Lời Người Dịch

11 Tháng Mười Một 20177:12 CH(Xem: 3139)
Lời Người Dịch
Upasika Kee Nanayon (K.Khao-suan-luang)
ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT
Tổng Hợp Các Bài Giảng của Nữ Thiền Sư Thái Lan 
Tỳ Kheo Thanissaro
Chuyển ngữ sang tiếng Anh và viết lời giới thiệu
Diệu Liên Lý Thu Linh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Chuyển Ngữ sang tiếng Việt
Lời Người Dịch

  Chúng con kính xin đảnh lễ Đức Thế Tôn, người luôn là ánh sáng cho chúng sanh soi rọi. Đảnh lễ nữ thiền sư Kee Nanayon, người đã để lại những bài Pháp rất giản dị mà cao siêu, hướng dẫn chúng con đi đúng theo Chánh Pháp của Đức Phật.

 Chúng tôi xin hoan hỷ giới thiệu một tác phẩm của nữ thiền sưngười Thái Lan: Kee Nanayon. Tác phẩm này là tổng hợp của nhiều bài Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Bà. Sách nguyên gốc không chia thành chương, chỉ có sáu tựa lớn, dưới một số tựa lớn có những tiểu tựa. (Trong dịch phẩm này, chúng tôi đánh số chương để độc giảdễ theo dõi). Mỗi tiểu tựa có thể là một bài giảng ở một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này tạo cho chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Điều này có thể khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, riêng đối với chúng tôi, những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệNgoài ra văn phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi chúng tôi có cảm giácnhư đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một người thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ bi, muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút thêm lên trên con đường tu học của mình. Những lời dạy khiến cho bản thân người dịch chúng tôi cũng thầm xấu hổ cho sự dễ duôi của bản thân mình.

 Mỗi lần hoàn thành một dịch phẩm, chúng tôi đều cảm thấy hàm ân rất nhiều. Trước tiên là do duyên lành chúng tôi có được những phương tiện như sức khỏethời gian, sự kiên trì để hoàn thành dịch phẩm. Xin chân thành sám hối với giác linh của Upasika Kee Nanayon, vì sự hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi về Pháp hành cũng như Pháp học, nên chắc chắn sẽ khiến dịch phẩm này còn rất nhiều thiếu sót và sai lầm. Rất mong nhận được sự chỉ giáo, hướng dẫn của các bậc tôn sư, quý học giả cùng quý đạo hữu gần xa.

 Lần này ngoài Mỹ Thanh, người vẫn thường xuyên góp sức trong việc dịch thuật với chúng tôi, còn có thêm đạo hữu Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam, một đạo hữu mà chúng tôi chưa từng được gặp mặt, nhưng qua duyên lành được quen biết, đã hoan hỷ góp sức với chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn Mỹ Thanh và đạo hữu Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam.

 Cầu mong phước báu này hãy là một trợ duyên cho sự tu tập của chúng tôi. Cầu mong tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc. Cầu mong Chánh Pháp được trường tồn.

Diệu Liên Lý Thu Linh

Tháng 5, 2010