Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

3 ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO

21 Tháng Chín 20169:47 CH(Xem: 6740)
3 ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

 

 

 ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO

Tổng quan

Nhiều nhà nghiên cứu Tây Phương khi quay về tìm hiểu đến mỹ thuật Việt Nam đều thừa nhận toàn bộ những công trình đều mang những giá trị đặc thù, tinh vi, sâu sắc.

Vào tháng tám năm 1959, trong một cuộc triễn lãm điêu khắc Phật Giáo thế giới tại Ấn Độ, Việt Nam đưa sang pho tượng nghìn tay nghìn mắt tham dự. Đây chỉ là pho tượng bằng thạch cao đúc lại tượng Quan Âm "thiên thủ thiên nhãn" tại chùa Bút Tháp, nhưng đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật Phật Giáo "ngạc nhiên đến cùng độvề tinh thần và kỹ thuật điêu khắc nầy. Nhưng nếu họ đến tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành để nhìn tận  mắt pho tượng đó, nhìn nguyên bản bằng gỗ, sơn son, thếp vàng,với dáng uy nghiêm cổ kính, chắc hẳn phải quan tâm bằng mấy lần.  Và nếu họ biết được trong thời gian chiến tranh pho tượng nầy đã được tháo rahàng trăm mảnh rời và sau đó lại được ráp lại nguyên vẹn, không  một chút dấu tích thì lại càng khâm phúc tài kiến tạo những pho tượng kiểu nầy đến chừng nào.

Những nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về niên đại và tác giả củapho tượng cho biết: Tượn được tạc vào năm 1656 và tác giả là người họ Trương (Trương Phấn).  Ngoài pho tượng nghìn tay nghìn mắt vừa kể trên, tại nhiều chùa chiền Việt Nam, còn bảo lưu đến nay được nhiều pho tượng đủ kiểu, đủ thể tài rất nổi tiếng khác. Chẳng hạn: tượng Tây Thiên Đông Đô Việt Nam Lịch Đại Tổ tại chùa Bút Tháp (Hà Bắc), tượng Quan Âm thiên thủ, thiên nhãn ở chùa Kim Liên sau nầy được đưa về thờ tại chùa Quán Sứ Hà Nội, tượng đức Phật nhập Niết bàn ở chùa Phổ Minh (Nam  Hà)...  Nhiều pho tượng La Hán, Tôn Giả ở chùa Tây Phương (Hà Tây)  trong đó nhiều pho được liệt vào hàng tuyệt tác của nền nghệ  thuât điêu khắc Việt Nam.

 Qua những biến chuyển của nền mỹ thuật Việt Nam, năng khiếu về trang trí trong nhiều thể loại khác nhau đã có những biến chuyển lớn lao. Những vật thường dùng như chân đèn, lư hương, móc giây thắt lưng, bát đĩa... đều có chạm khắc hình học hay những độngvật đã được cách điệu khá mỹ thuật, để gia tăng thêm vẻ đẹp cũng  như trong ý nghĩa.  Dần dàn về sau qua những tiếp thu mới cũng như khả năng trau dồicủa nghệ nhân, mỗi đồ vật thường dùng trong nhà cũng đều được gia  công thêm về mặt mỹ thuật gia tăng bấy nhiêu. Những nhà cửa những   gia đình khá giả, đình chùa, miếu vũ... thì những cột, kéo, xànhà, xuyên, trến, hổ phù, phù điêu, cột chống... cho đến những bậc thăng cấp, nóc nhà, gạch ngói đều có thêm những nét chạm trỗ,trang trí cả.

Những đồ dùng lớn nhỏ trong nhà như bàn ghế, tủ, những vật tế nhuyễn như khay, hộp, lọ, bình... không vật nào là  người Việt không gia công trong việc trang trí tỉ mỉ, để gửi gấm một chút tâm hồn nghệ thuật của mình vào trong đó, được xem như một phần đời sống của mình vậy.  Khi ảnh hưởng của tôn giáo vào nước ta thì những hình thức trang  trí cũng được áp dụng, chọn lọc khá tinh tế.

Chẳng hạn như ảnh  hưởng của Ấn độ, Trung Hoa, Chiêm Thành. Nghệ thuật Ấn Độ không chỉ là đồ án dùng hình dáng những loài cầm thú, mà thể loại được bao trùm nhiều hình ảnh khác. Vì quan niệm vạn vật nhất thể, mà  trong nghệ thuật Ấn Độ đã đưa vào những hình vật như voi, ngựa,  rồng, hươu, khỉ, rắn, mà người phương Tây ít khi nghĩ đến. Khi  những ảnh hưởng sang nước ta thì những thể loại cách điệu như thế vẫn còn nguyên.Trung Hoa cũng vậy.

Khi nền văn minh Phật Giáo truyền sang Trungquốc, thì những nghệ sĩ của nước nầy bổ sung vào kho tàng văn hoá  Ấn Độ cả một thế giới thần thoại khác. Họ dùng những vật có thực nhưng đã được thi vị hoá lên, để phù hợp với ý nghĩa của tôn giáo  và triết lý. Từ những con vật thần thoại, mà những nghệ sĩ Trung Hoa thời cổ cũng đã cụ thể hóa một cách chi tiết đến những thảo mộc bốn muà, mang tính triết lý. Khi tiếp thu những nguồn ảnh hưởng như đã nói, thì những nghệ sĩ Việt Nam thời trước cũng đã biết cách kết hợp đặc biệt với đồ án  dân tộc và cơ sở cho nền nghệ thuật trang trí Việt Nam.

Trong nghệ thuật trang trí cũng như nghệ thuật nói chung, nghệ sĩ Việt Nam trước đây đã chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và triết lýcủa Khổng, Lão. Những vật có thật hay trong tưởng tượng trong những đồ án trang trí hay trong đề tài của những tác phẩm mỹ thuật nói chung thường mang ý nghĩa về tôn giáo hay về triết lý, tư tưởng.

Khi trang trí một vật, những nghệ sĩ Việt Nam chẳng những muốn làm cho những vật đó đẹp thêm ra, mà lại còn làm cho nó có ý nghĩa về chúc tụng, mong ước nào đó.  Người Âu châu thường đặt ra mỗi ý nghĩa cho một loại hoa, thường được gọi là "tiếng nói của hoa". nhưng những nghệ sĩ của nước ta không chỉ giới hạn về tiếng nói của những loại hoa tượng trưng,  mà lại còn mở rộng nó ra trong các loài cầm thú và thảo mộc. Tặng cho người bạn một tác phẩm trang trí, chẩng những làm cho bạn vui thích được một vật trang trí nhà cửa, mà còn cảm kích vì luôn luôn có trước mặt những lời chúc tụng của kẻ tri âm.

Nghệ sĩ Việt Nam không những cách điệu đồ án cho đẹp và thíchhợp với bố cục của cách trang trí, mà có điểm ý nghĩa nhất làtưởng tượng làm cho các vật được "biến thể" ra vật khác để gia tăng thêm  ý nghĩa và tính chất trang trí của đồ án.

  Qua thời đại Lý Trần, nền độc lập đã được củng cố lâu ngày sau những chiến công lừng lẫy, những loại hình nói trên đã không tìmthấy nữa, mà thay vào đó là những hoa văn mới sáng tạo với phong cách độc đáo hơn hẳn. Cũng nên hiểu rằng trong thời đại Lý, Trần,  Phật Giáo rất thịnh hành tại nước ta, những loại hình có liên quan đến Phật Giáo như lá bồ đề, hoa sen, vũ nữ uốn mình theo  điệu "Tribanga" của Ấn trở nên rất phổ biến trong nghệ thuật trangtrí của những chùa chiền, đền tháp; tuy nhiên những nghệ nhân thời Lý, Trần đã biết cách Việt Nam hoá một số, để trở thành những hình ảnh độc đáo không tìm thấy ở những nơi khác. Chẩng hạnnhư hình lá bồ đề, thì thường có con rồng bé nhỏ nằm gọn trong chiếc lá, một thứ hoa văn gần giống như chữ ký đời nhà Lý, hoa sen được thể hiện trong nhiều hình thái và thường cũng có hình của những con rồng nhỏ trong những cánh hoa nầy. Chính những hình rồng đặc biệt của đời nhà Lý cũng là sự phối hợp hình rồng phương bắc và hình rắn của những dân tộc theo nền văn minh Ấn Độ.

  Hình những vũ nữ muá những khúc thường lại biến thành những vũ nữ dâng hoa, chẳng hạn như hình ở những bậc đá của tháp đời nhà Lý ở  Chương Sơn (Hà Nam) hay những thiếu nữ sùng bái Phật như hình khắc ở những chân cột của chùa Phật Tích còn thấy như ngày nay.Cũng về phương diện nầy, chúng ta thấy được những hoa văn hình  những đám mây đang xoắn chung quanh những nhân vật thần thoại,chẳng hạn như những bức chạm nổi tại chùa Thái Lạc (Hải Dương0hay những cánh cửa của chùa Phổ Minh (Hà Nam), những hoa văn hìnhsóng nước như ở nền tháp Phổ Minh, hoa văn hình hoa cúc theo từngdây dài, như mặt đá chạm nổi tìm thấy ở tháp Chương Sơn. Đây lànhững ví dụ điển hình của những công trình sáng tạo nổi bật trong nền mỹ thuật trang trí thời đại Lý Trần.

Qua đến đời Hậu Lê, thì nghệ thuật trang trí cũng như điêu khắc, kiến trúc đều có thể chia ra làm hai giai đoạn khác nhau: thời lê  sơ và thời lê mạt. Trong những năm quân Minh sang xâm chiếm nước ta, những công trình văn hoá của cha ông chjúng ta trong những thời kỳ trước đều bị chúng thiêu đốt, phần khác thì mang về tàutrong mục đích đong hoá người dân Việt. Những truyền thống rực rỗ trong thời đại Lý, trần đã không còn nữa.

Cũng trong thời gian nầy đã không đủ thời gian để phát triển về lãnh vực trangtrí và đồ họa. Trong những công trình buổi đầu, như bia Vĩnh lăngở lam Sơn, những nghệ nhân trong thời lê sơ chỉ có thể chép lạinhững hoa văn theo kiểu "lá đề có hình rồng" như thời nhà Lýtrước đó. Những tượng rồng đẹp ở Lam kinh (Thanh Hoá) và đền KínhThiên (hà Nội) được sáng tạo trong thời kỳ nầy là hình tròn, chứkhông phải là những hình hoa văn trang trí. Tuy nhiên, qua đếnthời trung hưng về sau, khi Phật Giáo trở lại thời thịnh hành,thì nhiều chùa đã được trùng tu hay xây dựng mới. Kiến trúcthường đòi hỏi nghệ thuật trang trí phải phát triển để có thểđóng góp vào trong việc trang hoàng những công trình kiến thiết,

Hơn thế nữa, trong mấy trăng năm giữ vững nền độc lập quốc gia,thì những nghệ nhân việt nam đã có thì giờ sáng tạo để có thể đápứng vào những yêu cầu nầy. Hoa văn đặc sắc nhất trong thời lê mạtlà những "hoa văn hình ngọn lửa" thường được thực hiẹn trên nhữngcông trình chạm nổi hay bất cứ hình thức nào, trong giai đoạnnầy. đây là điểm chính yếu nổi bật của giai đoạn nầy.Những hình thức hoa văn trong thời kỳ lê mạt khá phong phú, đadạng, tuy nhiên đã khong độc đáo như trong giai đoạn nói trên.

Trong Khâm định việt Sử thông Giám cương mục có viết: Năm 1734,Trịnh Giang đã cấm những thường dân trong nước không được trwngtrí hoa mỹ trong nhà cửa, đồ dùng; người thợ cũng không được đuanhau chế tạo "những đồ mới lạ" trong quần chúng.Thành thử, ngoài những công trình xây dựng các cung điện của vuachúa, thì người thợ không có quyền sáng tạo thứ gì hết; họ khôngthể mạo hiểm để tìm kiếm những điều gì khác hơn; một số đã vì sựgò bó vô lý nầy cho nên đã giải nghệ để kiếm nghề khác sinh nhai.Điều nầy thấy rõ nhất trong những bia tiến sĩ ở văn miếu Hà Nộiđược dựng lên trong thời kỳ nầy.Nếu muốn hiểu được quá trình tiến triển của nghệ thuật trang tríViệt nam trong các thời kỳ đó, tốt hơn hết là đem so sánh nhữngbia ký của từng triều đại.

Kiểu dáng tượng PhậtNhững giai đoạn trước đời nhà Lý (thế kỷ XI) đạo Phật đã thịnhhành trong dân gian, nhièu chùa được kiến lập và đượng nhiên chùanào cũng có tượng thờ. Tuy nhiên, những tượng nầy thường chạmliền vào môt mảnh gỗ hay được tạc rời ra thành từng pho tượng,điều nầy chưa thấy nói đến trong môt thư tịch nào còn giữ chođến ngày nay.Pho tượng cổ nhất tạc rời còn tìm thấy được là pho tượng đá đứcPhật A Di Đà đời nhà Lý tại chùa Phật Tích, Hà Bắc (thế kỷ XI).Căn cứ theo những điều ghi lại trên văn bia và lời kể thì tượngnầy xưa kia được sơn son thếp vàng, trong những trường hợp trùngtu lại. Pho tượng gỗ lõi mít cổ nhất còn được bảo lưu lại đến naylà tượng dức Quan Thế Âm Bồ Tát 42 tay (vào hậu bán thế kỷ XVI)tại chùa Hạ, Vĩnh Phú, hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàngMỹ Thuật Hà Nội.Trong những công trình nầy, vẻ đẹp của những pho tượng được nóilên đầu tiên phải là ở hình dáng. Với ý nghĩa nầy, tượng Phậtphải làm cho đúng kiểu, nghĩa là theo đúng nhữjg quy định trong kinh điển Phật Giáo.

