ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC
Tác giả: nhiều người viết – biên tập: B. Alan Wallace
NXB:
ISBN: 0-231-12334-5
Việt dịch:
Ghi chú của
1) ĐĐLLM: Đức Đạt Lai Lạt Ma, AW: Alan Wallace, TJ: Thupten Jinpa.
2) Trong phần thảo luận này, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Alan Wallace, Thupten Jinpa đại diện cho đạo Phật; Anton Zeilinger và Arthur Zajonc đại diện cho giới vật lí.
3) Cụm từ “Nó là như vậy thôi” được dịch từ một số cụm tiếng Anh trong bài, như “That’s just the way it is” hay “That’s just the way things are”… Nghĩa của cụm từ này trong đạo Phật là: Phật tính/ Pháp tính/ Thể tính/ Bản chất các Pháp.
TÁC GIẢ: ANTON ZEILINGER
ĐỐI THOẠI GIỮA NHẬN THỨC LUẬN
TRONG ĐẠO PHẬT VÀ TRONG CƠ HỌC LƯỢNG TỬ
Anton Zeilinger
Năm 1997 khi ông Arthur Zajonc là đồng nghiệp và bằng hữu của tôi mời tôi đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tại nơi ngài cư ngụ ở Dharamsala để luận bàn về vật lí hiện đại thì tôi rất hứng khởi. Vì công việc liên quan tới nền tảng cơ học lượng tử khiến tôi ngày càng suy tư về những câu hỏi thuộc nhận thứcluận, nên tôi rất vui được thảo luận một số vấn đề như vậy với Đức Đạt Lai Lạt Ma vốn là đại diện cho một truyền thống tâm linh lớn trên thế giới.
Viện Tinh Thần và Cuộc Sống do ông Adam Engle làm chủ tịch đã sắp đặt và tổ chức cuộc gặp ngay tại Dharamsala, từ ngày 27 đến 31, tháng 10 năm 1997. Trong năm ngày liên tục, mỗi buổi sáng một đại biểu trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề vật lí lượng tử hoặc vũ trụ học, và buổi chiều là dành cho bàn thảo và tranh luận dài hơi giữa mọi đại biểu. Danh sách đại biểu tham dự gồm: Đức Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso, David Finkelstein, nhà thiên văn George Greenstein, Piet Hut, Thupten Jinpa, triết giaTu Weiming (Đỗ Ngụy Minh – Kan), Alan Wallace, Arthur Zajonc. Bản ghi cuộc trao đổi này đã được Arthur Zajonc biên tập và ấn hành.
Cá nhân tôi cần nhắc lại là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với đạo Phật là vào sáng ngày 27 tháng 10 năm 1997 khi tôi gặp riêng Đức Đạt Lai Lạt Ma để trình bày một bài giới thiệu những khái niệm cơ bản trong cơ học lượng tử. Trước đó tôi chưa từng khảo cứu về đạo Phật ở bất kì mức độ nào, cũng như chưa từng tiếp cận với triết lí đạo Phật. Trong quá trình thảo luận với ngài, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là mình đã hiểu ra đạo Phật không chỉ là một truyền thống tâm linh mà còn chứa một hệ thống nhận thức luận cũng như lí luận súc tích và chặt chẽ. Tôi phải nói thêm là việc thảo luận với Đức Đạt Lai Lạt Ma thật bổ ích, không chỉ theo mức độ cá nhân. Ngài luôn đặt ra những câu hỏi thích đáng, giống như loại câu hỏi mà một người thầy có tầm đặt ra cho người học trò giỏi của mình. Thêm một điều ấn tượng nữa là sự cởi mở của ngài khi bàn về những giáo huấn của nhà Phật. Không ít lần ngài đã nhấn mạnh là nếu giới khoa học phương Tây chúng ta phát kiến ra bất cứ cái gì phủ nhận giáo huấn nhà Phật, thì giáo huấn đó có thể cần thay đổi.
