Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Tài liệu tham khảo
1. Kinh Hoa Nghiêm, Thích trí Tịnh dịch.
2. The Flower Ornament Scripture, A translation of The Avatamsaka Sutra, by Thomas Cleary. Shambala. Boston & London, 1993.
3. Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方 廣 佛 華 嚴 經) Đường Vu Điền Quốc Tam Tạng Sa Môn Thật Xoa Nan Đà dịch. Bộ Hoa Nghiêm này ngoài bốn quyển gồm 39 phẩm như trong bộ Kinh Hoa Nghiêm của Thích Trí Tịnh, tức là của Đường Vu Điền quốc Tam Tạng Sa Môn dịch, còn có 2 quyển Phổ Hiền Hạnh Nguyện do Đường Kế Tân Tam Tạng Bát Nhã phụng chiếu dịch. Phật đà Giáo Dục Cơ Kim Hội ấn tặng.
4. Thiện Tài Đồng tử ngũ thập tam tham đồ tán (善 財 童 子 五 十 三 參 圖 讚). Đại thừa kinh xá ấn kinh hội,
5. Vân Nương, Con Đường lý tưởng, thi hoá Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Pháp Giới, Nguồn sống xuất bản, San Jose, 1998.
6. Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, CHÙA ĐỨC VIÊN, 2003. Evelyn Ave, San Jose Ca, 95122
7. Flower Adornment Sutra Preface by T'ang Dynasty National Master Chinh Liang, Commentary by Tripitaka Master Hsuan Hua, 1979.
Tên ít nhiều Kinh phật dịch sang Anh Văn
The AVATAMSAKA SUTRA: Kinh Hoa Nghiêm.
Gandavyuha: Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Nhập Pháp Giới.
The Flower Ornament Scripture: Hoa Nghiêm.
Huayan: Hoa Nghiêm.
The Brahmajala Scripture= Phạm võng kinh tr. by Kumarajiva A.D. 406: The Infinitude of worlds being as the eyes or holes in Indra’s net, which is all-embracing, like the Buđdha’s teaching
The Saddharmapundarika Sutra: Kinh Bát Nhã
The Prajnaparamita Scripture: Bát Nhã
The Sandhinirmocana Scripture: Thâm Mật Kinh
The Lankavatara Scripture: Lăng già kinh (4th or fifth century): Đại thừa đỉnh Vương Kinh (Asvaghosa? translated. by Paramarta AD 553. and Siksananda between 693-700).
The Sađdharma pundarika Scripture: Pháp Hoa
The Mahaparinirvana Scripture: Niết Bàn
Vaipulya: Phương Đẳng (Xem THPHTD, tr. Đại thừa kinh, tr. 84)
Vimalakirti-nirdesa Sutra: Duy Ma Cật sở thuyết kinh.
Suramgama Sutra: Thủ Lăng Nghiêm tr. by Paramiti in 705
Đại tạng Kinh Vietnam:
1. Tạng Pali của Phật Giáo Nam Truyền.
2. Tạng Hán của Phật giáo Bắc truyền.
Tạng Pali được HT Thích Minh Châu dịch xong 4 bộ: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương ưng bộ và Tăng chi bộ. Còn lại Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikaya) và Luật Tạng.
Tạng Hán trong Tổng Bộ ĐTK Việt Nam đang được HT Thích Tịnh Hạnh đề xuất và bảo trợ. Công trình bắt đầu năm 1994. Phần Kinh tạng, luật tạng cộng với các bản dịch trước coi như là dịch xong (trừ phần Mật Giáo chỉ tuyển lựa 1 số kinh tiêu biểu). Các phần luận tạng, sớ giải, sử truyện, tông phái: Dịch xong khoảng 60 %. (Xem TBGN số 41, 9-11-2000, tr. 7)
|
KINH HOA NGHIÊM
Toát lược KINH HOA NGHIÊM:
1. Kinh Hoa Nghiêm có mục đích chính yếu là dạy con người đi từ phàm phu đến chính đẳng chính giác, qua 53 giai đoạn.
- Cảm tình viên.
- Hiền:
. Thập tín (10)
. Thập trụ. (20)
. Thập Hạnh (30)
. Thập hồi hướng (40)
- Thánh:
. Thập Địa (50)
. Đẳng giác. (51) Nhất sanh bổ xứ: còn một lần xuống thế. Văn thù cho gặp Di Lặc (tượng trưng cho lòng Đại Bi.)
. Diệu giác (52) Thế gian là Niết Bàn. Thị hiện để giáo hóa chúng sinh,
. Vô Thượng chính đẳng chính giác. (53)
[Chuyển kiếp: Phần đoạn sinh tử (bỏ thân này lấy một thân khác), Biến dịch sinh tử (ý sinh thân)]
2. Kinh hoa Nghiêm có thể gọi là Bồ tát Hạnh, cốt ý hướng dẫn con người từ phàm phu đến Bồ Tát.
3. Phẩm 39 là phẩm Phổ Hiền cho Thiện Tài Đồng tử thực hành 53 giai đoạn đó.
Toát lược 53 giai đoạn.
Càn huệ Địa: (khôn ngoan của Thế gian: Dry wisdom stage: Worldly wisdom. a Dictionary of Chinese Buddhist terms, p. 41) A Nan ! Người tu hành khi ái dục khô khan, sáu căn không còn chạy theo sáu trần nhiễm trước, lúc bấy giở chỉ có trí huệ khô khan chưa thấm nhuần nước Pháp của Phật, đây là địa vị đầu tiên tên Càn Huệ Địa (huệ khô) lần lần tấn tu vào địa vị Thập Tín.
A. THẬP TÍN
(Trích trong Thủ Lăng Nghiêm Kinh của Sa Môn Thích Chân Giám, Linh Sơn Phật Học Nghiên Cứu Hội, 149 Đường Cô Giang Saigon, Tr. 511- 521).
Tín tâm trụ: Những người tu hành đã được tâm càn huệ, rồi dùng tâm ấy tập trung vào dòng Pháp Lưu khiến tâm được mở mang viên dung thắng diệu, do đó mà thăng tiến đến bực chân diệu, thì khi đó diệu tín thường trụ, các thứ vọng tưởng dứt sạch, duy một trung đạo viên thân thuần nhất, chân thật, nên gọi «Tín Tâm Trụ».
Niệm Tâm Trụ: Chân tín đã sáng tỏ rồi, thì tất cả đều viên thông, năm ấm, 12 xứ và 18 giới không thể ngăn ngại được, cho đến sự thọ thân, xả thân trong vô số kiếp quá khứ và vị lai cùng nhất thiết tập khí hiện tiền, vị Thiện Nam Tử ấy đều thầm nhớ được cả, không quên sót một mảy cho nên gọi là Niệm Tâm Trụ.
Tinh Tấn Tâm: Tâm Thắng diệu viên dung đã thuần nhất chân thiệt, thì chân tinh phát sanh, nghĩ nhớ đã không quên sót, thì vô thỉ tập khí phải tiêu, thông vào một thể tinh minh, rồi chỉ dùng một thể Tinh Minh ấy thăng tiến đến địa vị chân tịnh, nên gọi là Tinh Tấn Tâm.
Huệ Tâm Trụ: Tâm tinh hiện tiền toàn dùng trí huệ, nên gọi là Huệ Tâm Trụ.
Định Tâm Trụ: Gìn giữ trí sáng, thì khắp cả vắng lặng trong sạch, tâm thể tịnh diệu, thường không xúc động, thành tựu đại định, nên gọi là Định Tâm Trụ.
Bất thối Tâm: Định quang phát sáng, tánh sáng thâm nhập chỉ tăng tiến mãi chớ không thối chuyển, nên gọi là Bất Thối Tâm.
Hộ pháp tâm: Tâm tăng tiến một cách an nhiên, cầm giữ chẳng mất, được giao tiếp với khí phần của khắp mười phương trobg Hộ Tâm Pháp, ngoài hộ Phật pháp, nên gọi là Hộ Pháp Tâm.
Hối Hướng Tâm: Giác minh đã do nơi định lực cầm giữ thì tự mìng có thể dùng diệu lực xoay lại ánh sáng từ quang của tha phật tới an trụ nơi tâm phật của mình, một cách sáng tỏ, ví như 2 cái gương đối chiếu bóng soi vào trong, xen lẫn nhau, trùng trùng bổn nhập, quang diệu truyền ra vô tận nên gọi là Hồi Hướng Tâm.
Giới Tâm Trụ: Tự tâm với Phật quang đã xoay lại một cách kín đáo tức là được tâm thể thường trụ bất động,và cảnh diệu tịnh vô thượng của Phật, an trụ nơi vô vi, không sót mất, nên gọi là Giới Tâm Trụ.
Nguyện Tâm Trụ: Trụ giới tự tại, thì được như ý, có thể dạo khắp mười phương đi đến đâu cũng mãn nguyện, nên gọi là Nguyện Tâm Trụ.
B. THẬP TRỤ
Phát Tâm Trụ: A Nan, Thiện Nam Tử ấy, dùng phương tiện chân thiệt phát sinh ra 10 thứ tín tâm, tâm đã tinh thuần phát huy mười diệu dụng của 5 căn, 5 lực thâu nhiếp vào, viên thành nhất Tâm, nên gọi làPhát Tâm Trụ. Phát tâm trụ là nhất định thành Bồ Tát
Trị địa trụ: Tự tâm phát sáng cũng như trong đồ lưu ly tinh sạch hiện rõ vàng ròng rồi nương theo Diệu Tâm trước mà luyện thành tâm địa tự nhiên xuất sinh các thiện pháp, nên gọi là Trị Địa Trụ. Trị địa trụ là tự kiểm soát được mình.
Tu Hành Trụ: Tâm và Địa biết nhau, đồng một giác thể rõ ràng, thì dạo khắp 10 phương không còn chi trở ngại, nên gọi là Tu Hành Trụ, Tu Hành trụ là Hoàn toàn tự do, tự tại.
