Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
Danh Mục Chuyên Đề
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Xuân và hoa trong thơ thiền thời Lý – Trần

31 Tháng Mười Hai 20169:36 CH(Xem: 6583)
Xuân và hoa trong thơ thiền thời Lý – Trần
Xuân và hoa trong thơ thiền thời Lý – Trần
Hoa xuân trong thơ thiền là hoa xuân biểu tượng bản chất và qui luật vận động của vũ trụ cùng nét đại hòa điệu của vạn vật trong đó có con người, thảo mộc, động vật; chúng trải qua sự nảy nở tốt tươi để rồi sẽ tàn tạ khô héo. Hoa vàng, hoa xuân, hoa thơm đều là hình ảnh của chân như ngay trước cặp mắt thiền.

THỜI LÝ

 

HOA

Tượng trưng cho quy luật tuần hoàn theo quy luật của tự nhiên.

Tượng trưng cho cái tâm viên giác, cái chân tâm… vượt lên lẽ sinh diệt…

 

1. Sắc thân dữ diệu thể

Bất hợp bất phân ly

Nhược nhân yếu phân biệt

Lô trung hoa nhất chi

(thân mầu và thể nhiệm

Không hợp chẳng chia phôi

Nếu ai muốn tách bạch

Lò lửa bông hoa cười)

Thị tật – Đạo Huệ thiền sư

 

2. Hạo hạo Lăng Già nguyệt

Phân phân bát nhã liên

Hà thì lâm lâm diện kiến

Tương dữ thoại trùng huyền

(Trăng Lăng Già vằng vặc

Sen bát nhã ngạt ngào

Bao giờ được gặp mặt

Cùng nhau giảng lẽ huyền)

Truy tán Pháp Vân tự Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư- Lý Thái Tôn

 

3. Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,

Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.

Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,

Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

(Xuân sang hoa bướm khéo quen thời tiết,

Hoa bướm đều phải thích ứng với kỳ hạn.

Nhưng hoa bướm vốn dĩ đều hư ảo,

Vậy chớ bận tâm về hoa với bướm)

Thị tật - Giác Hải thiền sư

 

4.  Xuân lai oanh chuyển bách hoa thâm,

Thu chí cúc khai một mô dạng.

(Xuân đến oanh hót trăm hoa thắm,

Thu về cúc nở chẳng hoa nào còn)

 Qui thanh chướng - Phan Trường Nguyên.

 

5.  Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,

Liên phát lô trung thấp vị can.

(Ngọc thiêu trên núi sắc vẫn tươi,

Sen nở trong lò nhưng vẫn cứ ướt)

Thị tịch – Ngộ Ấn thiền sư

 

HOA & XUÂN

 

“Hoa xuân trong thơ thiền là hoa xuân biểu tượng bản chất và qui luật vận động của vũ trụ cùng nét đại hòa điệu của vạn vật trong đó có con người, thảo mộc, động vật; chúng trải qua sự nảy nở tốt tươi để rồi sẽ tàn tạ khô héo. Hoa vàng, hoa xuân, hoa thơm đều là hình ảnh của chân như ngay trước cặp mắt thiền. Qua hình ảnh chân như hiện thực đó, ý tứ thơ thiền Lý Trần hướng dẫn tâm hồn đồng điệu đến chốn tam muội chân như, đến cõi tịch diệt nhất như, đến bến bờ viên giác”.

(Hoa xuân hương thiền trong thơ Lý – Trần – Trần Văn Tích)

 

1.  Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân tới trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai)

Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư

 

2. Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận,

Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân.

(Xuân qua xuân lại ngỡ xuân hết,

Hoa rụng hoa nở vẫn là xuân)

Đáp đệ tử diệu đạo chi vấn - Vương Hải Thiềm

 

3. Ly hạ trùng dương cúc,

Chi đầu noãn nhật oanh.

Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát,

Phong xuy thiên lý phức thần hương.

Tiết trùng dương cúc nở dưới giậu,

Mùa xuân ấm oanh náu đầu cành…

Hoa rợp cành khô lúc gặp xuân,

Gió đưa hương thần nức nghìn dặm).

