Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Phần 10

04 Tháng Tám 201612:29 CH(Xem: 2789)
Phần 10

Trích Lục Phật Học

Cao Hữu Đính

--- o0o ---

Phần 10

GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN

Trong khổ hạnh lâm, vườn Lộc Uyển, nhóm năm người của ông Kiều Trần Như còn ở đây. Kiều Trần như, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp và Ma Nam Câu Ly (con Hộc Phạm Vương). Đó là năm đệ tử đầu tiên Phật thuyết:

“Năm ông còn mắc một bệnh hiểm nghèo, đó là bệnh cháp chặt một phía, bắt nhục thể chịu khổ chỉ khiến tâm tinh thần thêm rối loạn. Tu hành mà thiên trọng bên này hay bên kia, đều không thể thành tựu đại đạo căn bản. Xa lìa cả khổ lẫn lạc, đó là đường tu hành trung đạo chân chính, đưa đến giác ngộ tối cao”.

Phật dạy tu Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Ngũ ấm là vô ngã... dẹp ảo tưởng ngã.

Đến đây ngôi Tam Bảo đã đầy đủ:

* Phật bảo: Đức Thích Ca

* Pháp bảo: Tứ Thánh Đế.

* Tăng bảo: năm đệ tử đầu tiên.

PHẬT NIẾT BÀN

- 483 trước Tây lịch: theo Tây phương.

- 485 trước Tây lịch: theo “Chúng Thánh điển ký”.

- 544 trước Tây lịch: theo công nguyên của hội Phật giáo thế giới.

- Ngài thọ 80 tuổi.

- Tại rừng Ta La song thọ, gần Câu Thi Na, Patnar (tiểu bang Bihar ngày nay).

- Hệ tộc Mạt La (Mana) lo trà tì. Quốc vương tám nước chia xá lợi của Ngài.

DI GIÁO CỦA PHẬT

* Đệ tử cuối cùng: Thuần Đà (bản thân thợ rèn) ở Câu Thi Na. Cúng dường Phật bát cháo nấm chiên đàn nhĩ.

* Người cuối cùng quy y Phật:Tu Bạt Đà La (Subbhadra) trên 100 tuổi, học vấn uyên bác Bà La Môn.

* Di giáo của Phật: Phật cáo A Nan:

- Hãy lấy “Giới” (Ba La đề mộc xoa) làm thầy.

- Tu “Tứ niệm xứ” (Thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã).

- Hãy áp dụng phương pháp “Mặc tẩn” (làm ngơ, đừng cãi vả mà điều phục kẻ dữ).

- Kết tập kinh điển bắt đầu bằng câu: Tôi nghe như vầy (Như thị ngã văn)

DANH TỪ PHÁP SỐ

Pháp số: pháp chứa đựng trong một từ, và quy tụ chung quanh một khái niệm chung.

Các học thuyết phong phú có một thống tư tưởng liên quan chặt chẽ với nhau đều có một từ lập trường liên quan chặt chẽ với nhau đều có một số từ tập trung như vậy. Thí dụ: Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Trong Phật giáo, danh từ pháp số tràn ngập trong kinh luận, nếu không ai nằm được nghĩa của chúng thì khó hiểu được kinh luận nói gì. Ví dụ:

* Nhị đế: chân đế và tục đế (sự thật tuyệt đối và sự thật tương đối).

* Nhị môn: Quán môn và giáo môn (thực hành và lý thuyết). Hay Chân như môn và Sinh diệt môn (mặt bản thể và mặt hiện tượng).

* Nhị thừa: Hai thừa Thanh văn và Duyên giác.

* Tam bảo: Ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.

* Tam thọ: ba thọ Lạc, khổ và xar.

* Tam học: Giới, định, huệ.

* Tứ đế: Bốn sự thật: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

* Tứ niệm xứ: bốn chổ tưởng niệm: quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm, quán pháp như pháp.

* Tứ bất hoại tịnh: bốn thanh tịnh bất hoại: ư Phật bất họai tịnh, ư Pháp bất hoại tịnh...

* Ngũ căn: Năm căn: năm căn Tín, tấn, niệm, định, huệ.

* Ngũ phận hương: Năm loại hương thơm Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát tri kiến hương.

* Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

* Lục căn: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

* Lục ba la mật (lục độ) sáu pháp tu đưa hành giả qua bờ giác:

- Đàn na ba la mật (dana): bố thì ba la mật

- Thi la ba la mật (sila): trì giới ba la mật

- Sàn đề ba la mật (Rsanti): nhẫn nhục ba la mật.

- Tỳ la đa ba la mật (Visiya): Tinh tấn ba la mật.

- Thiền na ba la mật (Dyana): thiền định ba la mật.

