Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.

THIỀN ĐỊNH CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN BÌNH AN VÀ TRÍ TUỆ Thích Nữ Huệ Thiện

08 Tháng Chín 201611:58 CH(Xem: 4481)
THIỀN ĐỊNH CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN BÌNH AN VÀ TRÍ TUỆ Thích Nữ Huệ Thiện

THIỀN ĐỊNH CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN 
BÌNH AN VÀ TRÍ TUỆ

Thích Nữ Huệ Thiện

 

DẪN NHẬP

Chuyện kể rằng: Có một người phụ nữ ôm xác con đến tìm Phật, mong người cứu sống. Phật bảo: Bà hãy đi xin một hạt cải của nhà nào không có người chết đến đây ta sẽ giúp bà. (Điều dĩ nhiên mà ai cũng hiểu đã có sinh ắt có tử, thì gia đình nào mà không có người đã chết hoặc già, hoặc trẻ). Nhưng vì lòng thương con, người mẹ ấy vẫn ôm xác con đi cố kiếm tìm mong xin được hạt cải của nhà không có người chết. Và người mẹ đã bắt đầu từ những bước chân đi khập khiễng khổ đau, tiếp giáp với thực tế nghiệt ngã của cuộc đời. Đến lúc hơi tàn lực kiệt bà mới hiểu được rằng: bản chất của muôn vàn hiện hữu là như thế… mãi mãi không ra ngoài vòng sanh, trụ, dị, diệt.

Qua câu chuyện đó cho chúng ta thấy phương pháp của Phật đã dạy cho đồ chúng thật là thiên biến vạn hóa, tùy theo trường hợp ngữ cảnh mà Ngài có sự khai thị khác nhau. Đồng thời cũng cho chúng ta phút giây trầm ngâm suy nghĩ lại có phải: Hình bóng người phụ nữ ấy cũng chính là bản sao tâm trạng của mình? Bởi trong cuộc sống với muôn ngàn thành bại, đắc thất  có lúc mình cũng tự lừa dối mình như thế để mong cầu hạnh phúc… mà hạnh phúc vẫn xa thật là xa!

Cho nên, xác định một hướng đi một lối nhìn, một cách sống thiết thực vẫn là điều cấp thiết cho những ai khát khao hạnh phúc. Vì bởi bước khởi động có tầm quan trọng và nền tảng cho cuộc sống tiếp tới, nhưng bắt đầu như thế nào. Đó mới là điều tiên quyết, để quyết định một cuộc sống hạnh phúc thật sự.

Để cuộc đời bớt cơn sóng dậy, để mọi chúng sinh được an lạc từ mỗi bước chân đi, Đức Phật đã dạy rằng:

“Quá khứ không truy tìm,

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến.

Chỉ có phép hiện tại,

Tuệ quán chính là đây”. [5, 44]

Bằng sự bình an của cõi lòng, con mắt tuệ nhẹ nhàng như người thi sĩ dạo chơi giữa vườn hoa trăm sắc… Ở đó, thời gian dù trước, dù sau không hề chi phối, chỉ có lúc này, phút giây hiện tại là hoa nở bướm bay sắc màu trang hoàng lộng lẫy. Hạnh phúc tìm trong mỗi bước chân đi với sự thể nhập hiểu biết tự thân theo từng phút giây đương niệm.

Và đó, trong kinh còn ghi lại lời Phật đã dạy: “Này các Thầy tỳ kheo, con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt qua mọi sầu não khổ ưu, thành tựu chính trí, hiện chứng Niết bàn là con đường này: Đó là bốn niệm xứ”. [3, 9]

Bốn niệm xứ là lời Phật đã dạy cho đồ chúng trong những buổi hàn huyên tâm sự, thấm đẫm tình đạo vị. Những lời dạy chân tình, gần gũi thiêng liêng ấy với tấm lòng từ bi muốn chuyển tải những gì mình thấy được,hiểu được đến kẻ hậu lai. Để từ đó tiếp nối mỗi khi mở lại trang kinh vẫn cảm nhận được lời Người – bậc thầy của nhân thiên, đẫm đầy tính nhân văn, nhân bản và tính cách mạng mà Đức Phật muốn trao lại cho mình với tư cách là người tự hoàn thiện đến với con người.

Mới hay rằng, những khát khao hướng về chân lý, tìm cầu giải thoát không ở đâu xa, trên trời cao hay dưới lòng sâu biển cả. (mà ngay trong phút giây này tự tìm về trong mỗi người để thấy được hai phần Danh và Sắc là những hợp chất kết hợp với nhau tạo thành một tiểu vũ trụ đầy đủ tánh sanh diệt, sớm đổi chiều thay đang thôi thúc con người đi về hướng chông gai, góc cạnh khổ sầu).

Cho nên con đường tu tập Tứ niệm xứ là hướng đi đầy đủ chất an toàn mà mỗi người đều tự có khả năng hành trì, thực tập và chắc rằng sẽ mạnh mẽ đầy đủ nghị lực vượt qua bao trầm luân cuộn chảy của dòng nhân thế.

Đã hơn hai ngàn năm trăm năm trôi qua, lời Phật dạy đã xưa mà không cũ. Vì bởi, thế giới hôm nay với nền khoa học kỷ thuật phát triển cao, đời sống hiện đại đem lại cho người ta hai nỗi niềm hoan hỉ vì tiện nghi và lo sợ vì bệnh tật ô nhiễm mỗi trường và những hội chứng trầm cảm. Có phải chăng đây là một thành tựu chứa hai hương vị ngọt ngào và cay đắng để khẳng định rằng: Hướng  đi nào bằng sự mê mờ, khao khát kiếm tìm, chinh phục thế giới ngoài tâm thức, thiếu cái nhìn của trí tuệ thì hạnh phúc chẳng bao giờ trọn vẹn.

Hôm  nay, với trí thiển tài sơ, hành chưa cùng hiểu chưa tân người viết đã mạo muội trình bày đề tài “THIỀN ĐỊNH – CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN BÌNH AN, TRÍ TUỆ” thật có khác gì cá nhìn dưới nước kể chuyện trên bờ. Thế nhưng, sau bao năm mang nặng nghĩa tình của ân sư và những thâm tình của bao người dày công nuôi dạy, người viết xin được tập làm học giả góp nhặt tri kiến của những bậc trưởng lão – người đi trước mà thực hiện một tiểu luận nhỏ nhoi. Trước là nói lên cảm nhận của mình nguyện lòng ghi nhớ hành trì, sau là có một chút gì nho nhỏ mong được tâm sự, sẽ chia cùng bạn đồng tu và những người có duyên trùng ngộ.

Thiền – là một phương pháp, là lối sống được mọi người quan tâm. Đồng thời phương pháp Thiền cũng rất đa dạng phong phú đòi hỏi người học, người hành trì phải có cái nhìn rộng rãi, bao quát và sự nhận định sáng suốt. Hơn nữa, trãi qua chiều dài lịch sử Thiền đã được phát triển, xiển dương thành nhiều nhánh. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, người viết chỉ xin được giới hạn về Thiền tứ niệm xứ với dàn bài nội dung như sau:

1.       Khái niệm về Thiền

2.       Phương pháp thực hành Thiền tứ niệm xứ.

3.       Lợi ích của việc thực hành Thiền.

 

NỘI DUNG

Chương I: KHÁI NIỆM VỀ THIỀN

1.         ĐỊNH NGHĨA:

1.1.       Thiền là gì?

Thiền, cách nói tắt của “Thiền na”, phiên âm theo Hán Việt của chữ Phạn Jhana hay Dhyana trong Sanskirt.

Theo từ điển Phật học Huệ Quang, Dhỳana hay Jhāna ngoài tiếng phiên âm là Thiền-na , còn được phiên âm là Đà-diễn-na,, Trì-a-na, dịch là tĩnh lự, tư duy tu tập, nghĩa là tư duy trong sự vắng lặng.

Tiến sĩ Muller, một học giả Bắc tông, tác giả quyển Tự điển thuật ngữ Phật học Đông Á (Dictionary của East Buddhist Terms), Thiền định là tiếng ghép đôi, từ chữ Phạn là “Định” có nghĩa là quay nhìn vào bên trong với trạng thái tĩnh lặng.

Trong quyển Phật học tự điển, cư sĩ học giả Bắc tông Đoàn Trung còn viết rằng: Thiền là chữ “Thiền na” âm tiếng Phạn “Jhana, Dhyana”. “Thiền định” dùng để dịch chữ “samādhi” phiên âm là Tam-ma-địa, Tam muội. Có khi dịch là “Tĩnh lự”, nghĩa là làm cho an tĩnh để suy xét.

Thiền còn được dùng để dịch chữ Bhāvana có thể hiểu như là một sự tiến triển, phát triển tâm linh, sự tu tập tâm, sự luyện tâm. Mà tiếng Anh thường dịch là Metal development. Samadhi thường dịch là Định, Thiền định, tâm định. Tiếng Anh thường dịch là concentration, Meditation.

1.2.       Thiền vipassana được hiểu như thế nào?

Thiền na, trong Kinh điển Nguyên thủy dùng để chỉ mức độ an định đặc biệt khi luyện tâm. Còn gọi là Thiền Tứ niệm xứ, Thiền quán hay Thiền vipassana. Thiền vipassana là một phương pháp duy nhất để giúp cho chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc – vì phương pháp này tẩy sạch, thâm sân si bằng chính khả năng của chính mình. Thiền vipassana là gì? Đây là phương pháp xóa tan mọi niềm tin mù quán; sự nương tựa vào các bậc thần thánh hay thượng đế, cũng không phải là một sự giải trí về trí óc hay triết học. Vipassana có nghĩa là: “vi” là một cách đặc biệt, “passa” là nhìn, là quan sát, vipassana nghĩa là quan sát theo dõi danh pháp và sắc pháp một cách đặc biệt. Song Thiền vipassana có tầm đặc biệt như thế nào thì cũng như người uống nước nóng lạnh tự biết, chỉ có người thực hành Thiền này mới cảm nhận được sự vi diệu một cách sâu sắc.

Thiền vipassana dựa trên bốn đề tài: thân, thọ, tâm và pháp, đưa đến chứng đắc bốn ĐẠO QUẢ GIẢI THOÁT và phiền não cũng được đoạn trừ theo từng cấp bậc tu chứng.

