mất nước, Feedback loops lại thông báo cho cơ thể uống nước để thay thế lượng nước mất trong khi đổ mồ hôi. Giả sử chúng ta chỉ uống nước, cơ thể trở lạimức quân bình, miễn là đừng uống nước ngọt hay bia, cơ thể lại cảm thấy ‘khát’, vì chất cồn không có tác dụng giải khát. Còn nếu uống coca cola quá nhiều đường, và nếu đang bị bệnh tiểu đường, thì feedback loop lại thông báo cho cơ thể những vấn đề khác! Nếu không có hệ thống feedback này, cơ thể của chúng ta lâm nguy từ lâu!
Cơ thể gây ra nhiều vấn đề như đau đớn bệnh hoạn, nhưng trong các trường hợp này cơ thể là tiếng chuông báo động cần thiết. Lại thêm một lý do chúng ta phải quán niệm cơ thể trên, một người bạn thân thiết mà chúng ta thường bỏ quên!
Every particle consists of all other particles
Werner Heisenberg
Duyên khởi và vô ngã
Kassapa (Ca Diếp) hỏi bốn câu hỏi về nguyên nhân của Khổ lần nào Đức Phật đều trả lời ‘không’ vì câu hỏi của Kassapa hàm ý là có một chủ thể-ngã gây ra khổ, ngược với nguyên tắc vô ngã của Duyên khởi. Câu hỏi đầu: ‘Có phải khổ tự mình gây ra?’ Đức Phật trả lời ‘không’. Vậy có phải khổ gây ra bởi người khác? Kassapa nguyên là một tư tế Ấn Giáo, nên còn lưu luyến với một ‘chủ thể’ siêu việt ‘thường hằng’ (Brahman) dĩ nhiên là Đức Phật không đồng với giả định về một đấng tối cao siêu việt, thường hằng nên cũng trả lời ‘không’. Kassapa tiếp tục hỏi: “Như vậy khổ chỉ do sự tình cờ gây ra”. Vô thường và vô ngã không có nghĩa là mọi hiện tượng xảy ra do tình cờ! Cũng như các hiện tượng khác, khổ là một tâm hành do những yếu tố khác duyên khởi, và cũng như bất cứ một hiện tượng nào do duyên khởi thì cũng có lúc không còn đủ hoàn cảnh nhân duyên thì tan rã. Không có ngoại lệ.
Đây là cốt tủy của Đạo Phật: nếu khổ do duyên sinh gây ra thì chúng ta có thể tháo gở các nguyên nhân duyên sinh để thoát khổ! Đó là sự thật thứ Ba. (Trường Bộ Kinh Digha Nikaya, II .33 Trích lại của Macy P 42). Đây cũng là bài thuyết pháp cho năm anh em ông Kondanna (Kiều Trần Như) trong vườn Lộc Uyển (Deer Park in Sarnath) và năm anh em đã thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.
Trong đêm Thành Đạo Đức Phật đã khám phá những gì? Tinh yếu của giác ngộ là nguyên lý duyên khởi có vẻ ‘ngược dòng’ so với những cảm thọ thông thường. Đức Phật ngần ngại không muốn đem những điều mà mình mới khám phá để truyền dạy trong Giáo pháp. Theo truyền thuyết có một vị thần Brahman hiện ra khẩn cầu Đức Phật thay đổi ý kiến, cho rằng có nhiều người sẽ không bao giờ được nghe lời Phật dạy và trong số những người nghe chánh pháp, thế nào cũng có người hiểu sự thực này. Đức Phật nhớ đến ‘đại sự nhân duyên’ về sự ra đời của mình và do lòng từ bi, nên cuối cùngđồng ý đem những điều mới giác ngộ ra truyền dạy không mệt mõi trong vòng 45 năm.
Quantum theory requires us to give up the idea that the electron, or any other object has, by itself, any intrinsic properties at all
David Bohm
Tâm và Thân qua cái nhìn của duyên khởi
Liên hệ giữa tâm và thân, giữa ý thức và thân thể, giữa ‘tinh thần’ và ‘vật chất’ đã là những vấn đềtranh luận của nhiều triết gia từ thời bình minh của lịch sử. Thường Tâm đại diện cho những gì chủ quan: chú ý, cảm giác, tình cảm và nhận thức, trãi nghiệm bên trong. Và trong một vài văn hóa, tâm được quý trọng hơn vật chất (duy tâm), trong những nền văn hóa hay triết lý khác, xem tâm chỉ là một phó bản của vật thể (Duy vật). Nhưng ý thức chủ quan là gì? Có phải ý thức là chỉ một sản phẩm của cơ thể hay các tuyến nội tiết, hay ‘hiện hữu’ độc lập, thực hơn và đáng tin cậy hơn vật chất?
