Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.

Tại Sao Người Hoa-kỳ Thương Yêu Đức Đạt Lai Lạt Ma

03 Tháng Tám 201612:37 SA(Xem: 3240)
Tại Sao Người Hoa-kỳ Thương Yêu Đức Đạt Lai Lạt Ma

TẠI SAO NGƯỜI HOA-KỲ 
THƯƠNG YÊU ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
Why Americans Love The Dalai Lama
Jessica Ravitz | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 
 Source-Nguồn: www.cnn.com - Bài Đăng Ngày 22/2/2010
tai-sao-nguoi-hoa-ky-thuong-yeu-duc-dat-lai-lat-ma

Tại Sao Người Hoa-Kỳ Thương Yêu Đức Đạt Lai Lạt Ma 

ĐIỂM NỔI BẬT CỦA BÀI VIẾT NẦY:

- Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, được rất nhiều tổ chức, và đoàn thể ở Hoa Kỳ hâm mộ ngài

- Tâm bình an của ngài truyền cảm hứng cho nhiều người; một cuộc bỏ phiếu thăm dò ý kiến cho thấy có 56% người Hoa Kỳ ngưỡng mộ ngài

- Ngài lấp đầy chỗ trống của hai biểu tượng là ông Gandhi, và ông Martin Luther King (MLK), một người trong ban chấp hành của Tibet House nói như thế

- Đạo Phật giúp cho ngài không bị dính mắc vào danh vọng, và sự nổi tiếng, cũng như giúp ngài không tự kiêu vì cái-tôi của mình

(CNN) Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được rất nhiều giải thưởng, và ngài được xem là một trong những người gây ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ngài nói chuyện trong các phòng hội-thoại đầy kín người, và ngài vẫy tay chào các đám đông, đang đứng xếp hàng dọc theo các đường phố, để may mắn trông thấy ngài trong vài giây phút ngắn ngủi. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt tay với vô-số người có tước-vị cao trên thế giới, và ngài đã có một số lượng người hâm mộ to lớn trên trang Facebook, mà có thể tương đương với các ngôi sao màn bạc của Hollywood.  

Ngài là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, là vị lãnh đạo tinh thần 74 tuổi của Tây Tạng, và cũng là người đứng đầu của chính phủ lưu vong Tây Tạng, có trụ sở ở Dharamsala, Ấn Độ. Và cho dù ngài tự miêu tả mình, trong trang mạng của ngài là "một nhà sư Phật Giáo đơn giản," nhưng qua tình thương yêu đối với ngài, của rất nhiều người Hoa Kỳ, và của nhiều người ở quốc gia khác, thì luôn luôn vững chắc, không nghi ngờ, bởi vì họ xem ngài là một biểu tượng cao quý - cho dù ngài có nhìn nhận như thế hay không.

"Tôi rất mong muốn được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi rất mong muốn được đi tham dự buổi nói chuyện của ngài," bà Jerilee Auclair, 55 tuổi, ở Vancouver, Washington, nói như thế vì bà vẫn chưa có được niềm vui nầy. "Tôi khát khao có được cơ hội nầy. Tôi xem lịch trình của ngài, để biết khi nào ngài tới khu tôi ở ... Tôi thương yêu những gì mà ngài biểu tượng. Tâm bình an của ngài truyền cho tôi cảm hứng, để tôi đi tìm tâm tôi, mỗi ngày."

Bà không phải là người duy nhất, ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Một cuộc thăm dò của CNN/Opinion Research Corp công bố vào ngày Thứ Năm, cùng ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm viếng Tòa Bạch Ốc, cho thấy là có 56% người Hoa Kỳ ngưỡng mộ ngài, đặt ngài "ở cùng một vị trí với những nhà lãnh đạo tôn giáo lớn khác," Giám Đốc Phiếu-Thăm-Dò CNN, Keating Holland nói. Bảng xếp hạng về sự ngưỡng mộ cho Đức Giáo Hoàng là 59%, và Billy Graham là 57%, có nghĩa là các con số nầy giống như nhau."

