PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
Dường như hầu hết chúng ta đều đặt tâm mình lên việc đạt Phật quả và nghĩ, “Tôi đang trở thành một vị Phật.” Nhưng, điều đó là về cái gì? Tại sao bạn muốn trở thành một vị Phật? Có phải bạn bị thôi thúc bởi một động cơ yêu nước không? Hay nó là điều gì đó cho chính bạn? Nếu cho chính bạn, vậy việc trở thành một vị Phật theo cách nào thì lợi ích cho bạn? Chúng ta muốn trở thànhPhật vì đang lang thang trong chu trình sinh tử này, trong samsara (luân hồi). Nhưng samsara là gì? Một số người nói, “Ồ, sống ở San Francisco thật là chậm chạp, lề mề.” Hoặc người ta nói, “Thế à, thậm chí sống ở Los Angeles còn tệ hơn.” Và người khác nói, “Thế đấy, càng tồi tệ hơn nếu sống ở New York.” Có phải điều này là nói về “lang thang trong samsara” hay không? Đi từ thành phố này đến thành phố khác? Không, điều đó không phải là vấn đề chính.
Samsara, chu trình sinh tử này, ám chỉ sáu loại chúng sanh hiện hữu từ cõi địa ngục suốt đến deva, haythiên đường. Khi lang thang trong các cõi này, chúng ta là chủ thể cho sáu loại hiện hữu, mỗi thứ đều có dạng đau khổ đặc biệt. Nếu đạt Phật quả hay toàn giác, chúng ta đạt giải thoát khỏi tất cả cõi này. Nếu đạt được hạnh phúc tạm thời, chúng ta có được thân người hoặc chư thiên. Còn về hạnh phúc vĩnh cửuhay tối thượng, đây là sự đạt được giác ngộ tự thân. Nhờ đạt được điều đó, chúng ta có được tự dođích thực. Hãy hỏi chính bạn, “Tôi có thật sự được giải thoát ngay bây giờ không?” tôi không có và tôi nghĩ rằng bạn cũng không có. Để đạt được tự do đích thực, chúng ta phải cố gắng giác ngộ.
Giáo lý sau đây là một giảng dạy sâu rộng về mỗi một trong sáu tiến trình chuyển tiếp hay bardo, xây dựng nên kinh nghiệm của chúng ta trong samsara. Giáo lý này đặt nền tảng trên bản văn nguyên thủycủa Đức Padmasambhava được gọi là Giáo Pháp Thâm Sâu Của Giải Thoát Tự Nhiên Qua Sự ThiềnĐịnh Hiền Minh Và Phẫn Nộ. Thuật ngữ giải thoát tự nhiên cũng có thể dịch là tự-giải thoát, nó là điều gì đó xảy ra một cách tự động, tự phát, hay tự nhiên. Trong bản văn thâm sâu này, Đức Padmasambhava dạy chúng ta làm thế nào để đạt được loại giải thoát tự nhiên này trong sáu tiến trình chuyển tiếp mà nó tự cấu tạo trong samsara.
Tuy nhiên, trước khi chúng ta có thể áp dụng các thực hành này, điều cần thiết là phải nhận ra sự đau khổ của samsara. Mỗi cõi sinh tử đều có dạng đau khổ đặc biệt cần được nhận ra. Sự đau khổ của deva, hay cõi thiên là sự lo lắng xảy ra trong trạng thái đề phòng cái chết. Vì, khi cái chết đến gần, chư thiên là chủ thể chịu đau khổ to lớn do họ có thể thấy nơi sinh kế tiếp của họ, sẽ tái sanh vào cõi thấp hơn. Sự đau khổ của asuras hay bán thiên là xung đột và gây hấn. Với cõi người, chúng ta là chủ thể đặc biệt chịu đau khổ của sinh, lão, bệnh, và tử. Với súc vật, đó là sự ngu đần và trì độn. Với pretas, hay tinh linh (ngạ quỷ), đó là sự đau khổ của đói và khát. Cuối cùng với cư dân ở địa ngục, đó là sự đau khổcủa cực nóng và cực lạnh. Trong bối cảnh nhận ra các loại đau khổ khác nhau trong sinh tử, chúng tacũng phải nhận ra rằng giờ đây ta có cuộc sống con người với nhàn rỗi và thuận lợi. Nói khác đi, có nghĩa giờ đây chúng ta có một thân người, mà cũng bao gồm sự kiện chúng ta đã gặp được một hay nhiều vị thầy tâm linh của Đại Thừa có thể dẫn dắt chúng ta đến giác ngộ; và có được Giáo Pháp trình bày cho chúng ta con đường để đạt giác ngộ trong chính kiếp này.
Nhận ra sự khó đạt được một cuộc sống con người với sự nhàn rỗi và thuận lợi, cũng như nhận ra ý nghĩa to lớn của cuộc sống con người như vậy, chúng ta cần theo đuổi ý định này khi thấy được sự ngắn ngủi của việc tái sanh làm người quý báu này mà hiện tại chúng ta có được. Khi nói về các loạiđau khổ của sáu cõi hiện hữu mà chúng ta là chủ thể, chúng ta có thể hỏi, “Chúng ta kinh nghiệm những đau khổ như vậy trong kiếp người hay trong kiếp khác ở địa ngục, v.v.. ra sao? Tại sao chúng ta bị đau khổ trong cách này? Chúng ta có bị trừng phạt bởi người nào đó hay không? Nó có tương tự như sự tàn ác của chế độ Cộng Sản Trung Quốc chống lại Tây Tạng? Nó có giống như vậy không? Hoặc nó giống như chính quyền Hợp Chủng Quốc về mặt tàn ác chống lại người Mỹ Bản Xứ? Có phải như vậy không? Chúng ta có bị trừng phạt tương tự như cách của người Tây Tạng và người Mỹ Bản Xứ đang bị trừng phạt? Câu trả lời là, “Không, hoàn toàn không phải vậy.”
Chúng ta phải chịu đựng như thế nào? Chúng ta đau khổ qua sự tham gia trong hành động bất thiện. Đau khổ là kết quả tự nhiên của hành động bất thiện. Về mặt tương quan giữa việc làm và hậu quả của nó được gọi là luật nhân quả, kết quả của hành động bất thiện là đau khổ, và kết quả của đạo đức là hạnh phúc. Do vậy, chính chúng ta là người trừng phạt chính mình. Chính chúng ta phải chịu sự trừng phạt vì hành động của chúng ta. chúng ta đang kinh nghiệm kết quả tự nhiên của hành động mình. Không có tác nhân bên ngoài trừng phạt hay khen thưởng chúng ta. Tất cả các bạn nghĩ sao?
Liên quan đến hoàn cảnh giữa người Tây Tạng và chế độ Cộng Sản Trung Quốc, người Tây Tạng trong những kiếp trước của họ nếu không vi phạm các hành động bất thiện nào đó, thì họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ mà chính quyền Trung Quốc bắt phải chịu. Không có bất thiện, thì không có đau khổ kế tiếp. Tương tự, với người Mỹ Bản Xứ, khi những người da trắng nhập cư bất hợp pháp đến từ nước Anh, Pháp, v.v.. tiếp quản và phạm mọi hành động hung bạo lên người Mỹ Bản Xứ ở đây, nếu những người Mỹ Bản Xứ này không phạm các hành vi bất thiện trong các kiếp trước của họ thì họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ áp đặt lên họ bởi những người nhập cư đến từ Châu Âu. Nếu bạn tin vào nghiệp, thì đó là vấn đề. Nếu không tin vào nghiệp, thì mọi thứ đều trôi qua.
Về mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả của nó, không có cái gì bị tiêu mất. Không hành động nào – lành mạnh hay không lành mạnh, đạo đức hay phi đạo đức – mà không có hậu quả của nó. Trong hoàn cảnhhiện tại, rất dễ suy nghĩ rằng chúng ta có thể tránh khỏi nhiều điều và hành động bất thiện của chúng talà vô nghĩa vì chúng ta không bị kinh nghiệm những hậu quả của nó. Trong thực tế, đây là một sai lầm. Chẳng hạn, nếu người Mỹ Bản Xứ không gây tổn hại lên chúng sanh khác trong các kiếp trước, thì chính họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ. Điều này cũng tương tự cho người Tây Tạng. Tự thân toàn bộ chu trình sẽ kéo dài mãi mãi. Khi người Châu Âu da trắng xâm chiếm và gây ra đau khổ to lớn cho người Mỹ Bản Xứ, họ phạm những hành động hết sức bất thiện thì họ sẽ kinh nghiệm hậu quả trong những kiếp tương lai, thậm chí có thể ngay bây giờ. Trong cách này, chu trình hiện hữu là vĩnh cửu, và nó là lý do Đức Guru Rinpoche đã nói, “ Dù cái thấy của Ta bao la như hư không, khi bản chất của hành động và hậu quả của nó xảy đến, Ta rất tỉ mỉ kỹ tính giống như tinh bột của lúa mạch.” Nếu lơ là trong việc làm như vậy, thì chúng ta không phải Phật tử, hoặc ít nhất thì rất khó để vừa là Phật tử và vừa cư xử một cách tắc trách.
Tôi được thỉnh cầu ban các giáo lý này. Khẩn cầu các giáo lý như vậy thật là tốt, và rất tốt cho bạn áp dụng giáo lý này vào thực hành. Nó rất tốt cho bạn để có được tri kiến về những lý thuyết và thực hànhnày, nhưng bạn cũng nên nhớ mục tiêu của tất cả điều này là gì. Mục đích của tri kiến là gì? Mục đíchcủa thực hành là gì? Nếu thật sự thực hành đầy đủ trong cuộc đời bạn là tám mối quan tâm thế gian, thì trong thực tế bạn sẽ không trên con đường dẫn đến trí tuệ. [6] Nó sẽ không dẫn đến sự uyên bác hoặc trở thành một hành giả. Nếu trong thực tế, bạn chỉ thực hiện tám mối quan tâm thế gian, thì bạn không khác với các chính trị gia ở Mỹ và khắp thế giới. Họ cũng học hỏi rất nhiều. Họ rất thông minh, rất trí thức, và thực hành nhiều; nhưng những gì họ thực hành chỉ là tám mối quan tâm thế gian, và bạn trở nên không khác với họ. Trong việc học và thực hành tám mối quan tâm thế gian, chúng ta phải thực sự nhìn vào bên trong mình. Chúng ta phải tự biết mình và có được tri kiến này qua việc tự xem xét nội tâm. Về mặt lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định, chúng ta phải kiểm tra để chắc chắc thực hành của chính mình là trong sạch. Thật vô ích khi dùng ngón tay mình chỉ vào người khác và nói, “Ồ, hãy nhìn xem người đó bị đi lạc ra sao, và người này đang dính mắc vào tám mối quan tâm thế gian.” Không có quan điểm trong đó, và, dĩ nhiên, phản ứng chúng ta nhận được từ người này khi làm điều đó là, “Hãy để tôi yên” hoặc, “Hãy lo việc của bạn đi”. Để học điều này, chúng ta phải học về chính mình. Hãy để người khác một mình, đừng dính vào họ.
Trong số các hành giả Tây Tạng của đạo Phật hay trong số các Phật tử trên khắp thế giới, có nhiều người mà trong thực tế lại dính líu rất nhiều vào tám mối quan tâm thế gian. Cho đến khi việc thực hànhtâm linh chúng ta bị pha trộn và nhiễm độc bởi tám mối quan tâm thế gian, thì điều này giống như rót thuốc độc vào Trung Đạo. Để cho thực hành tâm linh chính mình bị pha trộn và nhiễm độc, tri thức chúng ta đạt được của Giáo Pháp trở thành lãng phí; và nỗ lực to lớn áp dụng trong thực hành Phápcũng trở nên vô ích. Vì lý do này, hãy xem xét cẩn thận điều này. Hãy kiểm tra sự hiểu biết và thực hànhcủa chính bạn để thấy rằng nó thoát khỏi tám mối quan tâm thế gian này.
Bất cứ loại thực hành nào chúng ta dấn thân vào – nghe, suy nghĩ, hay thiền định – chúng ta cần động cơ đúng đắn. Loại động cơ gì? Nếu xem xét lại cuộc sống chúng ta từ lúc rất sớm, từ thuở thơ ấu đến nay, và xem lại hành động về thân, khẩu, và ý của mình, chúng ta có thể tự hỏi, “Làm những hành động như vậy có giá trị gì? Chúng có bất cứ lợi ích nào không?” Chúng có thể không lợi ích, hoặc có thể có một số lợi ích thế gian. Nhưng trong lúc sinh ra một phần nhỏ lợi ích thế gian, các hành động này chỉ thực sự làm chúng ta lang thang mãi mãi trong luân hồi. Tuy nhiên, về mặt hành động như nguyên nhâncho việc chúng ta thành tựu hai thân Phật [7] – Rupakaya (Sắc Thân) vì lợi ích của người khác, và Dharmakaya (Pháp Thân) cho lợi ích chính chúng ta – dường như rất có khả năng rằng các hoạt độngnày cho đến giờ vẫn chẳng làm được gì.
Tại sao điều này có ý nghĩa? Vì tất cả chúng ta dù muốn hay không, đều phải chết, đây là định mạng của chúng ta; và trên hết là chúng ta chẳng kiểm soát được. Chúng ta không thể kiểm soát được mình sẽ chết ra sao. Tôi hoàn toàn cam đoan rằng tôi cũng không có được sự kiểm soát như vậy. Tôi không kiểm soát được vào lúc chết, và tôi nghi ngờ về việc bạn sẽ có khả năng kiểm soát. Tôi đưa ra kết luậnnày dựa trên cơ sở gì? Hãy nhìn vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Về việc mà chúng ta có bất cứ sự kiểm soát nào trên ba độc; bám luyến, thù hận, và ảo tưởng hay không? Có phải ba độc này thống trịhành động của chúng ta từ ngày này sang ngày khác? Thậm chí nếu chúng ta có một số kiểm soát trên tâm thức và hoạt động của mình vào ban ngày, thì vào ban đêm chúng ta có kiểm soát gì trong trạng thái mộng? Chúng ta thực sự hoàn toàn có bất cứ sự kiểm soát nào không? Nếu không kiểm soát được vào ban ngày và ban đêm, thì trên nền tảng gì chúng ta có thể tưởng tượng rằng mình có một số kiểm soát khi cuộc sống này kết thúc và lúc chúng ta lang thang trong trạng thái bardo? Điều này là đúng cho tất cả chúng ta. Chúng ta đều không có kiểm soát như nhau. Chúng ta không có bất kỳ loại tự quản nào trên cuộc sống mình, và có nhiều minh họa về điều này mà chúng ta có thể thấy chung quanh mình trong xã hội con người. Chẳng hạn, người ta vẫn hút thuốc lá dù biết rằng nó dẫn đến ung thư phổi cũng như rất nhiều dạng bệnh tật khác. Bạn bè và người thân của họ có thể van nài, “Xin hãy ngưng hút thuốc, chúng tôi muốn bạn sống lâu,” và thậm chí có thể họ muốn ngừng, nhưng họ vẫn không kiểm soát được. Trong cách tương tự, chúng ta có thể bị nghiện rượu, và người ta nói, “Ồ, xin hãy ngưng uống. Nó rất hại.” Có thể ta cũng muốn ngưng, nhưng không có năng lực quyết tâm và cũng không có sự kiểm soát.
Nói gần hơn một chút về Giáo Pháp, chúng ta thấy rằng nhiều người nói, “Ồ, tôi đang thực hành Pháp.”Tuy nhiên khi đi thẳng vào cụ thể, chúng ta không thực hành Pháp. Chúng ta chỉ nói về thực hành Phápkhi hoàn cảnh tương lai thích hợp hơn, mà trong khi chờ đợi, chúng ta hết sức bận rộn. Tôi không buộc tội bạn, tôi cảm thấy bản thân tôi cũng trong hoàn cảnh tương tự. Ngoài điều này, tôi có những học trò mà tôi đã nghe khoảng hơn hai mươi năm trước, họ nói, “Vậy thì, điều trước hết là tôi đạt được hoàn cảnh tài chính vững chắc. Tôi kiếm tiền và rồi tôi có thể làm các việc khác.” Nhiều thập niên đã trôi qua, và tôi nhìn lại những người đó. Nhìn chung họ đều trong hoàn cảnh như trước. Họ không đạt đượcvững chắc về tài chính mà họ tìm kiếm. Những gì họ làm trong lúc chờ đợi là tích lũy nhiều việc làm bất thiện.
Các chủ đề này xứng đáng cho chúng ta xem xét kỹ lưỡng. Ta nên nghe và suy nghĩ về chúngï. Trong lúc biết điều này và có được một số hiểu biết về sự phân biệt giữa thiện và bất thiện, nếu chúng ta dấn thân vào điều bất thiện – biết rằng nó sẽ có hại cho chính bạn và người khác – điều này giống như nhận ra rằng bạn có một ly thuốc độc mà vẫn uống nó. Tình hình đúng như vậy. Đó là, từ lúc này đến lúc khác khi chúng ta dấn thân vào các hoạt động bị ba độc hay năm độc[8] thống trị, thì những hoạt động này dẫn dắt đến chu trình sinh tử bất diệt của chính chúng ta.
Các vị thầy tâm linh vĩ đại của quá khứ đã ra đi. Sự vô thường đã mang lại tổn thất của nó và các Ngài đã viên tịch. Tương tự, vua chúa, kẻ giàu và người nghèo, người đẹp và xấu, tất cả đều phải chết. Tất cả họ đều là chủ thể của thực tại vô thường và cái chết này. Đưa ra thực tại của hiện hữu con ngườinày, ai có thể bảo đảm rằng chúng ta không phải đối mặt với cái chết? Ai có thể bảo đảm cứu chúng tathoát khỏi hậu quả của hành động mình? Ai có thể bảo đảm cứu chúng ta thoát khỏi thực tại của vô thường? Không một ai có thể cho các bảo đảm này, chẳng phải con người hoặc chư thiên.
Vì những lý do này, đó là sự cần thiết cho việc thực hành Giáo Pháp thật sự, và thời gian thực hiện là ngay bây giờ. Đừng để chậm trễ, đừng bào chữa. Nếu bị thua vì chần chừ, chúng ta là người bị mất mát. Không phải là vị thầy tâm linh chúng ta. Không phải đạo Phật. Không phải trung tâm Pháp. Không phải bất cứ gì khác. Chúng ta là người bị mất mát nếu chần chừ theo cách đó. Nhân tiện, điều quan trọng là nhận ra rằng cách lắng nghe Giáo Pháp khác với việc tham dự các loại giáo lý khác. Ví dụ, trong trường trung học hay đại học, người ta đòi hỏi một phương thức khác. Cái gì thích hợp cho cái khác này, bối cảnh thế tục không thích hợp ở đây. Trong bối cảnh thỉnh cầu và lắng nghe Giáo Pháp, điều quan trọng là hãy để tâm bạn chậm lại. Hãy để tâm bạn ngơi nghỉ và tham dự giáo lý với sự quan tâm, với sự tự xem xét.
Trở lại với chủ đề động cơ, tôi đã nói rằng tất cả chúng ta đều được chào đón để lắng nghe và học tập các giáo lý này nếu các bạn có động cơ lành mạnh. Thậm chí cả những người chưa quy y nơi Phật, Pháp, và Tăng cũng được chào đón học hỏi giáo lý này nếu muốn áp dụng vào thực hành. Tôi tôn trọngnhững người này, và tôi tôn trọng những người thọ và gìn giữ nguyện quy y. Tôi tôn trọng cả hai. Nếu có những người khác, vì tò mò hay nhàn rỗi, tự hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra?” tôi không tôn trọng thái độnày, và những người đó không được chào đón để học hỏi giáo lý này, dù gián tiếp hay trực tiếp. Hãy làm những việc khác, đây không phải công việc của bạn. Với những người có động cơ tốt, tôi tin bạn muốn học hỏi Giáo Pháp và cũng muốn áp dụng nó vào thực hành, nên tôi cũng rất vui được giúp đỡ cho bạn. Tôi rất vui với việc trả lời cho những khao khát và quan tâm của bạn. Trong thực tế, điều này cũng giúp cho tôi. Khi tôi đối diện với cái chết, giáo lý này cũng là điều lợi ích cho tôi.
Có một số động cơ đúng. Bạn có thể có rất nhiều động cơ cao quý, rộng rãi như trong Mahayana. Điều này rất tốt. Tuy nhiên, ngay cả nếu bạn chỉ nỗ lực để giải thoát chính bạn khỏi đau khổ, thì điều này cũng đủ. Song, bạn nên đi vượt lên động cơ đầy đủ đó. Động cơ bây giờ nên phát triển là mong ướctoàn giác cho chính bạn và lợi ích người khác. Với động cơ đó, hãy học các giáo lý này và áp dụng vào thực hành thiền định. Nói chung, có ba loại động cơ: lành mạnh, không lành mạnh, và trung lập. Trong số ba cái này, chúng ta bắt buộc phải phát sinh động cơ đạo đức. Đó là điều quan trọng để chúng takhông rơi vào thói quen cũ.
Ở phương Tây, từ lúc nhỏ, nhiều người trong chúng ta được dạy phải tốt như thế nào; và chúng ta đề cao mọi loại sự việc. Khi học xong, chúng ta được đề cao về mọi khía cạnh của tình huống, và kết thúcvới sự trưởng thành hư hỏng. Khi chúng ta già, thân thể bắt đầu suy yếu, và những gì trông tốt đẹp bắt đầu tàn lụi. Vào lúc đó, nhiều người chúng ta có thể bị một ít kích động về việc mất những gì mà người ta đề cao trong một thời gian dài, và chúng ta áp dụng rất nhiều nỗ lực để duy trì những tính chất tốt đẹpbên ngoài. Trong quá trình, chúng ta có khuynh hướng dính mắc vào tất cả ba độc của tâm: tham, sân, và si. Chúng ta có thể áp dụng mọi loại phương tiện để cố chống lại thân thể bị hư hoại dần dần. Thậm chí một số có thể tính toán đến việc phẫu thuật tạo hình, tất cả điều này chỉ để duy trì vẻ đẹp thân thể. Bất luận thế nào, mọi nỗ lực mà chúng ta áp dụng đều biểu lộ tự-bám chấp, đó là nền tảng của vô minh, và hành động được thúc đẩy bởi sự tự-bám chấp như vậy không thích hợp cho giáo lý này.