Thông thường, trong điêu khắc, tượng Phật ngồi thì phải đúng môt trong 3 kiểu chính như sau: Kiết già, tĩnh toạ, nhập định. Tượng đức Phật Bổn Sư Thích ca mâu Ni thì có bốnkiểu thường được nói đến: Tượng Phật Cửu Long (chín con rồngchầu) thei điển lúc Phật đản sinh; tượng Tuyết Sơn (tên môt đỉnh núi ở Bắc Ấn) tạc theo điển lúc đức Bổn Sư tu khổ hạnh; tượngThuyết Pháp hay tượng Niệm Hoa (Niệm hoa vi tiếu) tạc theo điểnlúc đức Phật Thích ca cầm hoa sen thuyết pháp; tượng đúc Thích Canhập Niết Bàn tức là tượng Phật nằm, tạc theo điển Thích Ca nhập diệt, nằm nghiêng về bên trái, gối đầu lên cánh tay trái.Tuy ảnh hưởng theo những công thức tôn giáo trong nội dung ấnđịnh, nhưng các nghệ nhân tạc tượng vẫn có tinh thần sáng tạo ranhững pho tượng Phật thật dặc sắc còn lưu truyền mãi cho đến ngàynay ở nhiều chùa thiền, đền miếu.

Nhìn chung, nhiều nước theo Phật Giáo như Trung Hoa, Ấn Độ, TíchLan, Thái Lan cũng làm những tượng Quan thế Âm nhìn tay, nghìnmắt, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy có pho tượng nào theokiểu nầy thể hiện đầy đủ và tinh xảo như l38 Việt Nam (P.Durand).Theo những nghiên cứu di tích còn lại, tại Việt Nam trong quákhứ, các nghệ nhân đã làm thêm môt bảng gỗ lớn, bao gồm hàng trămcách tay giơ lên, xếp thành từng vòng hướng vào tâm chung ở phíasau gáy đức Quan Thế Âm, trong mỗi bàn tay lại khắc thêm một conmắt (biểu hiện tinh thần sáng suốt).

Tượng Phật

Đồ tượng học là phương pháp phân định những loại tượng thờ tạinhững cơ sở tín ngưỡng đình chùa, miếu điện hay trong dân gian.Những nghệ nhân trong ngành 4ồ tượng học đã nghiên cứu những photượng cổ điển đồng thời gia công cải sửa lại từng khuôn mặt, thểdáng, thủ ấn, trì vật sao cho thích hợp. Chính do những gia giảmcác chi tiết của đồ tượng, mà nghệ nhân ngành chế tác tượng hìnhcó thể biểu đạt nguyên tăc nghi qui và đồ tượng. Nghi qui là cácnghi lễ, tư thế, trang phục thích ứng.

Đồ tượng là hình thể củatượng đi, đứng hay ngồi.Việc thực hiện đồ tượng phải vâng theo (a) kinh điển ghi chép củatừng vi (b) quy pháp và phật thoại (c) nguyên tắc tạo hình trongnghệ thuật điêu khắc.Hình tướng Phật và La Hán:Các hình tướng:Về hình tướng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắctrong nghệ thuât tạo hình, thường phân chia ra các loại:- Phật hình- Bồ tát hình- La hán hình- Thần vương hình- Thiên vuơng hình- Quỷ hình- Súc hìnhMỗi thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểutrưng, tả chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấymột phần quan trọng là do các tư toạ lập, các thức thủ ấn, trangphục.

   Tượng Phật: Có 5 cách thể hiện Phật Thích ca diễn tả những giaiđoạn quan trọng trong cuộc đồi của đức Thế Tôn: (a) Tượng CửuLong (chín con rồng chầu) thể hiện lúc đức Thích ca đản sanh.(b) Tượng Tuyết Sơn: thể hiện giai đoạn tìm đạo, tu khổ hạnh. (c)Tượng Niệm Hoa: thể hiện giai đoạn đức Bổn sư cầm hoa sen thuyếtpháp. (d) Tĩnh toạ: đức Phật thành chánh quả (e) Nhập diệt:đức Phật nhập Niết bàn, trong tư thế nằm.Trong mỗi tư thế đã toát ra được những phong cách và phẩm chất khác nhautrong từng chặng đời của đức Phật.Tượng Phật thường được trình bày trong tư thế kiết già, mình choàng balớp áo. Toàn thân của ngài thể hiện toàn  vẹn 32 tướng tốt. Nét mặt thungdung tự tại khác thường.Phía bên trái có Tượng đức Quan Thế Âm Bồ tát "thiên thủ thiên nhãn" toànmàu trắng xoá, bên cạnh có Thiện tài Đồng Tử (theo truyện Tây Du  Ký làHồng Hài Nhi).* Ngoài ra còn tượng chư vị  Bồ tát, La Hán,  Tôn Giả, Thiên Vương. Mộttrong những điện thờ uy nghiêm nhất của chùa là tượng Kim Cương; theo ýnghĩa kiến trúc thì: Kim cương là những vị thần tướng được Ngọc Hoàngphái xuống để hộ trì đức Phật.

  Tượng Phật đản sinh: Tượng nầy được chế tác nhiều loại khác nhau bằng tượnggốm ở Biên Hoà - Thủ Dầu Một. Đặc trưng của pho tượng nầy làtượng Ngài đứng trên một đài sen, một tay chỉ lên tre=ời, tay kiachỉ xuống đất. Chi tiết biểu thị Phật trong hình tượng là hai taicó thùy châu dài theo lối hiểu "tai dài như tai Phật".Trong những pho tượng tạc bảo lưu đến nay, sự tuân thủ vào quypháp tạo hình cũng không thống nhất: chẳng hạn: pho tượng đúcThích Ca Đản sanh tại chùa Hóc Ông Che thì tay phải chỉ lên trời;còn pho tượng lưu hành tại chùa tân Quang (Hoá An / Biên Hoà) thìngược lại, tay trái chỉ lên trời. Tính chất không nguyên tắc nầycũng thấy trong những pho tượng gỗ, tượng đồng ở các ngôi chùamiền Nam. Về sau từ thập niên 60 của thế kỷ XX.trong những loại tượng đúcthành khuôn bằng thạch cao hay bằng xi măng, thì mới phổ biếnhàng loạt những pho tượng "tay mặt chỉ lên trời".

Những pho tượng nầy đều dựa theo ý niệm "trụ như sơn" chú khôngtheo lối "hành như phong".ở những pho tượng Phật đản còn lưu hành tại miền Nam VN hiện nay,sự tuân thụ nguyên tắc đồ tượng cũng đượ áp dụng trong những loạitượng khác.Tượng Phật Tuyết Sơn (thời gian tu khổ hạnh) cũng có những nétđặc sắc, mang tính chất hiện thực khá rõ nét, cho thấy rõ cuộcsống khổ hạnh của con người quyết tìm cho ra một lối thoát đểgiải thoát của mình và cho chúng sanh; da bọc xương, các cơ ởtay, ở chân, ngực đã teo lại, để lồi lên những ống xương, khúcxương và cả những đường gân, nhưng dáng ngồi thì vẫn tự nhiêntrong thế tĩnh toạ, thiền định.

Nghệ thuật tạo hình nầy mang một sắc thái tuyệt diệu: ngày trướcnhững nghệ nhân điêu khắc không học về giải phẫu học cơ thể, tuynhiên họ vẫn dựng lên những pho tượng chuẩn xác và sâu sắc đếnnhư vậy được.Còn rất nhiều pho tượng độc đáo khác; chẳng hạn như những tượngcông chúa nhà Lý ở chùa Lý Quốc Sư, Hà Nội, tượng Hải Thượng LãnÔng Lê Hữu Trác ở làng Kiêu Kỹ, Gia Lâm, Hà Nội, tượng NguyễnCông Vệ ở xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.Trong thời đại Lý Trần trở về sau, chùa chiền được kiến tạo khắpmọi nơi trong nước; đã có chùa tất nhiên có tượng Phật, với nhièusắc thái khác nhau, ít thì mười tượng, nhiều thì hàng trăm tượng;chẳng hạn như tại chùa xã Đông Minh còn giữa đến nay được 112pho tượng đủ kiểu, đủ dáng.Qua những triều đại, nếu có đủ điều kiện thống kê chùa chiềntrong nước, thì trên dưới khoảng 10,000 pho tượng. Qua thời gianvà biến đổi phần lớn đã hư hỏng hay thất lạc. Những điều nói trênđây cũng đủ cho thấy nghề tạc tượng gỗ tại Việt Nam đã phát triểnđến mức độ nào rồi.

 Tượng Di Đà Toạ Thiền:Tượng Phật nầy được chế tác chân phương và có phần đăng đối. Đầucó tóc xoắn ốc, giữa đỉnh đầu có nhục kế nổi cao, tai dài xuốnggần vai, áo cà sa rộng trùm cà hai bả vai, cổ tròn, tay áo dàirộng.Phật ngồi theo thế kiết già trên tứ phượng toạ; chung quanh trangtrí hình sen. Hai tay đặt chồng lên nhau theo thế "thủ ấn thiềnđịnh" (Dhyana mudra). đây cũng là họa tiết và kiểu thức của cácpho tượng Bồ tát Quan Âm, mà có những đường nét theo kiểu tượnghình Di Đà Tam Tôn; nhưng những ngôi chùa trong vùng lại khôngthấy tượng của ngài Bồ tát Đại Thế Chí.Nhìn chung, tượng đúc Phật Di Đà được chế tác theo đúng chuẩnmực, thể hiện được "tướng hảo quang minh" và "tuỳ hảo vô lượng".Chưa thấy có đủ các tượng "tam thập nhị tướng" và "bát thập tuỳhản" mà kinh sách thường ghi chép.

 Tượng đức Phật Di Lặc:Trong đồ tượng học, tượng Phật Di lặc là tập hợp dược thể hiệntrong diên mạo hình tướng "Di Lặc lục tặc": đầu tròn, áo hậu,ngồi bệ lập phương, y toạ, tĩnh tâm, thiền định.

 Tượng Quan Âm: Những pho tượng lưu hành đều theo sáu cáchthể hiện quy định (a) Quan ÂmChuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay. (b)Thiên thủ, thiên nhãn: đức Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như photượng ở chùa Bút Tháp. (c) Quan Âm tọa sơn: thể hiện đúc Quan Âmngồi trên đỉnh núi. (d) Phật bà: thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũni, ngồi toà sen. (e) Quan Âm tống tử: thẻ hiện đức Quan Âm ngồibế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu trưng bằng hình con vẹt).

 Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề:Trong đồ tượng, xét về hình tướng của Bồ tất Chuẩn Đề không khácgì so với Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng thường trình bày nhiềutay: có tượng 6 tay, có tượng tay, có tượng 18 tay, biẻu trưngcho công năng trong từng giai đoạn và trường hợp hành trì. Tạichùa Hóc Ông Che, pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề lại thêm nhiều taynữa, ngồi kiết già.Tại một số chùa khác thì đài toạ và tư thế có hai loại tượng khácnhau: Một loại trình bày Chuẩn Đề cỡi công (gọi là Khổng Tướctọa); loại thứ hai gọi là Chuẩn Đề Lục giác toạ.Nếu so với quy pháp đề tượng chính thức của Ngài Chuẩn Đề thì cácpho tượng Chuẩn Đề ở những chùa chiền Việt Nam có phần được giảnlược hơn. Những trì vật thông thường là Nhật Nguyệt Quan Âm.

  Địa tạng Vương Bồ tátTrong tập hợp những loại đất nung về đồ tượng đúc Địa tạng VươngBồ tát được phân chia ra làm hai loại chính: Loại thứ nhất làtượng ngồi trên ngai, chung quanh có các thị hầu oai nghiêm; loạithứ nhìn ngồi trên con thanh sư, mỗi biểu trưng cho việc hành trìchánh pháp. Cả hai đều có những điểm chung nhất trong nghệ thuậttạo hình: đầu đội mũ Tì Lư (hay Thiên sứ Tì Lư), toàn thân khaó Ybá nạp, một tay để ngửa trước bụng, trên có một Hồ bình hay Bửubát; tay kia giơ cao lên; ngón áp út khuyên tròn lên ngón cái.Phật thoại ghi: Tướng pháp nầy biểu trưng cho ấn thí vô uý. Ngoàira, một số tượng biểu trưng cho "ấn an uỷ".  Trong một số đồ tượng khác, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn cóhai đệ tử theo hầu: Mẫn Công và Đạo Minh. Môt số tượng khác thìcòn thêm Chủ Mạng Quy Vương. Trong nhiều tượng đất nung về photượng nầy thì gậy tích của ngài Địa Tạng Vương lại thấy ở tượngcủa Chủ Mạng Quỷ Vương; trong khi đó trái châu biểu hiện cho thầnlự của Ngài thì thấy ở pho tượng Mẫn Công. Giải thích điều nầy,Pháp Thoại ghi: Hình tướng Địa Tạng Vương ở đây là một trong 6trường hợp hoá thân của Ngài, được gọi là Lục Địa tạng. Lục địatạng là: Đàn Đầu Địa Tạng, Bảo Châu Địa Tạng, Bản Ấn Địa Tạng,Trì Địa Địa Tạng, Trừ Chướng Địa Tạng và Nhật Quang Địa Tạng).

     Tượng La HánSong song với việc tạc tượng Phật, những ngôi chùa Việt nam lại còn cónhững tượng A La hán và Tôn giả. Chủ đề của những loại tượng nầy khá rộngrãi. Có đến 18 vị La hán và mỗi vị mang một cá tính khác nhau.Tính chất điêu khắc cũng không bị gò bó trong những khuôn khổ nhất định.Tính chất sáng tạo được phát triển qua những bức tranh nầy. Tượng đức LaHầu La, con của đức Thích Ca Mâu Ni cũng được thể hiện qua những hình tượngkhác nhau. Tuy là những nhân vật nước ngoài, nhưng những nghệ nhân VN đãkhéo Việt Nam Hoá với những đường nét, cử chỉ và khuôn mặt gần với ngườiViệt hơn.

