CÁC TÁC GIẢ
WILLIAM L. AMES
William L. Ames tốt nghiệp thạc sĩ vật lí học tại Viện công nghệ California và tiến sĩ Phật học tại Đại họcWashington, từng giảng một khóa về vật lí và đạo Phật tại Viện nghiên cứu tích hợp California (California Institute of Integral Studies). Ông là đồng tác giả một công trình nghiên cứu về hố đen, tác giảcủa một số công trình bàn về nhiều khía cạnh của Trung quán tông (Madhyamaka) thuộc đạo Phật đại thừa (Mahayana). Hiện ông là thủ thư tại thư viện Fisher ở Đại học John F. Kennedy, Orinda, bang California; tham gia dịch và ấn hành một số chương thuộc tác phẩm Trung quán tông Ấn ĐộPrajnapradipa của Bhavaviveka.
MICHEL BITBOL
Michel Bitbol là nghiên cứu gia trưởng tại CNRS và tại Trung tâm nghiên cứu nhận thức luận ứng dụngthuộc Đại học bách khoa Paris (Ecole Polytechnique). Ông dạy tại đại học Paris, thỉnh giảng định kì tại trường Linacre thuộc Đại học Oxford. Ông sinh năm 1954, nhận bằng tiến sĩ vật lí và hậu tiến sĩ (habilitation) triết học ở Paris. Từ năm 1980 đến 1989 ông chủ yếu nghiên cứu về vật lí sinh học, còn từ 1990 trở đi ông chuyên tâm về triết học của vật lí. Ấn phẩm chính của ông gồm: Schrodinger’s philosophy of quantum mechanics (Kluwer,1996), Mecanique quantique, une introduction philosophique(Flammarion, 1996), và Phisique et philosophie de l’esprit (Flammarion, 2000).
JOSÉ IGNACIO CABEZÓN
José Ignacio Cabezón là giáo sư hiệu Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 về đạo Phật Tây Tạng và văn hóa học tại Đại học California, Santa Barbara. Ông học đại học chuyên ngành vật lí tại Caltech và nhận bằng tiến sĩ Phật học tại Đại học Wisconsin – Madison. Mười năm nay ông là tu sĩ đạo Phật, trong đó có sáu năm ông theo học một chương trình truyền thống tại tu viện Sera miền nam Ấn Độ. Ông là tác giả, biên tậpviên, dịch giả vài quyển sách và bài báo học thuật, như: A Dose of Emptiness; Buddhism and Language; Buddhism, Sexuality, and Gender; Tibetan Literature (biên tập chung với R. Jackson); cùng tác phẩmmới nhất của mình tựa Scholaticism: Cross – Cultural and Comparative Perspectives.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ MƯỜI BỐN
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn là nhà lãnh đạo thế tục và tinh thần của Tây Tạng, đã nhận giải Nobel hòa bình năm 1989. Ông là nhà chủ trương bất bạo động trên trường quốc tế, là đại diện hàng đầu cho đạo Phật trong thế giới ngày nay và đã có mối quan tâm lâu dài với khoa học. Từ năm 1987 cùng với nhiều nhà khoa học tầm cỡ như David Bohm hay John Bell, ông tham dự vào các hội thảo giữa đạo Phật và khoa học tổ chức hai năm một lần có tên Trí tuệ và cuộc sống. Một số bản ghi từ các hội thảo đã được ấn hành, như: Gentle Bridges: Conversations with the Dalai Lama on the Science of Mind(Shambhala, 1992); Sleeping, Dreaming, Dying: An Exploration of Consiousness with the Dalai Lama(Wisdom, 1997); Healing Emotions: Conversations with the Dalai Lama on Mindfulness, Emotions, and Health (Shambhala, 1997); Consiousness at the Crossroads: Conversations with the Dalai Lama on Brainscience and Buddhism (Snow Lion, 1999).
NATALIE DEPRAZ
Natalie Depraz nhận bằng tiến sĩ triết học năm 1993 chuyên về tác phẩm Husserl và hiện tượng học đachức năng. (phenomenology of intersubjectivity / intersubjectivity: intersubjectivity performs many functions (en wiki) đa chức năng?) Từ năm 1997 bà làm chủ nhiệm chương trình tại Đại học triết họcquốc tế (Paris), còn từ 2000 bà giảng dạy triết học tại Đại học Sorbonne (Paris IV). Ấn phẩm của bà gồm: Transcendance et incarnation. Le statut de l’intersubjectivité comme altérité à soi chez Husserl(Paris: Vrin, 1995); Alterity and Facitity: New Pespectives on Husserl, biên tập chung với D. Zahavi (Dordrecht: Kluwer, 1998); Lucidité du corps. De l’empirisme transcendantal en phenómenólogie (Paris, 1993 trở đi); Phenomenology and the Cognitive Sciences (với S. Gallagher và F. Varela, số đầu tiên do nhà xuất bản Kluwer, tháng 1 năm 2002).