Thông thường, khi người phương Tây tiếp nhận giáo lý, họ rất hăng hái ghi chú hoặc ghi âm buổi giảng dạy, để có thể lưu trữ khi về nhà họ. Sau đó đem chia sẻ với người khác; họ sẽ kể với bạn bè về buổi giảng, và sau khi làm như vậy, họ hoàn toàn vứt bỏ, để giáo lý trong các ghi chú và băng từ trong phòng tắm cùng với những cuộn giấy vệ sinh. Điều này là vô ích, thay vì dẫn đến giải thoát và giác ngộ, vốn là mục đích chân thực của giáo lý, kiểu thiếu tôn kính này chỉ dẫn đến việc tái sanh vào cõi thấp. Bạn có thể chia sẻ giáo lý này với người có mong ước tha thiết áp dụng chúng vào thực hành, tối thiểu cũng vì lợi ích cho chính bản thân họ, và cao quý nhất là cho lợi ích của tất cả chúng sanh. Bạn không nên chia sẻ với người không tôn kính giáo lý hoặc không tin tưởng. Nếu bạn dạy những người này, sẽ dẫn đến việc bị tái sanh vào cõi đau khổ.
Hãy tôn kính giáo lý này, đây là điều tôi yêu cầu bạn, nếu không muốn chú ý đến tôi, thì đó là việc của bạn. Ngoài ra, bạn phải chia sẻ giáo lý một cách cẩn thận. Về mặt động cơ, một điểm khác bạn nên suy xét là vô số chúng sanh khắp không gian đều mong muốn hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ như bạn. Khao khát nhận được giáo lý này về sáu tiến trình chuyển tiếp và áp dụng chúng vào thực hành để tất cả chúng sanh khắp hư không có thể đạt được giải thoát và toàn giác.
Để học cách lắng nghe Giáo Pháp đúng đắn, Tôi đề nghị bạn nên đọc chương đầu tiên quyển Lời Vàng của Thầy Tôi. Đặc biệt với những người có phần mới với Phật giáo Tây Tạng. Hãy đọc sách này và trở nên quen thuộc với nó. Ngày nay, đó là sự quan tâm đáng kể trong việc học tập Atiyoga, đó là giáo lý và thực hành tuyệt đỉnh của chín yana trong Phật giáo. Nếu bạn khao khát tiếp nhận giáo lý rất thâm sâu và cao cấp này, việc không hiểu được cách lắng nghe Pháp đúng đắn như thế nào là điều đáng hổ thẹn. Nó là việc cư xử của Giáo Pháp. Để minh họa điều này, His Holiness Dudjom Rinpoche có lần đã kể một câu chuyện về một nhà sư già đi hành cước và cần một nơi để trọ. Ông đến nhà một phụ nữ lớn tuổi và yêu cầu được trọ một đêm, đây là một phong tục phổ thông ở Tây Tạng. Bà sắp đặt cho ông nghỉ qua đêm và phục vụ một ít trà đen. Tuy nhiên trà mà bà đưa cho ông chẳng có muối cũng không có bơ, là hai thứ mà người Tây Tạng thường cho vào trà, nên không đúng hương vị trà thực sự của Tây Tạng. Vị sư già nếm trà, và rất khó chịu và nói, “Trà này chẳng hề có chút muối nào, huống hồ là bơ! Nên ném nó ra ngoài!” và ông ta quăng chén trà qua cửa sổ. Bà lão thấy ông phản ứng, bà nói, “Ồ, nhà sư tôn quý, xét về phép xã giao và phản ứng của ông, dường như cách cư xử của ông thậm chí chẳng có mùi vị của mười sáu phép xã giao của thế gian, huống hồ là Giáo Pháp. Vậy, tôi cũng ném ông ra ngoài!” Có những cách lắng nghe giáo lý đúng đắn, và đây là việc cư xử của Giáo Pháp.
Trẻ em chắc chắn cũng được chào đón để lắng nghe và học tập giáo lý. Chúng có được lợi ích về tiếp nhận giáo lý ngay cả nếu chúng chưa có thể thực sự áp dụng vào thực hành ngay bây giờ. Cũng tương tự như khi trẻ em tham dự nhận lễ quán đảnh tantric. Chúng được ban phước của sự nhập môn ngay cả nếu chúng chưa thục sự tiếp nhận hoặc có trách nhiệm về samaya (giới nguyện). Samaya cho trẻ em không bị hư hoại cũng không phải giữ gìn. Tôi yêu thích trẻ em. Nên là một trường hợp tách biệt cho chúng. Hoàn cảnh của chúng là khác biệt, và chúng không có bám luyến sâu rộng như biển. Chúng không có kiêu mạn như núi lửa. Là người lớn, chúng ta phải có trách nhiệm nhiều hơn.
Các Thực Hành Chuẩn Bị Cho Việc Hàng Phục
Dòng Tâm Thức Chính Bạn
Bây giờ chúng ta đến các thực hành chuẩn bị, đó là cốt lõi thật sự của thực hành Pháp. Đây không phải là thời gian để đi tắt. Chúng ta đã đi tắt từ thời luân hồi vô thủy, và điều này dẫn đến sự hiện hữu kéo dài mãi mãi trong sinh tử của chính chúng ta. nếu chúng ta đi tắt trong hiện tại như đã từng đi trong quá khứ, thì trong tương lai chúng ta chỉ tiếp tục lang thang trong sinh tử. Do vậy, lắng nghe, học tập kỹ lưỡng và áp dụng giáo lý vào thực hành là rất quan trọng. Nếu không làm như thế mà nghĩ rằng bạn có thể giảng dạy giáo lý này cho người khác, thì thật hổ thẹn. Bạn đã phá sản. Tất cả giáo lý này đều là giáo lý Atiyoga, và không nên đối xử hời hợt hoặc thiếu trang trọng theo kiểu đó. Với những ai đang dự định lướt qua sáu tiến trình chuyển tiếp, nếu bỏ qua thực hành chuẩn bị thì bạn thật sự tạo sai lầm và làm mất toàn bộ điểm quan trọng.
Sự giới thiệu này liên quan đến các thực hành chuẩn bị để hàng phục dòng tâm thức bạn, và điều này bắt đầu bằng một cầu nguyện.
Những Thực Hành Chuẩn Bị Để Điều Phục Dòng Tâm Thức Bạn
Với niềm tin và sùng kính, con thầm đảnh lễ
Đến Pháp Thân Phật nguyên thủy Phổ Hiền,
Báo Thân, chư Bổn Tôn quang vinh hiền minh và phẫn nộ,
Và đến Hoá Thân, Đức Liên Hoa Sanh.
Trước tiên, mục đích của tiêu đề hay tên của bản văn là gì? Có rất nhiều lý do. Trước hết, chỉ nhìn đề tựa của bản văn, một người thông thạo Giáo Pháp sẽ có một ý thức rất rõ về những gì bản văn nói từ đầu đến cuối. Đề tựa giúp người ta xếp đặt bản văn nằm trong số ba yana và nhận ra là loại giáo lý gì.
Lấy một ví dụ tương tự, điều này giống như bạn có một loại thuốc được dán nhãn tên hiệu, thành phần, và lợi ích. Đó là mục đích của tiêu đề bản văn cho người am tường. Với người không học nhiều, tiêu đềcủa bản văn tối thiểu cũng cho họ một số ý niệm rằng nó có thể là một bản văn Đại Thừa. Họ sẽ có một số ý niệm về nội dung bản văn, dù họ sẽ không hoàn toàn nắm được văn cảnh và ý nghĩa của nó. Thứ ba là, khi có tiêu đề của bản văn, tối thiểu bạn sẽ biết tìm kiếm nó như thế nào.
Theo sau đề tựa là một kính lễ bốn dòng. Kính lễ để làm gì? Rõ ràng, có nhiều loại kính lễ: có thể là kính lễ đến guru (đạo sư), đến Bổn Tôn đã chọn, và nhiều vị khác. Mục đích của điều này là gì? Có rất nhiều lý do bao gồm sự kính lễ ở đầu bản văn. Một là bằng việc bày tỏ sự tôn kính, tác giả đang xin phép các bậc giác ngộ để soạn thảo tác phẩm sau đây. Nó cũng bao gồm sự kêu cầu một ban phước từ các bậc giác ngộ, và nhất là tác phẩm được bàn bạc có thể đạt thành tựu cao nhất và được hoàn tất. Nó cũng được dùng để cầu nguyện rằng giáo lý sắp soạn thảo có thể lợi ích cho chúng sanh và cho sự bảo tồnGiáo Pháp.
Kế tiếp, điều mà truyền thống chúng ta gọi là “cam kết để soạn thảo bản văn”, qua đó tác giả lập một cam kết để ban giáo lý này. Một lần nữa, lý do nào mà tác giả lập cam kết soạn thảo bản văn này? Nếu đây là một tác giả có tinh thần thế gian, hiện đại, thì sự soạn thảo có thể được làm vì mục đích lợi nhuận. Điều này không phải là trường hợp của các bậc vĩ đại đã soạn thảo bản văn như vậy. Ngoài ra, động lực của các Ngài là điều mà họ muốn soạn thảo bản văn đều vì lợi ích của chúng sanh và lợi íchcủa Giáo Pháp. Cũng giống như trường hợp chọn Bổn Tôn: bạn chọn Bổn Tôn của mình; và, với sự lựa chọn đó cũng có sự cam kết để thực tế hóa vị Bổn Tôn đó. Trong tiến trình này, khi lập cam kết, chẳng hạn như bạn có thể tự phát sinh như Đức Văn Thù. Sau đó, bạn đem Ngài vào hành động. Đó là một lộ trình. Một lộ trình khác là bạn đơn giản chỉ khẩn cầu sự ban phước của Đức Văn Thù có thể đi vào bạn để bạn có thể đem tác phẩm này đến tột đỉnh của nó. Mục đích chủ yếu khác cho sự cam kết ban đầu là để tác phẩm có thể đưa đến tột đỉnh, để nó có thể được làm tốt, và nó có thể làm tốt vì lợi ích của người khác. Do vậy, chúng ta thấy rằng tất cả mấu chốt này đều nằm trên động cơ của các vị, và sự quan trọng của nó đúng ngay từ lúc khởi đầu. Giống như chúng ta thường tụng niệm “vì lợi ích của tất cả chúng sanh khắp hư không” và sau đó đem vào bất cứ thực hành nào, như đã làm trong thực hànhhàng ngày của chúng ta, thì đây là trường hợp trong việc soạn thảo một bản văn. Động cơ là sự khởi đầu hết sức quan trọng.
Tùy theo năng lực cầu nguyện, những hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm về các tiến trình chuyển tiếp
Được hiển lộ vì lợi ích của những đệ tử đang rèn luyện dòng tâm thức họ.
Trong đây, đó là những thực hành chuẩn bị, thực hành chính và kết thúc;
Và các hướng dẫn tiệm tiến ở đây trong thực hành chuẩn bị
Sẽ được trình bày rõ ràng cho những người kém thông minh,
Với sự giới thiệu và thực hành tùy theo truyền thống của vị guru.
Ở đây, tác giả nói rằng điều này không chỉ do sự tạo tác chính Ngài. Mà nó phù hợp với truyền thốngcủa vị guru; và ngụ ý rằng sẽ quay về với Đức Vajradhara (Kim Cương Trì), Đức Phật nguyên thủy.
Có nhiều ý nghĩa trong câu đơn giản, “trình bày rõ ràng”. Với một số bản văn, bạn có nguồn gốc, haynguyên thủy, đề tài, cũng như nhiều luận giảng. Tất cả các luận giảng này giống như cành nhánh phát triển từ thân. Có thể chúng quá nhiều làm che khuất cả gốc rễ. Bạn bị lạc vào những chi tiết đó và không còn thấy gốc rễ. Đó có thể là một vấn đề. Tuy vậy, vẫn có vấn đề khác là khó có thể hiểu được bản văn vì nó quá súc tích. Khi nói “được trình bày rõ ràng ở đây”, ngụ ý bản văn không thể quá sâu rộng làm bạn không thấy những gì thực sự về nó, và cũng không hoàn toàn quá súc tích khiến bạn không thể hiểu bản văn.
Chủ đề ở đây được dạy dưới dạng sáu đề tài phổ biến: (1) suy niệm về những đau khổ của vòng luân hồi, (2) sự khó khăn có được cuộc sống làm người với rảnh rỗi và thuận lợi, và (3) thiền định về cái chết và vô thường là các thực hành chuẩn bị để điều phục dòng tâm thức bạn. Những thực hành chuẩn bị để rèn luyện dòng tâm thức bạn bao gồm: (4) guru yoga, (5) mantra 100 âm, và cuối cùng (6) sự hoạt độngtâm linh của cúng dường mandala.
SUY NIỆM NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA VÒNG LUÂN HỒI
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi. Nếu sự tan vỡ ảo tưởng về vòng sinh tử không sinh khởi, bất cứ Giáo Pháp nào bạn thực hành, đều không thể thoát khỏi cuộc sống này, sự tham lam và bám luyến của cuộc sống này không được kết thúc. Do vậy, suy niệm về những đau khổ của luân hồi là đặc biệt quan trọng.
Khi bản văn bày tỏ sự đau khổ của luân hồi, là nhằm ám chỉ cái đầu tiên trong Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế), Chân Lý của Đau Khổ (Khổ Đế). Những gì cần làm là nhận ra chân lý của đau khổ và nhận ra cách thức trong đau khổ này là gì. Đau khổ như thế nào? Đó cũng là điều cần phải nhận biết. Nếu không ảo tưởng của samsara sẽ không bị tan vỡ, không thiền định như vậy thì khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là bám luyến vào luân hồi. Do đó, qua thiền định, chúng ta chống lại sự chấp bám vào vòng sinh tử. Không có những thiền định như vậy, bất cứ những hoạt động có mục đích tâm linh nào chúng ta tham gia bằng thân và khẩu đều vô ích, vì nó không có nền tảng. Do vậy, nó không giải thoát chúng ta khỏi đau khổ. Không có sự tan vỡ ảo tưởng về vòng sinh tử này, ngay cả nếu người ta dấn thân trong một số ra vẻ thực hành Giáo Pháp, thật ra đó không phải là Giáo Pháp đích thật. Không có sự thực hành Giáo Pháp đích thực, sẽ không có giải thoát và cũng không có bất kỳ giác ngộ nào.
Nhiều người có thể phản ứng, tối thiểu là bên trong, rằng họ đã nghe về các thực hành chuẩn bị nhiều lần và hoàn toàn quen thuộc với chúng. Bạn có thể nghĩ mình biết về nó, nhưng trong thực tế có thể bạn không biết. Điều đó cho thấy gì? Bạn vẫn còn bám luyến vào samsara. Chính yếu tố bạn vẫn bám luyến vào vòng luân hồi này tự nó chứng tỏ rằng bạn không biết các chuẩn bị. Bạn không có được ý nghĩathật sự từ thực hành chuẩn bị. Bạn chưa chuyển tâm thoát khỏi samsara. Nếu bạn nhìn kỹ về Bốn Suy Niệm Chuyển Tâm, [9] sự đau khổ của samsara được bàn luận ở đây. Chỉ nghe về chúng hay thực hành thiền định một ít không có nghĩa là bạn hiểu rõ điều này. Nếu hiểu được, bạn sẽ không bám luyến vào samsara. Nó rất minh bạch, mà chúng ta lại ở đây, chúng ta vẫn trong samsara. Chúng ta vẫn bám luyến vào samsara và lý do là chúng ta vẫn chưa hiểu rõ các chuẩn bị.
Trước tiên, bạn hãy đi đến một nơi khiến sinh khởi việc làm tan các ảo tưởng. Nếu có thể, hãy đến một nơi hoang vắng, một nơi đổ nát điêu tàn, một cánh đồng cỏ khô xào xạc trong gió, hoặc một nơi đáng sợ, hay một nơi mà những người bệnh tật đáng thương, hành khất v.v.. mà trước đó là những người giàu sang sau đó rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nếu không thể, hãy đi đến một nơi cô tịch. Về phần tư thế của bạn, hãy ngồi trên một đệm thích hợp, xếp bằng một chân. Đặt chân phải trên đất, ép chân trái chống trên đất, đặt khuỷu tay phải trên đầu gối phải, áp lòng bàn tay chống lên má phải, và lòng bàn tay trái ôm đầu gối trái. Tư thế thất vọng này sẽ dẫn đến việc hoàn toàn chán nản.
Sau đó với tâm suy niệm về những đau khổ của vòng sinh tử, và thỉnh thoảng miệng thốt ra những lời này để khơi dậy sự tỉnh thức của bạn “Than ôi! Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Luân hồi sinh tử này là đau khổ! Niết bàn là hạnh phúc!” Hãy suy nghĩ theo cách này, “Ôi, tôi bị kẹt trong đau khổ của vòng luân hồi, giống như một hầm lửa, và tôi sợ hãi! Bây giờ là lúc đào thoát khỏi cuộc sống này. Sự đau khổ của ba trạng thái bất hạnh trong sinh tử là không thể chịu nổi, và nó thì vô tận. Những cơ hội cho hoan hỷ thậm chí không xảy ra dù trong một chốc lát. Bây giờ là lúc chuẩn bị đào thoát nhanh chóng.”
Hãy hình dung như vầy, “chu trình sinh tử này là một hầm lửa khổng lồ với sức nóng mãnh liệt. Nó sâu, rộng và cao. Trong một hầm lửa khủng khiếp như vậy, tôi la khóc vì bị mắc kẹt cùng với mọi chúng sanhkhác trong luân hồi.” Diễn tả bằng lời điều này một cách nhiệt thành, với một giọng đau buồn, “Than ơi, tôi sợ hãi ở trong hầm lửa vĩ đại này của luân hồi. Từ thời vô thủy tôi vẫn bị thiêu đốt, và tôi sợ hãi.” Trong lúc bạn thốt ra những lời than vãn này, trong không gian trên hầm đó, hãy quán tưởng vị thầy tâm linh nguyên sơ của bạn, được trang hoàng với sáu loại trang sức bằng xương, trong tay Ngài cầm một móc câu bằng ánh sáng. Quán tưởng Ngài nói với bạn: “Than ôi! Sự đau khổ của luân hồi như một hầm lửa. Bây giờ là lúc thoát khỏi nó. Sự đau khổ của ba trạng thái bất hạnh của sinh tử là vô tận, và cơ hội cho hạnh phúc không xảy ra thậm chí chỉ trong chốc lát. Bây giờ là lúc thoát khỏi hầm lửa.”
Chỉ nghe được những lời này, hãy phát khởi niệm tưởng, “Than ôi! Tôi đã bị mắc kẹt lâu dài trong hầm lửa đau khổ của chu trình sinh tử. Giờ đây, với những lời quan tâm của vị thầy tâm linh, tôi sẽ đào thoátkhỏi sinh tử và cũng sẽ giải thoát mọi chúng sanh.” Ngay khi bạn phát sinh tinh thần tỉnh thức này, hãy quán tưởng móc câu trong tay vị thầy giữ lấy ngực bạn; và bạn lập tức được giải thoát vào cõi Sukhavati (cõi Tịnh Độ Cực Lạc). Ngay sau đó, một móc câu ánh sáng cũng xuất hiện trong tay bạn, và mọi chúng sanh trong hầm lửa lần lượt được bạn cứu. Hãy trang nghiêm trau dồi lòng bi cho tất cả chúng sanh trong sinh tử.
Khi thiền định theo cách này, bạn nên áp dụng các giáo lý khác mà bạn đã tiếp nhận được trình bày sâu rộng hơn của những thực hành chuẩn bị, trong đó những loại đau khổ riêng biệt gắn liền vớisáu cõi luân hồi đều đã được dạy. Kết quả của thiền định như vậy là gì? Nó giúp tâm chúng ta chuyển khỏi sinh tử, và cũng giúp bạn tiến bộ trong việc trau dồi hai loại tinh thần tỉnh thức: tinh thần mong ước tỉnh thức vàtinh thần mạo hiểm hướng đến tỉnh thức.
Liên tục suy ngẫm theo cách ấy, về hầm lửa của chu trình sinh tử và suy nghĩ mọi đau khổ của luân hồi. Ngày và đêm, hãy mang điều này trong tâm không sao lãng. Một sutra trình bày, “Hạnh phúc không bao giờ hiện diện trên đầu mũi kim của luân hồi.” Do đó, hãy thiền định về các vấn đề của chu trình sinh tửcho đến khi sự tan vỡ ảo tưởng phát sinh. Một khi tâm bạn quay khỏi luân hồi mà bạn đã thiền định trên đó, bạn sẽ biết chắc sự cần thiết của Giáo Pháp; và kinh nghiệm thiền định sẽ sinh khởi như việc không còn thèm khát về cuộc sống này.
Nếu tâm bạn không chuyển khỏi chu trình sinh tử, thì sự thiền định là vô nghĩa. Thiền định về điều này trong ba ngày, và sau đó trở lại. Nhờ thiền định về điều này trong lúc sống, tâm bạn sẽ rút khỏi luân hồi, và cuối cùng sẽ lên đến niết bàn. Hãy thực hành điều này! Sự thiền định về những đau khổ của luân hồilà giai đoạn đầu tiên trong Giải Thoát Tự Nhiên Qua Thiền Định: Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Tiến Trình Chuyển Tiếp.
Khi bản văn sử dụng thuật ngữ “tất cả đau khổ của chu trình sinh tử,” điều này ám chỉ sự đau khổ của mọi loại chúng sanh trong samsara khắp sáu cõi. Một khi tâm bạn chuyển khỏi samsara, thì cách nói đơn giản như “Tôi sẽ thực hành Giáo Pháp” hoặc “Tôi cần phải thực hành Giáo Pháp” hay “Tôi muốn thực hành Giáo Pháp” sẽ thật sự là đúng. Mong ước của bạn sẽ đúng đắn và nó sẽ dẫn dắt bạn đến việc thực hành lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định chân chính.
Dù bạn thiền định tại nhà hay nhập thất, điều này là điểm để khởi đầu. Dạng thiền định này dẫn đến một nền tảng; và, nếu bạn trau dồi tốt, thì những gì theo sau nó rất có ý nghĩa. Bạn sẽ có kết quả tốt nếu xây dựng một nền tảng bền vững trong loại thiền định này nhằm chuyển tâm bạn khỏi samsara. Nếu làm điều này, bạn sẽ không giống như người hăng hái đoán trước “điều kế tiếp là gì” về mặt thực hành, như thể bạn là người đang xem phim và tự hỏi nó sẽ kết thúc như thế nào. Hơn nữa, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc, và bạn sẽ tiến bộ tốt. Dù chúng ta thực hành Giáo Pháp lâu bao nhiêu, hoặc hai mươi năm, mười năm hay tám năm – hoặc giống như trường hợp của tôi, khoảng sáu mươi hay sáu mươi lăm năm – chúng ta đều có thể xem xét những gì thực sự phát sinh trong tâm chúng ta ngay lập tức. Chúng ta có nhận thức gì? Những nhận thức tâm linh vẫn chưa xuất hiện trong tâm của nhiều người, và bởi vì không nhận thức được mục đích nền tảng, chúng ta vẫn chưa giác ngộ. Đây là lý do tại sao chúng ta vẫn chưa đạt được mục đích của mình. Tại sao chúng ta không thành công trong việc hoàn tất sự tự-quan tâm của chính mình? Bởi vì chúng ta dốc sức làm nền tảng này chưa hiệu quả.
