Danh Từ Thiền Học Chú Giải

01 Tháng Sáu 20169:54 CH(Xem: 5447)
Danh Từ Thiền Học Chú Giải
NGỮ VỰNG PHẬT HỌC

1-ALẠI THỨC: 阿賴耶識 Àlaya
Làthứcthứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cảchủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo nămthức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứatrong đó.

2-A HÀM:阿含 Àgama
Bốnthứkinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. GồmTrường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.

3-A LAN NHÃ:阿蘭若 Àranya
Dịchlàchỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi Tỳkheo cư trú.

4-A LA HÁN: 阿羅漢 Arahan
ALa Hán là quả vị của Thanh Văn thừa. Tiểu thừa dứt trừkiến hoặc và tư hoặc của tam giới thì chứng được HữuDư Niết Bàn gọi là A La Hán, dịch là Bất Lai, nghĩa là chẳngđến thọ sanh nơi tam giới nữa.

5-A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ: 阿耨多羅三藐三菩提
ANậu Đa La dịch là vô thượng, Tam Miệu dịch là chánh đẳng,Tam Bồ Đề dịch là chánh giác. Giác ngộ cuối cùng dịchlà Vô thượng chánh đẳng Chánh giác.

6-A TĂNG KỲ KIẾP: 阿僧祇劫 Asamkhya
Làsốthời gian lâu vô lượng.

7-A XÀ LÊ: 阿闍梨 Àcàrya
Dịchlàthân giáo sư. Có bổn phận dạy đệ tử các thứ giớiluật Tỳ kheo, từ xuất gia thọ giới, học kinh, cho đếny chỉ dạy pháp mông tu hành.

8-A XÀ THẾ: 阿闍世 Ajata satrou
Làtêncủa quốc vương nước Ma Kiệt Đà (thuộc Ấn Độ).Khi Phật trụ thế, làm Thái tử nghe lời bạn ác Đề BàĐạt Đa nhốt phụ vương và hại Phật. Sau này ăn năn đếnPhật sám hối và quy y làm hộ pháp cho Phật giáo rất đắclực.

9-A TỲ: 阿鼻
Làđịangục vô gián, tức không có thời gian gián đoạn. Thếgiới này hoại thì sang thế giới khác để chịu khổ.

10-A MA LA THỨC:阿摩羅識 Amala
TiếngHándịch là Vô cấu, tức là cái thức thanh tịnh vô cấu,cũng gọi là thức thứ chín.

11-ẤN CHỨNG: 印證 
Cũnggọilà truyền Tâm ấn. Ấn là con dấu, chứng là chứng nhận.Tâm của trò đã ngộ rồi nhờ tâm thầy ấn chứng trò ấyđã ngộ.

12-BA LOẠI THIỀN: 三種禪
Nhữngphápthiền nhằm đáp ứng ba loại căn cơ: 1. Như tu Ngũ đìnhtâm quán, Tứ niệm xứ quán.v.v… Gọi là Tiểu thừa thiền.2. Như tu Chỉ quán, Pháp giới quán, Duy Thức quán… Gọi làĐại thừa thiền. 3. Tham công án thoại đầu mà phát khởinghi tình từ nghi đến ngộ chẳng có năng quán sở quán. Gọilà Tổ Sư Thiền.

13-BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO: 三十七道品
Bamươibảy phẩm trợ giúp cho người tu đạo Tiểu thừa. Tứclà TỨ NIỆM XỨ (quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ,quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã), TỨ CHÁNH CẦN (ácđã sanh nên dứt, ác chưa sanh không cho sanh, thiện chưa sanhnên sanh, thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng), TỨ THẦNTÚC (dục thần túc là thỏa nguyện, cần thần túc là tinhtấn, tâm thần túc là chánh niệm, quán thần túc là bấtloạn), NGŨ CĂN (tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn vàhuệ căn). Do năm pháp căn bản này sanh ra Thánh đạo, nêngọi là ngũ căn, NGŨ LỰC (là lực phát xuất từ ngũ căntrên), THẤT BỒ ĐỀ PHẦN (1. chọn pháp, 2. tinh tấn, 3. hỷ,4. khinh an, 5. niệm, 6. tịnh, 7. xả), BÁT CHÁNH ĐẠO (1. chánhkiến, 2. chánh tư duy, 3. chánh ngữ, 4. chánh nghiệp, 5. chánhmạng, 6. chánh tinh tấn, 7. chánh niệm, 8. chánh định).

14-BẠCH NGHIỆP: 白業
Dùlàmthiện mà chẳng cho là thiện, dù không làm ác cũng chẳngcho là không làm ác, thiện ác đều chẳng suy nghĩ, tâm chẳngphân biệt hay dở, tốt xấu… như tờ giấy trắng nên gọilà bạch nghiệp.

15-BÁT ĐẢO: 八倒
Támthứchấp điên đảo. Chấp có “thường, lạc, ngã, tịnh”là thật có, ấy là bốn thứ điên đảo của phàm phu; chấpkhông có “thường, lạc, ngã, tịnh” là thật không, ấylà bốn thứ điên đảo của nhị thừa, nói chung là bát đảo.

16-BÁT KỈNH PHÁP: 八敬法
1.Nidù trăm hạ cũng phải lễ Tỳ kheo sơ hạ; 2. Không đượcmắng, báng Tỳ kheo; 3. Không được cử tội Tỳ kheo; 4. NIthọ giới Cụ túc phải thọ với hai bộ Tăng (nam, nữ); 5.Ni phạm tội Tăng tàn phải sám trừ với hai bộ Tăng; 6. Mỗinửa tháng phải thỉnh cầu Tỳ kheo dạy bảo; 7. Kiết hạan cư chẳng được cùng chung một chỗ với Tỳ kheo, cũngchẳng được quá xa chỗ ở của Tỳ kheo (đại khái cách500m); 8. Giải hạ nên cầu Tỳ kheo chứng kiến ba thứ: Kiến,Văn, Nghi, để kiểm thảo. Đây là điều kiện của Phậtcho người nữ xuất gia.

17-BÁT NHÃ: 般若
Tríhuệcủa tự tánh (khác với trí huệ của bộ óc) sẵn đầyđủ khắp không gian thời gian, chẳng có thiếu sót, chẳngcó chướng ngại, cái dụng tự động chẳng cần tác ý, tùycơ ứng hiện chẳng sai mảy may.

18-BÁT PHONG: 八風
Làđược,mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ,vui.

19-BÁT XÚC: 八觸
Làtámthứ cảm giác của thân: động, ngứa, nặng, nhẹ, lạnh,ấm, trơn, rít. Thực ra còn nhiều cảm giác như: mềm, cứng,kiến bò, điện giựt, quên thân, bay bổng… đều là quátrình lúc tĩnh tọa thường có.

20-BẮC CÂU LƯ CHÂU: 北俱盧洲
Conngườiở châu này, sanh ra liền tự lớn lên, thọ đủ ngànnăm, ăn mặc tự nhiên, phước thọ bình đẳng.

21-BẤT CỘNG PHÁP: 不共法
Phápchẳngchung với Tam thừa (như ý thức chẳng thể suy lường,ngôn ngữ chẳng thể diễn tả, là bất cộng pháp).

22-BẤT KHẢ TƯ NGHÌ: 不可思議
Tựtánhvô hình vô thanh, lục căn chẳng thể tiếp xúc, ý thứcchẳng thể suy lường, mà diệu dụng vô biên, nên gọi bấtkhả tư nghì.

23-BẤT NHỊ: 不仁
Cũnglànghĩa vô trụ, chẳng có cái nhị của tương đối mà cũngchẳng phải là một.

24-BẾ QUAN BẢO NHẬM: 閉關保任
Bảonhậmlà dứt trừ tập khí thế gian và xuất thế gian dầndần. Ví như nằm mơ khóc chảy nước mắt, khi tĩnh dậy vẫncần phải lau nước mắt mới sạch được. (Nằm mơ dụ chomê, tĩnh dậy dụ cho ngộ). Thiền tông nói: “Bất phá trùngquan bất bế quan”, là sau khi ngộ rồi muốn bảo nhậm bổnlai diện mục của tự tánh nên mới cần phải bế quan.

25-BIÊN KIẾN: 邊見
Chấpvàomột bên của tương đối, như chấp có, chấp không, chấpthường, chấp đoạn… đều gọi là biên kiến.

26-BÌNH THƯỜNG TÂM: 平常心
Bảnthểcủa tự tánh bình thường cùng khắp không gian thờigian, nơi phàm chẳng bớt, nơi Thánh chẳng thêm. Tâm này bìnhđẳng như thường, chẳng sanh chẳng diệt, chúng sanh y theotâm này ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, nên gọi bìnhthường tâm là đạo vậy.

27-BỐ TÁT: 布薩 Uposatha
Làdịchâm từ tiếng Phạn, nghĩa là một hình thức hội họp.Theo giới luật nhà Phật, mỗi tháng có hai kỳ Bố tát đểcử hành việc tụng giới (xưa kia, việc truyền giới cũngtrong ngày Bố tát). Trước khi tụng giới phải qua việc tựkiểm thảo, vị Chủ tịch lâm thời hỏi Tăng chúng: “Trongnửa tháng qua, ai có phạm giới phải đứng ra tự bạch vàsám hối với chúng?” Hỏi như vậy ba lần, nếu cả chúngim lặng thì tuyên bố: “Tất cả giữ giới trong sạch”,rồi mới bắt đầu tụng giới.

28-BỒ ĐỀ: 菩提 Bodhi
Bảnthểtự tâm đầy khắp thời gian không gian, tất cả đềuthuộc về chính mình, ngoài tâm chẳng có pháp để đắc,nên giác ngộ cái tâm vô sở đắc, tức là Bồ Đề.

29-BỒ TÁT: 菩薩 Bodhisattva
ÂmtiếngPhạn là Bồ Đề Tát Đỏa, dịch là Giác hữu tình,có bổn phận khiến cho hữu tình chúng sanh đạt đến giácngộ.

30-CẢNH GIỚI: 境界 
Hiệntượngsở thấy và cảm giác trong quá trình tu hành khi chưangộ, khi tiểu ngộ, khi đại ngộ.

31-CHÁNH BIẾN TRI: 正遍知
Cáibiếtcùng khắp không gian thời gian chẳng có năng sở đốiđãi, tức là cái biết bản thể Phật tánh, khắp thời gianthì chẳng sanh diệt, gọi là Niết Bàn; khắp không gian thìchẳng khứ lai, gọi là Như Lai.

32-CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG: 
Tạngdụcho kho tàng, kho này tự tánh sẵn có. Khi hiện cái dụngcủa chánh pháp nhãn, thì theo căn cơ mà tùy duyên hóa độmọi chúng sanh, gọi là chánh pháp nhãn tạng.