2.  GIỚI THIỆU VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ THIỀN TRONG KINH TẠNG PĀLI:

Kinh tạng Pāli là một trong những tạng Kinh chủ yếu kết tập lần thứ ba vào thế kỷ thứ ba TCN, được con của vua A Dục là Ma-sái-đà đem truyền vào Srilanka và phát triển ở đó rất mạnh. Tại Việt Nam tạng kinh Pāli được hòa thượng Minh Châu phiên dịch ra tiếng Việt. Trong tạng kinh này tựu trung là những kinh nghiệm thực tiễn quý báu mà Đức Phật đã dạy cho hàng đồ chúng  tu tập. Và có thể xem như là kim chỉ nam đưa đường cho những chúng sanh tìm về miền bình an hạnh phúc.

Mỗi khi lật lại trang kinh, và có thêm sự hiểu biết về chân lý nhiệm màu, chúng ta có quyền cho mình niềm hạnh phúc về con đường mình đã chọn. Vì con đường ấy có một bóng hình lồng lộng như ngọn hải đăng soi đường cho ta giữa đêm dài mịt mù sanh tử. Bóng hình ấy là Ngài – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một người dù sống giữa quyền uy nhung lụa nhưng nhìn thấy được cảnh đời tang thương dâu bể mà lòng không thôi quay quắt về chân trời mới, với lối thoát khỏi nỗi khổ sầu về kiếp người sanh, lão, bệnh, tử. Những nỗi niềm ấy cứ xoáy vào lòng người theo ngày xuống đêm về. Từ đó, dòng Noma dẫu có dài và rộng cũng không ngăn nỗi bước chân của Người đang sôi sục ý chí tìm đường giải thoát cho nhân loại.

Trên hành trình tìm chân lí, Ngài đã khéo gạn đục khơi trong, chắc lọc những điều tuyệt diệu mà giữa bối cảnh xã hội với biết bao nhiêue quan điểm, triết lý để thực hành, chứng đắc bằng sự nỗ lực, kiểm nghiệm bằng chính bản thân.

Kinh nghiệm đầu tiên phải kể đến đó là Ngài đã học, hành và chứng đắc từ đạo sư Alarakalama về pháp môn vô sở hữu xứ, nghĩa là Ngài đã được thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, quân bình và đạo sư Uddaka Ramaputta về pháp môn phi tưởng phi phi tưởng xứ dứt trừ hết phiền não do tâm tưởng thô lậu gây ra ở các cấp sống thấp, nhưng không dứt được phiền não vi tế do tâm tưởng vi tế nhỏ nhiệm gây ra. Nói chung trạng thái Thiền này vẫn chưa thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử vì thế mà sau khi học hành, chứng đắc dù cho cả hai vị đạo sư đều phải công nhận rằng “Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú. Pháp mà hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố. Pháp mà tôi biết, chính pháp ấy hiền giả biết, pháp mà mà hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết, tôi như thế nào hiền như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả! Hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này “Lúc ấy, trong thâm tâm Ngài chợt nghĩ rằng “Pháp này không đưa đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết bàn mà chỉ đưa đến chứng đạt vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xư(. Như vậy, này các Tỳ kheo, ta không tôn kính pháp này, từ không khước pháp ấy ta bỏ đi”. [4,146]

Và ngài tiếp tục dấn thân vào hành trình mới để đưa đến kinh nghiệm thứ hai rằng: Muốn đoạn trừ, tham, sân, si thì phải xả bỏ xa lìa mọi dục vọng, mọi thèm muốn vị ngọt giả tạm của thế gian và xả bỏ xa lìa những niệm, những hành động xấu ác. Lúc ấy với tầm nhìn đúng đắn (chánh kiến) Đức Đạo sư đã xác định một điều như thế. Tuy nhiên, chỉ với cách nhìn vẫn chưa đủ mà đòi hỏi bản thân mỗi hành giả phải có sự tu tập để đoạn trừ tham, sân, si đến tận gốc rễ. Ngài đã nói rằng: “Này Mahānama, thuở xưa khi ta còn là Bồ tát, chưa chứng được Bồ đề, chưa thành chánh đẳng giác, ta với chánh kiến, khéo thấy như thật; các dục vui ít khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây càng nhiều hơn. Dầu ta khéo thấy với như thật chánh kiến, nhưng ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn và như vậy ta biết rằng ta chưa bị các dục chi phối. Này Mahānama, khi ta khéo thấy với như thật chính quán; các dục vui ít khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây càng nhiều hơn và ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Như vậy, ta biết rằng ta không bị các dục chi phối”. [4, 924]

Từ kinh nghiệm này, sau này Đức Phật đã thiết lập thành ba pháp học căn bản đó là Giới, Định, Tuệ.

Trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ thì các nghi lễ và những hình thức khổ hạnh rất được mọi người trung thành, kính ngưỡng tôn thờ. Những hình thức khổ hạnh mà theo họ – những người Ấn Độ đương đại, cho đó là tiêu chí để đạt được giải thoát. Cho nên, sau hai kinh nghiệm trước Đức Phật cũng tự bản thân bước vào sự tu tập khổ hạnh này.

Ngài đã thực hành phép khổ hạnh đứng một chân giữa nắng, ăn một ngày một hạt cơm và đến cả việc thực hành pháp tuyệt thực. Thời gian sáu năm trôi qua, dáng vẻ oai hùng, đẹp đẽ của chàng thái tử năm nào không còn nữa, mà đến cả mạng sống tưởng chừng như không còn giữ được. Chính lúc ấy, Ngài lại ngộ ra một điều rằng: pháp khổ hạnh chưa phải là cứu cánh giải thoát. Ngài lại quyết định thay đổi phương pháp, Ngài đã ăn uống điều độ để tiếp tục cuộc kiếm tìm chân lý.

Chính lúc Ngài có quyết định trọng đại cũng là lúc Ngài lại mất đi sự khổ hạnh của các bạn đồng tu trong sáu năm qua. Nhưng quyết không ngã lòng Ngài đã đi vào cuộc thực nghiệm tìm cầu chân lý trong trạng thái cô đơn, độc hành và cuối cùng đã đạt được chân lý thâm diệu mở ra chân trời hạnh phúc cho bao thế hệ con người. Từ đó, chúng ta thấy một điều rằng: con người của Phật là một con người đầy nỗ lực, đã dấn thân bôn ba khắp mọi nẻo đường bằng tất cả sự kiên trì không mệt mỏi để tìm cầu chân lý. Một người thật vĩ đại đã bỏ cả sự giàu sang, bỏ cả thâm tình thân hữu đem tuổi thanh xuân của mình để khám phá tìm tòi con đường hạnh phúc cho đời. Chính vì sự nổ lực ấy, ta có thể hiểu đượng lòng Người mong mỏi ở chúng ta là sự nổ lực tự thân, tìm đến Ngài để thực hành và sẽ hạnh phúc chứ không phải tìm đến Ngài để ước vọng, cầu xin:

“Nếu có người làm mười ác hạnh, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn chắp tay, mong rằng người ấy sẽ sanh thiện thú, thiện giới sự cầu như vậy vô ích, vì người ấy làm mười ác hạnh sẽ rơi vào địa ngục ví như một người quăng một tảng đá vào hồ nước, rồi một số đông đảo quần chúng đến cầu xin, cầu khẩn, chắp tay mong cầu rằng: tảng đá ấy sẽ được nổi lên, sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy với sức mạnh của nó, không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ như lời cầu xin của quần chúng ấy”. [8, 313]

Đó cũng là hành trang căn bản giành cho những ai khát khao hướng tìm chân lý. Hơn nữa, Đức Phật cũng đã dạy rằng:

“Tự mình điều ác làm,

Tự mình làm nhiễm ô,

Tự mình không ác làm,

Tự mình làm thanh tịnh,

Không ai thanh tịnh ai” [9, 165]

Những lời dạy ấy cho mọi hành giả sự nhận biết sáng suốt về khả năng vi diệu mà ngay trong dòng tương tục của đời sống thì mình là chủ nhân của chính nghiệp lực của mình. Vì thế, nên mỗi hành giả có thể tự điều khiển cuộc sống tâm linh cũng như đời sống vật chất của tự thân. Cho nên, với bước khởi đầu là cái nhìn sáng suốt, rõ ràng và chân lý thật (chánh kiến – samma dithi) về tự ngã để điều chỉnh nếp sống, trừ bỏ mọi căn nguyên, cội rễ của trầm luân, sanh tử. Lúc ấy, cửa Niết bàn với mọi điều hạnh phúc chân thật sẽ mở ra chào đón những người có tâm hồn hướng thiện, bằng sự tự nguyện cải thiện mình, làm mới mình, xa lìa con người cũ kỹ đầy tham lam, sân hận, si mê thành sáng suốt, an tịnh.

Hành trình tìm về chân lý được Đức Phật dạy rõ trong Tạng Kinh Nikàya và mỗi bài kinh phù hợp theo từng căn cơ trình độ của đối tượng mà Đức Phật thuyết pháp. Cho nên, nói vể bảy giai đoạn thanh tịnh hóa tâm thức Đức Phật cũng đã dạy rất rõ ràng qua bài Kinh Trạm Xe, trong Kinh Trung Bộ, bài số 26 theo tiến trình sau “Giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh và tri kiến thanh tịnh”.

1. Giới thanh tịnh: Tức là tuân giữ nghiêm túc những giới đã được thọ bằng sự nỗ lực, tự giác.

2. Tâm thanh tịnh: Là nhiếp phục năm triền cái, đưa tâm an trú vào các thiền na.

3. Kiến thanh tịnh: Là phân biệt rõ danh – sắc, sự thấy đúng về danh và sắc được an lập trên nền tảng sáng suốt và vượt qua những ảo tưởng về tự ngã.

4. Đoạn nghi thanh tịnh: Thấy rõ sự hiển bày của tâm lý và vật lý qua sự thật duyên khởi, sự tồn tại và sự tan rã của các cảm thọ, các tưởng nên không còn nghi ngờ gì nữa.

5. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh: Với sự tỉnh giác mà hiểu biết rằng trên con đường phát triển trí huệ rộng lớn thì cảm thọ hỷ lạc đều là chướng ngại. Nên rõ biết cái gì là Đạo và cái gì là chướng Đạo, và tự biết chắc rằng: giờ đây đã có hạnh phúc thật sự.

6. Đạo tri kiến thanh tịnh: Giai đoạn này người tu tập thấy rõ hiện tượng tan rã của các quá trình thân và tâm, thấy không có cái gì hiện hữu nữa, các đối tượng chú tâm tan rã. Hành giả thấy rõ ba pháp Ấn: Khổ (Dukkhàt), vô thường (Aniccatà), vô ngã (Anattatà).