Nếu tìm kiếm an bình cho tâm, chúng ta nên quan tâm đến những thực hành như vậy, vì bằng phương tiện này tâm chúng ta sẽ trở nên thăng bằng. Tinh thần tỉnh thức sẽ sinh khởi từ loại thiền định này, và nó cũng dẫn đến việc giảm đi phiền não trong tâm thức của chúng ta. Khi những hành giả của Pháp tìm thấy tâm họ thực sự chuyển hóa, là vì họ đã xây dựng một nền tảng vững chắc trong thiền định như vậy. Qua điều này, Giáo Pháp xuất hiện thật sự trong tâm. Ngược lại, nếu không có điều này, người ta có thể rất kiêu ngạo về kiến thức và kinh nghiệm, v.v.. của họ. Thái độ này giống như việc phá hủy sừng một con nai – thay vì để nó mọc ra trong một phô diễn đầy ấn tượng. Dù sao, tất cả điều này là một biểu hiện Giáo Pháp chỉ ở miệng và không có trong tâm người đó.
Đức Padmasambhava nói, “Thiền định về điều này trong ba ngày và sau đó thiền định trở lại.” Một số trong các bạn đã thiền định về điều này lâu hơn ba ngày. Song, đây là điều bạn có thể thiền định trong ba ngày, ba tháng, hoặc ba năm. Sau khi thành Phật, bạn chẳng cần thiền định về nó nữa. qua thực hành này, tâm chuyển khỏi samsara. Qua thực hành lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định, cuối cùng bạn thật sự đạt đến nirvana (niết bàn). Bản chất đau khổ của samsara như thế nào? Điều đó có nghĩa gì? Điểm đầu tiên là nhận ra bản chất thực sự của tự thân samsara. Trên nền tảng đó bạn tìm ra nguyên nhân của samsara. Trong tiến trình này, việc phân biệt giữa nguyên nhân thật sự của hạnh phúc và nguyên nhân thật sự của phiền não hay đau khổ là rất quan trọng. Chỉ nói , “Ồ, tôi không thích bị đau khổ” hoặc “Tôi không thích samsara” là không đủ.
Khi chúng ta nói về samsara, dường như nó là điều xấu. Samsara là gì? Bạn chỉ rõ điều gì khi muốnnhận dạng samsara? Nếu bạn tự hỏi samsara là ai, thì bạn có thể chỉ vào chính bạn. Mỗi người chúng ta là samsara của chính mình. Nó có khác hay giống chúng ta? Không thể tìm thấy nó ở phần nào khác với hiện hữu của chúng ta; chúng ta là người kinh nghiệm đau khổ; chúng ta là người kinh nghiệm hạnh phúc. Ngoài ra, chúng ta là người tạo ra samsara cho chính mình. Vậy samsara được tạo ra phải không? Đúng, và người tạo ra là chính chúng ta. Nó xảy ra như thế nào? Với phiền não của ba độc như tham, sân, và si, chúng ta tạo ra samsara. Bản chất của ba độc là ảo tưởng. Đó là cái tạo ra samsara của chúng ta.
Tất cả chúng ta đều có bám luyến. Chúng ta chấp vào cái này sang cái khác. Tất cả chúng ta là chủ thể cho ganh tị, tất cả chúng ta đều có sân hận, và tất cả chúng ta đều có kiêu mạn; và bản chất của tất cả ba độc này là ảo tưởng. Đây là cái chúng ta có. Chúng ta sở hữu một phức hợp năm độc này. Bản chấtcủa điều này là bám chấp vào một “bản ngã” có thật, nhưng trái lại, trong thực tế không có bản ngã vốn sẵn thực sự hiện hữu (vô tự tánh). Đó là một dạng ảo tưởng. Một dạng khác của ảo tưởng là là bám chấp nhị nguyên vào hiện hữu thực sự của chủ thể và đối tượng. Những thứ này đều là bản chất của ảo tưởng, đó là bản chất của tất cả năm độc.
Giờ đây, chúng ta có một thân được tạo ra bởi bốn hay năm nguyên tố, và chính thân này là nền tảng của đau khổ. Trên cơ sở này, chúng ta dấn thân vào nhiều loại bất thiện khác nhau. Trong phạm vi phân loại mười phần, có ba bất thiện của thân, bốn của khẩu, và ba của ý. Đương nhiên không chỉ có mười bất thiện, mà mười cái này dẫn đến vô số bất thiện khác nhau. Tham gia vào sự bất thiện sẽ dẫn đến tái sanh trong nhiều trạng thái bất hạnh khác nhau trong cuộc sống. Dựa vào cường độ của động cơ, sựbất thiện như vậy có thể dẫn đến tái sanh trong một của tám hỏa ngục hoặc tám địa ngục hàn băng. Ngoài ra, những hành động như vậy có thể dẫn đến tái sanh như một preta, hay tinh linh, có thể dẫn đến tái sanh như một súc vật, vốn có vô số loài khác nhau. Trong cõi người, chúng ta thấy sự đa dạng bao la của con người. Trên cõi người là asura, hay bán thiên, mà đặc tính nổi bật là gây hấn và cạnh tranh. Cuối cùng, đó là deva, hay chư thiên kinh nghiệm đau khổ mãnh liệt khi mạng sống của họ sắp hết.
Sự đa dạng là đặc biệt rõ ràng trong cõi người. Thậm chí trong một gia đình, có rất nhiều khác biệt ngay cả từ thành viên này sang thành viên khác về mặt công đức, tuổi thọ, và mức độ đau khổ của họ. Tất cả những khác nhau này trong cuộc sống làm người và trong những dạng cuộc sống khác là kết quả hành động trước của chúng ta. Chúng ta là người tạo ra những điều này. Chúng ta là người tạo tác. Về mặt đa dạng rộng lớn của con người, chúng ta xem xét người ta tụ họp ở đây. Mặt khác, có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ; và có những khác biệt khác trong cách bạn xuất hiện, v.v..
Chính chúng ta là người tạo ra đau khổ cho chính mình. Đây là trường hợp của con người, thật khó tìm thấy người nào trong vị trí cầm quyền, như vua chúa, hay người lãnh đạo thế giới mà không có đau khổhoặc không có năm độc. Ngay cả giữa các lama cũng khó tìm thấy. Các lama vĩ đại nhất thì thực sự phi thường, nhưng phần lớn còn lại đều có đau khổ và vẫn là chủ thể cho năm độc. Dù người ta đầy quyền lực hay giàu có, tử tế hay hào phóng đều không có nền tảng cho sự tự đắc về vị trí của họ. Nếu trở thành người đầy sự tự cho ta là quan trọng, điều này chỉ dẫn đến bị ghét bỏ. Thậm chí nếu bạn ở vị trícó quyền lực to lớn như một tổng thống hay nhà vua, nếu trở nên kiêu ngạo về điều này trong lúc bạn vẫn là chủ thể cho đau khổ và năm độc, thì điều này chỉ dẫn đến việc bị cách chức. Ngoài ra, nếu một vị thầy tâm linh phát triển một cảm giác rằng họ hoàn toàn thật sự đặc biệt thì họ cũng tạo ra một sai lầmrất lớn.
Tất cả trường hợp được nhắc đến trước đó có thể dẫn đến việc bị ghét bỏ nếu bạn không cẩn thận. Phương cách để có sự cẩn thận là kiểm soát trên tâm thức của bạn. Nếu không chu đáo về điều đó, bạn sẽ lâm vào tình trạng bị ghét bỏ. Ngay cả nếu bạn hoạt động dưới chiêu bài phục vụ chúng sanh với một động cơ vị tha hay vì lợi ích của Giáo Pháp, nếu không kiểm soát trên tâm thức chính bạn thì có thể bạn giống như chủ đề của một cách ngôn Tây Tạng nói về người phô bày vẻ ngoài giống như một ngườiphục vụ, trong khi bên trong lại quỷ quyệt chiếm đoạt những thứ chỉ vì tính tư lợi của chính họ. Những gì bạn nói ra miệng là vị tha, nhưng những gì bên trong thật sự vẫn là sự tự cho mình là trung tâm. Nếu hoạt động theo cách xảo quyệt như vậy, nó thật sự dẫn đến việc ghét bỏ chúng sanh, và cũng là ghét bỏ Giáo Pháp. Bằng việc phô bày vẻ ngoài như người phục vụ, trong khi thật sự cố bóp méo sự vật vì lợi ích chính bạn, tính tư lợi của bạn đe dọa hủy hoại chính bạn. Nếu bạn cố lừa gạt mọi người thì có thể trong thực tế, bạn sẽ làm được trong vài tháng, nhưng sau một thời gian họ sẽ hiểu. Chư Phật và Bồ tátđều thấu suốt toàn khắp, nên bạn hoàn toàn không thể dối gạt các Ngài! Không có gì lừa gạt được chư Phật và Bồ tát, cũng như chúng ta không thể lừa gạt được Hộ Pháp hoặc các thần thánh đi cùng các Ngài.
Thế nhưng, có một người bị lừa gạt; đó là chính bạn. Nếu cố lừa gạt người khác; người đầu tiên bị lừa gạt chắc chắn là chính bạn. Kết quả của điều này là bạn bị mất mát. Nếu cảm thấy bạn là người có lòng bi, thì điều đó là quan trọng nhất, trước tiên hãy nhìn xem trong thực tế bạn thực sự có lòng bi hay không. Vào lúc bắt đầu thì rất khó. Chừng nào chúng ta còn chấp ngã mạnh mẽ thì điều đó ngăn cảnlòng bi. Thế nên, hãy xem xét cẩn thận. Chư Phật và Bồ tát đã từ bỏ khuynh hướng bám chấp và thành thật phấn đấu vì lợi ích của người khác.
Khi tôi còn là một đứa bé, tôi thường nói dối với các vị thầy tâm linh của tôi. Tôi dựng chuyện gạt các Ngài, các Ngài lắng nghe và nói, “Ồ, Ta hiểu, Ta hiểu” như thể các Ngài khen ngợi mọi điều tôi nói. Tôi cảm thấy mình đã lừa gạt các Ngài, trái lại các Ngài biết mọi chuyện diễn tiến ra sao. Các Ngài chỉ tiếp tục dẫn dắt tôi. Sau đó ở Ấn Độ, có nhiều vị đại lama mà tôi đã từng tiếp xúc, bao gồm Đức Karmapa, Dalai Lama, Dudjom Rinpoche v.v.. Khi nói về những lama như vậy, thì ngay cả nếu các Ngài nói, “Ồ đúng, ồ đúng” như thể các Ngài đồng ý và chấp nhận mọi điều chúng ta nói, nếu nói dối thì điều này chỉ dẫn đến việc chúng ta bị hổ thẹn. Từ khía cạnh của các Ngài, những gì các Ngài thấy tất cả hiện tượngđa hợp đều vô thường. Các Ngài nhìn thế gian trong ánh sáng của mười loại suy về thế giới con ngườigiống như một ảo ảnh, giống như một phản chiếu trong gương, v.v.. Một số các lama này thật sự là các bậc thầy về Atiyoga và đang sống với kinh nghiệm của Đại Viên Mãn. Quan điểm của tất cả điều này là, nếu cố lừa gạt người khác thì chính mình là người bị mất mát. Ở Ấn Độ và Tây Tạng có nhiều người lừa dối các vị đại lama. Nhiều người đạo đức giả đến Đức Dalai Lama kể về đủ thứ chuyện, và nghĩ rằng họ đã thành công. Tuy nhiên, tất cả họ chỉ thực sự thành công trong việc đem sự ghét bỏ vào trong đầu của chính họ. Hãy thận trọng về những gì bạn nói. Điều quan trọng là đừng lừa dối. Mặt khác, kể lể một mạch mọi thứ mà bạn đã thấy, và nghe v.v.. cũng chẳng vinh dự gì. Bạn chẳng cần phải làm thế. Thỉnh thoảng, bạn có thể chỉ im lặng.
Khi chúng ta xem xét hoàn cảnh của sáu cõi hiện hữu, và suy niệm rằng chúng ta là người tạo ra nó, điều này làm chúng ta có vẻ thật sự thông minh và đầy quyền năng. Xét một khía cạnh nào đó thì đúng; nhưng xét trong một khía cạnh thì không. Khi phán xét người khác, chúng ta nói, “Ông ta làm điều này, Bà ta làm điều đó. Họ làm điều này. Tôi thì tốt, nhưng tại họ làm điều này.” Đây là một số thỏa mãn khi chúng ta chỉ ra những lỗi lầm của người khác và đăït họ vào chỗ của họ. Tuy nhiên, với người đang nghe chúng ta nói xấu người khác, chúng ta lâm vào cảnh bị chán ghét. Người khác sẽ thấy loại người chúng ta là chuyên đi nói xấu người khác. Điều này như thể chúng ta có một số năng lực phi thường có thể tạo ra nhiều cảnh giới khác nhau của luân hồi.
SUY NIỆM VỀ SỰ KHÓ CÓ ĐƯỢC CUỘC SỐNG LÀM NGƯỜI
VỚI NHÀN RỖI VÀ THUẬN LỢI
Nếu sự khó có được một cuộc sống làm người được rảnh rỗi và thuân lợi không được suy niệm, người ta sẽ không suy nghĩ về Giáo Pháp, nên những suy niệm như vậy rất quan trọng. Về mặt địa điểm, hãy đến nơi có sâu bọ, kiến, và nhiều loại thú vật. Về phần tư thế, hãy ngồi xếp bằng, hai tay kết định ấn.
Sự nói đến “nhàn rỗi và thuận lợi” là tám loại nhàn rỗi và mười loại thuận lợi mà hiện nay chúng ta có. Nó làm cuộc sống này khác biệt. Thân hiện tại này rất khó có được. Liên quan đến thân này, chúng tatrong một hoàn cảnh hiếm có ở thời buổi hiện đại này. Ngày nay, phụ nữ thường giết con họ khi chúng còn trong bào thai. Trước đây không lâu một phụ nữ ở miền Nam nước Mỹ đã lái xe xuống hồ giết chết hai con của bà ta; và người ta sững sờ làm sao họ lại có thể làm như vậy. Họ thật ngạc nhiên. Tôi lại hoàn toàn không thấy ngạc nhiên. Có một phụ nữ khác ném con xuống cầu, và người ta ngạc nhiên tại sao người mẹ lại có thể làm điều đó. Từ khía cạnh của tôi, điều này hoàn toàn không ngạc nhiên. Một số phụ nữ phá thai ba hay bốn lần. Khi điều đó thật phổ biến, tại sao lại ngạc nhiên rằng một phụ nữphải đợi ít lâu khi để giết con khi chúng lớn lên một chút? Có gìï khác biệt lớn đâu?
Cuộc sống làm người mà hiện nay chúng ta có được có thể là động cơ để đạt Phật quả. Nó có thể là lý do cho chúng ta phục vụ hiệu quả cho nhu cầu của người khác và làm nhẹ bớt đau khổ của họ. Đây là tiềm năng chúng ta có với thân hiện tại này. Khi chúng ta xem kỹ những phẩm tính của Phật quả, chúng có vẻ như đáng kinh ngạc. Đúng như vậy, nhưng chúng ta nên nhận ra rằng thân hiện tại này hoạt độngnhư một nguyên nhân để đạt được những phẩm tính kỳ lạ đấy của Phật quả. Tương tự, về mặt tỉnh thứctâm linh chúng ta có thể thấu hiểu tình thương và lòng bi to lớn trong sự sợ hãi tràn ngập trạng thái tâm thức đó. Một lần nữa, hãy nhận biết rằng tỉnh thức tâm linh là điều gì đó có thể được trau dồi với thân này. Để học hỏi nhiều hơn về sự quý báu và hiếm có của cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi, đơn giản chỉ quay trở lại những Tư Tưởng làm Chuyển Tâm. Nó là sự đi trở lại từ A, B, C mà khi bạn đạt được, hãy tiếp tục trở lại với nó.
Hãy suy nghĩ trong tâm theo cách này: “Than ôi! Có được cuộc sống con người chỉ ở bây giờ. Nếu không thể đem Giáo Pháp vào thì sau này rất khó có được. Ngoài ra, việc chỉ có cuộc sống con ngườicho tôi là không đủ, vì những chúng sanh trong tam giới đang lang thang lâu dài trong những trạng tháibất hạnh, Ôi đáng thương thay!”
Thốt ra miệng những lời này trong giọng nói nhẹ nhàng và để chúng khởi lên trong sự chú tâm của bạn: “Than ôi! Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Có được cuộc sống con người quý báu chỉ ở bây giờ, nếu tôi thất bại trong việc hoàn tất bất cứ Giáo Pháp nào trong đời này, thì rất khó có được cuộc sống làm người sau này. Thương thay cho những người tái sanh trong ba trạng thái bất hạnh của hiện hữu!”
Sinh khởi sự chú tâm của bạn với những lời này và thiền định như sau: “Khắp vũ trụ bao la cho đến tận cùng của không gian, chúng sanh đang kêu gào đau khổ trong cõi địa ngục, preta đang chịu đựng đau khổ không thể chịu nổi của đói và khát; và tất cả thú vật – bao gồm cọp, beo, gấu đen, gấu nâu, chó, cáo, sói, trâu yak, dê, và cừu – ăn thịt lẫn nhau. Ở dưới đất, kiến đỏ, kiến đen, bò cạp, nhền nhện, và mọi loại côn trùng đầy trên đất giết hại lẫn nhau. Dưới nước, vô số sinh vật sống trong nước bao gồmcá, ếch nhái, nòng nọc giết lẫn nhau. Và trong bầu trời, kên kên, diều hâu, chim ưng, đại bàng, chim sẻ, quạ, bồ câu, chim ác là, chim chíc, v.v.. đầy trong bầu trời giết và ăn thịt lẫn nhau. Ngay cả các côn trùng có cánh đầy trong bầu trời và trên đất đều ăn thịt những sinh vật khác, tạo ra những âm thanh đáng sợ.”
Trong chu trình luân hồi này, có những loại đau khổ chung mà mọi chúng sanh là chủ thể. Rồi có những đau khổ đặc biệt gắn liền với nhiều cõi khác nhau của luân hồi, trong đó người ta có thể bị sinh vào đó. Nói chung, cường độ của đau khổ, cách thức phải kinh nghiệm đau khổ, và thời gian chịu đau khổ được tạo ra bởi chính hành động của người đó. Nghiệp của người đó là yếu tố quyết định.
Hãy quán tưởng toàn bộ bầu trời và trái đất di động và rung chuyển, bao la và đáng sợ. Sau đó suy nghĩnhư vầy: “Ở giữa chúng, tôi đơn độc trên một đỉnh núi cao, không bạn đồng hành. Chỉ mình tôi có được cuộc sống làm người, và tôi sắp rơi xuống. Than ôi! Giữa vô số cư dân của các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chỉ mình tôi có được cuộc sống con người. Có phải hoàn cảnh độc nhất hiện tại này chỉ là vận may của tôi, hay nó xuất hiện bởi năng lực của công đức? Có được thân người rồi, thật khó kiếm lại, giờ đây nếu tôi không có mục đích, rơi trở lại trắng tay, tôi sẽ kinh nghiệm những đau khổ tràn ngập ở đó. Thật lãng phí biết bao! Bây giờ tôi có được thân người khó kiếm, không có thời gian để lãng phí, vì giờ đây chẳng mấy chốc tôi sẽ bị rơi xuống đó. Vậy cách gì tốt nhất để tránh không rơi xuống đó? Nó ở đâu? Than ôi! Khốn khổ thân tôi? Ôi, tôi sợ quá!”
Tha thiết thốt ra những lời than vãn này: “Than ôi, tôi sợ quá! Có nhiều chúng sanh trong trạng thái khốn khổ của sinh tử. Việc có được cuộc sống làm người thật hiếm. Và chẳng mấy chốc tôi sẽ rơi xuống đó. Thân người khó kiếm lại dễ bị huỷ hoại. Tôi có thể làm gì để được giải thoát? Nếu có một con đường, tôi sẽ đi theo nó.”
Cuộc sống con người là “khó tìm” mà “dễ bị phá hủy”. Đem lại những nguyên nhân dẫn đến việc có được một cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi thật khó có. Mà một khi có được lại rất dễ mất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất nó. Người ta cần phát sinh quyết tâm rất mạnh mẽ để làm bất cứ những gì có thể để có được cuộc sống làm người lần nữa.
Trong khi bạn thốt ra những lời than này, giống như trước, hãy quán tưởng vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn xuất hiện trong bầu trời phía trước, phô diễn ấn ban sự bảo vệ. Quán tưởng Ngài thốt ra những lời này với bạn: “Than ôi! Có được cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi thật khó tìm, giờ đây có được nó rồi, và nó thì vô thường. Chẳng mấy chốc con sẽ rơi vào một trạng thái khốn khổ của sinh tử. Nếu điều gì đó có ý nghĩa to lớn mà không hoàn thiện ngay bây giờ, thì rất khó kiếm được cuộc sống làm người sau này. Hãy nhìn vô số chúng sanh để thấy là nó có hiếm hay không. Hãy dựa vào cuộc sống làm người này để thành tựu Phật quả!”
Sự nói đến “điều gì đó có ý nghĩa to lớn,” gắn liền với cả mục đích của chính người đó cũng như với việc phục vụ những nhu cầu của người khác. Không làm gì cả với cuộc sống này mà muốn hoàn tất cả hai điều đó rồi sau đó tự hỏi liệu có hy vọng đạt được hoàn cảnh tương tự như vậy trong tương lai hay không là điều rất vô lý.
Ngay khi bạn nghe những lời này, hãy suy ngẫm, “Than ôi! Giữa vô số chúng sanh như vậy, chỉ mình tôi có được cuộc sống làm người, là điều thật khó đạt được. Giờ đây tôi sẽ tự giải thoát khỏi những đau khổ của vòng sinh tử, sau đó tôi sẽ giải thoát mọi chúng sanh ở cõi dưới này. Bây giờ không có thời gianđể sao lãng, vì tôi phải nhanh chóng đem họ đến trạng thái của Phật tánh.” Ngay khi phát sinh tinh thầntỉnh thức với những tư duy này, hãy quán tưởng tinh túy của những tia sáng từ ngực vị thầy tâm linh của bạn đi vào bạn, lập tức làm bạn tới cõi Sukhavati. Sau đó vô số tia sáng xuất hiện từ ngực bạn, và đem từng chúng sanh đến cõi Sukhavati. Hãy trau dồi lòng bi hùng mạnh cho tất cả chúng sanh.