Do được biết Đức Đạt Lai Lạt Ma ưa thích các dụng cụ kĩ thuật nên tôi đã mang theo dụng cụ làm một số thí nghiệm đến Dharamsala. Một bộ dùng cho thí nghiệm Young (double slit experiment) và bộ kia dùng để biểu thị độ phân cực của ánh sáng. Tôi chắc chắn đó là lần đầu tiên thí nghiệm Young được thực hiện ở Dharamsala. Bởi cả hai thí nghiệm dường như đã thành công về mặt diễn giảng và thu hút được sự quan tâm của ngài, nên tôi đã mạnh dạn mời ngài đến
Vì thế mà vào tháng 6 năm 1998, tôi tổ chức một hội thảo có tên Hội nghị quốc tế chuyên về những vấn đề nhận thức luận trong vật lí lượng tử và trong khoa học thiền định phương Đông, tại
Trong chuyến thăm phòng thí nghiệm, việc thảo luận tập trung vào nhiều thí nghiệm lượng tử nền tảng mà nhóm chúng tôi đã sắp đặt tại phòng thí nghiệm. Một lần nữa thật thú vị khi được thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma liên tục đưa ra nhiều vấn đề nhận thức luận sâu sắc một cách trực diện. Ngài cũng liên tục cật vấn chúng tôi nhằm hiểu ra luận chứng cho nhiều kết luận khác nhau của giới vật lí. Tôi dám cam đoan rằng nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma không đóng vai trò lãnh đạo thế tục và tâm linh cho người dân Tây Tạngmà xét trong một bối cảnh khác, ngài có thể trở thành một nhà vật lí xuất chúng.
Thật là khó đánh giá đầy đủ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong những tranh luận của chúng tôi tại Dharamsala cũng như tại
VỀ GIỚI HẠN CỦA SỰ PHÂN TÍCH
Zeilinger: Hôm nay ta nên bàn về điều gì nhỉ? Chúng tôi đã nghĩ tới chuyện bàn về một số vấn đề tổng quát hay vấn đề triết lí nảy sinh từ những trao đổi với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala trước đây. Chúng tôi đang quan tâm bàn luận về chuyện này: ở vài thời điểm trong những lần trao đổi tại Dharamsala thì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng đôi khi giới hạn của lập luận chỉ có được bằng cách nói “Nó là như vậy thôi. Là bản chất của tình huống.” (That’s the way it is. That is the nature of the situation) Chúng tôi rất muốn biết là lúc nào ta có thể nói như thế? Khi nào chúng ta mới nhận ra ta không thể đưa ra thêm lập luận nào nữa? Điều này rất quan trọng khi bàn tới nền tảng của cơ học lượng tử, và vì chúng ta có những tình huống tương đương nhau nên chúng tôi rất muốn biết trong truyền thống của quí vị thì lúc nào ta có thể nói, ừ, nó là như vậy thôi…
ĐĐLLM và AW [nói tiếng Tây Tạng]
AW: trong triết lí đạo Phật truyền thống, nếu ta hỏi tại sao quả táo rơi xuống thì phải chăng câu trả lời sẽ là bởi nó là như thế thôi? Hay nói cách khác, nó là vậy thôi. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng điều đó không đúng. Nói vậy là do ta chưa tìm được cách lí giải. Chỉ vì chưa tìm ra được cách lí giải mà đã nói nó là như vậy thôi (that’s just the way things are) thì chưa đủ. Ví như tôi hỏi mặt trời có màu gì? Nó màu vàng. Tại sao nó màu vàng? Phải chăng người Phật tử sẽ cho rằng sao lại hỏi thế bởi nó là như vậy thôi? Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo điều đó không đúng. Lại nữa, ta không có được lời giải thích, nhưng cũng không đủ khi nói nó là như vậy thôi. Nhưng nếu ta đưa ra một mệnh đề khác nữa, thì theo quan niệm về nghiệp như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, khi ta tạo một nhân tốt (positive action) thì ta có một quả tốt (positive result). À, tại sao lại thế? Khi ta có lòng bao dung thì nghiệp quả của ta là sự sung túc và thịnh vượng. Tại sao lại thế? Giờ thì ta có thể nói, bởi nó là như vậy.
ĐĐLLM [nói tiếng Tây Tạng]
AW: Tương tự, hãy nói về những tính chất chính yếu của tâm thức. Chúng là gì? Là tâm thức minh mẫnhay có tính trong sáng. Đó là một. Là tâm thức có tính thực chứng. Đó là hai. Tại sao tâm thức lại có hai tính chất chính yếu trên? Bởi nó là như vậy. Cũng như ta có thể nói tại sao một photon (quang tử –
Zajonc: Thật là một ví dụ hay.