Sanh quí trụ: Hạnh đồng với Phật, thì thọ được khí phần của Phật, cũng như thân trung ấm tự tìm cha mẹ, âm tín ngầm thông, nhập vào giống Như Lai, nên gọi Sinh Quí Trụ. Sinh quí Trụ là có Pháp Thân Như Lai.
Phương tiện cụ túc trụ: Đã vào Đạo Thai, thì tự mình thừa phụng tôn tự của Đại Giác, cũng như thai đã thành rồi, tướng người chẳng thiếu, tức là đầy đủ phương tiện độ thoát chúng sinh được giống như Phật, nên gọi là Phương tiện cụ túc trụ.
Chánh Tâm Trụ: Dung mạo đã giống như Phật, thì Tâm Tướng cũng đồng, nên gọi là Chánh Tâm Trụ. Tâm mình Tâm Phật giống nhau.
Bất thối trụ: Tâm Phật thì càng ngày càng tăng trưởng mãi, nên gọi là Bất Thối Trụ.
Đồng Chân Trụ: Linh tướng của 10 thân (Phật Thân, Pháp Thân, Báu Thân, Hóa Thân, Nguyện Thân, Trí Thân, Bồ Đề Thân, Trang nghiêm Thân, Oai Thế Thân, Ý sanh Thân) đều đày đủ trong một lúc, nên gọi là Đồng Chân Trụ.
Pháp Vương tử trụ: 10 thân Cụ Túc, tức là hình đã ra khỏi thai, thì làm con Phật, nối gia nghiệp của Như Lai, nên gọi là Pháp Vương Tử Trụ.
Quán Đảnh Trụ: Đến lúc đã thành nhân, gánh vác được Phật Sự, ví như vị Đại Vương ở trong xứ, dùng các việc quốc chánh, chia sớt cho Thái Tử đảm đương. Phật dùng nước Trí rưới trên đỉnh Bố Tát, cũng như trần thiết lễ nghi dùng nước của bốn biển rưới trên đỉnh Thái Tử, tức nên gọi là Quán Đảnh trụ,
(Ngài Ôn Lăng nói: từ Phát Tâm Trụ cho đến Sinh quí Trụ gọi là Nhập Thánh Thai. Từ Phương Tiện Trụ cho đến Đồng Chơn Trụ thì gọi là nuôi lớn Thánh Thai. Công phu nuôi lớn đã thành tựu gọi là ra khỏi Thánh Thai.)
... Trong kinh Hoa Nghiêm hàng Thập Trụ đầy đủ cùng với hàng Thập Địa thầm phù hợp (Kinh Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ trọn bộ, thiền sư Hàm Thị giải, Dịch giả Thích Phước Hảo, tr. 694)
C. THẬP HẠNH
Hoan Hỉ Hạnh: A Nan! Thiện Nam Tử ấy sau khi thành Phật rồi, đủ cả diệu đức của Vô Lượng Như Lai tùy thuần theo sở nguyện trong 10 phương, mà làm việc tài thí, pháp thí khiến chúng sinh vui mừng, riêng phần mình không hề tưởng đây là người thí, kia là kẻ thọ, làm cho thiên hạ mến đức nhớ ơn, nên gọi là Hoan Hỉ Hạnh.
Nhiêu Ích Hạnh: Có năng lực thiện xảo, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, tự mình giữ tròn giới đức và dạy bảo chúng sinh đồng giữ tròn giới đức nên gọi là Nhiêu Ích Hạnh.
Vô Sân Hận Hạnh: Tự mình giác ngộ lại giác ngộ cho người, đối với những nghịch cảnh, đều vui lòng nhẫn nhục tự mình hay nhẫn lại dạy người hay nhẫn, nên gọi là Vô Sân Hận Hạnh.
Vô Tận Hạnh: Xuất hiện chủng này, loại khác, nhẫn đến số kiếp vị lai, bình đẳng cả 3 đời, thông suốt cả 10 phương, không hề thối chuyển tâm độ sanh, nên gọi là Vô Tận Hạnh
Ly Si Loạn Hạnh: Nhất thiết đều hiệp đồng trong các pháp môn, không một mảy sai lầm, nên gọi làLy Si Loạn Hạnh.
Thiện Hiện Hạnh: Ở trong pháp Đồng mà hiển hiện ra các pháp khác, rồi thấy ở trong các tướng khác, đều thấy đồng, sự lý viên dung vô ngại, nên gọi là Thiện Hiện Hạnh.
Vô Trước Hạnh: Như vậy, cho đến 10 phương hư không đầy cả vi trần, trong mỗi vi trần hiện đủ 10 phương thế giới, hiện trần hiện giới thông dung lẫn nhau, chẳng hề lưu ngại, cũng vì tâm không chấp trước, nên gọi là Vô Trước Hạnh.
Tôn Trọng Hạnh: Các thứ biến hiện ấy thuộc về trí huệ đáo bỉ ngạn đệ nhất cho nên gọi là Tôn Trọng Hạnh.
Thiện Pháp Hạnh: Bởi vì viên dung vô ngại như vậy, mà thành được khuôn phép của 10 phương chư Phật tùy căn cơ ứng thời thuyết pháp độ sinh, nên gọi là Thiện Pháp Hạnh,
Chân Thiện Hạnh: Nhất thiết đều là Thanh Tịnh Vô Lậu, thuần Chân vô vi,tánh bản nhiên như vậy, rốt ráo thiệt quả, cho nên gọi là Chân Thiện Hạnh.
D. THẬP HỒI HƯỚNG
Cứu hộ nhất thiết chúng sinh, ly chúng sinh tướng hồi hướng: A Nan ! Những thiện nam tử ấy, đầy đủ thần thông, đã thành Phật sự, thì hoàn toàn tronh sạch, tinh chân, xa lìa các lưu loạn, trong lúc độ chúng sinh, đoạn trừ các tướng năng độ, sở độ, hồi tâm vô vi, thẳng một đường Niết Bàn, nên gọi là Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sinh, Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng.
Bất Hoại Hồi Hướng: Hoại diệt tướng nên hoại, và xa lìa tất cả các thứ nên xa lìa, gọi là Bất Hoại Hồi Hướng.
Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng: Trí bổn giác trong sạch đồng với trí cứu cánh của Phật nên gọi là Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.
Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng: Thể bổn giác tinh chân đã phát huy ra diệu dụng, thì Nhân Địa của tự tâm đồng quả địa của chư Phật nên gọi là Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.
Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng: Thế giới và Như Lai liên quan đến nhau. Thế giới thiệp Như Lai, Như Lai nhập Thế Giới, không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.
Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hối Hướng: Tâm địa đã đồng với Phật Địa, thì trong địa ấy mỗi mỗi đều xuất sanh nhân thanh tịnh, rồi do nhân thanh tịnh chứng đạo Niết bàn, nên gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn hồi hướng.
Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng: Chân căn bình đẳng đã thành, thì chúng sinh trong 10 phương đều là Bổn tánh của ta, nhưng Tánh tuy có tự có tha thành tựu viên mãn, mà chẳng mất sự cứu độ chúng sinh, nên gọi là Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng.
Chân Như Tướng Hồi Hướng: Tức tất cả Pháp, ly tất cả tướng, «tức» với «Ly» hai cái cũng đều không dính mắc, chứng được Trung Đạo nên gọi là Chân Như Tướng Hồi Hướng.
Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng: Đã đắc Chân Như tất nhiên trong các nơi 10 phương đều không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng.
Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng: Tánh đức đã viên thành, thì Pháp Giới không còn hân lượng chi cà nên gọi là Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.
E. TỨ GIA HẠNH
A nan! Những thiện nam tử ấy, thanh tịnh cả 41 tâm, theo thứ lớp mà thành tựuTứ gia hạnh diệu viên.
Noãn Địa: Lấy giác quả của Phật, dùng làm tâm nhơn của mình, nhưng phật giác hình như hiều rõ mà chưa hiểu rõ; chẳng khác gì dùi cây vào lửa, lửa muốn bén cây, nhưng chưa bén, như vậy gọi là Noãn địa.
Đảnh Địa: Lấy tâm mình làm thành chỗ sở lý của Phật, dường như nương mà chẳng phải nương, chẳng khác chi người leo lên núi cao,thân tay vào giữa hư không, mà dưới chân còn bấm đất, tức là còn có ngăn ngại, nên gọi là Đảnh Địa.
Nhẫn Địa: Tâm với phật đã đồng nhau, chúng được Trung Đạo một cách thiện xảo, ví như người gặp việc, hay nhẫn nhục, không cam sự oán ghét, cũng không quên dứt, nên gọi là Nhẫn địa.
Thế Đệ Nhất Địa: Tâm và Phật viên dung, thì số lượng dứt tuyệt. Khi nhân và quả khác nhau, tức là Mê Trung Đạo, khi nhân và quả đồng nhau, thì tức là Giác Trung Đạo. Nay số lượng tuyệt dứt, thì hai cái «mê» và «giác» đó, thảy đều không có chỗ chỉ,khỏi lạc vào thế giới pháp, và được siêu việt hơn đời, nên gọi là Thế Đệ Nhất Địa.
F. THẬP ĐỊA
Hoan Hỉ Địa: A Nan! Vì thiện nam tử đối với quả vị đại giác ngộ, đã được thông đạt, giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới Phật, gọi là Hoan Hỉ Địa.
Ly Cấu Địa: Tâm tánh chúng sinh vào chỗ đồng một cảnh giới Phật, và tánh đồng ấy cũng dứt tuyệt, gọi là Ly Cấu Địa.
Pháp Quang Địa: Hết sức thanh tịnh nên sinh ra sáng suốt, gọi là Pháp Quang Địa.
Diệm Huệ Địa: Hết sức sáng suốt, thì giác tánh viên mãn, gọi là Diệm Huệ Địa.
Nan Thắng Địa: Tất cả cái đồng, cái khác đều không thể đến, gọi là Nan Thắng Địa.
Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa.
Viễn Hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa.
Bất Động Địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa.