- Bát nhã ba la mật (Prajna): trí tuệ ba la mật.

* Tất giác chi: Bảy chi, giác: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, hành xả.

* Thất xa: bảy cổ xe: giới, tâm, kiến, nghi, cái, đạo phi đạo phi kiến, đạo tích tri kiến, đạo tích đoạn trí tịnh.

* Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nhiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

* Cửu hữu, Thập địa ...

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

A. THỜI KỲ DU NHẬP: (TK III – TK V)

a. Trưc tiếp từ Ấn Độ bằng đường thủy:

1/ Tăng Hội (người Khương – Sogdiane) khoảng 220, sinh và xuất gia tại Việt Nam, dịch kinh tại Việt Nam chừng mười năm qua rồi tại Đông Ngô 247.

2/ Cương Lương Lâu Chi (người Nhục Chi – Scythe) khoảng 255.

3/ Ma Ha Kỳ Vực (người Ấn) khoảng 294.

4/ Mâu Bác (người Trung Hoa) từ Lạc Dương đến khoảng 195 để lánh nạn cuối đời Hán và để nghiên cứu Phật giáo, rồi truyền bá Phật giáo tại Việt Nam.

Trong giai đoạn này, tại xứ Luy Lâu (thủ đô Giao Châu) có hơn 500 tăng sĩ đọc tụng được 15 bộ kinh và cso hai chục tháp thờ xá lợi được xây cất, Luy Lâu ngày nay là làng Lũng Khê, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Chính từ Luy Lâu mà Phật giáo được truyền qua Đông Ngô.

b. Từ khoảng thế kỷ IV về sau, Giao Châu trở thành cái hành lang cho các nhà truyền giáo và các nhà chiêm bái giữa Nam Trung Hoa và Ấn Độ. Trước sau có ba đoàn tiếp nối nhau: hai đoàn người Trung Hoa và một đoàn người Việt. Trong đoàn người Việt có: sư Vân Kỳ, Mộc Xoa Đề Bà, Khuy Xứng (người Giao Châu), Trí Hành Đại Thắng Đăng (người Châu Á) Họ đi khắp Ấn Độ, ở lại nhiều năm để nghiên cứu, học hỏi, và sang truyền đạo ở Nam Trung Hoa và Java.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu này còn phôi thai. Phải đợi đến năm 580 với sự xuất hiện của Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Phật giáo Việt Nam mới khởi sắc.

B. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN: (TK VI – ĐẦU TÀI KHOẢN XIII)

1/ Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi: 636 năm (580 – 1216). Truyền thừa 19 đời. Chỉ còn tiều sử của 29 vị cao tăng thuộc phái này.

2/ Phái Vô Ngôn Thông: 401 năm (580 – 1216). Truyền thừa 15 đời. Chỉ còn tiểu sử của 19 cao tăng.

C. THIỀN VIỆT NAM: TRÚC LÂM YÊN TỬ

1/ Điều Ngư Giác Hòang (Trần Nhân Tôn).

2/ Pháp Loa

3/ Huyền Quang.

Truyền được 3 đời. Đến cuối đời nhà Trần 1400 thì chấm dứt.

- Từ đời Hậu Lê 1428 cho đến nay: suy sụp. Nhà chùa nghiêng về Nho học.

D. THIỀN (ngành Lâm Tế):

Truyền bá ở Đàng Trong, từ 1661 (dười đời Chúa Hiền) với sự xuất hiện của Thiền sư Nguyên Thiều đến lập chùa Thập Tháp A Di Đà tại Bình Định. Sau ra Thuận Hóa, lập chùa ở Hà Trung. Đệ tử đắc pháp là Liễu Pháp (người Phú Yên) lập chùa Thiền Tôn dưới chân núi Thiên Thai Huế. Liễu Quán là Tổ của Phật giáo miền Nam.

Từ sau Liễu Quán, Thiền klhởi sắc suốt trong bốn đời chúa Nguyễn còn lại.

Từ Gia Long trở xuống, Thiền Liễu Quán suy tàn dần, chỉ còn cái vỏ Thiền ở bên ngoài mà thôi.

Cho đến năm 1930, phong trào chấn hưng Phật giáo xuất hiện khắp Trung Nam Bắc, bắt đầu là Nam (1930) rồi đến Trung (1932) và Bắc (1934).

- Phong trào chấn hưng ở bắc nặng về lễ nghi.

- Phong trào chấn hưng ở Trung và Nam nặng về nghĩa học, nhưng cũng chưa đi đến đâu.

Còn Phật giáo Thiền thì coi như biến mất trên toàn cõi Việt Nam.

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỬ THIỀN CHO ĐẾN BỘ KINH TAM BẢO

Nói đến Phật giáo Việt Nam là nói đến Thiền. Vì ngoài Thiền học ra, gần như không một tông phái nào khác được du nhập.