Điều này giống như sự kêu gọi thức dậy, hãy nói, “ngay bây giờ hãy nhìn xem bạn làm được gì; hãy nhìn vào cơ hội hiện nay của bạn. “Hiếm thấy ai nói rằng họ muốn làm việc vì lợi ích của người khác và hành động họ lại chẳng vị tha. Mà trong lúc họ cố giúp người khác họ không thể giúp ngay chính bản thân mình. Họ vẫn là chủ thể cho chính ảo tưởng của họ. Điều này giống như người mù dẫn dắt người mù. Trước khi tâm bạn an định khỏi phiền não thì bạn vẫn chưa được trang bị tốt để phục vụ nhu cầu của người khác một cách hiệu quả. Một số người có thể đồng ý rằng bây giờ liệu họ cố tập trung giúp đỡ người khác, có giống như người mù cố dẫn người mù hay không. Trong thực tế, chúng ta phải thật sự cố gắng giúp đỡ người khác. Tôi không nói rằng cố gắng giúp người khác là sai. Điều đó là tốt. Nhưng mức độ và tính chất của việc phục vụ mà chúng ta cống hiến bây giờ đôi khi hoàn toàn giả tạo, nên tôi đề nghị rằng chúng ta nên thấy mình liệu có biểu hiện phục vụ người khác hiệu quả và chân thành hơn không .
Để minh họa điều này, đây là một câu chuyện về một vị đại lama ở Tây Tạng. Rất nhiều lama đến thăm Ngài, và Ngài đều chào đón họ. Khi một vị tăng đến thăm, Ngài hỏi những gì ông ta biết về một lama nào đó. Vị tu sĩ nói với Ngài, “Ồ, ông ấy đang làm những việc to lớn. Ông ta xây tháp, in ấn Kinh sách, và xây dựng tu viện, đền chùa.” Vào lúc nghe điều này, vị lama nói, “Ồ, điều đó tốt, nhưng thực hànhGiáo Pháp chân thực có phải còn tốt hơn không.” Vào một dịp khác, Ngài hỏi về vị lama khác. Vị tu sĩ trả lời, “Ồ, ông ấy làm nhiều việc thiện. Ông ta giảng dạy Giáo Pháp và có nhiều đệ tử. Ngài nói, “Điều đó rất tốt, nhưng việc thực hành Giáo Pháp chân thực còn tốt biết bao.” Vào dịp khác, Ngài hỏi về một lama khác; và vị tu sĩ trả lời, “Ông ấy nhập thất rất nghiêm ngặt, đang tụng niệm mantra.” Vị lama già nói, “Ồ điều đó rất tốt, nhưng thực hành Giáo Pháp chân thực lại tốt biết bao.” Vào lúc khác, Ngài hỏi về lama khác. Vị tăng trả lời, “ À, ông ta ngồi ì ra đó, trùm áo khoác lên đầu và khóc suốt.” Và vị lama già nói, “Ồ, ông ấy đang thực hành Giáo Pháp chân thực.”
Đừng nghĩ rằng người này rơi vào một số trạng thái phiền muộn kinh niên. Ông ta khóc vì lòng bi. Nếu bạn thực sự muốn phục vụ nhu cầu của người khác, thì lòng bi cũng như trí tuệ chân thực như vậy là cần thiết; điều này làm bạn có thể phục vụ người khác chân thành và hiệu quả hơn. Trái lại, khi thiếu trí tuệ và lòng bi như vậy, lại làm ra vẻ phục vụ người khác, rốt lại có khả năng là chúng ta sẽ phục vụ cho tính tư lợi của mình, trong lúc trình diễn một vẻ ngoài là vị tha thanh tịnh.
Chúng ta có thể lấy sự loại suy khác của những con nhện giăng tơ làm tổ, thấy chúng giống như đang làm điều gì đó thật đẹp đẽ và phức tạp, nhưng thật ra chúng chỉ đang chờ đợi bắt những côn trùng khác để ăn thịt. Bất cứ khi nào chúng ta bắt đầu lẫn lộn Giáo Pháp với sự việc thế gian như tám mối quan tâm thế gian, chúng ta rơi vào nguy hiểm này. Khi dẫn dắt cuộc sống chúng ta như con nhện giăng lưới, cuối cùng chúng ta cũng bị bắt giữ trong mạng lưới của mình.
Thiền định liên tục về việc khó có được cuộc sống làm người. Vị thầy tâm linh của bạn cũng nên giải thích chi tiết những lý do khó đạt được thân người. Tóm lại, quyển Một Hướng Dẫn Về Cuộc Sống Cho Bồ Tát Đạo trình bày:
Những thuận lợi và nhàn rỗi này, thật khó có được, khi đã đạt được rồi, chúng đem lại lợi ích cho người khác. Nếu lơ là không quan tâm đến cơ hội thuận lợi này, làm sao sự kiện đặc biệt này có thể xảy ra lần nữa?
Một sutra trình bày:
Ném những hạt đậu vào tường mong chúng có khả năng dính vào đó, nhưng tất cả chúng đều rơi xuống đất. Tương tự, muốn thấy việc sinh làm người là khó được ra sao, thì hãy xem số lượng chúng sanh.
Một sutra trình bày:
Ngài Sariputra (Xá Lợi Phất) hỏi Đức Thế Tôn, ‘Bạch Đức Thế Tôn, có bao nhiêu chúng sanh trong địa ngục? Và bao nhiêu chúng sanh trong các cõi ngạ quỷ, súc sanh, người, bán thiên và cõi trời?’ Đức Thế Tôn trả lời, ‘Này Sariputra, số lượng những chúng sanh trong địa ngục giống như trái đất; số lượng pretas (ngạ quỷ) giống như những hạt cát của một thành phố được xây dựng bằng cát; số lượng súc sanh giống như những hạt ngũ cốc được sử dụng làm ra rượu; số lượng của bán thiên (a tu la) giống như những bông tuyết trong một trận bão tuyết, và số lượng của chư thiên và người giống như bụi đất dưới một móng tay.’
Thế nên, bạn phải biết rằng điều này rất khó đạt được. Một sutra trình bày:
Sự xuất hiện của một vị Phật thật hiếm có và khó thấy, và sinh ra là người cũng rất khó đạt được. Những bạn bè, lòng tin và cơ hội lắng nghe Giáo Pháp có thể không có được thậm chí trong một trăm a tăng kỳ nữa.
Nếu việc có được cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi là khó thì sự xuất hiện của một vị Phật cũng rất hiếm và khó tìm chẳng cần phải bàn cãi. Sự nói đến “bạn bè” là nói đến những người bạn tâm linh và thánh nhân như chư bồ tát v.v...; và sự nói đến “niềm tin” là niềm tin phục vụ như một nguyên nhân để đạt giác ngộ. Chúng “có thể không có được thậm chí trong một trăm a tăng kỳ.”
Do vậy, hãy thiền định theo cách này về sự khó đạt được một cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi cho đến khi tâm bạn chuyển khỏi chu trình sinh tử. Nếu cuộc sống làm người là khó đạt được, bằng mọi phương tiện bạn phải làm thấm nhuần cơ hội duy nhất với Giáo Pháp hiện tại này. Hãy trau dồi lòng bi chân thành cho những người có được cuộc sống làm người thuần túy nhưng trở về trắng tay. Nếu lòng bi không sinh khởi khi bạn thấy những người thế gian này, thì kinh nghiệm sẽ không xuất hiện. Nếu lòng bi phát sinh và sự nhiệt thành tăng trưởng, kinh nghiệm sẽ sinh khởi. Nếu sự nhiệt thành không gia tăng, thì thiền định là vô ích. Hãy thiền định về điều này trong ba ngày, sau đó quay trở lại!
Cơ hội của Giáo Pháp giống như sống trong một vùng đói kém đột nhiên gặp được một bữa tiệc. Nếu bạn đến dự một bữa tiệc lớn lại chẳng ăn gì, sau đó trở về cuộc sống khô cằn, điều này thật ngu dại. Tương tự, chúng ta đã lang thang trong sinh tử một thời gian dài vô tận, và giờ đây chúng ta ở trong hoàn cảnh có phương tiện làm cho chính mình và người khác đạt được giác ngộ. Bỏ qua cơ hội này thì thật điên khùng.
Nếu bạn phản ứng với sự ghen tị, kiêu mạn, giận dữ khi thấy người thế gian tham gia làm nhiều loại việc xấu, bạn vẫn thiếu một kinh nghiệm chân thực của Giáo Pháp. Nếu phát sinh lòng bi chân thực và kiên trì [10] gia tăng thì kinh nghiệm đã được sinh khởi. Những dấu hiệu này của Giáo Pháp thật sự xuất hiện trong dòng tâm thức của người đó. Để lòng bi chân thực như vậy xuất hiện, hãy chú tâm vào sự kiện người khác hoan hỷ hay đau khổ như chính bạn, và tất cả chúng ta tiếp tục đau khổ vì không biếtnguyên nhân thật sự của đau khổ và nguyên nhân thật sự của hạnh phúc.
Khi người ta nghe về Atiyoga, Đại Viên Mãn. Mắt họ mở lớn và lắng nghe rất thích thú. Trái lại, khi chủ đề chuyển sang việc có được cuộc sống làm người là hiếm có và quý báu, họ lại tỏ ra lãnh đạm. Điều này không phải là một thái độ có ích. Khi trau dồi Bốn Tư Tưởng Chuyển Tâm, khuynh hướng chúng talà cố che đậy toàn bộ, giống như mèo dấu phân trong cát. Bây giờ là lúc bộc lộ và sử dụng giáo lý này. Trong thời buổi hiện đại này, phụ nữ và đàn ông lớn tuổi thường cố che dấu tuổi tác của họ, và họ thật sự thích khi nghe người khác nói, “Ồ, bạn trông thật trẻ”. Tất cả đều là giả dối. Họ không còn trẻ nữa, họ già rồi. Những gì họ nên làm là chuẩn bị cho cái chết của họ.
Về mặt thực hành Giáo Pháp, rất thường xảy ra trường hợp bạn bè và bạn đồng hành sẽ là sự đe dọacản trở lớn nhất. Mặt khác, những người bạn tâm linh có thể là người hỗ trợ lớn nhất; nhưng họ cũng có thể cản trở chúng ta trong thực hành. Thậm chí mối tương quan với một vị thầy tâm linh có thể là một chướng ngại việc thực hành của chúng ta. khi chúng ta bị ám ảnh với suy nghĩ, “Vị thầy nói thế này”, và “vị thầy nói thế kia”, thì nó trở thành một chướng ngại. Do đó, nó có thể tích lũy những nguyên nhân tái sanh vào cõi thấp qua mối tương quan với vị thầy và bạn bè của chúng ta. Ở mức tối thiểu, cố gắngđừng cản trở lẫn nhau trong thực hành tâm linh. Nếu có thể giúp đỡ lẫn nhau, thì điều đó là tốt; mà, bất luận thế nào, hãy cẩn thận không gây chướng ngại cho nhau. Ở Tây Tạng, Ấn Độ, và Mỹ tôi đã thấy nhiều trường hợp bạn đồng hành cản trở lẫn nhau trong thực hành tâm linh của họ. Giải pháp là trách nhiệm thật sự của chính bạn. Bạn phải kiểm soát chính mình và biểu hiện một số nghị lực. Với những việc thế tục, chúng ta có thể thật sự cứng đầu như những con lừa, vậy; cũng như với Giáo Pháp đây là thời điểm cần cứng đầu và có nghị lực!
Cơ hội phi thường của Giáo Pháp là ở đây và bây giờ. Ngay bây giờ chúng ta ở giữa một bữa tiệc Giáo Pháp vĩ đại. Thật là một lỗi lầm tai hại khi suy nghĩ rằng chỉ những người khác cần loại thực hành này vì bạn là người đặc biệt không cần thiết thực hành điều này. Tôi đã nghe người ta có quan điểm này ở Tây Tạng. Một số lama nói, “Ồ, tôi không cần làm, nhưng các bạn nên làm.” Nhưng chúng ta có thể hỏi những người như vậy, “Bạn thật sự có năng lực khắc phục những phiền não và nguồn đau khổ của bạn hay không?” Thường là không, những người như vậy chỉ biểu lộ tính tự cao tự đại và sự khờ dại của họ.
Nhờ thiền định về sự khó được một cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi như vậy, trong tương lai bạn sẽ có được một cuộc sống làm người, bạn sẽ thoát khỏi thèm khát về cuộc sống này, bạn sẽ không suy nghĩ về bất cứ điều gì ngoài Giáo Pháp, và cuối cùng bạn sẽ trở thành một vị Phật. Hãy thực hành điều này! Sự thiền định về việc khó được thân người với nhàn rỗi và thuận lợi là phần thứ hai trong Giải Thoát Tự Nhiên Qua Thiền Định: Những Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Tiến Trình Chuyển Tiếp.
THIỀN ĐỊNH VỀ CÁI CHẾT VÀ VÔ THƯỜNG
Nếu bạn không suy nghĩ về cái chết và vô thường, sự nhận thức rằng không có thời gian để lãng phí sẽkhông sinh khởi trong dòng tâm thức bạn. Nếu nhận thức không để thời gian lãng phí không phát sinh trong dòng tâm thức, bạn sẽ không chống nổi sự lười biếng và uể oải, và bạn sẽ không suy nghĩ về Giáo Pháp. Bạn sẽ tự mình thích nghi với cuộc sống này, và sẽ cho phép mình lười biếng và tự mãn. Nếu chết đột ngột với thái độ thông thường này, cuộc sống làm người quý báu của bạn sẽ bị lãng phí; vậy thiền định về cái chết và vô thường là rất quan trọng. Một khi sự nhận biết vô thường sinh khởitrong dòng tâm thức, bạn sẽ không có thời gian để tự mãn. Mang cái chết trong tâm một cách nghiêm chỉnh, Giáo Pháp sẽ tự động phát sinh; do vậy, hãy thiền định về vô thường.
Mặt khác, có thể nói tất cả chúng ta đều biết rằng mình đang đi đến cái chết. Điều đó không phải là tin thời sự. Tuy nhiên chúng ta chưa nhận ra rằng thời điểm cái chết của chúng ta là hoàn toàn không thể biết trước. Chúng ta chưa thực sự tìm hiểu thực tế cái chết của chính mình. Lấy một ví dụ của một người thật sự hiểu được ý nghĩa của cái chết, nhớ lại chuyện kể về một thiền giả thực hành trong hang động mà gần cửa động có một bụi gai nhỏ. Có một ngày ông đi lấy nước, trên đường ra bụi gai cào ông, và ông nghĩ, “Ồ, tôi cần phải đốn bụi gai này để mỗi lần ra, vào không bị cào.” Ngay khi tư tưởng đó khởi lên, ông ta nghĩ, “À, nhưng nếu dùng thời gian của mình để làm việc này, có thể tôi chết trước chăng? Tôi nghĩ rằng mình không có thì giờ để làm việc đó.” Dần dần, bụi gai mọc càng ngày càng lớn hơn, và mỗi lần ra ngoài nó lại cào ông. Một lần nữa ông nghĩ, “Ồ, tôi cần phải đốn nó,” và sau đó tư tưởng ông lại khởi lên, “Nhưng tôi không có thời gian.” Điều này lại tiếp diễn, và cuối cùng thiền giả này trở thành một thành tựu giả, và bụi gai trở thành một bụi gai rất, rất lớn. Cho nên cả hai cùng phát triển đến trưởng thành. Từ một viễn cảnh, bạn có thể nói rằng bụi gai hoạt động như một chướng ngại. Nó là một cản trở cho sự tiện nghi của ông ta. mặt khác, nó hoạt động để khơi dậy sự tỉnh thức về vô thườngcủa ông và nhờ đó giúp ông trong thực hành.
Câu chuyện đó giữ vững quan điểm trái ngược với thái độ suy nghĩ phổ biến ngày nay, “Việc thực hànhGiáo Pháp là rất quan trọng, nhưng tôi có nhiều việc khác phải làm.” Thái độ này là một biểu hiện chúng ta vẫn chưa tìm hiểu thực tại của đau khổ. Chúng ta vẫn chưa thiền định đủ về ý nghĩa của một cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi, và chúng ta chưa thể nhập thực tại của vô thường. Ngoài ra, với loại tinh thần này chúng ta bám chấp vào những gì vô thường như trường cửu và những gì không ổn định như bền vững. Như một kết quả của thái độ không để ý này, chúng ta lẩn tránh thực hành Giáo Pháp; và, như một kết quả của điều đó, chúng ta không đạt được giải thoát. Trong thời gian đó, bất kể Giáo Pháp nào chúng ta thực hành cuối cùng đều là giả tạo.
Khi người ta chấp nhận thái độ này, sau một thời gian họ thấy không có tiến bộ trong thực hành tâm linhnhư họ đã hy vọng. Do vậy việc họ kết luận như sau là phổ biến, “Ồ, thế đấy, Phật giáo không thực sự hiệu quả.” Vấn đề không phải là Phật Pháp không hiệu quả mà là cách thực hành của chúng ta không hiệu quả. Nếu bạn không biết cách dùng thuốc hoặc hoàn toàn không uống thuốc, thì không cách nào bạn có thể kết luận hiệu lực của thuốc không hoạt động. Vấn đề là người ta không biết làm thế nào để nhận lấy tinh yếu của Giáo Pháp, và vấn đề phụ là người ta là chủ thể để kiêu mạn và chấp ngã. Khi trạng thái tinh thần này chiếm ưu thế, giống như chúng ta tưởng tượng chính mình đang ở một nơi rất cao từ đó chúng ta nhìn xuống Giáo Pháp. Nếu có thể chuyển ngược lại và đặt bản ngã chúng ta ở dướiGiáo Pháp, thì tự nhiên chúng ta có được kết quả tốt.
Quan điểm của thực hành là để điều phục dòng tâm thức chúng ta. Nói chung, và nhất là ở phương Tây, đa số mọi người nghĩ rằng ngay khi bạn trở thành một Phật tử, bằng cách này hay cách khác sẽ đem lại một chuyển hóa phi thường giống như việc trở thành bồ tát trong một đêm. Điều này không đúng cho bất cứ việc nào khác trong thế gian. Ví dụ, khi đi học bạn không thể đột ngột trở thành tiến sĩ hay bất cứ học vị khác. Điều này chỉ xảy ra một cách dần dần. Tuy nhiên, không nhận thức được điều này, thỉnh thoảng người ta chỉ vào một người và nói, “Ồ, người này đã là một Phật tử trong nhiều năm. Làm sao họ có thể làm như vậy?” Toàn bộ công việc của “nhiều năm” này không có gì là ghê gớm lắm, chúng tađã củng cố các phiền não trong tâm thức rất nhiều kiếp. Chúng ta đang đối phó với một đại dương thật sự của phiền não tinh thần. Thực hành Giáo Pháp trong nhiều năm hoàn toàn rất tốt, nhưng đừng mong đợi chuyển hóa triệt để, phi thường, ngay cả bạn đã thực hành trong một thời gian dài. Sự chuyển hóaxảy ra từng chút một. Thật sai lầm khi mong đợi rằng sự chuyển hóa kỳ lạ sẽ xảy ra nếu bạn trở thànhmột Phật tử và chỉ thực hành Giáo Pháp trong một thời gian ngắn.
Ngay cả dù có thể bạn đã là một Phật tử trong một thời gian dài, những lỗi lầm có thể tiếp tục tồn tại, bạn phải tiếp tục trong thực hành theo từng bước. Nếu một Phật tử đã thực hành nhiều năm mà vẫn tham gia vào những việc bất thiện, điều này có phải là lỗi của Phật giáo hay không? Tôi nghĩ là không, đây chỉ là những vấn đề của con người mà Phật giáo chỉ cung cấp phương thuốc. Nó chẳng là lỗi của Phật giáo, chẳng hạn đạo Công Giáo khi một số tín đồ Công Giáo đã thực hành tín ngưỡng của họ trong nhiều năm cũng biểu hiện một số lỗi lầm nào đó. Tôi cảm thấy đây không phải là lỗi của đạo Công Giáo; đơn giản đây là lỗi của con người. Tương tự, điều này cũng đúng với Hồi Giáo, v.v...
Quan điểm chung cho rằng thực hành hay thực hành đạo Phật nói riêng giống như quy trình “nhấn-nút” dĩ nhiên là sai lầm. Những người không phải đạo Phật sai lầm khi áp đặt sự mong cầu của họ lên những Phật tử, nghĩ rằng họ phải đạt được một số tiến bộ tâm linh thật sự nhanh chóng, kỳ diệu. Những người mong đợi và đánh giá như vậy từ bên ngoài nên để chính bản thân họ tiếp cận và kiểm nghiệm. Hãy bước vào, thử nó, và thấy việc trở thành bồ tát trong một đêm chỉ bằng việc búng ngón tay của bạn có thật dễ dàng hay không.
Dù chúng ta có thực hành tịnh hóa dòng tâm thức mình hay không đều tùy thuộc vào việc trau dồi Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm và thiền định về Tứ Diệu Đế. Đây là điểm trọng yếu để tịnh hóa tâm. Cũng từ thiền định này tinh thần của tỉnh thức xuất hiện. Một tinh thần tỉnh thức thật sự như vậy hoặc thậm chí là một số bản sao, đều sinh khởi từ thiền định như vậy. Tương tự, mức độ niềm tin mà chúng ta có nơi Phật, Pháp, Tăng v.v... đều xuất phát từ sự hiểu biết của mình về Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm và Tứ Diệu Đế. Nếu thiếu sự hiểu biết này, bạn sẽ không có nền tảng để thực hành Giáo Pháp.
