VISAKHA, MẸ CỦA MIGARA
Trong văn học Pali, chúng ta thấy đề cập đến nhiều phụ nữ lỗi lạc. Có nhiều vị Tỳ-kheo Ni tu tập và thuyết pháp xuất sắc, và cũng có nhiều nữ cư sĩ thực hành giáo pháp khi đang sống đời sống gia đình. Visakha, thường được gọi là mẹ của Migara (Migaramata hay Lộc Mẫu), là một trong những nữ cư sĩ lỗi lạc nhất. Đọc cuộc đời của Visakha, sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy rất hoan hỷ. Bà vẫn sống cuộc sống gia đình mà vẫn có thể đóng góp to lớn cho Phật giáo. Đời sống tinh thần cao quý của bà đã giúp cho gia đình bà và nhiều người khác quy y Tam Bảo.Visakha xuất thân ở xứ Ma Kiệt Đà (Magadha). Cha mẹ của bà đều là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bà có niềm tin sâu sắc với Đức Phật, ngay cả sau này khi bà lập gia đình với con trai của Migara, một thương gia ngoại đạo ở thành Xá Vệ (Savatthi). Khi mới gả về nhà chồng, bà đã gặp phải nhiều trở ngại, nhưng do lòng tin thuần thành với Đức Phật, bà đã vượt qua được tất cả. Cuộc đời tận tuỵ với Đức Phật và chư Tăng của bà vẫn còn là một tấm gương sáng cho phụ nữ đến tận ngày nay.
Gia đình chồng của Visakha là đệ tử của Ni kiền tử (Nigantha), một tu sĩ ngoại đạo lõa thể. Trong dịp đám cưới con trai, họ đã mời Ni kiền tử cùng với 500 đệ tử về nhà cúng dường. Visakha được giao trách nhiệm chuẩn bị đón tiếp họ và bà đã làm công việc của mình rất chu đáo. Nhưng khi Migara gọi Visakha cùng vị tân lang của bà đến nhận lời chúc phúc của các vị đạo sĩ, bà nhận ra tất cả họ đều lõa thể, nên nét mặt tỏ vẻ bất bình, và bà quay đi không chào hỏi họ. Thái độ của bà khiến cho các đạo sĩ cảm thấy bị sỉ nhục. Họ nổi giận bỏ về dù Migara đã xin lỗi họ.
Migara cảm thấy ông và các vị đạo sĩ đều bị Visakha coi thường, và điều này đã tạo nên không khí bất hoà trong gia đình. Một hôm, Migara không cho phép Visakha cúng dường một vị Sư đến nhà khất thực. Bà nói như hối lỗi : “Mong ngài thông cảm cho, cha chồng tôi hôm nay ăn đồ cũ, nên không thể cúng dường đến ngài.”
Lời nói của bà giống như một lời sỉ nhục đối với cha chồng. Không còn tin cậy và tôn trọng nữa, ông rất giận dữ và đuổi Visakha ra khỏi nhà. Ông cho mời cha mẹ của bà cùng những người có địa vị trong vùng đến, và yêu cầu họ phán xét lỗi lầm của bà. Khi Visakha được gọi đến trước mọi người, bà điềm tĩnh chào hỏi và ngồi sang một bên.
Migara bắt đầu kể lại câu chuyện Ni kiền tử và các đệ tử, và nói rằng Visakha đã vô lễ với các vị trưởng lão. Nghe xong, Visakha trả lời: “Tôi đã không vâng lời cha chồng và đã không chào hỏi họ, vì tất cả 500 vị đạo sĩ đều trần truồng. Một người thiếu nữ như tôi không thể nào đến trước mặt họ như vậy mà chào hỏi. Xin hãy giải thích cho tôi biết tôi đã làm gì sai?”
Nghe lời giải thích của bà, tất cả những vị trưởng bối đang có mặt đều đứng về phía bà. Thấy vậy, Migara càng tức giận hơn. Ông kể tiếp câu chuyện thứ hai, rằng Visakha đã bảo vị Sư đi khất thực là cha chồng ăn đồ cũ, mà ông cho rằng đó cũng là một điều sỉ nhục đối với ông. Visakha giải thích hành động đó của bà rằng: “Tất cả những gì tốt đẹp mà chúng ta được thọ hưởng hôm nay đều là kết quả của những thiện nghiệp mà chúng ta đã làm trong quá khứ, và không cúng dường chư Tăng cũng như đang ăn đồ cũ mà thôi.”
Tất cả những người hiện diện đều khen ngợi câu trả lời thông minh của Visakha. Cuối cùng, Migara kể thêm một lỗi nữa của Visakha, rằng mỗi buổi tối bà đều lẫm nhẫm điều gì mà không hề giải thích khi có ai hỏi. Với lời than phiền này, Visakha đã thông thái trả lời rằng “Tôi đang nhẩm lại mười điều mà mẹ tôi đã dạy tôi để có được sự hạnh phúc trong gia đình.” Migara hỏi: “Mười điều gì?” Những điều mà Visakha thuật lại sau dó vẫn còn hữu ích và có thể áp dụng được cho đời sống gia đình ngay cả hôm nay.
- Điều đầu tiên: “Không nên đem lửa trong nhà ra ngoài đường.” Điều này có nghĩa là những bất hoà tranh chấp trong gia đình không nên đem ra bàn bạc bên ngoài. Nếu làm vậy chỉ phá vỡ hạnh phúc gia đình.