Không kể thời kỳ phôi thai từ TK II đến TK V, Phật giáo Việt Nam chỉ mới bắt đầu khởi sắc là với sự xuất hiện của ngành Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (của truyền thống Đạt Ma) trong TK VI. Tiếp theo là ngành Thiền Vô Ngôn Thông đầu TK IX và ngành Thiền Thảo Đường vào đầu TK XII (cả hai đều thuộc truyền thống Lục Tổ Huệ Năng). Cả ba ngành Thiền này giao lưu nhau mà tổng hợp Thiền Việt Nam (Trúc Lâm Yên Tử) với sơ tổ là Trần Nhân Tôn vào cuối TK XIII đầu TK XIV, và được kế tục bởi hai Tổ Pháp Loa và Huyền Quang. Từ TK VI cho đến TKXIV, Thiền phát triển cực kỳ sáng chói và chi phối toàn bộ văn hóa Việt Nam, nhất là trong hai thời đại Lý và Trần. Đây là một sự thật lịch sử không thể nào phủ nhận được.

Nhưng từ đầu TK XV, đầu đời nhà Lê, Nho giáo được nâng lên thành quốc giáo, chư Tăng muốn duy trì sự hiện diện của mình, phải chuyển sang nọc Nho. Lý do là vì: muốn được ở chùa Chư Tăng phải trải qua một cuộc khảo hạch về Tam giáo (Nho, Lão, Phật) trong đó, điểm quyết định là Nho giáo chứ không phải Phật giáo. Do đó chư Tăng về sau có rất nhiều vị tinh thông Nho giáo hơn cả các nhà Nho chính thống, nhưng lại yếu kém về môn học căn bản của mình. Cho nên, về lâu về dài, hình thức bề ngoài của Phật giáo bấy giờ trong các nghi lễ tôn giáo tuy vẫn duy trì được, nhưng nội lực bên trong đã dần dần bị xói mòn. Truyền thống của Thiền trong các nhà chùa dần dần mờ phai rồi mất hẳn. Để trám chổ hổng, chư Tăng về sau cho áp dụng pháp tu Tịnh độ (không giống tông Tịnh độ của Tổ Thiện đạo bên Trung Hoa). Tình trạng này kéo dài cho đến cuối đời Lê Trịnh (chấm dứt năm 1788). Như trên là thực trạng của Phật giáo xứ Đàng Ngoài, kể từ sông Gianh trở ra.

Ở xứ Đàng Trong kêt từ sông Gianh trở vào, mặc dù Nguyễn Hoàng vào Nam lập giang sơn mới từ năm 1558, nhưng ngôi chùa đâu tiên được xây cất tại xứ Đàng Trong là chùa Linh Mụ ngày nay. Chùa này mới có từ đời Chúa Thượng (1635 – 1648) khi ông dời phủ Chúa từ làng Phước Yên lên làng Kim Long (ngoại ô Huế) trong năm 1636. Bấy giờ có chùa nhưng chưa có sư. Chỉ cất lên để tỏ lòng ngưỡng mộ Phật mà thôi. Phải đợi cho đến đời Chúa thứ tư là Chúa Hiền (1648 – 1687) mới chính thức có Phật giáo xuất hiện với Ngài Nguyên Thiều do Chúa Hiền cho người qua Quảng Đông rước về. Ngôi chùa Tổ đầu tiên do Nguyên Thiều xây dựng khoảng năm 1661 là chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định ngày nay. Sau đó, đệ tử đắc pháp của Ngài là Ngài Liễu Quán dựng được một ngành Thiền mới cho xứ Đàng Trong tiếp tục truyền thống của Thiền Lâm Tế.

Chùa Tổ của ngành Thiền Quán là chùa Thuyền Tôn ở dưới chân núi Thiên Thai thuộc vùng ngoại ô Huế. Từ chùa tổ này, Thiền Lâm Tế lan dần các vùng của xứ Đàng Trong cho đến các tỉnh trong Nam; trải qua mấy đời Chúa liên tiếp, Thiền Lâm Tế phát triển rất rực rỡ. Nhưng từ đầu đời Tự Đức (khoảng chừng 1848), Thiền dần dần suy thoái, cho đến sau đô hộ Pháp (1885), khi dấu vết của Thiền coi như dứt hẳn. Rồi cũng như tình trạng của Phật giáo Đàng Ngoài trước kia dưới thời kỳ Lê Trịnh, Thiền được thay thế bằng một loại Tịnh độ pha phách. Nói pha phách là vì sinh hoạt của Thiền không còn nữa, mà pháp môn tịnh độ tân trang này cũng không giống pháp tu Quy Mô của tong Tịnh độ Trung Hoa do Tổ Thiện Đạo sáng lập. Và rồi cho đến khoảng 1930 là năm bắt đầu có phong trào chấn hưng Phật giáo ra đời, trong tất cả các chùa trên khắp ba kỳ, chư Tăng chỉ chuyên đọc tụng một bộ kinh mệnh danh là bộ kinh Tam Bảo với một số bài văn sám nguyện do các Đại sư Trung Hoa đời trước sáng tác. Ngoài ra họ còn được học thêm một một số “khóa nghi” áp dụng trong cá đàn tràng cúng đám.

