Điểm Hai Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm

15 Tháng Mười Một 201712:00 SA(Xem: 2521)
Điểm Hai Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm

ĐIỂM HAI 
SỰ THỰC HÀNH CHÍNH YẾU LÀ TU HÀNH BỒ ĐỀ TÂM

BỒ ĐỀ TÂM TỐI HẬU VÀ TƯƠNG ĐỐI

Bồ đề tâm Tối hậu và Bố thí ba la mật

Nguyên lý Bồ đề tâm tối hậu hay tuyệt đối được căn cứ trên sự phát triển của bố thí ba la mật, nó được tượng trưng bằng viên ngọc như ý. Danh từ Tây Tạng để chỉ sự bố thí là jinpa, có nghĩa là “cho”, “mở ra”, hay “chia phần”. Thế nên ý niệm bố thí không có nghĩa là nắm giữ lại mà cho đi thường trựcBố thírộng lượnglà rỗng không tự hữu, rỗng không toàn triệt. Bạn không lệ thuộcnữa vào việc nuôi dưỡng kế hoạch hay dự định của mình. Và cách tốt nhất để tự mở mình trống không là làm bạn với chính mình và với những người khác.

Theo truyền thống, có ba loại bố thí. Loại thứ nhất là bố thí bình thường, cho những tài vật, hay cung cấp những hoàn cảnh thuận lợi cho những người khác. Loại thứ hai là cho sự không sợ hãi. Bạn làm những người khác yên tâm và dạy cho họ rằng họ không phải dằn vặt và bứt rứt hoàn toàn vì cuộc đời của họ. Bạn giúp họ thấy rằng có lòng tốt nền tảng và thực hành tâm linh, rằng có một cách thức để duy trì cuộc đời họ. Đó là sự trao tặng cái không sợ hãi. Loại bố thí thứ ba là cho giáo pháp. Bạn chỉ cho những người khác rằng có một con đường dựa vào giới, định, huệ. Qua cả ba loại bố thí này, bạn có thể mở trống tâm thức của người ta. Theo cách đó sự đóng kín, khốn khổ và tư tưởng nhỏ hẹp của họ có thể chuyển thành một cái nhìn rộng lớn hơn.

Nói chung đó là cái nhìn căn bản của đại thừa : làm cho người ta nghĩ lớn lao hơn, vĩ đại hơn. Chúng ta có thể mở trống chính mình và nối kết với phần còn lại của thế giới bằng một cảm thức rộng lượng bao la và giàu có bao laChúng ta càng cho đi, chúng ta càng có được – dù cái chúng ta có thể được không phải là lý do cho việc ban bố của chúng ta. Hơn nữa, chúng ta càng cho đi, chúng ta càng được cảm hứng để cho đi thường trực. Và luôn luôn tiến trình “có được” xảy ra một cách tự nhiên, tự động.

Cái trái ngược với bố thí là keo kiệt, giữ lại – có một tâm thái nghèo nàncăn bản có thể nói như vậy. Nguyên lý nền tảng của những châm ngôn về Bồ đề tâm tối hậu là an trụ trong thức thứ tám hay alaya, và không chạy theo những tư tưởng lan man của chúng ta. Alaya là một từ Sanskrit có nghĩa là “căn cứ”, hay đôi khi “chỗ trú ngụ”, hay “nhà”, như trong chữ Himalaya, “nơi trú ngụ của tuyết”. Thế nên nó cóý niệm là một dãy núi bao la. Alaya là trạng thái nền tảng của ý thức, trước khi phân biệt thành “ta” và “người”, hay thành những thứ thức tình phiền não khác. Nó là nền tảng căn bản nơi sự vật diễn tiến, nơi sự vật hiện hữu. Để an trụ trong bản tánh của alaya, bạn cần vượt qua thái độ nghèo nàn của bạn và chứng ngộ rằng alaya của bạn thì tốt đẹpthiện tâm như alaya của bất cứ ai khác. Bạn có một cảm thức của sự giàu có sung mãn và tự đầy đủ. Bạn có thể thực hiện điều đó, và bạn cũng có thể cho ra. Và những châm ngôn Bồ đề tâm tối hậu (châm ngôn 2-6) là những điểm quy chiếu căn bản qua đó chúng tasắp tự mình làm quen với Bồ đề tâm tối hậu.

Bồ đề tâm tối hậu tương tự với nguyên lý tánh Không (shunyata) tuyệt đối. Và bất cứ nơi nào có nguyên lý tánh Không tuyệt đốichúng ta cũng đồng thời có một thấu hiểu căn bản về đại bi tuyệt đối. Shunyata nghĩa đen là “rỗng rang” hay “trống không”. Tánh Không căn bản là sự thấu hiểu vô tự tánh. Khi bạn bắt đầu chứng nghiệm không thực hữu, vô tự tánh, bấy giờ bạn có đủ bi mẫn hơn, rộng lượng hơn. Một vấn đề là chúng ta luôn luôn muốn bám giữ vào lãnh địa của chúng ta và trụ vào mảnh đất riêng biệt đó. Một khi chúng ta bắt đầu trụ bám vào mảnh đất ấy, chúng ta không có đường nào để cho đi. Thấu hiểu tánh Không nghĩa là chúng ta bắt đầu chứng nghiệm rằng không có mảnh đất nào để nắm, rằng chúng ta rốt ráo tự do, không hiếu chiến, rỗng rang vô ngạiChúng ta chứng ngộ rằng chính chúng ta thực sự là vô tự tánh, không thực hữu. Chúng ta không là – mà hơn nữa, không.(1) Bấy giờ chúng ta có thể cho đi. Chúng ta có phần để được và không có gì để mất ở điểm này. Điều này rất căn bản.

Lòng bi căn cứ trên một cảm thức nào đó về “điểm mềm yếu” trong chúng ta. Như thể là chúng ta có một mụt nhọt trên thân rất nhức nhối – đến nỗi chúng ta không muốn chà xát hay gãi nó. Khi tắm rửa chúng ta không muốn xát xà phòng lên đó vì nó đau. Có một điểm nhức nhối hay điểm mềm yếu gây đau đớn khi chà xát, khi dội nước nóng hay lạnh lên.

Điểm nhức nhối trên thân thể chúng ta là một cái tương tự với lòng bi. Tại sao ? Bởi vì ngay giữa sự hiếu chiến lớn lao, sự vô cảm hay lười biếng trong đời sống chúng tachúng ta luôn luôn có một điểm mềm yếu, một điểm nào đó mà chúng ta có thể nuôi dưỡng – hay ít nhất không làm tổn thương. Mỗi con người đều có loại điểm mềm yếu căn bản này, cả thú vật cũng thế. Dầu chúng ta điên, ngốc, hung bạo, trói buộc trong cái ta, dầu chúng ta có là gì, vẫn có điểm mềm yếu này trong chúng ta. Một vết thương mở, đó có thể là một ví von sống động hơn, luôn luôn ở đó. Cái vết thương mở này thường xuyên rất bất tiện và gây vấn đềChúng ta không thích nó. Chúng ta muốn được cứng chắc. Chúng ta thích chiến đấu, mạnh mẽ, thế nên chúng ta không muốn phải bảo vệ bất cứ mặt nào của bản thân chúng taChúng ta muốn tấn công kẻ thù chúng ta ngay tại chỗ, đơn thương độc mã. Chúng ta thích đặt những ý đồ của chúng ta lên bất kỳ người nào một cách hoàn toàn, đến nỗi chúng ta không che dấu cái gì. Thế đấy, nếu có ai định đánh chúng ta ở sau lưng, chúng ta sẽ không bị thương đâu. Và hy vọng rằng, không có ai đánh chúng ta vào điểm mềm yếu ấy, vào vết thương trong chúng taTư chất căn bản của chúng ta, những cấu tạo căn bản của tâm thức chúng ta, được đặt nền đồng thời trên sự đam mê (passion) và lòng bi (compassion). Nhưng dù chúng ta có lầm lạc bao nhiêu, dầu có là một con quái vật vũ trụ bao nhiêu, vẫn luôn luôn có một vết thương mở hay một điểm mềm yếu trong chúng ta. Sẽ luôn luôn có một điểm mềm yếu.

Đôi khi người ta diễn dịch điểm mềm yếu hay vết thương mở này là “niềm tin tôn giáo” hay “kinh nghiệm thần bí”. Nhưng chúng ta hãy dẹp chuyện đó đi. Nó không liên quan gì đến Phật giáo, với Thiên Chúa giáo, và hơn nữa chẳng liên quan gì đến bất cứ thứ gì khác. Nó chỉ là một vết thương mở, đích thị chỉ là một vết thương mở. Điều này rất tốt đẹp – ít nhất là chúng ta có thể bị chạm đến ở một chỗ nào đó. Chúng ta không hoàn toàn bao phủ bởi một cái áo giáp trong mọi lúc. Thật là một sự an ủi ! Cám ơn cuộc đời !

Vì điểm mềm yếu riêng biệt này, dầu nếu chúng ta là một con quái vật vũ trụ – Mussolini hay Hitler –chúng ta cũng còn có thể biết yêu. Chúng ta còn có thể cảm kích với cái đẹp, nghệ thuật, thơ ca, hay âm nhạc. Phần còn lại của chúng ta có thể bao phủ với những tấm mộc bằng sắt, nhưng cái điểm mềm yếu nào đó luôn luôn hiện diện trong chúng ta, thật kỳ quái. Điểm mềm yếu đó được xem là lòng bi trứng nước, lòng bi tiềm thể. Ít nhất chúng ta có một loại kẽ hở nào đó, một sự không thống nhất nào đó trong hiện thể của chúng ta nó cho phép sự minh mẫn căn bản chiếu xuyên qua.

Cấp độ minh mẫn của chúng ta có thể rất là sơ khai. Điểm mềm yếu của chúng ta có thể chỉ là yêu thích món bánh bột hay cà ri. Nhưng thế là đủ tốt rồi. Chúng ta có một cách mở rộng nào đó rồi. Bất kể là yêu thích cái gì, thì bao giờ vẫn có một điểm mềm yếu, một vết thương mở. Thế là tốt. Đó là nơi tất cả mầm mống có thể mọc lên và chiếm hữu chúng ta và ảnh hưởng hệ thống của chúng taChắc chắn thái độ bi mẫn xảy ra tương tự như vậy.

Không chỉ thế, mà cũng còn một vết thương bên trong, nó gọi là như lai tạng, hay Phật tánhNhư lai tạng giống như một trái tim bị cắt lát và tổn thương bởi trí huệ và đại bi. Khi vết thương bên ngoài và vết thương bên trong bắt đầu gặp gỡ và tiếp thông với nhau, bấy giờ chúng ta bắt đầu thấu hiểu rằng toàn thể con người chúng ta hoàn toàn được tạo từ một điểm mềm yếu trọn vẹn, cái được gọi là “cơn sốt Bồ tát”. Sự có thể bị tổn thương này là lòng bi. Chúng ta không còn cách gì để tự bảo vệ mình nữa. Một vết thương khổng lồ bao trùm khắp vũ trụ – một vết thương bên trong và một vết thương bên ngoài đồng thời. Cả hai nhạy cảm với không khí lạnh, nóng và những xáo trộn nhỏ của khí hậu bắt đầu ảnh hưởnglên chúng ta cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là ngọn lửa sống động của tình thương, nếu bạn muốn gọi như thế. Nhưng chúng ta cần rất cẩn thận với cái chúng ta gọi là tình thươngTình thương là gì ? Chúng ta có biết tình thương không ? Đó là một chữ mơ hồ. Trong trường hợp này thậm chí chúng takhông gọi nó là tình thương. Trước tuổi dậy thì không ai có cảm thức nào về dục tính hay những chuyện yêu đương. Cũng thế, bởi vì chúng ta chưa thâm nhập để hiểu biết điểm mềm yếu của chúng ta là cái gì, chúng ta không thể nói về tình thương. Hình như quá vĩ đại để nói về lòng bi. Có vẻ kỳ lạ, nhưng thật sự không thể nói về tình thương, nó rất là trọng đại. Lòng bi (compassion) là một loại say mê (passion), say mê chung nhau (com-passion), cũng khá dễ hiểu.