7. Tri khiến thanh tịnh: nghĩa là tâm hoàn toàn thanh tịnh do thấy và biết. Trong giai đoạn này hành giả đi vào các tầng thánh đạo quả (Dự lựu, nhất lai, bất lai và A la hán) sau khi thành tựu Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát chánh đạo.

Từ bảy giai đoạn tu tập đó đã cho ta thấy rằng những lời Phật dạy để đạt được giải thoát không ngoài sự tự nỗ lực để khám phá chính bản thân mình. Đó là sự tiếp xúc nội tại, là cái nhìn hướng vào trong bằng con mắt Chánh kiến. Từ đó hiểu mình đang có những gì, cần những gì và cái gì đang hiện hữu và mất đi. Con người này, tấm thân hằng ngày đi, đứng, nói, cười, buồn, vui, thương, ghét thật ra chỉ là hợp chất được cấu tạo bởi sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Chính sự hợp tác giữa hai phần Danh và Sắc ấy lại luôn luôn ẩn chứa bao nhiêu là sự xung đột và dần đưa đến sự tan hoại. Càng tiếp xúc với mình để tránh lạc lõng, lo sợ vì mất phương hướng và hành giả hiểu rõ sự tu tập Thiền định theo lộ trình Giới – Định – Tuệ, hiểu rõ 12 duyên khởi và Tam Pháp Ấn.

Bên cạnh đó, bài Kinh Trung bộ 107 cũng tóm tắt con đường tu tập Tứ Niệm xứ như sau:

Giữ gìn giới hạnh

Hộ trì các căn

Tiết độ ăn uống

Chú tâm cảnh giác

Thành tựu chánh niệm tỉnh giác

Tìm nơi thanh vắng để hành thiền

Loại trừ năm triền cái

An trú vào bốn tầng thiền na.

Nghĩa là hành giả cần phải có sự sáng suốt tinh tấn, cẩn trọng trong từng việc nhỏ nhiệm nhất. Đó chính là con đường giữ giới thu thúc sáu căn bằng đầu từ miệng không nói dối, nói hai lưỡi, nói lời hung ác… Thân không trộm cắp, tà hạnh trong các dục… ý không khởi tham, sân, si. Nói chung là giữ cho ba nghiệp thanh tịnh, không bị các vọng tưởng vọng niệm dấy khởi, thấy biết rõ ràng từng hành vi, cử chỉ… Khi ăn biết ăn, khi nói biết đang nói gì, khi đi biết rõ từng bước chân, co tay, duỗi tay đều rõ biết… Bên cạnh sự tu tập ba nghiệp thân, khẩu, ý được thể hiện qua tứ oai nghi, Đức Phật còn dạy hành giả nên tìm những chỗ yên lặng không ồn náo. Từ đó dần dần đoạn trừ năm triền cái và an trú vào các tầng thiền na.

Những bước tu tập này áp dung cho tất cả mọi người không có sự khu biệt giữa người trí kém hay các bậc thượng căn.

Sau đó Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Sau khi an trú trong tứ thiền, với tâm định tĩnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí, vị ấy biết như thật; Đây là khổ; biết như thật; Đây là nguyên nhân của khổ, biết như thật; Đây là khổ diệt, biết như thật; Đây là những lậu hoặc, biết như thật; Đây là nguyên nhân của các lậu hoặc được đoạn trừ, biết như thật; Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ”. [4, 318 – 348B]

Trong suốt 45 năm thuyết pháp, lời giảng dạy của ngài luôn là thực hành Thiền vị hành thiền là phương pháp tối thắng vi diệu đưa chúng sanh thoát khỏi triền phược khổ đau được giải thoát an lạc ngay trong hiện tại. Cho đến hôm nay, giữa cuộc đời biến đổi khôn lường, chúng ta cũng có nỗi niềm khao khác hạnh phúc và bước vào sự tìm hiểu khám phá hạnh phúc theo lộ trình Giới – Định – Tuệ bắt đầu từ câu hỏi “Thiền là gì, hành tuớng của Thiền như thế nào?” [7]

Thực hành Thiền – có thể khẳng định một lần nữa rằng: Đây là phương pháp tối cần, như cốt tủy và gần gũi như máy chảy khắp châu thân”.

 

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THIỀN

1.  THỰC HÀNH THIỀN TỨ NIỆM XỨ

1.1.   Sửa soạn hành Thiền

1.1.1. Phân biệt Thiền

Xung quanh mỗi một cá thể với thân phận làm người, không những chỉ có những nhu cầu về ăn, mặc, ở mà còn những ham muốn, khát khao về danh vọng, địa vị và những mối tương giao ruột thịt tình tâm bạn bè thân hữu. Trong mối quan hệ đa phương được đặt trên nền tảng của sự ham muốn, dao động nên đã xảy ra lắm điều phiền não, khổ đau.

Cho nên, để thiết lập một cuộc sống thanh bình, an lạc giữa hiện đời, Đức Phật đã dạy phương pháp thực hành Thiền. Nhưng theo phương pháp Thiền do Đức Phật dạy lại khác hẳn phương pháp Thiền của ngoại đạo. Đó chính là cân bằng giữa trăm ngàn mối quan hệ qua sự xác định giá trị tự thân, lấy mình làm điểm then chốt để chế ngự, thanh lọc trở về bằng con đường của Giới: hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác. Đồng thời, muốn duy trì và phát triển tuệ giác hành giả nên theo như lời Phật dạy: “lựa chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi khất thực và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú niệm trước mặt”. [4, 274B]

Nhưng trước khi bắt đầu thực hành Thiền Quán, hành giả cũng cần nên có sự hiểu biết về kinh nghiệm của Thiền chỉ – một phương Thiền khác cũng do chính Đức Phật đã dạy.

-  Mười đề mục kasina: Dùng vật để tưởng niệm như: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng.

-    Mười đề mục tử thi (Àsubha)

Tử thi sình nổi lên, có sắc anh nhiều chỗ, có mủ chảy ra, bị chặt đứt nửa thân, bị thú ăn nhiều chỗ, bị cắt từng đoạn, bị bằm nhiều chỗ, bị phạm khí giới máu chảy tràn trề, có dòi đục chín lỗ, chỉ còn xương rời ra.

-     Mười đề về Niệm Anusati:

Tưởng nhớ ân Phật, tưởng nhớ ân Pháp, tưởng nhớ ân Tăng, tưởng nhớ ân Giời, sự bố thí, chư thiên và mình, tưởng nhớ đến sự chết, tưởng nhớ đến thân thể, tưởng nhớ đến hơi thở vô ra, tưởng nhớ đến Niết bàn.

-    Bốn đề pháp của bậc đại nhân: từ, bi, hỷ, xả.

-    Bốn đề vô sắc: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.

-     Một đề tưởng: Quán thực vật uế trược.

-     Một đề phân biệt: Quán tứ đại.

Phương pháp Thiền này cũng rất sâu sắc, có khả năng điều trị các tham dục đạt đến tầng trời Sắc giới và Vô sắc giới; khi  tinh tấn tu tập quang tướng hiện ra, gương mặt rất sáng, có tuổi thọ cao. Nhưng năm triền cái không mất hẳn, chỉ bị đè nén, chưa dứt hết phiền não, còn sanh tử luân hồi. Thiền chỉ theo dõi hơi thở bằng cách đếm số và gom tâm vào bốn mươi đề mục, phải tập trung rất mạnh mới không bị lộn.

Tóm lại, theo dõi về sự có mặt của thân, các cảm thọ, tâm thức và các pháp, đây gọi là Thiền chỉ. Đi sâu vào quán tánh sanh diệt để thấy được bản chất của chúng gọi là Thiền Quán. Hành giả phải khéo léo thiện xảo, vận dụng thực tập nếu không dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán nơi hành giả và có thể đưa đến hủy diệt đau đớn vì đã có nhiều vị Tỳ kheo trong khi quán bất tịnh đã sanh tâm ghê sợ nhàm chán nên kết liễu mạng sống của mình. Khi biết được Phật liền khiển trách và dạy pháp môn Quán niệm hơi thở vô, ra này.

“Này các Tỷ kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này được tu tập làm cho sung mãn, là tịch tĩnh, thù diệu thuần nhất, lạc trú làm cho các ác bất thiện pháp đã sanh hay chưa sanh, làm cho chúng biến mất, tịnh chỉ ngay lập tức. Ví như, này các Tỳ kheo, trong cuối tháng mùa hạ, bụi và nhớp bay lên, là đám mưa lớn trái mùa làm cho chúng biến mất, chỉ tịnh. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra được tu tập, được làm cho sung mãn, là tịch tĩnh thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác bất thiện phép đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức.” [8, 324]

Phật đã dạy hành giả phải khéo chuyển qua thiền quán sẽ khiến cho hành giả cảm thấy mát mẻ, khỏe khoắn, trầm tỉnh, không dao động. Ngay cả lúc mới thực tập cũng có được vị bình an, tĩnh lặng, xua tan phiền não vọng động và đến cuối cùng là chứng đạt an lành trọn vẹn của Niết bàn. Thiền quán tức là Thiền Tứ Niệm Xứ dựa trên bốn lãnh vực: Thân, Thọ, Tâm và Pháp để tu tập quán sát hơi thở điều khiển bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm.

1.1.2.     Cách ngồi thiền

Muốn tránh tình trạng ngồi Thiền dễ gây mỏi lưng, tê chân, hành giả cần điều chỉnh cách ngồi cho đúng phương pháp. Có hai cách ngồi:

        Ngồi kiết già: Kéo chân trái đặt lên chân vế chân mặt và sau lại kéo chân mặt lên vế chân trái (hoặc làm ngược lại).

Ngồi bán già: để chân mặt lên vế chân trái hoặc ngược lại.

Hành giả phải ngồi đúng tư thế kiết già còn ngồi bán già tuy dễ nhưng lâu dài tâm trở nên lỏng lẻo vì thân không được khóa chặt. Lưng phải thẳng, giữ sóng mũi, cổ và lỗ rún thẳng một đường, tay mặt để lên tay trái, hai ngón tay cái giao sát vào nhau, ép hai khuỷu tay vào hông, đầu cúi vừa tầm, mắt khép nhẹ.