33-CHÂN ĐẾ: 真諦
Chânđếcủa tự tánh siêu việt không gian thời gian và số lượng,chẳng thể diễn tả gọi là Chân đế.

34-CHÂN NHƯ: 真如
Chânthậtđúng như bản thể Tự tánh.

35-CHỦNG TRÍ: 種智
Chủngtửtrí huệ sẵn có trong Tự tánh, nếu được hiện hànhthì diệu dụng vô biên, cũng gọi là Nhất thiết chủng trí.

36-CHUYỂN NGỮ: 轉語 
Làlờinói chẳng có sở trụ, chỉ có người kiến tánh mớinói được. Cũng như nói CÓ, ý chẳng phải cho là CÓ, nóiKHÔNG, ý chẳng phải cho là KHÔNG, cho đến nói ĐÚNG, ý chẳngphải cho là ĐÚNG, nói SAI, ý chẳng phải cho là SAI…

37-CHỨNG NGỘ: 證悟
Khôngcầnqua bộ óc suy tư, chỉ giữ nghi tình mà bổng nhiên pháthiện Tự tánh cùng khắp không gian thời gian, gốc nghi chợtdứt, đạt đến tự do tự tại, cũng gọi là kiến tánh.

38-CON MUỖI TRÊN TRÂU SẮT: 蚊子上鐵牛
Làdụcho chẳng có chỗ để mở miệng.

39-CỔ KÍNH: 古鏡
Làgươngxưa, dụ cho chơn như Phật tánh. Sự chiếu soi khắpkhông gian thời gian nhưng không có ý niệm chiếu soi.

40-CÔNG ÁN: 公案
Mộtvụán (chuyện tích) chẳng thể dùng bộ óc để lý giải,làm cho thiền giả cảm thấy thắc mắc mà phát khởi nghitình, gọi là công án.

41-CÔNG ĐỨC: 功德
TheoýLục Tổ giải: Công đức sẵn đầy đủ trong pháp thân,dùng công phu để phát hiện tự tánh, thì công đức trọnvẹn hiện ra. Bố thí, cúng dường là tu phước, chỉ có thểgọi là phước đức, chẳng phải công đức.

42-CÔNG PHU: 功夫
Theomộtđường lối để tu tập một pháp môn, khi dụng côngtu tập gọi là công phu. Như tham thiền có nghi tình tức làcó công phu.

43-CÔNG PHU THÀNH PHIẾN: 工夫成片
Thamthiềndụng công đề câu thoại đầu phát khởi nghi tình,ngày đêm 24 giờ chẳng có giây phút gián đoạn tức là côngphu thành phiến, cũng gọi là đi đến thoại đầu.

44-CỘNG PHÁP: 共法
Phápchungvới Nhị thừa (như có sanh tử để diệt, có Niết Bànđể chứng) và pháp chung với Đại thừa (như thấy sanh tử,Niết Bàn đều như hoa đốm trên không).

45-CÚNG DƯỜNG: 供養
Bốthímà chân thành cung kính, gọi là cúng dường.

46-CỨ KHOẢN KẾT ÁN: 據款結案
Làcăncứ theo căn cơ trình độ của người học (nghi ngộ,sâu cạn, chân giả…) mà dùng các phương tiện linh độngđể tùy cơ quét sạch dấu tích có sở trụ của người học.

47-DÂY CỘT LỖ MŨI: 
Thiềngiảlọt vào cái bẫy của Tổ sư (như đánh đập, chửimắng…) phát nghi mãnh liệt mà tự chẳng biết, cũng nhưcon trâu bị cột dây lỗ mũi, đi tới đi lui đều do tay củaTổ sư lôi kéo.

48-DIỆU GIÁC: 妙覺
ChứngquảPhật cùng tột, tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác.

49-DU GIÀ (YOGA): 瑜伽
Dịchnghĩalà tương ưng, tức là tương ưng với cơ, cảnh, tướng,lý, nhân, quả… Mật tông cũng gọi là Du Già tông, Duy Thứctông ở Ấn Độ cũng gọi là Du Già tông.

50-DUYÊN GIÁC: 緣覺
DoquánThập nhị nhân duyên mà giác ngộ đạo Trung thừa, gọilà Duyên giác.

51-ĐẠI ĐỨC: 大德
Tiếngxưnghô người tu hành có đức hạnh cao siêu.

52-ĐẠI THỪA: 大乘
Dụchoxe lớn chở được nhiều người. Kinh Đại thừa liễunghĩa phá trừ tất cả chấp trước, cuối cùng chứng đượcTam Không (Nhân không, Pháp không, Không không) thẳng đến Đẳnggiác, Diệu giác, cũng gọi là Bồ tát thừa.

53-ĐẠI Ý PHẬT PHÁP: 佛法大意
Tácdụngcủa Phật pháp là muốn phát minh thể dụng của tựtánh, đại ý chẳng ngoài hai chữ “lập” và “phá”. Nhânthừa, Thiên thừa thì chỉ lập mà chẳng phá; Đại thừa,Tiểu thừa thì có lập có phá; Tối thượng thừa thì chỉphá mà chẳng lập. Lập là kiến lập tất cả giả danh, phálà phá trừ tri kiến chấp thật.

54-ĐÁY THÙNG SƠN ĐEN: 黑漆桶底
Dụchohầm sâu vô minh. “Nói thùng sơn lủng đáy” là dụ chophá được vô minh, tức là khai ngộ.

55-ĐẲNG GIÁC: 等覺
Giácngộcái bản thể, về lý thì bằng Phật, còn về sự thìchưa bằng Phật.

56-ĐỀ HỒ: 醍醐
Đềhồthượng vị là thức ăn người đời rất quý, dụ chodiệu pháp cao tột không gì hơn. Nhưng nếu gặp những kẻtà kiến điên đảo chẳng rõ cái thượng vị đó, mà đemdùng bậy thì lại trở thành thuốc độc hại người.

57-ĐỊA NGỤC: 地獄
Làchỗở của người phạm tội, chỉ thọ khổ chẳng thọvui, tội càng lớn thì mạng sống càng lâu.

58-ĐIÊN ĐẢO TƯỞNG: 顛倒想
Phàmphuở nơi Thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, gọilà điên đảo tưởng. Bậc Thánh chỉ có Thế lưu bố tưởngchẳng có trước tưởng, nên không gọi là điên đảo tưởng.Có điên đảo tưởng là có phiền não, không có điên đảothì không có phiền não.

59-ĐÔNG SƠN PHÁP MÔN: 東山法門
VìNgũTổ hoằng pháp thiền tại núi Đông Sơn, nên các tònglâm dùng hai chữ Đông Sơn để ám chỉ pháp môn của NgũTổ dạy, nên gọi là pháp môn Đông Sơn.

60-ĐỐN GIÁO: 頓教
Làphápcủa Thiền tông do phát khởi nghi tình mà đạt đếnđốn ngộ, cũng gọi là pháp thiền trực tiếp, nay gọi làTổ Sư Thiền.

61-ĐỒNG NƠI SANH CHẲNG ĐỒNG NƠI TỬ: 同條生不同條死
Phậttánhđồng mà chỗ ngộ chẳng đồng, như tiểu tử tiểuhoạt và đại tử đại hoạt chẳng đồng. Nhưng có khi chưTổ nói như thế là làm phương tiện để khiến thiền giàphát khởi nghi tình mà thôi.

62-ĐƯƠNG CƠ: 當機
Thíchứngvới căn cơ trình độ của chúng sanh gọi là đươngcơ. Cũng gọi là khế cơ.

63-ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG: 當體即空
Lụccăntiếp xúc lục trần sanh ra lục thức, ngay đó biết đượcvốn là vô thủy vô sanh, vốn tự không tịch, chẳng phảicảnh trần diệt rồi mới không, ngay khi ấy sự vật đóvốn là không, gọi là đương thể tức không.

64-GIA PHONG: 家風
Cáitácphong khác biệt của các tông phái dùng để độ người.

65-GIẢI NGỘ: 解悟
Quabộóc nghiên cứu tư duy, hoát nhiên thông suốt nghĩa lý gọilà giải ngộ.

66-GIẢI THOÁT: 解脫
Phàmtấtcả cảm thọ ảnh hưởng sự khổ vui của thân tâm đềuđược giải tỏa, mà đạt đến chỗ sanh tử tự do, chẳngbị thời gian không hạn chế, mới là chân giải thoát.

67-GIẾT PHẬT: 殺佛
NgàiLâmTế nói: “Gặp Phật giết Phật”, là muốn phá trừcái kiến giải chấp Phật của đương cơ, nghĩa là chẳngtrụ nơi Phật.

68-GIỚI ĐỊNH HUỆ: 戒定慧
Giớilàhành vi trong cuộc sống hàng ngày nên tuân theo: về chỉtrì thì việc ác chớ nên làm, về tác trì thì việc thiệnnên phụng hành. Định là tâm địa chẳng loạn thì mới thấykhinh an. Huệ là tâm địa chẳng si thì phát ra ứng dụng.Nói chung là Tam vô lậu học.

69-HẢI ẤN TAM MUỘI: 海印三昧
Hảiấnlà hải thượng ấn văn (Nghĩa là do ánh nắng mặt trờichiếu trên thành phố phản xạ hiện lên mặt biển, ngườihàng hải thường gặp thấy thành phố trên mặt biển, nhưngđến gần thì không thấy nữa), để dụ cho sức dụng biếnhóa vô biên của tự tánh. Cái chánh định được hiển bàysức dụng này, gọi là Hải Ấn Tam Muội.

70-HÀN LU TRỤC KHỐI, SƯ TỬ GIẢO NHÂN: 韓驢逐塊 , 獅子咬人
(HànLulà con chó mực rất thông minh của nước Hàn vào thờiXuân Thu Trung Quốc). Có người quăng ra cục xương, con chóđuổi theo cục xương mà cắn, sư tử thì phát hiện ngườiquăng cục xương mà cắn ngay người đó. Người đó dụ chotự tánh, cục xương dụ cho lời nói của chư Phật chư Tổ.Nếu hướng vào lời nói lãnh hội là con chó, hướng vàovào tự tánh lãnh hội mới là con sư tử.

71-HÀNH CƯỚC: 行腳
Ngàyxưangười tu hành đi bộ đến các nơi tham vấn, gọi làhành cước.

72-HẠNH ĐẦU ĐÀ: 頭陀行 Dhùta 
Dịchlàkhổ hạnh. Người tu hành tự nguyện sống theo cuộc sốnggian nan khổ nhọc để mài dũa thân tâm, muốn nhờ hạnh nàyđể giải thoát tất cả khổ, nói là dùng khổ để trừkhổ, gọi là khổ hạnh.