DAVID RITZ FINKELSTEIN
David Ritz Finkelstein nghiên cứu về bản chất mạng thần kinh (neural network), một dạng não lượng tử tương đối (quantum relativistic brain) là ngành mà trong đó tự nhiên vận hành như những mẫu hình lượng tử (quantum pattern) của quá trình sáng tạo hay hủy diệt. Nghiên cứu này bàn đến không – thời gian lượng tử, logic lượng tử, lí thuyết tập hợp lượng tử, hạt cơ bản, sự hấp dẫn lượng tử, đồng thời nó cũng xuất hiện trên một số tạp chí như Physical Review, Classical and Quantum Gravity, International Journal of Theoretical Physics dưới dạng do ông biên tập hay trong quyển Quantum Relativity gần đâycủa ông. Ông từng là sinh viên trường trung học Stuyvesant, trường Đại học thành phố ở thành phố New York rồi Viện công nghệ Massachussets. Hiện ông sống ở Atlanta cùng vợ và con gái, đồng thờilàm việc và nghiên cứu tại Viện công nghệ Georgia với một số học trò ông có nhiều ảnh hưởng như James Baugh, Sukanya Chakrabarti, Andrej Galiautdinov, J. Michael Gibbs (học trò cũ), William Kallfelz, Zhong Tang. Người cộng sự khoa học chính của ông là Heinrich Saller ở Viện Heisenberg, Munich.
DAVID GALIN
David Galin nhận bằng y khoa năm 1961 tại đại học Albert Einstein, New York. Ông đang làm cận giáo sư (associate professor) chính thức khoa tâm thần học đồng thời là chủ nhiệm phòng thí nghiệm phát triển thần kinh thuộc trường y khoa, Đại học California San Francisco. Nghiên cứu chính của ông trong bốn mươi năm qua là ngành sinh lí học thần kinh và sinh lí học tâm lí người cũng như động vật, mà ông là tác giả được trích dẫn rộng rãi cho nghiên cứu về điểm dị biệt và tương hợp của hai bán cầu não. Ông còn chỉ đạo nghiên cứu hội chứng không hiểu chữ viết (dyslexia), khía cạnh sinh lí học thần kinhcủa ngành tâm thần học. Mối quan tâm hiện thời của ông là sự trải nghiệm tâm linh nhìn theo góc độ sinh lí học thần kinh, lí thuyết về ý thức và bản ngã, khôi phục quan niệm tâm linh cho các dạng trí tuệkhoa học lẫn phi tôn giáo.
PIET HUT
Piet Hut là giáo sư trường Khoa học tự nhiên thuộc Viện nghiên cứu cao cấp, Đại học Princeton. Dù ngành nghiên cứu chủ yếu của ông là vật lí thiên văn, nhưng ông cộng tác liên ngành từ địa chất, cổ sinh vật học đến khoa học nhận thức, vật lí hạt lẫn khoa học máy tính. Hiện ông đang tham gia dự án tại Tokyo nhằm mô phỏng động lực học thiên thể bằng máy tính với tốc độ lên tới một Petaflops. Ông cùng Douglas Heggie vừa công bố tác phẩm The Gravitational Million-Body Problem (Nhà xuất bản đại họcCambridge 2002). Ông tham gia Bàn tròn Husserl (Husserl Circle), là thành viên sáng lập Hội Kira là tổ chức đã mở vài hội nghị mùa hè chuyên về các dạng của sự hiểu biết.
THUPTEN JINPA
Thupten Jinpa được giáo dục theo truyền thống đạo Phật Tây Tạng, đã nhận bằng Geshe Lharam (tương đương học vị tiến sĩ thần học tại phương Tây) ở trường Ganden, đại học Ganden Monastic miền nam Ấn Độ. Ông dạy nhận thức luận và siêu hình học theo truyền thống đạo Phật tại đại học Ganden trong vòng năm năm. Sau đó ông nhận bằng cử nhân danh dự cùng bằng tiến sĩ tôn giáo học tại đại họcCambridge. Từ năm 1985 ông trở thành người phiên dịch Anh ngữ chính thức cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông đã dịch và biên tập vài tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma sang tiếng Anh kể cả quyển Good Heart: The Dalai Lama Explores the Heart of Christianity (Rider, 1996). Tác phẩm riêng của ông gồm: Song of Spiritual Experience: Tibetan Buddhist Poems of Insight and Awakening (Shambhala, 2000); Tsongkhapa’s Philosophy of Emptiness (sắp xuất bản tại nhà Curzon). Từ năm 1996 đến 1999 ông là nghiên cứu sinh hiệu Margaret Smith về tôn giáo phương Đông tại trường Girton thuộc Đại họcCambridge. Hiện ông là chủ tịch đồng thời làm trưởng biên tập để triển khai và ấn hành bộ sách về kinh đển Tây Tạng tại Viện nghiên cứu kinh điển Tây Tạng ở Montreal, Canada.