Thiện Huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa
Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa
Như lai đi ngược giòng, khởi từ ngài đi vào biển giác, chư bồ tát đi thuận giòng thẳng đến biển giác, giác tế nhập giao gọi là Đẳng Giác.
A Nan! Từ tâm Càn Huệ cho đến địa Đẳng Giác, mới thấu triệt Trung Tâm Đỉêm, Kim Cương của Địa sở Càn Huệ.
Qua Đẳng giác đến Diệu giác tức là Phật. Như vậy từ quả vị Thập Tín đến Đẳng giác là 55 địa vị mới đến quả Phật.
Tóm tắt Kinh Hoa Nghiêm
Phẩm I. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm: The Wonderful Adornments of the Leaders of the World. (Quyển 1, tr. 19- 270)
Bàn về Giác Ngộ toàn diện, và các đẳng cấp giác Ngộ.
Phật nơi đây là Chân lý, và những người giác ngộ Chân Lý. Tất cả các nhân vật nói tới trong chương này chỉ là những khía cạnh của sụ giác ngộ toàn diện, và chủ trương ai cũng có thể đi đến giác ngộ, đó là đề tài chính của Phật giáo, (Here, «Buddha» refers to reality itself, and to people who are awake to reality. The various kinds of beings that appear in this bôok do not in this case represent their mundane aspect as such, but rather depict various facets of the Buddha’s enlightenment inherent in all conscious beings, a fundamental theme of universalist Buddhism. (The Flower Ornament Scripture, A translation of The Avatamsaka Sutra, by Thomas Cleary. Shambala. Boston & London, 1993, p. 31-32)
Bàn về Giác Ngộ toàn diện, và các đẳng cấp giác Ngộ. Phật nơi đây là Chân lý, và những người giác ngộ Chân Lý. Tất cả các nhân vật nói tới trong chương này chỉ là những khía cạnh của sụ giác ngộ toàn diện, và chủ trương ai cũng có thể đi đến giác ngộ, đó là đề tài chính của Phật giáo.
Phẩm này mô tả sự huân tập của chư Phật và các Bồ tát tại nước Ma kiệt Đề:
Như có:
10 thế giới vi trần số Đại Bồ Tát cùng với đứcNhư Lai và đức Vairocana. (Hoa Nghiêm Kinh, Thích Trí Tịnh, q. 1, tr. 24-27)
- Vô số Chấp Kim Cang Thần (thunderbolt-bearing spirits) (Sđd, tr. 27)
- Vô số Thân chúng thần (multiple-body spirits) (Sđd, tr. 28)
- Vô số Túc Hành Thần (Footstep following Spirits) (Sđd,. tr. 29)
- Vô số Đạo Tràng Thần (Sanctuary Spirits) (Sđd, tr. 29)
- Vô Số Chủ Thành Thần (City Spirits) (Sđd, tr. 30)
- Vô Số Chủ Địa Thần (earth Spirits) (Sđd,. tr. 31)
- Vô Số Chủ Sơn Thần (moutain Spirits) (Sđd, tr. 32)
- Vô số Chủ Lâm Thần (Forest Spirits) (Sđd, tr. 32)
- Vô Số Chủ Dược Thần (Herb Spirits) (Sđd, tr. 33)
- Vô số Chủ Giá thần (crop Spirits) (SĐD, tr. 33)
- Vô số Chủ Hà thần (River Spirits) (Sđd, tr. 34)
- Vô số Chủ Hải Thần (Ocean Spirits) (Sđd, tr. 35)
- Vô số Chủ Thủy Thần (Water Spirits) (Sđd, tr. 35)
- Vô số Chủ Hỏa Thần (fire Spirits) (SĐD, tr. 36)
- Vô Số Chủ Phong Thần (Wind Spirits) (Sđd, tr. 36)
- Vô số Chủ Không Thần (Space Spirits) (Sđd, tr. 37)
- Vô số Chủ Phương Thần (Direction Spirits) (Sđd, tr. 38)
- Vô số Chủ Dạ Thần (Night Spirits) (Sđd, tr. 38)
- Vô số Chủ Chú Thần (Day Spirits) (Sđd, tr. 39)
- Vô Số Atula Vương (titan Kings) (Sđd, tr. 40)
- Vô số Ca Lâu Na Vương (kinnara Kings) (Sđd, tr. 40)
- Vô số Khẩn Na La Vương (garuda kings) (Sđd, tr. 41)
- Vô số Ma Hầu La Già Vương (Mahoraga kings) (Sđd,. tr. 42)
- Vô lượng Dạ Xoa Vương (yaksha kings) (Sđd, tr. 42)
- Vô lượng Đại Long Vương (Naga Kings) (Sđd, tr. 43)
- Vô lượng Cưu Bàn Trà Vương (Kumbanda kings) (Sđd, tr. 43)
Vô lượng Càn Thác Bà Vương (Gandharva Kings) (Sđd, tr. 44)
- Vô lượng Nguyệt Thiên Tử (Moon Deities) (Sđd, tr. 45)
- Vô Lượng Nhật Thiên Tử (Son Deities) (Sđd, tr. 46)
- Vô lượng Đao Lợi Thiên Vương (kings of the thirty three Heaven) (Sđd, tr. 46)
- Vô lượng Dạ Ma Thiên Vương (King of the Suyama heaven) (Sđd, tr. 47)
- Vô Lượng Đâu Suất Thiên Vương (kings of the Tushita heavens) (Sđd, tr. 48)
- Vô lượng Hóa Lạc Thiên Vương (Kings of the heavens of enjoyment of emanations)
(Sđd, tr. 49)
- Vô số Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương (kings of the heavens of free enjoyment of others’ Emanation) (Sđd, tr. 50)
- Vô số Đại Phạm Thiên Vương (Kings of the great Brahma heavens) (Sđd, tr. 50)
- Vô lượng Quang Âm Thiên Vương (kings of the heavens in which light is used for sound) (Sđd, tr. 51)
- Vô lượng Biến Tịnh Thiên Vương (kings of the heavenbs of universal purity) (Sđd, tr. 52)
- Vô lượng Quảng Quả Thiên Vương (kings of the heavens of vast results) (Sđd, tr. 53)
- Vô Số Đại Tự Tại Thiên Vương (kings of the heavens of great Freedom) (sdđ tr. 54)
Đọc phẩm đầu này, tôi tự hỏi:
Làm sao đức Phật tổ chức được một cuộc vân tập rộng lớn qui mô như vậy.
Ngài di chuyển bằng cách nào.
Ngài phát thanh ra sao.
Và ngay sau đó tôi đọc báo Nguyệt San Giác Ngộ, số 63, tháng 6, 2001, tr. 8.
Trong đó Hòa Thượng Thích Thanh Từ bàn về Ngài Vô Ngôn Thông, học trò Bách Trượng, và nói ngài đã giác ngộ khi đọc câu: «Tâm địa nhược Không, tuệ nhật tự chiếu». Nghĩa là đất tâm nếu trống không, thì mặt trời trí tuệ tự sáng. Tôi mới hiểu rằng Phật đã đi đến chỗ Không Tâm, tới Hư Vô, đã di chuyển trong Hư Vô, và di chuyển bằng Thân Ánh Sáng. (Thích Thanh Từ, Nói chuyện về Thiền Tông tại trường Đại Học Khoa Học và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh, Nguyệt San Giác Ngộ, số 63, tháng 6- 2001, tr.8)
Vả lại, «Pháp giới của Phật vốn vô ngại, mà chính do vô minh, phân biệt của con người làm ra ngăn ngại. Pháp giới ấy vốn trùng trùng duyên khởi mà con người làm ra thành cá nhân và sự vật hạn cuộc, và cũng từ đó mà trùng trùng khổ đau»... «Mà phải là một tâm thức «viên dung vô ngại» của Đạo Phật mới có thể nhìn thấy «Tất cả là một, Một là tất cả» để tỏa sáng một lòng đại bi không chướng ngại tỏa khắp.» (Xem Vũ trụ quan Hoa Nghiêm và thế giới hiện đại, của Nguyễn thế Đăng, Nguyệt San Giác Ngộ, 6-001, tr. 22)
Tôi sẽ dùng lời lẽ trong chương 1 Kinh Hoa Nghiêm, để chứng minh những điều trên:
1-. Đức Phật di chuyển trong Hư Không, Thân phật như Hư Không.
«Như Lai pháp thân bất tư nghì,
Như bóng phân thân khắp Pháp Giới.» (Sđd, tr. 94)
«Thế gian chung tính không biết được,
Vô biên vô tận đồng hư không.» (Sđd, tr. 137)
«Phật trí như không vô cùng tận,
Quang minh soi sáng khắp 10 phương.» (Sđd,. tr. 151)
«Thân Phật như Hư Không,
Vô sanh vô sở thủ,
Vô tính vô khả đắc.» (Sđd, tr. 163- 164)
«Như Lai thanh tịnh đồng Hư Không,
Vô tướng, vô hình 10 phương khắp.» (Sđd, tr 176)
2-. Đức Phật di chuyển bằng thân ánh sáng.
«Thân Phật thanh tịnh thường tịch diệt,
Quang minh chói sáng khắp thế gian
Không tướng, không hành không hình bóng
Ví như mây nổi giữa không gian.» (Sđd, tr. 79)
«Phật phóng quang minh khắp thế gian,
Chiếu sáng 10 phương các Quốc độ.» (Sđd, tr. 113)
«Như Phật thủa xưa đã tu hành,
Trong lưới quang minh đều diễn thuyết.
Thập phương cảnh giới vô cùng tận
Vô đẳng vô biên đều sai khác,
Phật lực vô ngại phóng đại quang
Tất cả quốc độ đều sáng rõ.» (Sđd,. tr.239)
3-. Không gian Hoa Nghiêm là không gian vô ngại.
«Rõ biết Pháp tánh là vô ngại
Hiện khắp mười phương vô lượng cõi.» (Thích Trí Tịnh, Kinh Hoa nghiêm, phẩm I, tr. 68)
«Phật Pháp rộng lớn không ngần mé
Tất cả quốc đô hiện vào trong,» (Sđd, tr. 74)
«Như Lai chân thân vốn không hai,
Tùy hình thế gian khắp ứng hiện.» (Sđd, tr. 101)
4-. Mọi người đều có thể giải thoát.