Tham đồ hiển quyết - Viên Chiếu

 

4. Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

(Thân như bóng chớp có rồi không

Cây cối xuân tươi thu não nùng

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông)

Thị đệ tử - Vạn Hạnh thiền sư

 

 

----------------------------------------------------

 

THỜI TRẦN

 

HOA

 

1. Thế Tôn niêm khởi nhất chi hoa

Ca Diếp kim triêu đắc đáo gia

Nhược vị thử vi truyền pháp yếu

Bắc viên thích Việt lộ ưng xa

(Thế Tôn đưa cao một cành hoa

Ca Diếp mừng vui trở lại nhà

Nếu bảo phép truyền chủ yếu là vậy

Thì xe bắc theo đường Việt còn xa)

Khóa hư lục - Trần Thái Tông

 

2. Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát

phong xuy thiên lý phức thần hương

(Hoa rợp cành khô lúc gặp xuân

Gió đưa hương thầm nức nghìn dặm)

Tham đồ hiển quyết – Viên Chiếu

 

3. Bất nhân tử mạch hoa khai tảo,

Tranh đắc hoàng oanh hạ liễu điều.

(Không vì hoa cười sớm nơi ngõ tía,

Sao có hoàng oanh đậu nhành liễu).

Lục thời sám hối khoa nghi – Trần Thái Tông

Vân sơn tương viễn cận,

Hoa kính bán tình âm.

(Núi mây như xa như gần,

Ngõ hoa nửa rợp nửa nắng)

Trần Nhân Tông - Đăng Bảo đài sơn

 

4. Tự đắc nhất triêu phong giải đống,

Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài.

(Một sớm gió đông thổi tan băng giá,

Trăm hoa như cũ reo trước gió xuân)

Nhập trần - Tuệ Trung Thượng sĩ.

5. Tuế tuế hoa tùy tam nguyệt tiếu,

Triêu triêu kê hướng ngũ canh minh.

(Hằng năm hoa vẫn nở vào tháng ba,

Sáng sớm gà vẫn gáy vào canh năm)

An định thời tiết - Tuệ Trung Thượng sĩ.

 

6. Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt,

Tân niên hoa phát cố niên hoa.

(Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay,

Hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ)

Đốn tỉnh - Tuệ Trung Thượng sĩ.

 

7. Xuân hoa sắc đóa đóa hồng tiêu,

Thu nguyệt ảnh đoàn đoàn viên diệu.

(Sắc hoa xuân đóa đóa tươi hồng,

Bóng trăng thu tròn đầy viên diệu)

Trữ Từ tự cảnh văn - Tuệ Trung Thượng sĩ.

 

6. Khách khứ tăng vô ngữ,

Tùng hoa mãn địa hương.

(Khách về sư không nói,

Đất ngát mùi hoa thông).

Đề Gia Lâm tự - Trần Quang Triều.

 

SEN

 

 

Hoa sen là xưng tán công đức của Phật, nói các hạnh cao quý của Phật tử. Hình thể, màu sắc hương vị hoa sen nhất nhất đều phải ý niệm qua nghĩa thanh khiết, cao quý của đạo giải thoát, nhất nhất k thể lấy vật chất mà đàm thoại, lấy sự tướng mà quan niệm được.

(Vấn đề hoa sen với Phật pháp – Nguyễn Văn Thư)

Lý tưởng thiết tha của thiền tông là nở đóa sen vàng trong lò lửa. Đời đối với họ chỉ là cái lò lửa thiêu đốt con người, là địa ngục trần gian của con người. Nếu giác ngộ thì sẽ là đóa hoa tươi trong cái lò ấy, là đóa sen vàng, lửa không làm hủy hoại được.

(Trần Đình Sử)

 

7.  Dục tri thân dữ Phật,

Chủng ngẫu xuất hồng liên.

(Muốn biết thân với Phật,

Nhìn sen nảy đóa hồng).

Tụng cổ - Tuệ Trung

 

8. Thu quang hắc bạch tùy duyên sắc,

Liên nhị hồng hương bất trước nê.

(Ánh thu tùy duyên mà lúc đen lúc trắng,

Nhị sen đỏ thơm không nhuốm bùn).

