- 01. Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm
- 02. Thiền Sức Khỏe và Thiền Giải Thoát
- 03. Một vài định nghĩa về Thiền Chánh Niệm
- 04. Nền Tảng Đạo Đức của Thiền Chánh Niệm
- 05. Chánh Niệm và Duyên Khởi
- 06. Chánh Niệm và Phi Công Tự Động
- 07. Những Phát Kiến Khoa Học Đưa Đến Cách Mạng Chánh Niệm
- 08. Vật Lý Mới Và Đạo Học Đông Phương
- 09. Thực Phẩm Và Sức Khỏe
- 10. Phần Thực Tập (1)
- 11. Phần Thực Tập (2)
- 12. Tạm Kết Luận
- 13. Các Bài Thực Tập
- 14. Các Bài Phụ Lục
Chánh Niệm và Phi Công Tự Động
Chánh niệm, nói một cách giản dị là vun trồng chú ý và quan sát một cách khách quan tất cả những kinh nghiệm hiện ratrong tầm ý thức trong khoảnh khắc hiện tại. Dù Chánh Niệmlà quả tim thực hành của Phật giáo, nhưng bất cứ ai cũng có thể hưởng được những thành quả tốt đẹp của Chánh niệmnếu quyết tâm và kiên nhẫn đeo đuổi. Đây là tài sản quý báuchung không phải chỉ dành cho Phật tử mà cho bất cứ người nào còn thở, còn sống và muốn thực hành.
Jon Kabat Zinn cho Đức Phật là một nhà thiên tài khoa học, dù không có dụng cụ đo lường nào khác ngoài thân và tâm, nhưng đã nghĩ ra cách đo lường một cách chuẩn xác. Như lời của Tỳ Kheo Walpola Rahula nói: “khi thực hành chánh niệm quý vị là một nhà khoa học, không phải là một quan tòa”. Nhà khoa học mà có thiên kiến thì kết quả chắc chắn sẽ lệch lạc! Phần lớn tâm của chúng ta bị lôi cuốn vào việc ôn lại quá khứ hay chuẩn bị cho những dự định chương trình trong tương lai, nên não bộ đã hao tốn biết bao là năng lực. Nhưng nghịch lý thay chỉ có khoảnh khắc hiện tại là thời gian chúng ta sống một cách trọn vẹn.
Tính tình hay tập quán?
Chúng ta thường hay nói: Tánh tôi vậy! Không thay đổi được đâu!
Sau đây là tiến trình đưa đến việc kết tinh thành cái mà chúng ta gọi là ‘tính tình’.
1- Ý định, động cơ ‘thành hình’ tư tưởng (ý nghiệp) và lời nói (khẩu nghiệp).
2- Tư tưởng đúc kết hành động (thân nghiệp).
3- Ý tưởng, lời nói và hành động hình thành thái độ, cách ứng xử (behaviors)
4- Cách ứng xử biểu hiện qua thân thể (bodily expressions)
5- Biểu hiện thân thể sẽ hình thành tính tình (character)
6- Tính tình ‘kết tinh’ thành ‘nhân cách’ (personality)!
Quý vị có thấy ai là thủ phạm chưa? Nếu chưa, tôi xin nhắc lại một dòng trong kinh Pháp Cú: ‘Tâm làm chủ tất cả. Mọi thứ đều do tâm tạo tác’
Khẩu nghiệp, ý nghiệp và thân nghiệp đều là do tâm tạo ra! Động lực tốt và thiện thì tạo nghiệp tốt. Động lực xấu và bất thiện thì tạo nghiệp xấu. Một sự trùng hợp là khi phán xét một hành động thì luật pháp Tây Phương, dựa trên triết lý của Kant, cũng xét vai trò chủ yếu của động lực. Nếu có ý địnhgiết người mắc tội cố sát còn nếu lở tay thì bị kết án là ngộ sát. Bác sĩ phẫu thuật cũng dùng dao kéo mổ xẻ bệnh nhân, nhưng động lực rõ ràng là nhằm cứu sống bệnh nhân. Nếu không cứu được thì do Bác sĩ không đủ khả năng hay vì bệnh quá nặng không cứu nổi. Những nước mà Y khoa tân tiến như Úc, hàng năm có hàng ngàn người bệnh chết trong phòng giải phẫu, là chuyện thường tình. Đức Phậtcó nói trường hợp bỏ muối vào biển cả và vào một một tô nước, hậu quả sẽ rất khác xa nhau! Trong ngôn ngữ Việt Nam có chữ tâm địa, hàm ý tâm địa là thủ phạm chính!