«Rõ biết Pháp tánh là Vô Ngại,
Hiện khắp mười phương vô lượng cõi,
Nơi cành giới Phật chẳng nghĩ bàn
Khíến chúng đồng quy biển giải thoát.» (Sđd, tr. 68)
«Như lai tự tại hiện ra đời,
Tất cả quần sinh đều giaó hóa.» (Sđd, tr. 159)
«Nên Phật xuất hiện khắp thế gian,
Cứu chúng sinh tận vị lai tế.» (Sđd, tr. 262)
Phẩm II. Phẩm Như Lai hiện tướng: Appearance of the Buddha.
Phật Tính có sẵn trong chúng sinh, nhưng mỗi người quan niệm nó một khác. Vì thế phật có nhiều Pháp Môn, tương ứng với trình độ từng người. Như vậy là chúng ta phải biết quyền biến (Skill in means). Nguyên lý quyền biến (Principle of Adaptation) là một nguyên lý căn bản và phổ quát đề hiểu Đạo Phật. (In this bo ok, it is pointed out that Buddha, as reality, appears everywhere to all beings. It conveys the parallel messages that all experience reality according to their faculties and predilections, and that correlative to this, enlightened guides present various teachings to people in accord to their needs, potential and conditions... This principle of adaptation and specific prescription is known as «skill in means» and is so basic and pervasive that it is impossible to understand Buđhism without a throughouit appreciation of its premises, its purpose and implications. (Thomas Clearly, p. 32)
Phẩm III. Phẩm Phổ Hiền Tam Muội: The Meditation of the Enlightening Being Universally Good.
Chương này gọi ngài là Phổ Hiền (Universally Good or Universal Good, Samantabradra). Giải thích thế nào là Bồ Tát, là đấng Giác Ngộ. Phổ Hiền trực tiếp với Như Lai (Suchness, or Thusness) mà không hề có thiên kiến nên sẽ Hoàn toàn
Giác Ngộ và Giải Thoát (Universal liberation and enlightenment). Như vậy Bồ Tát có vô vàn hình tướng, ứng hợp với hoàn cảnh mỗi người. Phổ Hiền (Universal Good) như vậy, là tiếng chung chỉ Giác Ngộ ở mọi nơi, mọi đời. (The third bo ok exposes the metaphysic of the bodhisatva or «enlightening being,» the worker for universal enlightement. The practical aspect of the enlightened being...typified by a symlolic being called Universally Good, or Universal Go od (Samantabradra). The interrelatedness of all beings and the a wareness of that interrelateness on the partbof enlightening beings is graphically representec in this bo ok. By being in direct contact withoiut «thusness» or «suchness» without the distorting influence of preconceptions and partiality, enlightening beings are, according to this bo ok, ăware of each other through being equally focused on reality... (Thomas Clrearly, p. 32)
Phẩm IV. Phẩm Thế Giới Thành Tựu: The Formation of the World.
Cho thấy thế giới trở nên khác nhau vì ước mơ và vì hành động của mỗi người. Như vậy thế giới và tâm tư con người đều là Tương Đối.
(The fourth book, The Formation of the World, present visionary description of worlds as reprenting the consequences of aspirations and actions. Emphased here is the relativity of world and ming, hơ the features of the world depend on the states of minh and corresponding dêds of the inabitants... (Thomas Clearly, p. 33)
Phẩm V. Phẩm Hoa Tạng thế giới: The Flower Bank World.
Mô tả thế giới này như là những tràng hoa. Hoa đây là những hành động sinh hoa kết trái. Nó mô tả thế giới bày như là một thế giới tinh toàn, vẹn sạch của Phật Tì Lô Giá Na, một hiện thân vũ trụ của Phật Như Lai. Mô tả thế giới này như là một đại dương chứa toàn nước thơm tượng trưng những tính chất tốt lành của con người.
Phẩm VI. Phẩm Tì Lô Giá Na: Virocana.
Virocana là Phật trong dĩ vãng xa xưa. Virocana vừa là Phật Vũ Trụ vừa là Phật Như Lai, vừa là tiếng chung chỉ Chư Phật. (The name «Vairocana» is interpretatedvin two senses, universal illuminator and specific illuminator, embodying both holistic and differentianing awareness. As noted, Vairocana is understo od as another name for Shakyamuni in the cosmic, metaphysical sense, and also in the sense of the qualities or verities of Buddhahood that are common to all Buddhas. - Thomas Clearly, p. 33)
Phẩm VII. Phẩm Như Lai danh hiệu: Names of the Buddha.
Phẩm này cho thấy Đức Phật nhìn sâu vào tâm tư và khả năng con người, và dạy người ta tuỳ theo khả năng của họ. (The Seventh Book, called Names of the Buddha, again emphasizes that Buddhas, enlightened people, develop profound insight into mentalities, and potentials, and teach people in accord with their capacities and needs. (Thomas Clealy, p. 36)
Phẩm VIII. Phẩm Tứ Thánh Đế: The Four holy truths.
Dạy về muôn nghìn phương cách, Phật dùng dạy người, tuỳ khả năng của họ. Căn bản thì Phật dùng Tứ Diệu Đế để dạy người. (The eight book, the Four Holy Truths, is bases on the same principle as the foregoing bôok, presentinb Bud dhist teaching in myriad different ways to accomodate varioius mentalities and understanding... Basically, these our truth refer to the fact of suffering, the origin of suffering, the extinction of suffering, and Ways to the extension of suffering. Thomas Clearly, p.34)
Phẩm IX. Phẩm Quang Minh Giác: Awakening by Light.
Cho thấy Ánh sáng phát sinh từ Chân Phật, và chiếu soi các thế giới, cùng tất cả các vị Bố tát trong mỗi thế giới, Và cho thấy Phật, chính là Chân Lý và Thực tại rốt ráo.
(Book nine, entitled A wakening by Light, is an expanding vision unfolding within Light issuing from Buddha’s feet: The Light progressively illumines greater and greater numbers of worlds as it travels further and further into space, radiating in all directions, revealing similar structures and parallel events in each world... Here again is emphasizes the identity of Bu dha with truth and ultimate reality, the transcendental nature of the essence of Buddha. Thomas Clearly, p. 34)
Quyển X. Phẩm Bồ Tát Vấn Minh: An Enlightening Being asks for clarification.
Cắt nghĩa vạn pháp là vô ngã (the naturelessness or essenceless of all phenomena).
Nghĩa là vạn pháp đều tuỳ duyên sinh diệt (They exist only due to causes and conditions. Things have no individual nature, no identity or essence of their own, they have no being of their own, because they are interdependent, and exist only due to causes and conditions... The real nature of things is insubstantial, and they die out instant to instant). (Thomas Clearly, p. 34- 35)
Phẩm này cũng cho biết rằng lời Phật dạy thì nhiều và khác nhau tuỳ hoàn cảnh riêng biệt, nhưng chân lý tốt ráo thì chỉ có một. (... the essential truth is one and the various teachings and practices are all part of the total effort. – Thomas Clearly, p. 35.
Phẩm XI. Phẩm Tịnh Hạnh: The Purifying practice.
Phẩm này được dịch nhiều lần từ thế kỷ thứ 3. Phẩm này nói lên sự diễn biến của tâm trạng và cái nhìn của các vị Bồ Tát. Nó nhấn mạnh rằng vạn vật có liên lạc mật thiết với nhau (The interconnectedness of all beings.) Phẩm này cũng thường bàn về đời sống tu trì (monistic life). It details an elaborate scheme of thought-cultivation in which consciousness of daily activities is directed to specific wishes for universal well-being and liberation. Thomas Clearly, p. 35).
Phẩm XII. Phẩm Hiền Thủ: Chief of Goodness.
Phẩm này đặt tên theo Bồ tát Hiền Thủ. Phẩm này khen lao lòng mong muốn giác ngộ, và sự chuyển hoá tâm linh của một con người tầm thường mà đã đạt tới phẩm vị Giác Ngộ của Bồ Tát, mà đời sống và hành động nay đã qui hướng về một mục đích là Giác Ngộ và Giải Thoát chúng sinh (Enlightenment and liberation of all being.) Lại cho rằng mục đích của đời sống là cốt đạt tới giác ngộ. (The inspiration of the genuine will for enlightenment is in a sense itself transcendence of the world, as universal enlightenment becomes the reason for being, and life itself is transformed into a vehicle of enlightenment.) Bậc giác ngộ có nhiều phương tiện dễ chuyển hoá thế gian.
Phẩm XIII. Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đỉnh: Ascent to the peak of Mount Sumeru.
Phẩm này đón mừng Phật lên thiên đàng của Indra (Shakra). Tu Di Sơn là một đỉnh núi chung quanh có 33 tầng trời.
Phẩm XIV. Phẩm Tu Di Sơn Đỉnh Thượng Kệ Tán: Eulogies on Mount Sumeru.
Phẩm này bàn về tướng Phật như là Chân Lý. Phật là tính không của muôn loài.
Thực tế qui ước là những thói quen suy tư và nhận định (Conventional reality is called a description consisting of habitual conceptions and views), cho nên con người giác ngộ phải biết nhìn qua thực tế qui ước (to see through, see beyond conventional reality in order to become enlightened.)
Mê lầm là chấp trước những cái nhìn có điều kiện. Delusion means conditioned views, means predispositions of ingrained mental habits.
The dependence of views on social, cultural, and psychological factors attests to their nonabsolutenesss,; the concern of Bud dhist philosophy and meditation is to see through such conditionning and restore the minh to openess and flexibility. (Thomas Clearly, p. 36)
Phẩm XV. Phẩm Thập trụ: Ten Abodes.
