Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
Danh Mục Tam Tạng
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Phẩm Thứ Mười Như Thật Pháp Môn

10 Tháng Giêng 20171:00 CH(Xem: 2281)
Phẩm Thứ Mười Như Thật Pháp Môn

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch

 Phẩm Thứ Mười Như Thật Pháp Môn

 Luận nói: nếu có kẻ thiện nam tín nữ nào tu tậplục Ba la mật, cầu Vô thượng Chánh Đẳng Chách Giác, cần phải xa lìa bảy pháp như sau :

1. Xa lìa ác tri thứcÁc tri thức là những người dạy bảo kẻ khác xa lìa chánh tínxa lìa tinh tấnxa lìa tình thương mến đối với chúng sanh (xả ly từ bi lân mẫn)

2. Xả ly nữ sắc, không tham đắm thị dụcxa lìanhững nơi thế nhân ồn não, nhưng luôn luôn giữ chánh sự của mình, tức là Đạo nghiệp vậy.

3. Xa lìa ác giác ác quán, phải tự quán sát hình dungthan tiếc ái trọng còn nhiễm đắm, thủ hộ, gọi đó là lỗi lớn.

4. Xa lìa sân nhuếkiêu mạn, tật đố, cho đếnnhững sự khởi phát tranh tụng làm hại thiện tâm

5. Phải xa lìa phóng dậtkiêu mạn, giãi đãi, tự giữ gìn các điều thiện nhỏ đối với người; phải tự thầm trách chở để người khinh khi thầm trách ta.

6. Phải xa lìa người ngoại đạo và sách vở ngoại đạo cho đến văn chương thế tục, những ngôn ngữ hoa mỹ, chẳng phải là lời Phật dạy, thì chẳng đọc tụng ngợi khen.

7. Chẳng nên thân cận kẻ tà kiếnác kiến.

Bảy pháp như vậy, người tu học Chánh phápphải nên biết rõ, và phải xa lánh.

Lời nói của Đức Như Lai, nay nói chẳng cùng. chừng ấy đã đủ bao gồm các pháp bất thiện. (Như Lai thuyết ngôn bất kiến cánh hữu dư).

Những pháp thâm chướng Phật đạo như vậy, có bảy (bảy pháp trên là chỗ chướng ngạinguy hiểm cho người tu học đạo). Cho nên Bồ Tát cần phải viển ly.

Nếu muốn cầu Vô thượng Bồ đề, thì Bồ Tát lại phải Tinh tấn học bảy pháp như sau :

1. Hàng Bồ Tát phát Tâm Bồ đề, trước hết phải biết thân cận với thiện hữu tri thức. Hàng Thiện-tri-thức đó là chư Phật, Bồ Tát vậy. Đối với hàng Thanh Văn, và nhơn thiên cũng có điều kiện khiến cho Bồ Tát trụ thâm nhập pháp tạngvà các pháp Balamật, thì đều gọi là Thiện- trí thức của Bồ Tát .

2. Bồ Tát phải thân cận hàng xuất gia, sống gần gũi nơi A-lan-nhã, xa lìa nữ sắc và các thị dục, chẳng cùng thế nhơn hội hợp, cộng sự (những sự việc trái chánh pháp thì Bồ Tát phải xa lánh)

3. Bồ Tát phải tự quán sát thân mình như phấn- thổ, đó là chỗ đầy những xú uế, nào phong, hàn, nhiệt huyết... đâu có chỗ nào có thể tham đắm, nay còn mai mất, cần phảisuy nghĩ nhàm chán, để tinh tấn tu tập Đạo pháp.

4. Bồ Tát cần phải thường tu tập các Pháp Hoà Nhẫn, Cung kính Nhu thuận, cùng khuyến tấn tha nhơn, khiến họ TRỤ vào các Pháp nhẫn.

5. Bồ Tát cần phải tu tập Tinh tấn, thường khởi tâm tàm quý, kính phụng Sư trưởngthương xót kẻ bần cùng những khi thấy họ nguy ách, khổ não, đích thân mình ra giúp đỡ.

6. Bồ Tát cần phải tu tập pháp Phương-đẳng-đại- thừa, và chư Bồ Tát tạng, những pháp mà Đức Phật đã truyền dạy, cần phải thọ trì đọc tụng.