Khó mà giữ được mức khách quan giống như khi chúng ta ngồi trong một căn phòng mà các bức tường toàn bằng kính. Chúng ta phải đối mặt với sợ hãi, hổ thẹn, mặc cảm tội lỗi và những khách quen khác từ nội tâm thường đến thăm. Chánh niệm giúp chúng ta đứng qua một bên hay đàng sau, để ngắm những vết thương tâm thần, ghét bỏ, sợ hãi, lo âu… đến rồi đi. Nhưng với quá trình thực tập, dần dần chúng ta sẽ học cách nhận biết được những cảm giác và tình cảm khó khăn và thấy được nguồn gốc và nguyên nhân của chúng và dần dần sẽ chấp nhận chúng trong trạng thái an lạc. Nếu chúng ta không bao giờ an lạc với mình, làm thế nào chúng ta có thể mang an lạc đến cho thế giới?
Bình thường tâm thị đạo
Chánh niệm là một cách sống trong khi chúng ta phải giao sống trong cuộc đời. Mượn chữ của nhà thơ Đức Holderlin, một cách ở đời. Vì là cuộc đời của mình nên không ai có thể làm thay cho ta hay bảo ta nên ở đời như thế này hay thế khác. Khoảnh khắc hiện tại để sống như hình ảnh thác nước mà chúng tôi đưa ra để minh họa trước đây. Một khoảnh khắc ‘quên sống’ là một khoảnh khắc mất đi, như thác nước chảy qua ghềnh đá rơi xuống sông suối bên dưới, không bao giờ tìm lại được.
Một khoảnh khắc trôi qua, rơi vào ‘quá khứ’ coi như mất tăm, chỉ còn trong ký ức, hay máy làm ‘lùi thời gian’ trong các phim khoa học giả tưởng Back to the Future. Tỉnh thức là một phép lạ như tựa tác phẩm của Thầy Nhất Hạnh (The Miracle of Mindfulness) bởi vì khi quý vị nhận ra là mình ‘quên sống’ thì lúc đó là quý vị đang tỉnh thức. Khi thấy mình bị mắc kẹt hay bị cuốn hút trong dòng sông tư tưởng, cảm thọ, quý vị có tự do chọn lựa bước ra khỏi bẫy sập đó và chuẩn bị cho những bước tới trong tương lai! Một vài phút thực tập còn hơn là tốn bao nhiêu thời gian ‘triết lý’, tán hưu tán vượn về Chánh Niệm!
Từng Bước Nở Hoa Sen
Chánh niệm là một cách học sống tỉnh thức trong từng phút từng giây trong đời mình. Nhưng may thay, chánh niệm-tỉnh thức tiềm tàng trong mỗi chúng ta, nó nằm đây nằm trong những mổi ai, có người gọi là Phật tính (tức khả năng tỉnh thức). Thực hành Chánh niệm nhằm vun trồng khả năng tỉnh thức và áp dụng lối sống tỉnh thức trong mỗi hoạt động trong đời sống hàng ngày: khi ăn tỉnh thức biết mình đang ăn và biết thưởng thức hương vị thức ăn, khi đi thì biết mình đang đi, khi thở ra thì tỉnh thức biết mình đang thở ra.
Chánh niệm không phải là một triết lý xa vời mà là một cách ở đời, ở đây, ngay bây giờ. Gary Schwartz, một nhà tâm lý nghiên cứu về stress, đề nghị mô thức phản hồi tình cảm. Khi chúng takhông để ý tới phản ứng đối với stress của tâm biểu hiện qua tư tưởng, cảm giác và tình cảm và trong thân thể, mối liên hệ thân-tâm bị gián đoạn và bị mất quân bình. Ngược lại, nếu chúng ta quan sát và nhìn rõ, quân bình sẽ được tái thiết lập. Quý vị sẽ an lạc hơn, ngủ ngon hơn, có nội lực để đối phó với trầm cảm và bắt đầu yêu đời sống và công việc làm nhiệt thành hơn, cải thiện các mối liên hệvới những người thân trong gia đình. (Bob Stahl, p 30).