Thập trụ là:
1. Sơ phát tâm trụ: (the first abode is that of initial determination, setting the mind on omniscience, to broaden its horizons)
2. Trị địa trụ: (Second is preparing the ground, or cultivation)
3. Tu hành trụ: (The abode of practice) Dạy quán vô thường, không tịch vô ngã (Various aspects of emptiness, indefiniteless, nonabsoluteness)
4. Sanh quý trụ: The abode of “noble birth”, tức là Sinh lại do giác ngộ. Dạy phải hiểu biết: hiện tượng, nhân duyên v.v..., hiểu biết lời Phật dạy, thực hành và thể hiện lời Phật dạy, và biết rằng Phật tính xưa nay là duy nhất. (knowledge, practice and realization of the teachings of Buddha of all times, with the awariness of the essence of Buđdahood which is equal in all times.)
5. Cụ túc phương tiện trụ: The Abode of skill in means, đề cao sự hiểu biết và hoạt động để đạt đến giải thoát và vô chấp.
6. Chánh tâm trụ: The abode of the correct state of Mind. Dạy tâm phải trì thủ, không chao động khi gặp bất trắc trong đời.
7. Bất thối trụ: The abode of non-regression. Tâm không thoái khi gặp khó khăn, biết lẽ Âm Dưông tương thừa (principle of reconciliation of oppositions through relativity)
8. Đồng chân trụ: The abode of youthful nature. Đề cao sự ung dung tự tại.
9. Pháp vương tử trụ: the abode of prince of the teaching. Dạy về diễn đạt tư tưởng, và cách thức dạy dỗ.
10. Quán đỉnh trụ: the stage of coronation or anointement. Dạy về sự hiểu biết rốt ráo, giải thoát và vào cảnh giới Phật.
Thập Địa trụ là những bước đường biết ta thành Phật. Sanh quí Trụ là Sinh Lại thành Phật. Đồng Chân Trụ là Ông Phật nhỏ, ung dung tự tại, Pháp vương tử trụ là đang được dạy cho cách làm Phật, Qúan Đỉnh trụ là khi đã được công nhận là Phật.
Phẩm XVI. Phẩm Phạm Hạnh: Religious Practices.
Đề cao Phạm Hạnh thanh tịnh, phá vỡ mọi chướng ngại, làm cho tâm được tự tại. (Book sixteen, entitled Religious Practice, describes detailed analytỉc investigations which eventually arrive at ungraspability, Systematically removing the mind from fixations, dismantling the structure of a formal religious world in order to embrace formless truth. Thomas Clearly, p. 37)
Phẩm XVII. Phẩm Sơ phát Tâm Công Đức: The Merit of the Initial Determination for Enlightenment
Nhấn mạnh phải đại giác, đại ngộ, nhấn mạnh mọi sự đều tương dung, tương thừa (mutual containment (kiềm chế lẫn nhau), mutual immanence, interdependence of definitions and the interrelation of elements and structural sets.)
Phẩm XVIII. Phẩm Minh Pháp: Claryfying methods.
Dạy phải biết tất cả những gì liên quan dến giác ngộ, đến Nhất Thiết chủng trí, vô tận tạng trí huệ, thông đạt pháp vô chướng ngại, dùng các pháp môn tuỳ nghi để giải thoát chúng sinh, nguyện cùng các bồ tát đồng một thể tính.
Phẩm XIX. Thăng Dạ Ma Thiên cung: Ascent to the Palace of Suyama Heaven.
Giống Phẩm XIII. Thăng Tu Di Sơn đỉnh.
Phẩm XX. Phẩm Dạ Ma Kệ Tán: Eulogies in the Palace of the Suyama Heaven.
Phật là Vũ trụ, bao hàm vạn hữu (The all-pervasiveness of Buddha; Buddha is not the body; only Reality is Buddha's body, conprehending all Things.
Phẩm XXI. Phẩm Thập Hạnh: Ten Practices.
1. Hoan hỷ hạnh: The practice of giving joy.
2. Nhiêu ích hạnh: Beneficial practice.
3. Vô vi nghịch hạnh: The practice of non-opposition
4. Vô khuất nhiễu hạnh: The practice of Indomitability.
5. Vô si loạn: The practice of non-confusion.
6. Thiện hiện hạnh: The practice of good manifestation.
7. Vô trước hạnh: The practice of nonattachment.
8. Nan đắc hạnh: The practice of that which is difficult to attain.
9. Thiện pháp hạnh: the practice of go od teaching.
10. Chân thiệt hạnh: the practice of truth.
These ten practices, though under different names, correspond to ten perfections, or ways of transcendence, upon which the path of enlightening beings is based: Giving, ethical conduct, forbearance, energy, concentration, wisdom, expedient, methodology, power, committement and knowledge. The accomplishment of these is based on the relativity-emptiness equation; the first six are especially based on emptiness within relative existence, while the last four are based on relative existence within emptiness. (Thomas Clearly, p. 38).
Phẩm XXII. Phẩm Vô Tận Tạng: The Inexhaustible Treasuries.
Bàn về 10 tạng:
1. Tín tạng: treasury of faith
2. Giới tạng: the treasury of ethics.
3. Tàm tạng: The treasury of Shame
4. Quý tạng: The Treasury of Conscience
5. Văn tạng: The treasury of learning.
6. Thí tạng: the treasury of giving.
7. Huệ tạng: the treasury of Wisdom
8. Niệm tạng: the treasury of recollection
9. Trì tạng: The treasury of preservation
10. Biện tạng: The Treasury of elocution.
The twenty second book, Ten Inexhaustible Treasury, deals with ten sources of the development and activity of enlighteninh beings: Faith, ethics, shame, conscience, learning, giving, wisdom, recollection, preservation of enlightening teaxchings, and elocution. (Thomas Clearly, p. 38).
Tín tạng bàn về đức tin, và lòng tin.
Giới tạng bàn về các phương pháp tu hành.
Tàm tạng dạy phải biết xấu hổ vì những lỗi lầm xưa.
Quí tạng dạy không được tiếp tục làm sai trái.
Văn tạng dạy mọi việc đều có can duyên và liên lạc với nhau. (specifics of interdependent origination of conditioned states. Thomas Clearly, p. 39)
Thí tạng dạy không được bám víu vào dĩ vãng hay tương lai, và dạy từ bi, hỉ xả.
Huệ Tạng dạy phải biết bản thể và hiện tượng, dạy phải biết vươn từ cái biết thông thường lên tới cái không tướng của vạn vật.
Niệm tạng dạy nhớ lại những giây phút giác ngộ, và những kinh nghiệm đã thâu lượm được.
Trì tạng là biết nhớ lời Phật dạy.
Biện tạng là biết đàng ăn nói, phô diễn.
Phẩm XXIII. Phẩm thăng Đâu Suất Thiên Cung: Ascent to the Palace of Tushita Heaven.
Phẩm này mô tả cõi trời «Đâu Suất» đẹp đẽ rộng rãi hơn các cõi trời khác. Tushita là cõi trời hạnh phúc và thoả mãn của vị Phật sắp giác ngộ. Sau đó có mô tả các đức tính của Phật
Phẩm XXIV. Đâu Suất kệ Tán: Eulogies in the Tushita Palace.
Bàn về sự hiểu biết và biết pháp thân phật là gì.
Pháp thân Phật như là Hư Không tràn ngập thế giời là Nhất Như vô phân biệt. Nếu ta coi Pháp thân phật là vô phân biệt thì dĩ nhiên coi phân biệt là còn sống trong mê vọng. Và như vậy có thể hiểu được Một là Tất cả, tất cả là một. Một nở ra là tất cả, tất cả co lại là một. Chúng ta nở ra là Toàn thế giới, thu lại là pháp thân, là Như lai.
Đấng tự tại (Quyển III, tr.110),
Chúng sinh và các pháp,
Rõ thấu đều vô ngại
Khắp hiện các sắc tượng,
Cùng khắp tất cả cõi
Muốn cầu Nhất Thiết Trí,
Chóng thành Vô Thượng giác
Phải dùng tâm tịnh diệu
Tu tập hạnh Bồ Đề (Xem Phẩm Đâu Suất kệ tán, tr, 110)
Thế đúng là:
Nhờ Phật Lực thấy Phật
Như dùng sức tinh tấn
Hay tột nguồn đáy biển
Trí lực cũng như vậy,
Thấy được vô lượng PHẬT. (tr. 113)
Thế là:
Như Lai lìa phân biệt
Rời thời gian, không gian, (tr. 121)
Chúng sinh vọng phân biệt.
Là Phật, là Thế giới
Người liễu đạt Pháp tánh.
Không Phật không thế giới (tr. 126)
Như vậy Phân biệt là chúng sinh, lìa phân biệt là giác ngộ.
Muốn được vậy phải xa lìa chấp trước, lòng phải vô ngại, tâm phải thanh tịnh.
Thế gian đã thanh tịnh
Khai thị các Phật Pháp (tr. 124)
Trọn xa lìa chấp trước
Vô ngại lòng hoan hỉ... (tr. 127)
Ngoài ra kinh còn dạy Phân thân thành chư Phật. Phân thân nhờ co giãn (Khuất, thân), đóng mở (Hạp tịch), nhờ hiểu về Bản Thể (Nhất) và Hiện Tượng (Vạn).
Ví như một tâm niệm,
Hay sanh các thứ tâm,
Như vậy một Phật Thân,
Khắp hiện tất cả Phật (tr. 113)
Trong tất cả quốc độ,
Khắt hiện vô lượng thân
Mà thân không chỗ ở,
Cũng chẳng trụ nơi pháp. (tr. 117)
Ví như trăng tròn sáng
Hiện khắp các dòng nước,
Bóng hình dầu vô lượng,
Mật trăng vẫn không hai. (tr. 119)
Tóm lại biết rõ tự tánh mình đó chính là Phật
Rõ biết Tự Tánh kia,
Đây thời nói là Phật (tr. 125)
Phẩm XXV. Phẩm Thập Hồi hướng: Ten Dedications: Tận tuỵ
Phẩm này dài nhất trong các Phẩm từ tr. 150- 504 q. 3 đến 25- 152 q. 4.