Tượng La Hầu La đội khăn, mặc áo cà sa, đi hia, cầm thiền trượng ngồi trêntảng đá lớn. Nội dung dựa theo một cốt truyện được ghi chép truyền tụng.Những tượng khác của Thương Na Hoa Tư, của Phunadasa, của Ma Tư Mật cũngmang nhiều tính chất truyền kỳ và tư thế sống động, tự nhiên.

Tất cả đều đạt được một mức độ sáng tạo cao độ.  Hình tướng của các bộ tượng La Hán ở tập hợp tượng đất nung, hầuhết được biểu hiện dưới dạng Thinh Văn Hình. Biểu tướng nầy còngọi là Tỳ Kheo Hình, tức là có hình tướng chiếu theo hình tướngcủa đúc Bổn Sư Thích Ca khi còn tại thế; tuy nhiên tóc không xoắnmà đầu cạo trọc, đỉnh đầu không có nhục kế, áo hậu có dây thắtlưng. Nói chung, hình tướng La Hán có phần thoát sáo, và trong chừngmực nào đó, đã thoát khỏi những nét đặc trưng nhân dạng của ngườiTây Vực hay Trung Hoa, mà lại có nhân dạng Việt Nam khá rõ nét.

Ở nhóm tượng nầy thường có hai loại: ngồi trên ngai và cưỡi thú.nhưng dù thuộc thể loại nào chăng đi nữa, thì hình tướng cũng cóphần hiện thực hơn so với các tượng thuộc nhóm Phật hình, Bồ Táthình, hay những nhóm tượng thuộc Thiên Vương, Hộ Pháp, Thiện Hữu,Ác Hữu, Kim Cang, thường được gọi chung là Thiên thần Hộ Pháp.

   Tứ Thiên Vương  Tứ Thiên Vương còn được gọi là Hộ thế Tứ Vương là hình tướng tiêubiểu cho Thiên Vương Hình. Cả bốn vị đều ngữ ở cõi trời "Tứ ThiênVương Thiên" (Caturmaha Rajakasika) thuộc về cõi trời dục giới;lưng chừng trên ngọn núi trung tâm vũ trụ gọi là "Tu Di Sơn",thấp hơn cõi trời Đao Lỵ của Đế Thích.Tứ Thiên Vương là ngoại thần của Đế Thích có trách nhiệm thốngquản cõi trời theo 4 hướng:Trì Quốc Thiên Vương (Virudka)  (Hướng đông)Quảng Mục Thiên Vương (Viruphaka) (Hướng tây)Tăng Trưởng Thiên Vương (Dhrtarastra) (Hướng nam)Đa Văn Thiên Vương (Dhananda) (Hướng bắc)Tứ Thiên Vương đã từng nghe đức Phật thuyết pháp kinh Đại Thừa vàcũng đã nguyện độ trì Tam bảo. Do vậy, mà các chính điện chùachiền đều có tượng Tứ Thiên Vương. Biểu tướng của các tướng Thiênvương là một tướng nhà trời oai nghiêm: đi giày trận, mặc áogiáp, đầu đội kim khôi, tay cầm bửu bối; đàn tỳ bà, bảo kiếm,vòng kim cang, ngọc châu, che dù, có con "hoa hồ điêu". đó làhình tướng phổ biến trong các tượng thuộc đề tài nầy cũng nhưtrong điệu múa "Tứ Thiên Vương" ở cung đình Huế. Một số làngmiền Nam cũng theo nghi lễ như vậy. tuy nhiên, ở đây, các loạibửu bối đã được giản lược bớt, chẳng hạn như mũ kim khôi đượcthay bằng mũ "ngũ Phật" với hình 5 cánh sen.

 - Bát Bộ Kim Cang:     Đây là các vị Kim Cang lực sĩ (Vajrapani) cũng được gọi là KimCang Thần; thường chỉ chung các vị thần cầm chày Kim Cang (nhưKim Cang Thủ, chấp Kim Cang) biểu hiện uy thế lớn lao, bảo vệPhật pháp ở khắp tám bộ chúng (Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà,A Tu La, Khần Na La, Ma Ha La Già). (Theo Đoàn Trung Còn).Nghiên cúu kỹ những đồ tượng đất nung và đồ gốm cải tiến, thìnhững vị Kim Cang Thần được chế tác với dạng các võ tướng: đầuđội kim khôi, mình mặt áo giáp, vai có phong đai, tay cầm hoasen, ngọc châu... Tuy là Thiên Hình tướng như bát bộ Kim Cang đềucó diện mạo thanh tú, khuôn mặt hiền hậu, phúc đức. Điều nầy khácvới vẻ oai vệ và dữ dội của các loại tượng Kim Cang khác.

     Những vị Hộ Pháp (Dharma Pala):Những vị Hộ Pháp Thần cũng có hình tướng oai vệ và trang nghiêm:mặc áo giáp, đội kim khôi, có phong đai, đi giày trận, tay cầmchày kim cang, chống mũi nhọn vào miệng một con rồng ẩn trongmây.Đây là hình tượng của Vi Đà (Skanda)- một vị thần có nguồn gốc BàLa Môn giáo. Theo truyền thuyết thì chức năng của chư Hộ Pháp làbảo hộ chư thần của tôn giáo này đã được Phật Giáo đồng hoá thànhmột thần Hộ Pháp. Thường thờ mặt trước của chuà chiền, miếu vũ.

Thiện Hữu và Ác Hữu:Hai vị thần Hộ Pháp nầy cũng rất phổ biến trong tập hợp những thểloại tượng đất nung, tượng gỗ ở các chùa.Phật Thoại viết: Thiện Hữu và một thái tử, tiền thân của dức PhậtThích Ca, đã chấp nhận mọi sự thử thách, để xuống tận Long Cung,tìm viên Ngọc Như Ý đem về để ban phước lạc cho dân chúng. Ác hữulà tiền thân của Đề Bà Đạt Đa (Devadatta); cũng là một hoàng tửcùng thới với thái tử Thiện Hữu, nhưng Ác Hữu thì lại thường cólòng anh ghét, tìm đủ cách để ngăn cản Thiện Hữu làm việc thiện.Vào thời Phật Thích Ca giáng thế, Đề Bà Đạt Đa là con nhà chú củađức Phật Thích Ca. Ông là một người có tài, nhưng lòng đố kỵ vàngạo mạn. Về sau, ông xuất gia, nhưng lại tự cho mình chẳng kémgì đức Phật, nên chính ông đã gây những bất hoà trong thánh chúng, toàn tách rời hẳn ra để lập ra một Giáo hội khác. Ông đãsai người lén tìm cách để giết Phật, nhưng khi người đó đến nơithấy cung cách siêu thoát của đức Phật thì quay lại quy y. Đề BàĐạt Đa cũng thả thú dữ để làm hại Phật nhưng các thú đó cũng cảmđức hạnh của đức Phật nên quay đầu trở về... Tuy nhiên, Đề Bá ĐạtĐa "vốn có nhiều công đức" cho nên được Phật thọ ký cho thànhPhật, hiện là Thiên Vương (Devaradja) của cõi Thiên đạo.Theo kinh Niết Bàn thì: Tùy thuận thế gian, Đề bà Đạt Đa thị hiệnra việc hoại tăng, hoá tác ra nhiều hình mạo sắc tướng; đó là vìgiúp cho Phật chế định giới luật. (Theo Phật Học Từ điển- ĐoànTrung Còn - trang 550).Có lẽ để biểu đạt về "sự hoá tác ra nhiều hình dạng sắc tướng" màcụ thể là một kẻ hung ác, cho nên hình tướng của Ác Hữu được thểhiện là một Thiên Tướng có mặt mày hung dữ.

  Tiêu Diện Đại SĩĐại Sĩ là một từ tôn xưng đối với các bậc Thanh văn, Bồ Tát. TiêuDiện Đại Sĩ có hình tượng khuôn mặt cháy nám. Theo truyền thuyếtPhật Giáo, Tiêu Diện Đại Sĩ là một trong các thị hiện (tức là Hoáthân) của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Theo "Tam thập nhị thân" (32cách hoá thân) của đức Quan Thế Âm Bồ Tát, thì hình tướng TiêuDiện Đại Sĩ biểu thị cho một Quỷ Vương, mà truyền thuyết nói đếnvị chúa của Dạ Xoa (Yasha). Dạ Xoa là một loài ác thú có mặt ởdương thế, trên trời và âm phủ, tùy trường hợp hành trì. Hìnhtướng Dạ Xoa dữ tợn, kỳ quái, đầu gồ lên 3 u thịt, nhiều tay,nhiều mắt, nhiều đầu, nanh nhọn, mắt lồi, tai thú.Phật Thoại kể: Để có thể hoá độ cho các vong hồn nơi cõi DiêmPhù, cho nên đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã hoá thân theo dạng Quỷhình, thì dễ bề dung hoá hơn. Chúa quỷ Dạ Xoa thống quản các vonghồn. Khi đó đức Quán Thế Âm Bồ Tát bèn hoá thân thành một chúaquỷ, có hình dáng kỳ quái hơn, để tỏ uy lực của mình. Bồ Tát nhấcngọn Tam sơn lên, đặt trên đầu để thị oai. Tuy nhiên, chúa quỷ vìquá ngạo mạn, nên lại phun lửa để đốt cháy đối thủ. Ngọn lửa chỉnlà "háy nám mặt" vị Bồ tát hoá thân cứu khổ, cứu nạn. Danh xưngTiêu Diện Đại Sĩ có từ đó.

   Chủ mạng Quỷ Vương:Theo bản Kinh Địa Tạng thì: Chủ Mạng Quỷ Vương là một trong nhiềuQuỷ Vương ở trong núi Thiết Vi, cùng chung nơi trú ngụ của DiêmLa Vương.Các Quỷ Vương và Diêm La Vương đã nương theo oai thần của Phật vàBồ tát Địa tạng lên cung trời Đao Lợi nghe Phật thuyết pháp. Nhândịp nầy, Chủ mang Quỷ Vương đã phá nguyện quy y Phật, và ra sứctu hành cứu độ chúng sanh trong cõi Diêm Phù.Do đó, Chủ Mạng Quỷ Vương đã được đức Phật thọ ký.Đức Phật bảo Điạ tạng Vương Bồ Tát:"Chủ Mạng Quỷ Vương là môt bậc Bồ tát Đại Sĩ vì lòng từ bi phátnguyện hiện thân làm Quỷ Vương. Trải 170 kiếp, sẽ thành Phật hiệuVô Tướng Như Lai".Như vậy, Chủ mạng Quỷ Vương là vị Bồ Tát hoá thân dưới dạng Quỷ. Trong nghệ thuât tạo hình bằng gốm nung, Chủ Mạng Quỷ Vươngthường được chế tác dưới dạng môt Quỷ Vương: cầm trì vật là tíchtrượng nhằm biểu thị phò tá vị Giáo chủ cõi u minh.

   Thần Linh:  Về những vị thần linh nói chung, trong đồ tượng học thường thểhiện đề tài tuân thủ khá nghiêm túc trong những loại tượng gỗ,đất nung, sành sứ. Đây là: tượng Ngọc Hoàng, 10 vị Minh Vương vàcác nữ thần.  Các pho tượng Ngọc Hoàng, Minh Vương được chế tác trong tư thếngồi nghiêm chỉnh trên ngai, hai tay co trước ngực, cầm hốt. Vềtrang phục thì đầu đội mũ bình thiên, mặc long bào, đai vàng.Những vị phụ tá: như Nam Tào, Bắc Đẩu, 2 Phán Quan được chế táctheo thức văn quan. Tư thế đứng thẳng, đầu đội mũ đề bá, hai dảimũ thẳng xuống vai, đi hia, đai vàng.  Các nữ thần: chế tác dạng Thiên mẫu Hình. Ngồi trên ngai, đội mũbình thiên, mặc mãng bào, phủ yếm cổ hình hoa sen, đi hài thêu.Một số tượng khác thì mặc bì hay xiêm y, mũ phụng, tay vịn đaingọc, bàn tay đỡ thẻ bài.

Bệ tượngNgoài ra, nghệ thuât chạm khắc ở những chùa chiền lại cò thể hiệnqua những đường nét trang trí ở những bệ tượng và mô hình đắpchung quanh tượng dùng làm bối cảnh.bệ tượng Phật nghìn tay nghìn mắt tại chùa Bút Tháp được đánh giálà đẹp nhất, tinh vi nhất và công phu nhất. Bộ nầy gồm nhiều tầngchống lên nhau; dưới cùng là đế vuông, trên là đầu rồng đội toànsen.Phần trang trí của phần trên có mặt tròn cuả chiếc đế được biếnthành biển cả với những đường sóng nước đang cuồn cuộn.

Trongnhững hoạ tiết trang trí, có những loại thủy tộc như tôm, cua,ốc, trai, ruà... đều ngoi đầu lên cao. Từ phía giữa của vùng sóngnước trùng điệp nầy, nhô lên môt con rồng, đội toà sen, đưa đứcQuan Thế Âm vượt biển (Quan Âm quá hải).Nhìn kỹ, dường như phải chịu đựng nhiều trọng lượng, cho nên đầurồng hơi biến dạng, mồm rộng thêm ra, mặt nhăn, tuy nhiên vẫntoát ra sự thành kính, phục tùng.

Để có thể hoàn tất được công trình điêu khắc tinh xảo nầy hẳn làcác nghệ nhân thời trước đã giàu kinh nghiệm chạm khắc, thànhnhững nguyên tắc vững chắc mà về sau trở thành giá trị cơ bảntrong nghệ thuât tạo hình. Chẳng hạn như: kiểu "nhất diện tamtrùng" thường thấy nhất, thì mặt có 3 khoảng cách bằng nhau: chântóc đến gốc lông mày, gốc lông mày đến mũi, mũi đến cằm); môtkiểu khác được mệnh danh là "nhất diện phân lưỡng kiện" trongđiêu khắc, nghĩa là; hai vai thường dài gấp đôi chiều dài củamặt; kiểu "toạ tứ" tức là chiều cao của tượng ngồi cao bằng 4 lầnchièu dài của mặt.