Jon Kabat Zinn kể chuyện một phụ nữ thú nhận là 10 năm trước đây, bà ngoảnh mặt đi trong một khoảnh khắc, khi ngoảnh lại đã thấy đời mình trôi qua và biến mất (như thác nước!). Và tệ hơn nữa, bà không nhớ trong 10 năm đó bà đã sống như thế nào! Nhiều khi chúng ta lái xe từ nơi này sang nơi khác, lúc đến nơi không còn nhớ là mình đã qua bao nhiêu đèn xanh đèn đỏ và lơ đãng không quan tâm gì về quang cảnh giữa đường! Có lúc chúng ta đang thấy mình đang tranh luận với ‘đối thủ’, đến khi ‘tỉnh’ lại, thấy chỉ có một mình trong phòng. Cũng như một nhà đạo diễn và biên kịch, chúng ta viết cả lời đối thoại, nhịp nhàng và đủ ‘ý nghĩa’! Chúng ta chỉ nhớ khoảnh khắc hiện tại khi đó là những khoảnh khắc cực kỳ vui sướng (Blue Moon), như viết một bài thơ tình đầu Em hai mươi tóc xõa dài, nắm tay người yêu hay hôn người yêu lần đầu hay những lúc cực kỳ đau thương như khi bị mất một người thân trong gia đình! Ngoài ra phần lớn chúng ta sống theo hướng dẫn của ‘phi cơ tự động’, thói quen suy nghĩ, cảm xúc hay hành động. Phần lớn trong đời mình, chúng ta sống như người say rượu, và chết như người trong mộng.
Hiện tại ‘ngoài’ thời gian đồng hồ
Khi bắt đầu viết loạt bài về Thiền Chánh Niệm, tôi không biết phải dịch từ ngữ moment ra tiếng Việt thế nào cho ổn. Khi vừa đọc vừa viết và vừa thực tập, tôi thấy hơi thở ra và hơi thở vô dài chừng một giây. Quý vị còn nhớ trong Phật Giáo có chữ sát-na (là bao lâu?) là thời gian ngắn nhất có thể quan niệm được. Theo tôi biết hiện bây giờ kỹ thuật chỉ mới đo được 1 phần trăm giây như trong các cuộc tranh tài điền kinh hay bơi lội. Cuối cùng tôi chọn chữ khoảnh khắc để dịch chữ moment từ Anh sang Việt. Khi quán niệm hơi thở trong khoảnh khắc này, đi qua, rồi tới hơi thở kế tiếp. Hơi thở này trong một khoảnh khắc đã trở thành hơi thở trước (nghĩa là quá khứ!) Giả sử như hơi thở chỉ kéo dài chừng 1/100 giây như mức hơn thua của các lực sĩ tranh tài, chúng ta có quán niệm hơi thở kịp hay không? Chúng ta phải thật nhanh chân lẹ tay nếu không thì không bao giờ bắt được hơi thở trong khoảnh khắc này! Jon Kabat Zinn nói ‘hiện tại’ thực ra ở ngoài thời gian đồng hồ.
What we mean by ‘right now’ is a mysterious thing which cannot define.’Now is an idea or concept of our mind; it is not something that is really definable physically at the moment
Richard P. Feynman
Thiền và Triết lý Nhập thế
Các hành giả Thiền không phải là những người tự kỷ, chỉ biết theo dõi hơi thở ra hay vô hay những đối tượng chọn lựa khác, lim dim ngồi ngó rốn mình. Nhưng Thiền là một cách độ sinh ngay bây giờ, ngay đời này, không phải chờ kiếp sau. Đối với nhiều người, Thiền là đứa con ‘đi hoang’ không ‘chính thống’. Trong Manuel of Zen Buddhism, Đại sư DT Suzuki liệt kê một số Kinh và Lục của chư tổ để ‘bảo chứng’ cho Thiền, từ kinh Lăng Già, đến Bát Nhã, một số lời dạy của tổ sư như Pháp Bảo Đàn Kinh, Thập Ngưu Đồ, Kinh Đà La Ni và trong các các tác phẩm Lục của các tổ sư Thiền Nhật Bản … (Suzuki, Rider, 1980). Thật đa tạp và đầy mầu sắc! Khác biệt giữa Thiền và các môn phái khác là trong khi Thiền tìm nguyên nhân đau khổ và làm giảm đau khổ ngay tại đời này, ở đây và bây giờ, trong khi pháp môn Tịnh độ hứa hẹn giải thoát trong hàng hà sa số kiếp sau. Tinh thần thực nghiệm được hỗ trợ bởi những bằng chứng của y học và khoa học Tây Phương, đã biến Thiền thành một chủ nghĩa ‘hiện sinh, nhập thế’. Như tựa một tác phẩm của Jack Karouac …On the Road đến bất cứ nơi nào có Hải Triều Âm!