Kinh Tam Bảo là một loại tuyển tập, gồm một Sám Hồng Danh và bốn kinh A Di Đà tiểu bản, Phổ Môn, Vu Lan, Kim Cang Bát Nhã.

Kinh Kim Cang Bát Nhã là nòng cốt của Thiền Lục Tổ. Còn kinh nòng cốt của tông Tịnh độ Trung Hoa gồm ba kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, nhưng trong bộ Tam Bảo chỉ thâu dụng một kinh A Di Đà mà thôi. Và để hổ trợ cho kinh này, bộ Tam Bảo thái dụng thêm phẩm Phổ Môn (trích từ kinh Pháp Hoa ra) và bửu sám Hồng Danh (toát yếu giáo nghĩa của kinh Hoa Nghiêm). Còn kinh Vu Lan sở dĩ có mặt trong đó, là cốt để nói lên lập trường của Phật giáo đối với việc thờ cúng ông bà, mà các dân tộc chịu ảnh hưởng văn minh Nho giáo vô cùng quan tâm.

Sự hiện diện của kinh Kim Cang Bát Nhã trong bộ Tam bảo là điều không thể thiếu. Vì mặc dầu ngành Thiền không cong nữa, nhưng uống nước phải nhớ đến nguồn, cho nên không thể loại Kim Cang ra ngoài được. Trọng tâm của bộ Tam Bảo hoàn toàn đặt vào kinh A Di Đà và hai kinh văn hổ trợ là Phổ Môn và Hồng Danh.

Ngày nay, Phật giáo Việt Nam đã có đầy đủ toàn bộ Đại Tạng Kinh chữ Hán, chứ không hạn cuộc trong một bộ Tam Bảo như xưa nữa:do đó, tầm nhìn của Phật giáo đã mở rộng thêm giới tuyến khá xa. Nhưng các chùa trên toàn cõi Việt Nam vẫn giữ nguyên tập tục cũ; và bộ kinh Tam Bảo vẫn còn là bộ kinh nòng cốt của các chùa. Cho nên Tăng Ni các chùa ngoài kiến thức Phật giáo nói chung, càn phải học hỏi và tìm hiểu nội dung kinh Tam Bảo nói gì. Nhất là kinh A Di Đà và hại kinh văn phụ.

Trước hết là kinh A Di Đà.

Nên biết rằng cái cốt tủy tinh ròng của kinh A Di Đà là Tín Căn (trong ngũ căn) và Tín Lực (trong Ngũ Lực) nói trong Tạp A Hàm. Căn nghĩa là cái rễ con nhờ đó cây bám được vào lòng đất mà lớn mạnh dần. Cũng thế, nhờ Tín Căn mà hành giả bãm được vào lòng đạo mà trưởng dưỡng tâm Bồ đề. Rễ của Tín Căn lâu ngày len sâu vào lòng đạo thì đạo lực mạnh dần mà thành Tín Lực, nhờ đó mà thành tựu Bồ đề. Trong nhiều kinh, Phật thưòng căn dặn rằng: Tín vi vạn công năng chi mẫu (đức tin là mẹ đẻ của muôn đức, muôn công năng).

Tứ bất hoại tịnh của Tín Căn nói trong Tạp A Hàm, được triển khai và thi vị hóa mà kết thành nội dung kinh A Di Đà với bốn thành tựu trang nghiêm về y báo và chánh báo, nói trong đoạn đầu của kinh này. Tín Căn huân tập lâu ngày thành bản tánh thứ hai, tống xuất cái tánh ô nhiễm ra ngoài, mà kết thành cái tổng thể là Nhất tâm bất loạn. Đạt được nhất tâm bất loạn là phép tu thành tựu. Tất cả đều chỉ đặt trên một nền tảng duy nhất là Đức Tin mà thôi. Nhưng, đây là một đức tin tuyệt đối, một đức tin vô điều kiện, không chấp nhận bất cứ một sự trả giá nào, một đức tin bất khả tư nghì. Cho nên mới nói đây là pháp hiếm có và khó tin. Nhưng dù khó tin rồi cũng phải tin, không có phương thuốc nào khác để chữa bệnh cho chúng sinh (ngoại trừ phép tu Thiền còn khó hơn nữa). Giải tỏa tác dụng của uẩn Thọ bằng đức tin mà không theo nổi, thì làm sao theo được phép Thiền nhắm thẳng vào uẩn Hành mà đập nát vọng niện, khó hơn nhiều.