73-HIỆN LƯỢNG: 現量
Ngườituchánh pháp được chứng ngộ, hiển hiện bản thể đầykhắp không gian thời gian, cái thực tướng này gọi là Hiệnlượng, cái dụng gọi là Hiện lượng trí.

74-HÓA NGHI TỨ GIÁO: 化儀四教
Bốngiáopháp mà Phật dùng để giáo hóa chúng sanh tùy theo cơnghi. 1. Đốn giáo: Vì kẻ thượng căn thuyết pháp đốn tuđốn chứng, gọi là Đốn giáo. 2. Tiệm giáo: Vì kẻ trung,hạ căn thuyết pháp từ cạn vào sâu từng lớp tiến lên,gọi là Tiệm giáo. 3. Bí mật giáo: dùng trí huệ bất khảtư nghì (Bát nhã) khiến cho người nghe mỗi mỗi tự lãnhhội mà chẳng biết với nhau, gọi là Mật giáo. 4. Bất địnhgiáo: Dùng sức Bát nhã khiến người nghe được hiểu khácnhau, chứng quả chẳng đồng, hoặc nghe tiểu pháp mà đắcđại quả, hoặc nghe đại pháp mà đắc tiểu quả, gọi làBất định giáo. Tứ giáo này là những nghi thức của Phậtdùng để giáo hóa chúng sanh, nên gọi là hóa nghi.

75-HÓA PHÁP TỨ GIÁO: 化法四教
Bốnloạigiáo pháp mà đức Phật thường thuyết giảng: 1. Tamtạng giáo: Bao gồm tam tạng: Kinh, Luật, Luận. 2. Thông giáo:Là pháp cộng thông của Tam thừa. 3. Biệt giáo: Là pháp riêngbiệt chỉ đối với một thừa. 4. Viên giáo: Đối với ngườitối thượng căn thuyết pháp viên dung. Tứ giáo này là phápmôn của Phật để giáo hóa chúng sanh, nên gọi là hóa pháp.

76-HÓA THÀNH: 化城
Thanhvăn,Duyên giác ưa pháp Tiểu thừa, chẳng tin Đại thừa nênPhật phương tiện thuyết Niết bàn Tiểu thừa (Hóa thành)để an ủi được tạm yên, rồi mới bảo bỏ Hóa thành xuhướng Đại thừa để đạt đến Bảo sở (quả Phật).

77-HÒA THƯỢNG: 和尚
DịchlàThân Giáo Sư, nghĩa là Bổn sư xuống tóc cho người xuấtgia trong Phật giáo, gọi là Hòa thượng.

78-HỘT CẢI NẠP TU DI, TU DI NẠP HỘT CẢI: 芥子納須彌 , 須彌納芥子
Hộtcảirất nhỏ, Tu di rất lớn. Nơi thế giới tương đối,tu di nạp hột cải thì được, hột cải nạp tu di thì khôngđược. Nhưng nếu vào thế giới tuyệt đối thì lớn nhỏcó thể dung nạp lẫn nhau. Đây chứng tỏ sau khi ngộ rồithì chẳng phân biệt tương đối nữa.

79-HỮU LẬU: 有漏
Cótậpkhí phiền não là hữu lậu.

80-HỮU TÌNH: 有情
Sinhvậtcó hai thứ: động vật thuộc hữu tình, thực vật thuộcvô tình. Phật nói độ chúng sanh với cấm sát sanh đều làđối với chúng sanh hữu tình mà nói.

81-HỶ XẢ: 喜捨
Hỷlàtự mình hoan hỷ làm việc thiện, thấy người khác làmviệc thiện cũng phát tâm tùy hỷ. Xả là xả bỏ, tất cảsự chướng ngại giải thoát của thân tâm đều xả bỏ hết.

82-KHẾ CƠ:契機
Sựdạybảo khai thị của Tông sư khế hợp căn cơ, trình độcủa người học gọi là căn cơ.

83-KHÔNG CHẤP: 空執
Pháđượcngã chấp, pháp chấp rồi, thấy vũ trụ vạn vậtđều không, bèn chấp cái không này cho là tất cả đều khôngcó, gọi là không chấp.

84-KIỀN ĐỘ: 犍度
Dịchlàtụ, uẩn, kết… một kiền độ tức là một bài, mộtchương, một phẩm, hoặc một đoạn.

85-KIẾN HOẶC: 見惑
Chấpthậtcái kiến giải sai lầm là kiến hoặc.

86-KIẾN TÁNH: 見性
Thamthiềnđến chỗ cùng tột, “Ồ” lên một tiếng, trong sátna tự tánh bỗng hiện, liễu chứng các pháp vô sanh, chẳngphải có năng kiến sở kiến.

87-KIẾN, VĂN, GIÁC, TRI: 見聞覺知
Tứclàtrong lục căn: mắt chủ sự kiến, tai chủ sự văn, mũi,lưỡi và thân chủ sự giác, ý chủ sự tri (biết). Nói chunglà kiến, văn, giác, tri.

88-KIẾP: 劫 Kalpa
Làthờigian rất dài.

89-KIẾP HỎA THIÊU ĐÁY BIỂN, GIÓ THỔI NÚI ĐỤNG NHAU: 
劫火燒海底,風鼓山相擊
Làhìnhdung bản thể của đại Niết bàn như như bất động,kiếp hỏa chẳng thể thiêu hủy, gió bão chẳng thể lay động.

90-KIẾT ĐÔNG: 結冬
Thiềntôngngoài kiết hạ (mùa hạ) còn có kiết đông (mùa đông),để cho hành giả tham thiền tập trung đả thiền thất suốtmùa đông.

91-KIẾT HẠ: 結夏
Theogiớiluật, Tỳ kheo mỗi năm phải nhập hạ ba tháng, từ15 tháng 4 đến 15 tháng 7, cấm túc không được đi ra ngoài,gọi là kiết hạ. Khi mãn hạ phải cử hành một cuộc tựkiểm thảo liên tiếp ba ngày. Mỗi vị Tỳ kheo phải đứngra hỏi đại chúng về kiến, văn, nghi. Về kiến nghĩa là“Có thấy tôi phạm giới?” Về văn nghĩa là “có nghe tôiphạm giới?” Về nghi nghĩa là “Không thấy, không nghe, nhưngcó lý do nghi tôi phạm giới?”. Ấy gọi là mãn hạ tự tứ.

92-LÌA TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI: 離四句 絕百非
Tứcúlà: có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không.Tất cả tứ tướng đều chẳng ngoài tứ cú này, nếu trụthì chướng ngại sự dụng của bản thể tự tánh mà sanhra bách phi (đủ thứ sai lầm), nếu lìa thì hiển bày đạidụng của tự tánh mà tuyệt bách phi.

93-LUẬT SƯ: 律師
Tusĩthông suốt giới luật của nhà Phật, gọi là Luật sư(chẳng phải là luật sư ngoài đời).

94-LỤC CĂN, LỤC TRẦN, LỤC THỨC: 六根六塵六識
Lụccăn(nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý) tiếp xúc với lục trần(sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), mà sanh khởi sự phânbiệt của lục thức, như xấu đẹp của sắc, tiếng lớnnhỏ của âm thanh, thơm thúi của mũi, ngọt đắng của vị,lạnh nóng của xúc, sanh diệt của pháp…

95-LỤC DIỆU PHÁP MÔN: 六妙門
1.Sổtức môn: tức là khéo điều hòa thân tâm, số đếm (đếmhơi thở) từ một đến mười để nhiếp loạn tâm; 2. Tùymôn: tức là không miễn cưỡng cứ tùy theo hơi thở dài ngắn.Hít vào biết hít vào, thở ra biết ra, dài ngắn, lạnh ấmthảy đều biết cả; 3. Chỉ môn: tức là ngưng tâm tịnhlự (lắng niệm). Tâm an nhàn, sáng sủa, trong sạch, khôngchút lay động; 4. Quán môn: cần phải quán tâm rõ ràng, biếtngũ ấm là hư vọng, phá tất cả tri kiến điên đảo vàchấp ngã… 5. Hoàn môn: tức xoay tâm phản chiếu cái tâmnăng quán, biết tâm năng quán là hư vọng chẳng thật; 6.Tịnh môn: Tâm chẳng chỗ dựa, chẳng trụ chẳng khởi, chẳngchấp trước, trống rỗng trong sạch. Y theo sáu môn này tutập sẽ đạt đến diệu cảnh Niết bàn Tiểu thừa, nêngọi là Lục diệu môn.

96-LỤC HÒA KÍNH: 六和敬
1.Thânhòa đồng trụ (ở); 2. Khẩu hòa vô tranh; 3. Ý hòa đồngduyệt (vui); 4. Giới hòa đồng tu; 5. Kiến hòa đồng giải(kiến giải); 6. Lợi hòa đồng quân (chia đều nhau), gọichung là Lục hòa, là quy ước căn bản của Tăng chúng cùngsống chung trong Tăng đoàn.

97-LỤC MÔN: 六門
Tứclàcửa của lục căn, Lục Tổ nói: “Lục thức ra lục môn,nơi lục trần vô nhiễm vô tạp, gọi là vô niệm”.

98-LỤC NHÂN: 六因
Nhânđươngcó, nhân tương tục, nhân hình tướng, nhân tạo tác,nhân hiển thị, nhân truyền nhau.

99-LỤC PHÁP GIỚI: 六法戒
Làsáugiới nên học cho mạnh thêm của Sa di ni để tiến lênThức xoa. Sáu pháp là không dâm dục, không trộm cắp, khôngsát hại, không vọng ngữ, không ăn phi thời và học phápbát kỉnh.

100-MẠT HẬU CÚ:末後句
Tứclàlời nói của chư Tổ, cũng như nói: “Một câu cuối cùng(mạt hậu) mới đến lao quan (ngộ triệt để)”, để kẻđã ngộ nghe rồi tự biết, kẻ chưa ngộ nghe rồi không hiểuthì từ đó khởi lên nghi tình để đi đến chỗ ngộ.

101-MẶC CHIẾU THIỀN: 默照禪
Dùngcáitâm năng quán im lặng (mặc) nhìn hẳn một điểm (sởquán) gọi là Mặc chiếu, nghĩa là im lặng chiếu soi mộtchỗ. Cũng như im lặng khán chữ “vô” là lọt vào mặcchiếu tà thiền, vì trụ nơi im lặng chẳng thể đạt đếnnơi kiến tánh, nên cũng thuộc vào thiền bệnh.

102-MÊ TÌNH: 迷情
Vìchấpthật mà mê hoặc chánh lý, gọi là mê tình.

103-MỘT CHUYỂN NGỮ: 一轉語
Chuyểnlànghĩa vô trụ, Thiền tông khám xét người học, nếu đápđược một chuyển ngữ thì được ấn chứng là ngộ.