Vị năng sự sinh, yên năng sự tử
Chưa phục vụ được đời sống, làm sao phục vụ được cõi chết.
Khổng Tử
Quán niệm thân thể trên thân thể
Thân người khó được. Điều rõ ràng là chúng ta chỉ có một thân thể duy nhất để đi hết cuộc hành trìnhvà chúng ta không thể nào có một cơ thể khác trong đời này. Do đó chúng ta có bổn phận chăm sóc cơ thể mình mạnh khỏe và sống lâu theo một cách có thể được. Quán niệm thân thể cho chúng tabiết tình trạng cơ thể mình đang như thế nào, biết stress và lo âu ảnh hưởng cơ thể đến ra sao và nhờ thế chúng ta có thể sống an lành hơn, ngay cả trong cơn đau hay bệnh hoạn. Chánh niệm cho chúng ta ‘thấy’ tín hiệu tình cảm và cơ thể, nếu chúng ta tiếp tục bỏ qua không thèm lưu tâm, thế nào cũng có lúc tình trạng trở nên trầm trọng, không còn trở tay kịp nữa. Thân thể là một tiếng chuông báo động cần thiết.
Chúng ta là động vật thông minh nhất trong các loài linh trưởng (primates)’, là homo-sapiens vì thế chúng ta bị stress nhiều hơn các loài động vật khác. Nói một cách khác, người làm chúng ta khổ không ai khác hơn là chúng ta. Nên dù nguyên nhân ‘không có gì’ đáng bị stress, nhưng dần dầnstress tích lũy gây thêm stress khác theo một hiệu ứng dây chuyền và gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể như tê cứng bắp thịt, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, ung thư, các bệnh về cơ bắp tim, mất trí nhớ, nhất là khi quý vị phản ứng bằng những phương thức kém lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, cần sa, ma túy, ăn quá nhiều hay làm việc quá độ. Trong Chánh niệm có một kỹ thuật gọi là rà soát cơ thể (body scan) để biết tình trạng của từng bộ phận trong cơ thể. Kỹ thuật quán niệm này rất hiệu nghiệm để giúp chúng ta ‘sống’ với các cơn đau, và tình cảm tiêu cực như stress và lo âu…
Có một thái độ bất cập khác là khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, như nhức đầu, chuyện đầu tiên chúng ta nghĩ và làm là tìm uống một viên thuốc để ‘trị’ nhức đầu, nhưng nhức đầu chỉ là triệu chứng, không phải là một bệnh. Chúng ta không muốn chịu đựng những cảm giác khó chịu của cơ thể dù nhỏ đến đâu. Khi cảm thấy tâm bất an, chúng ta xin bác sĩ cho toa thuốc an thần. Người Tây Phươngphần lớn chỉ thích ‘mì ăn liền’. Mỗi năm dân Mỹ tốn hàng tỷ bạc mua thuốc an thần và thuốc nhức đầu. Quán niệm cơ thể giúp chúng ta nhận biết rõ những vấn đề của cơ thể và tâm thần, do đó tìm cáchđáp ứng thích hợp. Tây phương là một xã hội hiếu động, nóng lòng thực hiện mục đích này mục đíchnọ, không lúc chịu ngồi yên. Thấy ai ngồi yên thì chỉ trích “Don’t just sit there! Do something!” Thầy Nhất Hạnh nói đùa lại là: “Don’t do anything! Just sit there!” Câu này như một liều thuốc chống lại thái độ sống hối hả (Busyness) trong xã hội Tây Phương. Thiền là một cách làm chậm lại lối sống của mình. Khi chúng ta có thì giờ nghiền ngẫm một stimulus, không phản ứng theo thói quen, mà có thì giờchọn lựa một response thích ứng để làm bớt khẩu nghiệp và thân nghiệp và khỏi hối tiếc vì đã lỡ lờihay một hành động thiếu suy nghĩ. Nội điều này khiến chúng ta đáng dành thì giờ thực tập Quán niệm. Tây Phương hay nói ‘Hurry Up’, những Thiền giả thì nói ngược lại ‘Slow down’. Đây cũng là một nghịch lý quyến rũ người Tây phương khi họ nghiên cứu về Chánh niệm.
Tìm nghe Hải Triều Âm ở đâu?