Có một kẽ hở trong da chúng ta, một vết thương. Theo một nghĩa nào, nó rất khắc nghiệt, nhưng trái lạinó rất dịu dàngÝ định thì dịu dàng, nhưng sự thực hành thì rất khắc nghiệt. Bằng cách phối hợp ý địnhvà thực hành, bạn vừa là “khắc nghiệt” và cũng vừa “dịu dàng”, có thể nói như thế. Đó là cái làm cho bạn thành một bồ tát. Bạn phải đi qua loại tiến trình này. Bạn phải nhảy vào hỗn hợp đó. Bạn cần phảilàm thế. Đích thực nhảy vào hỗn hợp và làm việc với nó. Bấy giờ bạn bắt đầu cảm thấy bạn bơi trong hỗn hợp. Thậm chí bạn có thể hưởng thụ nó một ít, sau khi bạn tiến bộ. Thế nên một thấu hiểu thực sự về Bồ đề tâm tối hậu chỉ đến từ lòng bi. Nói cách khác, một kết luận thuần lý luận, nghề nghiệp hay khoa học không đem bạn đến đó được. Năm châm ngôn về Bồ đề tâm tối hậu là những bước hướng đến một đường lối bi mẫn.

Phần đông các bạn, thật đáng choáng váng, thì không hề bi mẫn. Bạn không cứu cho bà nội khỏi chết đuối và bạn không cứu cho con chó cưng khỏi bị giết. Bởi thế chúng ta phải xuyên qua chủ đề lòng bi này. Lòng bi là một chủ đề rất đỗi rộng lớn, một chủ đề rộng lớn phi thườngbao gồm làm sao để là bi mẫn. Và thực raBồ đề tâm tối hậu là sự chuẩn bị cho Bồ đề tâm tương đối. Trước khi chúng ta trau dồi lòng bi, trước tiên chúng ta cần hiểu làm thế nào để là, để hiện hữu một cách chính đáng. Làm sao để thương yêu bà của bạn và làm sao để thương yêu con ruồi con muỗi của bạn – chuyện đó đến sau. Phương diện tương đối của lòng bi đến về sau. Nếu chúng ta không có một thấu hiểu về Bồ đề tâm tối hậu, thì chúng ta không có hiểu biết nào về căn cứ hoạt động thực sự của lòng bi và lòng tốt với người nào khác. Chúng ta chỉ vào hội chữ thập đỏ và làm hại chính chúng ta và tạo thêm bậy bạ.

Theo truyền thống đại thừachúng ta được biết rằng chúng ta có thể thực sự hưng khởi hai loại Bồ đề tâm : Bồ đề tâm tương đối và Bồ đề tâm tối hậuChúng ta có thể hưng khởi cả hai cái đó. Bấy giờ, đã phát Bồ đề tâmchúng ta có thể tiếp tục đi xa hơn và thực hành theo gương mẫu bồ tátChúng ta có thể là những bồ tát sống.

Để phát khởi Bồ đề tâm tối hậu hay tuyệt đốichúng ta phải kết hợp shamatha (chỉ) và vipashyana (quán) với nhau. Đã khai triển sự vững chắc nền tảng của shamatha và sự tỉnh giác toàn bộ của vipashyana, chúng ta đặt chúng song hành để cho chúng bao trùm toàn bộ đời sống của chúng ta – những khuôn khổ thái độ và cuộc sống hàng ngày của chúng ta – tất cả mọi thứ. Theo cách đó, trong cả thực hành thiền định và sau thiền địnhchánh niệm và tỉnh giác xảy ra đồng thời, luôn luôn trong mọi lúc. Hoặc ngủ hay thức, ăn hay đi, sự vững chắc và tỉnh giác luôn luôn có mặt. Đấy hoàn toàn là một kinh nghiệm thích thú.

Vượt khỏi sự thích thú ấy, chúng ta cũng nhằm khai triển một cảm thức là bạn bè với tất cả mọi sự vật. Có thể nói mức độ ban đầu đã được vượt qua bằng chánh niệm và tỉnh giác. Thay vào đó là một ý niệmvề thiện tâm, cái tốt nền tảng, nó được diễn tả trong các bản văn Kadam như là đức hạnh tự nhiên của alaya. Đây là một điểm quan trọng để chúng ta hiểu. Alaya là trạng thái căn bản của hiện hữu, hay của tâm thức, trước khi nó phân chia thành “tôi” và “người khác”, hay thành những thức tình đủ loại. Nó là nền tảng nơi mọi sự vật diễn tiến, nơi mọi sự vật hiện hữu. Và trạng thái căn bản của nó, hay cách thức tự nhiên của nó, là cái tốt, cái thiện. Nó rất nhân đức. Có một trạng thái căn bản của hiện hữu nó vốn thiện và chúng ta có thể nương dựa vào. Đó là chỗ để thư giãn, chỗ để chúng ta mở bung chính chúng taChúng ta có thể làm bạn với chính chúng ta và với những người khác. Đó là đức hạnh nền tảng hay thiện tâm căn bản, và nó là căn cứ của Bồ đề tâm tuyệt đối.

Một khi chúng ta đã được cảm ứng bởi sự vững chắc của shamatha và sự tỉnh thức của vipashyana, chúng ta tìm thấy rằng có cái chỗ, nó cho chúng ta khả tính của sự ngây thơ chân thật toàn diện, theo nghĩa tích cực. Ngây thơ trong tiếng Tây Tạng là pak-yang, nó có nghĩa là “vô tư” hay thả lỏng. Chúng tacó thể vô tư với tính thiện căn bản của chúng taChúng ta không phải toàn tâm thăm dò, truy tìm cho chắc rằng không có muỗi mòng hay trứng côn trùng trong alaya của chúng ta. Cái thiện căn bản của alaya có thể trau dồi, nuôi dưỡng và tiếp xúc với một cách hoàn toàn tự nhiên và tự do, theo một cách thoải mái (pak-yang). Chúng ta có thể khai triển một cảm thức thảnh thơi và thoát khỏi khốn khổ – khỏi hẳn mê hồn trận của cái này-và-cái kia.

Bồ đề tâm tương đối và Trì giới Ba la mật

Điều ấy đưa chúng ta đến giai đoạn tiếp theo. Lại nữa, thay vì chỉ nhớ cấp độ lý thuyếtý niệmchúng tatrở lại cấp độ thực hành nhất. Trong đại thừaquan tâm chính của chúng ta là làm sao đánh thức chính mình. Chúng ta bắt đầu hiểu rằng chúng ta không bị nguy hiểm như chúng ta nghĩ. Chúng ta phát triển ý niệm nào đó về lòng tốt hay maitri (từ), và đã phát triển từ, chúng ta bắt đầu chuyển qua karuna hay bi.

Sự khai triển của Bồ đề tâm tương đối liên hệ với trì giới Ba la mật. Có nói rằng nếu bạn không có giới luật, điều đó cũng như cố gắng đi mà không có chân. Giới trong tiếng Tây Tạng là tsušltrim : tsušl nghĩa là “thích đáng” và trim là “kỷ luật” hay “theo những điều luật”. Ý niệm căn bản của tsušltrim vượt khỏi chỉ riêng sự cho đi, nó nghĩa là có một hạnh kiểm tốt. Nó cũng có nghĩa là có cảm thức nào đó về khôngđam mê và không cục bộ. Tất cả các thứ đó liên hệ rất nhiều với Bồ đề tâm tương đối.

Bồ đề tâm tương đối đến từ kinh nghiệm đơn giản và căn bản thấu hiểu rằng bạn nên có một tấm lòng dịu dàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ngay cả những con thú độc ác nhất cũng có lòng dịu dàng chăm sóc cho những đứa con nhỏ, hay chăm sóc cho chính mình. Từ sự tu hành căn bản shamatha-vipashyana của chúng tachúng ta bắt đầu thấu nghiệm tính thiện nền tảng của chúng ta và để mặc nó. Chúng ta bắt đầu ở trong bản tánh của alaya – theo một nghĩa nào, là không lo lắng, rất chất phác và bình thường, tùy tiện. Khi chúng ta tự mình để mặc, chúng ta bắt đầu có một cảm giác về đời sống tốt đẹp trong chúng ta. Điều ấy có thể được xem như ý niệm rất bình thường về sự vui thú. Tuy nhiên, khi chúng ta có những ý định tốt đối với chúng ta, điều ấy không có nghĩa cố gắng hoàn toàn thành cái gì đó – chúng ta chỉ cố gắng là chính mình. Như vẫn thường nói, chúng ta có thể như chúng ta vốn là. Ở điểm này chúng ta có một cảm thức tự nhiên rằng chúng ta có thể cho chính chúng ta sự tự doChúng ta có thể nghỉ ngơi. Chúng ta có thể đối xử với chính mình tốt hơn, tin chính mình hơn, và tự để mặc chính mình cảm nghiệm cái tốt đẹp. Cái tốt đẹp nền tảng của alaya thì luôn luôn ở đó. Chính cái cảm thức mạnh khỏevui tươi và sự chân chất này đem chúng ta đến sự chứng ngộ Bồ đề tâm tương đối.

Bồ đề tâm tương đối liên hệ với việc làm thế nào chúng ta bắt đầu học thương yêu lẫn nhau và chính mình. Đấy có vẻ là điểm căn bản. Rất khó cho chúng ta để học thương yêuChúng ta có thể thương yêunếu một đối tượng hấp dẫn được trình diện cho chúng ta hay nếu có một loại mơ tưởng hứa hẹn nào được giới thiệu. Bấy giờ có lẽ chúng ta có thể học thương yêu. Nhưng rất khó cho chúng ta học thương yêu được nếu chỉ cho đi tình thương mà không mong có gì trao đổi lại. Rất khó làm điều đó. Khi chúng ta quyết định thương yêu ai, chúng ta thường hy vọng rằng người ấy sẽ đáp ứng mong muốn của chúng ta và phù hợp với sự tôn thờ thần tượng của chúng ta. Nếu những hy vọng của chúng ta có thể được đáp ứngchúng ta có thể thương yêu. Thế nên trong hầu hết chuyện thương yêu, cái thường xảy ra là tình thương của chúng ta tuyệt đối có điều kiện. Nó là chuyện áp phe hơn là tình thương thật sự. Chúng ta không có ý niệm làm sao truyền thông một cảm thức ấm áp. Khi chúng ta bắt đầu truyền thông một cảm thức ấm áp cho người nào, điều này làm chúng ta rất căng thẳng bồn chồn. Và khi đối tượng của tình yêu của chúng ta cố gắng làm chúng ta vui sướng, nó trở thành một xúc phạm.

Đó là một đường lối rất hiếu chiến. Trong đại thừađặc biệt trong truyền thống tham thiềntình thươngvà yêu mến căn cứ rộng rãi trên tình thương tự dotình thương mở rộng không đòi hỏi cái gì đổi lại. Đấy là một cuộc khiêu vũ chung lẫn nhau. Ngay trong một cuộc khiêu vũ, nếu chân bạn có đạp lên ngón chân của người khác, điều ấy không thể xem là có vấn đề hay xúc phạmChúng ta không biểu lộ kiêu ngạo hay tự ái về chuyện đó. Học thương yêu, học mở ra trống rộng, là một trong những việc khó nhất của tất cả chúng taChúng ta bị đam mê quy địnhđiều kiện hóa trong mọi lúc. Vì chúng ta ở trong cõi ngườichú tâm chính hay đặc trưng của chúng ta là đam mê và tham dục trong mọi thời. Thế nên cái mà những giáo lý đại thừa dạy thì căn cứ trên sự tương thông, rỗng rang và không có những mong đợi.

Khi chúng ta bắt đầu chứng nghiệm rằng bản tánh của những hiện tượng là thoát khỏi ý niệm, trống không tự bản chất, rằng những cái ghế, cái bàn và thảm màn và tường vách không như thế nữa, bấy giờ chúng ta có thể mở rộng quan niệm về thương yêu một cách không cùng tận. Không có cái gì cả theo cách chúng ta thường nghĩ. Ý định đích thật của sự luận bàn về tánh Không là để cung cấp cho chúng ta cái tánh Không này, đến đỗi chúng ta có thể lấp đầy toàn thể không gian bằng một cảm thứcthương yêu – tình thương không mong đợi, không đòi hỏi, không sở hữu. Đó là một trong những cái thần lực mạnh nhất mà đại thừa đã đóng góp.

Trái lại, những hành giả tiểu thừa thì rất say mê trong con đường cứu độ cá nhân mình, không làm hại những người khác. Họ có lý, thiện ý và rất lịch sự. Nhưng làm thế nào mà bạn có thể lịch sự và giữ mãi nụ cười hai mươi bốn tiếng một ngày trên nền của một sự giải thoát cho chỉ cá nhân, không làm gì cho những người khác ? Thứ gì bạn cũng luôn luôn làm cho chính mình, dù cho bạn có tốt bụngdễ thươngvà lịch sự. Điều ấy rất là khó. Ở cấp độ đại thừa, cảm thức yêu mến và tình thương có nhiều chỗ – khoảng không và can đảm bao la. Không có thì giờ để tỏ lộ sạch sẽ, đứng đắn đặc biệt khi bạn phát sanh yêu mến.