AW: Cho nên người Phật tử rất tin tưởng vào bản chất của tâm thức – theo nghĩa nó là như vậy thôi. Không có gì mơ hồ cả. Nó không đơn thuần là sự vô minh của ta. Nó là như vậy thôi (tiếng Tây Tạng: chos nyid, tiếng Phạn: dharmata, tiếng Việt: Pháp tính / bản chất các Pháp).
Zeilinger: Vậy giới Phật tử có niềm tin như thế là do suy xét hay cái gì khác?
ĐĐLLM, AW và TJ [nói tiếng Tây Tạng]
AW: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chỉ vì ta không biết đến lí giải nào sâu hơn, không có nghĩa là không tồn tại lí giải nào như thế.
ĐĐLLM [nói tiếng Tây Tạng]
AW: Tương tự, quí vị chắc hẳn cũng gặp những tính huống như vậy trong cơ học lượng tử. Quí vị tin rằng chỉ vì quí vị chưa tìm được lí giải không có nghĩa là không tồn tại một lí giải nào hết.
Zajonc: Nhưng với chúng tôi thì đôi khi có những vùng xám mà chúng tôi không chắc lắm. Chẳng hạn, ta có thể nói rằng có một số đại lượng tất định cơ bản như là hằng số Planck hay điện tích. Đó là những hằng số tổng quát. Quí vị có thể thắc mắc tại sao hằng số Planck lại có giá trị đúng bằng như thế? Ở đây có đôi điều cần bàn, là lí giải cho câu hỏi vừa rồi nằm trong vũ trụ học chứ tuyệt nhiên không phải vì nó là như vậy, mà cụ thể là do sự phân bố năng lượng hoặc phân bố của cái gì đó khác trong toàn vũ trụ. Thế đấy. Hay chẳng hạn tại sao một vật thể lại có quán tính? Tại sao quán tính cản trở chuyển động? Vâng, quí vị có thể nói bởi nó là như vậy, nhưng một số người khác sẽ bảo rằng tại vì vật thể đó có mối liên hệ nhất định với toàn bộ khối lượng vũ trụ nên nó có quán tính. Những cái vừa rồi tôi gọi là vùng xám. Ta không chắc đây có phải là giới hạn của suy luận hay những suy luận này vẫn có khả năng mở ra những thảo luận mới. Nên sẽ rất hay nếu ta có một tiêu chuẩn chặt chẽ sao cho ai cũng áp dụngđược…
Zeilinger: Trở lại vấn đề tâm thức, để phân tích về tâm thức trên tinh thần những gì Arthur (Zajonc –
AW [nói tiếng Tây Tạng] Tôi mới hỏi Thupten Jinpa là ông phân biệt điều vừa rồi ra sao? Lấy tiêu chuẩnthế nào đây?
TJ [nói tiếng Tây Tạng]
AW: Không có lí giải nào cho điều này, và ông Thupten Jinpa nói rằng ông cũng không có lí giải.
Zeilinger: Vâng. Vậy làm cách nào và lúc nào thì quí vị biết được?
AW: Ông phải xét từng trường hợp một.
ĐĐLLM, AW và TJ [nói tiếng Tây Tạng]
TJ: Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang bàn dựa trên quan điểm nhà Phật, ngài muốn nhắc đến sự hiện hữucủa trí tuệ thông suốt trong một vị Phật vốn được xem là thấu hiểu mọi thứ. Cho nên, xét theo quan điểm nhà Phật thì câu hỏi “Tại sao tâm thức có hai đặc điểm chính như trên?” chỉ có thể trả lời là “Bởi nó là như vậy thôi.”