Cho nên nói: Lý trí giết chết con người, chỉ có đức tin mới cứu sống con họ (Lý trí là tác dụng của uẩn Tưởng)

Đức tin quan trọng như thế cho nên kinh A Di Đà chỉ cổ xúy cho đức tin mà thôi. Như thế đủ rõ địa vị của kinh A Di Đà trong Pháp môn tu Tịnh độ.

Phẩm Phổ Môn hổ trợ cho kinh A Di Đà, cũng không ra ngoài cái đức tin ấy, nhưng qua đấy, cái tự thể của đức tin mới được trình bày đầy đủ và từ cái tự thể tuyệt đối thanh tịnh ấy mới có tỏa ra muôn vàn ứng dụng, ứng hiện khắp chốn khắp nơi (Phổ Môn) mà lắng nghe tiếng nghe tiếng đau thương rên rỉ của chúng sinh để đến cứu độ. Vì vậy mà Bồ Tát Quán Thế Âm được tôn xưng là đấng Tịnh Thánh.

Niệm niệm vật sinh nghi

Tịnh Thánh Quán Thế Âm

Là nơi nương tựa vững

Tránh khỏi mọi ách nạn...

Bài văn thứ hai hổ trợ cho kinh A Di Đà là Bửu Sám Hồng Danh. Bài này thuộc lại văn sám nguyện, do Đại sư Bất Động đời Tống soạn ra. Sám nguyện nghĩa là sám hối và phát nguyện. Khác với loại văn sám nguyện thông thường, bài văn sám nguyện này không phát nguyện sinh về cõi Tinh đôï của Phật A Di Đà mà chỉ phát nguyện thành Phật. Theo mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền nói trong kinh Hoa Nghiêm. Chỉ thú ấy đã được trình bày rõ trong đoạn mở đầu: “Nguyện cùng chúng sinh trong pháp giới, đồng loạt chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác”.

Sau khi phát nguyện và kính lễ chư Phật, hành giả sám hối tội chướng đã gây và trình bày phước đức đã tạo (hai thiện căn) để hồi hướng bề quả Phật. Đây là phương pháp tu tập theo mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền nói trong kinh Hoa Nghiêm: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai...

Vì nội dung bài sám 64 câu này rút từ kinh Hoa Nghiêm ra, cho nên nó đã hé ra cho ta thấy phần nào cái tinh yếu của giáo nghĩa kinh ấy. Tinh yếu đó là: thế giới cực đại hoàn toàn ngang bằng và tương đương nhau (nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất): cho nên chư Phật hiện diện khắp nơi, không đâu không có (thâm tín chư Phật giai sung mãn)...

Bài sám này vì nội dung thâm hậu của nó (nội dung của kinh Hoa Nghiêm), cho nên được hành giả Tịnh độ coi như khuôn vàng thước ngọc của công việc tu hành hàng ngày, và do đó được nâng lên hàng Bửu Sám và được xếp vào Tam Bảo, ngang hàng với A Di Đà và Phổ Môn.

Cuối cùng, con hai kinh: Vu Lan và Kim Cang Bát Nhã. Kinh Vu Lan xiển dương đạo hiếu. Còn kinh Kim Cang Bát Nhã là cốt lõi của tông Thiền thì có quá nhiều chuyện để nói. Ở đây, tôi không dám đề cập đến. Vì nói bao nhiêu cũng không hết được.

Trong đời Lương Võ Đế, Thái tử Chiêu Ninh đã chia toàn kinh thành 33 tiểu đoạn với nhan đề tóm tắt nghĩa từng đoạn một, từ “Pháp hội nhân do” cho đến “Tín thọ phụng hành”. Cứ nương nơi nhan đề của một tiểu đoạn một mà tìm hiểu nội dung từng đoạn, cũng tạm được rồi.

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

1. Phật giáo vào Trung Hoa măm 67 (Vĩnh Bình 10) làm thời điểm tiêu chuẩn. Trong buổi sơ ngộ, ảnh hưởng còn yếu, chỉ quanh quẩn ở Hà Bắc và chung quanh thủ đo Lạc Dương. Chư tăng truyền giáo phần nhiều là người Khang Cư (Sogdbane) và An Tức (Prese). Đặc biệt là An Thế Cao. Kinh sách truyền sang là Tiều Thừa.