104-NA GIÀ ĐỊNH: 那伽定
Dịchlàđại định, bất cứ lúc nào nơi nào, đi đứng, ngồinằm, động tịnh, bận rộn, rảnh rang, đều ở trong định,chẳng có xuất nhập gọi là Na già định.

105-NĂM THỨ TÀ MẠNG: 五種邪命
1.Giảhiện kỳ lạ mua chuộc tín ngưỡng, như tịch cốc, thầnthông… 2. Tự khoe công đức, tài học; 3. Coi bói, tướngsố; 4. Hùng biện hô to, nhấn mạnh oai thế; 5. Khoe đượcnhiều cúng dường để lấy lòng người. Đây là năm thứđể cầu lợi, nuôi sống nên gọi là tà mạng.

106-NGÃ CHẤP: 我執
Chấpcáithân thể do tứ đại, ngũ uẩn hòa hợp này là thậtTa, nên gọi là ngã chấp.

107-NGÃ MẠN: 我慢
Vìchấpthật tự ngã nên khi tiếp xúc với người khác thìtỏ ra thái độ kiêu căng, gọi là ngã mạn.

108-NGHI SÁT: 疑殺
Nghilànghi tình, sát là giết chết mạng căn của sanh tử (ngộ),tức là từ nghi đến ngộ. Phương tiện của chư Tổ dùngđể dẫn dắt hậu học, gọi là nghi sát người thiên hạ.

109-NGHI TÌNH: 疑情
Ởtrong tâm đề câu thoại đầu hoặc công án, tự hỏi mà tựsanh khởi cái cảm giác không hiểu, muốn hiểu mà hiểu khôngnổi, cũng chẳng lọt vào tư duy, Thiền tông gọi là nghi tình.

110-NGHĨA SẮC KHÔNG: 色空義
Chúngvi(vi trần) tụ lại gọi là Sắc, Chúng vi chẳng tự tánhgọi là Không, đây nói Sắc Không trong nhân địa. Còn trongKhông của chúng vi chẳng một vi, trong Không của một vi chẳngchúng vi, đây là Sắc Không trên quả địa, cũng là cái nghĩaSắc Không bất nhị.

111-NGHIỆP: 業
Tâmkhởiniệm, thân làm theo, tất cả hành vi đã làm hoặc khởiniệm mà chưa làm đều gọi là nghiệp.

112-NGHIỆP BÁO: 業報
Tạothiệnnghiệp được phước báo, tạo ác nghiệp bị khổbáo, gọi là nghiệp báo.

113-NGHIỆP CHƯỚNG: 業障
Bấtcứthiện nghiệp hoặc ác nghiệp đều là chướng ngại sựkiến tánh giải thoát, nên gọi là nghiệp chướng.

114-NGHIỆP NHÂN, NGHIỆP QUẢ: 業因業果
Hànhvido thân tâm sở khởi, sở tác, huân nhiễm nơi thức thứtám thành chủng tử, tức là nghiệp nhân. Gặp duyên mà hiệnhành, tức là nghiệp quả.

115-NGŨ BẤT ỨNG THÍ: 五不應施
1.Tàivật phi nghĩa; 2. Rượu, thuốc hút, độc dược; 3. Lướibẫy, chài bắt; 4. Võ khí giết người; 5. Âm nhạc, nữ sắc.Đây là năm điều không nên dùng để bố thí.

116-NGŨ ĐÌNH TÂM QUÁN: 五停心觀
Đâylànăm thứ thiền quán của thừa Thanh văn: 1. Bất tịnh quán;2. Từ bi quán; 3. Nhân duyên quán; 4. Lục thức quán; 5. Sổtức quán.

117-NGŨ SUY: 五衰
Nămthứtướng suy của người cõi trời sắp chết: 1. Bông trênđầu héo tàn; 2. Quần áo nhơ bẩn; 3. Thân thể hôi thúi;4. Nách ra mồ hôi; 5. Không ưa tòa ngồi.

118-NGŨ UẨN: 五蘊
Cũnggọilà Ngũ Ấm, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắclà vật chất (như xương, thịt…), Thọ là cảm thọ, Tưởnglà tư tưởng, Hành là hành vi và sự biến đổi, Thức làphân biệt nhận thức. Do năm thứ này tổ chức thành thântâm con người, gọi là thân Ngũ uẩn.

119-NGOẠI ĐẠO: 外道
Tôngiáongoài bổn đạo của mình gọi là ngoại đạo. NhưngTrí Giả Đại Sư lại chia ra làm ba thứ: 1. Chánh cống ngoạiđạo, tu thành được trường thọ hoặc sanh cõi trời. 2.Gắn tên của Phật giáo mà hành pháp của ngoại đạo, tuthành cũng phải đọa địa ngục. 3. Học Phật pháp thànhngoại đạo, tức là chẳng hiểu ý Phật, đem ý mình cho làchánh pháp để dạy người, di hại người sơ học, Phậtdụ là con trùng sư tử, tiêu diệt Phật pháp là do bọn này.

120-NGŨ GIA: 五家
Lànămphái thiền của Thiền tông: Lâm Tế, Tào Động, PhápNhãn, Vân Môn, Qui Ngưỡng.

121-NHẬM MA: 恁麼
Nghĩalàcái này cái kia.

122-NHẬM VẬN: 任運
Mặckệbản tánh của mọi sự mọi vật vận động tự nhiên,chẳng dính dáng đến sự tạo tác của tâm thức, gọi lànhậm vận.

123-NHÂN DUYÊN: 因緣
Nhânlàbản nhân, duyên là trợ duyên. Như một hột lúa là bảnnhân, nhân công, nước, đất là trợ duyên, nhân duyên hòahợp sanh ra cây lúa.

124-NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI: 一真法界
Làbiệtdanh của tự tánh, cũng là quả chứng cùng tột củatông Hoa Nghiêm.

125-NHẤT HÀNH TAM MUỘI: 一行三昧
Trongcuộcsống hàng ngày, đi, đứng, ngồi, nằm, thường hànhtheo trực tâm, như Lục Tổ nói: “Đối với tất cả phápđều chẳng có chấp trước”.

126-NHẤT HỢP TƯỚNG: 一合相
Thếgiớido nhiều vi trần hợp thành, gọi là nhất hợp tướng.Thân người do nhiều tế bào hợp thành cũng gọi là nhấthợp tướng. Tất cả vật chất đều do nhiều nguyên tửhợp thành cũng như vậy.

127-NHẤT SIÊU TRỰC NHẬP: 一超直入
Hànhgiảtham Tổ Sư Thiền siêu việt những cấp bậc của giáomôn, trực tiếp ngộ nhập Phật tánh, gọi là nhất siêu trựcnhập.

128-NHẤT THIẾT NGHĨA THÀNH: 一切義成
Tựtánhthể không, y không hiển dụng, có dụng thì nghĩa thành,nên Trung Quán Luận nói: “Dĩ hữu không nghĩa cú, nhất thiếtpháp đắc thành”, nghĩa là: vì có cái nghĩa không nên tấtcả pháp mới được thành tựu.

129-NHẤT THỰC TƯỚNG ẤN: 一實相印
Thựctướnglà bản thể của tự tánh. Đại thừa dùng tâm ấnnày để ấn chứng hành giả đã ngộ nhập thực tướng,gọi là Nhất thực tướng ấn.

130-NHẤT TƯỚNG TAM MUỘI: 一相三昧
Nơitấtcả tướng mà chẳng trụ tướng, chẳng sanh tâm yêughét, lấy bỏ; chẳng nghĩ sự lợi hại, thành hoại, vô trụvô y, gọi là Nhất tướng tam muội.

131-NHỊ KIẾN: 二見
Chấpthậtkiến giải tương đối, như: hữu vô, đoạn thường,thủy chung, sanh diệt… đều gọi là nhị tướng.

132-NHỊ THỪA: 二乘
Duyêngiácthừa với Thanh văn thừa hoặc gọi là Trung thừa, Tiểuthừa, nói chung là Nhị thừa.

133-NHỊ TỬ: 二死
1.Làphần đoạn sanh tử của phàm phu: từ thân này chuyểnqua thân kia, như từ thân người chuyển qua thân thú. 2. Làbiến dịch sanh tử của bậc thánh, như: từ La hán biến Bíchchi, từ Bích chi biến Sơ địa Bồ tát, từ Sơ địa biếnNhị địa… gọi chung là Nhị tử.

134-NHỤC THÂN BỒ TÁT: 肉身菩薩
Phàmphuchứng quả Bồ tát là nhục thân Bồ tát, còn Văn Thù,Phổ Hiền, Quan Âm… là Pháp thân Bồ tát.

135-NHƯ: 如
Nhưthậttế của bản thể tự tánh.

136-NHƯ LAI: 如來
Bảnthểcủa tự tánh cùng khắp không gian, bất khứ bất lai,đúng như bổn lai nên gọi là Như lai.

137-NHƯ LAI QUYỀN GIÁO: 如來權教
Phậtvìthích ứng mọi đương cơ mà thiết lập giáo pháp quyềnxảo phương tiện để giáo hóa chúng sanh, nên gọi là Nhưlai quyền giáo.

138-NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG: 如如不動
Bảnthểcủa tự tánh cùng khắp không gian thời gian, chẳng độngchẳng tịnh, chẳng biến chẳng dời, chẳng sanh chẳng diệt,gọi là Như như bất động.

139-NIẾT BÀN: 涅槃 Nirvana
Bảnthểcủa tự tánh đầy khắp thời gian, bất sanh bất diệt,chẳng quá khứ, hiện tại, vị lai, vô thủy vô chung (Hánvăn dịch là viên tịch, chẳng phải chết).

140-NO CHẲNG ĐÓI: 飽不饑
Cũnggọilà bảo tham (bảo là no đủ). Sau khi triệt ngộ, gốcnghi dứt hẳn chẳng còn nghi hoặc nào nữa, nên nói no chẳngđói.

141-NỘI TRẦN: 內塵
Sắc,thanh,hương, vị, xúc đối với ngũ căn là ngoại trần, cònpháp sanh diệt đối với ý căn là nội trần, cũng gọi làpháp trần.

142-NÚI TU DI: 須彌山 Sumeru
DịchlàDiệu Cao Sơn, là núi lớn nhất trong vũ trụ.

143-OAI NGHI:威儀
Đi,đứng,nằm, ngồi, mặc áo, ăn uống cho đến đi tiêu đitiểu, đều giữ hình dáng an nhàn trang nghiêm, gọi là oainghi.

144-Ồ LÊN MỘT TIẾNG: 囫地一聲
Làhìnhdung cái cảm giác như điện chớp ngay lúc khai ngộ, bỗngnhiên bản thể đầy khắp không gian thời gian.