ĐĐLLM [nói tiếng Tây Tạng]
TJ: Cũng thế cho câu hỏi tại sao nhân tốt lại dẫn đến quả tốt và nhân xấu đưa đến quả xấu…
Zeilinger: Dường như ví dụ tốt nhất cho cái ta gọi là “nó là như vậy” có trong vật lí. Càng ngày ngành vật lí càng đặt mọi thứ trên nền tảng những nguyên tắc đối xứng tất định (certain symmetry principles). Đối xứng ở đây có nghĩa rất tổng quát, không đơn thuần là đối xứng phải/ trái mà còn có nghĩa thế này: ví dụ, quy luật tự nhiên giữa bây giờ và trong vòng mười phút tới là phải như nhau. Cũng có thể cho một ví dụ khác, nhưng tựu trung tự nhiên phải vận hành như vậy. Những quy luật đó phải như nhau dù là ở
ĐĐLLM [nói tiếng Tây Tạng]
TJ: Vậy phải chăng ông muốn nói là nhiều quy luật tự nhiên có nghĩa nó là như vậy thôi?
AW: Hay những quy luật tự nhiên và hơn thế nữa? Chẳng hạn lực hấp dẫn?
Zajonc: Một số quy luật được sinh ra dựa trên quan điểm đó.
AW [nói tiếng Tây Tạng]
Zajonc: Chúng được sinh ra bằng cách đó. Theo một nghĩa nào đó, ta có thể nói rằng, vâng, nó là như vậy thôi bởi để thế giới hiện hữu thì nó đúng là phải như thế. Nhưng nhà vật lí thì cho rằng sẽ hay hơn nếu tìm về được những tiền giả định giản dị nhất, những mệnh đề đơn giản nhất, và tổng quát nhất.
ĐĐLLM, AW và TJ [nói tiếng Tây Tạng]
AW: Nghĩa là mệnh đề càng tổng quát càng tốt, đồng thời càng ít càng tốt.
TJ [nói tiếng Tây Tạng]
Zajonc: Có thể theo nghĩa trên thì tình huống sẽ là “Nó là như vậy thôi”. Chúng là quy luật tự nhiên.
TJ: Vậy đó là những quy luật cơ bản nhất.
Zajonc: Vâng, là những quy luật cơ bản nhất. Có vài nguyên tắc vừa rất đơn giản lại rất đẹp, tuy ít ỏi nhưng cho phép ta đưa ra nhiều kết quả cụ thể liên quan tới lí thuyết hấp dẫn, thuyết điện từ, thuyết lượng tử, vân vân. Quí vị có thể thắc mắc, vậy đâu là sức mạnh của các nguyên tắc giản dị đó? Vài nhà vật lí đã nghĩ về sức mạnh này theo lối siêu hình – nó có sức mạnh lớn như thế là do nó phải mang một nhiệm vụ có thể là vĩ đại nhất trong toàn vũ trụ.
AW: Đạo Phật cũng có những nét tương đồng. Trong đạo Phật, chúng tôi có bốn nghiệp lực. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhắc đến một trong số đó: nếu ta tạo một nhân gây hại, ta sẽ nhận lại một quả xấu. Còn có ba nghiệp lực khác, mà không cái nào là hệ quả của cái nào hết. Nên tất cả có giá trị tương đương nhau. Nhưng nếu xét riêng từng loại, ta có thể nói nó là như vậy thôi. Chúng là căn bản, và có lượng hàm nghĩa rất lớn. Vậy thì, chúng cũng ít về số lượng – nhưng lại có ứng dụng phổ quát cũng như một lượng hệ quả khổng lồ.
Zajonc: Xét một trường hợp cụ thể khi ta có một quy luật. Nếu ta càng nhìn vào tầng sâu hơn trong quy luật này, ta thấy nó chỉ là sự kết hợp của những quy luật cơ bản hơn. Điều cần thiết là ta không thể nhìn vào tầng mặt hay tầng phụ mà nói nó là như vậy thôi được. Ta phải truy nguyên cái quy luật đó.
BÀN VỀ NGUYÊN TỬ, QUANG TỬ, LƯỢNG TỬ – ON ATOMS, PHOTONS, AND QUANTA
ĐĐLLM, AW và TJ [nói tiếng Tây Tạng]
TJ: Chúng ta có thể nói tới loại hạt vi tế nhất. Các luận sư Trung Quán tông đã bác bỏ khái niệm về những thành tố bất kì được xem là nền tảng, nguyên sơ và tối hậu, kiểu như nguyên tử hay các hạt không thể phân nhỏ. Những luận sư ấy cho rằng quan niệm như thế là không hợp lí.