2. Trong đời Trung Quốc, Thục không có Phật giáo, Ngụy không có nhưng rất yếu. Phật giáo bắt đầu vào Đông Ngô bằng đường biển, băng qua Giao Chỉ. Khương Tăng Hội sang Đông Ngô, sau khi ở Giao Chỉ 12 năm.

3. Đời Tây Tấn, Phật giáo phát triển khá mạnh ở Hoa Bắc, nhất là yại Lạc Dương. Tại đây,Tăng Già Đề Bà (Sangha Deva) dịch lại hai kinh Trung A Hàm, được hoan nghênh nhiệt liệt. Tiếng tụng kinh vang dội khắp kinh thành.

4. Nhà Tây Tấn bị Ngũ Hồ tiêu diệt. con cháu chạy xuống Giang Nam, dựng nhà Đông Tấn, đô tại Kiến Nghiệp (kinh đô của Đông Ngô). Tại đây, nhóm quý tộc Nho sĩ quy tụ thành xóm áo đen (Ô y hàn), cố gắng duy trì nền văn hóa Hán tộc để chống trả lại văn hóa người Hồ ở phương Bắc. Trong cuộc di tản vĩ đại này, toàn thể Phật giáo đồ ở Lạc Dướng đều theo Đề Bà xuống miền Nam với nhà Đông Tấn. Tại đây, được tiếp xúc rộng rãi với giới quý tộc người Hán. Đề Bà mới sực nhận ra rằng có nhiều từ ngữ mới bị ông hiểu sai. Do đó, ông bỏ ra năm năm để học lại chữ Hán, rồi dịch lại hai bộ Trung A Hàm và Tăng Nhất A Hàm (còn tồn tại cho đến ngày nay).

Phật giáo Đông Tấn phát triển khá manh, nhưng không rực rỡ bằng Phật giáo miền Bắc với các triều đại người Hồ.

5. Trong hơn ba thế kỷ, Hồ và Hán tranh giành nhau nước Trung Hoa, ranh giới của Hồ nằm sát bờ sông Trường Giang. Lãnh thổ của người Hán thu gọn lại trong vùng Giang Nam, cho đến rặng núi Ngũ Lãnh (Bắc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay)

Từ Giang Bắc trở lên. Phật giáo phát triển rất mạnh dưới triều đại Ngũ Hồ, và tiếp theo là dưới các triều đại của Bắc Ngụy (Bắc Triều), mặc dù đã trải qua ba pháp nạn khủng khiếp dưới ba đời vua Võ Đế (của Bắc Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu).

Trong giai đoạn đầu, ở vùng Ngũ Hổ có một vị sư nổi tiếng là Phật Độ Trung chiêu mộ rất đông Tăng sinh người Hán trong tỉnh Hoa Bắc, luyện họ thành tài, rồi từ đó bung ra khắp nơi trên Hoa Bắc Kiệt hiệt nhất là Đạo An làm quốc sư cho nhà Phù Tần (của Phù Kiến) ở Trường An. Đạo An là vị sư Trung Hoa đầu tiên thiết lập quy chế của chư Tăng ngoại quốc. Ông cũng đào tạodc nhiều Tăng sĩ tài ba lỗi lạc, về sau nhập chung với La Thập, mở ra một vận hội cực thịnh đạt cho Phật giáo Tung Hoa ở vùng Ngũ Hồ. Do lời khuyên của Đạo An, Phù Kiến sai tướng Lã Quan dẫn một đạo quân qua nước Quy Tư (Tây Vực) rước La Thập về. Chưa về tới Trường An thì binh biến xảy ra. Phù Kiến thua trận ở sông Phi, kéo quân về kinh đoo thù bị tướng giữ thành là Dao Tranh cướp ngộ, lập nhà Dao Tần. Đạo An chết. Bấy giờ là năm 385. Lã Quang nghe tin dừng quân tại Cam Túc, lập tại đây nước Ngũ Hồ thứ 16, và gửi La Thập lại ở đây cho đến năm 401, Dao Hưng (con Dao Tranh) đem quân sang diệt Lã Quang và rước La Thập bề Trường An. Từ năm 401 đến 411. La Thập đào tạo được hơn ba ngàn đệ tử thành tài. Trong số đó nổi tiếng nhấy là Tứ Thánh: Tăng Huệ, Tăng Triệu, Đạo Dung, Đạo Sinh. Ông cũng dịch rất nhiều kinh. Đặc biệt nhất là các kinh trong hệ thống Bát Nhã, từng bị dịch sai lầm trải qua các thế hệ trước. Nhà Dao Tần tôn thờ ông như một vị Phật sống.