Văn hóa Tây phương chủ trương nhị nguyên, chia cắt thế giới ‘tinh thần’ và thế giới ‘vật chất’ thành hai thế giới riêng biệt. Triết lý Plato cho thế giới ý tưởng có thực và ‘thường hằng’ hơn có giá trị hơn thế giới vật chất. Trong khoa học, thế giới vật chất có thực hơn ‘cái gọi là’ tinh thần vì có thể quan sáttrực tiếp và thực nghiệm định lượng.
The Common division between body and soul, is no longer adequate and leads us into difficulties.
Werner Heisenberg
Trong những lần giảng pháp đầu tiên, Đức Phật đã phủ nhận quan niệm nhị nguyên này và không xem nhẹ vật chất, thân thể như trong triết học Tây Phương. Trong cán cân duyên khởi, vật chất cũng ngang hàng với tâm, dù xem tâm là động lực chính. Tâm duyên khởi Thân và Thân duyên khởi Tâm.
Không có não thì không có Tâm. Tâm với Thân là hai cành lau dựa vào nhau mà hiện hữu. Không có cái này thì cũng không có cái kia. Thân do tứ đại kết hợp thì Tâm cũng do những yếu tố vô thườngkết hợp như tư tưởng, tình cảm, cảm giác và tất cả đều thay đổi. Trên thực tế Tâm còn thay đổi nhanh hơn thân, như hình ảnh tâm viên ý mã. Phật giáo xem liên hệ này cũng như các liên hệ khác, chỉ là tiến trình, không phải như hai tự thể riêng biệt. Tất cả mọi hiện tượng đều tương tức và tương hiện. Cả hai ảnh hưởng lẫn nhau và dựa nhau mà hiện hữu.
Thường khi có một đệ tử chưa hiểu giáo pháp hay hiểu lầm, Đức Phật gọi đến để thảo luận hay nhờ một đại đệ tử giải thích dùm. Có một đệ tử hiểu ‘thức’ như là một tự thể riêng biệt, Đức Phật mắng nặng lời: ‘Này tỳ kheo ‘ngu muội’ kia, đó là cách ông hiểu giáo pháp của ta đó ư? Có phải Ta dạy là Thức do nhiều điều kiện duyên khởi mà thành, không có điều kiện duyên khởi, thức không thể hiệnhữu? Bây giờ ông lại hiểu như thế, không những trái ngược với điều Như Lai dạy, làm tổn hại cho ông và cho cả Như Lai. Ông cần phải sám hối trong một thời gian dài (Majihima Nikaya, I.258, trích lại từ Macy, p144-145).
Tôi không chắc trong nguyên văn Pali Đức Phật dùng từ ngữ nào mà Macy dịch là ‘foolish man’. Có lẽ đây lần đầu tiên Đức Phật mắng một đệ tử trong tăng đoàn nặng nề như vậy.
Bên trọng bên khinh
Nhân quả một chiều tạo ra tình trạng ‘bất công’ là tinh thần được xem như là một tự thể biệt lập, vĩnh viển và thường được quý trọng hơn ‘vật chất’ (duy tâm). Để ngăn ngừa sự trỗi dậy của ngũ dục, trong Phật giáo có hình thức quán thân bất tịnh (con người như một túi da chứa đầy chất bẩn!), nhưng phải hiểu điều này trong bối cảnh văn hóa Ấn Độ và sinh hoạt của tăng đoàn đầu tiên. Như sau này Hoàng Đế Asoka (A Dục) tìm cách thanh tẩy các loạn tăng có thể làm xáo trộn và tan rã tăng đoàn, vì có những tỳ kheo chỉ xem Sa môn như một nghề, không phải là một cuộc hành trình đi tìm giải thoát. Dù trong kinh Pháp Cú có nhắc đến vai trò quan trọng của tâm, ‘Tâm dẫn đầu tất cả’ đó là chưa nói tới những lời dạy khác như ‘Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức’. Nhưng hành động nhận ly sữa do một cô gái dâng lên được khắc lên trong hầu hết các thắng tích, cho thấy Đức Phật không coi nhẹ ‘Thân’. Tu hành khổ hạnh, sống độc thân thời là một truyền thống các đoàn thể Sa Môn thời Đức Phật còn tại thế.