145-PHẢNG HÉT: 棒喝
ĐứcSơnvào cửa liền phảng (đập gậy), Lâm Tế vào cửa liềnhét. So với tác dụng “Niêm hoa thị chúng” của Phật ThíchCachẳng khác. Ấy đều là dùng để cắt đứt ý thức hiệnhành của đương cơ mà đạt đến mục đích “Ngay đó kiếntánh”.

146-PHÁP: 法
Tấtcảsự vật hữu hình gọi là sắc pháp, vô hình gọi làtâm pháp, có thể tánh gọi là hữu pháp, không thể tánh gọilà vô pháp. Các pháp sắc, tâm, hữu, vô, gọi chung là Phápgiới.

147-PHÁP BA LA MẬT: 波羅密法
Dịchlàphương pháp để đi đến bờ bên kia. Bờ bên kia dụ choquốc độ tự do tự tại. Pháp Ba La Mật có sáu thứ: bốthí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ;cũng gọi là Lục độ.

148-PHÁP CHẤP: 法執
Tấtcảsự vật trong vũ trụ do cảm giác tư duy của bộ óc nhậnthức được đều chấp là pháp thật, gọi là pháp chấp.

149-PHÁP GIỚI: 法界
Tấtcảsự vật trong vũ trụ hoặc ẩn hoặc hiển, hoặc có hoặckhông, hoặc đã biết hoặc chưa biết, đều gọi là pháp,tổng danh là pháp giới.

150-PHÁP HIỆN HÀNH CHẲNG TƯƠNG ƯNG: 不相應行法
Chẳngphảivô hình như Tâm vương, Tâm sở, chẳng phải có hìnhnhư sắc pháp, với ba thứ pháp này chẳng tương ưng mà lạibiến hóa ảo tượng trong vũ trụ, nên gọi là pháp hiệnhành chẳng tương ưng, cũng như sanh, trụ, dị, diệt, mạngcăn, đắc, phi đắc… Tất cả mười bốn thứ.

151-PHÁP HỮU VI: 有為法
Nhữngphápcó hình tướng, số lượng, có thể suy lường và dùnglời nói văn tự diễn tả được, đều gọi là pháp hữuvi.

152-PHÁP KHÍ: 法器
Nhữngnhântài có thể đào tạo thành người đủ đại đại cơđại dụng để nối tiếp huệ mạng của Phật, hoằng dươngchánh pháp gọi là Pháp khí.

153-PHÁP MÔN TÂM ĐỊA: 心地法門
Tâmđịadụ cho tự tánh. Pháp môn tu hành để giác ngộ tựtánh, gọi là pháp môn tâm địa.

154-PHÁP SƯ: 法師
Namnữtu sĩ xuất gia đã thông đạt Phật pháp, mà hay đem tinhnghĩa của Phật pháp, dùng ngôn ngữ văn tự, phương tiệnđể giảng dạy cho người khác nghe, gọi là Pháp sư.

155-PHÁP TÀI: 法財
Làthầnthông trí huệ, năng lực vô lượng vô biên của tựtánh vốn sẵn có.

156-PHÁP THÂN: 法身
Tứclàbản thể của tự tánh cùng khắp không gian thời gian,nó vô hình vô thanh, mà hay hiện hình hiện thanh, như như bấtđộng mà cùng tột biến hóa, tất cả năng lực đều sẵnđầy đủ.

157-PHÁT MINH TÂM ĐỊA: 發明心地
Tứclàminh tâm kiến tánh.

158-PHÁP VÔ VI: 無為法
Phápkhôngcó hình tướng, số lượng, chẳng thể suy lường vàdùng lời nói diễn tả được.

159-PHẤT TRẦN: 拂子
Làcôngcụ của Thiền sư dùng để tiếp dẫn hậu học khiếnthiền giả phát khởi nghi tình cho đến khai ngộ.

160-PHẬT ĐÀ: 佛陀 bouddha
Ngườigiácngộ cùng tột đã chứng Diệu giác như Phật Thích Ca.

161-PHI LƯỢNG: 非量
Tấtcảtri kiến chấp thật, sai trái với hiện lượng, tỷ lượng.

162-PHIỀN NÃO: 煩惱
Kiếnhoặc,tư hoặc, kiến giải và tư tưởng sai lầm nhiễu loạnsự yên tịnh của thân tâm.

163-PHIỀN NÃO CHƯỚNG: 煩惱障
Tấtcảphiền não do bảy thứ tình cảm (mừng, giận, buồn, vui,yêu, ghét, ham thích) và sáu thứ dục vọng (của lục căn)sanh khởi đều làm chướng ngại sự giải thoát cái khổsanh tử.

164-PHỔ BIẾN: 普遍
Làchẳngnơi nào không có, chẳng lúc nào không có.

165-PHƯƠNG TIỆN: 方便
Tùytheocăn cơ trình độ của chúng sanh, tùy nghi giả thiết đủthứ thí dụ để giáo hóa mọi người.

166-PHƯƠNG TRƯỢNG: 方丈
Phòngởcủa Hòa thượng Trụ trì, ngang rộng chỉ có một trượng.

167-QUẢI ĐƠN: 掛單
Quảilàở đậu, đơn là đơn vị. Tất cả Tu sĩ sống trong Tònglâm như một ông Tăng là một đơn vị, ở đậu một ngàythì làm chủ (như một công dân) Tòng lâm một ngày, ở đậumười năm thì làm chủ mười năm.

168-QUÁN CƠ: 觀機
Quánxétcăn cơ trình độ của người học để theo đó mà dạybảo.

169-QUÁN TƯỞNG: 觀想
Dùngcáitâm năng quán để quán cái cảnh sở quán, khi quán thànhthì niệm khởi, cảnh liền hiện, như quán mặt trời thìniệm khởi thấy ban đêm như ban ngày.

170-QUÃNG ĐƠN: 廣單
Làgiườngrộng dài của Thiền đường, mỗi giường có thểnằm mấy chục người. Đơn vị mỗi người nằm rộng cỡ0,8m.

171-QUỐC ĐỘ TUYỆT ĐỐI: 絕對國土
Sángtỏcủa thể dụng của tự tánh tuyệt đối bất nhị. Khắpthời gian chẳng sanh diệt gọi là Niết bàn; khắp không gianchẳng khứ lai gọi là Như lai; chẳng thị phi phân biệt gọilà Bát nhã; chẳng trụ chẳng đi gọi là thể dụng Bất nhị;chẳng trụ thì phi tịnh, chẳng đi thì phi động, gọi làNhư Như Bất Động.

172-SA MA THA: 奢摩他 samatha
Làthiềnquán cực tịnh, quán các pháp đều không, như gươngsoi các tướng.

173-SÁT NA: 剎那 ksana
Làthờigian rất ngắn, 1/60 của giây.

174-SÁT NHÂN ĐAO, HOẠT NHÂN KIẾM: 殺人刀 活人劍
Daogiếtngười, kiếm làm sống. Cơ xảo của chư Tổ tiếp dẫnhậu học có cao thấp. Thấp là tiểu cơ tiểu dụng, nghĩalà chỉ biết dùng sát nhân đao mà chẳng biết dùng hoạtnhân kiếm. Cao là đủ đại cơ đại dụng, khéo dùng sátnhân đao, cũng khéo dùng hoạt nhân kiếm. Sát nhân đao chỉcó thể khiến người tiểu tử tiểu hoạt, còn đồng thờibiết dùng sát nhân đao và hoạt nhân kiếm thì có thể khiếnngười đại tử đại hoạt.

175-SÁU BA LA MẬT: 六波羅密
Cũnggọilà Lục độ, gồm Đàn na (bố thí), Thi la (trì giới),Sằn đề (nhẫn nhục), Tỳ lê da (tinh tấn), Thiền na (thiềnđịnh), Bát nhã (trí huệ).

176-SÁU MƯƠI HAI KIẾN CHẤP: 六十二見
Tứcúxngũ uẩn = 20. 20 x tam thế = 60. 60 + hữu, vô = 62. Tất cảkiến chấp đều không ra ngoài 62 kiến này. Như chấp là có,là không, là chẳng có chẳng không, là cũng có cũng không;hoặc quá khứ không, hiện tại có, vị lai không; hoặc quákhứ có, hiện tại có, tam thế đều có, hoặc tam thế đềukhông… Cộng chung thành 62 kiến chấp.

177-SÁU THỨ CHẤN ĐỘNG: 六種震動 
Chialàmba: 1. Sáu thời chấn động: Phật nhập thai, xuất thai,xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập Niết bàn. 2.Sáu phương chấn động: Đông nổi Tây chìm, Tây nổi Đôngchìm; Nam nổi Bắc chìm, Bắc nổi Nam chìm; Biên nổi Trungchìm, Trung nổi biên chìm. 3. Sáu tướng chấn động: Tướngđộng, tướng nổ, tướng chấn, tướng kích, tướng rống,tướng nổ. Những chấn động kể trên đều tượng trưngtriệu chứng tốt đẹp, nhưng người có thiên nhãn mới đượcthấy.

178-SÂN: 瞋
Dođốicảnh hoặc ghi nhớ, kích thích sanh khởi cái tâm phẩnnộ hoặc oán hận.

179-SI: 痴
Chẳngcóthật tướng của sự vật vốn không thật mà cho là thật.

180-SỞ TRI CHƯỚNG: 所知障
Trikiếndo bộ óc nhận thức được đều làm chướng ngạisự kiến tánh.

181-SƯ TỬ HỐNG: 獅子吼
KhiPhậtthuyết pháp, bọn ma khiếp phục, ý dụ cho sư tử rốngthì bách thú đều phục vậy.

182-TÀ KIẾN: 邪見
Chorằngtất cả đều không có nhân quả, kiến giải này gọilà tà kiến.

183-TẠI GIA, XUẤT GIA: 在家出家
Tạigiatu hành thọ ngũ giới gọi là cư sĩ, nam gọi là Ưu bàtắc, nữ gọi là Ưu bà di. Xuất gia tu hành, nam nữ thọ giớikhác nhau, mới xuất gia cùng thọ 10 giới, nam gọi là Sa di,nữ gọi là Sa di Ni. Sa di Ni thọ thêm lục pháp giới gọilà Thức xoa ma na Ni. Sa di thọ 250 giới gọi là Tỳ kheo, Thứcxoa thọ 384 giới gọi là Tỳ kheo Ni. Những giới kể trêngọi là giới Thinh văn, thuộc về Tiệm giới, phải y theocấp bậc tiệm tiến không được nhảy qua. Giới Bồ tátthì thuộc về Đốn giới, chẳng phân biệt cấp bậc, nam,nữ, tại gia, xuất gia; chỉ cần phát tâm chân chính, đềucó thể thọ cùng một lượt.

184-TAM ĐỘC: 三毒
Tứclàtham, sân, si.