6. Thừa hưởng được cái di phóng rực rỡ của La Thập, các thế hệ Phật giáo trong vùng Hồ về sau phát triển cực kỳ mạnh mẽ cho đến hết thời Bắc Ngụy, kéo dài hơn ba thế kỷ. Chuyện lạ kỳ hơn nữa là các vua người Hồ đều bị Hán hóa sâu đậm, cho nên nền Phật giáo dựng lên ở đó là Phật giáo hoàn toàn của người Hán. Hóa cho nên, công đức đóng góp của các vua Hồ đối với văn hóa Trung Hoa vượt xa công sức của Đông Tấn và Nam Triều ở phương Nam.

7. Cuối đời Bắc Ngụy, miền Bắc chia thành Đông Ngụy, Tây Ngụy, rồi Băc Tề, Băc Chu. Băc Chu diệt Bắc Tề, rồi bị Dương Kiền cướp ngôi năm 581. Đến năm 589, Dương Kiền tiến xuống miền Nam tiêu diệt nhà Tần, thống nhất nước Trung Hoa lập ra nhà Tùy. Tùy tồn tại đúng 29 năm, rồi bị Đường tiêu diệt. Nền văn hóa Trung Quốc theo chân nhà Tùy tràn xuống miền Nam, tạo thành quang cảnh rực rỡ của hai đời Tùy và Đường.

Cũng nên biết thêm rằng, năm 520, Đạt Ma đến Trung Hoa trong đời Lương Võ Đế, không hợp ý, bỏ lên Bắc Ngụy, diện bích chín năm tại Tung Sơn, lập ra Thiền Tông Trung Hoa. Đời thứ sáu của tông này là Huệ Năng tịch năm 713 kết thúc Sơ Đường.

Trong hai đời Tù và Đường, Phật giáo Trung Hoa cực thịnh đạt. Đặc biệt là:

- Đời Tùy, tông Thiên Thai ndr Trí Khải ra đời.

- Từ Trung Đường, tông Hoa Nghiêm của Hiển Thủ ra đời.

- Từ Tùy qua Đường tông Thiền phát triển kỳ diệu.

- Đó là chưa kể các thành công ngoạn mục của Huyền Trang trong bước đầu của Sơ Đường, và của Tắc Thiên Hoàng Đế trong giai đoạn cuối của Sơ Đường.

Qua Mạt Đường, Phật giáo bị pháp nạn thứ tư dưới thời Võ Tôn. Từ đó, Phật giáo suy dần.

BỐN PHÁP NẠN CỦA PHẬT GIÁO TRUNG HOA

(Tam Võ nhất Tông chi pháp nạn)

1. TL 446: Vua Thái Võ Đế: nhà Bắc Ngụy – Bắc Triều (420-588).

2. TL 578: Vua Chu Võ Đế, nhà Bắc Chu – Bắc triều (420-588).

3. TL 842: Vua Đường Võ Tông đời Mạt Đường – Đương (618-907).

4. TL 955: Vua Chu Thế Tông nhà Hậu Chu – Ngũ Đại (907-960)

Trong bốn pháp nạn, pháp nạn I khốc liệt nhất, số Tăng Ni chết kể có nhiều chục vạn. Nhưng qua năm sau, Thái Võ chết. Vua con lên nối ngôi, cử hành hôn lễ sám hối cho cha cực kỳ trang trọng. Phật giáo lại sáng rực rỡ hơn trước nữa. Pháp nạn II khốc liệt không kém, nhưng số Tăng Ni chết ít hơn. Sau pháp nạn này đúng ba năm thì nhà Bắc Chu bị Tùy Văn Đế tiêu diệt. Trong pháp nạn này Trí Khải trốn vào núi ở, được sống sót, sau làm quốc sư cho Văn Đế. Một danh tăng khăc là Phi Trương Phong bị bắt buộc phải hoàn tục, về sau được Tùy Văn Đế vời ra giữ chức Phiên Kinh Học Sĩ, soạn bộ “ Khai Hoàn Tam Bảo Lục”.

Pháp nạn III và IV không dữ dội lắm, nhưng sau hai pháp nạn này, thì nội lực Phật giáo Trung Hoa suy yếu dần không gượng dậy được nữa. Từ đây, Phật giáo Trung Hoa lui dần về thế thủ. Nhưng cũng từ đây, ảnh hưởng của Phật giáo mới tỏa ra mạnh mẽ trên khắp mọi bình diện của sinh hhoạt văn hóa Trung Hoa. Kỳ lạ!

Bị chú:

Trong pháp nạn II. Tăng Xán và đệ tử Đạo Tín trốn chạy ở trong núi, cho nên không hề hấn gì. Vã lại, bấy giờ Thiền tông chưa phổ cập trong quần chúng và theo truyền thống Thiền thì các Thiền sư đều chọn núi non u tịch để tịnh tu, cho nên thoát ra ngoài cùng tục lụy của thế sự thăng trầm.