Bảng xếp hạng trên là một điều đặc biệt, đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, một người sống ở phía xa xôi, bên kia quả địa cầu, một người đã tranh đấu nhiều chục-năm để bảo vệ cho một nền chính trị và văn hóa mà nhiều người không hiểu, và ngài đã sống theo một truyền thống mà chỉ có số ít người Hoa Kỳ biết đến và gìn giữ. Số người Hoa Kỳ theo Đạo Phật là ít hơn 1 phần trăm (1%), và trong số nầy có ít hơn là 0,3 phần trăm (0,3%) là theo Phật Giáo Tây Tạng, theo thống kê của The Pew Forum On Religion & Public Life.

Tuy nhiên, những gì ngài đại diện gây tạo ra những âm thanh vang dội, đến những người Hoa Kỳ mà đang cần một người như Đức Đạt Lai Lạt Ma để giúp đỡ về mặt tinh thần, Ganden Thurman nói như thế, ông là giám đốc điều hành của Tibet House ở thành phố Nữu Ước, một tổ chức dành riêng cho việc bảo tồn nền văn minh, và văn hóa của người Tây Tạng.

"Đức Đạt Lai Lạt Ma đại diện cho người đạt được hòa-bình qua con-đường hòa bình, và giờ đây các ông Gandhi và Martin Luther King không còn nữa, ngài là người thế chỗ cho địa vị đặc biệt nầy," ông nói. "Ngài nói rằng ngài là 'một nhà sư đơn giản,' nhưng điều nầy làm khó cho ngài trong thực tế. Vì, ngài là một nhà sư đang gánh vác trên vai nhiều trách nhiệm, chuyên chở các niềm hy vọng, và các niềm ước mơ của hàng triệu người dân Tây Tạng ... Ngài đang làm hết sức mình với trách nhiệm nầy, và tôi xin nói thẳng, ngài là loại người làm cho chúng ta ngưỡng mộ."

Tuy nhiên, anh Thurman, 42 tuổi, luôn luôn đối xử tôn kính với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bố của anh là ông Robert Thurman, đồng sáng lập ra Tibet House, là một vị giáo sư nghiên cứu Phật Giáo Ấn Độ-Tây Tạng tại Đại Học Columbia, và ông giữ ghế đặc-biệt đầu tiên (ông được giải thưởng uy tín, endowed chair) về Nghiên Cứu Phật Giáo Phương Tây, theo tiểu sử trực tuyến của trường đại học nầy. Ông bố Thurman, cũng là bố của nữ diễn viên Uma Thurman, ông cũng là học trò riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và vì mối quan hệ nầy mà người con trai của ông đã gặp vị lãnh đạo tinh thần lần đầu tiên.

"Kỷ niệm đầu tiên của tôi khi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, là khi tôi 4 tuổi. Tôi là cậu bé ngỗ nghịch, 4 tuổi," anh nói với tiếng cười vang, chúng ta đoán rằng anh ta có thể đã nhảy lên người Đức Đạt Lai Lạt Ma, và anh ta đã giật lấy cái kính đeo mắt của ngài. "Lúc đó, nghi thức ngoại giao thì đứng ở vị trí thấp trong danh sách các ưu tiên của tôi."

Tenzin Tethong đã quen biết Đức Đạt Lai Lạt Ma từ khi ông còn là một cậu bé. Ông làm việc trong chính phủ lưu vong, và ông phục vụ như người đại diện cho nhà lãnh đạo tinh thần ở Nữu Ước, và Washington trong những năm 1970, và 1980. Giờ đây ông là chủ tịch Tổ Chức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ở thành phố Redwood, tiểu bang California, là tổ chức nhằm thúc đẩy hòa bình, Tethong nói rằng ông đã tổ chức chuyến viếng thăm đầu tiên cho nhà lãnh đạo Tây Tạng đến Hoa Kỳ vào năm 1979, 20 năm sau khi ngài phải sống lưu vong.