Về phần những vị khenpo, tulku, lama, tu sĩ, vị thầy, v.v... nếu những vị này thật sự có tâm linh tỉnh thức, điều này cho thấy các vị hoàn toàn hiểu biết thấu suốt về Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm và Tứ Diệu Đế. Có được hiểu biết này ngụ ý rằng các vị không còn bám luyến bản thân và ác cảm với người khác. Cũng ngụ ý rằng các vị được phú cho lòng bi và niềm tin. Thậm chí dù có những vị lama, khenpo, vị thầy, tulku, v.v... có những phẩm tính và sự thanh tịnh như vậy, thật khó cho chúng ta có thể thấy và xác quyết cho chính mình. Những gì chúng ta thấy đều là lỗi lầm. Vì bản thân chúng ta có khuyết điểm, chúng ta có khuynh hướng thấy lỗi lầm. Do đó, ngay cả nếu gặp một người thanh tịnh thì thật khó cho chúng ta nhận ra được người đó là thanh tịnh. Ví dụ, chẳng hạn nếu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến ngay đây, có khả năng chúng ta thấy lỗi lầm nơi Ngài. Hoặc Đức Padmasambhava bước vào cửa ngay bây giờ. Và nhìn cách cư xử của Ngài chúng ta có thể kết luận, “Ồ, ông ta là một tay chơi.” Hoặc nếu Đức Phật Shakyamuni đến, có thể chúng ta nghĩ, “Ồ, một gã đầu trọc!” chúng ta xây dựng tất cả những khái niệm chấp trước này. Sự phóng chiếu này xuất phát từ những lỗi lầm của chính chúng ta. Nếuchúng ta có khả năng nhận thấy lỗi lầm của các bậc hoàn toàn thanh tịnh, thì chẳng cần bàn cãi nữa chúng ta sẽ thật sự bị tập trung vào các lỗi lầm của người khác mà trong thực tế có thể họ có một số lỗi lầm. Chẳng hạn, trước đây có một câu chuyện về Đức Dalai Lama, nói Ngài có một số bạn gái người phương Tây, mà, dĩ nhiên đây là một chuyện bịa đặt. Trong thực tế, Đức Dalai Lama chưa từng gặp một phụ nữ nào đáng bị nghi vấn. Tuy nhiên, những tin đồn như vậy lại lan truyền, hoặc bởi Cộng Sản hoặc do một số hệ phái cạnh tranh, ai biết được? Loại nói xấu này có thể xuất phát từ chủ nghĩa bè phái, từ Chủ nghĩa Cộng Sản, hay từ những tổ chức chính trị. Do vậy, quan điểm là mỗi người chúng ta cần giải thoát chính mình khỏi lỗi lầm. Từ viễn cảnh của Đức Dalai Lama và bất cứ người lành mạnh nào khác, chỉ nên nhìn người phao tin đồn như vậy với lòng bi.
Những lỗi lầm của người khác thật sự không phải là việc của chúng ta, và chúng ta không cần quan tâmtới chúngï. Điều quan trọng là chú tâm vào Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm, vì điều này thật sự giải thoát chúng ta và người khác. Chúng ta cần giải thoát chính mình khỏi thái độ không để ý làm chúng tađi vòng vòng không chủ định, và để chuyển hóa tâm chúng ta cần không có thì giờ dành cho tám mối quan tâm thế gian. Khi bản văn nói, “Bạn sẽ áp dụng những hoạt động của chính bạn vào cuộc sống này,” nó đặc biệt ám chỉ tám mối quan tâm thế gian này. Có phải là một mất mát lớn nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội thực hành Giáo Pháp và sau đó làm mất nó một cách dễ dàng không để lại dấu vết hay không? Nếu ai đó ăn cắp của bạn một ngàn đô la, bạn sẽ cảm thấy, “Ôi, tôi bị mất nhiều quá! Một mất mát lớn thay! Thật là một thảm họa! Thật là một lãng phí!” hiện thời chúng ta được phú cho cuộc sống này vốn có thể hoạt động như một nguyên nhân cho hạnh phúc, cho chính cuộc sống này cũng như trong kiếp tương lai, và vào lúc này chúng ta không coi trọng cơ hội này nhiều như việc coi trọng đồng tiền. Ngoài ra, đôi lúc thậm chí chúng ta còn giúp được sự lãng phí thời gian của người khác qua việc tham gia vào hành động bất thiện, v.v... của họ.
Đôi khi đi vào Giáo Pháp cũng giống như đi đến cửa mà không có chìa khóa và tự hỏi, “Làm sao tôi vào được?” Nhờ thiền định về cái chết và vô thường, cánh cửa của Giáo Pháp sẽ tự nó mở ra.
Hãy thiền định trong những nơi chốn như vầy: Hãy tự bạn đi, không bạn đồng hành, lên một vùng xa xôi chưa có ai đến, một nơi đáng chán, không vừa ý, tối tăm, hiểm trở, đầy sỏi đá, và đổ nát làm bạn đồng hành, nơi đó làn gió tạo âm thanh xào xạc trong cỏ, với mặt trời đang lặn khỏi bầu trời, và những dòng sông của núi non chảy xuống vang như sấm. Hoặc đi đến những mộ địa, ở đó có nhiều xác người nằm xung quanh, với các mảnh chân, tay, xương, thịt và da, nơi có những con cáo tru gào, những con quạ đang đi vòng quanh, các con cú đang gọi nhau huyên náo, gió đang rền rĩ, chó sói và cáo đang lôi kéo qua lại trên những xác chết. Chính bạn tự đi đến một nơi khủng khiếp, đáng chán, ghê rợn, và sợ hãinhư vậy. Nơi chốn tạo ra một khác biệt lớn, vì đi vào một vị trí như vậy để thiền định, một nhận thức vềvô thường sẽ tự động sinh khởi. Do vậy nơi chốn rất quan trọng.
Tại phương Tây, chúng ta cho rằng cảnh mặt trời lặn là huy hoàng và tương tự như vậy. Một cách khác để nhìn cảnh mặt trời lặn là chỉ xem đó là một dấu hiệu khác về cuộc đời bạn đang trôi qua. Ngoài ra, ở những nghĩa địa của Mỹ là nơi có khuynh hướng vui vẻ, đẹp đẽ với nhiều loại hoa, v.v... Nếu bạn thật sự muốn tìm kiếm điều gì đó gần gũi với những mộ địa như đã nhắc đến trong bản văn, bạn có thể đi đến Ấn Độ.
Một khi đã đến đó, hãy ngồi theo tư thế xếp bằng, lòng bàn tay ôm đầu gối, hoặc ngồi trong tư thế chán nản như trước. Thu rút tâm bạn và đi theo dòng tư tưởng này một cách nghiêm chỉnh, “Than ôi! Đây là gì? Về mặt vũ trụ bên ngoài, thì thế gian là vô thường. Bốn mùa trôi qua trong từng khoảnh khắc, xuân, hay, thu, và đông v.v... dần dần thay đổi và trôi qua. Và thậm chí trong một ngày, sáng, trưa, chiều, và tối cũng thay đổi và qua đi. Ngay cả thời gian không đứng yên một chỗ từ lúc này đến lúc kế tiếp mà nó trôi qua. Những chúng sanh là cư dân của vũ trụ đều vô thường. Cha mẹ tôi, người già, hàng xóm, người đồng hương quê tôi, bạn bè cùng thời, và tất cả kẻ thù, bạn bè cũng đều vô thường, và từng người một sẽ chết. Con người trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, từ thơ ấu, thiếu niên và trưởng thành, người già, cho đến khi chết chẳng thể đứng yên trong một khoảnh khắc mà thay đổi dần dần và trôi qua. Tất cả những chúng sanh được sinh ra đều gần gũi với cái chết. Có những người năm ngoáicòn hiện diện ở đây mà năm nay đã ra đi, có những người sống ở đây vào năm này nhưng đã ra đi ngày hôm qua, và những người buổi sáng còn ở đây nhưng ra đi khi màn đêm buông xuống. Tất cả đều là bản chất của vô thường. Giờ đây cái chết cũng chẳng mấy chốc xảy đến với tôi, như sự trôi quanhanh chóng của ngày, tháng và năm. Lấy gì làm chắc cho tôi trụ được trong thân hiện tại này cho đếnnăm sau? Chưa nói đến việc chẳng có gì bảo đảm trong cuộc sống chính tôi, liệu tôi sẽ chết vào ngày mai hay ngày mốt không? Vì giờ chết là bất định, nên chẳng có thời gian cho tôi sống như thường lệ; do vậy, nếu cuộc sống làm người của tôi hao mòn dần trong tiến trình để thời gian trôi qua vô ích thì thật lãng phí! Tôi bảo đảm cái chết là chắc chắn. Tuy trong lúc tôi chưa chết, vẫn không ai có thể thoát khỏichết, nên cái chết là chắc chắn. Vì thân thể là một hỗn hợp, cái chết là chắc chắn; và vì cuộc đời trôi qua không dừng lại dù trong một khoảnh khắc, nên cái chết là điều chắc chắn. Giống như đá rơi xuống từ sườn núi, hoặc như con vật bị dẫn đến lò sát sinh; tôi cũng chắc chắn đến gần cái chết.
Thậm chí trong quá trình của một giờ, bạn có thể thấy tiếng tích tắc của từng phút trôi qua. Khi một người lớn lên, họ được gọi là một đứa bé, một thiếu niên, và người trưởng thành, v.v... Những danh hiệu này là cho tiến trình thay đổi đi đến cái chết. Tất cả chúng ta giờ đây còn sống, nhưng rồi mọi người sẽ chết và trở thành một tử thi. Cũng như vậy, chúng ta hoàn toàn sắp sửa là tử thi, nên hoàn cảnh môi trường hiện tại của chúng ta hoàn toàn là một nghĩa địa. Do vậy, bạn có thực sự cần đi đến nơi nào khác hay không? Về phần Kim Cương Thừa, sáu loại ý thức được bàn luận như là một nghĩa địa. Tòa Bạch Ốc ở Washinton D.C., cũng là một nghĩa địa. Ngày nay, Potala cung điện của Đức Dalai Lama ở Lhasa cũng là một nghĩa địa.
Khi bản văn nói, “sống như thường lệ” có nghĩa vẫn sống với thói quen trước đó liên quan đến ba bất thiện của thân, bốn của khẩu, và ba của ý.
Trong lúc cái chết là chắn chắn, giờ chết thì không thể đoán trước. Vì không có gì bảo đảm rằng cuộc sống tôi sẽ tiếp tục trong bất kỳ thời gian nào đã định, vì giờ chết là không thể đoán trước. Nên không có thời gian để lãng phí năm tháng.
Khi tôi sắp chết, sẽ chẳng ai có thể giữ tôi ở lại, không có bảo vệ, sẽ không có ai giúp tôi. Tài sản mà tôi đã tích lũy sẽ chẳng giúp gì vào lúc chết, vợ, con, họ hàng cũng chẳng giúp gì thậm chí chính thân tôi sẽ chẳng giúp gì vào lúc chết. Thân thể tôi sẽ để lại phía sau đem hỏa thiêu và sẽ cuốn lên trên trong dạng tro tàn. Thậm chí tro này sẽ được gió mang đi, và không ai nói rằng chúng sẽ đi đâu. Của cải tôi đã tích lũy sẽ bỏ lại, và tôi sẽ chẳng thể lấy được gì ngay cả một cây kim. Tôi sẽ bị chia cách khỏi họ hàngquyến thuộc, vì giờ đây tôi phải đi trên một con đường dài sẽ chẳng gặp họ lần nữa. Tôi không thể đem ngay cả một người bạn đồng hành với tôi. Giờ đây tôi sắp đến thời điểm phải đi một mình vô vọng, không bạn đồng hành, vậy làm sao có thể có thời gian để sống trong sự uể oải? Làm sao có thể có bất cứ thời gian cho những hoạt động của cuộc sống này?Than ôi! Từ hôm nay trở về sau, tôi sẽ thực hànhđạo đức, và ngay từ hôm nay tôi sẽ từ bỏ tội lỗi. Sau đó khi đối mặt với cái chết, tâm tôi sẽ được thanh thản, và nhờ đó tôi sẽ đạt tới con đường. Khốn khổ thân tôi! Thật đáng sợ biết bao!
Thậm chí Phật Amitayus, Đức Phật Vô Lượng Thọ cũng không thể giúp bạn vào lúc chết; và nếu Ngài không thể giúp, thì người nào có thể giúp? Ngay cả người có năng lực và ảnh hưởng vĩ đại cũng chẳng thể làm gì để giữ bạn khỏi chết. Thậm chí có một triệu Mỹ kim cũng không giúp được gì vào lúc chết. Ngay cả nếu có nhiều vợ, tất cả đều đẹp cũng chẳng giúp được bạn.
Phong tục ở Ấn Độ và nơi khác là hỏa táng xác chết. Tại Tây Tạng, việc cắt tử thi cho chim kên kên ăn cũng rất phổ biến. Ở Mỹ, việc chôn xác xuống đất để trở thành thực phẩm cho giun là phổ biến. Bất kể bạn làm gì với thân xác, cuối cùng nó cũng bị hư hoại. Ngay cả việc bạn đã tích lũy một tài sản đầy cả thế gian, cũng chẳng có thể mang theo. Bạn thường bị nhiễm nhiều bám luyến về những gì mình sở hữu, như vậy khiến có thể tích lũy những nguyên nhân tái sanh vào cõi thấp. Cho nên, “một cây kim” bạn cũng không thể mang đi sau khi chết. Giờ đây, chúng ta đang gõ cánh cửa của cái chết.
Hãy suy ngẫm theo cách đó, thốt ra những lời này với giọng nói buồn chán để chúng khơi dậy sự chú tâm của bạn, “Than ôi! Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Vật chất đa hợp là vô thường. Ngày và đêm đang lấy đi cuộc sống của tôi. Giờ chết là không thể đoán trước. Thật may mắn biết bao khi bây giờ tôi vẫn chưa chết! Nhưng giờ đây cái chết sắp xảy đến.”
Với những người trong trạng thái cùng khổ, cái chết có thể không là một viễn cảnh xấu. Điều đó thực tếcó thể thích hợp vì họ có thể giải thoát khỏi cõi đó. Trong cõi người, tôi nhận thấy người bị giam trong tù nhiều năm và bị hành hạ mà cuộc sống của họ là một chuỗi cực khổ liên tục. Từ kinh nghiệm cá nhântôi, những người như vậy thực sự muốn tìm cái chết vì nó chấm dứt đau khổ mà họ phải kinh nghiệmtrong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu những người này có một cuộc sống bất thiện, thì khi thoát khỏi nỗi đau khổ này thậm chí còn phải chịu nhiều đau khổ tệ hơn. Trái lại, nếu cuộc sống họ đạo đức, sau khi chếttrong tù, điều này không thực sự là xấu. Nói chung, phần lớn chúng ta, không ở trong trại tập trung và không bị hành hạ, đều sợ chết.
Khơi dậy một cách sinh động sự chú tâm của bạn khi thốt ra những lời này, và hình dung trong tâm như sau, “ Tôi đi đến một nơi mà trước giờ chưa từng biết đến. Vùng đất đó quay mặt về hướng bắc, tối đen, không có tiếng nói hay chuyển động của con người. Âm thanh của nước ào ạt chảy xuống. Gió đang gào hú, cỏ xào xạc. Mặt trời đang lặn xuống khỏi đỉnh núi, đá trên núi tỏa ánh sáng tía lấp lánh. Những con quạ đang kêu. Tôi đã đến một nơi chưa từng biết như vậy. Không có bạn, người đồng hành, thật là trước đây tôi chưa từng biết. Tôi phải lang thang trong sự bàng hoàng, không có cảm giác bị giới hạn ở đâu. Thốt ra miệng những lời này, “Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Trời ơi! Chao ôi! Bất hạnh thân tôi! Không bạn đồng hành tôi lang thang đơn độc trong một nơi hoang vắng. Quê nhà tôi ở đâu? Cha mẹ tôi ở đâu? Con cháu và tài sản tôi ở đâu? Khi nào tôi về quê nhà? Chao ôi! Bất hạnh thân tôi! Thật đáng chán nản.” Nói lớn những lời này, tôi lang thang không mục đích trong sự bàng hoàng. Sau một lúc tôi đến một khe núi và té xuống. Hai tay quơ cào trong một thời gian ngắn tôi chụp được một bụi cỏ trên mặt vách đá. Nắm chặt vào nó tôi run rẩy vì sợ. Nhìn xuống dưới là một vực sâu không đáy, nhìn lên tôi thấy bầu trời. Tảng đá thì rộng lớn và trơn tuột như một tấm kiếng. Gió đang gào hú. Rơi vào một tình thế khó khăn như vậy, một con chuột trắng xuất hiện từ khe nứt của tảng đá phía bên phải bụi cỏ, gặm đứt các lá cỏ và mang đi. Một con chuột đen xuất hiện từ kẽ nứt bên trái tảng đá, cũng cắn đứt các cọng cỏ và tha đi. Hai con chuột làm việc thay đổi luân phiên, và bụi cỏ ngày càng nhỏ hơn. Tôi không có cách nào chống lại chúng, và hoảng sợ cái chết. Run rẩy vì kinh hoàng, sợ hãi, tôi nghĩ, “Giờ đây cái chết xảy đến với tôi. Chẳng có nơi nào để thoát. Tôi không có Giáo Pháp vì trong quá khứ đã không nghĩ về cái chết. Tôi sợ bị kẹt ở nơi này. Ngày hôm nay tôi sẽ chết, chuyện này chưa từng xảy ra với tôi, mà giờ đây cái chết lập tức sẽ đến với tôi. Bây giờ, từ hôm nay trở đi, tôi sẽ bị chia cắt với quê hương xứ sở, con cái, của cải, họ hàng, người cùng xứ sở, hàng xóm, bạn học, và bạn bè, tôi sẽ chẳng gặp lại họ nữa. Của cải tôi đã tích lũy sẽ để lại đằng sau, và từ giờ trở đi tôi phải đi trên một chuyến hành trìnhdài đến một nơi không quen thuộc mà trước đây chưa từng được kinh nghiệm. Ôi cách tốt nhất nào để thoát khỏi nỗi sợ hãi này? Nó ở đâu? Tôi nên làm gì? Ôi than ôi!”
Phép loại suy về những con chuột đang ăn cỏ biểu tượng ngày và đêm đang lấy dần cuộc sống của chúng ta. Khi có cơ hội hoàn hảo để thực hành Giáo Pháp mà chưa tận dụng được là vì chúng ta quên suy nghĩ về cái chết.
Suy ngẫm như vậy, thốt ra rõ ràng những lời này “Ôi, than ôi, Tôi sợ quá! Than ôi, cái chết đang đến gần! Giờ đây cái chết chẳng mấy chốc sẽ đến. Tôi phải ra đi một mình, không bạn đồng hành, phải đến một nơi thật xa tới một nơi chưa biết, tôi phải vượt qua một con đường lớn. Tôi có thể làm gì để được giải thoát? Nếu có cách nào, tôi sẽ làm. Than ôi, Tôi sợ quá!” trong khi than vãn những lời này, hãy quán tưởng bầu trời phía trên vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn trên một hoa sen và mặt trăng, đang cầm một damaru (trống tay) và một chuông. Trong tư thế đang nhảy múa, Ngài trang hoàng bằng sáu loại trang sức bằng xương. Hãy quán tưởng Ngài nói với bạn, “Than ôi! Thực tại đa hợp này là vô thường và chẳng mấy chốc sẽ bị hư hoại. Bốn mùa bên ngoài là vô thường, thay đổi và qua đi. Người già, kẻ thù, và bạn bè đều chết và xa cách. Tuổi trẻ và người trưởng thành thay đổi theo từng năm, tháng, và ngày. Cuộc sống này trôi qua nhanh chóng như dòng nước chảy xuống dốc núi. Con thật khờ dại để cuộc sống trôi qua mà không biết con sẽ chết. Giờ đây vô thường và cái chết sắp xảy đến. Không có cách nào ngăn chận được cái chết này. Hãy nhìn vào hiện tại để thấy có cách nào ngăn chận được nó hay không? Bây giờ không có thời gian để lãng phí – hãy tôn kính vị thầy tâm linh của con!” ngay khi nghe những lời này, hãy suy ngẫm, “Than ôi! Trước khi chạm trán cái chết, đã có Giáo Pháp cho tôi thực hành, nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa thực hành Giáo Pháp. Tôi hối tiếc biết bao! Giờ đây dù tôi sống hay chết, vị thầy tâm linh quý báu đều biết. Nếu vị thầy tâm linh có lòng bi, tại sao Ngài không giải thoát cho tôi khỏi vấn đề to lớn này? Vị thầy tâm linh quý báu, người cha của tôi, biết cách.
Nếu không thực hành Giáo Pháp, chúng ta sẽ hối tiếc. Bạn nghĩ gì về điều này? Bạn có nghĩ bản văn nói về cái chết và vô thường là rườm rà hay không? Phật giáo nhấn mạnh về cái chết có phải là một vấn đề không? Nó không phải là vấn đề của Phật giáo, nó là vấn đề của chúng ta. Phật giáo đơn giản chỉ gợi chú ý một số đặc tính nổi bật của cuộc sống chúng ta. Đây là vấn đề của chúng ta và của mọi chúng sanh. Là chúng sanh, chúng ta là chủ thể cho cái chết và vô thường.
Có lần, tôi giảng dạy về chủ đề này và toàn bộ kết quả của đau khổ trong samsara ở Los Angeles, và người ta hỏi tôi, “Có phải những gì Phật giáo nói tới thực sự như vậy? Nó chỉ là đau khổ? Là một tôn giáo về đau khổ?” không, điều này không phải là đặc tính của đạo Phật. Đây là một mô tả về bản chấtthực sự của cuộc sống hàng ngày chúng ta. Nếu để cuộc sống chúng ta bị bám luyến chế ngự, không tư duy về cái chết, thì chết một cách tuyệt vọng là kết quả tự nhiên. Để chống lại điều đó, đã đến lúc dấn thân trong thực hành lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định. Lý do chính của hướng dẫn này là loại bỏ tâm thức phiền não và trau dồi đạo đức của bạn.
Đơn giản phát sinh lòng sùng kính và niềm tin mạnh mẽ với những phản ánh chân thật như vậy, hãy quán tưởng tinh hoa của những tia sáng từ ngực vị thầy tâm linh đi vào bạn; và cùng lúc đám cỏ bị kết thúc, những tia sáng lập tức nhấc bạn lên và đem bạn đến cõi Sukhavati. Sau đó, vô số tia sáng chiếu ra từ ngực bạn đem từng chúng sanh của tam giới đến Sukhavati. Hãy trau dồi lòng bi mạnh mẽ cho tất cả chúng sanh. Vị thầy tâm linh cũng nên ban một giải thích chi tiết về những lý do cho cái chết và vô thường. Suy ngẫm về cái chết và vô thường trong cách đó và hãy phát sinh một cảm giác không ảo tưởng.
Tóm lại, một sutra trình bày:
Không thể thấy một nơi đa hợp mà thường hằng. Tất cả đa hợp đều vô thường, này Ananda, cũng đừng nên buồn chán.
Sutra Lanka Truyền xuống (Kinh Lăng Già) trình bày:
Cuộc sống con người giống như một dòng nước chảy xuống dốc núi một cách nhanh chóng.
Mahayana Yoga trình bày:
Dù ngươi đi đến bất cứ dâu, trên đỉnh núi hay dưới đáy biển, cũng chẳng tìm thấy nơi nào mà không có cái chết. Thân này là chủ thể để hủy hoại, giống như một bình đất sét. Nó giống như điều gì đó được vay mượn, và trong nó không có gì mà không thể biến đổi.