1.2. Đối tượng quán niệm

Bốn niệm xứ được Phật dạy trong hai bản kinh quan trọng: kinh số 10 thuộc Trung Bộ và kinh số 22 thuộc Trường Bộ. Kinh thứ hai có tên là Đại Niệm Xứ dài hơn kinh thứ nhất vì có thêm bốn phần chân lý vi diệu, dài 15 trang. Đồng thời, bài kinh Đại Niệm xứ cũng là bài tâm kinh quan trọng được đọc tụng thường xuyên và cũng để nhằm khai ngộ tâm thức cho người sắp lâm chung. Bốn niệm xứ là gì?

Niệm thân trong thân

Niệm thọ trong thọ

Niệm tâm trong tâm

Niệm pháp trong pháp.

Thiền tứ niệm xứ đã được Đức Phật chỉ dạy rõ ràng phương pháp tu tập. Đặc biệt là bài Kinh Thân Hành Niệm, Trung Bộ Kinh III đề cập đến bốn đối tượng quán niệm, đó là: thân (kāya), thọ (vedenā), tâm thức (citta), pháp (dhamma). Bốn đối tượng này là chỗ để ta an trú tâm. Phương pháp Thiền Quán Niệm gồm 16 chủ đề, chia đều thành bốn phần. Người thực tập Thiền cần phải thuộc lòng 16 chủ đề này và quán tưởng theo dõi hơi thở vào, ra. Trong đó, bốn chủ đề đầu thuộc về thân cũng là phần mở đầu của Thiền Quán, phần này rất quan trọng và căn bản cho việc thực hành Thiền. Mười hai chủ đề tiếp theo thuộc về cảm thọ, tâm thức và pháp nhằm phát triển tuệ giác.

Chuẩn bị bước vào thực tập, hành gải chuẩn bị hành trang thật đơn giản và tìm chỗ thích hợp, dụng cụ và tư thế ngồi thiền một cách đúng đắn.

1.2.1.     Bốn đề mục thuộc về thân

*          Thở vô dài, vị ấy rõ biết tôi thở vô dài,

            Thở ra dài, vị ấy rõ biết tôi thở ra dài.

*          Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết tôi thở vô ngắn,

            Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết tôi thở ra ngắn.

*          Cảm xúc toàn thân tôi sẽ thở vô,

            Cảm xúc toàn thân tôi sẽ thở ra.

*          An tịnh thân hành tôi sẽ thở vô,

            An tịnh thân hành tôi sẽ thở ra.

1.2.2.     Bốn đề mục thuộc về Thọ

*          Cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở vô,

            Cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở ra.

*          Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở vô,

            Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở ra.

*          Cảm giác tâm hành tôi sẽ thở vô,

            Cảm giác tâm hành tôi sẽ thở ra.

*          An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô,

            An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra.

1.2.3.     Bốn đề mục thuộc về Tâm

*          Cảm giác về tâm tôi sẽ thở vô,

            Cảm giác về tâm tôi sẽ thở ra.

*          Với tâm hân hoan tôi sẽ thở vô,

            Với tâm hân hoan tôi sẽ thở ra.

*          Với tâm định tĩnh tôi sẽ thở vô,

            Với tâm định tĩnh tôi sẽ thở ra.

*          Với tâm giải thoát tôi sẽ thở ra,

            Với tâm giải thoát tôi sẽ thở ra.

1.2.4.     Bốn đề mục thuộc về Pháp

*          Quán vô thường tôi sẽ thở vô,

            Quán vô thường tôi sẽ thở ra.

*          Quán ly tham tôi sẽ thở vô,

            Quán ly tham tôi sẽ thở ra.

*          Quán đoạn diệt tôi sẽ thở vô,

            Quán đoạn diệt tôi sẽ thở ra.

*          Quán từ bi tôi sẽ thở ra,

            Quán từ bi tôi sẽ thở ra.

1.3.       Nội dung bốn đề mục quán niệm

1.3.1.     Quán niệm về thân

Là sự thực hành Quán niệm về thân để ý thức được về sự bình an, thanh thản trong cuộc sống hiện tại, để thực hành nếp sống oai nghi và quan trọng nhất là thấy được mặt trái của bản thân mình.

1.3.2.     Quán thân thông qua hơi thở

Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta ai cũng hít ra, thở vào nhưng mấy ai ý thức được điều ấy. Cho nên quán thân thông qua hơi thở tức là hình thức quán sổ tức, đếm hơi thở, theo dõi hơi thở rõ biết hơi thở vô, ra dài ngắn như thế nào. Đó chính là lúc mình dần dần tiếp xúc với chính mình để hiểu được và điều chỉnh cách sống cho phù hợp với giá trị tự thân đối với cuộc đời vì bởi

“Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc

Chỉ tích tắc khôn lường ta đã hóa người xưa”

(Viếng nghĩa trang Văn Điển – Trần Đăng Khoa)

Mạng sống vốn thật ngắn ngủi càng mong manh hơn giữa muôn trùng thay đổi. Chính vì sự mong manh ấy người ta lại càng trân trọng giữ gìn, thế nhưng lại không được quan tâm đúng mực. Người ta chỉ quen trau chuốt cho cái ăn cái mặc nên thường để cho cơn giận nổi lên dồn dập, tim đập nhanh, hơi thở mất sự điều hòa sự sống co ngắn lại. Thế nên, có lần Phật đã hỏi rằng: “Mạng người sống được bao lâu?” Vị thứ nhất trả lời trong vài ngày. Vị thứ hai trả lời trong một bữa an. Phật bảo hai vị ấy chưa hiểu đạo. Vị thứ ba trả lời mạng sống trong chừng hơi thở. Phật khen nguời ấy hiểu đạo”. [Tứ thập nhị chương]

Qua lời dạy của Đức Phật như tiếng chuông thức tỉnh bao tâm hồn đang chìm trong đêm tối mịt mờ. Lời dạy ấy nhằm cảnh tỉnh mọi người nên ý thức về hơi thở nhằm giữ được sự bình tĩnh điều hòa trạng thái an tịnh của thân.

Sự chú ý trong việc hít thở nơi thân sâu cạn đồng nghĩa với sự sáng suốt và tỉnh táo. Và đó là tiền đề để khơi mở tâm thức mà thấy biết rõ ràng tường tận sự hoạt động của mình trong cuộc sống thường nhật.

1.3.3.     Quán thân thông qua các cử chỉ hoạt động

Đây là bước thực tập kế tiếp của sự quán niệm về thân thông qua bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Mà trong sự quán sát ấy chánh niệm là yếu tố mang tính chất căn bản nhằm điều chỉnh cách sống của mỗi người.

Người hành thiền phải ý thức rõ ràng sự hoạt động của ba nghiệp thân, khẩu, ý... Khi nói biết đang nói gì, chính sự có mặt có niệm trong lời nói là phương pháp làm cho sự cảm thông thêm sâu sắc từ mình đối với những người xung quanh. Lúc ấy, ta ứng xử không thất thố, lỡ lời, không cố ý gây chia rẽ bằng lời đưa đẩy đôi chiều khiến người buồn vui theo lời nói của mình. Và điều quan trọng nhất là mình có sự an ổn, bình an thật sự khi chiều xuống đêm về. Thân không làm những điều tà hạnh, không trộm cướp, xâm chiếm hạnh phúc của người. Ý là cửa ngõ quan trọng nhất phải cẩn trọng. Ai khi khởi tham, sân, si biết mình đang khởi tham, sân, si. Đó là những yếu tố khiến người ở bên cạnh lúc nào cũng có niềm tin tưởng vì sự chiêu cảm nơi tâm thức rất bất khả tư nghì mà mỗi người chúng ta khi đối trước một người nào đó chỉ có thể cảm nhận bằng tâm không thể nói hết bằng lời. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là đời sống của mình an nhiên, tiêu sái, bước chân thong dong trên nền cỏ xanh, mắt ngắm mây trời trong biêng biếc cũng giống như lòng mình êm đềm, trong trẻo. Mỗi bước chân đi là mỗi bước bước giao hòa sự trong sáng, thanh lương của tâm mình với đất trời muôn vật bao la, trải rộng.

Nếu tâm mình đầy rẫy cấu uế nhiễm ô thì làm sao hưởng được sự bình trong khi ăn, khi nói, khi suy nghĩ? Nên có lắm khi ta quay quắt về quá khứ với bao nhiêu nhớ thương, hối tiếc, đau đáu về tương lai với bao ước mơ hão huyền. Vì bởi quá khứ là những gì đã chết, tương lai là ảo vọng vì chưa bước đến. Chỉ có phút giây hiện tại cần mình sống thật trọn vẹn. Khi ngồi nghe pháp biết rõ những điều giảng sư truyền đạt. Kh đối diện với những điều ưa thích biết lòng mình đang nổi sóng khát khao và ngược lại với những điều không ưa thích biết mình đang chán ngán, chẳng ưa. Nên cổ nhân thường nói: “chỉ cần biết vọng không cầu tìm chơn” là thế.

1.3.4.     Quán thân bất tịnh qua các bộ phận sai biệt cấu thành:

Ta thương thân quý thân ta luôn muốn vui bồi cho thân khỏe mạnh. Ta hãnh diện khi đường đường tướng hảo, ta mất khả năng tự tin khi trên thân có điều khiếm khuyết. Ta trang hoàng cho thân bằng son bằng phấn, dấu đi vết nhăn già nua do năm tháng tô màu. Nhưng có hay đâu khi càng thương thân, vun quén cho thân ta thường sanh tâm không chấp nhận sự thật rằng: Để hình thành một con người phải có đủ năm hợp chất sắc, thọ, tưởng, hành và thức nương tựa vào nhau. Nên dù xấu, tốt, đẹp xinh như thế nào cũng không ngoài vòng duyên sinh, vô thường, vô ngã.

“Thế kỷ hai mươi trót có mình

Đời hai mươi triệu cõi ly minh

Cười vay khóc mướn dăm hàng chữ

Đất rộng, trời một khối tình”

                                                            (Trần Tuấn Khải)

Mỗi người được bắt đầu sự sống bằng tiếng khóc của mình và kết thúc bằng tiếng khóc của người khác. Trong khoảng giữa của hai lần khóc ấy của hàng triệu con người thật ra cũng chỉ là “cười vay, khóc mướn” với cõi đời lẫn lộn với bao dằn vặt suy tư, hay an ổn sum vầy. Và mãi mãi như thế, bao nhiêu kiếp người cứ tuần tự luân lưu trong mê mờ, đấu tranh khát khao, níu kéo hình bóng của hạnh phúc có khác gì: gươm rơi đáy nước, dấu đánh mạn thuyền?