STEPHEN LABERGE
Stephen LaBerge nhận bằng tiến sĩ sinh lý học thần kinh tại Đại học Stanford vào năm 1980. Ông được nhận vào ban Woodrow Wilson, ban của các trưởng khoa, đồng thời là thành viên ban hậu tiến sĩ NIH tại Đại học Stanford. Hiện ông là nghiên cứu gia ở khoa tâm lý tại Stanford và là giám đốc Viện sáng suốt (Lucidity Institute). Ông thuộc hội đồng biên tập cho các tác phẩm như Dreaming, Sleep and Hypnosis hay Consciousness and Cognition. Ông viết nhiều sách và bài báo về lĩnh vực giấc mơ, về ý thức.
VICTOR MANSFIELD
Victor Mansfield là giáo sư vật lý và thiên văn tại Đại học Colgate đồng thời giảng dạy vài khóa học phổ thông về Đạo Phật truyền thống Tây Tạng, về tâm lý học trường phái Jung. Ông ngày càng quan tâmnhiều đến tư tưởng phương Đông cũng như dạng tâm lý học trong sự thâm trầm tư tưởng (depth psychology) kể từ khi ông đang làm tiến sĩ về vật lý thiên văn lý thuyết tại Đại học Cornell. Ông đã ấn hành rộng rãi vài ấn phẩm về vật lý thiên văn lý thuyết cùng các nghiên cứu liên ngành, kể cả quyển sách Synchronicity, Science, and Soul – Making . Để xem một số ấn phẩm của ông xin vào trang www.lightlink.com/vic. Ông là Phật tử hơn 25 năm nay, đã theo học và thực tập với nhiều vị lãnh đạotâm linh tại Hoa Kỳ, châu Âu, Ấn Độ.
MATTHIEU RICARD
Matthieu Ricard đã là tu sĩ Đạo Phật hơn 20 năm qua tại tu viện Shechen ở Nepal, ông còn là thông dịch viên Pháp ngữ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông sinh năm 1946 tại Pháp, nhận bằng tiến sĩ di truyền học tế bào tại Viện Pasteur dưới sự hướng dẫn của François Jacob là người đã đạt giải Nobel. Ông viết một quyển sách được đề cao là Animal Migrations (Hill and Wang, 1969). Ông đến Ấn Độ lần đầu năm 1967 rồi bắt đầu học và thực tập đạo Phật theo truyền thống Tây Tạng. Ông sống tại vùng Himalaya từ năm 1972 rồi tu tập nhiều năm liền dưới sự dẫn dắt của ông Dilgo Khyentse Rinpoche là một trong những vị thầy của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông là đồng tác giả quyển The Monk and the Philosopher (Schocken, 1999) được dịch sang hai mươi mốt ngôn ngữ viết về cuộc đối thoại giữa ông và cha mình là ông Jean-François Revel vốn là triết gia Pháp theo trường phái bất khả tri. Ông còn viết sách ảnh Journey to Enlightenment nói về cuộc đời ông Khyentse Rinpoche (Aperture, 1996) cùng vô số bản dịch văn bản từ tiếng Tây Tạng như quyển The Life of Shabkar (State University of New York Press, 1994). Hiện ông vừa ấn hành một tác phẩm đối thoại với nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận bàn về khoa học và đạo Phậtđược có tựa đề cho bản Anh ngữ là The Quantum and the Lotus (Crown, 2001). (Bản tiếng Việt: Cái vô hạn trong lòng bàn tay – Phạm Văn Thiều dịch – NXB Trẻ 2005)
FRANCISCO J. VARELA
Cố học giả Francisco J. Varela là đồng sáng lập Viện Tinh thần và Cuộc sống, ông nhận bằng tiến sĩsinh học tại Đại học Harvard năm 1970. Mối quan tâm của ông tập trung vào cơ chế của sự nhận thứccũng như ý thức, và ông đã công bố trên hai trăm bài trên các tạp chí khoa học về đề tài này. Ông viết, biên tập mười lăm quyển sách mà trong đó có quyển The Embodied Mind (MIT, 1992) và gần đây là Naturalizing Phenomenology (Stanford University Press, 1999), The View from Within: First-person Methods in the Study of Consciousness (London: Imprint Academic, 1999). Cho đến thời điểm ông mất vào tháng năm 2001 thì ông là Foundations de France Professor về khoa học nhận thức và nhận thứcluận tại trường Ecole Polytechnique, trưởng nghiên cứu tại Centre Nationale de la Recherche Scientifique (CNRS), là trưởng bộ phận Neurodynamics ở LENA (Laboratory of Cognitive Neurosciences and Brain Imagining) thuộc bệnh viện Salpetrière, Paris.