Khi nhớ lại, ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma không chắc là chuyến viếng thăm nầy sẽ thành công, bởi vì vào những năm đầu của thập niên 1970, Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà từ lâu họ đã xem Đức Đạt Lai Lạt Ma là mối đe dọa cho sự thống nhất quốc gia của họ, về vấn đề tự chủ của người Tây Tạng. Tuy nhiên, khi họ đến theo lời mời của các trường đại học và các nhóm tôn giáo khác nhau, rồi người Hoa Kỳ bắt đầu đam mê Đức Đạt Lai Lạt Ma - họ tò mò về quá khứ thú vị, khác thường của ngài, về niềm tin, và về những bài giảng dạy của ngài, tuy ngắn và đơn giản nhưng lại rất rõ ràng, vào thời bấy giờ, ông Tethong nói.    

Trong nhiều chục-năm kể từ khi đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma càng ngày càng nổi tiếng, khi người Hoa Kỳ đã hiểu biết thêm về sự quyết tâm của ngài trong sự đấu tranh bất bạo động, trong nỗ lực hòa hợp giữa các tôn giáo, và nhiều điều khác nữa. Vào năm 1989, ngài đã đoạt giải Nobel Hòa Bình. 

Những người nổi tiếng ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma, như diễn viên Richard Gere, đã giúp cho sự đấu tranh của ngài, và dân Tây Tạng nổi bật lên trong nền văn hóa phổ-biến hiện đại, họ cũng phát hành trong dòng-chính một số phim như "Bẩy Năm Sống Ở Tây Tạng" với diễn viên Brad Pitt, và "Kundun" (tên người Tây Tạng thương yêu gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma) của đạo diễn Martin Scorsese.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện nhiều hơn trên phương tiện truyền thông, thì các bảng dán trên các cản-xe như "Tự Do Cho Tây Tạng" ngày càng thịnh hành, cùng sự xuất hiện của các lá cờ cầu nguyện của người Tây Tạng ở vùng ngoại ô, và trên Facebook nơi các người hâm mộ ngợi-khen ngài hết lời.

"Đức Đạt Lai Lạt Ma, cầu chúc ngài có một ngày vui vẻ, và dễ chịu khi gặp Tổng Thống Obama! Xin Chắp Tay Chào Ngài (Namaste)" một phụ nữ đã viết hôm Thứ Năm. "Cảm ơn ngài đã cho chúng tôi tình thương yêu, sự dìu dắt, và trí tuệ ... ngài đã thay đổi cuộc đời tôi", một người đàn ông viết thêm vào. Và sau đây là một sinh viên đại học hâm mộ ngài: "Đức Đạt Lai Lạt Ma!! Ngài chiến thắng những người xấu ác!!"

Để tâm ngài không bị vướng bận vì quá nhiều sự chú ý như nói trên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm gì?

"Khi một người trở nên nổi tiếng, họ thường bị cảm xúc lôi kéo đi, có phải vậy không? Mặc dù ngài được mọi người tôn kính, cũng như sùng bái, Đức Đạt Lai Lạt Ma thì rất ý thức về điều nầy" Tethong nói. "Một trong những sự thực tập của Phật Giáo là chúng ta luôn luôn nhận biết về cái-tôi, chú ý đến cái-tôi, để không bị cái-tôi lôi kéo chúng ta đi."

Đức Đạt Lai Lạt Ma không câu nệ hình thức - ngài đùa nghịch ném tuyết vào các phóng viên đứng bên ngoài Tòa Bạch Ốc vào ngày Thứ Năm - con người ngài thực tế, tỏa ra sự thân thiện, và lòng tử tế, cùng tính tình vui vẻ khiến cho ngài dễ thương, những người ngưỡng mộ ngài nói như thế. 

"Đức Đạt Lai Lạt Ma vô cùng tốt đẹp, vì ngài có tâm trong sạch - ngài là một người đàn ông hết-sức đáng yêu. Ngài sống theo các giá trị cao-quý của ngài" Jami Metzl nói, ông là phó chủ tịch của Asia Society, một tổ chức toàn cầu nỗ-lực tăng gia sự thông-cảm trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Á Châu. "Nhận ra được một người mà sống theo các nguyên tắc đạo đức, tích cực như thế giúp cho tất cả mọi người phát triển."