Trong thời Lý Trần về sau, Phật Giáo được hưng thịnh, nền  điêu khắc cũng chịunhiều ảnh hưởng với những đường nét khá đặc thù. Những tác phẩm điêukhắc bất cứ loại  hình nào cũng có những sáng tạo khá phong phú, sâusắc, ghi được nét tiêu biểu của giai đoạn nầy.

Có thể tìm hiểu cách điêu khắc và trabg trí sau đây:

Trường hợp điển hình:  Chùa Phật tích

Ngôi chùa nầy nguyên trước có tên là Thiên Phúc Tự  hay Vạn PhúcTự. Chùa nằm trong địa phận của xã Phật Tích, huyện Tiên Du, trênsườn núi Lạn Kha; ngày nay là xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Du,tỉnh Hà Bắc. Những tài liệu và di chỉ để lại cho biết như sau:

Chùa Phật Tích được xây dựng  từ đời vua Lý Thánh Tông vào năm LongThụy Thái Bình năm thứ tư (tức là năm 1057), có tháp cao, tượng Phậtlớn và quần thể của chùa có đến 100 toà nhà. Mọi phí tổn đều do nhà vuacung cấp. Theo tài liệu của Trần Trọng Kim thì vua Lý Thánh Tông thườngđến lễ Phật và cho kiến thiết, trang trí thêm cho ngôi chùa nhiều lầnsau đó. Ngọn tháp trước chùa được xây dựng trong một vị trí tôn nghiêm,rất cao mà quan chưởng lý đại thần Nguyễn  Thế Xưởng hồi đó đã mô tảlà  Tháp dựa lên những tầng mây, cao vun vút.  Đằng sau chùa có xâylên hai gian phòng lớn dùng làm  long từ và thạch thất là những vịthiền sư nổi tiếng trong  vùng thường đến để giảng kinh, thuyết pháp.Bên cạnh chùa là ngôi miếu Tiên Chúa, thờ bà Trần  Ngọc Am.

(a)  Trong những thể tàiđiêu khắc thì tượng Phật Thích Ca vẫn là quan trọng nhất. Nhữngtượng nầy thường thể  hiện năm giai đoạn trong đời ngài.

Tượng Phật Thích Ca ở ngôi chùa lịch sử nầy ngồi trên toà sen mườitám cánh. Tượng cao 1,87 mét tính chung cả bệ  tượng là 2,77 mét.Đức Bổn Sư ngồi kiểu kiết già hai bàn chân để ngửa. Bên ngoài mặcáo pháp 3 lớp. Trên tượng thể hiện đủ 32 tướng tốt: u trên đầu, tóc cuốnkhu ốc, trái tai dài, cổ cao 3 ngấn..Tượng nầy tương đối khá cao;  toàn nét rạng rỡ, điềm đạm, thanh tú đãtoát ra vẻ thoát tục. Tượng Phật nầy được xây bằng đá, chiều cao đến1,80 mét, tính cả bệ đá thì lên đến 3 mét. Đây là một trong những photượng Phật nổi tiếng của chùa chiền miền Bắc được bảo lưu  kỹ càng cho đếnngày nay: đức Thích Ca đang ngồi thiền định dưới gốc  cây bồ đề, trên mộttoà sen 108 cánh; bệ tượng lại có nhiều hình rồng, phụng, sóng, nước vànhững hoa văn. Những nét chạm trổ rất tinh vi, sắc sảo, tuy đã trải quanhiều thế kỷ cho đến nay.

 Bệ tượng chùa Phật Tích là điển hình chonghệ thuật thời nầy. Bệ tượng đắp theo  hình bát giác. Phần dưới trangtrí hình sóng nước với 6 đợt sóng đều đặn được sắp chồng lại với nhau.Phần trên có 3 tầng, trang trí rất tỉ mỉ. Trong mỗi tầng đều có hìnhhoa sen 32 cánh mở rộng ra và sắp đều. Mặt thẳng của tượng có những môhình nhạc công, vũ công đang múa hát, đánh đàn, thổi kèn... Hình mây vớinhững đường gợn sóng song song với nhau Đa số là hình sóng nước và hìnhnhững đám mây đang bay. Những vòng tròn hay hình đa giác cũng được điểmxuyết đều đặn hay tạo thành những khung bao quanh hình đồ chính.

b)  Tượng Quan Âm được xem là một trong những mô  hình phổ biến nhấttại các chùa chiền. Tượng nầy thường  có năm cách tả khác nhau:- Phổ biến nhất là đức Quan Âm Chuẩn Đề: Tượng có  ba khuôn mặt vàmười tám cánh tay, nói lên tính đa dạng và biến ảo của Ngài.- Loại hình khác là tượng thiên thủ thiên nhãn cũng  trong ý nghĩanhư trên.- Loại tượng Quan Âm tọa sơn.-  Loại tượng đức Quan Âm ngồi trên toà sen.-  Tượng và chuyện tích được vẽ về Quan Âm ThịKính.Ngoài ra, trong những biểu trưng thờ phượng tại các  chùa chiền ViệtNam còn thấy những vị khác: Bồ Tát,  La Hán, Tôn Giả, Thiên Vương...Phần sau cùng là  những sư tổ, những người có công đức trong thời kỳ xâydựng đầu tiên hay tu bổ chùa chiền.

(c) Tuơng Kim Cương

 Những  tượng Kim Cương  biểu hiện cho những Thần  tướng nhà trời đượcgiáng xuống trần trong nhiệm vụ bảo vệ đức Phật.  Phần nhiều tại nhữngchùa Việt Nam, Kim Cương  thường có tám vị  gọi là Bát   Đại  Kim Cương.Riêng  tại chùa Phật Tích chỉ có một vị, nhưng nói lên đầy đủ nhữngnét uy nghi của nhân vật huyền thoại nầy. Pho  tượng này trải qua baonhiêu triều đại, đến nay đã không  còn được toàn vẹn. Đây là hình củamột võ quan, mặt  phương phi, râu dài, trong tư thế sẵn sàng chiến đấuchống ma quỷ. Trên áo giáp của vị thiên thần nầy có nhiều nét hoa vănrực rỡ, hùng tráng, lẫm liệt.  Ngoài ra, giáo sư Bezacier, viện trưởng của trường nầy  cũng đã tìmthấy được một số di tích quan trọng khác:  tượng sư tử, tê giác,voi, trâu, ngựa... nằm trên những  nền  đài hoa sen. Ngoài ra cũngtìm thấy được những tượng hình của những vũ nữ và nhạc công chạmtrổ cực kỳ tinh xảo. Những vết tích khác thì nay đã không còn thấynữa. Ngày nay, chùa Phật Tích được tu bổ, nhưng chỉ là một ngôi chùanhỏ và chưa có vị trụ trì.Tượng Bát Đại Kim Cương cũng tìm thấy ở chùa Long  Đọi trong địa phậnlàng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tất cả những tượng nầy đềucó chiều cao 1,6m  trông như những võ tướng mình mặc áo giáp, ba lớp, haivạc, có đai lớn. Ngang đai có thắt gươm bản lớn.  Một trong những thể tàikiến trúc và điêu khắc đời nhà Lý, phải nói đến Thần điểu như biểu trưngcho sức  mạnh vô địch đang trên đà vươn lên cao vút.

(d)  Thần điểu:Những nhà khảo cổ Việt Nam và Pháp thuộc trường  Viễn Đông Bác Cổ đãtìm thấy hình tượng nầy ở chùa  Phật Tích mà hiện nay vẫn còn bảo quảntốt và được đem ra  trưng bày ở Viện Bảo Tàng Lịch sử Việt Nam tại HàNội. Đây là hình ảnh của một loại Thần điểu đầu  người, mình thú, haichân mạnh và móng chân ngọn  hoắc; trên mình có đeo chiếc trống cơmtrước ngực. Theo nhận định chung thì  Thần điểu biểu trưng cho khảnăng chinh phục mọi thế lực tàn bạo, còn chiếc  trống là tiếng báođộng cho mọi người biết được hiễm họa cần tránh và điều thiện cầnlàm.Những Thần điểu có chiều cao trong khoảng từ 40 cm  cho đến 60 cm;riêng ở chùa Bút Tháp  còn lưu giữ một hình Thần điểu khá tinh vivào đời Lý Trần (?) cao khoảng 90cm. Thần điểu cũng thường đượctrang trí  phần ngoài ở cửa những ngôi tháp cổ, cũng trong ý nghĩavừa nói trên. Thần điểu cũng còn tìm thấy ở chùa Chương Sơn, ĐọiSơn, nhưng đến nay thì đã không còn được nguyên vẹn  nữa. Theo nhậnđịnh của những nhà khảo cổ thì đây là kiểu phối hợp 2 nghệ thuậtChiêm Thành và Trung Hoa.  Nhận định chung của những nhà nghiêncứu cổ học thì  thần điểu đã mô phỏng theo như tượng  thần Kinnaricủa Chiêm Thành, được dựng lên trên nhiều tháp cổ vào thế kỷ thứ VIsau Công Nguyên.  Tuy nhiên, một số cơ cấu  khác thì lại ngã về màusắc Trung Hoa, như đầu và hai  cánh giang rộng ra. Một trong nhữnghình tượng khác được đề cập nhiều là tượng sư tử tìm thấy trongnghệ thuật trang trí tại chùa  Bà Tấm thuộc địa phận của làng ĐứcThắng, huyện Gia  Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tài liệu còn giữ lạitại Viện  Bảo Tàng Hà Nội ngày nay là  một đầu sư tử đang nhe răng;lông sư tử hình xoáy và  móng vuốt được thể hiện qua những đườngcong rất sinh động.

 (e) Tượng Kỳ LânPho tượng Kỳ Lân nầy làm bằng đá màu nâu nhạt. Đây  là một trongnhững công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu  vực thành Thăng Longthời đó. Kỳ Lân được đặt trên một trụ cao hai tầng, có chạm khắchình sóng nước và hình kỷ hà. Có những bậc thang lên xuống ở trụđá nầy.  Nhìn chung lại, trong nghệ thuật điêu khắc thời đại nầy đâymột trong những nét tiêu biểu của nền nghệ thuật nầy là nhiều hìnhKỳ Lân dần dà thay thế cho phượng và rồng.Hình Kỳ Lân cũng được xem là hình tượng của nhiều mô hình điêu khắctrong những công trình văn hoá Phật Giáo, mang những đặc tính nhưsau: Mắt lồi, bờm vươn lên cao. Đuôi dài và có những đường gợn sóng.Tư thế chuẩn bị để chuyển mình về phía trước. Mọi hình thái được xâydựng khá tinh vi.

(f) Rồng là chủ đề quan trọng trong những thể loại kiến trúc. Đó cũng là nétđặc trưng trong những công trình kiến trúc, hội họa và điêu khắc, trangtrí chùa chiền, đình làng hay lăng mộ, cung điện.Tuy nhiên, hình thức tạo dáng rồng mỗi triều mỗi khác. Khởi đầu từ trongtư duy thần thoại Việt Nam cũng như Trung Hoa, con rồng luôn luôn là biểutượng tốt đẹp của sự cao cả, oai nghi. Do ảnh hưởng của triết lý âm dương,cho nên ở những mái đình chùa, lăng miếu có đắp hình tượng những dạng thứcước lệ về lưỡng long tranh châu và cũng thường trình bày trong tư thế đangcố vươn lên cao.Mỗi triều đại có những kiểu hình rồng khác nhau. Như trong thời đại HùngVương, thì con rồng trong trang trí trông như hình cá sấu hay cá sấunguyên mẫu. Cho đến thời Lý thì rồng lại có dáng vóc của một con rắn đượcbiến thành rồng, với thân hình thon dài, với những lối lượn lách nhịpnhàng, biểu trưng cho sự  thanh bình, an lạc. Con rồng nầy trên đầu cólông nổi hẳn lên, chòm lông rộng và dài; trong miệng có ngậm viên ngọc xanh,biểu thị cho tính chất quý phái. Đến đời Trần, thì rồng lại uốn lượn, uyểnchuyển nhưng lại dịu dàng hơn, thanh nhàn hơn, biểu trưng cho an bình vàphát triển. Đến đời Hồ, hình rồng cũng dài nhưng lại to lớn, mập mạp hơn,như biểu tượng của những xung lực. Đến đời Trịnh Nguyễn, thì rồng có nhữngmóng vuốt nhọn hoắc, nanh lớn, sừng to, biểu thị cho một xã hội có nhiềubiến đổi lớn lao, thay triều đổi họ. Sau cùng đến đời nhà Nguyễnthì rồng trở thành một tổng hợp đầy đủ cho quyền uy, nghệ thuật và sựsùng kính, thoát tục hẳn. Nói chung lại thì hình rồng của những thờiđại nầy biểu hiện tính chất của từng giai đoạn xã hội. Hiện nay, thânhình rồng trông thanh tao hơn. Đầu rồng thường nhỏ, nhưng lại có bờm vàrâu dài. Mô hình rồng hiện tại cũng thường được lồng vào những khung hìnhtròn, hình hạt lệ, hình lá bồ đề, hình nửa lá bồ đề, hình chữ nhật.Bên cạnh những hình rồng, còn có những loại hình chim.