Sự tương quan giữa một người mẹ và đứa con là ví dụ giống nhất được dùng trong việc phát triển thực hành Bồ đề tâm tương đối. Theo những truyền thống Ấn-Tạng thời trung cổ, cách thức trau dồi Bồ đề tâm tương đối là chọn bà mẹ của bạn như người kiểu mẫu trước tiên bạn cảm thấy mềm lòng. Bạn cảm thấy ấm áp và tốt lòng với mẹ bạn, đó là theo truyền thống. Trong xã hội hiện đại, điều đó có thể có vấn đềTuy nhiên bạn có thể trở về với quan niệm nguyên lý người mẹ. Bạn có thể cảm kích cách thức hy sinh sự thoải mái của riêng bà cho bạn. Bạn có thể nhớ bà thường thức dậy nửa đêm khi bạn khóc, thường cho ăn và thay tã và mọi thứ khác cho bạn như thế nào. Bạn có thể nhớ lại bạn đã hành động như một kẻ cai trị trong căn nhà nhỏ của bạn, và mẹ trở thành kẻ nô lệ của bạn như thế nào. Và khi lớn lên, bà rất quan tâm đến sự an toàn của bạn, giáo dục của bạn v.v... Thế nên để khai triển Bồ đề tâmtương đối, sự dịu dàng tỉnh thức tương đốichúng ta dùng bà mẹ của chúng ta như một kiểu mẫu, như ánh sáng của người chỉ đường cho chúng taChúng ta nghĩ về bà và hiểu biết bà đã hy sinh cho chúng ta như thế nào. Lòng tốt của bà là thí dụ hoàn hảo của sự xem những người khác quan trọng hơn chính bạn.

Suy nghĩ về mẹ mình là sơ khởi của thực hành Bồ đề tâm tương đối. Bạn cần xem đó là điểm bắt đầu của bạn. Bạn có thể là một người đầy giận dữ và có một hận thù với toàn thể vũ trụ. Bạn có thể là một người hoàn toàn bất mãn. Nhưng bạn còn có thể nghĩ lại về thời thơ ấu và nghĩ đến bà mẹ bạn đã tốt với bạn như thế nào. Bạn có thể nghĩ đến điều đó, dù cho sự gây hấn và ghét hận của bạn. Bạn có thể nhớ rằng đã có một thời khi có người hy sinh đời bà vì đời bạn, và nuôi nấng bạn lớn lên thành người cho đến ngày nay.

Ý niệm Bồ đề tâm tương đối trong trường hợp này là rất sơ khai, theo một nghĩa nào đó. Ngược lại, nó cũng rất khai sáng, như Bồ đề tâm là vậy. Dù bạn có là người đầy giận dữ, bạn không thể nói rằng trong suốt đời bạn không có ai giúp đỡ mình. Có người nào đã tốt với bạn và hy sinh đời ông hay đời bà cho bạn. Nếu không có ai đã nuôi nấng bạn, bạn không thể lớn lên, trưởng thành. Bạn cần hiểu rằng không chỉ vì bắt buộc mà chính từ lòng chân thật mà mẹ bạn nuôi bạn lớn và chăm lo cho bạn khi bạn không ai giúp đỡ. Và nhờ đó mà bạn có mặt ở đây. Loại lòng bi này thì rất cụ thể và rất trực tiếp.

Với sự hiểu biết này, chúng ta có thể bắt đầu trải rộng cảm thức không gây hấn và không bất mãn, không giận dữ và không thù ghét vượt khỏi sự cảm kích chỉ riêng với người mẹ của chúng ta. Điều này liên hệ với trì giới ba la mật, nó thì thoát khỏi sự say mê và trong đó liên hệ với sự cho đi. Theo truyền thốngchúng ta dùng bà mẹ chúng ta như một thí dụ kiểu mẫu và rồi chúng ta trải rộng vượt khỏi điều đó đến những bạn bè và đến người khác nói chung. Cuối cùng, thậm chí chúng ta cố gắng cảm thấy tốt hơn với những kẻ thù của chúng ta, với những người chúng ta không ưa thíchChúng ta cố gắng trải rộng cảm thức dịu dàng, nhu mì và biết ơn này. Chúng ta không đặc biệt nói về ý niệm bác ái Thiên Chúa giáochúng ta nói làm thế nào chúng ta thành nhu mì và biết điều hợp lýChúng ta đang nói làm sao chúng ta có thể kinh nghiệm một cảm thức biết ơn đối với bất kỳ ai, bắt đầu với bà mẹ chúng ta và vươn lên để cũng bao gồm cha chúng ta – tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta bao gồm phần còn lại của thế giới. Thế nên cuối cùng chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy thiện cảm thậm chí cả với những con rệp và muỗi của chúng ta.

Điểm bắt đầu của thực hành Bồ đề tâm tương đối là thấu hiểu rằng những người khác thì thực sự quan trọng hơn chính chúng ta. Người khác có thể đem đến cho chúng ta những rắc rối thường xuyên, nhưng chúng ta vẫn tốt với họ. Theo lý luận của Bồ đề tâm tương đốichúng ta nên cảm thấy rằng chúng ta ít quan trọng và những người khác thì quan trọng hơn – bất kỳ người nào khác cũng quan trọng hơn ! Làm thế, chúng ta bắt đầu cảm thấy như là một gánh nặng khủng khiếp đã dỡ khỏi vai chúng taCuối cùngchúng ta chứng nghiệm rằng có chỗ khác nữa để cho đi tình thương và yêu mến, hơn là chỉ dành cho cái được gọi là “tôi” này trong mọi lúc. “Tôi là cái này, tôi là cái nọ, tôi đói, tôi mệt, tôi linh tinh.” Chúng ta có thể chiếu cố đến những người khác. Từ quan điểm này, nguyên lý Bồ đề tâm tương đối thì hoàn toàn giản dị và bình thườngChúng ta có thể chăm sóc những người khác. Chúng ta thực sự đủ kiên nhẫn để khai triển sự phụng sự vô ngã cho những người khác. Và những châm ngôn Bồ đề tâmtương đối (châm ngôn 7-10) là những chỉ dẫn như làm sao để khai triển Bồ đề tâm tương đối trong một cách thức cực kỳ đơn giản, một đường lối tiếp cận “của bà ngoại” với thực tạinếu có thể nói như vậy.


2 
Hãy nhìn tất cả các pháp như mộng.

Châm ngôn này là một diễn tả của lòng bi và sự rỗng rang. Nó nghĩa là bất kỳ cái gì bạn kinh nghiệmtrong đời bạn – khổ, sướng, hạnh phúcbuồn rầu, thô tháp, tinh tế, nóng, lạnh... – chỉ thuần là trí nhớ. Giới đích thực hay sự thực hành của truyền thống bồ tát là nhìn bất cứ thứ gì xảy ra đều như ảo ảnh. Không có gì đã từng xảy ra. Nhưng bởi vì không có gì xảy ra cả, mà mọi sự xảy ra. Khi chúng ta muốn tiêu khiển, hình như không có gì xảy ra. Nhưng trong trường hợp này, dù mọi sự chỉ là một tư tưởngtrong tâm thức bạn, một sự thấm lọc nằm bên dưới đã xảy ra. Cái “không có gì xảy ra” này là kinh nghiệm của sự rỗng rang, và cái thấm lọc này là kinh nghiệm của lòng bi.

Bạn có thể kinh nghiệm tính chất như mộng này bằng cách liên hệ với thực hành ngồi thiền. Khi bạn nghĩ về hơi thở của bạn, thình lình những tư tưởng tán loạn bắt đầu khởi lên : bạn bắt đầu thấy cái này cái nọ, nghe và cảm nhận sự này sự nọ. Nhưng tất cả những tri giác ấy không gì khác hơn là sự sáng tạo tâm thức của chính bạn. Cùng cách ấy, bạn có thể thấy rằng sự ghét của bạn đối với kẻ thù của bạn, sự thương của bạn với bạn hữu, và những thái độ của bạn đối với tiền bạc, thức ăn, và giàu có đều là một phần của tư tưởng tán loạn.

Nhìn những sự vật như là giấc mộng không có nghĩa bạn trở nên mờ tối và mơ hồ, mọi sự có một viền mê ngủ nào đó. Bạn có thể thực sự có một giấc mộng tốt, sống động và sắc nét. Nhìn các pháp nhưnhững giấc mộng nghĩa là dù bạn có thể nghĩ những sự vật là rất cứng đặc, nhưng cách bạn tri giácchúng, hiểu biết chúng thì mềm nhẹ và như giấc mộng. Chẳng hạn, nếu bạn đã tham dự vào một nhóm thực hành thiền địnhtrí nhớ của bạn về cái đệm ngồi thiền và người ngồi trước mặt bạn thì rất sống động, cũng như trí nhớ của bạn về thức ăn và tiếng chuông và cái giường bạn ngủ. Nhưng không có cái nào trong những hoàn cảnh ấy được xem là hoàn toàn không lay chuyển, cứng chắc và bền bỉ. Mọi sự đều biến đổi không lường.

Những sự vật có tính chất như mộng. Nhưng đồng thời sự sản sanh của tâm thức bạn thì hoàn toànsống động. Nếu bạn không có một tâm thức, bạn không thể tri giác chút sự vật nào. Bởi vì bạn có một tâm thức, bạn tri giác ra những sự vật. Bởi thế, điều bạn tri giác là một sản phẩm của tâm thức bạn, khi dùng những cơ quan cảm giác của bạn như những kênh cho tri giác giác quan.


3 
Hãy khảo sát bản tánh của tánh Giác vô sanh.

Hãy nhìn vào tâm thức nền tảng của bạn, đích thị chỉ là cái thức giác không phân chia thành phần đoạn, cái tiến trình tư tưởng hiện hữu bên trong bạn. Chỉ nhìn vào nó, thấy nó. Khảo sát không phải là phân tích. Chỉ nhìn những sự vật như chúng là, trong nghĩa bình thường.

Lý do tâm thức chúng ta được biết như là tánh giác vô sanh là chúng ta không có ý niệm về lịch sử của nó. Chúng ta không có ý niệm tâm thức ấy bắt đầu ở đâu, cái tâm thức điên cuồng của chúng ta. Nó không có hình dạng, không có màu sắc, không có chân dung hay tính cách đặc biệt gì. Nó luôn luôn chớp nháng chớp tắt, tắt chớp mọi lúc. Đôi khi nó ngủ đông, đôi khi nó khắp mọi nơi. Hãy nhìn vào tâm thức bạn. Đó là một phần của sự tu hành hay kỷ luật của Bồ đề tâm tối hậuTâm thức chúng ta dao động thường trựclui tớitới lui. Hãy nhìn vào nó, hãy nhìn ngay vào nó !

Bạn có thể bị thu hút vào sự mê hoặc của việc nhìn tất cả các pháp như giấc mộng và kéo dài những thị kiến và tưởng tượng không cần thiết đủ mọi loại. Bởi thế rất quan trọng phải nắm lấy câu châm ngôntiếp theo này, “Hãy khảo sát bản tánh của tánh giác vô sanh.” Khi bạn nhìn vượt qua cấp độ tri giác, khi bạn nhìn vào tự tâm bạn (điều mà hiện giờ bạn chưa thực sự làm được, nhưng bạn cần phải làm), bạn thấy ra rằng không có gì để bám nắm ở đây cả. Tâm là vô sanh. Nhưng đồng thời, nó là tánh giác, bởi vì bạn vẫn tri giác những sự vật. Có cái giác và sự sáng tỏ. Bởi thế bạn cần tham thiền về nó bằng cách thấy ai đang thực sự thấy biết các pháp như là giấc mộng.

Nếu bạn nhìn sâu hơn và sâu hơn, vào nguồn gốc của tâm thức bạn, nền tảng của nó, bạn sẽ thấy rằng nó không có màu sắc và không hình dạng. Tâm thức bạn, nói một cách triệt để, là một cái gì trống trơn và trinh trắng. Không có cái gì ở đó cả. Chúng ta bắt đầu nuôi dưỡng một loại tiềm thể của tánh Không ; dầu cho trong trường hợp này cái tiềm thể ấy là hoàn toàn sơ khai, theo nghĩa nó đơn giản và có thể khai thác được. Khi chúng ta nhìn vào gốc rễ, khi chúng ta cố gắng khám phá ra tại sao chúng ta thấy những sự vật, tại sao chúng ta nghe những âm thanh, tại sao chúng ta cảm giác, tại sao chúng ta ngửi thấy mùi hương – nếu chúng ta vượt khỏi và vượt khỏi những thứ đó – chúng ta tìm thấy một cái gì trống trơn.