Zeilinger: Cái này thuộc vấn đề bản thể. Chí ít là trong ngành vật lí đã có mối bất hòa với một truyền thống lâu đời khác. Tư tưởng vật lí cho đến đầu thế kỉ thứ hai mươi là căn bản ta có thể giải thích – ít nhất là trên nguyên tắc – ta có thể giải thích vì sao một điều cụ thể nào đó xảy ra. Bức tranh cũ về vũ trụngày xưa giống như một cái đồng hồ được lên giây bởi đấng sáng thế trong Cơ Đốc Giáo – người thợ làm đồng hồ tối thượng ở đây là Thượng Đế, đã chế tạo và khởi động nó – và giờ thì vũ trụ đang vận hành chính xác như một cái đồng hồ. Tình huống đơn giản chỉ là giải thích đồng hồ hoạt động theo quy luật nào, đồng thời ta phải bắt đầu từ cái trong vật lí gọi là điều kiện tiên quyết (initial condition). Ta phải biết khởi thủy của vũ trụ trông ra sao thì những điều còn lại sẽ trở nên rõ ràng.
Giờ đây theo quan niệm hiện đại thì bức tranh kiểu như vậy không còn phù hợp nữa. Nói cách khác, khối sự kiện trong vũ trụ năm giây sắp tới không do khối sự kiện hiện thời quyết định, chí ít là không thể quyết định trọn vẹn. Tôi nghĩ điều đó dẫn đến hệ quả là thế giới quan của chúng ta. Với tôi thì một quan niệm cởi mở như thế về vũ trụ đẹp hơn nhiều quan niệm cũ về vũ trụ khép kín trong đó mọi thứ chỉ tuân theo chương trình định sẵn – nó thoáng hơn nhiều. Theo một nghĩa nhất định thì nó cũng lãng mạn hơn nhiều. Và không quá nhàm chán…
Zeilinger: Ông bạn Abner Shimony của tôi thuộc số ít người trên thế giới là giáo sư trong cả hai ngành vật lí và triết học. Ông bảo hầu hết các nhà vật lí thực nghiệm hành xử rất kì quặc (schizophrenic). Đầu óc họ chia làm hai phần, một phần cho biết họ là người thực dụng khi họ làm việc trong phòng thí nghiệm. Họ nói về quang tử, về chuyển động của quang tử tới chỗ này chỗ kia và cứ thế. Nhưng mà nếu ta bảo họ, này, giờ ta hãy bàn về nền tảng của cơ học lượng tử thì họ sẽ quay qua khía cạnh triết học. Và họ sẽ bảo là, ôi, chả có gì tồn tại bên ngoài những dụng cụ dùng để xác định ra nó cả…
TJ: Cho nên Đức Đạt Lai Lạt Ma đang hỏi là theo quan điểm quí vị, hay theo quan điểm cơ học lượng tử, bởi những điều mơ hồ như vừa nêu thì liệu nói về thực tại tổng quát có nghĩa lí gì chăng?…
Zeilinger: Quí vị cũng biết vấn đề chỗ này là, nếu ta khảo sát chi tiết sự vật, đi vào bản chất sự vật, thì ta có thể làm tan biến mọi thứ.
Cho nên vấn đề này nhìn từ góc độ cơ học lượng tử, lối thoát là ở chỗ thừa nhận ta phải khởi đầu từ một vị trí nào đấy. Ta phải dựng nên thế giới quan của mình dựa trên một cái gì đó, mà thi thoảng ta hay gọi là thế giới quan cổ điển, hay ta có thể gọi là thế giới kinh nghiệm thường nhật. Ta tạo ra nó. Ta không nghi ngờ gì nó. Dựa trên cơ sở tính chất những gì ta vừa lĩnh hội, ta tạo ra hầu hết những mô tảkhác. Kế đó ta quan sát nhiều thứ, thì theo một nghĩa nhất định khía cạnh lượng tử của vật thể trở nên không thực. Nên ở chỗ đó ta phải hết sức cẩn trọng khi bàn tới tính thực tại. Theo quan điểm nguyên sơ nhất thì tất cả những gì ta có thể nói là, đó là thế giới kinh nghiệm thường nhật. Ngoài ra thì hầu như mọi thứ khác cần phải cho thêm tí muối vào.