Thân này giống như cái gì đó được vay mượn từ bốn nguyên tố. Nó chỉ là vật cho mượn
Tập hợp cách ngôn trình bày:
Một số chết trong tử cung, một số chết tại nơi được sinh ra; tương tự một số chết lúc còn bé, một số khi già, một số lúc còn trẻ, và một số chết vào lúc trưởng thành. Tất cả họ đều dần dần đi đến cái chết, và ai có thể chắc chắn mình vẫn sống hoài với nhận xét của người khác rằng “Người này vẫn còn trẻ”?
Hoàn toàn dễ dàng khi nói, “Người này trẻ trung” hoặc “Người này khỏe mạnh.” Tuy nhiên, có bất cứ bảo đảm nào mà người trẻ trung và mạnh khỏe này ngày mai sẽ còn sống?
Một sutra trình bày:
Giống như người tù bị dẫn đi xử, với mỗi bước đi chúng ta đều đến gần cái chết.
Ngài Nagarjuna nói:
Nhiều nguyên nhân góp phần cho cái chết, và một số ít góp phần cho sự sống. Thậm chí những nguyên nhân hỗ trợ cuộc sống có thể chuyển thành hoàn cảnh dẫn đến cái chết. Thế nên, hãy luôn nỗ lực trong Giáo Pháp.
Những hoàn cảnh được dự định hỗ trợ cuộc sống thường tình cờ chuyển thành hoàn cảnh dẫn đến cái chết. Chẳng hạn, người ta dùng thuốc để chữa bệnh, cuối cùng thuốc men lại giết họ. Tương tự, người ta làm những việc khác nhau để cố bảo vệ cuộc sống họ, và đôi khi chính những hành động này lại dẫn đến cái chết.
Sutra Đảnh Ngọc trình bày:
Các bạn, cuộc sống này là vô thường, trôi qua nhanh chóng như dòng nước đổ xuống dốc núi, người khờ dại không nhận ra nó, người không khôn ngoan bị nhiễm độc bởi những hư ảo của dục vọng.
Thuật ngữ “tính hư ảo của dục vọng” ám chỉ đặc biệt đến bám luyến của chúng ta vào tám mối quan tâmthế gian và chúng bao gồm những cảm giác tự cao và cho mình là quan trọng, thường xuất hiện phổ biến khi chúng ta cảm thấy mình thật tuyệt diệu.
Một sutra trình bày:
Mara (Ma vương) của tử thần giống như người nào đó chờ đợi phục kích. Sinh, già, bệnh, và chết giống như sự xoay vòng của máy quay nước. Trong thế gian này,– dù người vĩ đại hay người thấp kém, kẻ giàu hay người nghèo – không một ai mà không rơi vào bàn tay của tử thần.
Và:
Mỗi một người già đã chết trong quá khứ luôn có con cái và tài sản, nhưng con cháu và tài sản lại không lợi ích cho họ trong những kiếp tới
Thế hệ này sang thế hệ khác – bao gồm ông bà, ông bà cố, ông bà sơ của chúng ta; v.v... – suốt toàn bộ cuộc sống họ đã chuyên tâm vào tám mối quan tâm thế gian để có được tài sản vật chất, con cháu, v.v... Mỗi một thế hệ đều làm điều này, và từng người để lại toàn bộ của cải, sở hữu cho thế hệ kế tiếp. Chẳng những của cải và con cháu này không lợi ích cho họ vào lúc chết mà còn có thể thực sự làm hại họ. Trong quá trình tích lũy những của cải này, người ta thường tham gia vào nhiều việc bất thiện. Điều này thật sự đã xảy ra trong quá khứ và nó cũng đúng trong hiện tại. Trong số chúng ta, nhiều người trong thế hệ hiện tại đang chuyên tâm vào cùng mục đích như vậy và cũng sẽ kết thúc tương tự như những người trong quá khứ. Chúng ta, cũng sẽ chết.
Về tất cả những mối liên quan đến con cái này, một số người có thể nghĩ, “Tôi chẳng có con cái nào, vậy tôi không phải là người được nói đến ở đây.” Nếu bạn nghĩ mình thông minh như vậy, thì hãy thực hành Giáo Pháp.
Vì cuộc sống chúng ta là vô thường và trôi qua không ngừng dù chỉ trong một chốc lát, do vậy không cóthời gian để sống trong lười biếng.” Nêu ra nhiều trích dẫn từ những sutra và tantra theo cách này và phát sinh sự không ảo tưởng. Nhờ thiền định về những vấn đề của vô thường và cái chết như vậy, dựa trên kinh nghiệm bạn sẽ hiểu được rằng mọi công việc của thế gian là vô thường, và đặc biệt trong dòng tâm thức bạn sẽ an định, sự nhiệt thành cho Giáo Pháp sẽ khởi lên, v.v...
Chúng ta không nên thỏa mãn chỉ với một giáo lý rất nhỏ bé, thay vào đó hãy suy nghĩ về độ dài của nhiều loại đau khổ trong chu trình sinh tử, ý nghĩa và thực tại của cái chết. Hãy suy nghĩ về nó trong nhiều cách và nhờ đến nhiều nguồn để làm phong phú sự hiểu biết và nhận thức của bạn về nó. Tất cả giáo lý của Đức Phật từ giáo lý cao nhất của Atiyoga xuống đến nền tảng căn bản nhất của Hinayana đều thiết kế để đem chúng ta đến giải thoát. Song, nhiều người trong các bạn chỉ thực sự quan tâm thức tỉnh và lắng nghe khi được giảng dạy về Atiyoga, hay Đại Viên Mãn. Tuy nhiên, bạn cần phải chú tâmtrước tiên về những giáo lý này. Lúc đầu bạn phải xây dựng một nền tảng tốt bằng cách chuyển tâm giải thoát khỏi chu trình sinh tử. Hãy thiền định về vô thường và bản chất của hành vi và những hậu quả của nó – luật nhân quả. Nhờ thiền định trên những điều này, một nền tảng tốt đẹp sẽ được thiết lập cho những giáo lý và thực hành nâng cao hơn, và các phiền não của ghen tỵ, bám luyến, thù hận, v.v... sẽ được an định.
Tất cả tám vạn bốn ngàn pháp môn của đức Phật và đặc biệt hơn, là sáu trăm bốn mươi ngàn tantra của Atiyoga được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi đau khổ của chu trình sinh tử. Sự đau khổ này không phải là chuyện bịa đặt. Sự đau khổ mà chúng ta là chủ thể phải chịu và bản tánh đau khổ của sinh tửkhông phải là vô nghĩa và xem thường. Đây là điều tại sao chúng ta cần chú tâm về nó và nhận biết độ sâu rộng của đau khổ mà chúng ta là chủ thể. Trên việc nhận biết này, bám luyến của chúng ta sẽ dần dần suy giảm. Với việc làm giảm bám luyến, thù hận cũng sẽ giảm bớt. Qua sự tiến bộ dần dần như vậy, chúng ta có thể mong đợi đạt được giải thoát.
Bạn có thể tự hỏi liệu mình có cần học hết tám vạn bốn ngàn pháp môn hoặc sáu trăm bốn mươi ngàn tantra của Atiyoga hay không. Nếu bạn có thời gian và lòng nhiệt thành, thì điều đó rất tốt. Nhưng vì giáo lý quá nhiều và không có đủ thời gian nên bạn cần chú tâm vào cốt tủy của giáo lý. Trước tiên, một cách để nắm giữ tinh túy của giáo lý này là suy niệm về Bốn Tư Tưởng làm Chuyển Tâm, sau đó nếu bạn đi vào thực hành của Kim Cương Thừa, bạn phải được quán đảnh, và tụng niệm giáo lý của Kim Cương Thừa v.v... Thiền định trên một Bổn Tôn đặc biệt đã chọn. Nếu thiền định tốt về một Bổn Tôn đã chọn thì việc làm này như một chìa khóa cho tất cả phần về sau. Do vậy, bạn không cần dấn thân vào nhiều thực hành sâu rộng. Hãy làm tốt một thứ, và nó sẽ là chìa khóa cho phần còn lại. Bạn sẽ tìm thấygiáo lý về tánh Không trong giáo lý Atiyoga, và sự nhận biết của tánh Không là nguyên nhân khởi đầu để đạt Phật quả.
Nếu tham dục của cuộc sống này gia tăng và bạn không thể sống trong cô độc, ngay cả dù bạn có thiền định về vô thường, thì hãy tiếp tục thiền định cho đến khi kinh nghiệm xuất hiện. Đây là sinh lực cốt tủy của tất cả Giáo Pháp. Nếu bạn không thành công trong điều này thì kinh nghiệm thiền định sẽ không xuất hiện, vậy điều quan trọng là chính bạn chuyên tâm vào điều này. Bất cứ ai có khả năng dù cao hay thấp đều sẽ được giải thoát với điểm trọng yếu này, vậy kiên trì trong điều này là điều quan trọng. Hãy thiền định cho đến khi thấy chúng sanh không chú ý đến cái chết khiến bạn chảy nước mắt vì lòng bi. Hãy thiền định về điều này trong ba ngày, sau đó quay trở lại.
Nhờ thiền định theo cách đó, khi gần đến thời hạn bạn sẽ có hạnh phúc dồi dào, và cuối cùng bạn sẽ trở thành một vị Phật. Hãy thực hành điều này! Sự thiền định về cái chết và vô thường là giai đoạn thứ ba trong Sự Giải Thoát Tự Nhiên Qua Thiền Định: Những Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Tiến Trình Chuyển Di.
Ba điều này là những chuẩn bị để điều phục dòng tâm thức bạn. Vào lúc bắt đầu, điều đặc biệt quan trọng là bạn có được chú tâm vững chắc vào ba điều này. Nếu không có được chỗ đứng vững chắctrong chúng, bạn sẽ vuột mất mọi Giáo Pháp khác. Cho đến khi nhận thức của vô thường khởi lên liên tục và sống động như thể tim bạn bị mũi tên sắc bén của những điểm này xuyên thủng, hãy tiếp tụcthiền định. Samaya.
Hãy thực hành điều này! Cầu mong các thực hành chuẩn bị để điều phục dòng tâm thức bạn không bị biến mất cho đến khi luân hồi trống rỗng. “Những Thực hành Chuẩn bị để Điều phục dòng Tâm thứcbạn” trong Sự Giải Thoát Tự Nhiên Qua Thiền Định: Những Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Sáu Tiến Trình Chuyển Di là những giáo lý của truyền thống Choje, con trai tâm linh của terton Karma Lingpa. Do vậy, điều này đã được Guru Nyida Ozer viết ra, cầu mong sự hiển lộ của Đức Phật được nuôi dưỡng và tăng trưởng trong mọi lúc và mọi nơi, và cầu mong giáo lý được bảo tồn lâu dài.
Mangalam bhavatu!
(Cầu mong được hiệu quả!)
Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Bản-Tâm:
Bốn Thời Yoga Của Hoạt Động Tâm Linh
Của Kim Cương Thừa Mantra Bí Mật
GIÁO LÝ TRƯỚC BÀN LUẬN về những chuẩn bị chung, và bây giờ chúng ta đi đến những chuẩn bị khác thường hay phi thường.
Trong Sự Giải thoát Tự nhiên qua Thiền định về Hiền minh và Phẫn nộ, hãy thực hành kỹ lưỡng phù hợp với những thực hành chuẩn bị này để rèn luyện dòng tâm thức chính bạn.
Thực hành sau đây được viết trong dạng bài kệ có âm tiết hay, thường được tụng niệm trong các tu việnở Tây Tạng. Khi tôi còn là một đứa trẻ, vào buổi sáng sớm các tu sĩ thường tụng niệm bài này. Đó là một cách để ngăn chận người ta ngủ quá giờ, và họ có một cách tụng niệm đặc biệt rất du dương.
Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Ôi đứa con của dòng giống tốt! [11]
Không chống nổi vô minh và ảo tưởng,
Hãy phát sinh năng lực nhiệt tình và thức dậy ngay.
Từ thời vô thủy cho đến nay
Vẫn còn ngủ say vì vô minh,
Nhưng giờ đây đừng ngủ nữa; hãy để thân, khẩu, ý chuyên tâm vào Giáo Pháp.
Nếu có lợi ích thật sự trong lối sống ngủ mê mệt, chúng ta đã hoàn toàn có lợi ích vào lúc này vì đã có nhiều kinh nghiệm làm việc này từ thời vô thủy. Vậy ngủ thêm là không cần thiết và có hại. Bây giờ là lúc dẹp chuyện ngủ sang một bên và chuyên tâm vào Giáo Pháp. Tại sao lại không ngủ dậy trễ, lang thang, và sống không chủ định? Vì từ thời vô thủy chúng ta đã không chống nổi tính khờ dại như vậy, và kết quả là phát triển khuôn mẫu cư xử che đậy lỗi lầm của chúng ta và chỉ ra những khuyết điểm của người khác. Thậm chí đôi khi chúng ta thấy lỗi người khác mà thật ra hoàn toàn chẳng có lỗi nào. Trong cách này chúng ta vẫn là chủ thể chịu đau khổ của sinh, già, bệnh, và chết.
Bạn có nhận biết sự đau khổ của sinh, già, bệnh, và chết hay không?
Ngày nay chẳng có hoàn cảnh nào là cố định.
Đã đến lúc phát sinh nhiệt tình để thực hành,
Giờ đây, sự cô độc là cơ hội thành tựu cực lạc vĩnh cửu;
Không có thời gian để sống với thái độ mệt mỏi.
“Thái độ mệt mỏi” này là một sự trì hỗn, nghĩ rằng, Ồ, ngày nay tôi chưa thể thực hành Giáo Pháp, nhưng sau này khi hoàn cảnh có lợi hơn tôi sẽ thật sự chuyên tâm vào Pháp. Ngày nay, tôi bị nhiều quan tâm thúc ép.” Bây giờ không có thời gian để trì hỗn; đúng ra là tập trung vào cốt tủy của thực hành, nhất là nhấn mạnh vào Bốn Tư duy làm Chuyển Tâm.
Hãy suy nghĩ về cái chết, và đem sự thực hành đến cực điểm.
Và những hoàn cảnh dẫn đến cái chết thì vượt khỏi sự tưởng tượng, nên không có thời gian để lãng phítrong cuộc đời.
Vậy nếu bạn không đạt được tự tin vô úy,
Thì mục đích của cuộc sống bạn là gì?
Trong vô số hoàn cảnh dẫn đến cái chết, cuộc sống chúng ta giống như một ngọn lửa bập bùng trong cơn gió, có thể bị thổi tắt bất cứ lúc nào. Nhất là không có thời gian xoay quanh thói quen kiếm lỗi người khác và che đậy lỗi mình. Trước tiên, mục đích của Giáo Pháp là để chạm trán với nỗi sợ hãi về cái chết và sau đó vượt qua nỗi sợ đó. Và nhờ vậy người ta tìm thấy kết quả của Giáo Pháp. Nếu không tiến tớihướng đó, vậy mục đích của cuộc sống của chúng ta là gì? Điều gì làm cuộc sống con người của chúng ta có ý nghĩa? Chúng ta có thể là thú vật. Sự khác biệt là gì? Nếu chúng ta không đạt được tự tin qua việc chuyên tâm về Giáo Pháp thì chẳng thể đạt lợi ích cho chính mình, đơn giản vì quên quan tâm đến người khác.
Hiện tượng thì chẳng đồng nhất, nó rỗng không và thoát khỏi sự tạo tác dựa trên khái niệm.
Giống như một ảo giác, ảo tưởng, một giấc mộng, một sự phản chiếu,
Một thành phố của gandharva (càn thát bà), và một tiếng dội.
Biết được rằng hiện tượng của luân hồi sinh tử và giải thoát
Sự nhận biết đối tượng giống như mười ảo ảnh tương tự, gồm
Mặt trăng trong nước, bong bóng xà phòng, một ảo giác của mắt, và một ảo tưởng không thực.
Chống lại sự bám chấp bẩm sinh của bạn vào sự hiện hữu thực sự của chính bạn và hiện tượng khác như thể mọi sự đều có sự đồng nhất nội tại. Mọi hiện tượng của samsara và nirvana, bao gồm chính chúng ta đều giống như mười tương tự này.
Vì bản tánh của hiện tượng là chẳng sinh,
Nên chẳng diệt và không cần bảo tồn, không đến và đi.
Chẳng có mục tiêu và không biểu hiện, chúng không thể nhận thức và không thể diễn tả.
Đã đến lúc để tìm hiểu thực tại này.
Không có cách để bám chấp hoàn toàn vào bất cứ hiện tượng nào về mặt ba thời – quá khứ, hiện tại, và tương lai – hay trong bất kì cách nào khác bằng phương tiện của ngôn từ hoặc tư tưởng.
Namo gurubhyah! Namo devebhyah! Namo dakinibhyah!
Than ôi! Than ôi! Hiện tượng vô thường của chu trình sinh tử
Là một đại dương nghiệp sâu thẳm không thể trốn tránh.
Đáng thương cho mọi chúng sanh bị phiền não bởi nghiệp!
Xin ban phước cho chúng con để đại dương đau khổ đó có thể khô cạn!
Nếu nhìn vào hoàn cảnh mình trong chu trình sinh tử này, chúng ta có thể tự hỏi, “Tại sao ta lại đau khổ? Đại dương nghiệp sâu thẳm này là gì mà không thể trốn thoát?” Lý do không thể trốn thoát này là chúng ta tự tạo cho chính mình. Do tham gia những hành động bất thiện và chấp ngã như điều gì đó rất quý báu, chúng ta đem lại sự hổ thẹn trên chính mình. Karma đơn giản có nghĩa là hành động, mà đặc biệt là hành động được thấm đẫm bằng một ý thức dối gạt của bản ngã, của đối tượng hành động, v.v... Khi đau khổ, chúng ta cần biết rằng nền tảng của việc đem đau khổ cho chính mình là qua những hành động trong đời này hay đời trước. Cuối cùng, chẳng nên chỉ tay vào lỗi người khác và trách cứ họ về những đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm.
“Đại dương đau khổ” đặc biệt nói đến biển tâm thức phiền não của chính chúng ta, nên việc cầu nguyệnbiển khổ này có thể khô cạn ám chỉ việc tiêu diệt biển tâm thức phiền não của chính mình. Phương cáchlàm khô cạn biển này là qua sự thực hành như lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định (văn, tư, tu).
Vào lúc Mao Tse Tung chết (Mao Trạch Đông), Đức Dalai Lama nói về cái chết của ông ta trước đông đảo dân Tây Tạng, và Ngài làm một nghi lễ tôn giáo to lớn đại diện cho Mao. Ngài nói rằng, giờ đây Mao đã từ bỏ cõi đời, ông ta nên được suy nghĩ với lòng bi. Trong thực tế khi Ngài nói về cái chết của Mao, mắt Ngài rơi lệ vì lòng bi to lớn cho người này. Ngài yêu cầu dân Tây Tạng hồi hướng những công đứccủa thực hành họ cho lợi ích của Mao. Mao đã làm gì xứng đáng để được sự ân cần và lòng bi từ Đức Dalai Lama? Những gì ông ta đã làm là tiêu hủy tu viện, tranh tượng, kinh điển ở Tây Tạng một cách có hệ thống. Ông ta đã làm tối đa việc hủy diệt mọi biểu tượng của Đức Phật và Giáo Pháp ở Tây Tạng. Về phần nhân dân Tây Tạng, Mao đã phạm tội diệt chủng và cơ bản bắt dân Tây Tạng phải chịu đau khổkhủng khiếp theo chính sách của ông ta. Không chỉ dân Tây Tạng chịu đau khổ mà dân Trung Quốccũng phải chịu. Thực chất những đau khổ khủng khiếp này có thể truy nguyên đến Mao và chế độ của ông ta. Khi nghe về một người hay chính quyền bắt phải chịu đau khổ to lớn như vậy phản ứng tự nhiêncủa chúng ta là giận dữ; trái lại, khi Đức Dalai Lama thấy điều này, Ngài chỉ nhận thức rằng đây là nghiệp của dân Tây Tạng, và người nào tham gia vào những hành động bất lợi khủng khiếp như vậy cũng đều xứng đáng với lòng bi của chúng ta.
Theo thông lệ, khi chúng ta nhận xét người khác, nói rằng, “Đây là kẻ thù của tôi” hoặc “đây là người xấu”, chúng ta đang đang xây dựng người khác theo cách này. Khi quan niệm người khác theo kiểu này, chúng ta sẽ gặt hái vụ mùa từ chính tư duy của mình. Những gì chúng ta đưa ra, chúng ta sẽ nhận trở lại. Vậy phản ứng của Đức Dalai Lama về cái chết của Mao là thiện hay bất thiện? Đó là một phản ứngthiện. Khi tinh thần của sự tỉnh thức thực sự chín muồi trong dòng tâm thức của một người thì loại phản ứng đó xuất hiện – một đặc tính phản ứng của một người thực sự đi theo Đức Phật. Bạn có thể nghĩ nó ngờ nghệch, nhưng người Phật tử nên phản ứng như vậy.
Chúng sanh bị phiền não do vô minh và nghiệp
Tham gia vào những hành động đau khổ vi sự khao khát hạnh phúc của họ.
Thương thay cho mọi chúng sanh nào không khéo léo trong phương pháp!
Mọi chúng sanh đều mong muốn hạnh phúc, và thoát khỏi đau khổ. Nhưng tuy khao khát nồng nhiệt các kết quả hạnh phúc này và thoát khỏi đau khổ, họ lại không thể đạt được vì không biết những phương pháp hiệu quả đem lại các kết quả như vậy. Những người ngờ nghệch với những phương pháp này đáng được hưởng lòng bi.
Xin ban phước cho chúng con để những phiền não tâm thức, nghiệp, và che ám được tịnh hóa!
Trong ngục tù của dục vọng ích kỷ và bám chấp nhị nguyên này,
Chúng con giống như một con nai quay lại bẫy để sẵn sàng bị sập bẫy.
Nếu một con nai bị sập bẫy, nó sẽ không bị mắc lại trong bẫy giống như thế. Nó sẽ học được lỗi lầmnày. Về mặt này, chúng ta còn khờ hơn con nai vì về mặt dục vọng ích kỷ và bám chấp nhị nguyên về “cái tôi” chúng ta rơi vào cùng một bẫy này nhiều lần. Chúng ta chịu khổ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không học được cách làm thế nào tránh quay trở lại cái bẫy tương tự như vậy.
Thương thay cho những chúng sanh là đối tượng của vô minh và ảo tưởng!
Xin ban phước cho chúng con để có thể ra khỏi hố thẳm sinh tử!
Trong sáu thành phố không thể đào thoát của nghiệp này [12]
Như thể chúng con đi từ cánh của máy quay nước này đến cánh kế tiếp.
Thương thay cho mọi chúng sanh trong vòng sinh tử không thể đào thoát này!
Xin ban phước cho chúng con để đường sinh vào sáu cõi có thể kết thúc!