Cái trống trơn ấy tiếp thông với sự tỉnh giác. Bắt đầu bạn tỉnh giác về cái gì đó : bạn tỉnh giác về chính bạn, bạn tỉnh giác về tâm trạng của bạn, bạn tỉnh giác về hơi thở của bạn. Nhưng nếu bạn nhìn vào tại sao bạn tỉnh giác, vượt khỏi cái bạn đang tỉnh giác, bạn bắt đầu thấy rằng không có gốc rễ nào cả. Mọi sự bắt đầu tan biến. Đấy là ý niệm về sự khảo sát bản tánh của tánh giác vô sanh.


4 
Hãy tự giải thoát khỏi cả sự đối trị.

Nhìn vào tâm thức nền tảng, chúng ta bắt đầu phát triển một sự méo mó của lý luậnChúng ta nói “Tốt lắm, nếu không có cái gì có gốc rễ, tại sao phải phiền nhiễu ? Rốt ráo cần gì phải làm chuyện này ? Tại sao chúng ta không chỉ tin rằng không có gốc rễ, nền tảng nào đằng sau mọi sự ?” Tới điểm này, câu châm ngôn tiếp theo “Hãy tự giải thoát ngay cả với cái đối trị” là rất lợi lạc. Cái đối trị là sự chứng ngộrằng những tư tưởng chợt có chợt không của chúng ta thì không có nguồn gốc. Sự chứng ngộ đó giúp đỡ nhiều ; nó trở thành một cái đối trị hay một đề nghị lợi lạc. Nhưng chúng ta cần vượt khỏi cái đối trịấy. Chúng ta không nên chấp vào cái tạm-gọi-là-như-thế của nó, sự ngây thơ của nó.

Ý niệm đối trị là mọi sự là trống không, thế nên bạn chẳng có gì để phải quan tâm cả. Bạn có một thoáng thấy bất chợt trong tâm thức bạn rằng chẳng có gì hiện hữu. Và bởi vì bản chất của kinh nghiệmtánh Không này, dù cho cái gì lớn hay nhỏ xảy đến, thật sự chẳng có gì quan hệ lắm. Nó giống như một trò cười dội lại trong đó mọi sự chỉ là những tiếng vọng. Chẳng có gì quan trọng lắm, thế nên để mặc kệnó. Tất cả là tánh Không, thì ai lo lắng ? Bạn có thể giết người, bạn có thể thiền định, bạn có thể hoàn thiện nghệ thuật, bạn có thể làm mọi thứ – mọi sự đều là thiền định, dầu bạn làm cái gì. Nhưng có một cái gì rất lừa dối trong đó so với con đường toàn diện. Sự bám chấp vào tánh Không kiểu này là một diễn dịch sai lầm, gọi là “thuốc độc của tánh Không”.

Một số người nói rằng họ không cần ngồi và thiền định, vì họ luôn luôn “thấu hiểu”. Nhưng điều ấy rất lừa dối. Tôi đã cố gắng rất nhiều để tranh đấu với những người như vậy. Tôi không bao giờ tin họ hoàn toàn – trừ phi họ thực sự ngồi và thiền định. Bạn không thể chẻ sợi tóc làm tư bằng cách nói rằng bạn có thể đi câu cá ở trên núi mà vẫn thiền định đâu đâu ; bạn có thể lái xe vừa thiền định ; bạn có thể rửa chén mà cứ thiền định đâu đâu. Đó có thể là một cách thức đích thực để làm, nhưng nó vẫn còn rất đáng ngờ.

Những đối trị còn là ý niệm nào đó rằng chúng ta có thể làm cái chúng ta muốn và bao giờ chúng ta còntham thiền, thì mọi sự đều tốt. Bản văn nói phải tự giải thoát khỏi cái đối trị, cái có vẻ là cái đối trịChúng ta có thể xem việc đi coi phim mỗi phút, mỗi ngày, mỗi chiều như là sự thiền định của chúng ta, hay xem tivi hay chăn ngựa, cho chó ăn, đi dạo trong rừng. Có vô số khả năng như thế trong truyền thống Tây phương.

Toàn bộ vấn đề của câu châm ngôn này là những đối trị bất kỳ loại nào cao hay thấp, hay những trị liệunghề nghiệp thuộc bất kỳ loại nào, đều không được xem là những việc thích hợp để làm. Chúng takhông đặc biệt chỉ tìm sự giác ngộ hay kinh nghiệm đơn giản của sự tĩnh lặng – chúng ta đang cố gắngvượt qua sự tự lừa gạt của chúng ta.


5 
Hãy an trụ trong bản tánh của alaya, cái tinh túy.

Ý nghĩa châm ngôn này là trong khi ngồi thực hành thiền định và với một thấu hiểu về Bồ đề tâm tối hậu, bạn thực sự siêu việt bảy loại thức, và ở yên trong thức thứ tám, alaya. Sáu loại thức đầu tiên là những tri giác giác quan : (1) thức của thấy, (2) thức của nghe, (3) thức của ngửi, (4) thức của nếm, (5) thức của xúc chạm, (6) ý thức, hay yếu tố phối hợp làm nền cai quản năm thức kia. (Nói theo thông thường : nhãn thứcnhĩ thứctỷ thứcthiệt thứcthân thức và ý thức). Loại thức thứ bảy, (7) tâm thức phiền não, là một loại kết khối nó truyền năng lực cho tất cả các thức trước. Tây Tạng gọi nó là nyošn-yi : nyošn là viết tắt của nyošnmong (phiền não), nghĩa đen là “làm phiền”, “nhiễm ô”, “loạn thần”, và yi là “tâm thức”.

Nghỉ ngơi tâm thức mình trong alaya nền tảng là sự thoát khỏitự do với tâm thức bảy phần và ở yên trong sự đơn nhất và trong tâm sáng tỏ và không phân biệt. Bạn bắt đầu thấy rằng quang cảnh, mùi hương, âm thanh và mọi cái khác xảy ra là một sản phẩm của miếng đất cây nhà lá vườn, hay của bộ chỉ huy. Bạn nhận biết chúng và rồi trở lại bộ chỉ huy, nơi những sản phẩm này bắt đầu biểu lộ. Bạn chỉ an trụ trong sự vô ích của những thứ sản phẩm ấy.

Ý tưởng là có một chỗ yên nghỉ nào đó, có thể được gọi là shamatha sơ khai. Có một điểm bắt đầu, một điểm trở về. Bạn có thể nhìn tôi và khi bạn nhìn tôi bạn nên kiểm tra chính bạn – nhưng bạn nên kiểm tra vượt khỏi chính bạn và tìm thấy một biểu hiện quê nhà nào đã ở đó. Thế nên ý tưởng là ở yên trong alaya, ở với quê nhà, ở yên nơi những chỉ thị và thông báo khởi phát từ đó.

Toàn thể lập luận hay tiến trình này bắt đầu do căn cứ trên sự việc cứ cho rằng bạn đã tự tin chính mình. Bạn có một loại thư giãn với chính mình. Đó là ý niệm Bồ đề tâm tối hậu. Bạn không phải chạy ra khỏi chính bạn trong mọi lúc để có được một cái gì ở ngoài. Bạn có thể đích thực ở nhà và nghỉ ngơi thư giãn. Ý tưởng là trở về nhà, ngôi nhà yêu dấu.

Bạn thử đối xử tốt với chính mình. Bạn chớ theo những lý luận hay ý niệm chấp cứng, kể cả ý nghĩ lan man. Ở yên trong bản tánh của alaya nghĩa là vượt qua sáu thức giác quan, và vượt qua cả thức thứ bảy, tiến trình tư tưởng lan man căn bản dẫn khởi sáu thức kia. Nguyên lý alaya nền tảng thoát khỏi mọi thức đó. Ngay trong những hoàn cảnh bình thường, nếu bạn thực sự truy tìm trở lại nơi đâu từ đó mọi sự đi đến, bạn sẽ tìm thấy một cấp độ an nghỉ sơ khai nào đó. Bạn có thể an nghỉ trong sự hiện hữu nền tảng sơ khai này, cấp độ hiện hữu này.

Khởi từ nguyên lý alaya nền tảng, bấy giờ chúng ta khai triển thức alaya, nó tạo ra những phân biệt.Chúng ta bắt đầu tạo ra một sự phân cách giữa cái này và cái kia, cái chủ từ và cái túc từ, cái và cái mọi thứ. Đó là ý nghĩa của ý thức, hay chúng ta có thể gọi nó là ý-thức-tự-nó – người ở phía chúng ta và người ở phía họ, có thể nói như thế. Nguyên lý alaya nền tảng không có xu hướng, không thiên về cái gì. Đấy là vì sao nguyên lý alaya nền tảng được gọi là đức hạnh tự nhiên. Nó trung tính. Nó không đực không cái, không dương không âm, bởi thế nó không ở mặt nào, trong nó không có sự theo đuổitìm hiểu. Thức alaya thì có xu hướngthiên chấp. Nó là đực hay cái, âm hay dương, bởi vì ý niệm theo đuổitìm hiểu đã có trong đó.

Sự thức giác nền tảng, sugatagarbha (Phật tạng, Như lai tạng), thì vượt khỏi alaya, nhưng nó đi cùng và đồng thời với alaya. Nó là tiền alaya, nhưng nó bao hàm trạng thái alaya. Alaya có tính thiện nền tảng, nhưng Như lai tạng có tính thiện lớn lao hơn. Nó là sự thức giác tự thân, tự hữu. Từ quan điểm này, ngay cả alaya nền tảng cũng còn có thể được xem là một loại thức nào đó. Dầu nó không phải là một phạm trù của thức, nó cũng là một loại tỉnh giác, hay thậm chí là một loại tâm thức sanh tử. Nhưng Như lai tạng thì vượt khỏi đó. Nó là bất hoại – tổ tiên hay cha mẹ của alaya, quê nhà của quê nhà.

Tiến trình tri giác, khi trước tiên bạn tri giác một đối tượng giác quan, có một số yếu tố hợp thành. Bạn có những cơ cấu hiện hành, chúng tri giác những sự vật, những khả năng vật chất như mắt, tai, vân vân. Trên những cái đó là những khả năng trí óc chúng dùng những dụng cụ đặc biệt ấy để suy nghĩ về một số đối tượng. Nếu bạn vượt lên nó, có cái ý định của hành động, sự mê hoặc hay tò mò muốn biết làm thế nào để liên hệ với những đối tượng đó. Và nếu bạn lùi lại khỏi tất cả, bạn tìm thấy có một kinh nghiệm nền tảng ở dưới tất cả mọi thứ ấy, nó được biết như là nguyên lý alaya.

Theo bản văn này về lojong, kinh nghiệm ấy được biết như là tính thiện nền tảng. Thế nên châm ngônnày ám chỉ đến một kinh nghiệm, chứ không đơn giản đến tiến trình cơ chế máy móc của sự phóng chiếu. Chúng ta có thể diễn tả tiến trình này với ví dụ tương tự một máy chiếu phim. Chúng ta có tấm màn, thế giới hiện tượng ; rồi chúng ta tự phóng chiếu lên thế giới hiện tượng ; và chúng ta có bộ phim, nó là sự thay đổi thất thường của tâm thức, những hình ảnh chuyển động thường trực. Thế là chúng tacó một đối tượng chuyển động được phóng chiếu lên màn ảnh. Đối tượng chuyển động này sản xuất một cách máy móc bởi máy chiếu, với một số lỗ răng để giữ phim và những thiết bị để bảo đảm cho sự phóng chiếu được liên tục – đúng như tình huống của những cơ quan giác quan. Bởi thế chúng ta nhìn thấy và chúng ta nghe được, mỗi khi chúng ta nhìn và nghe. Chúng ta liên kết những sự vật với nhaubằng thời gian, dầu cho những hình ảnh hoàn toàn thay đổi mỗi khoảnh khắc. Và đằng sau toàn bộ sự việc là cái bóng đèn, nó phóng chiếu mọi thứ lên màn ảnh. Cái bóng đèn ấy là nguyên nhân của toàn bộsự việc. Thế nên an trụ trong bản tánh của alaya thì cũng như an trụ trong bản tánh của cái bóng đèn này, nó ở đằng sau hệ thống máy móc chiếu phim. Như cái bóng đèn, alaya là sáng chói và tỏa chiếu. Cái bóng đèn không đi vào trong sự chuyển dịch của phần còn lại của bộ máy. Nó chẳng liên can gì với việc màn hình diễn tiến ra sao hay hình ảnh lọt qua như thế nào.