ĐĐLLM, AW và TJ [nói tiếng Tây Tạng]
Zeilinger: Ta cần cởi mở với bất kì mệnh đề nào bàn về thế giới. Chúng ta cần nhìn thoáng ra rằng quan niệm của ta về thế giới có khả năng sai hoàn toàn hoặc sẽ thay đổi, hoặc là, ta phải linh hoạt khi nói đến khía cạnh vừa rồi. Câu hỏi thuộc dạng quan trọng nhất chúng ta có thể đặt ra là, theo quan niệmcủa khoa học phương Tây về thế giới thì phải chăng chúng ta mới chỉ đưa ra một trong nhiều mô hình khả dĩ? Rất có thể tồn tại một loại vật lí hoàn toàn toàn khác biệt. Được hay chăng? Ta có nên khởi đầu lại nữa không? Có lẽ vai trò mà Galileo cũng như
AW: Ông Arthur ạ, chúng ta đang cố gắng tạo mối quan hệ với thế giới vĩ mô, ở đây tôi cho việc coi quang tử (photon) là thực thể mang thuộc tính thật vô nghĩa. Nghĩ rằng quang tử có cái gì đấy thực và độc lập trong số lượng khả năng hoàn toàn bất định và phi cục bộ của mọi thuộc tính, chỉ là vô nghĩathôi. Mà Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông Thupten Jinpa vừa nói, này khoan đã, ông đưa ra một khối những thứ vô nghĩa như thế, để rồi ông vẫn phải nheo mắt. Nghĩa là làm cách nào ông chuyển đổi từ luận thuyết về về ánh sáng ở thang lượng tử sang cái làm cho ông rám nắng? Hay là sang cái làm cho ông phải nheo mắt như ông thấy đó? Vừa rồi là cái tôi muốn nói nếu ông định đặt ra những mệnh đề có tính bản thể, rằng thế giới lượng tử chỉ tồn tại trong tương quan với hệ đo lường, hay tương tự như vậy…
Zajonc: Tôi cho rằng điều này đặt ông vào một tình huống tốt hơn, bởi khi ông làm bất cứ cái gì thì ông đều nói rằng mình làm phép đo lường, hoặc hãy gọi nó cho khái quát hơn, một cách thật sự nghiêm túc, là làm quan sát. Ông không thừa nhận sự hiện hữu của quang tử mà không cần đến thuộc tính bên ngoài, bởi vậy cái làm ông nheo mắt không phải là quang tử vốn không có thuộc tính làm cho ông nheo mắt. Mà cái đó là độ chói sáng. Độ chói sáng là có thật chứ không phải là thứ quang tử không thuộc tính. Ông có thể nói cái làm ông rám nắng là một thuộc tính cụ thể của ánh sáng. Chứ nó không là thuộc một cái gì khác đã tạo ra sự rám nắng. Những nhà duy vật sẽ nghĩ là ông không thể tạo ra một thế giới quan lành mạnh trừ khi ông phải thêm vào một số thứ.
AW: Chỗ này là chúng ta đang lặn rất sâu vào đại dương bản thể học đây. Tôi rất thích điều ông vừa nói, rằng chúng ta không thể quan niệm về quang tử tồn tại độc lập với hệ đo lường, nhưng mà ta cũng không thể nói một cách đơn giản nó là sản phẩm nhân tạo. Ông vừa đưa ra một tình huống kinh điển đòi hỏi ta tìm được phương pháp trung dung, là chỗ mà chủ thể cùng khách thể có quan hệ rất nguyên sơ, rất mật thiết. Một mặt điều này chính xác trong bản thân đạo Phật. Mặt khác, hình như mặt trời phát tán mọi thứ đi khắp hướng mà không màng đến bất cứ hệ đo lường nào. Hình như thế. Ông nghĩ sao về chuyện này…
Zajonc: Đây không phải là việc nhân cách hóa (anthromophic) thế này thế khác. Không phải vậy…
AW: Phải chờ đến khi tiến hành đo đạc chi li mọi nơi mới bảo là, được, này quang tử, mày chắc là hiện hữu. Được, mày có tính phân cực. Tôi nghĩ chúng ta cần tránh rơi vào cái mà phần đông giới khoa học gia hay mắc phải, là cục bộ hóa mọi vấn đề chỉ trong phạm vi phòng thí nghiệm. Thay vì vậy nên đưa chúng ra thế giới vĩ mô bên ngoài. Rằng nó có hàm nghĩa ra sao trong thế giới vĩ mô? Và đâu là những chủ điểm bản thể học có trong những hệ quả về mặt bản thể?