Thị chúng – Tuệ Trung

 

9. Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường,

Hà hoa xuy khởi bắc song lương.

(Nhà hoa thăm thẳm bóng ngày rũ dài,

Hoa sen đưa hương mát đến cửa sổ phía bắc).

Hạ cảnh - Trần Thánh Tông

 

CÚC, MAI & ĐÀO

 

- Cúc mang vẻ đẹp hồn nhiên và thuần phác của bản thể chân thật.

- Mai đẹp với cái vốn cốt cách cao khiết của nó. Khi vào thế giới thiền học, cốt cách đó trở thành biểu tượng cho tính “kim cương” của tâm.

- Đào mặc nhiên được coi là sự hiện hữu của khoảnh khắc giác ngộ…

 

10. Tùng thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính, 

Mai cảnh Tây hồ xử sĩ gia.

Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp, 

Cố viên tùy xứ thổ hoàng hoa.

(Đường nhà Tưởng Hủ tre reo gió 

Vườn cảnh Tây Hồ đẹp nét mai 

Nghĩa khí chẳng đồng không ý hợp 

Cúc hoa nở sáng khắp vườn ai)

Cúc hoa kỳ 1 – Huyền Quang

 

11. Đại giang vô mộng cán khô tràng

Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang

Lão khứ sầu thu ngâm vịnh ổn

Thi biều thực vị cúc hoa mang

(không mơ lấy nước sông rửa tấc lòng khô héo

Hoa mai từng được trăm bài thơ vịnh kia phải nhường vẻ đẹp

Già rồi lại buồn vì thu, thơ chưa làm được

Nhưng túi thơ bầu rượu thật vì hoa cúc mà bận rộn)

Cúc hoa kỳ 2 – Huyền Quang

 

12. Vong thân, vong thế, dĩ đô vương (vong)

Tọa cửu tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ tức trùng dương

(Quên mình, quên đời, quên hết cả

Ngồi lặng đìu hiu, mát cả giường

Năm cuối trong rừng không có lịch

Thấy hoa cúc nở biết Trùng dương)

Cúc hoa kỳ 3 – Huyền Quang

 

13. Niên niên hòa lộ hướng thu khai

Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài

Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ

Mẫn đầu tùy đáo tháp qui lai

(Thu về ,móc nhẹ, cúc đơm bông

Gió mát trăng thanh dịu nỗi lòng

Vẻ đẹp tinh khôi người chẳng hiểu

Bề ngoài cài tóc đáng cười không)

Cúc hoa kỳ 4 – Huyền Quang

 

14. Dục hướng thương thương vấn sở tòng,

Lẫm nhiên cô trĩ tuyết sơn trung.

Chiết lai bất vị già thanh nhãn,

Nguyện tá xuân tư ủy bệnh ông.

(Muốn hỏi trời xanh: hoa tự đâu,

Một mình gội tuyết chốn non sâu.

Bẻ về, đâu muốn lừa tri kỷ,

Chỉ mượn tình hoa giải bệnh sầu).

Mai hoa – Huyền Quang

 

15. Đạm thủy đình biên dã thảo đa

Không sơn vũ tễ tịch dương tà

Nhân qua liễn lộ đầu thiền thất,

Ủng phạn xao chung giản lạc hoa.

(Bên đình Đạm Thủy cỏ đua tươi,

Mưa tạnh non quang, bóng ngả dài.

Tiện lối xe vua vào vãng Phật,

Thỉnh chuông, giúp sãi nhặt hoa rơi)

Đề Đạm Thủy tự - Huyền Quang

 

XUÂN

 

Xuân hồi hư đối khai đào nhị,

Phong khởi không văn kích trúc can.

(Xuân về lặng lẽ ngắm đào nẩy nhị,

Gió lên luống nghe khóm trúc khua vang).

Thướng Phúc Đường Tiêu Dao thiền sư- Thượng sĩ ngữ lục

 

Thủy khởi khải song phi

Bất tri xuân dĩ quy

Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi

(Ngủ dậy mở song cửa

Nào hay xuân đã sang

Một đôi bươm bướm trắng

Gặp hoa, cánh vội vàng)

Xuân hiểu – Trần Nhân Tông

 

Dương liễu hoa xuân điểu ngữ trì

Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi

Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thúy vi!