An trụ trong alaya là sự thực hành đích thực Bồ đề tâm tối hậu, xảy ra trong thực hành ngồi thiền. Bạnkinh nghiệm Bồ đề tâm tối hậu ở mức độ đó. Bồ đề tâm tối hậu là sự chứng ngộ một cách thuần túyrằng những hiện tượng không thể được xem là cứng đặc, nhưng đồng thời chúng là tự-tỏ sáng. Tương tự với chiếu phim, bạn phải làm việc với ngọn đèn. Bạn lấy ngọn đèn ra khỏi máy chiếu – cái máy chiếu của bạn chẳng là trò khỉ gì cả – và bạn chỉ việc bật nó lên trên cơ cấu cố định cũ mèm thường tục của bạn và nhìn vào đó. Đó là alaya tự-giải thoát.

Có thể đây là một chủ đề gây lúng túng khi thảo luận, nhưng cuốn sách này là dành cho những hành giảbình thường. Có thể chúng ta không tin hay đang tu hành alaya, nhưng chúng ta đang dùng nó như một viên đá để dẫm bước. Có thể nguy hiểm nếu bạn trau dồi nó như một cứu cánh tự thân. Trong trường hợp này nó chỉ là một bước tiếp theo trên cái thang. Chúng ta đang nói rất đơn giản về alaya như một tâm thức trong sáng, một tâm thức trong sáng nền tảng. Nó là sự đơn giản và sáng tỏ và là tư tưởngkhông lan man – alaya nền tảng sâu xa. Nó có thể không hoàn toàn thoát khỏi mọi thức, gồm cả chính thức thứ tám, nhưng nó là alaya của tiềm năng nền tảng.

Nói chung, chúng ta cần rất rõ ràng về điều này. Vào lúc này, chúng ta không đang cố gắng nắm lấy Phật tánh một cách tức thờiGiáo huấn này về sự an trụ trong alaya được ban cho người nào đang ở mức độ rất sơ khởi. Phần đông chúng ta có những vấn đề khó khăn, chúng ta không biết chúng ta đang ngồi hay không đang ngồi. Chúng ta có những xung đột về chuyện ấy. Chúng ta đang cố gắng làm việc trên những tiền đề căn bản của chúng ta như thế. Đó là một tiến trình chậm lại. Lần đầu tiên chúng tahọc cách chậm lại.


6 
Sau thiền định, hãy là một đứa con của huyễn.

Là một đứa con của huyễn nghĩa là trong kinh nghiệm sau thời thiền định có một cảm thức rằng mọi sự đều đặt nền trên sự tạo tác những tri giác căn bản của mình từ những thành kiến của mình. Nếu bạn có thể cắt xuyên qua đó và đem vào một thứ hiểu biết căn bản hay tỉnh giác nào đó, bạn bắt đầu thấy rằng những trò chơi đang diễn tiến chẳng phải là những trò gì lớn lao mà chỉ là những trò như huyễn. Để thể nghiệm điều này, cần khá nhiều chánh niệm và tỉnh giác hoạt động đồng thời. Ở đây chúng ta đang nói về thiền định hiện thực trong hoạt động, hay kỷ luật, giới luật sau khi ngồi thiền.

Huyễn không có nghĩa là mù mịt như sương, rối rắm lầm lẫn, hay ảo ảnh. Là một đứa trẻ của huyễn nghĩa là bạn tiếp tục cái mà bạn đã kinh nghiệm trong thực hành ngồi thiền (an trụ trong bản tánh của alaya) ở trong kinh nghiệm sau ngồi thiềnTiếp tục lấy ví dụ cái máy chiếu phim, suốt sau thiền định, bạn đem cái bóng đèn theo cùng với bạn. Lúc này bạn không nên bám trụ vào màn hay phim gì cả, mà bạn chuyển cái bóng đèn thành đèn flash của bạn và đem nó theo cùng bạn trong mọi thời gian.

Bạn thấu hiểu rằng sau khi ngồi xong, bạn không còn làm cứng đặc những hiện tượng nữa, bạn không còn chấp thật nữa. Thay vào đó, bạn có thể tiếp tục sự thực hành của mình và khai triển một loại tỉnh giác hiện hành. Nếu những sự vật trở thành nặng nề và cứng đặc, bạn soi sáng chánh niệm và tỉnh giácvào chúng. Theo cách này bạn bắt đầu thấy rằng mọi sự thì “mềm dẻo, dễ uốn nắn” và có thể làm việc với chúng được. Thái độ của bạn là thế giới hiện tượng này không xấu, “chúng” không sắp tấn công, hủy diệt hay giết chết bạn. Mọi sự đều có thể làm được và dễ chịuthoải mái.

Đấy cũng giống như bơi : bạn bơi theo dòng thế giới hiện tượng của bạn. Bạn không thể nổi lềnh bềnh, bạn phải bơi ; bạn phải dùng tay chân bạn. Tiến trình dùng tay chân bạn là cách thức căn bản của chánh niệm và tỉnh giác. Đó là tính chất “chớp lóe lên” của nó – bạn chớp lóe lên vào những sự vật. Bạn thường trực bơi như thế sau thiền định. Và trong khi thiền định, bạn chỉ ngồi và an trụ trong bản tánhalaya của bạn, rất giản dị. Đấy là cách chúng ta có thể khai triển Bồ đề tâm tối hậu. Nó rất nền tảng và bình thường. Bạn có thể thực sự làm điều đó. Toàn bộ ý nghĩa là như vậy.

Không trừu tượng gì cả, bạn chỉ đơn giản nhìn vào những hiện tượng và thấy tính chất “bức tường nhồi mút xốp” của chúng, nếu bạn muốn nói như vậy. Đó là như huyễn : những bức tường mút xốp khắp mọi nơi. Bạn nghĩ rằng bạn sắp đụng chạm một cái gì rất sắc nét rõ ràng, khi có một tách trà hay cái gì đó, và bạn thấy rằng những sự vật nảy lại về bạn. Không có một tương phản rất gay gắt nào cả – mọi sự là phần của chánh niệm và tỉnh giác của bạn, như trái banh trong một trò chơi ping-pong. Khi nó trở lại, bạn có thể lại ném nó ra như thể bạn không phải là một đứa trẻ của huyễn, nhưng rồi nó lại dội trở lạivới một tiếng bíp, như thế bạn lại trở thành một đứa trẻ của huyễn. Đó là “tư tưởng bật ra đầu tiên là tư tưởng tốt nhất”. Khi bạn nhìn những sự vật, bạn thấy chúng nhẹ mềm và chúng luôn luôn dội về bạn. Đấy không phải là trí thức khó khăn gì cả.

Câu châm ngôn này là về việc học làm sao trưởng dưỡng Bồ đề tâm tối hậu theo chánh niệm và tỉnh giácChúng ta phải học làm sao chúng ta có thể thực sự kinh nghiệm rằng những sự vật có mặt sau thiền định là vẫn có thể làm việc được, có thể tu hành được, rằng có chỗ, có khá không gian. Là một đứa con của huyễn thì chúng ta không cảm thấy sợ hãi. Sau khi ngồi thiền bạn nghĩ, “Ồ, thằng nhỏ, bây giờ ta phải làm những thực hành sau thiền định.” Nhưng bạn không nên cảm thấy bạn đang bị bao vây. Thay vì vậy, bạn có thể cảm thấy rằng bạn là một đứa con của huyễn, rằng bạn đang nhảy múa xoay vòng và đang lách cách với những tiếng bíp nhỏ suốt mọi lúc. Nó tươi mát, đơn giản và rất hiệu nghiệm. Điểm cốt yếu là đối xử với mình tốt hơn. Nếu bạn muốn nghỉ ngơi đối với sự thực hành của bạn, bạn có thể làm như vậy và vẫn nguyên là một đứa con của huyễn. Sự vật cứ tiếp tục bíp bíp với bạn mọi lúc. Điều ấy rất minh bạch. Điều ấy thực là khôi hài, vui thú.

Là một đứa con của huyễn thì rất giản dị. Đó là sẵn lòng thấu hiểu sự đơn giản của trò chơi hiện tượngvà sử dụng sự đơn giản ấy như một phần của thực hành chánh niệm và tỉnh giác. Đấy là một câu rất mạnh mẽ, “đứa con của huyễn.” Hãy nghĩ về điều đó. Hãy cố gắng là một đứa trẻ như thế. Bạn có đầy đủ những cơ hội.


7 
Gởi cho và nhận lấy cần được thực hành lần lượt. 
Hai cái ấy cần cỡi trên hơi thở.

ù

Cho và nhận là một thực hành rất quan trọng của con đường Bồ tát. Nó được gọi là tonglen trong tiếngTây Tạng : tong nghĩa là “gởi đi” hay “để cho đi” và len nghĩa là “nhận lại” hay “chấp nhận”. Tonglen là một từ rất quan trọng ; bạn hãy nhớ lấy nó. Nó là thực hành chính trong sự phát triển của Bồ đề tâmtương đối.

Châm ngôn nói : “Hai cái ấy cần cỡi trên hơi thở.” Chúng ta dùng hơi thở như một kỹ thuật theo cùng vìhơi thở thì thường trực và vì nó là một cái gì rất tự nhiên với chúng ta. Bởi thế, chúng ta cũng dùng nó ở đây, đúng như cách chúng ta đang làm trong kỹ thuật shamatha.

Sự thực hành tonglen thì hoàn toàn dễ làm ; nó là một thực hành ngồi thiền thực sự. Bạn cho đi hạnh phúclạc thú, thứ nào cảm thấy tốt đẹp của bạn. Tất cả những thứ ấy đi ra với hơi thở ra. Khi bạn thở vào, bạn hít vào những phẫn uất và rắc rối, thứ nào cảm thấy tệ hại. Toàn bộ vấn đề là thay đổi lãnh địa với nhau.

Sự thực hành tonglen thì rất đơn giảnChúng ta không cần phải phân loại trước tiên những định nghĩagiáo điều của chúng ta về tốt và xấu. Chúng ta chỉ đơn giản thở ra mọi thứ tốt đã cũ và thở vào mọi thứ xấu đã cũ. Ban đầu có vẻ như chúng ta liên kết một cách tiên khởi với những ý niệm của chúng ta về tốt và xấu. Nhưng khi tiếp tục, nó trở nên cụ thể hơn. Một mặt, bạn không thể hy vọng một lá thơ thân thiệntừ bà của bạn khi mà bạn đã dấn mình vào trong một cuộc chiến với bà cách đây năm năm. Chắc chắnbà sẽ không viết cho bạn một lá thơ tốt đẹp chỉ sau ba ngày thực hành tonglen. Mặt khác, cho và nhận sẽ chắc chắn có một kết quả tốt, hoàn toàn tự nhiên. Tôi nghĩ đó là một vấn đề về sự chững chạc và thái độ tổng quát của bạn.

Đôi khi chúng ta cảm thấy sợ hãi rằng chúng ta đang thở vào chất độc nó có thể giết chết chúng ta vàđồng thời thở ra mọi thứ tốt đẹp nhỏ nhoi chúng ta có. Nó có vẻ hoàn toàn không thể thực hiện. Nhưng một khi chúng ta bắt đầu vượt sâu vào, chúng ta nhận ra rằng chúng ta còn có nhiều sự tốt hơn để thở ra và chúng ta cũng có nhiều điều hơn để thở vào. Như thế toàn thể tiến trình trở thành một cái gì cân bằng. Điều ấy luôn luôn như vậy, nhưng nó cần tu hành lâu dài. Cho và nhận là tương thuộc. Mặt này càng nhiều tiêu cực chúng ta nhận vào với một cảm thức rỗng rang và bi mẫn, thì càng có nhiều tốt đẹpđể thở ra về mặt kia. Thế nên không có gì để phải mất. Tất cả đó là một tiến trình.

Trong tonglen chúng ta ước mong nhận lấy sự khổ đau của những chúng sanh khác. Chúng ta hiểu điều ấy một cách cụ thể : chúng ta thực sự sẵn sàng nhận nó. Như vậy, nó có thể có những hiệu quả thực, cả về người thực hành lẫn những người khác. Có một câu chuyện về một đạo sư Kadam đang thực hành tonglen và ngài thực sự nhận lấy sự đau đớn của người khác trên chính mình : khi có người ném đá vào một con chó ở ngoài nhà của ngài, vị đạo sư bầm tím. Và sự việc như vậy có thể xảy ra chochúng ta. Nhưng tonglen không nên được dùng như một loại đối trị. Bạn không làm nó rồi chờ đợi hiệu quả – bạn chỉ làm nó và buông thả nó. Vấn đề là không phải nó tác động hay không : nếu nó thành tựu, bạn thở nó ra ; nếu nó không thành tựu, bạn thở nó vào. Thế đấy, bạn chẳng sở hữu cái gì cả. Đó là điểm chủ yếu.