Lại thêm, sự thành tựu của thân được bắt đầu từ sự hấp thụ tinh cha, huyết mẹ, như câu đầu tiên trong Quy sơn cảnh sách “Phù nghiệp hệ thọ thân vị miễn hình lụy, bẩm thọ phụ mẫu chi di thể, nãi chí duyên nhi cộng thành tuy nãi tứ đại phù trì thường tương vi bối” biết thân là những hợp chất cùng nương vào nhau nhưng lại có những điều xung khắc nên tự thân phải luôn sẵn sàng chấp nhận sự tan rã của thân.

Chung quy lại hi quán niệm về thân để hiểu được cả hai mặt của thân; mặt thô qua hiện tướng đi, đứng, nằm, ngồi; mặt tế thân được cấu thành bởi các vật bất tịnh.

1.3.4.1. Quán niệm về thọ

Thọ là cảm giác, là thành quả, sản phẩm của sự tiếp xúc giữa sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) với sáu đối tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Cảm thọ có ba loại: vui thích (tham), không thích (sân) và trung tính (si). Trong Kinh Phật dạy rằng: “Phàm thọ gì quá khứ, hiện tại hay vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần như vậy là thọ uẩn”.

Từ đó cho ta thấy rằng “địa bàn” hoạt động của cảm thọ cũng rất rộng rãi, không có cương giới lãnh thổ, nó chi phối khắp từ thân vật lý đến đời sống tâm lý của con người. Cảm thọ như một dòng sông cứ mãi trôi chảy theo dòng duyên sinh, duyên diệt. Khi thọ có mặt tức song cùng niềm vui mong manh và nỗi khổ chập chùng.

Tuy nhiên cảm thọ khổ đau hay hạnh tùy thuộc vào cách sống và sự thực tập của mỗi người. Nếu tâm tràn đầy cấu uế tức đang đợi chờ một hệ quả của xung đột khổ đau. Bằng ngược lại, tâm an nhàn thanh thản là ta đang hướng về vùng hạnh phúc. Vì cuộc sống không tách rời khỏi những cảm thọ, nhưng phải sống như thế nào mà lạc thọ không làm hệ lụy lòng ta, sống trong khổ thọ mà không khổ đau cùng cực? Đó là sự khéo léo thiện xảo trong sự tích cực tu tập chỉ có người hành trì phải tự nỗ lực để được rõ biết.

1.3.4.2.  Quán niệm về tâm

Tâm của chúng ta không cố định một chỗ nào cả, nó thường xuyên biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Mỗi sát na tâm lần lượt theo dòng sanh, trụ, dị, diệt rồi lại sanh, trụ, dị, diệt,... tiến trình ấy cũng như cơn sóng chập chùng nối tiếp nhau cứ thế qua đi... Ngạn ngữ phương Tây cũng có câu “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” vì thế, chỉ nên cảm nhận ngay trong phút giây hiện tại, nếu không giữ niệm Tâm sẽ qua đi không cảm nhận được nữa, bằng như ta nghĩ lại thì đã thuộc về quá khứ. Niệm trước như vậy niệm sau đã khác, sanh diệt liên tục như thác đổ tuôn trào. Từ trên cơ sở đổi thay đó, Tâm cũng không có một cái ngã độc lập mà Tâm sanh là do sắc thọ, tưởng, hành và thức. Bản thân các yếu tố này cũng do duyên sinh nên đẩm đầy chất vô thường, vô ngã. Đức Phật cũng đã dạy “Này các Tỳ kheo, chấp tâm thức là thường còn, còn sai lầm về tệ hai hơn là chấp thân xác là còn. Vì thân xác con người có thể là tồn tại vài chục năm cho tới một trăm năm, còn tâm thức của người thì sanh diệt đổi thay trong từng giây phút”. [10, 11]

Vì thế, chấp tâm thường còn là một trạng thái khác đối với chấp thân thường còn mà nó mang tính biên kiến dung chứa nhiều nỗi sầu đau.

Vì thế, Quán niệm về Tâm thông qua những cảm giác vui buồn, là nhằm cởi mở sự ràng buộc mà ngay trong bậc Thiền thứ nhất hành giả cởi mở được những triền cái ngăn che.

1.3.4.3. Quán niệm về pháp

Pháp được dịch từ chữ Dhamma, là một trong những danh từ trong tiếng Pali rất khó dịch qua các ngôn ngữ khác một cách khúc chiết, rõ ràng. Vì chữ “Pháp” không có nghĩa giới hạn ở những sự vật cụ thể thuộc về thế giới vật chất, không tri giác. Chữ Pháp theo quan niệm nhà Phật được hiểu theo nghĩa rộng rãi là bao hàm cả thân vật lí và tâm lí. Pháp được chia làm hai nhóm, sắc pháp tức là những sự vật tồn tại không có tri giác; như bàn ghế, cây cối núi sông và tâm pháp là những pháp không có hình tướng, không thể nhìn thấy được nhưng có tri giác.

Trên cơ sở đó, thì con người là hợp thể có đầy đủ có hai phần sắc pháp và tâm pháp. Cho nên, hành giả có thể từ thân ngủ uẩn mà quán chiếu để thấy biết một cách rõ ràng mối quan hệ giữa bản thân và vũ trụ. Chính mối dây liên hệ trùng trùng giữa tâm pháp và sắc pháp, giữa vũ trụ và con người chúng ta cần phải sáng suốt, định tĩnh để nhìn nhận được sự có mặt của mình như thế nào, có ý nghĩa gì giữa vòng tương duyên khép kín ấy. Không gì hơn là người hành Thiền cần phải quán xả ly, không chỉ từ bỏ những trì níu ham muốn, khát khao về danh lợi phù du trong cõi trần ai, khổ lụy mà còn không trụ vào những quả vị chứng đắc để từ đó hướng đến mục đích cao hơn. Đó là cảnh giới Niết bàn tịch tịnh.

Qua sự thực tập Thiền Tứ Niệm Xứ ta có thể hiểu về thân ngủ uẩn và muôn vàn mối tương quan vây quanh nó. Cũng như thế gian thường nói “ngã từ nơi nào thì đứng lên nơi ấy” thì cũng thế, thân ngủ uẩn bắt đầu của cội rễ khổ đau, cũng từ đó ta đổi hướng xoay chiều để được bình an, trí tuệ. Kết quả của sự tu tập pháp môn Thiền Quán không thể diễn tả được bằng lời vì bản chất của Thiền là vô ngôn. Chỉ khi hành trì mới cảm nhận, thểâ nhập rõ. Tuy vậy, qua lời kinh đã dạy ta cũng có khái niệm về sự lợi ích của pháp môn này “Niệm hơi thở vô và hơi thở ra, được tu tập như vậy; này các Tỷ kheo, được làm cho sung mãn như vậy, được chờ đợi một trong hai quả sau: “Ngay trong đời hiện tại được chứng quả chánh trí. Nếu có dư y được chứng quả Bât lai”. [8, 313]

Đây là pháp môn thiết thực không có sự tác hại, không qua con đường phù phép, mà là phương pháp giáo dục, là con đường kỷ luật tâm linh rất lành mạnh trong sáng. Từ đó, mỗi người có sự sáng suốt.

“Đường này đến thế gian

Đường kia đến Niết bàn

Tỳ kheo đệ tử Phật

Phải ý thức rõ ràng”. [9, 16]

Đây là phương pháp tu tập mang tính thực tiễn mà Đức Phật đã tự thân thể nghiệm và chứng ngộ. Đồng thời, phương pháp tu tập Thiền Tứ Niệm Xứ cũng là một đặc trưng của giáo lý Đạo Phật không thể tách rời cuộc sống mà luôn phải gắn liền với sự sống.

2.   VAI TRÒ CỦA CHÁNH NIỆM TRONG THIỀN QUÁN:

2.1.  Định nghĩa?

Từ chữ Pàli, sati được dịch là chánh niệm, nghĩa đen của sati là nhớ. Tuy nhiên, theo nguồn gốc ngôn ngữ thì “sati” có nhiều nghĩa thông dụng hơn là “nhớ”, mà “sati” còn hàm chứa nghĩa hay biết hoàn toàn đối tượng, hay biết thấu triệt đối tượng. Nghĩa là “sati” không chỉ với nghĩa nhớ thông thường mà là sự hay biết sâu rộng, thấu đáo về đối tượng danh pháp và sắc pháp. Trong nghĩa này,   danh pháp và sắc pháp (thân và tâm) chánh niệm, là chi phần thứ 7 của Bát chánh Đạo, dưới cái tên “sammàsati”.

2.2.   Vai trò của chánh niệm

Chúng ta đã biết Thiền Quán có quan hệ với năm lực rất chặt chẽ. Ở đây, niệm vị như thân xe, tới – định và tấn – tuệ giống như 2 cặp xe song mà.

Niệm có tín nhiều sẽ nhanh phát sinh định, nhưng Định nhiều sẽ sanh hôn trầm.

Niệm có tinh tấn nhiều, quán sát nhiều sẽ sinh ra trạo cử, phóng dật (suy tư nhiều). Do đó, hành giả phải quân bình năm lực tín – tấn – niệm định thì Tuệ giác mới phát sinh.

Trong năm lực, tín là thềm thang đầu tiên để chuyên sâu vào thực hành, áp dụng những phương pháp mà Phật đã dạy. Đức tin cũng là một phần của sự thực tâp Thiền dẫu rằng nó không tích cực hoạt động trong khi thực tập Thiền nhưng Tín – đức tin, là một thành phần của năm lực không thể tách rời.

Khi hành giả thực hành Thiền thì sự cân bằng giữa tinh tấn và Định rất quan trọng. Nếu một trong hai trạng thái không đều nhau sẽ gây ra sự khập khiễng, đưa đến những khó khăn trong lúc hành Thiền. Vì thế hành giả nỗ lực vừa đủ để cân bằng hai trạng thái ấy. Quá tinh tấn, tâm trạng dễ bất an bởi sự nóng lòng, Cổ đức có câu “dục tốc bất đạt”. Cũng vậy nếu như ngược lại ta không nỗ lực thì buồn ngủ hôn trầm xâm chiếm”

Trong lúc hành Thiền, hành giả đạt được Định tâm tốt, sau một thời gian hành giả sẽ giảm bớt nỗ lực, lười biếng và điều khó điều phục nhất là cơn buồn ngủ ập đến. Lúc này đòi hỏi hành giả phải chú tâm nhiều hơn vì khi hôn trầm xuất hiện, mí mắt cay, nặng, cổ, lưng cong, mỏi, nặng nề và đầu gật qua gật lại không giữ được oai nghi. Lúc này hành giả phải chú tâm nhiều hơn, phải theo dõi những cảm giác ở mi mắt, ở cổ, lưng. Khi định tâm có nhiều, hành giả nên giảm bớt Định tâm và tăng thêm Tinh tấn.