Thập Hồi Hướng là:
1. Cứu Hộ tất cả chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng: Dedication to saving all sentient beings without any mental image of sentient beings.
2. Bất Hoại hồi hướng: Indestructible Dedication.
3. Đẳng Nhất thiết Chư Phật hồi hướng: Dedication equal to all Buddhas.,
4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng: Dedication reaching all places,
5. Vô Tận Công Đức Tạng hồi hướng: Dedication of inexhaustible tresauries of virtue.
6. Nhập nhất thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng: Dedication causing all roots of goodness to endure.
7. Đẳng tuỳ thuận nhất thiết chúng sinh hồi hướng: Dedication equally adapting to all sentient beings
8. Chân Như tướng hồi hướng: Dedication with the Character of true suchness.
9. Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng: Unattached, unbound, liberated dedication
10. Nhập Pháp Giới vô lượng hồi hướng: Boundless dedication equal to the cosmos.
1. Bồ tát hạ quyết tâm che chở chúng sinh, giáo hoá chúng sinh, đưa họ đến giác ngộ hoàn toàn.
Bồ tát lập nguyện: (tr. 127)
Nguyện trở thành nhà, thành đuốc che chở chúng sinh cho họ hết mê lầm (tr. 137. 138)
Dạy cho họ được Nhất Thiết trí. (tr. 137)
Coi họ như người thân thuộc. Coi họ bình đẳng. (tr. 139)
Nên như biển cả tiêu trừ độc hại cho chúng sinh. (tr. 139)
Nên như mặt trời soi sáng chúng sinh, chẳng có chi che chướng làm cho mặt trời không thể dãi sáng. (140)
Giảng cho họ các pháp của chư phật (tr. 142)
Nguyện cho chúng sinh tất cả được giải thoát, được thanh tịnh rốt ráo, thành tựu nhất thiết chủng trí. (tr. 146)
Chung qui, là giúp họ thoát khổ và được nhất thiết trí. (tr. 146)
Nguyện chịu khổ thay chúng sinh (147)
Nguyện tuỳ nghi cứu độ chúng sinh khiến họ thoát sinh tử. (150)
Được trí vô ngại (150)
2. Bất hoại hồi hướng.
Có đức tin bất hoại vào chư Phật, có đức tin bất hoại vào chúng sinh.
Họ đi tìm để học hỏi không hề xao nhãng “Cầu nhất thiết trí không hề thoái chuyển” (III, 169)
3. Bồ tát đẳng nhất thiết Phật hồi hướng. (tr. 178)
An trụ nơi Tâm Kim Cang, nơi nhất Thiết Trí được bất thối chuyển (180) Thế là vào tới Trung Tâm hằng cửu của vũ trụ (Trung Dung), thế là an trụ nơi chỗ trụ của Bồ Tát (180), thế là đến bậc Nhất thiết Trí (tr. 183- 184).
Vào được Nhất Thiết Trí, trụ được nơi Trí Địa (184) là Tu Phật Đạo, là ra khỏi biển phiền não (185), là thoát cảnh ma là vào cảnh Phật, là dứt giống thế gian, là gieo giống Phật, là Trụ trong Tam Thế bình đẳng (tr. 186).
4. Đại Bồ Tát Chí nhất Thiết xứ hồi hướng,
Nguyện năng lực của Thiện căn đến các chỗ (tr. 196).
5. Đại Bồ Tát Vô Tận Công Đức Tạng hồi hướng. (q. 3, tr. 212).
Đại khái phẩm này nhấn mạnh phải bố thí công đức của mình, phải lập nguyện giúp chúng sinh. cho họ được hoàn toàn phát triển, giải thoát và giác ngộ (the basic orientation of dedication is the full development, liberation and enlightenment of all beings (Thomas Cleary, p. 39).
1. Tùy thuận bình đẳng thiện căn Hồi Hướng. (tr.235)
Bồ tát lo bố thí chúng sinh: Thực phẩm, xe cộ, y phục, tràng hoa, các loại hương, giường ghế, nhà cửa, đèn đuốc, thuốc men, khí cụ báu, xe báu, ngựa giỏi, voi hay... tai mắt, mũi, lưỡi, da, thịt, gân xương, đầu, mặt, tay, chân, tạng phủ v.v...đều vui lòng thí xả (tr. 237). (tr. 257-457). Bố thí cái gì cũng lập đại nguyện (tr. 243).
Nguyện chúng sinh thắp đèn trí huệ soi khắp thế gian (tr. 285)
Nguyện chúng sinh dùng minh châu trí huệ cột trên đầu mình (tr. 293).
Nguyện chúng sinh dứt dòng sinh tử lên bờ trí huệ (tr. 295).
Nguyện chúng sinh lìa phân biệt trí mà vào nơi trí địa bình đẳng bất động. (tr. 296)
Nguyện đem thân không bền đổi lấy thân bền. (tr. 329)
Nguyện tất cả chúng sinh thường thích bố thí tất cả các sở hữu lòng không hối tiếc (tr. 345)
2. Tùy thuận đẳng quán Nhất Thế chúng sinh hồi hướng. (tr. 457)
Dạy người tâm tự tại, có nhĩ căn vô ngại, có huệ nhãn thanh tịnh. (tr. 458)
Nguyện khắp bố thí cho cả mọi loài. (tr. 459)
Nguyện cho chúng sinh trí sáng suốt, bố thí trì giới đều thanh tịnh, tinh tấn tu hành chẳng bỏ trễ. (tr. 460)
Nguyện khắp chúng sinh đồng với Phật, biết các phân biệt là thế kiến, vào nơi chánh vị hết phân biệt. (tr. 463)
3. Chân Như tướng hồi hướng. (tr. 463)
Đọan này rất quan trọng, dạy người phát Tâm Chân Như mà tu trì. (Xem tr. 478- 495)
Kể sơ lược Tính Chân Như.
1.- Chân Như không ngần mé. (tr. 478)
2.- Chân Như tánh là Chân Thiệt. (tr. 478)
3.- Chân Như không thối chuyển (tr. 478)
4.- Chân như là chỗ đi của chư phật. (tr. 479)
5.- Chân Như không Ai trắc lượng được. (tr. 479)
6.- Chân Như tràn đầy tất cả (tr. 479)
7.- Chân Như không có đối tượng. (tr. 479)
8.- Chân Như có thể tánh kiên cố (tr. 479)
9.- Chân như chảng bị phá hoại (tr. 479)
10.- Chân Như có thể tánh chói sáng (tr. 479)
11.- Chân Như ở khắp mọi nơi. (tr. 479)
12.- Chân Như tánh thường thanh tịnh (tr. 481)
13.- Chân Như thể tánh tich tịnh (tr. 482)
14.- Chân Như thể tánh vô trụ (tr. 483)
15.- Chân Như thể tánh bình đẳng (tr. 483)
16.- Chân Như đồng thể tánh với các pháp (chúng sinh). (tr. 484)
17.- Chân Như không có phân biệt (tr. 490)
18.- Chân Như là cảnh giới của chư Phật (tr. 492) v.v...
4. Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng. (q.4, tr. 25)
Dạy Bồ tát phải có lòng tôn trọng đối với tất cả các thiện căn. (Q. 4, tr. 25)
Dùng tâm vô trước, vô phược giải thoát để thành tựu thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp của Phổ Hiền. (tr. 27)
Dùng tâm này để thành tựu môn Đà La Ni hiểu rõ tất cả các Âm thanh. (tr. 27)
Được thân Phật thanh tịnh, tâm thanh tịnh, hiểu biết thanh tịnh, ở cảnh giới Phật (tr. 35)
Dùng tâm vô trước, vô phược giải thoát thành tựu nguyện trí lốn Phổ Hiển, ở trong một chỗ biết bất khả thuyết vô lượng chỗ. (Vỉ Phật thân là hư không, vào được hư không sẽ thấy mình ở khắp nơi, như chư Phật) (tr. 43- 44)
Dùng Tâm vô trước, vô phược, được trí rất vi tế biết vô lượng pháp giới. (tr. 59)
Như vậy Hạnh mình và hạnh Phật đều bình đẳng (tr. 79)
Như vậy là Đại Bồ Tát muốn chúng sinh thành tựu Nhứt thiết Trí. (tr. 89)
Nguyện chúng sinh thành những Pháp Sư chân chính. ( tr. 98)
Có bổn tính bình đẳng (tr. 102)
Biết được âm thanh diễn thuyết vô lương tất cả các Pháp. (tr. 111)
Có đưộc Pháp Thân thanh tịnh (tr. 113)
5. Pháp giới vô lượng hồi hướng. (tr. 136- 152)
Mong chúng sinh thành tựu viên mãn vô lượng,vô biên hạnh nguyện Phổ Hiền.
Mong chúng sinh thành tựu đủ vô biên trí huệ rõ tất cả các pháp, trong mỗi niệm thấy tất cả Phật xuất thế. (136)
Mong chúng sinh được vô lượng thanh tịnh, xuất sanh trí nhãn vô biên tế của Phổ Hiền Bồ Tát, có Vô Ngại nhĩ thức nghe và ghi nhận vô lượng Phật Pháp. (tr. 137)
Mong chúng sinh thành tựu diệu Pháp Thân (tr. 144)
«Bao nhiêu tịnh trí của Như Lai,
Nguyện cho chúng sinh đều tron đủ.» (tr. 145)
Mong chúng sinh thường tu hạnh Phổ Hiền (tr. 150)
Phổ Hiền là hiệu của Phật tử (tr. 152)
Phẩm này rất hay.
Phẩm XXVI. Thập địa. (Q. 4 tr. 153) hay Đại thừa Bồ tát thập địa.
Thập Địa là: Hoan Hỉ Địa, Ly Cấu Địa, Phát Quang Địa, Diệm Huệ Địa, Nan Thắng Địa, Hiện Tiền Địa, Viễn Hành Địa, Bất Động Địa, Thiện Huệ Địa, Pháp Vân Địa.