Thường thường bạn muốn bám lấy cái tốt của bạn. Bạn muốn làm một hàng rào quanh bạn và vất mọi thứ xấu xa ra ngoài hàng rào : những người lạ, những hàng xóm hay cái gì bạn có. Bạn không muốn họ đi vào. Bạn không muốn ngay cả những người hàng xóm dắt những con chó của họ đi trên đất bạn vì họ có thể làm hỏng bãi cỏ của bạn. Thế đấy, trong cuộc đời sanh tử bình thường, bạn không cho và không nhận chút nào. Bạn cố gắng hết mức để bảo vệ những hoàn cảnh thích thú nhỏ nhoi mà bạn đã tạo cho mình. Bạn ráng đặt nó trong chân không, như một trái cây trong hộp thiếc, sạch sẽ hoàn toàn. Bạn cố gắng bám giữ nó hết mức và mọi cái bên ngoài lãnh thổ bạn bị xem như đều đáng ngờ. Bạn không muốn mắc bệnh cúm hay bệnh tiêu chảy đang tấn công nơi địa phương bạn. Bạn thường trực tránh xa hết mức. Bạn có thể không đủ tiền để xây một lâu đài hay bức tường quanh bạn, nhưng cánh cửa trước của bạn rất chắc chắn. Bạn luôn luôn khóa hai lần cửa. Thậm chí khi lấy phòng trong một khách sạn, người quản lý luôn luôn nói với bạn khóa hai lần cửa và không để ai vào trong trừ phi chính bạn kiểm trahọ trước. Bạn có thể đọc điều đó trong bản điều khoản của chủ quán trọ yết trên mặt sau cửa khách sạn. Điều ấy chắc chắn nói với bạn toàn bộ sự việc. Chúng ta có điên không ?

Nói một cách căn bảncon đường đại thừa cố gắng chỉ cho chúng ta rằng chúng ta không việc gì phải tự bảo đảm cho mình. Chúng ta có thể trải rộng ra một chút – một chút thôi. Ý tưởng căn bản của thực hành cho và nhận là hầu như một cuộc diễn tập, một kỷ luật của sự không tham đắm trước đam mê, một cách để vượt khỏi lãnh địa. Vượt khỏi lãnh địa cốt đi ra với hơi thở ra, cho đi và cho ra, và đem vào với hơi thở vào càng nhiều càng tốt sự đau đớn và thống khổ của người ta. Bạn muốn trở thành đối tượng của cái đau đớn và thống khổ đó. Bạn muốn kinh nghiệm nó trọn vẹn và triệt để.

Bạn thực hành đặt những người khác lên hàng đầu nhờ một kỷ luật rất cụ thể là tonglen. Bạn làm điều ấy như thế nào theo nghĩa bình thường ? Hay bạn chạy đến người nào đó trên đường phố và nói, “Nào, hãy lấy kẹo của tôi và cho tôi khăn tay giấy trong túi của bạn ?” Dĩ nhiên, bạn có thể làm điều đó nếu bạn muốn, và nếu bạn đủ tháo vát, bạn có thể làm thế mà không làm ai bực mình. Nhưng ấy là một kinh nghiệm với những người khác trên bình diện quá thô. Điều chúng ta làm thì khác. Chúng ta có một cách thực hành đặt người khác lên hàng đầu – bằng cách để cho đi và nhận lại qua phương diện hơi thở. Giai đoạn đầu của tonglen ắt ở sự thực hành cho và nhận trong tâm thức, một cách tâm lýdần dần và từ từ. Rồi cuối cùng người ta có thể thực sự làm như một sự việc. Có nói trong kinh điển rằng người ta thậm chí có thể thực hành tonglen bằng cách cầm một miếng trái cây trong tay này và cho nó qua tay kia.

Rõ ràng có một số chướng ngại cho việc thực hành tonglen, đặc biệt vì chúng ta đã đi vào một xã hộicông nghiệp hiện đại. Nhưng bạn có thể làm nó từng bước, nó thực sự khiến bạn lớn lên và trở thànhngười trưởng thành rốt ráo. Điểm chính là khai triển một thái độ tâm thức trao đổi mình cho những người khác : thay vì là ông A, bạn có thể trở thành ông B. Bạn có thể có một số kiêu căng và e dètuy nhiên bạn có thể bắt đầu làm điều đó. Rõ ràng, để bắt đầu, tonglen là một trạng thái tâm lý hơn cái gì khác. Nếu mỗi người bắt đầu cho người khác những sự vật, đấy có thể là sự chiến đấu ghê gớm. Nhưng nếu bạn phát triển một thái độ sẵn sàng chia phần những đồ vật quý giá của bạn, cho đi những đồ vật quý giá của bạn cho những người khác, điều ấy có thể giúp khởi đầu tạo ra một điều chân thật tốt đẹp.

Làm sao chúng ta thực hành thực sự tonglen ? Trước tiên chúng ta nghĩ về cha mẹ chúng ta, hay bạn hữu chúng ta, hay bất kỳ ai hy sinh đời họ cho lợi ích của chúng ta. Trong nhiều trường hợpchúng tathậm chí chẳng bao giờ biết nói cám ơn họ. Rất quan trọng khi nghĩ đến điều đó, không phải để phát triển mặc cảm tội lỗi mà chỉ để thấu hiểu chúng ta là thế nào. Chúng ta luôn luôn nói, “Tôi muốn”, và họ đã làm quá nhiều cho chúng ta không một chút phàn nàn.

Tôi chắc chắn bạn có một số câu chuyện về việc bạn đã đối xử tệ với cha mẹ và bạn bè của bạn như thế nào, những người đã giúp đỡ bạn rất nhiều. Họ cống hiến toàn bộ con người họ cho bạn, và bạn không bao giờ nghĩ đến chuyện cám ơn hay viết cho họ một lá thơ. Bạn cần nghĩ đến người đã chăm lo cho bạn rất nhiều nhưng họ không trông chờ được xác nhận. Có nhiều người như vậy. Đôi khi có người ở đâu không biết xuất hiện và cố gắng giúp đỡ cho bạn hết lòng. Những người như thế làm mọi sự cho bạn – họ phục vụ bạn, hy sinh chính họ, và rồi họ đi mất không để lại ngay cả một địa chỉ hay số điện thoại. Luôn luôn có người làm việc này, việc nọ cho bạn. Bạn cần nghĩ đến những hoàn cảnh ấy và đưa chúng vào sự thực hành tonglen của bạn. Khi bạn thở ra, bạn cho họ cái tốt nhất của bạn để trả ơn lòng tốt của họ. Để đẩy mạnh cái thiện trong thế giới, bạn cho ra cái tốt nhất mà bạn có, và bạn thở vàonhững rắc rối, khốn khổ, đau đớn của họ. Nhân danh họ, bạn nhận lấy đau khổ của họ.

Đó là ý niệm căn bản về thực hành Bồ đề tâm tương đối. Đấy là một thực hành rất hướng về hành động. Chúng ta cho hết mức có thể cho, chúng ta trải rộng hết mức có thể trải rộng. Chúng ta trải rộng nhiều vì chúng ta có cái thiện căn bản, nó là một kho tàng vô tận. Bởi thế chúng ta chẳng mất chút gì và chúng ta có thể vẫn nhận nhiều hơn nữa. Chúng ta luôn luôn có thể là những thiết bị giảm sốc cho sự khổ đau của những người khác. Đó là một thực hành rất năng động – không phải tôi nói là tất cả chúng ta phải đồng nhất như nhau đâu. Chúng ta càng cho nhiều cái tốt nhất của chúng tachúng ta càng có thể nhận nhiều cái tệ hại của người khác. Đấy chẳng vĩ đại sao ?

Tonglen có vẻ là một trong những biện pháp tốt nhất cho chúng ta giải quyết những vấn đề về sinh thái và ô nhiễm môi trường của chúng ta. Bởi vì mọi sự đều bao gồm trong đó, tonglen là một cách thức nền tảng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường – đó là cách độc nhất. Hoàn toàn có thể có những kết quả vật chất về việc làm sạch sự ô nhiễm trong các thành phố lớn, thậm chí trong toàn thế giới. Khả năng ấy rất là mạnh mẽ.

Cho và nhận không nên được xem như là bằng chứng cho sự can đảm cá nhân của chúng ta. Không phải chúng ta là người tốt nhất vì chúng ta làm tonglen. Cho và nhận cần được xem như một dòng chảy tự nhiên của trao đổi ; nó chỉ diễn tiến, thế thôi. Chúng ta có thể có khó khăn nhận vào mình sự ô nhiễm, nhận vào bên trong cái xấu, nhưng chúng ta nhận nó vào mình hết lòng – trọn vẹn vào trong. Chúng tanên cảm thấy rằng phổi chúng ta đều đầy với không khí xấu, rằng chúng ta thực sự tẩy sạch thế giớibên ngoài và đem nó vào trong chúng ta. Bấy giờ, có một công tắc nào được bật, và khi chúng ta thở rachúng ta thấy rằng chúng ta còn có một kho tàng bao la hơi thở tốt lành luôn luôn có thể cho ra.

Chúng ta bắt đầu bằng việc nghĩ đến mẹ hay cha mẹ của bản thân chúng ta, đến người nào chúng tathực sự rất thương yêu, chăm sóc nhiều, như mẹ chúng ta, người nuôi dưỡng chúng ta, chăm sóc chúng tachú tâm vào chúng ta và dưỡng dục chúng ta đến mức trưởng thành ngày nay. Chúng ta nghĩ trước tiên đến bà, người mà sự yêu mến và lòng tốt tỏa chiếm chúng ta. Kiểu mẫu ví dụ về mẹ chúng takhông nhất thiết là cách thức duy nhấtÝ tưởng là một người nào đó như một bà mẹ, người ấy tốt bụngvà dịu dàngkiên nhẫn với chúng taChúng ta phải có ai đó dịu dàngtốt bụng với chúng ta và họ chia xẻ sự tốt đẹp của họ với chúng ta. Nếu chúng ta không có, bấy giờ chúng ta là một cái gì trục trặcchúng ta bắt đầu ghét bỏ thế giới – nhưng cũng có một biện pháp cho điều đó là thở vào trong mình sự ghét bỏ và thù hận thế giới của chúng ta. Nếu chúng ta không có cha mẹ tốt, một người mẹ tốt, hay một người tốt họ phản chiếu một thái độ tốt lòng với chúng ta để nghĩ đến, bấy giờ chúng ta có thể nghĩ đến chính chúng ta.

Khi bạn bắt đầu làm thực hành tonglen, bạn bắt đầu nghĩ đến cái tốt bạn có thể cho ra, cái bạn có thể cho những người khác. Bạn có nhiều điều tốt để cho, để thở ra cho những người khác. Bạn có nhiều cái tốt, nhiều minh mẫn, nhiều sức khỏe. Tất cả những thứ đó đến thẳng từ tâm thái thức tỉnh và giác ngộnền tảng, cái ấy sống động, mạnh mẽ và đầy thần lực. Thế nên cái bạn cho ra không chỉ là tưởng tượng nữa, hay một cái gì bạn phải làm cho nổ máy ; bạn hiện có điều gì tốt để cho đến bất kỳ ai. Ngược lại, bạn có thể thở vào một cái gì đau đớn và tiêu cực. Sự khổ đau mà những người khác đang trải nghiệm có thể được đem vào bên trong bởi vì, ngược lại với nó, bạn đang có sự mạnh khỏe và tỉnh thức nền tảng, chắc chắn có thể thu hóa bất kỳ cái gì xảy đến. Bạn có thể thu vào nhiều khổ đau hơn nữa bởi vì bạn có nhiều hơn nữa để cho ra.

Ý niệm ấm áp là nguyên lý căn bản của thực hành tonglen. Điều bạn đang làm cũng được gọi là thực hành Từ, hay trong tiếng Sanskrit, maitri bhavana. Maitri nghĩa là “thân hữu”, “ấm áp” hay “thiện cảm” và bhavana nghĩa là “thiền định” hay “thực hành”. Trong tonglen hay maitri bhavana, chúng ta thở ra mọi thứ dịu dàng và tốt lòng, cảm thấy tốt về tất cả mọi sự – thậm chí cảm thấy tốt về việc đang ăn bánh sô-cô-la hay uống nước lạnh hay đang sưởi ấm mình. Bất kỳ cái gì tốt đẹp hiện hữu trong chúng ta, bất cứ cái gì chúng ta cảm thấy tốt, chúng ta thở ra cho những người khác. Chúng ta phải cảm thấy tốt đẹp đôi lúc nào đó – dù nó chỉ kéo dài một phút hay một giây. Và rồi chúng ta thở vào trong tình huống ngược lại, dù cho nó là xấu và khiếp, thô kệch và đáng ghétChúng ta cố gắng thở nó vào trong chúng ta.