185-TAM GIẢI THOÁT MÔN: 三解脫門
GhitrongĐại Bát Nhã, tức là Không, Vô tướng, Vô nguyện. Têngọi dù có ba, nhưng thể vốn là một, chư pháp thể “không”,có tướng đều vọng, nguyện là mong cầu. Người sơ thamphát nguyện chỉ là phương tiện tạm thời. Phật là ngườivô cầu, nếu chấp tướng, chấp nguyện thì chẳng thể từ“không” hiển dụng, mà lại chướng ngại sự giải thoát,vì là có sở trụ vậy.

186-DỤC GIỚI: 三界
Dụcgiới(có nam nữ dâm dục), Sắc giới (chỉ có hình sắc màkhông có nam nữ dâm dục), Vô sắc giới (không có sắc thân,chỉ có thần thức), gọi chung là tam giới.

187-TAM HIỀN: 三賢
Ngườichứngđắc ba quả vị Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồihướng.

188-TAM HUYỀN TAM YẾU: 三玄三要
Làcơxảo của Lâm Tế để kích thích hành giả tham thiền phátkhởi nghi tình.

189-TAM KHỔ: 三苦 
Khổkhổ,hoại khổ, hành khổ. Khổ khổ là lúc thân tâm đangchịu thống khổ; hoại khổ là cái khổ vì sự vật vui thúbị mất đi; hành khổ là cái khổ chuyển biến chẳng yênđịnh. Dục giới có đủ ba khổ; Sắc giới chỉ có hoạikhổ, hành khổ; Vô sắc giới chỉ có hành khổ.

190-TAM LUÂN THỂ KHÔNG: 三輪體空
Nóivềviệc bố thí: kẻ bố thí, kẻ nhận bố thí, tài vậtđể bố thí, gọi chung là Tam luân. Thí mà chẳng trụ nơithí gọi là Tam luân thể không.

191-TAM MA ĐỀ: 三摩提 samàtha
Làthiềnquán tùy duyên biến hiện, quán các pháp đều giả,như lúa mạ huyễn hóa mà dần dần tăng trưởng.

192-TAM MẬT GIA TRÌ: 三密加特
Thân,ngữ,ý là tam mật. Đại Nhựt Như lai bản thể khắp thờigian không gian là Thân mật. Tiếng nói khắp thời gian khônggian là Ngữ mật. Thức đại khắp thời gian không là Ý mật.Bàn tay kiết ấn là Thân mật, miệng tụng chú là Ngữ mật,tâm quán tưởng là Ý mật. Thân, ngữ, ý đồng thời thựchành gọi là Tam mật gia trì.

193-TAM MUỘI: 三昧 samàdi
Tựtánhnhư như bất động gọi là chánh định. Đi, đứng, nằm,ngồi, làm việc đều trong định. Nếu tĩnh tọa mới nhậpđịnh,có xuất có nhập thì chẳng phải đại định.

194-TAM NĂNG BIẾN: 三能變
1.Trongthức tám, khi có một chủng tử nào chín muồi, gặpduyên biến hiện thuộc về dị thục năng biến. 2. Dù trongchủng tử đủ sức biến hiện, còn phải chờ thức bảy,ngày đêm suy lường chấp ngã, mới được biến hiện ra,thuộc về suy lường năng biến. 3. Hai thức thứ bảy và thứcthứ tám, dù có tính năng biến, còn phải chờ thức thứsáu liễu biệt lục trần (phân biệt rõ ràng) mới đượcsanh khởi hiện hành, thuộc liễu biệt năng biến; ba thứcsáu, bảy, tám hợp tác biến hiện vũ trụ vạn vật, gọilà Tam năng biến.

195-TAM NHÂN: 三因
Chánhnhân(bản nhân thành Phật), liễu nhân (liễu triệt lý thànhPhật), duyên nhân (trợ duyên thành Phật).

196-TAM PHÁP ẤN: 三法印
Chưhànhvô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tịnh, thuộcpháp ấn chứng của Tiểu thừa.

197-TAM QUÁN: 三觀
Khôngquán,giả quán, trung quán, do Thiên thai tông kiến lập.

198-TAM TẠNG PHÁP SƯ: 三藏法師
Tusĩthông suốt Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, gọi làTam tạng Pháp sư.

199-TAM TÁNH: 三性
Làthiện,ác, vô ký (phi thiện, phi ác), gọi chung là tam tánh.Còn tam tánh của Duy Thức tông làm Biến kế chấp (chấp trước),Y tha khởi (nhân duyên), Viên thành thật (Phật tánh).

200-TAM THÂN: 三身
Phápthân(bản thể Phật tánh), Báo thân (thân Tự thọ dụng vàTha thọ dụng), Ứng hóa thân (vì độ chúng sanh mà biến hiệnnhững thân thích ứng với chúng sanh).

201-TAM THỤ: 三受
Khổthụ,lạc thụ, bất khổ bất lạc thụ (cũng gọi là xảthụ).

202-TAM Y: 三衣
Hạymay năm điều là An đà hội, Trung y may bảy điều là Uấtđa la tăng, Thượng y may chín điều đến hai mươi lăm điềulà Tăng già lê.

203-TÀO KHÊ: 曹溪
Tênđịaphương. Đạo tràng củc Lục tổ Huệ Năng sáng lậptại địa phương đó, nên xưng Lục Tổ là Tào Khê.

204-TÂM ẤN: 心印
Thầydùngcái tâm ngộ của mình ấn chứng cái tâm đệ tử đãngộ, nói là lấy tâm ấn tâm.

205-TÂM CHƯA ỔN: 心未穩
Kẻchưatriệt ngộ thì tâm chưa yên ổn, cũng là gốc nghi chưađược dứt sạch.

206-TÂM NĂNG BIẾN: 能變心
Dithụcnăng biến thuộc thức thứ tám, Tư lượng năng biếnthuộc thứ bảy, Liễu biệt năng biến thuộc thức thứ sáu.Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều do ba thức này hợp tácbiến hiện, nên gọi là Tâm năng biến.

207-TÂM, TÂM SỐ: 心 心數
Tâmlàtám thứ thức nơi Tâm vương. Tâm số cũng gọi là Tâmsở, là hiện tượng biểu hiện do Tâm vương hoạt động,gồm 51 Tâm sở, do tông Duy Thức kiến lập.

208-TÂM YẾU: 心要
Vạnphápduy tâm chẳng thể kể xiết chỉ nói yếu chỉ, gọilà tâm yếu.

209-TẬP KHÍ PHIỀN NÃO: 煩惱習氣
Đãthànhthói quen chấp thành kiến giải và tư tưởng sai lầmcủa mình, gọi là tập khí phiền não.

210-TÁNH KHÔNG: 空性
Chẳngchấpthật có, chẳng chấp thật không, chẳng chấp thậtchân, chẳng chấp thật giả, được như thế thì các pháptự không, chẳng phải tiêu diệt thể tướng rồi mới thànhkhông, nên gọi là Tánh không.

211-TÁNH TƯỚNG: 性相
Phậtthiếtlập phương tiện đem bản thể của Tâm địa mệnhdanh là “tánh”, như Phật tánh, Tự tánh, Thật tánh, Khôngtánh… mà đem những tư tưởng chấp thật gọi là Tướng,nói: “Phàm sở hữu tướng đều là hư vọng”, rồi chialàm bốn cấp để sáng tỏ nghĩa tướng: Ngã tướng, Nhântướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng. Nhưng sau khi kiếntánh rồi thì chẳng phân biệt tánh với tướng, mà gọi bảnthể của Phật tánh là Thực tướng.

212-TẾ HẠNH: 細行
Hànhđộngvi tế của người tu hành trong cuộc sống hàng ngày,đều đúng theo giới luật của nhà Phật gọi là Tế hạnh.

213-THAM: 貪
Cótâmmong cầu sự thành công hay đắc vật và muốn thỏa mãndục vọng của mình đều gọi là tham.

214-THAM THIỀN: 參禪
Thamthiềnchẳng phải ngồi thiền, ngồi thiền chẳng phải thamthiền. Tham thiền ở nơi tâm ngộ mà chẳng ở nơi ngồi.Trước đời nhà Tống Trung Quốc (cách đây 600 năm), các Tổsư mỗi mỗi dùng cơ xảo khiến thiền giả tự khởi nghitình mà chẳng biết mình đã tham thiền, nên kẻ ngộ nhiều,lại mau ngộ. Từ khi Truyền Đăng Lục (Lịch sử Thiền tông)ra đời, thiền giả đã biết cơ xảo của Tổ sư nên chẳngthể tự khởi nghi tình, Tổ sư bất đắc dĩ phải dạy thamthoại đầu, nên sau này kẻ ngộ ít mà lại chậm ngộ.

215-THAM THOẠI ĐẦU (Công án): 參話頭 (公案)
Chữthamtức là nghi. Đề câu thoại đầu hỏi thầm trong tâm,cảm thấy không hiểu nên sanh khởi nghi tình. Có nghi tìnhmới gọi là tham thiền. Tham thoại đầu cũng gọi là khánthoại đầu, tức là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh khởi(là vô thủy vô minh) không biết đó là cái gì, phối hợpvới câu thoại đầu để tăng thêm nghi tình.

216-THAM VẤN: 參問
Hànhgiảđi các nơi tham học, hỏi đạo gọi là tham vấn.

217-THANH VĂN: 聲聞
VănPhậtthanh giáo, nghĩa là nghe Phật thuyết Tứ Diệu Đế (Khổ,Tập, Diệt, Đạo) mà giác ngộ đạo Tiểu thừa.

218-THÁNH ĐẾ: 聖諦
Lýđạochân chánh do bậc Thánh sở thuyết, gọi là Thánh đế.

219-THÁNH NGÔN LƯỢNG: 聖言量
Ngôngiáocủa Phật thuyết khiến chúng sanh trừ mê khởi tín,theo pháp tu hành được chứng quả, cũng gọi là Thánh giáolượng.

220-THẮNG NGHĨA: 勝義
Nghĩađúngnhư thực tế, tất cả nghĩa lý khác chẳng thể so bằng,cũng gọi là Đệ nhất nghĩa.

221-THÂN TRUNG ẤM: 中陰身
Ấmtrướcđã hết, ấm sau chưa sanh, có thân huyễn hóa nơi khoảnggiữa gọi là thân trung ấm, vì thiện nghiệp ác nghiệp bằngnhau chưa rõ đầu thai sanh nơi nào, trung ấm này mỗi bảyngày một sanh tử để đợi nghiệp duyên chuyển biến rồiđi đầu thai, có thể kéo dài 49 ngày.

222-THẬP BÁT BIẾN: 十八變
Thầnthôngbiến hóa hiển hiện trong Thập bát giới (Lục căn,Lục trần, Lục thức), gọi là Thập bát biến.

223-THẬP ĐỊA: 十地
TứclàBồ tát Thập địa, cũng gọi là Thập Thánh.