Hoan hỉ Địa: A Nan! Vì thiện nam tử đối với quả vị đại giác ngộ, đã được thông đạt, giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới Phật, gọi là Hoan Hỉ Địa.
Ly Cấu Địa: Tâm tánh chúng sinh vào chỗ đồng một cảnh giới Phật, và tánh đồng ấy cũng dứt tuyệt, gọi là Ly Cấu Địa. Lúc ấy Bồ tát có đủ giới hạnh thanh tịnh, rời khỏi sự cấu nhiễm của phiền não, nên gọi là Ly Cấu Địa.
Phát quang địa: Hết sức thanh tịnh nên sinh ra sáng suốt, gọi là Pháp Quang Địa. Ở địa vị này, ánh sáng trí tuệ của cái bổn giác khai phát, bắt đầu chiếu ra.
Diệm huệ Địa: Hết sức sáng suốt, thì giác tánh viên mãn, gọi là Diệm Huệ Địa.
Nan Thắng Địa: Tất cả cái đồng, cái khác đều không thể đến, gọi là Nan Thắng Địa. Cũng còn gọi là Cực Nan Thắng địa, Lúc này Bồ Tát tu thiền định rất sâu, hiển minh được chân lý, và chứng được Pháp thân thanh tịnh.
Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa.Lúc này, Chân Như tịnh tính hiển hiện ra, cái Trí Tuệ tối thắng hiển hiện ra.
Viễn hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa. Bồ tát quán thông lẽ Vô Tướng, không còn như hàng Thanh Văn, Duyên Giác chỉ biết lẽ Hữu Tướng. Vào Vô Tướng tức là nhập Vô Vi.
Bất động địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa, Kinh Niết Bàn cho rằng Bồ Tát trụ trĩbg Bất Động Địa sẻ Bất Động, bất đọa, Bất thối, bất tán.
Bất Động là không vị động tâm vì sắc, thanh, hương vị súc; Bất Đọa là không bị sa đọa vào Địa Ngục, Súc Sanh, Ngạ quỉ; Bất Thối là không còn bị thối lui xuống hành Thanh Văn, Duyên Giác; Bất Tán là không bị tán lạc bởi dị kiến, tà phong, tà mạng
Thiện huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa. Bồ tát được Tứ Vô Ngại Trí: Pháp vô ngại trí (biết hết các pháp), Nghĩa vô nghĩa trí (biết ngĩa lý các Pháp), Từ Vô Ngại trí (hiểu biết các ngôn từ), Lạc thuyết Vô Ngại trí (hiểu biết căn tính chúng sinh, vui thuyết không bị chướng ngại). Đắc Tứ Vô Ngại là đắc Cháng Huệ.
Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa. Bồ tát ở địa vị này, trí huệ dường như mây lành, đổ mưa cam lô xuống khắp cả.
(Xin đọc về Thập địa trong PHẬT HỌC Từ Đỉển Đoàn trong Còn.)
Phẩm này mô tả 10 giai đoạn giác ngộ. Phẩm này rất quan trọng vì trong Kinh tạng Hán Văn đã được dịch và in riêng thành 1 quyển riêng biệt 5, 6 lần, Sanskrit cũng có bản in riêng.
Phẩm này cũng bàn đến phương pháp giáo dục của chư Phật: (Đốn, Tiệm, Rõ, Ẩn) Mật Viên Tịnh Diệu (Sudden and Gradual, Explicit, Implicit) bàn đến các trình độ tiến hóa của người tu học: người tu học muốn trở nên tuyệt hảo (the practitioner aspire to be the best of beings) (Thomas Cleary, tr. 76) Sách cho thấy: Một là Tất cả, Tất cả là một (Showing the «All in one, One in All” vision of the realm of reality) (Thomas Cleary, tr. 47).
Sách đề cao Lục Tướng (The six Characteristics): Totality (Tổng Tướng) distinction, (Biệt Tướng) sameness (Đồng tướng), difference (Dị Tướng), formation (Thành tướng) and desintegration (Hoại Tướng).
1.- Hoan Hỉ Địa. (tr. 151-215) (Pramudita, joy at having overcome the former difficulties and now entering on the path to Buddhahood. A Dictionary of Chinese terms, p. 47)
Bồ tát phát tâm như vậy liền vượt khỏi hạng phàm phu, vào ngôi nhà Bồ Tát, sinh vào nhà Như Lai... (tr. 178)
Bồ tát an trụ những pháp như vậy gọi là trụ bậc «Bồ tát Hoan Hỉ Địa» vì đã tương ưng với Chân Như Bất Động. (tr. 179), thoát mọi sự kinh sợ. (tr. 181) an trụ trong nhất thiết chủng trí. (tr. 187), thành tựu các Phật Pháp, cứu nhiếp các quần sinh (tr. 206), vào chỗ đi của chư Phật, sinh tại nhà Như Lai, đồng bình đẳng với Phật. (tr. 207), thống lãnh Diêm Phù Đề, Giáo hóa tất cả chúng. (tr. 213).
Sơ Địa là lập nguyện lớn. (tr. 474)
2.- Ly Cấu địa. (Đất lìa bợn nhơ) (tr. 215-240) (Vimala, freedom from all possible defilement, the stage of purity, A Dictionary of Chinese terms, p. 47)
Bồ Tát trụ Ly Cấu Địa thời tự tánh xa rời tất cả sát sanh, chẳng chứa dao gậy, có tàm có quý, đầy đủ lòng nhân thứ. Với tất cả chúng sinh có mạng sống thời thương, sinh lòng từ, làm lợi ích. (tr. 217). Không trộm cắp (tr. 217), không tà dâm (tr. 218) không vọng ngữ (tr. 218) v.v... theo đúng tính bản nhiên tự tại (tr. 217, 218, 219, 220, 221, 224, 225, 226), tránh Thập ác (Killing, stealing, adultery, lying, double-tongue, coarse language, filthy language, covetousness, anger, perverted views. A Dictionary of Chinese terms, p. 47)
Hoa Nghiêm kinh (q. 4, tr. 224, 226)
3.- Phát quang Địa. (tr. 240- 261) (Prabhakari, Stage of further enlightement, A Dictionary of Chinese terms, p. 47)
Nhận định rằng các pháp hữu.vi đều là vô thường là khổ, là bất tịnh (tr. 240- 241, tr. 256) cho nên Bồ tát nhàm chán nó, mà hướng về Phật trí tuệ. (tr. 241) hay Như Lai trí vô ngại (tr. 257)
Pháp hữu vi là công việc của con người, nó liên quan đến tiểu trí, đến luân hồi.
Pháp vô vi là pháp của Phật, của Bồ Tát. Nó liên quan đến Nhất thiết chủng trí, đến Niết Bàn. (Tịch Diệt) (tr. 242- 244), đến Phật pháp, đến chánh pháp.
Bồ tát có thể hi sinh tài vật, thân thể để mà cầu Phật pháp này. (tr. 245- 246).
Gạt bỏ tạp niệm, gạt bỏ sắc tướng, nhập vô biên thức, trụ thức vô biên xứ. (tr. 248), đi vào hư không (tr. 249), có Thiên Nhĩ (tr. 250), thiên nhãn (tr. 252), thấy được chư Phật (tr. 252).
4.- Diệm tuệ địa (Arcismati, of glowing wisdom) (tr. 261- 278)
Hết sức sáng suốt, giác tánh viên mãn.
Vào nhà Như Lai (tr. 282)
Tâm giới thanh tịnh, lìa cấu trược thế gian, đầy đủ minh đoán, đầy đủ hỉ lạc (tr. 289)
Cùng tột thanh tịnh như hư không (tr. 277).
5. Nan thắng địa. (Sudurjaya, mastery of utmost or final difficulties) (tr. 278- 300)
Tu tứ diệu đế (tr. 280)
Giúp chúng sinh xa lìa khổ não, khiến được thanh tịnh, chứng nhập Niết Bàn. (tr. 285)
Vì chúng sinh học đủ các môn học thế gian (289) (297)
6. Hiện tiền địa (Abhimukhi: the open way of wisdom above definitions of impurity and purity). Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa. (tr. 301- 326)
Giải thích Thập Nhi Nhân Duyên, và cho đó là do tâm tạo. (tr. 320- 321)
Mười hai nhân duyên cũng nương tâm,
Sanh tử đều do tâm làm ra,
Tâm nếu diệt dứt, sinh tử hết (tr. 320)
Vòng 12 nhân duyên sở dĩ có là vì chúng sinh không nhìn thấy thế giới bất biến, mà chỉ nhìn thấy hiện tương biến thiên. chẳng biết Chân Đế, chỉ biết Tục đế,nên gọi là Vô Minh (tr. 321), nên bị sinh diệt.
Vì không biết Chân Đế (Chân đế là cái gì Chân Thường hằng cửu. Chân đế là Niết Bàn. A Dictionary of Buddhist terms, p. 425) nên gọi là Vô Minh. (tr. 321)
Tục Ngã, hay Giả Ngã là the popular idea of the ego or soul, i.e. the empirical or false ego, (Giả Ngã) composed of the five skandhas (Ngũ Uẩn). This is to be distinguished from the true ego (Chân Ngã) or Thực Ngã the Metaphysical substratum from which all empirical elements have been eliminated. (A Dictionary of Chinese Buddhist terms, p. 296)
7. Viễn hành địa. (Duramgama, proceding afar, getting above the idea of self in order to save others) Viễn hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa. (tr. 326- 355)
Vào viễn hành địa là vào được Chân Như Môn, vào được cõi Niết Bàn. Muốn vậy phải xa rời được Tục Đế, xa rời Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) (tr. 327), LÌA BỎ Luân Hồi, lìa bỏ thế giới nhiễm hạnh, vào đựơc thế giới tịnh hạnh của Chư Phật (tr. 335). Nơi đây như là có 2 thế giới: Một tạp nhiễm, 1 thanh tịnh. Rất khó vượt qua (tr. 334- 335).