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển Pháp Luân lần thứ nhất, Ngài khởi đầu bằng việc giảng dạy Tứ Diệu Đế. Nguyên nhân chính của Tứ Diệu Đế liên quan đến bản chất của hành vi và những hậu quả của nó, với lời khuyên làm thế nào để tránh những hành động dẫn đến đau khổ và làm thế nào dấn thân vào những hành động dẫn đến chấm dứt đau khổ. Phần lớn mọi người không chú ý đến lời khuyên này. Tất cả tám vạn bốn ngàn Pháp môn của đức Phật đều giới thiệu cùng chủ đề này. Sau thời Đức Phật đã có nhiều vị đại đệ tử, thánh nhân, và thiền sư trong truyền thống của đức Phật đã soạn thảo hàng ngàn tác phẩm. Các Ngài cũng đã nói với chúng ta những hành động nào dẫn đến đau khổ và trói buộc, những hành động nào dẫn đến hạnh phúc và giải thoát. Nhưng phần lớn mọi người lại không nghe. Tương tự, Đức Padmasambhava đến Tây Tạng và đã giảng dạy làm cách nào để tránh đau khổ và tìm thấy hạnh phúc không biến đổi. Hai mươi lăm vị đại đệ tử của Ngài và một trăm lẻ tám vi khai mật tạng một lầnnữa lại hiển bày con đường đến giải thoát. Các vị thầy tâm linh hiện tại cũng cho chúng ta thấy con đường dẫn đến hạnh phúc và con đường đến đau khổ. Chúng ta thường cảm thấy mình biết nhiều hơn những vị thầy này, rằng chúng ta biết những gì tốt nhất, những gì có lợi cho người khác, và những gì sẽ giúp việc bảo tồn Giáo Pháp. Do vậy, chúng ta đưa ra nhiều lý do khác nhau để không theo lời khuyêncủa vị thầy tâm linh mình.
Những bậc giác ngộ vĩ đại là người có mắt nếu đem so sánh với chúng ta là những người mù. Các bậcgiác ngộ biết điều gì cần tránh và điều gì cần thực hành cho hạnh phúc của chúng ta và người khác. Các bậc giác ngộ này có hai khả năng trí tuệ: hiện tượng học, và bản thể học. [13] Các Ngài giống như người lớn, và chúng ta như trẻ con. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có khuynh hướng ngoan cố chấp giữ quan điểm và ý kiến của mình. Người ta nói rằng con lừa thật cứng đầu, mà thực ra con lừa thậm chí chẳng thể so sánh được với chúng ta. Chúng ta có thể tự kiểm tra để thấy những lời bình luận trên là thực. Chúng ta không cần mù quáng chấp nhận chúng như tín điều. Chúng ta có thể tự theo dõi để thấy phản ứng và cách cư xử của chính mình. Có phải chúng ta thực sự mắc kẹt trong khuôn mẫu cư xử cũ và những lý do?
Nhiều người trong chúng ta đã thọ nhiều giới nguyện tantric khác nhau. Chúng ta được nói làm thế nào để giữ chúng, và những gì vi phạm những giới nguyện này, những lợi ích nào phát sinh nhờ giữ giới, và những bất lợi nếu phạm giới. Tất cả điều này là để giúp chúng ta. Không may, người ta thường chẳng tôn trọng giới nguyện đã thọ vì tính tư lợi của họ. Chúng ta có thể tự hỏi về những chướng ngại và cản trở phát sinh trong giai đoạn thực hành của mình. Khi phá vỡ giới nguyện hay hủy hoại mối tương quan với vị thầy tâm linh, vị Bổn Tôn đã chọn, hộ Pháp, dakini, v.v.. của chúng ta, những khó khăn và cản trởđến thực hành của chúng ta xảy ra nhanh chóng như sự trừng phạt những hành động sai lầm của ta. Không phải vị thầy tâm linh hay chư Phật trừng phạt chúng ta, mà là các hộ Pháp. Các Ngài đem sự trừng phạt đến lập tức. Vậy các hộ Pháp bảo vệ điều gì? Các Ngài cố bảo vệ chúng ta khỏi điều bất thiện, và cách các Ngài làm là đem chúng ta trở lại thích hợp với Giáo Pháp khi chúng ta đi trên con đường sai. Do kinh nghiệm sự đau khổ của những chướng ngại như vậy chúng ta được bảo vệ không bị nghiệp quả lâu dài của hành động sai lầm mình, như nhận tái sanh vào một số trạng thái sống khốn khổ. Đây là nhiệm vụ của các vị hộ Pháp, và hành động phá giới nguyện là khởi nguyên cho nhiều chướng ngại mà chúng ta gặp trong giai đoạn thực hành của mình. Do vậy, khi gặp chướng ngại, thì không có lýdo nào tự hỏi, “Tại sao lại là tôi?” Thay vào đó hãy thấy và suy nghĩ những chướng ngại này liên hệ đến cách cư xử của bạn ra sao.
Có hai loại hộ Pháp: vượt thế gian, hoặc các bậc bảo hộ toàn giác, và thế gian hay các vị bảo hộ chưa giác ngộ. Các vị sau là những chúng sanh cam kết bảo tồn Phật Pháp và bảo vệ những người đi theoGiáo Pháp này. Đó là những hộ Pháp thế gian, vị bắt chúng ta phải chịu trừng phạt về những hành động sai lầm của mình.
Tuy chứng kiến những đau khổ của sinh, già, bệnh, và chết,
Chúng ta lại không sợ mà vẫn còn ngoan cố.
Cuộc sống có nhàn rỗi và thuận lợi này trôi qua trong quá trình sao lãng của chúng ta.
Xin ban phước cho chúng con để có thể chú tâm về vô thường và cái chết!
Đối diện với sinh, già, bệnh, và chết, như thể chúng ta có can đảm chịu đựng mọi đau khổ này rồi bào chữa cho sự lãng phí thời gian năm, tháng, ngày, và giờ của mình.
Không biết rằng sự vật vô thường là không đáng tin cậy,
Chúng ta vẫn thèm khát và bám chấp vào chu trình sinh tử này.
Cuộc sống làm người trôi qua trong đau khổ trong khi chúng ta mong ước hạnh phúc.
Xin ban phước để chúng con có thể ngừng thèm khát vòng sinh tử!
Cả thầy và trò có thể vẫn bám chấp vào sinh tử (samsara), và tùy theo bám luyến này chúng ta không gieo trồng được hạt giống thực sự của hạnh phúc.
Thế giới vật chất vô tình thì vô thường và bị tiêu diệt bởi nước và lửa.
Chúng sanh của thế giới vô tình đều vô thường, tâm thức của chúng ta bị tách biệt khỏi thân [vào lúc chết].
Xuân, hạ, thu, và đông là vô thường.
Xin ban phước để tận đáy lòng con có thể khởi lên sự không ảo tưởng!
Đây là một tham khảo vắn tắt đến vũ trụ học đạo Phật, thảo luận về tiến trình phát triển vũ trụ về mặtsáng tạo của hệ thống thế gian và sự hủy hoại bởi nước và lửa của nó, v.v...
Năm ngoái, năm nay, sự khởi đầu và kết thúc của mùa màng,
Và mọi khoảnh khắc của ngày và đêm đều vô thường.
Nếu điều này được suy nghĩ kỹ, sẽ thấy rằng cái chết sẽ đến với chúng ta.
Xin ban phước để chúng con có thể khởi lên dũng khí trong thực hành.
Trong lúc cuộc sống nhàn rỗi và thuận lợi rất khó có được,
Thương thay cho những người không có Giáo Pháp và trở về trắng tay
Khi bệnh tật của tử thần tấn công,
Xin ban phước để trong dòng tâm thức con khởi lên nhận biết rằng không có thời gian để lãng phí.
Than ôi! Khốn khổ thân con! Đấng Bi Mẫn Quý báu!
Cầu mong Đấng Chiến thắng14, với bản năng nhân từ bi mẫn,
Xin nhanh chóng ban phước để chúng con có thể thực hiện
Từ sự đau khổ của sáu trạng thái (sáu cõi)!
Suốt toàn bộ kiếp sống của chúng ta trong vòng sinh tử, chư Phật đã quan tâm chúng ta. Ngoài ra, chư Phật, bồ tát, và những vị thầy tâm linh đã giải thích cho chúng ta về bản chất của samsara và cách thoát khỏi đau khổ. Không phải các Ngài không bảo mà vì chúng ta bỏ qua các lời khuyên của các Ngài. Chúng ta giống như những người mà, khi mặt trời mọc lại quay mặt về hướng tây, nên chẳng có gì lạ lùng khi hỏi tại sao trí tuệ của chư Phật không chiếu vào mặt chúng ta.
THỌ QUY Y BÊN NGOÀI, BÊN TRONG, VÀ BÍ MẬT
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi các vị thầy tâm linh
Các bậc thường xuyên mang trong tâm
Vô số chúng sanh của tam giới15 và sáu trạng thái của sinh tử,
Trong quá khứ, hiện tại, và tương lai.
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi chư Phật,
Chư thiện thệ[16] ban phước của mười phương và bốn thời,
Bậc tiên phong trong nhân loại, được phú cho các dấu hiệu và biểu tượng của tâm linh tỉnh giác,
Các bậc mà hành động giác ngộ vô tận và bao la như không gian.
Khi thọ quy y nơi chư Phật, bạn không chỉ thọ quy y nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà còn nơi chư Phật của quá khứ, hiện tại, và vị lai khắp mười phương. Về phần chư thiện thệ của bốn thời, thời thứ tư là siêu vượt thời gian tuyệt đối.
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi Giáo Pháp,
Giáo Pháp của chân lý tuyệt đối, thoát khỏi bám luyến vào chủ nghĩa ẩn dật,
Con đường bất biến của ba yana (thừa),
Kinh điển, kho tàng, trao truyền miệng, và các hướng dẫn thực tế.
Ba yana là Hinayana, Mahayana, và Vajrayana (Thanh Văn Thừa, Đại Thừa, và Kim Cương Thừa). Kinh điển cũng được gọi là kama (Tạng, bka’ ma), trong lúc kho tàng được gọi là terma (Tạng, gter ma). Thuật ngữ trao truyền miệng là trong sáng rõ ràng, và sau này các thiền sư và học giả ban hướng dẫn thực tế kết hợp với kinh điển và kho tàng.
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi tăng đoàn,
Lãnh vực của các tập hội siêu phàm an trụ trên con đường không lỗi.
Tập hội của các arya,[17] các bậc đã hoàn toàn thoát khỏi dấu vết nhiễm ô của tâm thức phiền não.
Chư bồ tát, sravakas, và pratyekabuddha, các bậc duy trì cao nhất sự hiển lộ của các Đấng Chiến Thắng.
Con đảnh lễ và quy y nơi các vị thầy tâm linh,
Các vị là thật tánh của tất cả chư Phật ba thời,
Các bậc lãnh đạo của tất cả mandala vô song, bí mật,
Các bậc mà, với sự ban phước và lòng bi, dẫn dắt tất cả chúng sanh.
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi nguyên tố đã chọn
Các bậc là Pháp Thân, bất sinh và thoát khỏi những cực đoan của tâm thức tạo tác,
Lưu xuất như các Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ vì lợi ích của thế gian,
Ban các thành tựu thông thường và tối thượng.
Mối tương quan giữa Pháp Thân bất sinh và các lưu xuất của Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ giống nhưmặt trời và những tia sáng chiếu ra. Những Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ ban các thành tựu thông thường và tối thượng chỉ khi quán tưởng hoặc nhận biết các Ngài.
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi tập hội dakini,
Các bậc di chuyển trong hư không với năng lực lòng bi của bản thân thực tại,
Các bậc ban cực lạc tối thượng từ một nơi an trụ thanh tịnh,
Và ban thành tựu cho những ai gìn giữ samaya của họ.
Thuật ngữ dakini của Tây Tạng là khandro-ma. Kha có nghĩa là hư không, dro là hành (đi) và ma chỉ cho người nữ. Nguyên nghĩa một dakini là một không hành nữ. “Không” ở đây ám chỉ bản tánh tuyệt đối của thực tại. Dakini đã nhận ra chân lý tuyệt đối đó, các Ngài hoạt động và an trụ trong tánh giác của thực tạiđó và chưa từng dao động. Đó là phân tích tự nguyên của thuật ngữ dakini: các Ngài chuyển quanh trong không gian của tự thân thực tại, tánh tuyệt đối của thực tại.
Có phải tất cả các vị Phật dakini là người nữ? Khía cạnh trí tuệ của bất kỳ vị Phật nào đều là dakini, và khía cạnh phương tiện của một vị Phật được nhân cách hóa là một daka, là người nam giống hệt như dakini. Về mặt Bổn Tôn và phối ngẫu, Bổn Tôn nam là hiện thân của khía cạnh phương tiện giác ngộ, và vị phối ngẫu là hiện thân của khía cạnh trí tuệ giác ngộ.
Con thọ quy y nơi bản tánh, tinh túy, và lòng bi thanh tịnh
Trong tánh Không nguyên sơ thoát khỏi tâm thức tạo tác;
Và con thọ quy y nơi trạng thái không bám chấp, siêu vượt trí năng,
Trong bản tánh đại rộng mở bao la của sự viên mãn đồng nhất.
Trong trường hợp này, việc thọ quy y và người thọ quy y cả hai đều siêu vượt trí năng cũng như với bất cứ ý nghĩa nào của chủ thể chống lại đối tượng.
Con thọ quy y nơi sự trong sáng tự nhiên không trung gian, phi khái niệm,
Sự đồng nhất của năm hiện thân nguyên sơ của bản tánh tự sinh,
Trong mạch18] vajra của thanh tịnh quang của tánh giác con
Trong mandala của bindu của thực tại và tánh giác tuyệt đối rỗng không và trong sáng.
Con thọ quy y nơi năng lực sáng tạo tự nhiên, bất tận của Đấng Bi Mẫn Toàn Giác,
Những tia sáng hoan hỷ của năng lực sáng tạo của tánh giác, xuất hiện và giải thoát, bất tận,
Từ kinh nghiệm này của tính phi khái niệm, khiến xua tan bóng tối trong tâm thức của chúng sanh
Trong suốt ba thời, không có khởi đầu hay kết thúc.
Để hiểu toàn bộ ý nghĩa của hai câu kệ này, bạn phải học hỏi kỹ lưỡng giáo lý về Mahamudra và Atiyoga, nhất là liên quan đến giai đoạn Xuyên thấu và Nhảy vượt lên của thực hành Atiyoga. Chỉ khi đó bạn sẽ thấy ý nghĩa của hai câu kệ trên. Đâu là ranh giới giữa quy y bên ngoài, bên trong, và bí mật? Ngoại quy y là Phật, Pháp, Tăng và vị thầy tâm linh của hành giả. Nội quy y là vị thầy tâm linh lần nữa của hành giả, vị Bổn Tôn đã chọn và dakini. Cuối cùng bí mật quy y là “thọ quy y trong kinh nghiệm phi bám chấp siêu vượt trí năng.”
PHÁT TRIỂN TINH THẦN TỈNH GIÁC CỦA MAHAYANA
Than ôi! Mọi hiện tượng đều rỗng không và không đồng nhất,
Thương thay cho mọi chúng sanh không nhận ra điều này!
Để cho những người thích hợp với lòng bi có thể đạt giác ngộ,
Con sẽ dâng hiến thân, khẩu, và ý của con cho đức hạnh.
Cho lợi ích của tất cả chúng sanh trong sáu cõi sinh tử,
Từ bây giờ cho đến khi đạt được giác ngộ,
Con sẽ phát triển tinh thần của giác ngộ tối thượng,
Không chỉ cho chính con; mà còn cho tất cả chúng sanh.
Thương thay cho những người không có Giáo Pháp, tự trói buộc chính họ
Trong đại dương đau khổ bao la!
Để cho những người xứng đáng với lòng bi có thể được đem đến hạnh phúc,
Con sẽ phát triển tinh thần của giác ngộ tối thượng.
Vô số chúng sanh và chính con
Đều là bản tánh nguyên sơ của Đức Phật.
Con sẽ phát triển tinh thần của giác ngộ tối thượng
Như một bậc vĩ đại để biết rằng
Chúng con thật sự là bản tánh Phật.
Đại dương sinh tử của thế gian giống như một ảo ảnh.
Không sự đa hợp nào là thường hằng.
Bản tánh của chúng là rỗng không và chẳng đồng nhất.
Người thiếu kinh nghiệm lại không nhận ra điều đó,
Lang thang qua mối nối của thập nhị duyên sinh trong chu trình của sự trở thành.
Để bị kẹt trong bãi lầy của danh và sắc
Cầu mong đạt được Phật quả, con sẽ hồi hướng
Thân, khẩu, và ý của con cho đạo đức.
“Danh và sắc” cùng bao gồm một trong thập nhị duyên sinh. “Danh” đặc biệt ám chỉ tâm thức, và “sắc” chỉ cho thân thể. Chúng ta bị “mắc kẹt trong vũng lầy của danh và sắc” qua sự bám luyến vào chu trình sinh tử. Do vậy, chúng ta giống như một con voi thích tắm trong bùn. Nó giống như cảm giác của bùn áp vào da, nhưng khi bùn ngập lên đầu, nó không đứng vững và té xuống. Con voi đi vào chỗ này vì sự bám luyến vào bùn. Sự mắc kẹt này cũng giống như con ong bị loại hoa ăn côn trùng hấp dẫn. Nó đến với bông hoa vì bị mật hoa lôi cuốn, nhưng một khi bị kẹt vào bên trong, thì hoa đã khép lại trùm lên nó.
Nơi Phật, Pháp, và Tăng đoàn tối thượng
Con thọ quy y cho đến khi giác ngộ,
Nhờ công đức thực hành bố thí và v.v...
Cầu mong con thành tựu Phật quả vì lợi ích của thế gian.
“Thực hành bố thí”, ám chỉ mọi loại công đức. Có ba loại bố thí: bố thí vật chất, thí vô úy, và Pháp thí.
Cầu mong con trở thành một vị thầy tâm linh để dẫn dắt
Vô số chúng sanh không loại trừ ai.
Một vị thầy tâm linh không chỉ là người mặc y áo màu vàng hay nâu, hoặc người ngồi trên một Pháp Tòa. Vị thầy tâm linh chân chính là một người đã phát triển tinh thần tỉnh giác và trở thành một bồ tát.
TRAU DỒI BỐN VÔ LƯỢNG
Cầu mong tất cả chúng sanh có được hạnh phúc!
Cầu mong mọi người thoát khỏi đau khổ và các nguyên nhân gây khổ!
Cầu mong chúng con có được hoan hỷ thoát khỏi phiền muộn!
Cầu mong chúng con an trụ trong thanh thản thoát khỏi bám luyến và thù hận!
Dòng đầu tiên ở đây nói đến sự trau dồi về tình thương-lòng tốt vô lượng, dòng thứ hai về lòng bi vô lượng, dòng thứ ba về lòng hoan hỷ cảm thông vô lượng, và dòng thứ tư về tính thanh thản vô lượng. Nếu bạn muốn hiểu chi tiết sâu hơn về Bốn Vô Lượng, hãy xem bản văn kinh điển của Ngài Santideva, Một Hướng Dẫn Về Con Đường Bồ Tát của Cuộc Sống. Nếu có thể trau dồi điều này, chắc chắn nó sẽ mang lại lợi ích thật sự cho dòng tâm thức bạn.
TỤNG NIỆM MANTRA MỘT TRĂM ÂM ĐỂ TỊNH HÓA TỘI LỖI VÀ CHE ÁM
Bây giờ chúng ta sang sự thực hành tụng niệm Vajrasattva “một trăm âm” để tẩy sạch tội lỗi và che ám. Có hai loại che ám. Loại che ám vi tế được gọi là che ám nhận thức hoặc che ám tri kiến, chủ yếu là những xu hướng tiềm tàng của tâm thức phiền não. Loại thô hơn là các che ám phiền não, như sân hận, bám luyến, ảo tưởng, v.v... Thực hành Vajrasattva được thiết kế để tịnh hóa hai loại che ám này.
Trên một ngai hoa sen và mặt trăng ở đỉnh đầu con
Là thân tướng của vị thầy tâm linh như Phật Vajrasattva.
Thân Ngài như pha lê và nơi ngực
Là một trăm âm xoay chung quanh chữ HUM trên một đĩa mặt trăng.
Một dòng cam lồ chảy xuống xuyên qua lỗ mở Brahma (Phạm Thiên – lỗ mở đỉnh đầu) của con.
Tịnh hóa sự vi phạm, tội lỗi và che ám của con.
Con cầu nguyện Đức Thế Tôn Vajrasattva Quang Vinh lập tức
Ban một dòng cam lồ của trí tuệ nguyên sơ
Để tịnh hóa tội lỗi và che ám
Của chúng con và mọi chúng sanh trong thế gian.
OM VAJRASATTVA SAMAYAM ANUPALAYA VAJRASATTVA TVENOPATISTHA DRDHO ME BHAVA SUTOSYO ME BHAVA SUPOSYO ME BHAVA ANURAKTO ME BHAVA SARVA SIDDHIM ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTAM SRIYAM KURU HUM HA HA HA HA HOH BHAGAVAN SARVATATHAGATA VAJRA MA ME MUNCA VAJRA BHAVA MAHASAMAYA SATTVA AH.
Đây là một thực hành cực kỳ quan trọng, được đề cập hoàn toàn chính xác ở đây, nhưng các hướng dẫn chi tiết hơn có thể tìm trong những giáo lý khác trong các thực hành tiên khởi. Lợi ích của thực hành này rất xác thực. Có những giáo lý khác về Atiyoga và các giáo lý khác mà chúng ta có thể xem xét nhiều về mặt nâng cao và bí mật hơn, nhưng vấn đề là chúng ta có thể được lơị ích bao nhiêu từ các giáo lý này và có thể thực sự đi vào kinh nghiệm của Đại Viên Mãn được bao nhiêu. Dù sao, ở đây cũng là một lợi ích thực tế. Nếu bạn quen thuộc với thực hành này, việc chia sẻ với những ngươi khác có thể là người mới nhập môn thì rất tốt. Nhờ thực hành như vậy, hai loại che ám sẽ được tịnh hóa. Một khi mọi che ám được hoàn toàn tịnh hóa, bạn là một vị Phật; và điều đó có nghĩa bạn đã giác ngộ Đại Viên Mãn.
Do vô minh, ảo tưởng, và khờ dại,
Con đã phạm samaya, và giới nguyện suy giảm.
Ôi vị thầy tâm linh, hộ pháp, xin bảo vệ con,
Đấng Thế Tôn Vajradhara (Kim Cương Trì) quang vinh,
Bậc nhân từ của lòng đại bi,
Đấng Thế Tôn, xin bảo vệ con!
Xin tẩy sạch và tịnh hóa toàn bộ
Tội lỗi, che ám, lỗi lầm, sa sút, và dấu vết nhiễm ô.