224-THẬP HẠNH: 十行
Quátrìnhtu chứng của giáo môn từ ngôi Sơ hạnh đến ngôi Thậphạnh, thuộc giai đoạn thứ nhì của Tam Hiền.

225-THẬP HỒI HƯỚNG: 十迴向
Quátrìnhtu chứng của giáo môn từ ngôi Sơ hồi hướng đếnngôi Thập hồi hướng, thuộc giai đoạn thứ ba của Tam Hiền.

226-THẬP LỰC: 十力
1.Trílực biết sự hợp lý, bất hợp lý. 2. Trí lực biếtnghiệp báo của tam thế. 3. Trí lực biết thiền định, giảithoát. 4. Trí lực biết các căn hay, dở. 5. Trí lực biếtvề kiến giải. 6. Trí lực biết về cảnh giới. 7. Trí lựcbiết về nhân quả hành đạo. 8. Trí lực thiên nhãn thông.9. Trí lực túc mạng thông. 10. Trí lực biết tất cả sựvật đúng như thật tế.

227-THẬP THÁNH: 十聖
Ngườichứngđắc quả vị từ Sơ địa đến Thập địa, tức làBồ tát Sơ địa đến Thập địa.

228-THẬP TÍN: 十信
TừSơtín đến Thập tín, sức tin đối với tự tâm đã thànhtựu viên mãn.

229-THẬP TRỤ: 十住
Quátrìnhtu chứng của giáo môn từ Sơ trụ đến Thập trụ,thuộc giai đoạn đầu của Tam Hiền.

230-THẬP SỬ: 十使
Cũnggọilà Thập hoặc, tức là tham, sân, si, mạn, nghi (Ngũ độnsử) và thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến,giới thủ kiến (Ngũ lợi sử), gọi chung là Thập sử. (Kiếnthủ kiến: chấp cái thành kiến cho là chân lý; Giới thủkiến chấp cái tà kiến cho là chánh giới).

231-THẬT TƯỚNG: 實相
BảnthểPhật tánh cùng khắp thời gian không gian, pháp tự nhưthế chẳng do tạo tác, chân thật bất hư, nên gọi là Thậttướng.

232-THÊ CHỈ: 棲止
Tứclàcư trú.

233-THẾ GIỚI CỰC LẠC: 極樂世界
Quốcđộmà người tu Tịnh độ cầu vãng sanh. Vì quốc độ chỉcó vui chẳng có khổ, nên gọi là Cực lạc.

234-THẾ LƯU BỐ TƯỞNG: 世流布想
Thếlàthế gian, lưu là lưu hành, bố là phổ biến, tưởng làtư tưởng. Nghĩa là những tư tưởng mà thế gian phổ biếnlưu hành như vậy rồi. Cũng như kêu trâu là trâu, kêu ngựalà ngựa.

235-THIÊN ĐƯỜNG: 天堂
Chỗởcủa người cõi trời chỉ thọ vui chẳng thọ khổ, phướclớn chừng nào thì tuổi thọ cao chừng nấy.

236-THIÊN LONG BÁT BỘ: 天龍八部
Thiên,long,dạ, xoa (Quỷ dũng mãnh), Càn thát bà (Hương thần), Atu la (Phi thiên), Câu lâu na (Kim xí điểu), Khẩn na la (Phi nhơn),Ma hầu la già (Đại mãng xà), gọi chung là Bát bộ chúng.

237-THIÊN VIÊN: 偏圓
Thiênlàthiên hướng một bên, viên là đầy khắp không gian thờigian. Tương đối là thiên, tuyệt đối là viên. Thiên có giớihạn, viên chẳng có giới hạn.

238-THIỀN BỆNH: 禪病
Đứngvềlập trường Tổ Sư Thiền, phàm có thể chướng ngạisự kiến tánh đều gọi là thiền bệnh. Nói tóm lại, phàmcó sở trụ gọi là bệnh, như trụ nơi có, không, động,tịnh, nói, nín… nói cách khác lọt vào tương đối đềulà bệnh.

239-THIỀN NA: 禪那
Làthiềnquán tịch diệt, quán các pháp phi không phi giả màvô trụ, như âm thanh ẩn trong chuông trống.

240-THIỀN TÔNG: 禪宗
PhậtgiáoTrung Quốc chia làm năm nhánh là: Thiền, Giáo, Tịnh, Mật,Luật. Tất cả đều có thiền riêng nhưng không xưng là Thiềntông, chỉ có Tổ Sư Thiền mới xưng là Thiền tông, cũnggọi là Tông Môn Thiền.

241-THIỆN CĂN: 善根
Làchủngtử Phật tánh.

242-THIỆN TRI THỨC: 善知識
Tiếngxưnghô người đủ chánh tri chánh kiến.

243-THỊ GIẢ: 侍者
TrongPhậtgiáo, những bậc cao Tăng vì cần phương tiện cho sựhoằng pháp, nên đều có một hay hai người bên cạnh hầuhạ ngày đêm, người hầu hạ bên cạnh gọi là thị giả.

244-THOẠI ĐẦU: 話頭
Trướckhichưa khởi niệm muốn nói câu thoại, tức là khi một niệmchưa sanh khởi, gọi là thoại đầu. Nếu có khởi niệm cholà nên, cho là không nên, cho là đúng, cho là không đúng, phàmcó hai chữ cho là đều chẳng phải thoại đầu.

245-THOẠI ỨNG: 瑞應
Triệuchứngbáo trước sự tốt đẹp và sau này sẽ ứng nghiệmđúng với triệu chứng đó, gọi là thoại ứng.

246-THỪA ĐƯƠNG: 承當
Nghĩalàngay đó lãnh hội ý của chư Phật chư Tổ.

247-THƯỜNG TRỤ: 常住
1.Chúng(Tăng, Ni) ở trong Tòng lâm đều là người thường trụ,nghĩa là chủ nhân của Tòng lâm, quyền lợi và nghĩa vụcủa đại chúng đều bình đẳng. 2. Thường trụ Tam bảothì cho tượng Phật là Phật bảo, kinh Phật là Pháp bảo,Tăng Ni hiện tiền là Tăng bảo. Thường trụ Tam bảo nàycũng đại diện cho Phật giáo thọ nhận sự quy y của Phậttử.

248-THƯỜNG, VÔ THƯỜNG: 常 , 無常
Phậttánhphi thường phi vô thường, chấp thường là thường kiếnngoại đạo, chấp vô thường là đoạn kiến ngoại đạo.

249-THƯỢNG ĐƯỜNG: 上堂
Vịtrụtrì Tòng lâm mỗi ngày hai lần sớm chiều lên pháp đườnggiải đáp sự tham vấn của Tăng chúng, gọi là thượng đường.

250-TỊCH CHIẾU: 寂照
Tịchlànhư như bất động, chiếu là chiêu soi các nơi. Vì thểdụng của tự tánh cùng khắp không gian và thời gian, tịchmà thường chiếu, chiếu mà thường tịch, tịch chiếu bấtnhị.

251-TIỆM GIÁO: 漸教
Pháptucủa giáo môn từ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thậphồi hướng, Thập địa cho đến Đẳng giác, Diệu giác, từngbậc từng bậc tiến lên, cũng gọi là Pháp thiền gián tiếp.

252-TIÊUTỨC: 消息
Nghĩalàtin tức tham thiền công phu thành khối đạt đến thoạiđầu không thấy mùi vị nào cả, ấy là tin tức sắp kiếntánh.

253-TIỂU THỪA: 小乘
Dụchoxe nhỏ chở một mình. Pháp Tiểu thừa phá nhân ngã chấp,nghi ngơi nơi Hóa thành chẳng đến Bảo sở (quả Phật), cũnggọi là Thinh văn thừa.

254-TỌA THIỀN: 坐禪
Phàmtĩnhtọa quán tưởng, chú tâm một chỗ khiến vọng tưởngchẳng khởi mà đạt đến tâm trí yên định, đều gọi làtọa thiền.

255-TÔ TẤT ĐỊA: 蘇悉地 Susiddhi
DịchlàDiệu Thành Tựu, nghĩa là sự thành tựu bất khả tư nghì.

256-TỔ SƯ: 祖師
Sưphụcủa các tông phái, có đủ năng lực truyền pháp chođệ tử, thông thường Phật giáo đồ gọi vị ấy là Tổsư.

257-TÔNG ĐỒ TRI GIẢI: 宗徒知解
TônglàThiền tông, đồ là môn đồ. Trong kinh Pháp Bảo Đàn,Lục Tổ quở Thần Hội rằng: “Ngươi sau này dù ra hoằngpháp cũng chỉ là một môn đồ đủ tri giải của Thiền tôngmà thôi” (Tri giải là chướng ngại sự khai ngộ).

258-TÔNG THỪA: 宗乘
TứclàThiền tông, cũng gọi là Tổ Sư Thiền, là Pháp thiềntrực tiếp do Phật Thích Ca đích thân truyền cho sơ tổ MaHa Ca Diếp.

259-TÒNG LÂM: 叢林
Lâmlàrừng, nhiều cây tụ lại một chỗ gọi là Tòng, xưa nayThiền tông dùng danh từ này để xưng hô thiền viện. Ởtrung Quốc có những Tòng lâm có thể dung nạp hai ba ngàn hànhgiả tham thiền cùng sinh hoạt tu hành.

260-TỔNG TRÌ: 總持
Tổngtấtcả pháp, trì tất cả nghĩa. Tổng trì tất cả phápnghĩa, chẳng thiếu sót một pháp một nghĩa.

261-TRÊN ĐỈNH CÔ PHONG: 孤峰頂上
Chỗđỉnhnúi cao tột, dụ cho kẻ kiến tánh mới có đủ tưcách cư trú tại đó.

262-TRI KHÁCH: 知客
TrongTònglâm, người tiếp đãi tân khách, có quyền nhận chúng.Người cầu nhập chúng phải qua tri khách thẩm vấn, nếuTri khách không chấp nhận thì không được ở lại.

263-TRI KHỐ: 知庫
Ngườiquảnlý tiền tài, vật chất, lương thực trong Tòng lâm.

264-TRI LIÊU: 知寮
Ngườiquảnlý các liêu phòng, trông coi chỗ ở của Tăng chúng.

265-TRÌNH GIẢI: 呈解
Làtrìnhkiến giải hoặc sở ngộ của mình để xin thầy ấnchứng.

266-TRI SỰ: 知事
Ngườiquảnlý, điều động nhân sự trong Tòng lâm.

267-TRI TẠNG: 知識
Ngườiquảnlý kinh sách của Tòng lâm.

268-TRI VIÊN: 知圓
Cũnggọilà Viên đầu, người trông coi vườn tượt trồng trọtở Tòng lâm.