7. Bồ Tát cần phải thân cận và tu tập Đệ-nhứt-nghĩa- đế gọi đó là thực tướng nhứt tướng, vô tướng vậy. Nếu hàng bồ Tát muốn thành tựu vô thượng Bồ Đề thì phải thân cận học hỏi bảy pháp như vậy.

Lại nữa, nếu có kẻ phát Tâm Bồ Đề, do đó mà có sở đắc đối với vô lượng A tăng kỳ kiếptu tập TỪ, BI, HỶ, XẢ, Bố thí Nhẫn nhụcTinh TấnThiền ĐịnhTrí huệ, thì phải biết rõ nghĩa này :Bất ly sanh tử bất khế Bồ Đề. Vì cớ sạo? - Vì có tâm sở đắc cho đến các pháp Sơ đắc như ấm, giới, nhập, có ngã kiến, có nhơn kiến, có chúng sanh kiến, có thọ mạng kiếnkiến chấp là có Từ, Bi, Hỷ, Xả, kiến chấp có Bố thíTrì giớiNhẫn nhục v.v ...

Tóm lại mà nói, kiến chấp có Phật, Pháp, Tăng; kiến chấp có Niết bàn, như vậy là chấp thủ vào Sở kiến đắc, tức là còn chấp trước. Tâm chấp trước đó, gọi là tâm tà kiến. Vì cớ sao? là còn luân chuyển trong tam giới, chưa viễn ly rốt ráo. Nên người chấp trước cũng vậy, chưa rốt ráo viễn ly sanh tử, để được an vui. Cho nên rốt cùng chưa thành tựu Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác vậy.

Nếu người phát tâm Bồ đề, nên quán sát Tâm là không tướng. Thế nào gọi là Tâm? Thế nào gọi là không tướng ?

- TÂM, cũng còn gọi là ý thức, tức là Thức, Ấm Ý nhập, ý giới

TÂM KHÔNG TƯỚNG, tức là Tâm vô tâm tướng, cũng là vô tác giả. Vì cớ sao ? - Vì Tâm tướng không tác giả, không sử dụng tác giả. Nếu vô tác giả tức vô tác tướng. Bồ Tát biết rõ pháp như vậy, đối với tất cả pháp, tức không chấp trước đắm nhiễm. VÔ CHẤP, cho nên đối với thiện ác rõ biết không quả báo, đối với các pháp Từ tâm rõ biết không có ngã, đối với các pháp tu tập Bi Tâm rõ biết không có chúng sanh, đối với sự tu tập Hỷ Tâm rõ biết không có mạng, đối với sự tu tập Xả Tâm rõ biết không có nhơn. (Tứ Vô Lượng tâm tu tập đối trị chấp ngã nhơn, chúng sanhthọ giả).

Tuy tu hành pháp Bố thí, mà chãng thấy vật thí. Tuy tu hành Trì giới, mà chẳng tịnh tâm . Tuy hành pháp Nhẫn nhục, nhưng chẳng thấy chúng sanh tâm. Tuy hành Pháp Tinh tấnmà chẳng ly dục tâm Tuy hành Pháp Thiền định, vô trừ ác tâm. Tuy hành Pháp Trí huệmà Tâm vô sở hành. Đối với tất cả các duyên đều là Trí Huệ, mà chẳng nhiễm trước Trí Huệ. Chẳng đặng Trí Huệ, chẳng thấy Trí HuệHành giả tu tập đúng pháp như vậy, thành tựu Trí Huệ, nhưng Vô sở tu, cũng Vô bất tu, chỉ vì giáo hoá chúng sanh, nên hiện thựchành Lục độ mà trong ngoài đều thanh tịnh.

Hành giả, như vậy, mà khéo léo tu tập tâm mình đối với tất cả niệm (Ư nhất niệm khoảnh, sở chủng thiện căn) là chỗ gieo trồng thiện căn phước đức quả báo vô lượng vô biên, bách thiêu vạn kiếp A tăng kỳ kiếp, bất khả cùng tậntự nhiên thành tựu A Nậu đa la ta miệu ta bồ đề.