The objective world rises from the mind itself
The Buddha
No one can deny the mind is the first and most direct thing in our experience, and else is remote reference.
Sir Athur Eddington
Tuy nhiên khi dùng hình ảnh của ba thân lau dựa vào nhau, Đức Phật đã từ chối quan niệm nhị nguyên về tinh thần và vật chất. Dưới thời chánh phủ Ngô Đình Diệm, các nhà văn hóa ‘duy linh’ Thiên Chúa dè bĩu Phật giáo không những là ‘vô thần’ (ám chỉ ‘thân’ Cộng Sản) mà còn là ‘duy vật’ (sic)! Tâm và Vật chỉ là hai mặt của một đồng tiền. Không có mặt này thì không thể có mặt kia. Đó mới con đường Trung Đạo.
Everything material is also mental and everything mental is also material. David Bohm
Thuyết General Systems và Duyên khởi
Thuyết General Systems là một nổ lực để hiểu các hiện tượng có nhiều ẩn số khi tìm hiểu không chú trọng đến bản chất của các thành phần kết hợp mà chú trọng đến tiến trình và ảnh hưởng hỗ tương. Theo Macy thuyết này có những trùng hợp đáng ngạc nhiên với thuyết duyên khởi của nhà Phật. Theo các nhà sinh vật chủ trương thuyết nhân quả đa chiều, như Von Bertalanffy, vật thể, năng lực và thông tin không tiếp cận một hệ thống theo một quá trình nhất định và kích thích những phản ứng trực tiếp. Tuy nhiên sau khi qua một quá trình phản ứng sinh động, chọn lựa, đãi lọc, tái phối trước khi có phản ứng sau cùng. Theo thuyết nhân quả một chiều những nguyên nhân tương tự gây ra phản ứngtương tự, những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra phản ứng khác nhau. Đây là chủ trương máy móc trong tâm lý ứng xử mà các nhà tâm lý gia hiện đại phê bình là tâm lý của robots. Hai thi sĩ cùng ngắm cảnh hoàng hôn hay bình minh, chắc chắn sẽ có những cảm hứng khác nhau. Cấu trúc nhận thứckhác nhau, dù có cùng chung một tác nhân, nhưng phản ứng không nhất thiết là giống nhau (Macy, P 93)
Một nhà sinh vật khám phá trong khả năng tự làm lành khác nhau từ người này sang người khác là bằng chứng cho thấy chức năng của hệ thống trong cơ thể hỗ tương phản ứng và làm quân bình hệ thống một cách khác nhau. (Ibid, p 94).
Nhà sinh vật Laszlo đề nghị vòng tròn phản hồi bất định (Indetermination), nối liền với các nguyên nhân khác nhau trong dòng thông tin hay năng lượng, cũng giống như một dòng điện thường, nối liền đầu vào và đầu ra trong một hệ thống hay giữa các hệ thống khác nhau. Nếu thấy có sự khác biệt, sẽ phát ra tín hiệu thông báo tạo ra phản hồi tiêu cực hay tích cực để điều chỉnh ‘đầu ra’ để tránh tình trạng có thể làm hệ thống mất quân bình. Những khám phá của các nhà sinh học trong Systems theory cũng đi ngược lại với nhận thức thông thường cũng giống như khi Đức Phật khám phá lý duyên khởi, dù sâu xa nhưng ‘đi ngược’ lại thói quen nhận thức về ngã . Đúng như Macy nói, quả là một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên!