269-TRUNG ĐẠO: 中道
Chẳnglọthai bên tương đối gọi là Trung đạo, cũng chẳng trụnơi chính giữa.

270-TRUYỀN ĐĂNG: 傳燈
TổSưThiền do Tổ sư từ đời từ đời truyền xuống, giốngnhư đèn này truyền qua đèn kia, một đèn có thể truyềnsang muôn ngàn đèn, mọi đèn đều sáng tỏ; cái ánh sángcủa đèn số một (Sơ Tổ) cũng không giảm bớt một tí.

271-TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU: 傳心法要
TổsưThiền tông đem yếu chỉ tham thiền đời đời tương truyềncho thiền giả, y theo pháp yếu tu tập thì được minh tâmkiến tánh, giải thoát tất cả khổ, đạt đến tự do tựtại vĩnh viễn.

272-TRƯỚC TƯỞNG: 著想
Tưtưởngchấp thật.

273-TU ĐA LA: 修多羅 Sùtra
Dịchlàkhế kinh, tức là kinh điển khế hợp căn cơ trình độcủa chúng sanh, cũng là đúng theo ý Phật.

274-TỤC ĐẾ: 俗諦
Tựtánhbất nhị chẳng thể diễn tả, nay vì muốn độ ngườithế tục nên miễn cưỡng chia làm hai mặt (bề mặt và bềtrái) để diễn tả. Việc dùng lời nói phương tiện đểdiễn tả bề trái, như bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bấtgiảm, phi hữu, phi vô… gọi là Tục đế.

275-TƯ HOẶC: 思惑
Cóchấptư tưởng sai lầm là Tư hoặc.

276-TỨ BẤT KHẢ KHINH: 四不可輕
1.Tháitử dù nhỏ sẽ làm Quốc vương, nên bất khả khinh.2. Con rắn dù nhỏ, độc hay giết người, nên bất khả khinh.3. Ngọn lửa dù nhỏ, hay sanh hỏa hoạn, nên bất khả khinh.4. Sa di dù nhỏ hay chứng Thánh quả, nên bất khả khinh.

277-TỨ BẤT KHẢ THUYẾT: 四不可說
1.Sanhbất khả thuyết. 2. Sanh bất sanh bất khả thuyết. 3.Bất sanh sanh bất khả thuyết. 4. Bất sanh bất sanh bất khảthuyết.

278-TỨ CÚ: 四句
Là:có,không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Phàmtương đối đều ở trong Tứ cú, như chân, giả, nói, nín…(chân, giả, chẳng chân chẳng giả, cũng chân cũng giả; nói,nín, chẳng nói chẳng nín, cũng nói cũng nín). Tất cả trikiến tư tưởng của người đời đều chẳng ra ngoài Tứcú này.

279-TỨ ĐẠI: 四大
Vậtchấtthuộc cố thể là địa đại, dịch thể là thủy đại,nhiệt độ là hỏa đại, khí thể là phong đại; nói chunglà Tứ đại.

280-TỨ LIỆU GIẢN: 四料簡
Đoạtcảnhchẳng đoạt nhân, Đoạt nhân chẳng đoạt cảnh, Cảnhnhân đều đoạt, Cảnh nhân đều chẳng đoạt.

281-TỨ NHIẾP PHÁP: 四攝法
1.Bốthí: đối với người ham tài thì bố thí tài, ham phápthì bố thí pháp. 2. Ái ngữ nhiếp: dùng ngôn ngữ ôn hòatừ ái khiến người sanh tâm hoan hỷ. 3. Lợi hành nhiếp:dùng hành vi tổn mình lợi người để cảm hóa người. 4.Đồng sự nhiếp: tự hạ địa vị mình vì độ kẻ hạ tiệnthì đồng sự với kẻ hạ tiện, vì độ kẻ ăn xin thì đồngsự với kẻ ăn xin, cho đến vì độ chó, heo thì đồng sựvới chó, heo (đầu thai thành chó, heo).

282-TỨ TẦM TƯ QUÁN: 四尋思觀
1.Danhtự tầm tư: truy cứu danh tự của tất cả pháp đềuchẳng thật. 2. Sự tướng tầm tư: truy cứu mỗi mỗi sựtướng hiện tượng trên thế giới đều do tâm thức biếnhiện, nhân duyên sở hành lìa thức chẳng có. 3. Tự tánhgiả lập tầm tư: truy cứu của danh tự và sự tướng, chỉlà phương tiện giả lập, tánh độc lập đều bất khảđắc. 4. Sai biệt giả lập tầm tư: truy cứu các tướng saibiệt của danh tự hoặc sự cũng đều giả lập chẳng thật.

283-TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH: 四禪八定
Làsơthiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, là bốn lớpthiền của cõi trời Sắc giới. Có thiền là có định, nênTứ thiền cũng là bốn thứ định, cộng thêm bốn thứ địnhcủa cõi trời Tứ không (Vô sắc giới) thành tám thứ định,gọi chung là Tứ Thiền Bát Định.

284-TỨ THIỀN BỆNH: 四禪病
Làtác(làm), chỉ (ngưng), nhậm (mặc kệ), diệt. Sự kiến tánhchẳng do tác, chẳng do chỉ, chẳng do nhậm, chẳng do diệt,nếu chấp vào thì thành bệnh. Nhưng người chưa kiến tánhthì có thể dùng làm thuốc.

285-TỨ TRÍ: 四智
DuyThứctông chuyển bát thức thành Tứ trí; chuyển Tiền ngũthức thành ‘Thành sở tác trí’, chuyển thức thứ sáu thành‘Diệu quan sát trí’, chuyển thức thứ bảy thành ‘Bìnhđẳng tánh trí’, chuyển thức thứ tám thành ‘Đại viêncảnh trí’. Hoàn thành tác dụng mà chẳng phân biệt, gọilà Thành sở tác trí; quan sát thấu triệt mà chẳng qua sựtác ý, gọi là Diệu quan sát trí; phá hết ngã chấp, thấycác pháp bình đẳng, gọi là Bình đẳng tánh trí; như gươngtròn soi khắp mười phương thế giới chẳng có thiếu sót,gọi là Đại viên cảnh trí.

286-TỨ VÔ NGẠI TRÍ: 四無礙智
1.Thôngđạt danh tự của các pháp vô ngại, gọi là Pháp vôngại trí. 2. Thông đạt tất cả các nghĩa lý vô ngại, gọilà Nghĩa vô ngại trí. 3. Hay dùng đủ thứ từ ngữ phươngtiện tùy nghi diễn thuyết, gọi là Từ vô ngại trí. 4. Nơicác pháp nghĩa viên dung vô ngại, khéo thuyết tự tại, khiếnchúng sanh dễ được tín giải thọ trì, gọi là Khéo thuyếtvô ngại trí. Nói chung gọi là Tứ vô ngại trí.

287-TỨ PHÁP Y (y là căn cứ theo): 四依法
1.Ypháp bất y nhân. 2. Y nghĩa bất y ngữ. 3. Y trí bất y thức.4. Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.

288-TỪ BI: 慈悲
Từlàban vui cho người, Bi là cứu khổ cho người. Phật phápnói vô duyên từ, đồng thể bi. Vô duyên thì chẳng có năngsở, nên chẳng có năng thí sở thí. Đồng thể thì chẳngphân biệt mình với người, nên khổ của người tức làkhổ của mình, vui của người tức là vui của mình.

289-TỰ TÁNH: 自性
Bảnthểcủa tâm vô hình vô thanh cùng khắp thời gian không gian,cái dụng cũng cùng khắp như thế, chẳng cần qua tác ý màứng dụng tự động. Chúng sanh với chư Phật bình đẳngbất nhị.

290-TỶ LƯỢNG: 比量
Ngườituchánh pháp phải giác ngộ, dùng thí dụ để thuyết minhthực tướng của hiện lượng, khiến người phát khởi tíngiải, gọi là Tỷ lượng.

291-VIÊN GIÁC:圓覺
Làgiácngộ bản thể tự tánh vốn viên mãn, cùng khắp thờigian không gian.

292-VIỆN CHỦ: 院主
ỞTrung Quốc, viện chủ là chủ nhiệm một tòa nhà trong Tònglâm, ở dưới quyền Trụ trì.

293-VÔ KHẨU: 無口
Vôkhẩuthì vô thuyết vô thị (khai thị), gọi là chân thuyết;vô thuyết thì vô thính vô văn (nghe), gọi là chân văn.

294-VÔ KÝ KHÔNG: 無記空
Kẻthamthiền nếu chẳng có nghi tình, cũng chẳng có vọng tưởng,trong tâm như một tờ giấy trắng, tức lọt vào Vô ký không,là thuộc về thiền bệnh.

295-VÔ LẬU: 無漏
Khôngcótập khí phiền não là vô lậu.

296-VÔ NIỆM: 無念
Tứclàbản niệm sẵn có, chẳng nổi một niệm nào khác. Nghĩalà nơi Thế lưu bố tưởng chẳng sanh ra trước tưởng, chẳngphải trăm điều chẳng nghĩ, nếu trăm điều chẳng nghĩ làniệm tuyệt đều chẳng phải bản ý của vô niệm.

297-VÔ MINH: 無明
Mộtniệmchưa sanh khởi là vô thủy vô minh, một niệm mới khởiliền thành nhất niệm vô minh. Tiền niệm diệt, hậu niệmsanh, sanh diệt liên tục thì thành sanh tử luân hồi.

298-VÔ SANH: 無生
Vôsanhtức vô thủy, vô thủy tức vô sanh, như con gà với trứnggà đều chẳng có sự bắt đầu, tức là hiển bày nghĩavô sanh.

299-VÔ THỦY: 無始
Vũtrụvạn vật đều chẳng thể tìm tòi sự bắt đầu, vìthời gian vốn chẳng trước sau, nói trước chẳng có thủy,nói sau chẳng có chung, đây cũng là cái nghĩa các pháp vôsanh.

300-VÔ THỦY VÔ MINH: 無始無明
Trướckhimột niệm chưa sanh khởi gọi là vô thủy vô minh. Đâylà nguồn gốc của ý thức, Thiền tông gọi là thoại đầu,cũng gọi là đầu sào trăm thước. Khi ấy trong tâm thanh thanhtịnh tịnh chưa có thức phân biệt, khi bị ngoại cảnh kíchthích nổi lên một niệm thì trở thành nhất niệm vô minh.

301-VÔ TRỤ: 無住
Chẳngchấpthật thì chẳng trụ một cú nào trong tứ cú, ngay khiđó tự tánh hiện hành, lìa tương đối mà nhập vào cảnhgiới tuyệt đối.

302-VÔ TƯỚNG: 無相
Cảnhgiớido lục căn tiếp xúc lục trần cảm biết được, nếuchấp là thật thì có tướng, nếu không chấp là thật thìvô tướng.