Vì vậy việc điều hòa, giữ cân bằng của năm lực cũng giống như một công ty có nhiều cơ quan lãnh đạo. Mà trong đó, Niệm là cơ quan đầu não, chi phối kiềm hãm các thành phần còn lại bằng tất cả sự nhịp nhàng, ăn khớp với từng nhiệm vụ riêng của mình.

Chín điều kiện để phát triển năm lực:

1.  Nhận thức tiến trình của vô thường của danh sắc.

2.  Thực hành Thiền một cách nghiêm túc và có phương pháp hệ thống.

3.  Duy trì chánh niệm không gián đoạn 1 cách liên tục trong tất cả sinh hoạt hằng ngày.

4.  Quan sát những điều kiện thích hợp cho việc hành Thiền: chỗ ở, thức ăn, thời tiết.

5.  Luôn nhớ đến con đường, phương cách nào chúng ta đã đạt được sự định tâm trước đây.

6.  Tu tập bảy giác chi, bảy yếu tố đưa đến sự giác ngộ.

7.  Không lo lắng chú trọng quá nhiều đến sức khỏe và phận sự trong suốt thời gian thực tập Thiền tích cực.

8.   Khắc phục cảm thọ khổ do nhờ sự tinh tấn trong khi thực tập Thiền.

9.   Không thỏa mãn với kết quả và dừng lại cho đến khi đạt được A la hán.

2.3.  Ý nghĩa của sự thực hành chánh niệm:

Khi tập đoàn lao động của Ngũ lực đã đi vào quỹ đạo nhịp nhàng thì hành giả có được sự tỉnh giác sẽ vượt thoát khỏi tham ái, sân hận trong tâm mình.

Chánh niệm tỉnh giác là ý thức rõ ràng về một đối tượng không có sự xao lãng về đối tượng đang ở nơi thân và tâm nay trong phút giây đương niệm. Tựu chung đó là lối sống có mặt đầy đủ của Giới – Định – Tuệ và có mặt sự thật Duyên sinh, Vô ngã.

Chính vì vậy chánh niệm có công năng rất quan trọng trong đời sống tu tập nhằm đối trị năm triền cái, nhận ra các tập khí của bản thân.

Đối trị năm triền cái: Năm triền cái gồm tham dục, sân nhuế, hôn trầm, trạo hối và nghi. Đó là năm thứ ngăn che làm cho tâm mê mờ, khổ đau. Cho nên “thực sự, đi vào pháp hành, bạn sẽ thấy Chánh niệm tỉnh giác là trú trên niệm về vô ngã, là rời xa khỏi sự chấp trước các tướng ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả (ly tư tưởng) đây là ý nghĩa Ba-la-mật. Đạo đã có mặt ngay tại chánh niệm tỉnh giác theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra “Ba-la-mật”. Chỉ vì trong tập thể tâm thức của hành giả đang có mặt nhiều tiếng nói ồn ào của năm triền cái, của các kiết sử nên hành giả chưa kịp thấy rõ Đạo hay chứng ngộ Đạo”. [11, 99]

Do đó, người tu thiền để thấy được Đạo không gì hơn là ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống của mình. Để từ đó làm lắng dịu những âm thanh ồn ào của năm triền cái, giảm thiểu dần dần những hoạt náo của mười kiết sử.

Mà đối trị năm triền cái thực ra là dập tắt tham – sân – si. Chúng luôn luôn chi phối 80% công việc trong những hành động hằng ngày. Do đó, trước khi hành thiền phải tự trang bị một định hướng đúng: làm sao thoát khỏi tham và sân được thể hiện qua năm triền cái. Như khi ta hiểu đươc đặc tướng của vạn vật là vô thường, khổ, vô ngã. Cho nên khi bắt đầu thực hành Thiền, năm căn (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt và thân) đã đóng lai, nên ý căn hoạt động rất mạnh mẽ. Đầu tiên hôn trầm xuất hiện ta phải hướng tâm vào đối tượng (tầm) không cho suy nghĩ quá khứ, tương lai (phóng tâm). Lúc ấy ta phải chọn hoặc là mũi hoặc là bụng để chú tâm hơi thở ra vào đó để thấy rõ ràng nó dài – ngắn như thế nào. Để tâm niệm vào thân, vào hơi thở, bụng là phương pháp tập sẽ chế ngự hôn trầm. Khi hôn trầm đến sẽ có cảm giác mi mắt cay, nặng… Tâm ta phải nhìn, theo dõi những cảm giác cho đến khi tâm “Tầm” xuất hiện mạnh mẽ thì hôn trầm biến mất. Khi ấy, Tứ, hỉ, lạc, định tâm cùng khởi lên. Tâm sáng lên thì tâm muội lượt thoát lui, biến mất, không còn hôn trầm nữa. Sau khi chế ngự được hôn trầm, hành giả có đức tin rất kiên cố tin vào khả năng, bản lĩnh của mình sẽ vượt qua những triền cái khác một cách mạnh mẽ.

Cho nên, sự có mặt của Chánh niệm rất quan trọng, nó có công năng soi sáng mọi sự vật hiện tưởng đã, đang xảy ra trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Và đó, chính là thềm thang đưa ta vào cửa Niết Bàn, giải thoát.

Chương 3: LỢI ÍCH CỦA THIỀN

1.  ỨNG DỤNG THIỀN VỚI HÀNG TĂNG NI TRẺ:

Thực hành Thiền Vipassana là con đường mà Đức Phật đã tự thân chứng ngộ. Cũng là phương pháp duy nhất giúp chúng ta có đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi nào tâm ta hoàn toàn vắng bóng những triền cái, kiết sử, chứ không do những thú vui bên ngoài hay những trò tiêu khiển của thế gian.

Người mới xuất gia được hướng dẫn thực tập chánh nhiệm tỉnh giác qua  “Tỳ ni nhật tụng thiết yếu” lấy đó làm qui tắc để thúc liễm thân tâm và rải lòng thương tưởng đến muôn loài chúng sanh. Gần như làm bất cứ việc gì cũng phải ý thức một cách rõ ràng, tinh xác việc làm đó và cầu mong an lạc đến cho mọi người. Ngoài ra, việc chính yếu là Thiền hành và thực tập tọa Thiền, trong quá trình thực tập này phải luôn luôn có Thầy hướng dẫn cụ thể từ khâu lý thuyết, chuẩn bị thân tâm đến cách tọa Thiền, tư cách ngồi và các điều hòa, theo dõi hơi thở cứ từng bước theo đó cũng có những kết quả nhất định.

Vì chúng ta – những học tăng, học ni thường bị con chữ chi phối làm cho tâm lăng xăng, loạn động. Cho nên không thể thấy được tâm mình, vì vậy khi bắt đầu Thiền định thì thân tâm dao động liên tục, theo dõi hơi thở được một lúc thì sanh tâm mệt mõi, hôn trầm, mở mắt nhìn đồng hồ mong cho giờ thiền tọa chóng qua. Đây là khúc quanh mà mỗi người thực tập cần phải thường xuyên tinh tấn để vượt qua, vun bồi tâm hướng thượng, khắc phục bằng cách nhắm mắt lại, nhìn thẳng vào những cái mệt mỏi, đau tê nhức nơi chân. Thực tập Thiền thật sự mang lại kết quả thiết thực ngay trong hiện tại nhưng do nhu cầu cuộc sống tu học hiện nay, nếu như không nỗ lực tinh tấn sắp xếp thời gian biểu cho riêng mình thì trạng thái an lạc vĩnh viễn không bao giờ có được và chúng ta mãi mãi là cái thìa đối với vị canh. Hơn nữa, giai đoạn đầu tiên khi thực hành Thiền phải có phương pháp tu tập đúng; biết hướng tâm đến đối tượng là hơi thở, dán tâm vào hơi thở dài, ngắn, ra, vào, phồng, xẹp ở nơi bụng sẽ không còn hôn trầm, thụy miên nữa.

Nếu cứ nắm giữ đề mục thật lâu, xem biết đề mục một cách rõ ràng, tu tập một cách thuần thục, rõ biết hơi thở từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt, thấy được sự thay đổi phồng xẹp ở bụng là được chánh niệm. Khi mở mắt ra, lúc xả Thiền nhưng vẫn thu thúc sáu căn. Do định tâm còn mạnh nên hành giả biết rõ thế giới bên ngoài, tâm vẫn biết rõ những cảm thọ toàn thân. Đức Phật dạy ta nên tìm những chỗ yên lặng, năng lượng đỡ hao bớt. Nếu ngồi Thiền ở nơi ồn náo, tâm không còn đủ sáng suốt để quyết định điều gì tốt đẹp được. Là người xuất gia tu tập chúng ta phải lập nguyện cho mình, sống một cuộc sống giản dị bình thường kham nhẫn với nắng mưa, lạnh nóng của thời tiết, của việc uống ăn, đạm bạc. Đức Phật cũng đã cảnh báo rằng: “Này Bà la môn, thật khó kham nhẫn, những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn cuộc sống viễn ly! Thật khó thưởng thức cuộc sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỳ kheo chưa chứng Thiền định”. [2, 42]

Đức Phật cũng thường khuyên dạy hàng đệ tử xuất gia như sau: “Này các Tỳ kheo, khi các ngươi hội họp, có hai việc cần làm:

-  Đàm luận về Phật Pháp.

-  Giữ im lặng của bậc Thánh”. [1, 260]

Do đó, “giữ im lặng của bậc Thánh” mới là hành Thiền. Ngồi yên lặng để cảm nhận trong giây phút hiện tại, tự tập cho mình có được chánh niệm bằng cách, cách ly với thế giới bên ngoài.

“Đàm luận về Phật Pháp” là phương pháp ngăn ngừa tâm lăng xăng loạn động bởi những chuyện được mất của thế gian. Đồng thời, đấy cũng là tiền đề để hướng đến bình an, hạnh phúc. Như câu chuyện kể về Thiền sư Ochu.