Zajonc: Thật hay.
AW: Tôi cho ngày nay ta cần làm chuyện này. Bằng không sẽ là cục bộ.
Zajonc: Sẽ rất khó khăn đấy. Nhưng mà hay…
ĐĐLLM và TJ [nói tiếng Tây Tạng]
AW: Vậy là chúng ta vừa đưa ra những mệnh đề bản thể học rất thú vị. Nhưng mà bây giờ, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa nói, dẫu sao thì ánh sáng rất chói. Mặt trời chiếu ánh sáng đi mọi hướng. Vậy khi quang tử đến từ mặt trời thì nó cũng không tồn tại độc lập với mọi hệ đo lường chứ? Ai đang làm phép đo? Giả như nhân loại biến mất – nghĩa là không còn người làm phép đo – thì ai sẽ tin là mặt trời không còn phát đi quang tử nữa? Nghĩa là làm cách nào để liên hệ cơ học lượng tử với thế giới thường nhật, với mặt trời, với các vì sao nhỉ?…
Zajonc:… Một ví dụ sau cùng cho chuyện này là các phân tử kết nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị – nên chẳng hạn, một phân tử hiđrô sẽ dựa trên tình trạng đa nghĩa đó, cái tình trạng đa nghĩa trong cơ học lượng tử, để gắn hai nguyên tử hiđrô hình thành một phân tử duy nhất. Bởi thế, nếu không có tình trạng đa nghĩa về mặt lượng tử thì tất cả ngành hóa học của chúng ta sẽ biến mất. Sự sống tự nó không thể định hình nữa. Cho nên đây không chỉ là một loại tính chất trừu tượng của quang tử hay được bàn trong các đại học đầy ắp tài chính…
ĐĐLLM [nói tiếng Tây Tạng]
TỪ VỤ NỔ LỚN ĐẾN VỤ CO LỚN – FROM THE BIG BANG TO THE BIG CRUNCH
TJ: Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa nói rằng nếu ai đó phải thừa nhận chỉ có một Vụ Nổ Lớn…
ĐĐLLM: Vậy thì tại sao nó lại xảy ra?
TJ: Tại sao nó lại xảy ra? Đây thật sự là câu hỏi lớn.
ĐĐLLM: Đó là một phần của tự nhiên. Nếu nó tiếp diễn mãi mãi thì sẽ dễ chấp nhận hơn nhiều.
Zeilinger: Vâng, tôi hiểu những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa nói, nhưng tôi thật sự muốn để ngỏ câu hỏi đó.
ĐĐLLM: Thật vậy à! [cười]
AW: Đây là điểm an toàn. Một điểm đáng kể.
Zeilinger: Qúi vị đã biết một kết cục khác cũng được để ngỏ. Có hay không một Vụ Co Lớn là chuyện vẫn còn bỏ ngỏ. Chưa thể xác định được…
Zeilinger: Tôi sẽ không nói là nó thật sự hiện hữu… một vấn đề chưa có giải đáp. Giống như có câu chuyện kể là vào thời trung cổ người ta bàn tới chuyện có bao nhiêu thiên thần có thể ngồi trên đầu một cái kim. Có bao nhiêu? Thật là câu hỏi vô nghĩa. [cười]…
ĐĐLLM [nói tiếng Tây Tạng]
TJ: Trong một số kinh điển Phật học có viết rằng, trong tương quan thuộc sắc giới – có nghĩa là vật chất– thì không có điểm khởi đầu nào cho tính liên tục của chuỗi nhân quả. Nhưng lại có điểm kết cho tính liên tục ấy. Mà theo quan điểm…
Zeilinger: Một vấn đề khác là chuyện có hay không một Vụ Co Lớn…
ĐĐLLM: Vụ Co Lớn…
Zeilinger: Vụ Nổ Lớn và Vụ Co Lớn cùng nhau song hành. Cái ta cần là khối lượng vũ trụ đạt tới mức tối thiểu nào đó sao cho lực hấp dẫn đủ mạnh để làm nó co lại lần nữa. Bây giờ là đến chuyện khối lượng của những gì ta thấy trong vũ trụ, gồm các sao, các thiên hà. Tổng khối lượng của chúng tối đa chỉ bằng mười phần trăm khối lượng tới hạn (critical mass) cần có để tạo ra được Vụ Co Lớn. Nên người ta hay bàn tới vấn đề khối lượng bị mất mát. Rằng có loại khối lượng nào khác tồn tại trong vũ trụcó khả năng tạo ra Vụ Co Lớn hay không? Một trong số những khả năng đó là, có nhiều loại hạt có khối lượng nhưng rất khó nhìn thấy, gần như không thể nhìn thấy.