Thiền tông theo đúng nguyên tắc của Phật giáo “Sa môn bất bái vưong gia”. Cho nên tấy cả đêu lập am trên núi, tránh xa chốn phồn hoa đô hội. Như Nguyên Thiều chẳng hạn, được Chúa Hiền mời sang, nhưng không chịu ở Thuận Hóa, Chúa phải chấp nhận cho lập chùa ở Bình Định.j về sau, Chúa năn nỉ lắm mới chịu ra, nhưng xin lập chùa ở Hà Trung mà thôi. Từ Dung lập chùa ở gò đất cao, nay là vùng Từ Đàm. Liễu Quán lên lập chùa ở chân núi Thiên Thai (qua Ba Đồn).

HAI TRIỀU ĐẠI LỚN TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN PHẬT GIÁO

I. Thế kỷ III trước Tây lịch:

- Triều đại Maurya (Khổng Tước) do ông nội A Dục là Chaudragupta (Chiên Đà La Cấp Đa) lập, sau khi đuổi hết các tướng lãnh của Alexandre Le Grande về nước. Lãnh thổ bao gồm toàn bộ miền Bắc Ấn, ngoại trừ 1/3 lãnh thổ còn lại là vùng cao nguyên Dekkhan ở miền Nam.

- Thủ đô đóng tại Pataliputra (Ba Liên Phất, tức Hoa Thị Thành) tức Patna ngày nay.

- Ông vua anh hùng nhất là Asoka (A Dục) chính thức đăng quang năm 218 sau Phật Niết bàn, trị vì nữa thé kydr, đã tận lực phuc vụ Phật giáo, đệ tử của Mục Kiền Liên Đế Tu (Tissa).

- Dưới quyền của ông, chíng quyền trung ương lan đến đâu thì Phật giáo lan đến đó. Ông còn phái nhiều pháo đoàn Phật giáo ra hoạt động ở ngoại quốc đến tận các nước chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp.

II. Thế kỷ II sau Tây lịch:

- Trièu đại Kussana (Quy Sương), người Nhục Chi, thành lập. Lãnh thổ bao gồm vùng Tây Bắc Ấn và Afghanistan. Ông vua lừng danh là Kaniska (Ca nị sắc ca), tận lực phục vụ Phật hiáo Hữu bộ, bộ phái do Ca Chiên Diên thành lập đóng chốt tại vùng này từ thế kỷ IV sau Tây Lịch, chuyên sản xuất các Đại Luận Sư (grand theorician). Công huân của ông không khác vua A Dục trước đó5 thế kỷ. Nhờ đó, tất cả các tác phẩm lừng danh của Hữu bộ, rất đồ sộ, được kết tập quy mô và giữ gìn đầy đủ trong đại hội kết tập ở Ca Thập Di La thành.

CÁC KÝ TÁI ĐẶC BIỆT CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

1. Ký tái trong lịch sử Hy Lạp ghi chép về các sự kiện lịch sử xảy ra trong thời đại A Dục của triều đại Khổng Tước.

2. Ký tái của ba vị pháp sư Trung Hoa đi du hành Ấn Độ trong các thế kỷ IV, VII, VIII.

a) Ký tái của Pháp Hiển:

Ngài này qua Ấn Độ bằng đường biển trong thế hr IV TL. Khi nề cũng bằng đường biển. Đi từ một haidr cảnh ở Trung Hoa, qua Sri Lanca, lên Ấn Độ, ở lại đây khá lâu, lúc về cập bến ở vùng Triết Giang.

b) Ký tái của Huyền Trang: Đại Đường Tây Vực Ký, 12 quyển.

Ngài này đi Ấn Độ bằng đường bộ và về cũng bằng đường bộ trong thế kỷ IIV (Sơ Đường). Đi khắp các nước Tây Vực, tức Turkestan thuộc Trung Quốc ngày nay, ở Ấn Độ từ Bắc xuống Nam ròi từ Nam kên Bắc, học ở Nalada 7 năm.

c) Ký tái của Nghĩa Tịnh: Đại Đường cầu pháp cao Tăng truyện.

Ngài này đi Ấn Độ bằng đường bộ, về lại Trung Hoa bằng đường thủy, trong thế kỷ VIII (Trung Đường). Cũng ở tại Ấn Độ khá lâu.

Ký tái: Ký sự ghi chép lịch sử. Bốn loại ký tái nói trên cung cấp những tài liệu lịch sử rất chính xác cho các sử gia hiện tại vè lịch sử Ấn Độ và Phật giáo Ấn Độ cổ đại, nhờ đó mà khoa sử học ngày nay khám phá được nhiều sự kiện lịch sử Ấn Độ cổ đại rất có giá trị. 

--- o0o ---