(Khoan nhặt chim kêu hoa liễu dầy

Họa đường thềm dãi bóng mây bay

Chuyện đời khách đến không hề hỏi

Cùng tựa lan can ngắm cảnh ngoài)

Xuân cảnh – Trần Nhân Tông

 

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không

Nhất xuân tâm sự bách hoa trung

Như kim khám phá Đông hoàng diện

Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

(thuở trẻ chưa tường lẽ sắc không

Ngày xuân hoa nở rộn tơ lòng

Chúa xuân nay đã thành quen mặt

Chiếu cọ, gường sư ngắm bóng hồng)

Chiều xuân – Trần Nhân Tông

 

HOA & XUÂN

 

1. Xuân hữu vô cao hạ

Hoa chi hữu đoản trường

(Mưa) xuân không có cao thấp

Cành hoa có ngắn dài)

Ngữ lục vấn đáp môn hạ - Trần Thái Tông

 

2. Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu,

Thu đáo vô phi thu thủy thâm.

(Mùa xuân tới hoa xuân cười,

Mùa thu về không chỗ nào là nước thu không sâu)

Phật tâm ca - Tuệ Trung Thượng sĩ.

 

3. Sương dung tẩy hạ hà phương trạm,

Phong xác lai xuân mai dĩ hoa.

(Vẻ sương tắm hạ, sen mới ra bông,

Sắc gió xuân về, mai đã nở hoa).

Thế thái hư huyễn- Tuệ Trung Thượng sĩ.

 

4.  Hồng đào thụ thượng chân thời tiết,

Hoàng cúc ly biên bất thị xuân.

(Trên cây đào thắm đúng thời tiết,

Cúc vàng bên giậu chưa chắc là xuân).

Đối cơ – Tuệ Trung

 

5. Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,

San hô trầm ảnh hải lân phù.

Cá tam đông bạch chi tiền diện,

Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.

Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,

Dạ quang như thuỷ khát cầm sầu.

Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ

Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

(Năm cánh hoa tròn, vàng nhị phô,

Nổi nênh vảy cá, chìm san hô.

Đông ba tháng trải, cành khoe trắng,

Xuân một làn thơm, nhánh nhẹ đưa.

Đêm ngỡ nước trong, chim cháy cổ,

Sương lừng hương ngát, bướm tan mơ

Hằng Nga như biết đây hoa đẹp,

Quế lạnh cung Thiềm, há mến ưa?)

Tảo mai kỳ 1 – Trần Nhân Tông

 

6. Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,

Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn)

……..

Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,

Giác hậu bất kham trì tặng quân

Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.

Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân….

Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,

Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!)

Tảo mai kỳ 2 – Trần Nhân Tông

 

Xuân vãn hoa dung bạc

………..

Tùng hoa mãn địa hương

(Xuân muộn hoa dáng mỏng

Khắp đất ngát hoa thông)

Đề Gia Lâm tự - Trần Quang Triều

 

- Thiên nhiên trong thơ thiền xuất hiện dưới 2 hình thức: thiên nhiên hiện thực và thiên nhiên biểu tượng, trong đó thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tượng chiếm phần lớn.

- “Thời Lý đã dùng một loại thơ trầm lặng và trang nghiêm (không vui, không buồn, không sợ, không đau, không yêu, không ghét)” – Lê Văn Siêu, Văn học ViệtNam thời Lý.

- “Thơ thời Trần chuyển dần sang cảm xúc của cảnh sắc trần gian, với một không gian đối thoại khác, không còn bó hẹp trong khuôn khổ triều chính hoặc chốn thiền môn, mà một mặt mở ra một thế giới rộng lớn với nỗi xúc động hồn nhiên tươi mới, mặt khác lại đi dần vào cảm thức riêng của mỗi thiền sư, kể cả những niềm bi cảm kín đáo về nhân sinh”…

Lê Thị Thanh Tâm, Nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý – Trần và thơ thiền Đường – Tống.

 

TS. Tuệ Châu