Chuyện kể về Thiền sư Ochu đời Kiếm Thương (khoảng thế kỷ 12 và 13) ở Nhật Bản rằng: Ô Chu – trưởng tử của Thiền sư Đạo Nguyên, dáng vẻ hào hùng, mày thanh, mắt sáng, thông minh, học rộng. Nói về giáo lý, Ngài thuyết giảng thật hùng hồn, lý lẽ minh chứng, xác thực, sắc bén như lưỡi gươm xuyên đá. Khi đến Thiền đường luôn là người vào trước mà ra sau, học không mõi mệt. Ngài thường bảo rằng: “Thà quảy một gánh sách lên núi Hy Mã Lạp Sơn chứ không thể quét một chổi” Ngài là con người của đại sự làm những việc gì to lớn như tát cạn biển đông hay quảy càn khôn trong cải đãy ta bà. Thiền sư Đạo Nguyên vẫn lắc đầu về Ngài: “có lẽ hai đến ba mươi năm nữa…”. Và đúng như thế, OChu đã từ giả đời sống môn sinh tầm thường đến tham học với người Đại Hàn, giảng sư Tích Lan, Hòa thương Tiến sĩ người Miến Điện. Lửa ngàn đời âm ĩ thiêu đốt đẩy Ngài đi từ kinh đô lên non Tây Bắc tu khổ hạnh, từ núi khổ hạnh về Đông kinh đăng đàn thuyết pháp… Ba mươi mùa hoa anh đào rụng cánh, OChu lại trở về chốn cũ năm xưa bắt đầu cuộc sống an nhàn, bình thường bằng những công tác, chẻ củi, hái rau quét lá và gánh nước. Ngài đã làm tất cả những công việc ấy với sự đam mê và sáng tạo. Ngài tìm được sự nghỉ ngơi và mới mẻ trong từng phút, từng giây của trạng thái đạt đạo. Bây giờ các pháp đều là Phật pháp, nên ở tục mà thường chơn, không còn gì chướng ngại nữa. Nên khi Thượng tọa giảng sư hỏi Ngài “Phật là gì? Pháp là gì?” Ngài chỉ biết bối rối mỉm cười: mười thứ cổ ngữ, mười lăm ngoại ngữ khác nhau không thể trả lời được… ngôn ngữ nhiều đến thế nhưng vẫn thật nghèo nàn, khiến Ngài chẳng thể trả lời và khi cất tiếng mở lời càng sai mất thôi.

Chính vì vậy, khi một người dâng trào niềm khát khao hạnh phúc, đã dệt nên những ước mơ tuyệt vời mong thắp sáng chân lý trong tim, sưởi ấm vạn triệu tấm lòng. Thì những người như thế dù phải trải qua một khoảng thời gian khả dĩ nào đó và cả khó khăn, gian khổ họ vẫn đầy đủ nghị lực mà bền lòng, kiên chí đưa ước mơ về hiện thực. Đàm luận về Phật pháp bằng ngôn ngữ, lý lẽ minh chứng hùng hồn nhưng để thể nhập Phật pháp lại bằng sự im lặng tuyệt đối. Để từ cái hiểu biết thuộc về trí văn và trí tư mà hiểu được bản chất thật của tục đế mà dần hướng về trí tu bằng con đường thiền quán.

Từ đó, mới thấy rõ mối dây liên hệ của tục đế và chơn đế, cũng như hiểu rõ thân và tâm thì những ô nhiễm biến mất, ví như ánh sáng xuất hiện thì bóng tối không còn.

2.  ỨNG DỤNG THIỀN TRONG XÃ HỘI:

Cuộc sống hôm nay có quá nhiều thành tựu mà con người tạo ra. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với niềm tự hào ấy là nổi âu lo, bất trắc về bệnh tật thiên tai, tội ác và những điều nông nỗi trong suy nghĩ của lớp trẻ kế thừa. Đó cũng là 2 mặt của đời sống hiện tại, cho nên, nếu chấp nhận sự phát triển đời sống vật chất bằng niềm tự tin, hãnh diện thì cũng là chấp nhận nỗi đau, lo toan – bề trái của những hạnh phúc vật chất. Nên ta tự hỏi rằng: liệu có con đường nào khác hay không? Cũng như một nhà sữa chữa, khi xây phía này được hoàn thành đẹp đẽ, phía kia lại được bắt đầu. Hơn nữa, một nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã nói rằng: “Con người hiện đại có một chân bị cột vào máy bay phản lực, còn chân kia thì bị kẹt cứng vào chiếc xe bò” vì bởi những hiện thực cụ thể và những ước vọng mãi là những hướng ngược chiều nhau. Nên mỗi ngày con người cứ tiếp nhận thêm  chông chênh khập khiễng bởi những khiếm khuyết, đổ vỡ trong cuộc sống.

Con đường để củng cố những khiếm khuyết, đổ vỡ tất cả được bắt đầu từ tâm thức mà tâm thức sẽ được huấn luyện bằng  phương pháp Thiền Vipassana. Theo Hòa thượng Minh Châu thì thiền nhằm đối trị sợ hãi và thăng hoa cuộc sống, đến với phương pháp thực tập này không có sự khu biệt, chọn lựa đối tượng nào có thể thực hành và không thể thực hành. Cho nên thiền đã đến với muôn mặt đời sống và đem lại hiệu quả rất thực tiễn.

Cuộc sống không ai tránh khỏi lỗi lầm nhưng vĩ đại hơn là những người có lỗi biết tự sửa mình. Mà quá trình quay lại nhìn mình, soi sáng lại chính mình thật sự là không đơn giản mà bất cứ người nào cũng có cơ hội tiếp xúc, thực hành. Lại nữa, những người sống trong hoàn cảnh bắt buộc, điều kiện hiểu biết không được tiếp cận nên dễ dàng bị rơi vào cạm bẫy của tham lam, sân hận, si mê. Vì thế cuộc sống của họ rơi vào con đường bế tắc vì tù tội. Thiền đến với những người trong hoàn cảnh ấy cũng như ánh sáng của mặt trời vụt sáng trên cao chiếu soi xuống vạn mà không vật gì ẩn núp được. Trong lúc ấy, Thiền là ánh sáng soi sáng, tiếp sức cho họ vượt thoát khổ sở, u sầu. Theo Thiền sư viện chủ S.N.Goenka giải thích “Nhà tù, theo ý nghĩa thực sự là đưa người ra khỏi khổ đau và sai lầm của họ”. “Tôi rất vui mừng khi Thiền vipassana đã và đang được thực hành trong các nhà tù. Điều này chắc chắn sẽ là tấm gương quý báu cho toàn thế giới. Nhà tù nên duy trì như thế nào và các phạm nhân trong tù nên được cải tạo giáo dục ra sao để khi rời khỏi tù họ trở thành người hữu ích chứ không phải là một tệ nạn cho xã hội. Và thiền quán được thực hành ở đây, bởi vì thiếu hành trì (sự quán chiếu) và th anh lọc nội tâm ngay từ cội nguồn các thói quen tật xấu của con người đã gây nên tội phạm và tệ nạn xã hội”.

Đức Phật cũng đã từng dạy rằng:

“Hận thù diệt hận thù,

Đời này không có được.

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu.” [9, 5]

Vì thế, thực tập Thiền cũng như chiếc chìa khóa để họ giải thoát các xiềng xích trói buộc ở trong tâm họ. Đối với họ nỗi khổ đau ở trong tâm còn khổ sở hơn rất nhiều so với xiềng xích chân tay. Thực tập Thiền trong tù được tổ chức ngày một phổ biến nhất là ở Ấn Độ. Khóa thiền đầu tiên được áp dụng vào năm 1975 tại nhà tù Jaipur, Rajasthan (Bắc Ấn). Sau đó, chín năm, Thiền Vissapana nhanh chóng được truyền bá khắp Ấn Độ như Mahratra, Andhra Pradesh, Karnataka (thuộc Nam Ấn) và Gujarat (Tây Ấn). Thiền Vipassaan đã được giới thiệu như là một “biện pháp canh tân nhà tù”. Sở dĩ, biện pháp này được xem trọng là do hiệu quả của nó đem lại. Vì đã có rất nhiều phạm nhân đã tự  hoàn thiện đời sống tưởng như bế tắc của họ tự hướng đời sống mới: lương thiện, bình an. Trong quá trình chuyển hóa đó, chúng ta không hề thấy bóng hình của thần thông, biến hóa.

“Hiện nay, có trên 50 khóa thiền Vipassana được tổ chức hằng năm bên trong các nhà tù Ấn Độ. Mới đây, một khóa thiền đặc biệt được tổ chức cho các phạm nhân cai nghiện “ma túy” trong nhà tù Jihar. Chính quyền nhà tù trên Ấn Độ yêu cầu tổ chức các khóa Thiền Quán càng gia tăng và những quốc gia trên thế giới cũng bắt đầu phát triển việc tổ chức hướng dẫn thiền vipassana trong nhà tù”. [12]

Việc tu tập không chỉ giành riêng cho những lão ông, lão bà đèn khuya bóng xế hoặc giành cho những người thất cơ lỡ vận, ê ẩm thấm thía nỗi đau thành bại, được mất trên muôn nẻo đường đời. Nếu hiểu rằng Thiền là nơi để người ta lưu trú khi lòng đầy sóng bể khổ đau thì mãi là người bên ngoài biển tuệ. Vì Thiền là tinh thần hỷ xả, từ bi để tự mỗi người xoay chuyển lòng mình, soi sáng tâm hồn tìm lại hạnh phúc bằng đôi tay, khối óc. Vì thế, Thiền có sự ảnh hưởng sâu sắc đối với những người lầm đường, lạc lối. Đồng thời, còn thăng hoa cuộc sống giành cho mọi người trong các ngày nghề khác như: bác sĩ, kỹ sư, học giả và có cả những linh mục tham gia các khóa Thiền, đơn cử như linh mục Tom Stella ở Colorado cũng đã rất siêng năng trong việc thực tập Thiền định.

Sở dĩ Thiền định được phát triển một cách sâu rộng như vậy là phản ảnh hiệu quả thiết thực của quá trình chuyển hóa khổ đau. Trong bài A Brief History of Buddhism, Kalinga Senerathue đãnhận định rằng: “Ngày nay, chúng ta thấy có sự chú ý nhiều đến Phật giáo hơn trước ở phương Tây. Nhiều học giả đã tiên đoán rằng trong thế kỷ tới, Phật giáo có thể trở thành một tôn giáo chính ở phương Tây”.