WILLIAM S. WALDRON
William Waldron giảng về tôn giáo vùng Nam Á tại đại học Middlebury ở Middlebury, bang Vermont. Ông tốt nghiệp đại học ngành Nam Á học và nhận bằng tiến sĩ Phật học tại Đại học Wisconsin-Madison sau nhiều năm sống, học tập ở Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Đạo Phật Nam Á, nhấn mạnh vào tính đối chiếu và tương giao văn hóa trong triết lý về tinh thần. Ông có viết bài về ālayavijñāna là một quan niệm về nhận thức của tiềm thức trong đạo Phật theo truyền thống Yogācāra.
B. ALAN WALLACE
Nhiều năm là tu sĩ tại các tu viện đạo Phật ở Ấn Độ và Thụy Sĩ, Alan Wallace đã giảng Phật pháp và cách thực tập tại Châu Âu và Hoa Kỳ từ năm 1976 đồng thời đóng vai trò phiên dịch cho rất nhiều học giả cũng như đạo sư Tây Tạng, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi tốt nghiệp ngành vật lý và triết học của khoa học hạng summa cum laude tại Đại học Armhest, ông nhận bằng thạc sĩ rồi tiến sĩ ở Đại học Stanford với nghiên cứu chủ đạo là phương pháp chiêm nghiệm trong việc thực hành nhiếp tâm. Ông từng là giảng viên tại Trung tâm cao cấp Tây Tạng học (Thụy Sĩ), Viện nghiên cứu Phật học Hoa Kỳ thuộc UCLA, và Đại học California Santa Barbara. Hiện là học giả kiêm thiền sư độc lập, ông giảng dạy thiền định khắp Châu Âu và Hoa Kỳ và là tác giả, biên tập viên, dịch giả, đồng tác giả hơn ba mươi tác phẩm về đạo Phật Tây Tạng, về y khoa, ngôn ngữ, văn hóa cũng như về sự tương hợp giữa khoa học và tôn giáo. Những ấn phẩm của ông gồm Choosing Reality: A Buddhist View of Physics and the
Mind (Snow Lion, 1996), The Bridge of Quiescence: Experiencing Buddhist Meditation (Open Court, 1998), The Taboo of Subjectivity: Toward a New Science of Consciousness (Oxford, 2000).
ANTON ZEILINGER
Anton Zeilinger sau khi được giáo dục trong ngành cổ học Hi La đã theo học vật lý tại Đại học Vienna. Ông là giảng viên cũng như giảng viên mời ở nhiều trường khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đại họcVienna, MIT, Đại học Melbourne, Đại học kỹ thuật Munich, College de France và Đại học Merton. Hiện ông là giáo sư vật lý tại Viện vật lý thực nghiệm thuộc Đại học Vienna. Nghiên cứu chủ đạo của ông thuộc lĩnh vực cơ sở của cơ học lượng tử mà ông cùng nhóm nghiên cứu qua nhiều năm đã tìm được một số thí nghiệm cơ bản có tính quan trọng, trong đó gần đây nhất là quantum teleportation.
Lời nói đầu
Từ năm 1987 tôi bắt đầu dự nhiều hội thảo về khoa học trên tinh thần đa văn hóa giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với nhiều nhà khoa học phương Tây xuất chúng do Viện Tinh thần và Cuộc sống (Mind and Life Institute – www.mindandlife.org) tổ chức. Động cơ thôi thúc tôi viết quyển sách này là từ đề nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho tôi sau một buổi hội thảo như thế, viết về một tác phẩm tập hợp các tiểu luận chuyên đề so sánh đạo Phật với khoa học nhận thức (cognitive science) cũng như với khoa học vật chất (physical science – lưu ý: khác với physics hay vật lí). Qua sự tương giao giữa đạo Phật với khoa học tự nhiên, các tác giả không những đánh giá phương pháp suy luận giữa phương Đông và phương Tây mà còn làm sáng tỏ những giả định tiềm ẩn trong hai thế giới quan khác biệt này. Nhờ cách này chúng tôi gắng xua đi trở ngại ngăn cản sự đối thoại thi vị giữa đạo Phật với khoa học đồng thời tiên liệu là mỗi nguyên tắc của đôi bên sẽ mang lại tư duy mới mẻ cùng một thử thách sâu sắc cho vài phương pháp hay giả thuyết khác.