Tôi muốn nói thẳng thừng rằng rất quan trọng đối với bạn khi đảm nhận thực hành tonglen một cách hoàn toàn nghiêm túc. Tôi e rằng bạn sẽ khó chịu bứt rứt. Điểm chính là thực sự làm nó một cách thích đáng và triệt để. Hơn nữa, quan trọng là vui thích vì chúng ta đang ở trong một điều kiện làm được cái mà nhiều người khác không bao giờ làm. Vấn đề rắc rối là họ luôn luôn cố gắng cho ra cái cái xấu và nhận vào cái tốt. Đấy là vấn đề của xã hội nói chung và cũng là của thế giới. Nhưng giờ đây chúng tađang ở trên con đường đại thừa và lý luận bình thường bị đảo ngược. Thật tuyệt, thật phi thường ! Chúng ta thực sự đang có cái “xẻng đào” bên trong, có thể nói thế, trên tâm của Phật, trực tiếp và tốt nhất. Xin hãy nghĩ về điều đó. Sự thực hành này sẽ cực kỳ giúp đỡ bạn, thế nên xin hãy dùng nó một cách nghiêm túc.

Thực hành tonglen không thuần túy là việc tu hành tâm thức. Điều bạn đang làm là thật ! Khi bạn thực hành, bạn phải rất cụ thể : khi bạn thở ra, bạn thật thở ra điều tốt ; khi bạn thở vào bạn thật thở vào cái xấu. Chúng ta không thể giả vờ.

Hãy khởi hành với cái tức thời trực tiếp. Chỉ cái ấy. Cái ấy. Bạn nên cảm thấy rằng toàn thể sự việc đều nới lỏng, thả lỏng. Không có cái gì thực sự bám dính vào bạn hay neo vào trong bạn ; mọi thứ đều có thể tách lìa. Khi bạn thả nó đi, nó ra đi trọn vẹn. Khi những sự vật trở lại với bạn, chúng cũng không thả neo, từ một quan điểm ngoài cuộc, vô can. Chúng đến với bạn và bạn đi ra với chúng. Đó là một kinh nghiệm rất kích thích thực sự. Bạn cảm thấy một cảm thức khoáng đạt khủng khiếp.

Khi bạn buông thả, đó giống như cắt đứt một con diều khỏi sợi dây của nó. Nhưng dù không có dây, con diều vẫn trở lại, như một người nhảy dù đáp xuống với bạn. Bạn cảm thấy một cảm giác trơn lỏng và những sự vật bắt đầu lưu thông rất kỳ diệu. Không có cái gì để đối xử với, liên hệ với trong bất kỳ hình thức bóng gió hay ngầm hiểu nào. Không có cảm giác có ai đó đang làm những hoạt động chính trị đằng sau những màn cảnh. Mọi sự hoàn toàn trôi chảy tự do. Thật lạ lùng tuyệt diệu ! – và bạn có thể làm điều đó. Đấy đích xác là cái chúng ta hiểu khi nói về sự ngây thơ chất phác. Hiển nhiên, bạn có thể rất tốt đẹp trong sự cho đi, và rất tốt đẹp trong nhận lại. Điều ấy thật thích thú.

Trong thực hành tonglen, chúng ta thay thế sự chánh niệm về hơi thở không có nội dung nào, bằng chánh niệm về hơi thở có nội dung. Những nội dung là những tư tưởng có tính tình cảm quy chiếu về nỗi khổ đau và vui sướng của con người. Thế nên bạn có nhiệm vụ làm việc mạnh mẽ cho sự lợi lạccủa những người khác. Bạn có nhiệm vụ giúp đỡ người ta. Nếu có người nào chảy máu trước mặt bạn, bạn không thể đứng đấy cầm băng – bạn có nhiệm vụ chạy đến và băng bó cho người ấy, vì cái thiện ! Đích thị là bạn làm thế. Và rồi bạn trở lại và ngồi xuống và chờ xem có ai khác cần đến băng. Giản dị như vậy. Đó là đường lối trợ giúp ban đầu.

Con người cần giúp đỡ. Thế nên chúng ta cần tỉnh thức hơn tí nữa. Chúng ta cần chú ý rằng chúng takhông xem điều đó là một giấc mơ ban ngày hay một ý niệmChúng ta phải xem nó là rất cụ thể và rất bình thường. Chỉ thở ra và thở vào. Nó rất cụ thể, rất trực tiếp. Sự lan man phóng dật không ngự trị – trừ phi bạn bị một con quỷ hay hồn ma Julius Caesar hay đại loại thứ gì như vậy ám ảnh. Hãy làm điều ấy một cách rất trực tiếp, rất cụ thể và nghiêm ngặt. Hơi thở của bạn đi ra cho cái kia, hơi thở của bạn đi vào cho cái này – cái kia, cái này, cái kia, cái này. Bạn thở ra cái tốt và thở vào cái xấu. Nó rất đơn giảnvà cụ thể.

Bạn không thực hành tonglen với sự chờ đợi kết quả. Bạn chỉ làm nó và buông thả nó. Bạn không trông chờ những kết quả. Kết quả có đến hay không, bạn cũng chỉ làm nó và buông thả nó. Nếu kết quả không có, bạn nhận vào, và nếu nó có, bạn cho ra. Như thế bạn không sở hữu cái gì cả. Đó là quan niệm tổng thể. Khi cái gì đến một cách tốt đẹp, bạn cho nó đi ; nếu cái gì không thành tựu, bạn nhận nó vào.

Thực hành tonglen không phải là một việc quá tinh tế. Nó không triết lý, thậm chí không cả tâm lý. Nó là một đường lối tâm thức rất cực kỳ đơn giản. Sự thực hành rất sơ khai, thật thế, sơ khai nhất trong tất cả những thực hành Phật giáo. Khi bạn nghĩ về Phật giáo và mọi thứ trí huệ tinh vitriết học và kỹ thuật đã được khai triển, thật ngạc nhiên rằng chúng nảy ra từ sự thực hành này, rằng chúng ta đang làm một việc đơn giản và sơ khai như vậy. Nhưng chúng ta làm nó và nó hữu hiệu. Nó hình như đã tốt đẹp cho nhiều thế kỷ, và những thế kỷ ấy đã sản sinh ra một số bồ tát, gồm cả chính đức Phật.

Chỉ lưu ý với kỹ thuật ; sự lan man phóng dật không thành vấn đề. Khi bạn đi ra, bạn ở ngoài ; khi bạn đi vào bạn ở trong. Khi bạn nóng, bạn thì nóng ; khi bạn lạnh, bạn thì lạnh. Hãy đơn giản xuyên thẳng vào hoàn cảnh ấy và rất chính xác. Hãy làm cho nó rất cụ thể và rất đơn giảnChúng ta không muốn biến điều ấy thành một loại cách mạng tưởng tượng, một đường lối xã hội hay tâm lýChúng ta hãy làm nó một cách thích đáng.

Chúng ta cần thành thực để bắt đầu. Đó là điểm rất quan trọng. Và chúng ta cần rất cụ thể với kỹ thuật. Nó đã tác động trên những thế hệ quá khứ, và đã chứng tỏ là chân thật. Thế nên chúng ta có thể thực hành cụ thểChúng ta không phải nghiên cứu nó thêm nữa. Thay vào đó, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng để thực hành và chỉ thực hành nó một thời gian. Bấy giờ chúng ta sẽ khám phá ảnh hưởng của nó và chúng ta có thể tiếp tục từ đó. Thình lìnhchúng ta sẽ thấy rằng chúng ta có thể đạt được giác ngộ.

Cho và nhận thật đúng như là huấn luyện nơi bãi tập. Nó giống như những người lính học cách làm sao đâm thủng một bao đầy cát : thấy đó là kẻ thù, họ hét lên, “Hô !”, khi họ đâm xuyên bao cát với lưỡi lê của họ. Một số người lính phải có một thời gian khó nhọc để hòa mình với thiên nhiên vì họ đến từ những thành phố, nơi người ta chưa từng có ý tưởng sống với tuyết hay sức nóng của mùa hè phải thế nào ; họ không biết làm sao vượt sông hay làm nhiều thứ khác, thế nên những người lính phải tập luyện ở thao trường. Tương tự, những chiến sĩ đi theo con đường Bồ tát đi qua một loại thao trường, tập luyện như vậy.

Nếu chúng ta bắt đầu bị tổn thương vì sự chất phác ngây thơ, thế là tốt. Đó là mức độ nơi đó chúng tacó thể trao đổi chính bản thân chúng ta cho những người khác. Chúng ta bắt đầu cảm thấy rằng vì chúng ta làm một công việc ngây thơ, chân chất như thế chúng ta thích mời tiếp những người khác. Chúng ta không chỉ muốn cho ra sự sung sướng của chúng ta cho những người khác và đem vào sự đau đớn của họ. Có cái gì còn hơn thế. Chúng ta muốn cho ra sự ngây thơ chân chất cho những người khác và chúng ta muốn mời vào trong chúng ta sự giả dối của họ. Đó là cái gì còn hơn là chỉ trao đổisung sướng lấy đau đớn. Đó là cách thức vĩ đại nhất để trao đổi chúng ta cho những người khác, và việc đó cần thiết cho cái thế giới rất, rất xấu này. Trao đổi hạnh phúc lấy khổ đau là rất đơn giản và dễ làm. Chẳng hạn, người nào qua đường muốn tắm nước nóng, nhưng khi y nhảy vào nước, nước lại lạnh. Thế nên bạn có thể nói, “Hãy đến đây và nhảy vào nước nóng với tôi. Bạn nhảy vào bồn tắm nóng của tôi và tôi sẽ nhảy vào bồn tắm lạnh của bạn.” Thế là tốt, không có vấn đề gì lắm – nhưng nhảy vào sự đạo đức giả của mỗi người thì hấp dẫn hơn. Đó là điều chúng ta đang cố gắng làm.

Sự chân chất của chúng ta cần được chia xẻ với người nào đó. Nó cần phải cho đi. Sự chân chất không nên được xem như viên ngọc độc nhất của gia đình chúng ta mà chúng ta muốn bám giữ. Chúng ta phải cho sự chân chất của chúng ta đến bất kỳ ai. Chúng ta không chỉ thả nó đi theo cách ấy ; thay vào đó, chúng ta đem sự lừa dối của người khác vào chúng ta, và chúng ta làm việc với sự chân chất của chúng ta cùng với cái cong quẹo của người khác đó. Thế nên trao đổi chính mình với người khác là cái gì còn hơn chúng ta tưởng. Nó hơn là chỉ nhảy từ nước nóng vào nước lạnh.

Xa hơn, bạn bắt đầu khai triển một cảm thức hoan hỷ. Bạn thực sự làm điều gì rất ích lợithực tế và kỳ diệu một cách nền tảng. Bạn không chỉ tự dạy mình làm thế nào để không ích kỷvô ngã, trong ý nghĩaquy ước, mà bạn còn dạy cho thế giới làm thế nào vượt thắng sự đạo đức giả, cái này càng ngày càng trở nên dày nặng khi thế giới càng ngày càng tinh xảo, thạo đời, có thể nói như thế – càng ngày càng đi vào những thời đại đen tối, nói theo lối khác.

Cho và nhận là một sự mở rộng kỹ thuật shamatha. Trong phương pháp shamatha, chúng ta không trụ vào cái gì cả, nhưng chúng ta diễn tiến bằng cách làm việc với chuyển động. Chúng ta không chỉ cố ýgiữ tâm thức chúng ta hoàn toàn vững chắchoàn toàn an định, mà chúng ta cố gắng sử dụng những vọng động chập chờn của tiến trình tư tưởng của chúng ta bằng cách theo hơi thở của chúng ta và nhìn vào những tư tưởng tiềm thức của chúng taChúng ta khai triển Bồ đề tâm đúng như cách chúng tathực hành shamatha, chỉ có điều sự thực hành của chúng ta trong trường hợp này còn nổi bật hơn nhiều, bởi vì thay vì chỉ làm việc với tâm thức tiềm thức hay những tư tưởng phóng dật, thì chúng tanhìn xa hơn nữa vào nội dung của những tư tưởng chúng ta, nội dung hoặc là tham, sân hay si. Thế nên chúng ta vượt khỏi kỹ thuật shamatha một chút, để bao gồm những nội dung của những tư tưởngấy.