3.         THIỀN QUÁN CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HIỆN TẠI LẠC TRÚ VÀ GIẢI THOÁT:

Ngày nay, trên thế giới mọi người đã cảm nhận được những điều lợi ích do thiền định mang đến. Cho nên, họ mạnh dạn bước vào con đường huấn luyện tâm thức mà không e ngại con đường ấy với rất nhiều nhiêu khê tự đòi hỏi khả năng tự lập, vững chãi, bằng niềm tin kiên cố, trí tuệ sáng suốt để quyết trạch về con đường hướng đến hạnh phúc thật sự mà hiệu quả của việc hành thiền được tóm tắt như sau:

“- Nếu quý vị là người bận rộn, thiền có thể giúp quí vị tránh khỏi sự căng thẳng và cảm nhận được sự giải thoát.

- Nếu quý vị là người lo âu, thiền có thể giúp quý vị an lạc và làm cho nội tâm thanh tịnh.

- Nếu quý vị có những vấn đề nan giải thiền có thể giúp quí vị phát huy sự can đảm và sức mạnh để đối phó cũng như khắc phục chúng.

- Nếu quý vị thiếu tự tin, thiền có thể giúp quí vị thành đạt được sự tự tin, mà tự tin là bí quyết thành công trong đời sống.

- Nếu quý vị sợ hãi trong lòng, thiền có thể giúp quí vị hiểu được nguyên nhân gì làm cho quí vị sợ hãi rồi sau đó có thể khắc phục được sự sợ hãi trong tâm.

- Nếu quý vị luôn luôn bất mãn mọi điều và trong cuộc sống dường như không được thuận duyên, thiền có thể giúp quý vị cơ duyên để phát huy và duy trì sự toại nguyện trong lòng.

- Nếu quý vị thất vọng và khổ đau là vị thiếu sự hiểu biết về cuộc đời thế gian, thiền thực sự có thể hướng dẫn  và giúp ích cho quý vị hiểu biết về bản chất tạm bợ của các pháp thế gian.

- Nếu quý vị là người giàu có, thiền có thể giúp ích cho quí vị ý thức được bản chất giàu có và phương pháp sử dụng nó, chẳng những tạo hạnh phúc cho mình mà còn cho cả người khác nữa.

- Nếu quý vị là người nghèo khổ, thiền có thể giúp ích cho quý vị phát huy sự toại nguyện trong lòng và không  còn có tâm đố kỵ với người hơn mình.

- Nếu quý vị là người trẻ tuổi đang ở giữa ngã tư cuộc đời và không biết con đường nào để đi, thiền có thể giúp cho quý vị định hướng đúng để đạt được mục đích mà mình chọn lựa.

- Nếu quý vị là người lớn tuổi sống cuộc đời buồn tủi, thiền có thể mang lại cho quý vị một sự nhận thức thâm sâu về cuộc đời; dần dần, sự nhận thức này sẽ làm vơi đi niềm đau nổi khổ và tăng trưởng niềm vui trong cuộc sống.

- Nếu quý vị là người hay giận dỗi, thiền có thể giúp quý vị phát huy sức mạnh để khắc phục lại tính yếu hèn của sân hận, bực bội và oán thù, để trở thành một con người điềm tĩnh và thanh tịnh.

- Nếu quý vị là người hay ganh tị, thiền có thể giúp quý vị hiểu biết thái độ tâm tiêu cực đó, vì loại tâm này sẽ không bao giờ đóng góp bất cứ điều lợi ích gì cho quý vị.

- Nếu quý vị là người nghiện ngập rượu chè hay ma túy, thiền có thể giúp quý vị khắc phục thói quen nguy hại đó mà quý vị từng bị nó sai sử làm nô lệ.

- Nếu quý vị là người có tâm hồn không bao dung, thiền có thể giúp quý vị tăng trưởng sự hiểu biết, mà hiểu biết sẽ giúp ích cho quý vị tăng trưởng sự hiểu biết, mà hiểu biết sẽ giúp ích cho quý vị và những người thân để tạo nên tình thân thương.

- Nếu quý vị bị ảnh hưởng mạnh mẽ những cảm xúc, dễ bị lầm đường lạc lối, thiền giúp cho quý vị có một nhận định sáng suốt hơn.

- Nếu quý vị đau khổ vì những điều mất thăng bằng nào đó như là hụt hẫng tinh thần và tâm thức nhiều âu lo, thiền có thể xây dựng và trang bị lại lực lượng thân tâm vững chắc đặc biệt là để phục hồi sức khỏe và những vấn đề căng thẳng của tinh thần.

- Nếu quý vị là người có tâm linh yếu ớt, thiền có thể củng cố tâm linh để làm gia tăng sự can đảm và khắc phục những sự yếu hèn trong tâm của quý vị.

- Nếu quý vị là người thông minh, thiền sẽ mang lại cho quý vị trí tuệ cao cả. Khi ấy quý vị sẽ nhận chân các pháp một cách dễ dàng và không còn cảm nhận chúng giống như trước đây nữa”. [12]

Đó chính là những lợi ích thiết thực trong đời sống của mọi người. Vì vậy, thiền là để sống và thể nghiệm. Hòa thượng Minh Châu cũng nói về những lợi ích của Thiền.

1. Thiền có công năng đoạn trừ các dục, khiến cho ác ma không thấy đường lối quay về.

2.  Thiền có khả năng đối trị sợ hãi.

3.  Thiền đem lại lợi ích cho hành giả.

4.   Thiền đưa đến thành tựu trí tuệ, đưa đến giác ngộ giải thoát.

Qua những lợi ích trên, chúng ta thấy rằng Thiền là một pháp môn với những hành tướng đặc biệt và phong phú, đa dạng.

Mà cuộc sống giải thoát, Niết bàn được bắt đầu từ sự thực hành tứ niệm xứ. Qua phương pháp thiết thực là hạt ngọc quý giá trong kho tàng kinh điển, mà mỗi chúng ta có thể mài giũa bằng sự thể nghiệm tu trì biến giáo lý trên giấy mực khô cằn thành dòng máu nóng luân lưu nuôi dưỡng cơ thể. Vì thế, dẫu giàu sang hay nghèo hèn thiện lương hay tội lỗi, đều có khả năng hiểu biết về Thiền và thực tập Thiền để được sống bình an, trí tuệ. Chúng ta với thân phận làm người cũng như một chiếc máy vi tính mà trong đó: đời sống tâm linh như một trang web độc đáo, phong phú mà tự ta cần truy cập. Để từ đó có cách sống khác: thật thà, hiểu biết. Tất cả đều phải được bắt đầu từ đây – những phút giây hiện tại… Đang bước chân trên đất, nghe tiếng chuyển mình của mầm xanh cây cỏ, nghe tiếng thở của gió dịu dàng… Đang uống trà, thưởng thức được vị đậm đà đang luân lưu trong bầu huyết quản… Đang nhặt cỏ, hái rau, sửa soạn bữa an bằng tất cả sự tin yêu, trân trọng và thông cảm, sẽ chia cho nhau bằng chính đôi tay nhiệm màu của mình. Thiền sư Soko Morinaga cho rằng: Ngay cả trong công việc phù du nhất như sửa soạn bữa ăn cũng có thể là du hí tam muội được. Hay chúng ta hãy “rửa từng cái chén ăn cơm như đang tắm một vị Phật” (TS Nhất Hạnh).

KẾT LUẬN

“Chẳng phải một phen sương lạnh buốt

Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”

(Thiền sư Hoàng Bá)

Chúng ta ai cũng mong mình là người hiểu biết (trí tuệ) và sống được đời bình an, thanh thản. Nào ai có nghĩ rằng hạnh phúc có giá trị nhất là phải tự thân tìm thấy nó ngay trong lòng của khổ đau. Vì bởi, người ta không có những phút giây thăng trầm trong cuộc chiến đấu, vượt lên những khúc mắc dày vò luyến thương, ghét bỏ của chính mình. Tự thân lặn hụp trong đời sống nội tâm – trong góc tối của lòng mình đầy những vô minh, trần cấu mà khơi nguồn tát nước, vén áng mây mờ để xua tan những nổi khổ, niềm đau. Cho hiểu lộ tâm thái sâu trầm, tĩnh lặng như mặt nước đầy không gợn sóng, phản chiếu trọn vẹn ngoại cảnh một cách nhi nhiên, trong sáng.

Thiền vipassana là pháp môn tịch tĩnh, thù diệu thuần nhất theo lộ trình Giới – Định – Tuệ. Là con đường chính thống không gây tác dụng phụ gì cho thân và tâm mà còn giúp hành giả chứng hiện tại lạc trú, có khả năng đoạn tận tham ưu, vơi nhẹ các bất thiện nên hoàn toàn được xem là nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng. Do đó mỗi người cần thực tập một cách kiên trì, giản dị mười lăm phút, hai mươi phút, sáu mươi phút và sống trọn vẹn trong từng hơi thở vô ra, dài ngắn… thưởng thức không khí trong lành, nhờ hơi thở điều hòa, nhờ nuôi dưỡng các cảm thọ hỷ lạc, nhờ tâm gột sạch các triền cái nên con mắt sáng suốt, thân thể khỏe mạnh, tim, mạch, phổi hoạt động điều hòa sẽ giúp hành giả tiến dần đến cứu cánh phạm hạnh, chứng được tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Thiền là thế đó, thật huyền diệu, nhiệm màu, sống động. Vì thế, hãy đến với Thiền bằng trái tim đầy nhựa sống, bằng niềm tin kiên định. Và đừng đến như một dạo chơi, vì như thế Thiền chỉ là kiến thức, là sách vở, là sự xơ cứng mà thôi.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]  Thích Minh Châu, Kinh Thánh Cầu, Trung Bộ I, dịch năm 1986

[2]   Thích Minh Châu, Kinh  Sợ Hãi Và Khiếp Đảm, Trung Bộ I, dịch năm 1992

[3]  Thích Minh Châu, Kinh Bốn Niệm Xứ, Trung Bộ I, dịch năm 1991

[4]   Thích Minh Châu, Trung Bộ I, dịch năm 1992

[5]   Thích Minh Châu, Kinh Nhất Dạ Hiền Giả, Trung bộ III, năm 1991

[6]    Thích Minh Châu, Tạp A Hàm

[7]   Thích Minh Châu, Hành Thiền một nếp sống lành mạnh trong sáng, xuất bản năm 2002

[8]   Thích Minh Châu, Tương ưng bộ V

[9]  Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú

[10]   Thích Minh Châu, Tạp A Hàm

[11]   Thích Chơn Thiện, Tìm vào thực tại

[12]  http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/010-tm-loiich.htm

 

Nguồn: dentutraitim.com

---o0o---

@ Tuyển tập các bài luận văn@

---o0o---