(g) Chim Phượng Hoàngthường dữ và mạnh, chân lớn, móng nhọn, cánh ngắn trông giống như loạichim thần Garuda ở những đền tháp tại kinh đô của dân tộc Chàm trước đây.Có thể những nghệ nhân Chiêm Thành sang làm việc dưới đời vua Lý đã tạcnhững hình nầy lưu truyền cho đến nay.Những hình chim phượng hoàng cũng thường thấy ở những đền đài, cungđiện thời đại Lý, Trần. Điểm khác là chim phượng hoàng ở đây có đuôidài hơn và những chùm lông ở vòng quanh cổ cũng dài hơn. Màu sắc lôngchim thường kết hợp lại với nhau rất hài hoà, uyển chuyển. Chim phượngcũng thường trang trí trong những khuôn hình vuông, hình chữ nhật, hìnhtròn, lá bồ đề hay trong hình giọt lệ.Tranh vẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc trang hoàng các chùachiền, lăng miếu hay trong những phẩm vật thờ cúng, nhà cửa hay tại nhữngđiện đài. Qua những thời đại, nghệ thuật hội hoạ sau nầy đã pháttriển khá mạnh hơn những triều đại trước.Tuy nhiên cho đến nay thì vấn đề bảo quản   những công trình hội họađã không dễ dàng như điêu khắc, kiến trúc khác. Phần thì khí hậu ẩm thấp,phần thì chiến tranh liên miên. Tuy nhiên hội họa cũng được ghi lên nhữnghình điêu khắc, mô hình kiến trúc, nghệ thuật đồ gốm. Những hình hoa sen,múa hát, sóng nước, hình kỷ hà đều rất thông dụng trong những kiểu trìnhbày nầy.

============================

Chùa Bút Tháp (T.K XVII)

Chùa Bút Tháp là một quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều di tíchcủa phong cách thế kỷ XVII.  Chùa Bút Tháp là ngôi chùa cổ có quy mô to lớn nhất trong hệthống chùa chiền miền Bắc Việt Nam còn bảo lưu cho đến ngày nay.Ít ngôi chùa nào trong vùng có thể sáng kịp được về kiến trúc,điêu khắc, hội hoạ.

  Tượng Quan Thế Âm Bồ tát (nghìn tay nghìn mắt):

 Điều đáng nói nhất tại đây là tháp của chùavà pho tượng Quan Thế Âm nghìn tay, nghìn mắt. Theo những tàilệu còn giữ thì tượng nầy được tạc nên vào năm Bính Thân (1656), của nhữngtay thợ lành nghề nhất của làng Phương xá. (Tài liệu của Hà VănTấn)  Tác phẩm mỹ thuật nầy được cấu tạo gọn gàng, bố cục rất chặt chẻtừ trên xuống dưới; chiều cao khoảng 3,7 mét, chỗ phình rộng nhấtlà 2,1 mét và bề dày vào khoảng 1,15 mét. Nhìn tổng quan thì photượng được phân chia ra làm hay phần rõ rệt và kết dính nhau bằngnòng sắt từ bên trong. Tượng được tạc hiện lên với 11 đầu, 994tay và 994 mắt. Hai bên má còn có thêm hai khuôn mặt khác nữa. Tuytrông khác thường nhưng không vì thế mà giảm phần uy nghi. Trênđầu đội mũ theo hình hoa sen nở, lại còn có thêm 8 đầu nhỏ nữa,xếp thành ba tầng cao vút lên như ngọn tháp.  Trên đỉnh nhọn của tháp người ấy lại còn thêm môt pho tượng nhỏnữa, ngồi trong tư thế tĩnh tọa.  Tất cả gần nghìn tay nghìn mắt như đã nói được xếp thành môt vònghào quang, mà trên đỉnh lại còn gắn thêm môt đôi chim đầu người,trông như đang dang cánh rộng để bay xà xuống dưới.Bệ tượng có nhiều tầng, phía trên là đầu rồng đội toà sen, phíadưới là một đế hình vuông, chung quanh đều có những nét chạm trỗtinh vi hình hoa sen tám cánh; ngoài ra còn rồng, phụng, sư tử,cờ quạt, cuốn thư. Về phía bốn góc của bệ, lại còn có hình của võ sĩ nhỏ, cao khoảng0,30 mét, như để nâng bệ tượng lên cao hơn.Phía mặt tròn của bệ tượng phác họa hình của đại dương, mà trongđó có hình những loài thủy tộc như tôm cá, ngạc ngư, ốc rùa... Mọi sinh vật trong dáng đang bơi lội tung tăng với những đợtsóng đang cuồn cuộn đẩy về phía trước. Tuy đã mất những góc cạnhsằc bén nhưng không vì thế mà giảm mất giá trị cảnh trí. Từ giữabiển cả, một con rồng lớn đang nhô đầu lên cao, đội toà sen đưađức Quan Thế Âm vượt trùng dương.Gần đây có nhiều đợt trùng tu, bổ khuyết, nhưng không theo đượcnhững đường nét cũ, nên đã trở nên lạc lỏng, chắp vá, thiếu mỹthuật.

 Maspéro viết:  Tượng đức Quan Thế Âm Bồ tát có 6 kiểu: tượng Quan Âm Chuẩn Đề có3 mắt và 18 tay cầm pháp bảp; tượng Thiên Thjủ Thiên Nhãn tạctheo điển bà Diệu Thiện nghìn tay, nghìn mắt; tượng Quan Thế Âmtoạ sơn ngồi trên núi đá; tượng Quan Thế Âm đội mũ ni hoặc đứng,hoặc ngồi trên toà sen cầm lọ nước cam lộ và cành dương liễu;tượng Phật Bà Quan Âm ngồi toà sen có đầu yêu quái đội trên toàsen tạc theo điển Quan Âm bắt giống yêu quái hay hiện ra làmngười lái đò, quấy nhiễu hành khách qua sông; tượng Quan Âm tốngtử tạc theo điển bà Thị Kính bị Thị Mầu đổ oan tình, nuôi trẻ thơ(con vẹt là hậu thân của Thiện Sĩ).

===

Chuà Tây Phương (trùng tu: TK XVII)Chùa Tây Phương tương truyền là được xây vào thế kỷ thứ III,nhưng đã được trùng tu nhiều lần.   Chùa Tây Phương ở núi Câu Lậu ngoại thành Hà Nội cũng được ghivào "di tích lịch sử" (28/4/1962). Kiến trúc chùa khá rộng lớn,theo hình chữ "Tam" ba lớp xếp nhau, làm theo kiểu hai tầng máichồng diêm và có đao góc cong vút lên.  Toàn thể ngôi chùa đều xây bằng gạch Bát Tràng để nguyên, khôngtô vôi; chung quanh có nhiều cửa sổ hình tròn, bố cục theo nguyênlý thái cực, âm dương như một số chùa tại huyện Thạch Thất.Đáng chú ý nhất về phương diện kiến trúc theo mô thức Hậu Lê lànhững sà kèo trên các mái đều được chạm trỗ rất tinh vi, hài hoà;giữa ba nếp nhà đều có khoảng cách nhỏ, tại được không gian ngăncách thêm phần quang đảng.  Theo những tài liệu còn lưu lại thì ngôi chùa nầy được xây lên từnăm 219, nhưng sau đó thì lại được trùng tu nhiều lần. Thật khóphân biệt được các nét trùng tu từng thời kỳ. Điều đáng nói lànhững lần kiến trúc sau vẫn cố theo nét điêu khắc, kiến trúc củalớp trước.Trong một tấm bia cổ dựng lên ở phía Tây Nam của chùa còn lưu lạicho đến nay, có nhắc đến lần trùng tu vào tháng chín năm Đứclong thứ 4 (1632) đời vua Lê Thần Tông. Nhưng khó ước đoán làtrùng tu những cơ phận nào.Cũng theo tài liệu, đến năm 1636 lại thêm môt công trình tu tạođúc chuông và tạc tượng. Cho đến đời Tây Sơn, vào năm Cảnh Thịnhthứ 2 (Giáp dần 1794), dân chúng trong vùng lại tu bổ thêm. Đâycũng là lần sửa sang sau cùng. Cảnh quan còn đến hôm nay, cũng kểtừ niên hiệu đó.

Điêu khắc:   Đi vào trong, chùa có 62 pho tượng bằng loại gỗ mun và kiền kiền,mà những điêu khắc gia Phật Giáo đánh giá vào bậc nhất trong toànthể công trình điêu khắc Phật Giáo Việt Nam.

Tượng Phật Tuyết Sơn:   Ngoài ra cũng cần đề cập đến tượng đức Phật thời Tuyết Sơn. Thậtra, tại miền Bắc Việt Nam nhiều chùa chiền đắp tượng Tuyết Sơn,tức thời gian Thế Tôn tu khổ hạnh. Cũng như tượng La Hầu La đãdẫn, tượng nầy đã mất nét Ấn Độ, mà được Việt Nam hoá đi nhiều,từ khuôn mặt, đến y trang, phong thái.  Nhìn chung, tượng tạc hình dung của nhân vật đã trọng tuổi, gầygò, ngực trơ ra nhiều xương sườn. Tư thế ngồi theo kiểu "Thức Mạn Di",tức là một chân xếp bằng lại; một chân co lên; tay phải để trênđầu gối đang co; tay trái để trên đầu gối xếp bằng. Mắt sâu trủngxuống, nhưng toát ra vẻ cương nghị. Đôi tay dài là một trong biểu trưngtoàn bộ 32 tướng tốt.  Nhà nghệ sĩ khi tạc tượng đã tập trung vào hình tượng đức Thế Tôn đangnhập định. Mọi vật chung quanh dường như không còn thấy nữa, tất cả trong tưduy tham thiền. Nhìn chung, đây là công trình điêu khắc nổitiếng, hiếm có và mang nhiều sắc thái độc đáo.Tượng Quan Âm tại chùa Bút Tháp cao đến 3,7 mét, được xem làphoi tượng lớn nhất thờ nội điện trong hệ thống chùa chiền tạiViệt Nam.

Tượng La Hầu La:  Đáng nói nhất trong các công trình điêu khắc trên đây là tượngđức La hầu La (Rahula) (tức con trai của Thái tử Tất Đạt Đa) và tượngPhật Tuyết Sơn (tức tượng đức Thích Ca trong thời kỳ tu khổhạnh). Tượng đức La hầu La, vốn người Bắc Ấn, nhưng khi thể hiệnlại đã được Việt Nam hoá. Đây là khuôn mặt của một nhân vật trungniên, với nhiều tướng tốt như: mặt hơi bẹt, đôi mắt khép kín trầmngâm, môi mỏng, tai dài. Cũng như tượng Tuyết Sơn, tượng nầy gầygò, ốm yếu, với mang áo rộng choàng chung quanh. Những nếp áo được chạmvới đường nét tinh vi, phất phơ trước gió. Đức La Hầu La trong tưthế chuẩn bị lên đường; một tay chống gậy hướng phía trước; taykia đặt trên đầu gối. Khuôn mặt trầm tư khổ hạnh, hình dáng khi trở vềgià. bên cạnh ngài là một chú hươu sao, nằm quay đầu, mặt ngẩnglên trên; toàn cảnh trông thật sinh động. Toàn cảnh mô phỏng theomột bức tranh cổ cũng được treo trong chánh điện chùa Tây Phương.

Bezacier viết:  Pho tượng của đức La HầuLa (Rahula), con của thái tử Tất Đạt Đa, tức đức Thích Ca Mâu Niđã theo cha tu hành và đắc đạo. Pho tượng nầy đã được chuyển hoátheo sắc thái Việt Nam với những đường nét thần tình, từ nét mặtđến nếp áo, y hệt như một cụ già Việt Nam đang ngồi trầm tư mặctưởng.Hai bàn tay gầy guộc, trông rõ từng đốt xương, một tay cầm gậy,còn tay kia đẻ trên đầu gối, diễn đạt thế ngồi thật thoải mái củamột vị tu sĩ già nua.

Tượng Kim Cương:  Trong số những tượngnầy thì to lớn nhất là Bát Đại Kim Cương và tượng Vi Đà ThiệnTướng Quân. Chiều cao vào khoảng ba mét, được sắp đặt chung quanhgóc chùa trong thế phù trì.Những nghệ nhân nổi tiếng tại huyện Ba Vì đã chăm lo điêu khắc;họ đã căn cứ vào đức tính và chức năng của mỗi vị Thần, để từ đó,bố cục, trang trí những đường nét sao cho hợp lý về cử chỉ cũngnhư trang phục cho từng vị một.   Những tay thợ khéo cũng đã nghiên cứu từng binh khí, giáp trụ,từng chiêu thức tiến thoái,bàn tấn trong võ thuật, tạo những đường nét sinh động, tinh vi lạthường. Những nét chính của sự sáng tạo và nghiên cứu tâm lý nầymà những pho tượng Bát Đại Kim Cương nầy đã trở thành mẫu mực vềnghệ thuật diễn đạt dung mạo của chư Thánh. Hiện nay, tượng đượcghi chép thành tư liệu cho những khuôn rập khác tại Việt Namtrong lãnh vực nầy.Trên bệ cao của nếp thượng điện chùa Tây Phương có ba pho tượngTam Thếlớn, biểu trưng cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lai của đức Phật.   Những nét chạm đều hoà đồng một khuôn mẫu, mỗi đường nét thậttinh xảo, mà nghệ nhân phải bỏ hết tâm huyết, tài ba mới thựchiện nổi. Phía dưới có tượng đức Thích Ca Đản Sinh (Cửu Long),cũng theo cách trang trí trên.La Hán:  Linh động nhất trong toàn thể những công trình nầy thì phải kểđến các pho tượng chư vị La Hán. Tượng lớn bằng người thật, cótượng đứng, có tượng ngồi, ở phía tường hậu của thượng điện. Tấtcả còn lại 14 pho tượng (trước kia là 18 pho); mỗi pho tượng đềubiểu hiện cử chỉ, phong thái riêng, trang phục riêng.