Metzl nói rằng ông đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ba lần, và mặc dù chính phủ Trung Quốc buộc tội ngài, Metzl nói rằng họ vô tình giúp cho mọi người chính thức ủng hộ, và nhìn nhận ngài. Khi người Trung Quốc tuyên bố Đức Đạt Lai Lạt Ma là "con chó sói đội lông con cừu", ông Metzl nói điều nầy không đúng với những gì mọi người đã đọc và trông thấy ở ngài, "người Trung Quốc đang làm một điều tuyệt vời, để biến ngài thành một ngôi sao nhạc rock." 

Nhưng để trân quý Đức Đạt Lai Lạt Ma nhiều hơn, thì chúng ta hãy sống gần ngài, ông Charles Raison nói, ông là bác sĩ tâm thần của Trường Đại Học Y Khoa Emory. 

Raison, là người đã tham gia vào một chương trình mà các bác sĩ Tây Phương cùng làm việc, và cùng trao đổi sự giảng dạy với các nhà sư Phật Giáo, kể lại thời gian khi ông, cùng vợ ông và một số người khác gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, cách đây bốn năm.

"Nhiều người, kể cả tôi, có một kinh nghiệm rất cảm động khi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lúc đó trong tôi, dòng nước mắt dường như không ngừng tuôn chảy." ông nói. Và vợ tôi, người mà ông nói "không có niềm tin vào tôn giáo" thì "gương mặt cô rạng rỡ với nụ cười."

Ông nói rằng từ lâu các nghiên cứu cho biết con người có phản ứng vật lý đối với các hành vi, với các cảm xúc, và ngay cả với mùi hương tỏa ra từ những người khác.

Ông nói thêm, "các người Phật Tử tin rằng mùi hương ngọt ngào tỏa ra từ một vị thiện thần - cho thấy dấu hiệu vị nầy đạt được sự thăng tiến về tâm linh." 

Why Americans Love The Dalai Lama 

STORY HIGHLIGHTS:

- The Dalai Lama, Tibet's spiritual leader, has broad base of fans in America

- His sense of peace inspires; 56 percent of Americans view him favorably, poll shows

- He fills symbolic placeholder left by Gandhi and MLK, Tibet House executive says

- Buddhism helps him avoid trappings of fame, by not allowing ego to take over

(CNN) He's been decorated with awards and called one of the world's most influential people. He's addressed packed auditoriums and waved to crowds who line streets just to catch a passing glimpse of him. He's shaken the hands of countless global dignitaries and earned a fan base following on Facebook that might rival that of Hollywood stars.

He is His Holiness the 14th Dalai Lama, the 74-year-old spiritual leader of Tibet and the head of the Tibetan government-in-exile, based inDharamsalaIndia. And though he describes himself, according to his Web site, as "a simple Buddhist monk," the love so many Americans and others have for him has, no doubt, bestowed on him iconic status -- whether he sees it that way or not.

"I'd love to be in his presence. I'd love to be in an audience where he speaks," said Jerilee Auclair, 55, of VancouverWashington, who has yet to have that pleasure. "I yearn for it. I watch his schedule to see if/when he'll be in my area. ... I love what he stands for. His inner peace inspires me to find mine, daily."

She's far from alone in her admiration.

A CNN/Opinion Research Corp. survey released Thursday, the same day the Dalai Lama visited the White House, showed that 56 percent of Americans hold a favorable view of him, putting him "in the same neighborhood as other major religious figures," said CNN Polling Director Keating Holland. "Favorable ratings for the pope, at 59 percent, and Billy Graham, at 57 percent, are virtually identical."

Not bad for a guy who lives on the opposite side of the globe, is entrenched in a decades-old political and cultural struggle many don't understand, and lives according to a tradition few Americans follow. Less than 1 percent of Americans identify themselves as Buddhist, with less than 0.3 percent of those being Tibetan Buddhist, according to The Pew Forum on Religion & Public Life.

But what he represents resonates with Americans who may need a figure like the Dalai Lama to look to, said Ganden Thurman, executive director of New York City's Tibet House, an organization dedicated to preserving Tibetan culture and civilization.

"He stands for achieving peace by way of peace, and since Gandhi and Martin Luther King aren't around, he's a placeholder for that kind of position," he said. "He says he's a 'simple monk,' but that's wishful thinking. He's a monk that's been saddled with the responsibility of shouldering the hopes and dreams of millions of Tibetan people. ... He's doing the best he can with that, and frankly, these are the kind of people we admire."