Bắt đầu khoảng 1979, Thiền Chánh Niệm được dùng song song với các dòng y khoa chính của Tây Phương. Jon Kabat Zinn cố gắng áp dụng Chánh niệm cho các bệnh nhân Mỹ bình thường và làm thế nào để thuyết phục họ thực tập, để họ không e ngại đó là một kỹ thuật trong truyền thống Đông Phương. Ông nghĩ tới hình ảnh của các Bồ Tát đi lắng nghe những tiếng kêu than Hải Triều Âm của chúng sinh. Và ở xã hội Tây Phương hiện đại còn chỗ nào có nhiều hải Triều Âm hơn là Bệnh Viện, mà ông gọi là ‘nam châm của đau khổ’ (Dukkha magnet). Với tâm cảnh của người Tây phương, chưa thuyết phục về ‘chuyện kiếp sau’, đời này, ngay bây giờ là nơi bắt đầu thực hành Chánh Niệm là hợp lý và hợp tình nhất. (Jon Kabat Zinn, p 36)
Hơi thở
Chúng ta không để ý đến hơi thở coi như là chuyện bình thường chỉ trừ khi có vấn đề như khi bị nghẹt mũi, cảm cúm không thở được! Nếu bị các chứng bệnh bị dị ứng với phấn hoa chẳng hạn, thình lình hơi thở trở nên mối quan tâm chính của chúng ta. Điều đó cũng dễ hiểu. Chúng ta có thể nhịn ăn trong nhiều ngày, hay nhịn uống trong vòng một tuần vẫn còn sống, nhưng nếu không thở được trong vòng một vài phút, coi như là chấm dứt cuộc đời này. Hơi thở luôn luôn ra vào vào cơ thể và chúng ta‘uống’ không khí hơi thở vào và tái chế biến hơi thở ra. Chúng ta không thể nào ra khỏi nhà nếu không ‘mang theo’ hơi thở!
Nhưng trên thực tế ai thở? Tôi vẫn sống, tôi vẫn ăn và tôi vẫn thở! Ăn có thể là một hành động tự ý nhưng thở là một hoạt động ‘tự động’. Não bộ qua ANS điều khiển hơi thở chúng ta vì máu cần chuyển oxy đến các bộ phận cần thiết như não bộ và tim và dĩ nhiên là đến các bộ phận thiết yếu khác trong cơ thể. Nếu để chúng ta tự thở chắc là chúng ta tắt thở từ lâu rồi vì… thất niệm, lo đủ mọi thứ, trừ chuyện thở ra và thở vào.
Thứ nhất, vì hơi thở lúc nào cũng có sẵn, nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta đều có thể thực hành Chánh niệm. Không cần có Thiền đường nghi ngút khói nhang (dĩ nhiên có thì tốt vì chúng ta đỡ bị quyến rũ vì những lý do bên ngoài khác), nhưng không cần phải mua dụng cụ mắc tiền để thực hành Thiền!
Lạ thay, chúng ta thường không để ý tới hơi thở mặc dù chỉ cần một hơi thở đứt đoạn thì chúng ta từ bỏ xác thân này qua một thế giới khác chưa biết là đâu. Một điều nữa là chúng ta không phải thở mà chính hơi thở ‘tự thở’ lấy (nhờ não dĩ nhiên) và chúng ta quên hay nhớ, hơi thở lúc nào cũng sẵn đó cho chúng ta quán niệm. Hơi thở là một người bạn chí thiết mà chúng ta hay quên không ngó ngàng gì tới.
Thứ hai, lúc bắt đầu thực hành chúng ta cần một đối tượng để quán sát và hơi thở là một đối tượng tiện lợi nhất.
Thứ ba hơi thở là thước đo thời tiết (tình cảm) bên trong. Khi chúng ta vui, chúng ta thở khác, khi buồn thở khác, khi giận thở khác. Theo dõi hơi thở cho chúng ta biết mình ở trong tâm trạng nào
Thứ tư, hơi thở là cái neo để chúng ta ‘sống’ trong khoảnh khắc hiện tại, vì chúng ta theo dõi hơi thởtrong khoảnh khắc này, không phải là một hơi thở vừa qua trước đó, hay là một hơi thở sau chưa tới. Trong kinh Tứ Niệm Xứ đối tượng theo dõi là thân, cảm thọ, tâm, và pháp (nghĩa là cả thế giới bên ngoài). Tuy nhiên trong Chánh niệm, cũng như trong bất cứ một phương pháp Thiền quán nào khác, vun xới Chánh niệm là mục đích quan trọng nhất, chứ không phải là đối tượng. Vì trong chánh niệmcó một loại đối tượng được gọi là choiceless awareness, bất cứ một trãi nghiệm nào hiện ra trong tầm ý thức đều có thể dùng làm đối tượng quán niệm.