- Điều thứ hai: “Không nên đem lửa ngoài đường vào nhà.” Điều này có nghĩa là những gì người ta bàn tán, nói xấu lẫn nhau ngoài đường, những điều nhảm nhí đó không nên đem về bàn luận trong gia đình.
- Điều thứ ba: “Chỉ nên cho mượn đồ nếu người ta đem trả đàng hoàng. Không nên cho mượn đến những người không bao giờ trả lại. Nên khen ngợi những người biết trả lại đàng hoàng, và không nên tin tưởng những người không bao giờ biết đền trả.”
- Điều thứ nãm: “Sống an vui và hạnh phúc.”
- Điều thứ sáu: “Ăn uống từ tốn.”
- Điều thứ bảy: “Lo sao cho mọi người trong nhà đều có thức ăn thích hợp.”
- Điều thứ tám: “Kiểm tra cửa nẻo kỹ càng trước khi đi ngủ.”
- Điều thứ chín: “Tôn thờ ngọn lửa trong nhà, có nghĩa là luôn lo lắng đến mọi việc trong gia đình.”
- Điều cuối cùng: “Kính trọng những bậc trưởng thýợng trong gia đình.”
Visakha kết thúc rằng: “Mỗi dêm tôi đều nhẩm đọc mười điều khuyên này dể khỏi quên. Xin cho tôi biết tôi dã làm sai điều gì?”
Các bậc trưởng bối đều khen ngợi Visakha thông minh. Nghe bà nói, những giận hờn trong lòng của Migara cũng biến mất.
Ngay sau dó, Visakha yêu cầu cha chồng thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng về nhà thọ trai. Migara nhận lời với diều kiện rằng ông không phải xuất hiện trước Đức Phật. Tuy nhiên, Visakha yêu cầu ông nghe Đức Phật thuyết pháp từ sau tấm rèm che, và ông đồng ý.
Visakha thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng về nhà thọ trai. Chư Tăng được đón tiếp nồng hậu. Sau khi thọ thực xong, Visakha thỉnh cầu Đức Phật thuyết pháp. Trong khi Đức Phật thuyết giảng, Migara cùng người nhà nấp sau tấm rèm lắng nghe. Ông cùng tất cả gia nhân dều được thấm nhuần lời dạy của Đức Phật và sau dó cả gia đình đều trở thành đệ tử Phật.
Từ dó trở đi, Migara luôn tri ân Visakha, tôn kính bà như một người mẹ, và vì vậy về sau Visakha có danh xưng là mẹ của Migara.
Một hôm Đức Phật cùng với ông Cấp Cô Độc đang ở Tịnh xá Kỳ Viên. Visakha cũng đến dó nghe pháp. Quá mải mê nghe pháp, bà bỏ quên sợi dây chuyền quý giá. Khi người ta trả sợi dây chuyền lại cho bà, bà không chịu nhận. Thay vào đó, bà bán sợi dây chuyền dể xây một ngôi tịnh xá cho các vị Tỳ kheo Ni. Khi ngôi tịnh xá xây xong, Đức Phật dã tiếp nhận và dặt tên là Đông Phương Tự (Pubbarama).
Một lần khác, Visakha đến Tịnh xá Kỳ Viên dể yết kiến Đức Phật. Sau khi đảnh lễ ngài, bà đứng qua một bên và thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng hôm sau dến nhà bà thọ trai. Ngày hôm sau Đức Phật cùng chư Tăng đến nhà bà thọ trai. Sau buổi trai tăng, bà đến ngồi một bên và thỉnh cầu Đức Phật tám điều. Đức Phật trả lời Visakha: “Một vị Phật không bao giờ ban cho ai những diều cầu xin.” Visakha trả lời rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con chỉ cầu xin những điều rất thoả đáng và thực tế.” Đức Phật bèn yêu cầu bà nói lên. Bà thưa: Con cầu xin rằng trong suốt cuộc đời con, con sẽ:
1. Cúng dường y cho chư Tãng.
2. Cúng dường vật thực cho những vị khách Tăng mới đến thành Xá vệ.
3. Cúng dường vật thực cho những vị Tăng sắp rời thành Xá vệ.
4. Cúng dường vật thực cho những vị Tăng bị bệnh.
5. Cúng dường vật thực cho những vị Tăng chăm sóc người bị bệnh.
6. Cúng dường cháo mỗi buổi sáng cho những vị Tăng bị bệnh.
7. Cúng dường thuốc men cho những vị Tăng bị bệnh.
8. Cúng dường y tắm mưa cho các vị Tỳ-kheo Ni suốt đời họ.
Đức Phật hỏi Visakha vì sao bà có những lời thỉnh cầu đó, “Làm vậy thì con sẽ có được lợi ích gì?”
Visakha trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, con sẽ được an vui.”
Đức Phật tán thán câu trả lời của bà và dạy rằng: “Này Visakha, cúng dường với thiện tâm sẽ dem lại quả an vui.”
Nếu ông Cấp Cô Độc nổi tiếng với lòng hào phóng như thế nào, thì Visakha cũng nổi tiếng như vậy. Đức Phật khen ngợi bà là nữ cư sĩ tối thắng trong bố thí. Visakha dược biết đến nhiều bởi niềm tin mạnh mẽ với Đức Phật, sự hào phóng và trí tuệ của bà. Lời khuyên của bà rất hữu ích và bà thường giúp hoà giải khi có tranh chấp xảy ra. Ngày nay, trên nhiều phương diện, Visakha vẫn còn là một nguồn động viên tinh thần rất lớn cho tất cả chúng ta.
Dharmacharini Jnanasuri
Người dịch: TN. Liễu Pháp
(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Viêt Nam)