Not that Thurman, 42, always treated the Dalai Lama with this kind of reverence. His father, Robert Thurman, co-founded the Tibet House, is an Indo-Tibetan Buddhist studies professor atColumbia University and holds the first endowed chair in Buddhist studies in the West, according to the university's online biography. The older Thurman, who also happens to be the father of actress Uma Thurman, was a personal student of the Dalai Lama, and it was through this relationship that his son first met the spiritual leader.

"My earliest memory of meeting him, I was around 4. I was a pretty rambunctious 4-year-old," he said with a laugh, guessing that he probably jumped on His Holiness and grabbed at the man's glasses. "Diplomatic protocol wasn't high on my list of priorities."

Tenzin Tethong has known the Dalai Lama since he was a child. He worked in the exile government and served as the spiritual leader's representative in New York and Washingtonduring the 1970s and 1980s. Now the president of The Dalai Lama Foundation, a Redwood City,California, organization that promotes peace, Tethong said he organized the Tibetan leader's first visit to the United States in 1979, 20 years after he had gone into exile.

He recalled not being sure they'd be able to pull off the visit because by the early 1970s, theU.S. had normalized its relations with China, which has long viewed the Dalai Lama as a threat to its national unity on the issue of Tibetan autonomy. But they came at the invitation of various colleges and religious groups, and the American fascination with the Dalai Lama -- the curiosity about his exotic past, his beliefs and his teachings -- spoke volumes then, Tethong said.

In the decades since, the Dalai Lama's star power has only risen as Americans have learned more about his commitment to nonviolence, interfaith outreach and more. For starters, there was that Nobel Peace Prize he won in 1989.

High-profile supporters, like actor Richard Gere, helped give him and his people's struggles pop culture prominence, as did several mainstream films including "Seven Years in Tibet," starring Brad Pitt, and "Kundun," directed by Martin Scorsese.

With the increased exposure, there has also been a growing prevalence of "Free Tibet" bumper stickers, the appearance of Tibetan prayer flags in suburbia and Facebook fans who shower the Dalai Lama with praise.

"Have a nice and easy day with Obama! Namaste," one woman wrote Thursday. "thank you for all your love, guidance and wisdom ... u changed my life," a man added. And then this from a college-student fan: "HH Dalai Lama!! You kick metaphorical ass!!!"

How has all this attention not gone to his head?

"When fame happens, people get carried away, right? The Dalai Lama, despite tremendous adoration as well as adulation ... is very conscious of that," Tethong said. "One of the Buddhist practices is to always be very aware of one's self and how one looks at one's self and not to be carried away with one's ego."

Not standing on formalities - he playfully threw snow at reporters outside the White House on Thursday - staying grounded and his constant ability to exude warmth and joy have made him easy to love, people who admire him say.

"He really is the real deal - a truly loveable guy. He lives his values," said Jamie Metzl, executive vice president of the Asia Society, a global organization that seeks to increase understanding and relationships between theU.S. and Asia. "Recognizing someone who lives their life according to such positive principles helps us all grow."

And Metzl, who said he's met the Dalai Lama three times, suggested the Chinese government, through its denunciation of the spiritual leader, has bolstered his recognition. He said that by saying the Dalai Lama is "a wolf in sheep's clothing," a claim Metzl said doesn't match what people read and see, "the Chinese are doing a great deal to turn him into a rock star."

But nothing does more to make people appreciate the Dalai Lama than being with him, said Charles Raison, a psychiatrist with EmoryUniversity Medical School.

Raison, who's been involved in a program where Western doctors work with and exchange teachings with Buddhist monks, recounted a time when he, his wife and several others met with the Dalai Lama about four years ago.

"Many people, myself included, have a powerful experience in his presence. I nearly erupted in tears," he said. And his wife, whom he said "does not have a religious bone in her body" was "just beaming."

He said studies have long shown that people have a physiological response to the behaviors, feelings and even smells put forth by others.

"Buddhists," he added, "say that sweet smells come from a saint -- a mark of spiritual advancement."


Source-Nguồn:
http://www.cnn.com/2010/LIVING/02/22/americans.love.dalai.lama/