Tác hữu sa trần hữu Có thì có tự mảy may
Vi không nhất tướng không. Không thì cả thế gian này cũng không
Hữu không như thủy nguyệt. Có không bóng nguyệt lòng sông
Vật trước thị không không Chắc chi có có không không mơ màng
Đạo Hạnh
Từ lý thuyết hệ thống tổng quát đến ý niệm tổng thể (Wholeness)
Đầu thế kỷ 20 khoa vật lý đã có nhiều phám phá làm đảo lộn các nền tảng vật lý trong vòng 300 năm trước đó. David Bohm người khám phá ra tổng thể (Wholeness) như là một ‘thuộc tính’ căn bản thiên nhiên, cho rằng hai từ ngữ Medicine và Meditation có cùng một ngữ nguyên Mederi trong La Tinh, có nghĩa là chữa khỏi. Trong khi Mederi xuất phát từ một ngữ nguyên khác trong ngôn ngữ Ấn Âu, có nghĩa là Measure ‘Đo lường’. Theo nghĩa đen hai từ ngữ này có vẻ không liên hệ gì với nhau, nhưng Measure còn có một nghĩa bóng khác là ‘right inward inside’ đo đúng theo những thuộc tính căn bảncủa vật thể. Có nghĩa là khi những thuộc tính này bị rối loạn hay bị mất quân bình, sẽ ‘được phục hồi’ lại ‘nguyên trạng’, nếu một hệ thống cần sống còn. Nguyên trạng này là một cách nói khác đi của Tổng Thể! Meditation là một hình thái quan sát không phán đoán để nhận ra những chỗ bị bệnh hoạnhay bị mất quân bình. ‘Mindfulness based centre’ cũng có nghĩa là ‘medical centre’. (Jon Kabat Zinn, p. 163)
Khi Nhất Hạnh chọn đề tựa Miracle of Mindfulness tôi có hơi thắc mắc là chữ phép lạ là từ ngữ của Ky Tô. Nhưng Kabat Zinn nói chánh niệm là phép lạ vì con người là kỳ diệu (miraculous). Khi nhìn qua lăng kính Chánh niệm quý vị có thể ‘nhận’ ra điều này. Thí dụ ăn là một hành động chúng ta làm hàng ngày mà ít khi chịu để ý tới: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, ăn buổi lỡ, ăn khuya…Khi ăn trong chánh niệm ta nhận ra ăn là một hành động kỳ diệu của cơ thể. Cơ thể chuẩn bị kỹ càng từng giai đoạn một, từ lúc đưa thức ăn vào miệng, lưỡi phải làm thế nào để không bị răng cắn phải, nước bọt và dịch vị được tiết ra thế nào để tiêu hóa thức ăn và tiếp thu năng lực nuôi cơ thể, sau đó liên hệ với bộ tiêu hóa để thãi chất bã độc hại ra ngoài, để giữ ‘mức quân bình’. Thực ra các cơ quan khác trong cơ thể cũng hoạt động một cách kỳ diệu’ như thế. Khi cơ thể chưa có vấn đề, quý vị nghĩ ‘đi đứng’ là chuyện ‘bình thường’ không có gì đáng quan tâm, nhưng khi có vấn đề như gãy chân, bị thấp khớp chẳng hạn, chúng ta mới thấy đi đứng không phải là chuyện bình thường nữa mà là một chuyện ‘phi thường’!
Có bao giờ quý vị ‘cám ơn’ một cơ quan lớn nhất trong cơ thể, ‘Gan’. Gan tiết các Diếu tố (enzymes) hàng ngàn lần trong một giây để bảo đảm là hệ thống chuyển hóa (metabolism) được quân bình. Quý vị có biết mỗi tế bào não phóng ra bao nhiêu làn sóng điện-hóa để trao đổi thông tin với nhau? Trong cơ thể có 10 tỷ tế bào, sinh sản từ một đơn bào khi chúng ta được thụ tinh trong lòng mẹ! Chúng tự tổ chức với nhau trong mối liên hệ tương tức tương hiện để giữ quân bình nghĩa là để bảo vệ sự sống và khỏe mạnh cho chúng ta. Khi quán niệm hình ảnh không được tốt đẹp của thân (bất tịnh) tôi đề nghị chúng ta cũng nên quán sự kỳ diệu của thân thể, hay ít ra cũng phải nhớ tới ‘tám bất’ trong kinh Bát Nhã (bất tịnh bất cấu!). Mức quân bình trong hệ thống tổng thể nhờ các vòng tròn phản hồi trong mối liên hệ tương tức tương hiện đã nhắc ở trên. Lý duyên khởi được Đức Phật nhắc đến trong bài thuyết pháp đầu tiên, cách đây 26 thế kỷ, trong khi thuyết General Systems và Wholeness chỉ mới được đề nghị và khám phá vào nửa đầu của thế kỷ 20.