Sau phần lời nói đầu là phần lời giới thiệu, trong đó tôi viết một bài giới thiệu tổng quan quyển sách kèm quan điểm về nan đề trong các công trình đối chiếu giữa đạo Phật và khoa học hiện đại, tất nhiên đây là quan điểm của riêng tôi chứ không phải của những tác giả khác trong sách này. Tôi cũng viết lời dẫn ngắn cho mỗi tiểu luận ở cả ba phần của sách. Phần một hợp tuyển này đưa ra hai cách khái quát có tính lịch sử về sự giao kết giữa đạo Phật và khoa học hiện đại. Phần hai tập trung vào sự tương giao giữa đạo Phật và khoa học nhận thức. Đây là ngành khoa học tự nhiên có nhiều nghiên cứu hết sứcquan trọng về nhận thức cùng quan hệ của nhận thức với thế giới xung quanh, và nó cũng là ngành khoa học có quan hệ gần với đạo Phật nhất do hai bên có chung nhiều đề tài quan tâm. Vì thế mà ngành này cũng được đề cập nhiều nhất trong các hội nghị “Tinh thần và cuộc sống” giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhóm khoa học gia kể từ năm 1987 đến ngày nay do Adam Engle cùng Francisco J. Varela khởi xướng mà tôi cùng Thupten Jinpa đã dự hầu hết với tư cách thông dịch viên. Chỉ sau hội nghị lần thứ chín không lâu, tháng 5 năm 2001 ông Francisco Varela mất; vậy là chúng tôi mất đi một người bạn thân thương, một đồng nghiệp đáng kính. Tác phẩm này dành để tưởng nhớ đến ông, người mà chúng tôi không bao giờ quên.
Phần ba nói về đạo Phật và khoa học vật chất. Vì ngày nay vật lí là cơ sở cho mọi ngành khoa học tự nhiên nên một cuộc đối thoại giữa đạo Phật và khoa học không thể không đề cập đến cách tiếp cận của ngành này với thế giới vật chất. Thế kỉ 20 đã chứng kiến ngành vật lí mà cụ thể nhất là cơ học lượng tử đã nêu lên nhiều chủ đề nhận thức luận, bản thể luận thách thức quan niệm truyền thống của toàn bộlĩnh vực khoa học trước đó. Vài chủ đề như thế sẽ được thảo luận nhiều lần trong sách này nhằm nêu lên cách nhìn từ khoa học cũng như từ triết lí đạo Phật nhất là theo Trung quán tông (Madhyamaka), chẳng hạn chủ đề về quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Sách còn có tiểu luận của nhà vật lí Piet Hut nói về thách thức từ đối thoại liên lĩnh vực này đến bối cảnh đời sống thường ngày.
Tôi tin tưởng là chuyên luận này sẽ cuốn hút không những giới khoa học, Phật học, giới học giả tôn giáomà còn lan rộng hơn, đến mọi bạn đọc quan tâm sự tương giao giữa phương Đông – phương Tây hay giữa khoa học và tâm linh nói chung. Tôi mong công trình này sẽ phản ánh quan điểm đa chiều khi tìm về bản chất của nhân tính, trí tuệ và của tổng thể vũ trụ, nhằm mang lại thịnh vượng hơn cho nhân loại.
Tôi xin ngỏ lời cảm ơn Đức Đạt Lai Lạt Ma về nguồn cảm hứng cho sự đối thoại liên lĩnh vực và đa vănhóa ngài đã tạo ra từ nhiều năm nay. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Hội John E. Fetzer, Hội Richard Gere đã hỗ trợ chương trình; đến các học giả, tu sĩ, khoa học gia đã dự phần vào tác phẩm này; đến Tajine Goorjian đã sắp xếp mục lục cho sách; đến các vị Jonathan Slutsky, Holly Hodder, Robin Smith, Alessandro Agelini, Susan Pensak ở Nhà xuất bản đại học Columbia đã giúp công trình này trở thànhhiện thực.
B. Alan Wallace