Điêu khắc Phật Giáo Việt Nam

A- Điêu khắc Phật Giáo đời Lý    Điêu khắc, trang trí đời Lý còn lưu lại đến nay có một giá trịnghệ thuật to lớn. Những biểu tượng Phật trong thời kỳ nầy khôngnhiều loại; căn cứ vào những hiện vật, di tích khai quật được cònhững loại như sau: (1) Tượng Phật A Di Đà và đức Bổn Sư Thích CaMâu Ni (2) Tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát (chuẫn đề hay tống tử)(3) Tượng chư vị Kim Cương và Hộ Pháp. (4) Tượng đầu người hìnhchim (5) Tượng các con vật huyền thoại như rồng, phượng, lân vàcác con vật có thực như: sư tử, trâu.Những bức phù điêu và hình trang trí tượng đối khá phong phú vềcác mô típ. Ngoài ra còn có các cột biểu trang trí đa dạng. Trongnhững loại nầy, kết cấu tương và bệ tượng thờ là một hình thứcquan trọng nhất của nền điêu khắc đời Lý, nếu so sánh với cáctriều đại sau đó. Điêu khắc và trang trí thì phụ thuộc vào thểdáng.   Trong những thể tài điêu khắc thì tượng Phật Thích Ca vẫn là quan trọng nhất. Nhữngtượng nầy thường thể  hiện năm giai đoạn trong đời ngài.Tượng Phật Thích Ca ở ngôi chùa lịch sử nầy ngồi trên toà sen mườitám cánh. Tượng cao 1,87 mét tính chung cả bệ  tượng là 2,77 mét.Đức Bổn Sư ngồi kiết già hai bàn chân để ngữa. Bên ngoài mặcáo pháp 3 lớp. Trên tượng thể hiện đủ 32 tướng tốt: u trên đầu, tóc cuốnkhu ốc, trái tai dài, cổ cao 3 ngấn..Tượng Phật thời nầy tương đối khá lớn;  toàn nét rạng rỡ, điềm đạm, thanh tú đãtoát ra vẻ thoát tục. Tượng xây bằng đá, chiều cao đến  1,80 mét, tính cả bệ đá thì lên đến 3 mét. Đây là một trong những photượng Phật nổi tiếng của chùa chiền miền Bắc được bảo lưu  kỹ càng cho đếnngày nay: đức Thích Ca đang ngồi thiền định dưới gốc  cây bồ đề, trên mộttoà sen 108 cánh; bệ tượng lại có nhiều hình rồng, phụng, sóng, nước vànhững hoa văn. Những nét chạm trổ rất tinh vi, sắc sảo, tuy đã trải quanhiều thế kỷ cho đến nay. Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích mở đầu chonền nghệ thuật Phật Giáo trong thế kỷ XI. Tượng được cấu tạo bằngđá xanh, nguyên khối cao khoảng 1,87m, tính cả bệ tượng vàokhoảng 2,77m. Phật ngồi trong tư thế thiền định, hai tay đặt lòngtrên khối bệ bát giác theo cấp nhỏ dần, rồi lại nở ra ở bệ đàisen. Cách thức hiện các gờ áo nổi, chạy dọc quanh thân, kéo xuốngtận riềm vạt áo và quay về phía sau lưng nổi trên thân mềm mại,thắt khối ở giữa tay và bụng. Giữa phần hộp bệ bát giác và đài sen, còn có hình sư tử đội bệkhối cầu. Nhìn chung, cấu trúc của các tượng Phật đời Lý gồmtượng Phật có bệ bát giác, khối cầu sư tử, tạo nên thế cân bằng,hoà hợp và trang nghiêm. Theo Trần Trọng Kim (Phật Lục) thì:Tượng Phật trong thời kỳ nầy phù hợp với tính chất kiến trúcstupa và các dòng thiền môn lúc đó. Bệ tượng chùa Phật Tích là điển hình chonghệ thuật thời nầy. Bệ tượng đắp theo  hình bát giác. Phần dưới trangtrí hình sóng nước với 6 đợt sóng đều đặn được sắp chồng lại với nhau.Phần trên có 3 tầng, trang trí rất tỉ mỉ. Trong mỗi tầng đều có hìnhhoa sen 32 cánh mở rộng ra và sắp đều. Mặt thẳng của tượng có những môhình nhạc công, vũ công đang múa hát, đánh đàn, thổi kèn... Hình mây vớinhững đường gợn sóng song song với nhau. Đa số là hình sóng nước và hìnhnhững đám mây đang bay. Những vòng tròn hay hình đa giác cũng được điểmxuyết đều đặn hay tạo thành những khung bao quanh hình đồ chính.b)  Tượng Quan Âm được xem là một trong những mô  hình phổ biếntại các chùa chiền. Tượng nầy thường  có năm cách tả khác nhau:Phổ biến nhất là đức Quan Âm Chuẩn Đề: Tượng có  ba khuôn mặt vàmười tám cánh tay, nói lên tính đa dạng và biến ảo của Ngài.Loại hình khác là: tượng thiên thủ thiên nhãn cũng  trong ý nghĩanhư trên  tượng Quan Âm tọa sơn,  tượng Quan Âm ngồi trên toà sen, tượng  Quan Âm Thị Kính.Trong những biểu trưng thờ phượng tại các  chùa chiền ViệtNam còn thấy những vị khác: Bồ Tát,  La Hán, Tôn Giả, Thiên Vương...Phần sau cùng là  những sư tổ, những người có công đức trong thời kỳ xâydựng đầu tiên hay tu bổ chùa chiền.  Bên cạnh tượng Phật còn có những tượng Kim Cương. Nếu tượng Phậtthiết trí ở vị trí trung tâm kiến trúc chùa tháp, thì những tượngKim cượng lại gắn với các tường tháp, bên cạnh cửa ra vào. Ở cửatháp Long Đọi Sơn, còn tìm thấy được sáu tượng Kim Cương tươngđối nguyên vẹn. Chiều cao trung bình vào khoảng 1,6m, thân thẳngđứng, ít động tác, những hoa văn trang trí ở tượng nầy khắc sâuvào và biến đổi theo cấu trúc giáp trụ. Phần lưng tượng gắn chặtvào thành tường tháp.  Phần nhiều tại những chùa Việt Nam, Kim Cương  thường có tám vị  gọi là Bát   Đại  Kim Cương.Riêng  tại chùa Phật Tích chỉ có một vị, nhưng nói lên đầy đủ nhữngnét uy nghi của nhân vật huyền thoại nầy. Pho  tượng này trải qua baonhiêu triều đại, đến nay đã không  còn được toàn vẹn. Đây là hình củamột võ quan, mặt  phương phi, râu dài, trong tư thế sẵn sàng chiến đấuchống ma quỷ. Trên áo giáp của vị thiên thần nầy có nhiều nét hoa vănrực rỡ, hùng tráng, lẫm liệt.Tại nền chùa Phật Tích cũ còn tìm thấy được một số di tích quan trọng khác:  tượng sư tử, tê giác,voi, trâu, ngựa... nằm trên những  nền  đài hoa sen. Ngoài ra cũngtìm thấy được những tượng hình của những vũ nữ và nhạc công chạmtrổ cực kỳ tinh xảo. Những vết tích khác thì nay đã không còn thấynữa. Ngày nay, chùa Phật Tích được tu bổ, nhưng chỉ là một ngôi chùanhỏ và chưa có vị trụ trì. Trong điêu khắc đời Lý, không thể không kể đến sự đóng gópcủa các nghệ sĩ Chăm Pa tham gia. Gạt bỏ tính huyền hoặc củatượng đầu người mình chim chùa Phật Tích cao 40cm, mang tinhthần trong sáng lạ thường. Kết cấu hình chim ở đây với đuôi xoèrộng cong lên tiếp giáp với đầu người, mặt cân đối tĩnh lặng nhưnhững mặt của đức Phật. Trên ngực có gắn chiếc trống cơm. Nhữngmẫu trang trí chạy dần theo các xoắn hoa cúc, dương xỉ, mây cuốn,từ phần đầu người cho đến phần vạt đuôi chim. Pho tượng đã bị gãysứt một đôi phần, có thể là một bộ phận của đầu cột trên kết cấucủa kiến trúc nầy. Những thần điểu có chiều cao trong khoảng từ 40 cm  cho đến 60 cm;riêng ở chùa Bút Tháp  còn lưu giữ một hình thần điểu khá tinh vivào đời Lý Trần (?) cao khoảng 90cm. Thần điểu cũng thường đượctrang trí  phần ngoài ở cửa những ngôi tháp cổ, cũng trong ý nghĩavừa nói trên. Thần điểu cũng còn tìm thấy ở chùa Chương Sơn, ĐọiSơn, nhưng đến nay thì đã không còn được nguyên vẹn  nữa. Theo nhậnđịnh của những nhà khảo cổ thì đây là kiểu phối hợp 2 nghệ thuậtChăm - Pa và Trung Hoa.  Nhận định chung của những nhà nghiêncứu cổ học thì  thần điểu đã mô phỏng theo như tượng  thần kinnaricủa Chăm - Pa, được dựng lên trên nhiều tháp cổ vào thế kỷ thứ VIsau Công Nguyên.Tượng kỳ lân thường làm bằng đá màu nâu nhạt. Đây  là một trongnhững công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu  vực thành Thăng Longthời đó. Kỳ lân được đặt trên một trụ cao hai tầng, có chạm khắchình sóng nước và hình kỷ hà. Có những bậc thang lên xuống ở trụđá nầy. Rồng là chủ đề quan trọng trong những thể loại kiến trúc. Đó cũng là nétđặc trưng trong những công trình kiến trúc, hội họa và điêu khắc, trangtrí chùa chiền, đình làng hay lăng mộ, cung điện. Khởi đầu từ trongtư duy thần thoại Việt Nam cũng như Trung Hoa, con rồng luôn luôn là biểutượng tốt đẹp của sự cao cả, oai nghi. Do ảnh hưởng của triết lý âm dương,cho nên ở những mái đình chùa, lăng miếu có đắp hình tượng những dạng thứcước lệ về lưỡng long tranh châu và cũng thường trình bày trong tư thế đangcố vươn lên cao.  Thời Lý hình  rồng  có dáng vóc của một con rắn đượcbiến thành rồng, với thân hình thon dài, với những lối lượn lách nhịpnhàng, biểu trưng cho sự  thanh bình, an lạc. Con rồng nầy trên đầu cólông nổi hẳn lên, chòm lông rộng và dài; trong miệng có ngậm viên ngọc xanh,biểu thị cho tính chất quý phái.Những hình chim phượng hoàng cũng thường thấy ở những đền đài, cungđiện thời đại Lý, Trần. Điểm khác là chim phượng hoàng ở đây có đuôidài hơn và những chùm lông ở vòng quanh cổ cũng dài hơn. Màu sắc lôngchim thường kết hợp lại với nhau rất hài hoà, uyển chuyển. Chim phượngcũng thường trang trí trong những khuôn hình vuông, hình chữ nhật, hìnhtròn, lá bồ đề hay trong hình giọt lệ.Nhìn chung, nghệ thuật điêu khắc đời Lý đã phát triển qua giaiđoạn khá rực rỡ. Những vật liệu trang trí kiến trúc nầy một sốthì làm bằng đất nung, số khác thì bằng đá hay bằng gỗ. Đất và đádùng trong điêu khắc có những kiểu dáng phóng khoáng, còn chấtliệu bằng gỗ thì sinh động. Những đề tài và kiểu thức của mỗiloại lại không giống nhau, do tính chất lý học của từng vật liệu.Hơn nữa, sở trường của những nghệ nhân người Việt chuyên về đụcchạm trên gỗ, còn nghệ nhân  Chăm Pa sang giúp thì lại chuyênvề điêu khắc đồ sành gạch hay đất nung. Những đường nét nầy đãđược hoàn chỉnh hơn về sau nầy, trong nghệ thuật điêu khắc đờiTrần.B-  Điêu khắc Phật Giáo đời TrầnĐiển hình điêu khắc thời nầy, phải nói đến chùa Bút Tháp.Điện thờ ở đây đã được xây dựng toàn bộ do ngài Chuyết Công trong thờigian mới đến trụ trì tại ngôi chùa nầy. Thành thử kiến trúc khác hẳnnhững mô thức  trước. Nóc điện không nhọn mà tròn tương tự như những mô hìnhkiến trúc  Nhật thấy ở những  chùa và tháp đồng  thời. Sau là toàcửu phẩm,  có những hoa sen  được kiến trúc chồng lên nhau qua chín lớp khá cân đối.Toà nhà gồm ba mái,nhưng phần chính lại lớn gấp đôi những phần phụ thuộc.Hình thể của các mái trên nhỏ hẳn dần và sau cùng là một nóc nhọn cao vútlên không trung. Các góc trang trí những loại hình rồng, kỳ lân và sóngnước xen kẻ vào nhau khá hài hoà, cân đối. Theo nhận định của những nhànghiên cứu kiến trúc Việt Nam thì tất cả nói lên toàn bộ giá trị nghệthuật Đông Sơn lưu lại. Đây cũng là kiến trúc điển hình của thời đại Trung Hoa,dù vay mượn, nhưng vẫn còn mang tính chất cổ truyền Việt Nam.Hội họa và trang trí trong nghệ thuật Phật Giáo đời Trần có nhữngđiểm khởi sắc. Tại chùa Thầy, những mô hình hoa lá ở những mặt bệđá kép các pho tượng Phật thuộc loại bệ tượng truyền thống đượcnhững nhà mỹ thuật gọi là "bệ đá tam Thế Phật". Những hình nầyđược chạm nổi tinh vi, những chi tiết về đường gân lá, cuốn lá,thân lá khi chạm nổi, khi chạm chìm, mà tất cả được bố cục trọnvẹn trong toàn mặt bộ hài hoà, cân đối. Những thể loại nầy đềuđược bố cục các chi tiết, sao cho hai nửa mặt phải và trái đăngđối, mà không cần phải đối xứng. Chẳng hạn như: những hình hoa láở bệ đá tam thế chùa Ngọc Đỉnh, chạm theo kiểu bệ đá chùa Thầy;tất cả vẽ hình hoa sen đủ loại, trên nền có những nét hoa vănkhắc chìm để lấp những khoảng trống, trông như vẽ trên giấy thủytiên. Tại chùa Hoa Long, hình sóng nước trên bệ đá tam thế và ởchân tháp Trần Nhân Tông chùa Hoa Yên cũng là hình khắc chạm nổi,đường nét thoăn thoắt, đều đặn.Tại chùa Hàn, những chi tiết hội hoạ theo chữ "Phật", được chạmkhắc theo nét bút, trông như tranh đại tự ngày Tết. Những bệ đátam thế bằng gỗ ở chùa Thầy, chùa Hoa Long, chùa thôn Tiền, bệphỗng chùa thôn Trung cũng đều được chạm nổi, có hoa văn liên tụchay hình rồng, nét phác thảo, phóng nhanh nhưng vẫn sâu sắc.Tại chùa Phổ Minh điêu khắc cũng mang sắc thái độc đáo.Tam quan là bộ phận điêu khắc được nhiều nhà nghiên cứuđề cập đến, được xem là kiểu dáng tam quan đời nhà Lý ảnh hưởngđến. Sấu bò từ phía trên xuống dưới. Phía dưới của sấu là mốtbăng hoa dây, uốn lượng theo hình "sin", thường thấy trong kiểutrang trí đời Trần. Con sấu còn khá nguyên vẹn với những nét rõràng, cứng cát. Con vật khá sinh động: đầu ngẩng lên cao, bờm sấtngược, phủ kín gáy và tai. Đuôi duỗi dài, hơn uốn sóng, mình mậpmạp, chân rắn chắc, toàn thân như muốn chồm lên cao. Hình tượngcon sấu tại tam quan chùa Phổ Minh rất giống với những hình sấubằng đá lăng vua Trần Anh Tông ở xã An Sinh, huyện Đông Triều(Quảng Ninh) hay tại một số di tích khác  đời Trần. Đây làdấu vết của loại tam quan sớm nhất còn lưu lại cho đến nay.Điêu khắc chùa Bối Khê nổi tiếng ở vì kèo: bộ phận vì kèo đều cócốn, theo hình lá đề. Đầu các bẩy chạm có hình rồng, theo kiểu thức đời nhà Trần. Ởmột số đầu đao, ngoài hình rồng ra, còn có cả những hình chimthần (garuda) như tại tháp Chăm - Pa.  Theo những di vật, di chỉ còn lại trong chùa Bối Khê là bệ đáhình chữ nhật; tầng trên có chạm hình đài sen. Thân bệ chạm nhữngloại hình rồng, thú và hoa lá; tại bốn góc cũng có hình chimthần garuda. Những dòng chữ Hán được ghi trên bệ có ghi niên hiệuvào tháng 9 năm 1382.  Trong chánh điện, có nhiều thể loại tượng thờ nhưng kiểu dángtrang trí, điêu khắc đẹp nhất là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát quáhải.   Bốn đầu dao ở bốn góc thượng điện uốn cong vút lên.  Từxa trông giống như hoa sen nở. Những phần kiến trúc của thượngđiện có dáng dấp mạnh khoẻ. Khác với những ngôi chùa gỗ xưa thườngdùng là gỗ lim, thì thượng điện Bối Khê lại làm bằng gỗ mít. Nhữngcột đều ngắn và to. Những kết cấu ăn chặt vào nhau, theo kiểu thứcdùng sức nặng tự thân tỳ lên. Những cột cái, cột quân có tiết diện hình tròn.Hai vì nóc của thượng điện chùa nầy đều dựa theo mô thức đời Lý: ngaytrên câu đầu, có một con giường, đoạn giữa nằm lẹm xuống. Đuôiiường được chạm khắc hoa văn xoáy tròn, xen kẻ những đường soi.Phần trên hai đoạn của con giường, mỗi đoạn có trụ chống. Trêntrụ có chạm hình hoa sen nở, nhiều cánh; thân trụ thì chạm hìnhhoa cúc.  Qua những nghiên cứu về di vật còn bảo lưu lại tại chùa Bối Khê(Thanh Oai) hiện nay đáng chú ý nhất là chiếc bệ đá. Đây là chiếcbệ đá hoa sen thờ Phật, nằm ở phía trong cùng của toà thượng điệnchùa nầy. Đây là loại bệ đá lớn, chiều dài 2,5 mét, chiều cao 1,04mét và chiều rộng 1,6 mét.Những dòng chữ khắc chìm ở bệ đá có giá trị tài liệu quý. Mẫu tựtuy nghệch ngoạc, nhưng nét tự nhiên. Nội dung cho thấy được: NămNhâm Tuất, niên hiệu Xương Phù thứ 6 (1382) một số tín hữu đãcúng chùa tiền và ruộng để kiến tạo. Trong số, một đạo sĩ Quốc Oaicúng bàn đá thờ Phật. Như vậy, cách lập ruộng cúng chùa từ đã có từ đờiTrần.  Cùng với giá trị lịch sử, bệ đá nầy còn giá trị nghệ thuật. Bệchia nhiều tầng, mỗi tầng trang trí khác nhau: lớp trên cùng làđài sen, gồm hai lớp cánh ngửa và một lớp cánh úp. Lớp giữa làđường gờ chạm dây leo. Lớp dưới là thân bệ, có nhiều hình trangtrí. Đài sen với nhiều cánh ngửa. Bên trong có hai đường viền móccâu cuộn bao lấy hoa sen. Chính giữa hoa sen là vòng tròn đồngtâm. Bốn góc thân bệ có chạm chim thần (garuda) nửa người nửa thú.Đầu chim có những dải tóc xỏa ngược. Trán ngắn, mắt lồi to, lông mày lớn. Tai to kiểu tai người, có đeo vòngkhuyên tròn. Chim mình trần, ngực nở nang, bụng to tròn. Hai taycó nhiều ngấn gấp hình vuông, giơ lên ngang đầu đỡ lấy toà sen; haibàn tay nắm những viên ngọc tròn. Chim ngồi phệt xuống, mặc váykiểu lá sen ba xếp. Mặt thân bệ trước trang trí ba ổ rồng xen kẽ vớihai ô có hình  thú, trông như con nai ngậm cành hoa cúc. Rồng trongô chữ nhật và rồng trong ô vòng sáng nhọn ở giữa. Một con có mào, cósừng, con kia thì có mũi sư  tử. Những hình thái bố cục khác cũngvậy.

 C-  Điêu khắc đời  Lê sơ (1427 - 1525)Lê Thái Tổ lên ngôi, lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng trongviệc trị quốc, Phật Giáo đã không còn được phát triển như trước.Kiến trúc Phật Giáo trong giai đoạn nầy không còn lưu lại di tíchnào đáng kể. Nhiều ngôi chùa tại kinh đô hay nông thôn chỉ cònlại tấm bia, bệ tượng và được tả  trong sử sách hiếm hoi. Chẳnghạn như năm 1434, đại thần Lê Sát dựng chùa Thanh Đàm và chùaChiêu Đô. Chùa Minh Độ (Thanh Hoà, Hải Hưng) được trùng tu đờivua Lê Thánh Tông (1461) Năm 1499 vua Lê Hiến Tông sửa chùa Thầy.Cùng một loạt các chùa được tu bổ, còn lại bi ký như sau: chùaKim Liên (Hà Nội trong bia ghi 1445, chùa Thúy Lai trong bia ghi1470, chùa Đại Bi trong bia ghi 1490, chùa Vô Vi trong bia ghi1515, chùa Bối Khê trong bia ghi 1515, chùa Hoà Lạc trong bia ghi1505, chùa Quang Khánh trong bia ghi 1515, chùa Minh Khánh trongbia ghi 1515.Tháp đá chùa Hoa Yên (Yên Tử), có xá lợi vua Trần Nhân Tôn dượcdựng đầu đời Lê. Có những phần xây từ trước như bệ tháp vốn xâytừ đời Trần, sau dựng lên trên đó tháp 6 tầng, mặt cắt hìnhvuông. Chùa Ngọc Khám (Hà Bắc) tuy không còn để lại đường nét kiếntrúc, tuy nhiên còn để lại 3 pho tượng đá lớn. Bia dựng đời vuaMạc Hoằng Định (1613) nói đến trùng tu gác chuông.Thực chất của điêu khắc đời Lê đến nay chưa rõ, tuy nhiên vẫn là sự tiếp nối từ mô hình điêu khắc đời Trần.Pho tượng đức Quan Thế Âm Bồ tát Nam Hải chùa Bối Khê điển hìnhcho nghệ thuật chạm khắc chùa tháp đời Lê Sơ. Bố trí pho tượngđiều hoà, cân đối. Tuy bằng gỗ phủ sơn nhưng đường nét tự nhiên,sinh động. Chiều cao đến 2,53m có bệ tượng 94cm. Tượng Quan Âmngồi trong tư thế bán kiết già, áo không tay, chạy lượn biên, gậplá sen sau lưng. Phía trước phủ qua vai chảy xuống lòng đùi, tạonhiều lớp trên mặt bệ tượng. Tuy nhiên, ở đây, với phong cáchmới, cho nên đã không còn kỹ thuật chạm kênh như trước. Các trangtrí cây mệnh, sừng tư được kết hợp tương xứng với những đường néttrên bề mặt. Trong 14 tay tạo thành 7 đôi đối xứng nhau qua thântheo những tư thế sau đây: (1) Giơ cao ngang đầu tượng nâng mặt trăng. (2) Giở cao vừa phảicác ngón tay bắt ấn. (3) Lòng bàn tay hướng về trước. (4) Chắptay trước ngực. (5) Đặt lòng bàn tay ở trước. (6) Tay ngửa đặttrên đầu gối. (7) Chống thẳng đằng sau. Tất cả cân đối, hài hoà. D- Điêu khắc đời Lê - TrịnhVào thế kỷ XVII, ở Đàng Ngoài nhiều cuộc biến động diễn ra khôngngừng. Nho giáo vẫn là nền tảng tinh thần của triều đình Thăng Longcũng đã suy thoái, biến đổi. Phật Giáo trong dângian có cơ hội phát triển trở lại. Những công trình tiêu biểu nhưsau: chùa Thầy trong thời kỳ nầy còn lưu lại nhiều tác phẩm điêu khắcgiá trị. Bộ tượng "Di Đà Tam Tôn" (Di Đà, Đại Thế Chí, QuanÂm) có niên đại sớm nhất.  Tượng Phật A Di Đà cao 1,75m, kể cả toà sen và bê tượng, tất cả2,6m. Thế ngồi kiết già, thiền định. Tóc xoắn ốc, nhọn dần lênđỉnh, khuôn mặt bầu bỉnh, phúc hậu; áo cà sa hở ngực, chảy sệ,được đỡ lên bởi bộ anh lạc chạm mỏng nhiều hoa và hạt ngọc trênngực. Áo nhiều nếp, chẩy qua phía tay buông xuống, rồi chảy quahai bên đùi. Đài sen không tròn, có hình tam giác lượn góc, với 2lớp cánh, 1 úp, 1 ngửa. Tượng Đại Thế Chí Bồ tát cao 1,51m, bệ tượng 0,52m, ngồi toạthiền, mặc áo cà sa hở ngực và áo trong, ngực đeo anh lạc, vớiba bông hoa kết bằng những hạt nổi tròn. Toàn thân chạy dọc 5đường tràng hạt qua hai vai từ hàng dọc bên trái qua lưng sangphải; 1 đường ngang chạy lên lòng đùi. Đài sen rộng, với 3 lớpcánh úp và mở.  Tượng Quan  Thế Âm Bồ  tát có chiều  cao 1,17m, bệ  tượng 0,77m. Dáng ngồithỏng chân trái, chân phải khoanh cao. Nhiều nét giống tượng đứcĐại Thế Chí Bồ tát. Đầu đội mũ thiên quang, trang trí một lớptràng hạt nhỏ. Ngồi trên một bệ 4 cấp, chạm khắc các đường hoavăn, cây mệnh và lá đề. Ngoài ra những điêu khắc chân dung khác như chân dung bà Vũ Thị, công chúaMinh Châu, bà Diệu Tuệ. Đó là những người từng đóng góp tiềntrùng tu.  Tại chùa Tây Phương cũng nhiều công trình đáng kể. Tượng Quan Âm quá hải bằng gỗ phủ sơn, 12 tay, cao 1,50m. Bố cục đơn giản với các tay xoè như cánh quạt, khuôn mặthiền hậu, thuần khiết. Toà sen cao, có hình con quy đội lên. Tượng bà Nguyễn thị Ngọc Diệu: cao 85cm, gỗ phủ sơn, cao cao10cm, đặt trên ngai gỗ. Khuôn mặt rộng, oai vệ; đường nét cânđối, có khăn choàng lớn.Tại chùa Trăm Gian  tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cao 98cm, bằng gỗ phủ sơn. Vị Bồtát đầu đội mũ thiên quang, chạm khắc hoa văn và hình tượng Phật.Áo nhiều lớp, buông từ vai xuống chân, những đường nét gợn lênnhịp nhàng. Tượng Quan Thế Âm Bồ tát: 42 tay, cao 1,05m, toà sen 0,20m. Đôitay chắp trước ngực, dâng các lớp áo dời khỏi khối cơ thể. Mộtđôi tay khác đưa ra từ trong lớp áo úp lên đùi. Những đôi taycòn lại vươn ra, như muốn bay bổng. Trên đầu có mũ hồng loan,nhiều đường nét chạm kỷ. Ở chùa Bút Tháp hệ thống điêu khắc hoàn chỉnh trong khoảng 1647 - 1656. Bộ tượng Tam thế chiều cao khoảng 1,75m và bệ cao 78cm.Pho Hiện tại có hai tay chống ngữa, đặt lên đùi, "nhục kháo" lớnnhư bát úp trên đầu. Áo cà sa nhiều lớp, phủ qua vai, hai tay,xuống mặt bệ. Đài sen 5 cánh. Bệ dưới có 4 cấp vuông. Vòng hàoquang sau lưng có gắn chim 2 đầu người (Jivajiva). Pho Quá khứ hai tay duỗi ra tự nhiên, đặt trên đùi, bàn tayngửa, các ngón trong tư thế ấn huyệt. Pho Vị lai giơ hai tay cao, như đang thuyết pháp; vòng hào quangchiếu sáng Ca Lăng Tầng Đà (Karavinsa). Tượng Quan Thế Âm toạ sơn cao 0,85m bệ cao 0,55m, trong tư théngồi; chân duỗi, chân co, mũ cao; khuôn mặt dài thanh tú, tay đặttrên đầu gối, tay đặt trên đùi. Các nếp  y chạy đều trên bềmặt của thân, rồi xuống mặt bệ. Hai thị giả cao 50cm, toà sen 17cm, trong tư thế quỳ chốngchân. Tay chắp trước ngực kính cẩn, mặt đôn hậu. Tượng Quan Âm thiên thủ, thiên nhãn là tượng ngồi; chiều cao2,1m, với 42 tay lớn, 952 tay nhỏ, tạo thành 7 vòng tay nở rộngdần, bệ cao 1,4m, bằng gỗ phủ sơn. Trong mỗi bàn tay nhỏ là mộtcon mắt. Trên đỉnh đầu có chim thần hai đầu người (Jivajiva)Pho tượng được xem là "tác phẩm cổ điển tiêu biểu của điêu khắcPhật Giáo". Trên tượng có ghi "Ngày lành, mùa thu Bính Thân(1656)"; dòng chữ khác ghi "Trương tiên sinh tước Nam Đồng, giaothọ nam phụng mệnh tạc tượng".Tại chùa Mật  nhóm tượng chùa Mật được tạc trong khoảng 1644 - 1646) gồm: tượngvua Lê Thần Tông và  6 bà Hoàng. Tượng Lê Thần Tông ngồi toạ thiền, mặc hoàng bào, đội mũ bìnhthiên, khuôn mặt phúc đức. 6 tượng các bà Hoàng đều chung một kiểu ngồi toạ thiền, đầu độimũ có hình Phật. Trong số nầy có tượng bà Trịnh Thị Ngọc Trúc,tượng bà Hoàng người Hà Lan và tượng bà Hoàng người Mán. Bà hoàngngười Hà Lan cao to, lộng lẫy, nhưng vẫn khoác y phục Việt Nam cổtruyền. Theo Nguyễn Quân (Mỹ Thuật của người Việt - 1988) thì:"Tượng chân dung chùa Mật liên hệ sâu sắc với tượng chùa Bút Tháp,là cái cực thực hiện trượt lên đời sống tôn giáo, có gốc rễ sâuthẳm từ sự cảm thấy hư vô và tuyệt vọng lý tưởng..." (trang 189). E-  Điêu khắc Phật Giáo đời Hậu LêVào thế kỷ XVIII, trong tình trạng chiến tranh liên miên, Nhogiáo suy thoái dần trong khi đó thì Phật Giáo có cơ hội vươn lên;nền điêu khắc Phật Giáo trong thời kỳ nầy bành trướng mạnh mẽ,nhất là trong những ngôi chùa vùng đồng bằng sông Hồng. Điêu khắcđược nói đến nhiều là ở chùa Giám, chùa Kim Liên, chùa TâyPhương, chùa Mía, chùa Dâu, chùa Sủi, chùa Kiến Sơ, chùa TrămGian. Ảnh hưởng của nền điêu khắc nầy còn được phát triển trongnhững thế kỷ kế tiếp. Chùa Giám còn bảo lưu được nhiều đồ án điêu khắc giátrị. Nhiều văn bia còn nói đến điêu khắc lại đây. Chẳng hạn nhưtrong văn bia "chú tạo Đế Thích thánh tượng" năm 1708 (Vĩnh Thịnh4 - Đinh Hợi) trong việc kiến tạo tượng Đế Thích. Văn bia về việc"chú tạo thượng Phật bia" ghi tháng sáu năm 1712 (Vĩnh Thịnh thứ8) nói về việc đúc chế tượng Phật A Di Đà. Văn bia bốn mặt nămVĩnh Thịnh thứ 13 (1717): mặt "Nghiêm Quang thiền tự" ghi rõ vàongày 16 tháng 2 năm Tân Mão (1711) có đúc pho tượng đức Quan ThếÂm Bồ tát 24 tay được hoàn chỉnh; về mặt "Danh lam cổ tích" ghivào ngày 20 tháng giêng năm Tân mão (1711): đúc lại pho tượngđồng Đức Thánh, Mục Liên Tôn giả và Giác Hoa Tôn giả, có pho làmhoàn toàn bằng vàng; mặt "hưng cộng cầu hú" ghi năm Bính Thân(1715) đã đúc tượng 8 vị Kim Cương, tứ Đại Bồ tát, thập bát LaHán, Thánh Tăng, Hộ Pháp, Thiên Thần, Tam Tổ, Như Lai và ngày 18tháng 3 năm Đinh Dậu (1716) đã cử hành lễ Khai Quang điểm nhãn.Qua những chứng liệu văn bia kể trên cho thấy: trong khoảng thờigian từ 1706 đến 1716, tại chùa Giám đã đúc được 46 pho tượngchính của ngôi chùa; những năm sau còn đúc bổ túc những tượngkhác. Tiếc rằng điện thờ chùa Giám gần đây đã xáo trộn khá nhiềuso với thế kỷ XVIII cho nên đã không đối chiếu được những điềughi trong văn bia. Nhiều pho tượng có nét khắc chạm đặc biệt:chẳng hạn như pho tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tạo lập năm1715, bằng gỗ phủ sơn, ngồi trong tư thế kiết già, tay đặt lên đầugối, tay giơ ngang vai với hai ngón tay chỉ lên khẳng định ýniệm. Đầu hơi to, tóc xoắn ốc lộ khướu trán, mặt rộng, mắt nhắmnghiền. Các nếp y phục chạy vòng hướng vào trung tâm. Ngực áotrang trí nhiều hoa văn nổi... (theo Mỹ Thuật cuả Người Việt).Nếu điêu khắc của chùa Giám được ghi chép vào văn bia thì tạichùa Kim Liên còn giữ lại nhiều tư liệu ghi trong tự phả. Dựa vàonhững vật thể còn lại thì điêu khắc ở đây mang tính hỗn dung trongviệc thờ Phật và thờ Thần. Điêu khắc trải đều trong ba toà nhà.Toà đầu bên phải có các tượng Đức Ông và quan hầu; toà nhà bêntrái thờ tượng Đức Thánh và quan hầu; toà giữa là các tượng Phật.Toà cuối gồm 5 gian, gồm có những tượng thờ: Gia tiên thập phươngthế giới - thờ bà Thủ Đền - Tam Toà Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan,Công chúa Quỳnh Hoa, ông Hoàng Bảy và ông Hoàng Mười - tượng chầubà Đức Vua và 2 ông Hoàng - tượng Phật, sư tổ nam và sư tổ nữ.Trong những công trình nầy, những nhà nghiên cứu mỹ thuật thườngđề cập đến tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát,tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và tượng đức Quan Thế Âm Bồtát. Tượng đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát bằng gỗ phủ sơn, cao 1,58m,có bệ cao 0,26m, trong tư thế đứng, chắp hai tay trước ngực, mắtđăm chiêu tham thiền nhập định, tà áo duỗi dài. Tượng đức ĐạiHạnh Phổ Hiền Bồ tát cũng có kích thước tương tự như vậy; trongtư thế đứng, hai tay chắp trước ngực, mặt căng tròn, mắt nhắmthiền định, các nếp áo kéo dài. Tượng đức Bổn Sư Thích ca mâu Nibằn gỗ phủ sơn, cao 60cm, bệ toà sen cao 20cm, trong thế ngồi bánkiết già, trầm mặc.Pho tượng đức Quan Thế Âm Bồ tát 42 tay, chiều cao 1,2m là mộttrong những pho tượng đẹp nhất của ngôi chùa nầy, được đặt trênbệ toà sen gỗ hình lục lăng không đều cao khoảng 0,2m. Các bàntay xếp so le theo nhiều hướng khác nhau, với các ngón tay búngco duỗi nhiều tư thế. Tượng chùa Kim Liên tuy không nhiều, nhưnghầu hết khắc chạm tinh xảo.Những công trình điêu khắc tại chùa Tây Phương khá hoàn chỉnh, đãđóng vai trò chính yếu về điêu khắc cuối thế kỷ XVIII, với sắcthái Tịnh Độ Tông. Những pho tượng tại chùa nầy không điêu khắccùng một lúc nhưng phần nhiều đều được hoàn tất vào năm 1794,trong lễ khánh thành chùa. Có pho tượng đức Quan Thế Âm Bồ tát 12tay vào thế kỷ XVII là tượng cổ nhất của thế kỷ XVII còn lưu lại;muộn nhất trong nhóm tượng nầy là 2 tượng Kim Cương, được mang từnơi khác đến; tượng đức Quan Thế Âm 112 tay vào thế kỷ XIX sauđó; còn hầu hết đều thuộc thế kỷ XVIII.Những nhóm tượng tại chùa Tây Phương còn lại thì phải kể đến:(1) 7 pho tượng Kim Cương. (2) Bộ tượng Di Đà Tam Tôn; tượng Thích Ca Tuyết Sơn, tượng ĐươngLai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, tượngĐại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát. (3) Bộ tượng Tam Thế. (4) 18 pho tượng các vị tổ Thiền tông.Sự sắp đặt các hệ thống nầy có tính loại hình cao, mang tinh thầnnhập thế của Phật Giáo. Tuy là bát bộ Kim Cương (8 pho tượng) nhưng nay chỉ còn 7. Tất cảđều có chiều cao vào khoảng 2,2m tính từ đầu xuống không kể tầmvươn của các binh khí, thể hiện được trình độ rất cao của nghệthuật điêu khắc, lắp ghép các thành phần gỗ, cũng như cách bốcục, chuyển động, trên một thân thể mang giáp trụ trong các thếvõ. Các chi tiết trang trí mang tính chất hiện thực, về khuôn mặtmỗi người thì theo một dáng khác nhau, mang tính chất cường điệu.Bộ Di Đà Tam Tôn gồm có tượng đức Phật A Di Đà; một bên là ĐạiThế Chí Bồ tát (179cm, bệ cao 40cm), một bên là đức Quan Thế ÂmBồ tát (chiều cao 185cm, bệ cao 37,5cm được bầy theo hàng ngangở hàng trên cùng của điện thờ trung tâm của toà giữa. Đặc biệttrong hàng nầy là pho tượng Phật A Di Đà, chiều cao 184cm, có bềcao 90cm, đứng thẳng, một tay giương ra như chỉ đường, một atycầm viên ngọc; đây là loại tượng hiếm có của thế kỷ nầy. Theogiải thích thì "Trong thời đại nhiều khủng hoảng xã hội, đứcPhật dù tĩnh lặng nhất ở cõi Niết bàn cũng phải đứng dậy, cứunhân, độ thế". Ngoài ra cũng cần đề cập đến tượng đức Phật Tuyết Sơn. Thậtra, tại miền Bắc Việt Nam nhiều chùa chiền đắp tượng Tuyết Sơn,tức thời gian Thế Tôn tu khổ hạnh. Cũng như tượng La Hầu La đãdẫn, tượng nầy đã mất vẻ Ấn Độ, mà được Việt Nam hoá đi nhiều,từ khuôn mặt, đến y trang, phong thái.  Nhìn chung, tượng tạc hình dung của nhân vật đã trọng tuổi, gầygò, ngực trơ ra nhiều xương sườn. Tư thế ngồi theo kiểu "thức mạn di",tức là một chân xếp bằng lại; một chân co lên; tay phải để trênđầu gối đang co; tay trái để trên đầu gối xếp bằng. Mắt sâu trủngxuống, nhưng toát ra vẻ cương nghị. Đôi tay dài là một trong biểu trưngtoàn bộ 32 tướng tốt.  Nhà nghệ sĩ khi tạc tượng đã tập trung vào hình tượng đức Thế Tôn đangnhập định. Mọi vật chung quanh dường như không còn thấy nữa, tất cả trong tưduy tham thiền. Nhìn chung, đây là công trình điêu khắc nổitiếng, hiếm có và mang nhiều sắc thái độc đáo.Tượng Quan Âm tại chùa Bút Tháp cao đến 3,7 mét, được xem làpho tượng lớn nhất thờ ở nội điện trong hệ thống chùa chiền tạiViệt Nam.  Trong số những tượng nầy thì to lớn nhất là Bát Đại Kim Cương và tượng Vi Đà ThiệnTướng Quân. Chiều cao vào khoảng ba mét, được sắp đặt chung quanhgóc chùa trong thế phù trì.Những nghệ nhân nổi tiếng tại huyện Ba Vì đã chăm lo điêu khắc;họ đã căn cứ vào đức tính và chức năng của mỗi vị Thần, để từ đó,bố cục, trang trí những đường nét sao cho hợp lý về cử chỉ cũngnhư trang phục cho từng vị một. Những tay thợ khéo cũng đã nghiên cứu từng binh khí, giáp trụ,từng chiêu thức tiến thoái trong võ thuật, tạo những đường nét sinh động, tinh vi lạthường. Những nét chính của sự sáng tạo và nghiên cứu tâm lý nầymà những pho tượng Bát Đại Kim Cương nầy đã trở thành mẫu mực vềnghệ thuật diễn đạt dung mạo của chư Thánh. Hiện nay, tượng đượcghi chép thành tư liệu cho những khuôn rập khác tại Việt Namtrong lãnh vực nầy. Trên bệ cao của nếp thượng điện chùa Tây Phương có ba pho tượngTam Thế lớn, biểu trưng cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lai của đức Phật.Những nét chạm điều hoà đồng một khuôn mẫu, mỗi đường nét thậttinh xảo, mà nghệ nhân phải bỏ hết tâm huyết, tài ba mới thựchiện nổi. Phía dưới có tượng đức Thích Ca Đản Sinh (Cửu Long),cũng theo cách trang trí trên. Linh động nhất trong toàn thể những công trình nầy thì phải kểđến các pho tượng chư vị La Hán. Tượng lớn bằng người thật, cótượng đứng, có tượng ngồi ở phía tường hậu của thượng điện. Tấtcả còn lại 14 pho tượng (trước kia là 18 pho); mỗi pho tượng đềubiểu hiện cử chỉ, phong thái riêng, trang phục riêng.

 

----o0o---