Toàn bộ sự việc là đã từ quá lâu chúng ta đã muốn đẩy sự đau đớn về cho những người khác và chăm chút sự sung sướng cho mình. Đấy là vấn đề kéo dài suốt. Trong trường hợp này, chúng ta đảo ngượchoàn toàn cái luận lý bình thường để xem cái gì xảy ra. Thay vì đẩy khổ đau qua những người khác, chúng ta nhận khổ đau trên chính chúng ta ; thay vì hút lấy hạnh phúc của người khác, chúng ta đem hạnh phúc của chúng ta cho họ. Luôn luôn chúng ta đã làm điều sanh tử thông thường, thế nên chúng ta chỉ cố gắng lật ngược cái luận lý sanh tử một chút để xem điều gì xảy ra. Và điều thường xảy ra là bạn trở nên một người hòa nhã. Bạn không trở nên quỷ quái, bạn trở nên “được việc”. Bạn thấy đó, bạn đã quá đỗi vô lý, không lý trí suốt đến bây giờ, và để làm cho mình trở thành một người có lý trí, bạn cần đẩy quá mức toàn bộ sự việc một tí. Làm như thế, bạn bắt đầu thấu hiểu một người đứng đắn, đàng hoàng là thế nào. Đó gọi là Bồ đề tâm tương đối. Ở đây, quan trọng là hiểu được sự bất hợp lý của bạn.

Tonglen cũng rất quan trọng về mặt thực hành kim cương thừa. Bởi thế, những hành giả kim cương thừa cũng cần lưu ý đến thực hành này. Họ nên làm nó rất cẩn trọng. Không có tonglen các bạn không thể thực hành chút nào những phương pháp kim cương thừa của utpattikrama (giai đoạn phát triển) và sampannakrama (giai đoạn thành tựu). Bạn trở thành một hóa thần không có trái tim.(2) Có một câu chuyện về hai kim cương sư trao đổi với nhau những nhận xét về học trò của mình. Một vị nói, “Đệ tử của tôi có thể thi hành những phép lạ, nhưng không biết sao sau đó họ như mất trái tim. Họ trở thànhnhững người bình thường.” Vị kia nói, “Cũng lạ lùng, những đệ tử kim cương thừa của tôi không thể thực hiện các phép lạ, nhưng họ luôn luôn khỏe mạnh.” Hai vị thầy tiếp tục thảo luận vấn đề này. Rồi một vị nói, “Đúng rồi, tất cả họ đều thực hành tonglen như thế nào ?” Cả hai vị thấy đều cười và nói, “Ha ! Chính là điều đó đấy.” Từ quan điểm này, rất quan trọng đối với chúng ta là có một cốt lõi căn bản của thực tại, để cho khi chúng ta thực hành kim cương thừachúng ta không chỉ mặc vào những khuôn mặt và y phục như các hóa thần.

Ngay trong thực hành tiểu thừachúng ta cũng không chỉ mặc vào y áo và cạo đầu và mọi thứ còn lại. Không có thực hành tonglen, cả tiểu thừa lẫn kim cương thừa đều trở thành xác chết của con sư tử. (Sư tử là vua của loài thú, khi nó chết, thân thể nó không con vật nào dám tấn công, nhưng những con trùng trong chính thân sư tử ăn nó). Như Phật đã nói, giáo lý của ngài sẽ không bị ai ở ngoài hủy hoại mà là chính những người tự nhận ở trong giáo lý đó nhưng không thực hành chánh pháp. Ở điểm này Phật ám chỉ rõ ràng đến con đường bồ tátChính truyền thống và phương pháp đại thừa mang giữ cả tiểu thừa và kim cương thừa. Xin hãy nghĩ đến điều đó.


8 
Ba đối tượng, ba độc, và ba hạt giống của công đức.

ù

Châm ngôn này liên hệ với kinh nghiệm sau thiền định, đến sau thực hành chính. Liên quan đến tham sân si trong thực hành chính của tonglen thì rất mạnh mẽ, nhưng sự thực hành sau thiền định là cái gì nhẹ hơn.

Ba đối tượng là bạn, thù và trung tínhBa độc là tham, sân, si hay vô minh mê lầm. Và ba hạt giống củacông đức là sự vắng mặt của tham, sân, si.

Sự thực hành của châm ngôn này là nhận lấy tham, sân, si của những người khác trên chính chúng tađể cho họ được tự do và không ô nhiễm. Tham là muốn hấp thu hay sở hữu ; sân là muốn chối bỏ, tấn công, trục xuất ; và si hay lãnh đạm là bạn không thể bị quấy rầy, bạn không lưu tâm thích thú, một loại năng lực nghịch với trí huệ bát nhãChúng ta nhận lấy trên chính chúng ta sự sân hận, tấn công của những kẻ thù của chúng ta, cái tham của bạn bè chúng ta và sự lãnh đạm của những người trung tính.

Khi chúng ta nghĩ đến kẻ thù của chúng ta, điều này gợi ra sự khiêu khích tấn công. Bất cứ sự tấn công nào kẻ thù của chúng ta đã tạo ra cho chúng ta – hãy để cho sự tấn công ấy là của chúng ta và để cho kẻ thù nhờ đó mà được giải thoát khỏi mọi loại tấn công gây hấn. Bất cứ tham đắm nào bạn bè chúng tađã gây ra, chúng ta hãy mang lấy sự loạn thần ấy vào mình và để cho bạn bè chúng ta được giải thoátkhỏi tham đắm. Và sự lãnh đạm dửng dưng của những ai “trung dung” hay “vô tâm”, những ai ngu simê muội hay không quan tâmchúng ta hãy đem chứng loạn thần ấy vào mình và để cho những người ấy giải thoát khỏi si ám vô minh.

Bất kỳ khi nào thứ nào trong ba độc xảy ra trong đời bạn, bạn cần làm thực hành cho và nhận. Bạn chỉ nhìn thẳng vào tham, sân, si của bạn – bạn không xem chúng như một vấn đề rắc rối hay một hứa hẹn. Thay vì thế, khi bạn đang ở trong một trạng thái sân, bạn bảo : “Mong rằng cái sân này là một căn cứ cho tôi tu hành. Mong rằng tôi học giữ được cái sân của tôi cho chính tôi, và mong tất cả chúng sanhnhờ đó mà đạt giải thoát khỏi sân giận.” Hay : “Mong rằng cái tham này là của tôi. Bởi vì nó thuộc về tôi nhờ tôi nắm giữ nó, bởi thế mong cho những người khác giải thoát khỏi tham đắm như thế.” Với si, bạn cũng làm như vậy.

Mục tiêu của việc làm ấy là khi bạn bắt đầu giữ ba độc như là của chính bạn, khi bạn sỡ hữu chúng trọn vẹn và đầy đủ, khi bạn đảm đương chúng một cách hoàn toàn, bạn sẽ thấy khá thích thú rằng luận lý bị đảo ngược. Nếu bạn không có đối tượng cho sự sân giận, bạn không thể tự giữ sự sân giận của riêngbạn một cách thuần túy bởi chính bạn. Nếu bạn không có đối tượng để tham, bạn không thể tự giữ vào cái tham của bạn. Và theo cùng cách, bạn không thể bám giữ vào cái si của bạn.

Bằng cách giữ cái độc của bạn, bạn buông bỏ đối tượng hay ý định của cái độc của bạn. Bạn thấy đó, cái thường xảy ra là bạn có những đối tượng của ba độc. Khi bạn có một đối tượng của sân chẳng hạn, bạn cảm thấy nổi giận với nó – đúng không ? Nhưng nếu sự giận dữ của bạn không được hướng đến cái gì cả, đối tượng của sân tan rã. Không thể có một đối tượng của giận dữ, bởi vì sự giận dữ thuộc về bạn hơn là về đối tượng của nó. Bạn cho đối tượng lòng bi của bạn đến độ nó không khêu gợi nổi sự giận dữ của bạn – bấy giờ bạn tức giận với cái gì ? Bạn thấy chính bạn phơi trải ra ở đó, mà không có ai để phóng chiếu vào. Bởi thế bạn có thể cắt tiệt gốc rễ của ba độc bằng cách xem những người khác quan trọng hơn chính bạn. Như thế một sự “vặn nút” thích thú xảy ra.


9 
Trong mọi hoạt động, hãy tu hành theo những châm ngôn.

ù

Câu châm ngôn này liên hệ với thực hành sau thiền định là rất thú vị và quan trọng. Chúng ta dùng kỹ thuật này mọi lúc, khắp hết sự thực hành của chúng ta. Đặt biệt trong những môi trường học pháp, chỗ nào chúng ta có một bức tường chúng ta treo những câu châm ngôn này để tự nhắc nhở mình về chúng. Cốt yếu là nắm bắt cái tư tưởng đầu tiên và trực tiếp. Hoàn toàn không phải là óc giản đơn. Ý tưởng là trong khi nắm bắt tư tưởng đầu tiên, tư tưởng đầu tiên này nên chỉ có vài chữ.

Trong trường hợp này, bất kỳ khi nào bạn cảm thấy tính chất này của cái ngã, bất kỳ khi nào bạn cảm thấy “tôi” – và cũng như “tôi là thế này thế nọ” – bấy giờ bạn cần nghĩ đến hai câu nói : (1) Nguyện tôi nhận mọi cái xấu ; nguyện những công đức của tôi đến cho những người khác. (2) Lợi lộc và chiến thắng cho những người khác ; mất mát và thất bại dành cho tôi.(3) Điều này không phải nói ngoài miệng, mà là một tiến trình tư tưởng : bất kỳ lúc nào bạn có một cảm thức ghê sợ, bạn biến nó thành của riêng ; bất kỳ lúc nào bạn có một cảm thức phấn chấn, bạn cho nó đến những người khác. Thế nên có cái loại tương phản đen và trắng : đen và trắng, ghê tởm và thơ thới, cảm thấy xấu và cảm thấy đẹp (Vidyadhara đưa bàn tay lui tới). Việc này xảy ra rất đơn giản. Khi có “tôi”, bạn nhận nó – khi có “tôi là” bạn cho nó. Nó đòi hỏi nhiều cố gắng bởi vì nó là một công việc lớn lao. Đó là tại sao nó được gọi là đại thừa (thừa lớn lao), nó là một cuộc làm ăn lớn. Bạn không thể ngủ nơi tay lái khi bạn đang lái xe trên đại xa lộ này. Nó đòi hỏi nhiều cố gắng. Nó không phải là trò đùa. Với sự chắc tay bạn không thể có sai lầm. Phải luôn luôn chắc tay. Nó không phải là trò đùa !


10 
Hãy bắt đầu chuỗi cho và nhận với chính bạn.

ù

Cách chúng ta thường diễn tả ý tưởng này là, “Tư tưởng đầu tiên là tư tưởng tốt nhất.” Thường thườngchúng ta có cảm giác rằng cái này xảy ra trước tiên, trước cái kia. Thế nên khi nào bất kỳ cái gì cái gì xảy ra, việc đầu tiên phải làm là nhận sự khổ đau về chính bạn. Sau đó, bạn cho đi cái gì còn lại vượt hơn cái đó, cái gì thích thúChúng ta không nhất thiết nói thích thú theo nghĩa cảm thấy cực kỳ tốt – mà cái gì khác với khổ đau được cho đi. Thế nên bạn không bám giữ vào bất kỳ cách thức nào để tiêu khiển cho chính bạn hay để cho mình một đối xử thích thú.

Châm ngôn này nói đến cho đi tham, vì chính cái tham khiến bạn đòi hỏi lạc thú. Bởi thế, câu này cũngliên hệ rất sống động và chặt chẽ với trì giới Ba la mậtChúng ta không nói về sự thích thú làm khổ mình, hay về giết chết hay hủy hoại chính bạn. Nhưng bạn bắt đầu thấu hiểu rằng mọi sự liên hệ với những đòi hỏi muốn hay không muốn đều bao hàm tham muốn sở hữu và không cho ra. Thế nên toàn bộ đường lối ở đây là mở ra lãnh địa của bạn một cách hoàn toàn, buông thả tất cả mọi sự. Nếu bạn thình lình khám phá rằng có một trăm dân híp-pi muốn cắm trại trong phòng khách của bạn, hãy để cho họ làm thế ! Nhưng bấy giờ những người híp-pi đó cũng phải thực hành.

Ý tưởng căn bản của thực hành này là thực sự rất hoan hỷ. Thật kỳ diệu những con người có thể làm một trao đổi phi thường như thế và họ sẵn sàng mời những hoàn cảnh không đáng ưa như vậy vào trong thế giới của họ. Thật kỳ diệu khi họ sẵn sàng buông bỏ những góc nhỏ nhất của sự bí mật và riêng tư, đến độ sự bám giữ của họ vào sự gì đều ra đi trọn vẹn. Điều ấy rất can đảmChúng ta chắc chắn có thể nói rằng đấy là thế giới của người chiến sĩ, từ quan điểm bồ tát.