AW: Không thể nhìn thấy bởi chúng không mang điện tích hay sao?
Zeilinger: Vì chúng không tích điện và cũng không có những tính chất khiến việc dò tìm trở nên dễ dàng hơn. Chúng tương tác cực kì yếu ớt. Ứng viên của loại hạt này lâu nay là neutrino. Nó là loại hạt vô cùng nhỏ bé. Vấn đề từng đặt ra là “Neutrino có khối lượng nghỉ bằng không chăng?” Nếu ta làm nó ngừng chuyển động thì khối lượng nghỉ của nó có bằng không giống như quang tử không? Hay là nó có một khối lượng nghỉ nào đó dù là cực ít? Đây là đề tài thảo luận có từ lâu. Vì nếu neutrino có một khối lượng nghỉ dù là cực nhỏ thì với vô số hạt này ta có thể nói vũ trụ đang co lại. Điều này có thể làm vũ trụđổ sụp thêm lần nữa. Mới cách đây hai tuần ở Nhật Bản người ta đã làm thí nghiệm nghiên cứu các neutrino tới từ mặt trời và công bố rằng chúng có khối lượng nghỉ. Họ tuyên bố đã tìm ra bằng chứng về khối lượng nghỉ của neutrino.
ĐĐLLM [nói tiếng Tây Tạng]
Zeilinger: Nếu tuyên bố này đúng thì vũ trụ rất có thể sẽ co lại.
ĐĐLLM: Vậy là chúng ta mắc kẹt rồi.
Zeilinger: Nhưng chưa phải trong cuộc đời hiện tại.
ĐĐLLM, AW và TJ [nói tiếng Tây Tạng]
TJ: Vậy kết lại là ta đang hướng tới một Vụ Co Lớn à?
Zeilinger: Vâng, đúng vậy. Nếu tuyên bố kia thật sự đúng thì có khả năng xảy ra thêm một Vụ Co Lớn.
AW: Thế ra nó cũng không nằm trên một điểm (cusp). Nó vượt quá một điểm và ta có thể nói đúng vậy.
Zeilinger: Không tồn tại những con số chính xác tại điểm đó. Những con số chính xác cũng chưa có – chẳng hạn khối lượng là bao nhiêu, vân vân. Nhưng mà chắc chắn là vấn đề lại được bỏ ngỏ. Vụ Co Lớn khả dĩ thật đấy nhưng nó sẽ không xảy ra trong quãng đời của chúng ta.
ĐĐLLM: Tôi cho là phải hàng tỉ.
Zeilinger: Hàng tỉ năm nữa.
Zajonc: Vụ Co Lớn là nguyên nhân rất hay cho chuyện tái sinh. [cười]
Zeilinger: Để mà chúng ta có thể quan sát nó. [cười]
AW: Vậy bây giờ các ông đặt chỗ được rồi đấy.
Zajonc: Chúng tôi sẽ gặp lại quí vị ở thời điểm đó.
Ghi chú
Tôi xin gửi lời tri ân tất cả quí vị đã ủng hộ và hiện thực hóa cuộc gặp gỡ này, nhất là ông Adam Engle, Viện Tinh Thần và Cuộc Sống cùng tất cả quí vị đã giúp cho khâu tổ chức. Tại Innsbruck thì khâu tổ chức đã được Andrea Aglibut làm rất tuyệt.
Dịch: