Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Phật dạy về hạnh Tinh Tấn

19 Tháng Năm 201711:55 SA(Xem: 5670)
Phật dạy về hạnh Tinh Tấn
Hạnh tinh tấn là một bí quyết để đạt thành chánh quả giải thoát. Bài này giới thiệu một số lời phật dạy trong kinh tạng nói về hạnh tinh tấn trong nhà phật

“Này các tỳ kheo, hôn trầm, dã dượi, lười biếng thường gây nên bởi những hành vi hủy hoại bản thân như nghiện rượu, hút chích xì ke, ma túy, uể oải biếng nhác, ham ăn, mê ngủ, thức khuya dậy trể…; trong đời lắm người làm nô lệ cho những thú vui tác hại bản thân như thế. Này các tỳ kheo, các ngươi hãy mạnh dạn nhanh chóng loại bỏ tính bê tha, dễ duôi, phóng túng, tác nhân của hôn trầm biếng nhác đánh mất đức tính siêng năng tinh tấn trong tu tập, cuộc đời trở nên vô dụng, chẳng khác nào tử thi bị quăng bỏ bên đường, sống chẳng có lợi ích gì .“    

“Này các tỳ kheo, các ngươi hãy chú ý đến hiểm nguy của sự buông lung,phóng túng như thế, vì khi nó còn ngự trị trong tâm thì mục tiêu của đời sống phạm hạnh còn quá xa vời; vì thế, khi tâm dãi đãi phát sanh thì phải biết ngay rằng: dã dượi, buồn ngũ…đang hiện hữu trong tôi và khi tâm không có chúng cũng phải biết là không có trong khi ấy.“                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  MN 10 

“Này các tỳ kheo,“do nhân gì khiến sự phóng dật lười biếng phát sinh trong tâm? 
Này các tỳ kheo, chính do tâm khao khát, thường hay chán nản, bực mình, khó chịu, hay buồn phiền; uống ăn không độ lượng, thức ăn không phù hợp, ăn quá no; thất vọng, nản lòng... là nhân phát sanh dã dượi, lười biếng, phóng túng, bê tha và nếu không biết cách ngăn chận và diệt trừ thì chúng sẽ gia tăng như ngựa quen đường cũ .”                                                                                                                                                                                                                                                      SN46:51 

“Này các Tỳ kheo, vậy làm thế nào để đoạn tận chúng?  Này các tỳ kheo, muốn diệt từ chúng thì phải: thường xuyên quan sát tâm mình, khi dục ái phát sinh thì phải điểm mặt chúng; khi sự thèm khát phát sanh thì biết kham nhẫn để vượt qua; tập sống thanh bần đạm bạc; khi gặp thứ thách cám dổ phải thấy sự hiểm nguy đang đe dọa mình và biết đưa tâm về hướng khác; được như thế thì sẽ sớm thoát khỏi dã dượi phóng túng, buông lung.”                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   SN 46:51 


“ Này các tỳ kheo, trước khi chứng quả Vô thượng Bồ đề, lúc bắt đầu thiền tọa ta phát lời thệ nguyện rằng: “dù cho thịt nát, máu khô cạn, thân còn da bọc xương nếu chưa thành Chánh Giác, ta thề quyết không từ bỏ tinh tấn và không rời  khỏi chỗ ngồi này“.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                MN 70 

“ Này các tỳ kheo, làm thế nào có sự phấn chấn để kiên trì tinh tấn trong tu tập? và lúc nào là thích hợp nhất để tạo sự phấn chấn ấy?  Nầy các tỳ kheo, nếu kẻ nào độn căn, kém trí, chưa đạt sự tịnh lạc thân tâm thì người ấy cần phải suy xét cặn kẻ đến tám đề tài sau đây,vì chúng sẽ giúp cho hành giả tăng thêm sự tinh tấn. Đó là, phải quán về sự sinh, sự già, sự bệnh, sự chết và suy xét về sự tái sinh trong 4 ác đạo: địa ngục, a tu la, ngạ quĩ, súc sanh !  Tóm lại, quán sự khổ trong quá khứ và tương lai do vòng luân hồi và quán sự khổ do sự tìm kiếm thức ăn để nuôi mạng sống trong hiện tại.”
                                                                                                Vism. IV, 63 

“Này các tỳ kheo, cần phải quán sự khổ do vô thường :   Tỳ kheo muốn thấy rõ khổ do vô thường thì phải quán: sự hiểm nguy sẽ chờ đợi ta vì lúc nào thân tâm còn lười biếng, thụ động, sống buông lung phóng túng; càng ham ăn mê ngủ, lười nhắc, thụ động, không khác nào lưỡi gươm bén nhọn đang chờ đợi tên đao phủ rút gươm ra trong phút giây hành quyết tội nhân!”

                                                                                                         AN 07:46 
                                                                                        

“Này các tỳ kheo, sự buông lung, dãi đãi không khác nào nhà tù đang giam hảm ta và ai thoát khỏi dã dượi, buông lung phóng túng cũng như người được mãn hạn tù và được trở về đoàn tụ với gia đình an toàn, được gặp lại người thân, quyến thuộc, tài sản vẫn còn nguyên không bị mất mát, người ấy sẽ hân hoan vui mừng vô hạn  vì được ra khỏi nhà tù và giờ đây đang được tham dự bữa tiệc đón mừng của người thân họ hàng, chắc chắn người ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc vô biên và reo lên: Ôi, hân hoan thay được ra khỏi tù và đang được ăn tiệc mừng vui !; Cùng thế ấy, người nào thoát khỏi sự dãi đãi lười biếng, người ấy cũng có cảm giác mừng vui như vậy; có thể còn hơi bỡ ngỡ  đôi chút, nhưng vẫn thấy vui mừng khôn xiếc…vì hồi tưởng rằng, trước kia ta dễ duôi, buông lung, lười biếng không khác gì như ta bị cầm tù, nay ta thoát khỏi tù và đang hưởng niềm vui như lễ hội; từ đây ta hứa với lòng, ta sẽ cảnh giác, chính niệm tỉnh giác luôn khi, kiên trì tinh tấn để tránh hiểm họa đến với ta do buông lung dãi đãi. Người ấy có thể thốt lên rằng “ Hân hoan thay ! một niềm vui như ngày trẫy hội; vui mừng thay ! kể từ đây ta sẽ không còn dễ duôi, buông lung phóng túng nữa !” 

“ Này các tỳ kheo, bất cứ ai sống chỉ vì mục đích hỏa mãn sự tìm cầu khoái lạc ngũ trần đầy quyến rủ, không biết phòng hộ các căn, không tiết độ ăn uống, hôn trầm  dã dượi, lười biếng, thụ động, thiếu kiên trì tinh cần; người ấy chắc chắn sẽ bị Ma vương lôi đi như cành cây yếu mềm trước ngọn cuồng phong.” 

                                                                                                Dhammapada 7 
“ Này các tỳ kheo, ai dù sống trăm năm, nhưng lười biếng và phóng dật thì chẳng sánh bằng người chỉ sống một ngày mà kiên trì tinh tấn “ 
                                                                                      Dhammapada 112 

 “ Này các tỳ kheo, dễ thay sống một cuộc đời mà không biết hổ thẹn; sống bị ràng buộc  bởi cố chấp ganh ghét, gây thù chuốt oán; sống buông lung, si mê và tà kiến”. 

                                                                                      Dhammapada 244 

“ Này các tỳ kheo, hãy cương quyết đứng lên ! hãy tinh tấn tự tạo cho mình một thành trì kiên cố để bảo vệ an toàn vương quốc của chính ta (tâm); chớ để tử thần rình rập theo dõi tìm thấy khuyết điểm trong từng sát na bằng lối sống  buông lung phóng túng thì chắc chắn nó sẳn sàng ra tay lôi ta vào cõi chết, làm cho ta không biết đâu là đường chánh nẻo tà và mãi khống chế lấy đời ta.” 
                                                                                                Suttanipata