Nhờ công đức này, cầu mong con bây giờ
Nhanh chóng biến thành Đức Vajrasattva
Và nhanh chóng đem mọi chúng sanh
Không loại trừ ai đến trạng thái đó.
Ôi Đức Vajrasattva, cầu mong con có thể trở thành thân tướng đúng
Như Ngài, với quyến thuộc, thọ mạng, tịnh độ
Và với những dấu hiệu xuất sắc, tối cao của Ngài.
CÚNG DƯỜNG MANDALA
Một khi bạn đã bắt đầu tịnh hóa hai loại che ám, đây là nhiệm vụ tích lũy hai loại công đức và trí tuệ cho lợi ích chính bạn và người khác. Lợi ích của người khác được thành tựu trong sự giác ngộ của Rupakaya (Sắc Thân) hay thân hóa hiện của đức Phật; và nó là việc nhằm đạt tới vào lúc cuối mà bạn cúng dường mandala.
OM VAJRA BHUMI AH HUM.
Mặt đất trở thành vàng ròng.
OM VAJRA REKHE AH HUM.
Ranh giới được bao quanh bằng một hàng rào kim loại quý.
Ở giữa là vua các ngọn núi,
Huy hoàng trong việc hợp thành bằng năm loại vật chất quý.
Hình dáng thu hút, đẹp đẽ, và vui thích để nhìn ngắm,
Bảy đại dương bao quanh đồng tâm bảy ngọn núi vàng.
Phương đông là châu lục Videha, phía nam là Jambudvipa,
Huớng tây được tô điểm châu Godaniya,
Và phương bắc là đại Uttarakuru;
Với tám châu lục phụ Deva và Videha,
Camara và Aparacamara,
Satha và Uttaramantrina,
Kurava và Kauvara,
Mặt trời, mặt trăng, Rahu và Kalagni,
Và sự giàu sang, hưởng thụ phong phú này của trời và người,
Con xin cúng dường đến vị thầy tâm linh quý báu và quyến thuộc của Ngài,
Vì lợi ích của thế gian, vì lòng bi, xin hãy tiếp nhận.
Đây là một trong nhiều tụng niệm về cúng dường mandala. Điều quan trọng để nhận biết rằng sự cúng dường vật chất của mandala với cơ sở và các nhúm gạo v.v... chỉ là sự trợ giúp cho sự cúng dườngthực tế mandala. Về mặt quán tưởng của bạn, hãy quán tưởng tất cả đối tượng của sự cúng dườngnhư các vị thầy tâm linh của bạn, sự quy y Phật, quy y Pháp, và quy y Tăng – vô lượng chư vị trong bản chất. Bạn cũng đem sự cúng dường bao la như đám mây cúng dường của Đức Samantabhadra này đến các đối tượng quy y ấy một cách tương ứng. Trong con mắt của tâm bạn, nên quán tưởng sự cúng dường hiện tại này là vô lượng. Có nói rằng sự cúng dường mandala tốt nhất là không có bất cứ ý nghĩa vật chất hóa cụ thể nào. Đó là, khi bạn cúng dường, trong tâm bạn xuất hiện không có thực chấtngười nhận cúng dường và không có thực chất vật được cúng dường, cũng như về thực chất bạn cũng không là người cúng dường. Do vậy, ba điều này – đối tượng, hành động cúng dường cùng với chất liệu được dâng cúng và chính bản thân bạn như người cúng dường – đều vô tự tánh, và tất cả điều này đều cùng một bản tánh.
OM AH HUM
Cung điện của thiên hà hữu tình và vô tình được bao phủ với
Vô số đám mây cúng dường của Núi Tu Di và các châu lục.
Tất cả vô lượng hưởng thụ của trời và người
Con dâng cúng đến cõi Hóa Thân của vị thầy tâm linh quý báu.
Xin xem xét điều này với lòng từ bi của Ngài và tiếp nhận nó,
Và cầu mong tất cả chúng sanh được sinh vào cõi Nirmanakaya!
“Thiên hà” này là hệ thống hàng ngàn tỉ thế giới thường được nhắc đến trong vũ trụ học đạo Phật. “Hữu tình” chỉ cho chúng sanh, và “vô tình” chỉ cho điều kiện thiên nhiên vô tri vô giác. Bạn quán tưởng thiên hà này hoàn toàn tỏa khắp bằng những đám mây cúng dường, rộng lớn và bao la như bạn có thể quán.
Hãy chắc rằng sự cúng dường của bạn bao gồm toàn bộ môi trường, cùng với núi non, sông hồ, ghềnh thác, đất đai, cây cối, biển cả, v.v... tất cả chúng sanh - nam, nữ, mọi hưởng thụ, tài sản, sự thịnh vượng, hạnh phúc của họ – đều được dâng cúng. Hãy quán tưởng mọi đối tượng mà bạn bám luyến, ưa thích trong tướng thanh tịnh của chúng và cúng dường cho cõi Nirmakaya của vị thầy tâm linh và các đối tượng quy y. bạn có thể làm loại thực hành này không chỉ trong lúc ngồi thiền định, mà còn trong lúc tham gia vào các hoạt động hàng ngày, giống như lái xe.
OM AH HUM
Cung điện của nguyên tố và kinh mạch thanh tịnh của thân con
Được trang hoàng với năm khả năng sáng chói và huy hoàng.
Những nguyên tố và giác quan tinh khôi này
Con cúng dường đến cõi Sambhogakaya của vị thầy tâm linh quý báu.
Xin xem xét điều này với lòng từ bi của Ngài và tiếp nhận nó,
Và cầu mong tất cả chúng sanh được sinh vào cõi Sambhogakaya!
Giống như trường hợp trước trong đó trái đất được trang hoàng với mặt trời, mặt trăng, v.v..., ở đây thân thể được trang hoàng với những nguyên tố và kinh mạch thanh tịnh, bao gồm đất, nước, v.v.... Khi cúng dường đến cõi Sambhogakaya, hành giả cúng dường nguyên tố, kinh mạch, và dịch tinh túy thanh tịnhbên trong thân.
OM AH HUM
Trong cung điện an trụ của Dharmakaya thanh tịnh
Tự-bản tâm trong phạm vi của phi khách quan, rỗng rang trong sáng, và không bám chấp.
Trí tuệ thanh tịnh khởi nguyên, vốn sẵn, nguyên sơ này
Con cúng dường đến cõi Dharmakaya của vị thầy tâm linh quý báu
Xin xem xét điều này với lòng từ bi của Ngài và tiếp nhận nó,
Và cầu mong tất cả chúng sanh được sinh vào cõi Dharmakaya!
Nhóm từ “thanh tịnh khởi nguyên” ám chỉ thanh tịnh nguyên sơ của bản tâm, và không phải một số thanh tịnh bất định tự nhiên hay tạm thời nào. Trong cúng dường khởi nguyên này, môi trường bên ngoài được cúng dường đến Nirmanakaya, các nguyên tố và kinh mạch của thân bạn được cúng dườngđến Sambhogakaya và bản tâm – tâm của trí tuệ nguyên sơ này – được dâng cúng đến cõi Dharmakaya.
Trong cúng dường khác, bạn dâng cúng những kinh mạch của thân trong tướng thanh tịnh đến cõi Nirmanakaya, năng lượng cần cho sự sống được cúng dường đến cõi Sambhogakaya, và dịch tinh túyđược cúng dường đến cõi Dharmakaya. Cấp độ bí mật cúng dường gắn liền với tinh túy của tánh giác, bản chất của sự tỉnh giác, và lòng bi tỏa khắp của giác tánh. Tinh túy được cúng dường đến Dharmakaya; bản chất được cúng dường đến Sambhogakaya; và lòng bi tỏa khắp được cúng dườngđến Nirmanakaya. Tất cả các cúng dường này hoạt động như nguyên nhân cho chúng ta đạt được bahóa thân Phật.
Có hai phương thức cúng dường mandala chung. Một là cúng dường mandala thực tế, và cái khác là cúng dường mandala của sự cúng dường. Có nhiều tụng niệm khác nhau về điều này, như cúng dườngmandala ba mươi bảy phần, và có hai cách cúng. Trong cúng dường mandala thực tế, phương đông đối diện với bạn. Mandala đầy đủ được tạo ra; và một khi đã được thực tế hóa, nó được đặt sang một bên. Sau đó nó trở thành một tiêu biểu đã được thực tế hóa cho một sự khởi đầu. Trong việc thực hiện cúng dường mandala đơn giản như một cúng dường, phương đông trước bạn và các châu lục khác, v.v... được trình bày theo hướng đó xa dần, một khi nó được dâng cúng, mandala bên ngoài bị suy sụp.
Như tôi đã nói, có nhiều nghi lễ cúng dường mandala khác nhau, một số có ba mươi bảy phần, một số khác có hai dòng, và một số có bốn dòng; nên bạn có thể làm thực hành này với nhiều mức độ tỉ mỉ khác nhau. Mục đích của cúng dường mandala là làm giảm khuynh hướng “Tôi cần” và “Tôi muốn” nhờ đó chống lại khuynh hướng bám chấp của chúng ta. Cũng nên nhớ trong tâm rằng cúng dườngmandala không đơn giản là cúng dường hình thức với những nghi lễ; mà hơn nữa mọi cúng dường đều được dung chứa trong cúng dường mandala. Thậm chí trong thực hành Cắt Đứt, trong đó bạn cúng dường chính thân bạn, là một cúng dường mandala bằng chính thân bạn. Nói chung, tất cả bốn loại bố thí cũng đều là biểu hiện của cúng dường mandala.
Sự thực hành cúng dường mandala phổ biến khắp phẩm cấp tâm linh của Phật giáo Tây Tạng, bao gồmGelug. Truyền thống Gelug có nhiều bản dịch cúng dường này và được thực hành rất rộng rãi. Trong phạm vi văn học Gelug, chẳng hạn, nó được tìm thấy trong những bản viết về các giai đoạn của con đường. Nó cũng được giảng dạy rộng rãi trong phái Sakya và Kagyu. Do vậy, điều quan trọng khi bạn thực hành là đừng chỉ thực hiện nghi lễ bên ngoài của việc đặt những nhúm gạo nhỏ, mà hãy nhận biếtý nghĩa to lớn của việc cúng dường mandala. Các bàn luận rộng hơn về bản chất và ý nghĩa việc cúng dường mandala được tìm thấy trong các giáo lý về thực hành tiên khởi.
OM AH HUM
Nhờ cúng dường madala tốt lành và mang lại hoan hỷ này,
Cầu mong những chướng ngại không phát sinh trên con đường đến giác ngộ,
Cầu mong ý nguyện của chư thiện thệ ba thời được nhận biết,
Và không bị rối loạn trong vòng sinh tử hay trụ trong ẩn dật,
Cầu mong chúng sanh khắp không gian được giải thoát!
OM AH HUM MAHAGURU DEVA DAKINI RATNA MANDALA PUJA MEGHA SAMUDRA SPHARANA SAMAYA AH HUM
CẦU NGUYỆN ĐẾN DÒNG TRUYỀN
OM AH HUM
Nhờ cúng dường madala tốt lành và mang lại hoan hỷ này,
Cầu mong những chướng ngại không phát sinh trên con đường đến giác ngộ,
Cầu mong ý nguyện của chư thiện thệ ba thời được nhận biết,
Và không bị rối loạn trong vòng sinh tử hay trụ trong ẩn dật,
Cầu mong chúng sanh khắp không gian được giải thoát!
Đến Dharmakaya Samantabhadra (Phật Pháp Thân Phổ Hiền), Đức Thế Tôn bổn nguyên,
Đến Đấng Chiến Thắng Vajradhara (Phật Kim Cương Trì), bản tánh của sáu (gia đình Phật)
Và đến Tâm tối thượng Vajrasattva (Phật Kim Cương Tát Đỏa), bậc dẫn đạo lỗi lạc nhất –
Con cầu nguyện đến dòng truyền thiền định của đấng Chiến Thắng,
Đến Vidyadhara (Trì Minh Vương) Garab, hiện thân cao nhất của chúng sanh,
Đến Guru Sri Simha (Đạo sư Sư Tử), con trai tâm linh tiên phong của đấng Chiến Thắng,
Đến đức Padmasambhava bất tử, bậc đạt được thân vajra (kim cương),
Đến dakini Yeshe Tsoyal, kinh mạch bí mật của mantra –
Con cầu nguyện đến dòng truyền của trí tuệ Vidyadhara (Trì Minh).
Dòng truyền Atiyoga đầu tiên là từ Phật Samantabhadra, đến Phật Vajrasattva. Dòng truyền thứ hai theo sau từ Garab Dorje, xuống Sri Simha, Padmasambhava, và Yeshe Tsoyal. Yeshe Tsogyal là Bà Chủ của dòng truyền mantra bí mật này.
Đến Karma Lingpa, bậc thầy của kho báu uyên thâm,
Đến bậc có danh hiệu Choje, con trai thân yêu cao nhất của Ngài,
Đến bậc có tên Suryacandra, vị bảo vệ thế gian trong thời buổi suy đồi –
Con cầu nguyện đến dòng truyền riêng biệt có thẩm quyền về giáo lý khẩu truyền.
Đến các bậc thầy của Giáo Pháp, vị tăng Trung Quốc tên Namkha,
Đến Sonam Ozer, bậc nhận ra ý nghĩa của hai giai đoạn,
Đến Puniya Sri tôn kính, bậc viên mãn hai tích lũy,
Đến Sonam Chokyongwa, bậc thành tựu tự nhiên hai mục đích,
Đến Natsok Rangsandrol, bậc dẫn dắt cao nhất của ba thời,
Đến Kunga Drakpey Pal, bậc bảo vệ chúng sanh của tam giới,
Đến Dongak Tendzin Je, bậc hiện thân của ba dạng hóa thân,
Đến Trinley Lhundrup Tsal, bậc tiến bộ qua bốn cái thấy,
Đến Gyurmey Dorje Dey, chủ tể của bốn hiện thân,
Đến Lochen Dharmasri, bậc hiển lộ bốn ý nghĩa của quán đảnh,
Đến Rinchen Nampargyal, người con của các Đấng Chiến Thắng,
Đến Padma Tendzin, Hóa thân cao nhất của chúng sanh,
Đến Karma Vijaya, bậc bảo quản di sản của các Vidyadhara,
Đến Trinley Chokyi Dron, của đại lạc và rỗng không bẩm sinh,
Đến Dorje Ziji Tsal, bậc sở hữu bảy dòng truyền miệng,
Đến Gyurmey Ngedong Wang, bậc lĩnh hội trực tiếp tự thân thực tại,
Đến Dudjom Drodul Ling, kho tàng của sự chín muồi, giải thoát, và phát triển,
Đến các Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ đã chọn của hình tướng và rỗng không bất khả phân,
Đến đại dương các tập hội chư dakini, họâ pháp, và chư vị bảo tồn giới nguyện,19[19]
Con cầu nguyện đến tập hội các Bổn Tôn của ba gốc.
Trên đây là danh sách nhiều vị vĩ đại trong dòng truyền này. Việc cho bạn một ý niệm rõ ràng về sựthành tựu của mỗi vị này thì quá dài. Tuy nhiên bạn có thể học hỏi về các Ngài từ những bản dịch Anh ngữ khác.20[20]
Ôi các vị thầy tâm linh của dòng truyền miệng, bậc cống hiến bất cứ rèn luyện nào cần thiết,
Nếu giáo lý các Ngài bị rơi vào suy hoại,
Sẽ là sự phiền muộn vì sinh vào thời đại này,
Do vậy xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy của sinh tử,
Nếu chúng con kêu cầu gào thét với lo sợ đến Ngài,
Xin hãy suy nghĩ lời hứa trang trọng của Ngài trước đây.
Từ sự rộng mở của không gian bản tánh tuyệt đối, xin hiển lộ sự khuyến tấn của các Ngài, với các dấu hiệu và biểu tượng của giác ngộ,
Và dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi bùn lầy của sinh tử.
Nhóm từ “hiển lộ sự khuyến tấn của các Ngài”, là một khẩn cầu Đức Phật xuất hiện trong kiến thanh tịnh này, trong đó rất nhiều hóa thân khác nhau của Đức Phật xuất hiện có tất cả dấu hiệu và biểu tượng của sự giác ngộ.
Với âm thanh Brahma (Phạm Thiên) vang rền của tánh Không,
Cầu mong lối vào kho tàng tâm được rộng mở,
Và với những tia sáng chảy tràn ra từ trí tuệ và lòng bi của các Ngài,
Xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy sinh tử.
Dòng đầu tiên trên ám chỉ ngữ của Đức Phật và nguyên nghĩa có nghĩa là “lời nói rỗng không”. Đây là ngữ được phú cho sáu mươi phẩm tính của ngữ một vị Phật. Nó không có nghĩa lời rỗng không trong nghĩa lời vô lý hoặc sai lạc.
Ngay bây giờ xin giải thoát tất cả chúng sanh của kỷ nguyên này!
Ngay bây giờ xin ban dòng chảy bốn quán đảnh nguyên sơ!
Ngay bây giờ xin giải thoát bốn liên tục21[21] của dòng chảy tâm thức phiền não rối loạn!
Xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy sinh tử!
Ngay bây giờ xin ban kết quả bốn quán đảnh của chư thiện thệ!
Cầu mong con trở thành một vị thầy tâm linh để dẫn dắt
Tất cả vô hạn chúng sanh cha mẹ khắp không gian.
Xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy sinh tử.
Những vị thầy tâm linh chân chính đảm nhận việc sinh ra và sống vì lợi ích của chúng sanh khác. Các Ngài đến thế gian này giống như Đức Phật Sakyamuni, để phục vụ người khác, trách nhiệm các Ngài là phục vụ dù chúng ta có lắng nghe hay không. Tương tự, Đức Padmasambhava lập một lời hứa để sống và giảng dạy vì lợi ích của thế gian. Đây là các gương mẫu của những lama ngày nay, bao gồm Đức Dalai Lama, Gyalwa Karmapa, và Kyabje Dudjom Rinpoche. Tất cả các bậc vĩ đại này đã trang trọng lập nguyện trong quá khứ để được phục vụ, và các Ngài thực hiện lời hứa của các Ngài cho những người bây giờ còn sống.
Ngày nay, cũng có các vị lama cao cấp này vẫn còn sống ở Tây Tạng, như Ngài Khenpo Jigmey Phuntsok, Ngài đã đến Bắc Mỹ năm 1993. Ngài là một trong những vị vĩ đại nhận việc tái sanh trở lạinhằm thực hiện lời hứa của Ngài là phục vụ. Nếu chúng ta thực hiện mục đích của mình, điều quan trọng là lắng nghe và tiếp nhận những gì tốt đẹp mà những vị thầy đã nói. Các bậc vĩ đại đã xuất hiện – như Phật Sakyamuni, Padmasambhava, v.v.. – mà hiện nay chúng ta chẳng sẵn sàng cũng không lắng nghe các Ngài. Chúng ta làm ngược lại với những gì các Ngài khuyên bảo, thế nên chúng ta vẫn còn trong sinh tử. Nếu tiếp tục quay lưng với lời khuyên của các bậc vĩ đại này, chúng ta sẽ tiếp tục lang thang trong tương lai. Không thể thấy trước kết thúc của chu trình tự duy trì này, nên chúng ta có thể lang thang trong samsara trong nhiều niên kỷ vô tận. Các vị vĩ đại cống hiến những giáo lý có thể đưa chúng ta đến toàn giác trong một kiếp này. Hiện tại chúng ta có cơ hội này và có khả năng đem sự thực hành này qua sự tích lũy của nó. Nó là sự chọn lựa của chúng ta cho dù ta có áp dụng các giáo lý này vào thực hành hay không để nhận ra tiềm năng của chúng khi chúng được áp dụng vào cuộc sống chúng ta.
THIỀN ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾP NHẬN BỐN QUÁN ĐẢNH
Từ đỉnh đầu của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ OM màu trắng cùng với những tia sáng
Đi xuống điểm giữa hai chân mày của con.
Nhờ nhận được quán đảnh cái bình, những che ám thân thể được tịnh hóa.
Xin ban cho con các thành tựu của thân.
Tiếp nhận quán đảnh đầu tiên này thiết lập trong chúng ta những chủng tử cho việc đạt được Hóa Thân, và nó trao quyền cho chúng ta thực hành giai đoạn phát triển.
Từ cổ họng của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ AH màu đỏ cùng với những tia ánh sáng
Đi xuống vị giác của con.
Nhờ nhận được quán đảnh bí mật, những che ám của ngữ được tịnh hóa.
Xin ban cho con các thành tựu của ngữ.
Điều này xây dựng trong chúng ta những chủng tử để thành tựu Báo Thân và sáu mươi phẩm tính của ngữ một vị Phật.
Từ ngực của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ HUM màu xanh dương đậm cùng với những tia sáng
Đi xuống giữa ngực con.
Nhờ nhận được quán đảnh trí tuệ nguyên sơ, các che ám tâm thức được tịnh hóa.
Xin ban cho con các thành tựu của ý.
Quán đảnh thứ ba này cho sự tịnh hóa tất cả che ám của tâm, và gieo trồng các chủng tử cho việc thành tựu Pháp Thân.
Từ rốn của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ HRIH màu đỏ với những tia sáng
Đi xuống giữa rốn con.
Các che ám của việc bám chấp vào ba cửa khác nhau được tịnh hóa.
Và con nhận được cái thứ tư, quán đảnh bẩm sinh; bất khả phân.
Với quán đảnh thứ tư này, chúng ta có thể thành tựu bốn hiện thân của một vị Phật, cái thứ tư là svabhavakaya, cũng được gọi là jnanakaya, hiện thân của trí tuệ nguyên sơ.
Vị thầy tâm linh nguyên sơ, quý báu quang vinh,
Liên tục tồn tại bất khả phân
Trong trung tâm hoa sen của ngực con,
Và trông nom con với lòng bi của Ngài!
Xin ban cho con các thành tựu của thân, khẩu, và ý.
Vị thầy tâm linh quang vinh, cầu mong con trở thành đúng như
Hình tướng Ngài, với quyến thuộc, thọ mạng , cõi tịnh độ,
Và với những dấu hiệu xuất sắc, tối thượng của Ngài.
Lời cuối sách
Gắn việc thực hành này là thích hợp cho việc rèn luyện dòng tâm thức của bạn với thực hànhchuẩn bị của Giáo Pháp thâm sâu của giải thoát tự nhiên qua thiền định hiền minh và phẫn nộ. Hoạt động tâm linh của Mahayana vô song là lời khuyên của Ngài Choje Lingpa, con trai tâm linhchính của khai mật tạng Karma Lingpa; và được viết bởi Guru Suryacandra.
Sarva mangalam!
(Nhất thiết cát tường!)