Như vậy ngưồi giác ngộ sẽ lìa bỏ phiền não và sẽ siêu trên phiền não. (tr. 335)
TâM họ sẽ thâm tịnh, vắng lặng (tr. 337), bỏ hết nghiệp đạo bất thiện, và tu mọi thiện nghiệp. (tr. 337), có đầy đủ tự trí lực vượt trên hàng nhị thừa. (tr. 340- 341)
Vì vào được Chân Như môn, nên nhìn thấy Chư Bồ Tát và chư Phật (tr. 347- 353).
8. Bất động địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa, (Acala: attainement of calm imperturbedness) (Immovable) (tr. 356- 387)
Nhập Vô Sai biệt (tr. 356), lìa chấp trước (tr. 356), tránh tranh luận (tr. 356), chẳng còn hiện khởi tâm bồ tát, tâm Phật, tâm bồ đề, tâm Niết Bàn, huống là còn khởi tâm thế gian. (tr. 358), vào các pháp vô sanh, vô phân biệt (tr. 360), xa rời tất cả thân tưởng sai biệt, trụ nơi bình đẳng (tr. 368), có pháp thân, hư không thân. Bất Động Địa có nhiều tên khác như Bất thối Chuyển, Nan đắc địa, Đồng Chân Địa, Sanh Địa, Thành Địa vv... (tr. 374).
Bất động Địa có trí huệ rộng lớn đồng hư không (380). bình đẳng vô phân biệt (tr. 380), tâm như hư không đến 10 phương (tr. 386)
9.- Thiện huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa. Bồ tát được Tứ Vô Ngại Trí: Pháp vô ngại trí (biết hết các pháp), Nghĩa vô ngại trí (biết nghĩa lý các Pháp), Từ Vô Ngại trí (hiểu biết các ngôn từ), Lạc thuyết Vô Ngại trí (hiểu biết căn tính chúng sinh, vui thuyết không bị chướng ngại). Đắc Tứ Vô Ngại là đắc Chánh Huệ. (tr. 387- 420)
Có Tứ Vô Ngại biện (tr. 395), nên Bồ Tát khéo thuyết pháp dạy dỗ chúng sinh.
10. Pháp vân địa. ( tr. 418- 475)
Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa. Bồ tát ở địa vị này, trí huệ dường như mây lành, đổ mưa cam lồ xuống khắp cả.
Bồ Tát ở địa vị này được Phật quán đỉnh. (tr. 470)
(Xin đọc về Thập địa trong PHẬT HỌC Từ Đỉển Đoàn trong Còn.)
Phẩm XXVII. Phẩm Thập Định: The Ten Concentrations. (Q. 5, tr. 25- 212)
Nhờ Nhập Định con người có thể vào ra được các cõi, vì vạn vật đều dung thông, tương nhiếp với nhau. một có trong tất cả, tất cả có trong một (everything interreflecting, the one and the many interpenetratring.)
Thập Định là:
1- Phổ Quang Đại Tam Muội The Great concentration of Universal Light. (tr. 43, tr. 51)
2- Diệu quang Đại Tam Muội: The Great Concebtration of subtle light. (tr. 43, tr. 55)
3- Thứ đệ Biến Vãng Chư Phật Quốc Độ Đại Tam Muội:The Great Concentration of successive journeying to the buđdha-lands. (tr. 43, tr. 66)
4- Thanh Tịnh Thâm Tâm hành Đại Tam Muội: The Great Concentration of the action of the pure profound mind. (tr. 43, tr. 72)
5- Tri quá khứ trang nghiêm Đại Tam Muội: The great Concentration of knowledge of the stores of Adornments of the past. (tr. 43, tr. 75)
6- Trí quang minh tạng đại Tam Muội: The Great Concentration of the treasury of light of knowledge. (tr. 43, tr. 86)
7- Liễu tri nhất thiết thế giới Phật trang nghiêm Đại Tam Muội: The Great Concentration of knowledge of the adornments of the Buddhas of all worlds. (tr. 43, tr.104)
8- Chúng Sinh Sai biệt Thân Đại Tam Muội: The great Concentration of the differentiated bodies of sentient beings. (tr. 43, tr. 123)
9- Pháp Giới Tự Tại Đại Tam Muội: The Great Concentration of freedom in the elemental cosmos. (tr. 43, tr. 151)
10- Vô ngại luân Đặi Tam Muội: The great concentration of the unimpeded wheel. (tr. 43, tr. 212)
Nhữing Bậc vào được 10 Đại Tam Muội này là Phật là Như Lai, là Nhất Thiết Trí, Nhất Thiết Pháp Tự Tại (Q. 5, tr. 44)
Các Ngài nhập vào Hư Không (tr. 64) (tr. 155) vào vô cùng tận, nơi Vô Phân Biệt (Tr. 95)
Các Ngài nhập Chân Như nên gọi là Như Lai (tr. 113)
Phẩm XXVIII: Thập Thông: the ten Superknowledges. (tr. 213- 239)
Mô tả các quan năng cao hơn sinh ra do định Tâm. Các trạng thái này chỉ có những bậc toàn giác mới đạt dược.
Thập Thông là:
1- Tha Tâm Trí thông biết được các thứ tâm của chúng sinh. Knowledge of others’ minds (tr. 213)
2- Vô Ngại Thiên Nhã Trí thần Thông (Superknowledge of the unobstructed pure celestial eye) biết hết mọi chúng sinh. (tr. 216)
3- Túc trụ trí thần thông biệt kiếp quá khứ của đại Bộ Tát (the spiritual faculty of knowing past lives) (tr. 219)
4- Trí thần Thông biết các kiếp vị lai của Bồ tát (tr. 221) The power of knowing the Ages of the entire future.
5- Trí thần thông Thiên Nhĩ Thanh Tịnh Vô Ngại The Superknowledge of the unobstructed pure celestial ear (tr. 222)
6- Trí thần thông trụ vô thể tánh vô động tác Superknowledge of going to all Buddha-lands while dwelling in insubstantiality, witout motion or action, (tr. 225)
7- Trí thần thông khéo phân biệt tất cả ngôn từ của đại Bồ tát. (tr. 227) The power of understanding all language.
8- Trí thần thông hiện vô số sắc thân (tr. 231) Superknowledge of countless form bodies, diligently cultivated and perfected for the purpose of liberating all beings.
9- Nhất thiết pháp trí thần thông (tr. 235) Knowledge of all phenomena
10- Nhất thiết pháp diệt tận tam muội trí thần thông (tr. 238) Superlo wledge of concentration on the extinction of all things.
Phẩm XXVIX. Phẩm Thập Nhẫn: Ten Acceptances.
Cho rằng Các hiện tượng thế gian và siêu xuất thế gian đều hiện hữu. Tuyệt Đối nằm sẵn trong tương đối. Các hiện tượng siêu linh và thế gian đều hư ảo.
Thập Nhẫn là
1- Âm Thanh Nhẫn Acceptance of the Voice of the Teaching (tr. 241- 242.)
2- Thuận Nhẫn Conformative Acceptance. (tr. 241- 242)
3- Vô Sanh Pháp Nhẫn Acceptance of the of the nonoriginating of all things. (tr. 241- 243) Không còn sinh tử (243)
4- Như Huyễn Nhẫn Acceptance of illusoriness (241- 243)
5- Như Diệm Nhẫn Acceptance of being miragelike. (tr. 241- 247)
6- Như Mộng Nhẫn Acceptance of being Dreamlike (tr. 241- 248)
7- Như Hưởng Nhẫn Acceptamce of being echolike. (tr. 241- 249)
8- Như Ảnh Nhẫn Acceptance of being like a reflection. (241- 251)
9- Như Hóa Nhẫn Acceptance of being phantomlike (tr. 241- 258)
10- Không Nhẫn Acceptance of being space like (tr. 241- 259)
Phải thấy được Bản Thể là Không, hiện Tượng là Huyễn thì mới hiểu được pháp thân Như Lai. (tr. 264-265) Pháp Thân Như Lai là thân Hu Không vô biên tế (tr. 265).
Phẩm XXX. PHẨM A Tăng Kỳ: The Incalculable.
A Tăng Kỳ nghĩa là Vô Số.
Bàn về Sự Vô Lượng Hạn của các con số. Vì mọi sự đều là những chuỗi thời gian, nên mỗi sát na là một vũ trụ mới. Mỗi niệm là một vũ trụ mới, Hơn nữa chúng sinh đểu liên lạc với nhau, nên cái nọ soi rọi vào cái kia đến vô cùng tận. Phầm này bàn về sự vô cùng tận của các cấp số 2.
Trước Hết mỗi Lạc Xoa là 100.000.
Một Câu Chi là 1.000. 000
Một A giu Da là 10.000.000
Một Na Do Tha là 100.000 triệu
Một Căn yết La là 1000 tỉ
Một Tần Bà La là 100.000 tỉ v’v.
... Chí lần Chí là Một A Tăng Kỳ
Theo Thomas Clearly, thì một A Tăng Kỳ là 101, 493, 292, 610, 318, 652, 755, 325, 638, 410, 240. (Xem Thomas Clearly, The Flower Ornament Scripture, p. 891)
Nhưng trên A Tăng Kỳ còn nhiều con số khủng khiếp khác (Kinh Hoa Nghiêm, Tập 5, tr. 297). Con số to nhất mà Phật nói là Bất khả Thuyết Bất khả Thuyết Chuyển (Hoa Nghiêm. (Xem Thêm Dictionary of Buddhist Terms, nơi chủ Lạc Xoa tr. 308, và A Tăng Kỳ tr. 285)
Phẩm XXXI. Phẩm Thọ Lượng: The Life Span
Đại khái chủ trương 1 ngày 1 đêm là một thời gian vô tận. Và vạn vật thâm nhập vào nhau (interpenetration of cosmic and mundane plane).
Một kiếp ở Ta Bà thế giới = 1 ngày một đêm ở cõi Cực Lạc thế giới.
Một kiếp ỏ Cực Lạc thế giới = 1 ngày một đêm ở cõi Ca Sa Tràng thế giới.
Một Kiếp của Ca Sa Tràng thế giới = 1 ngày một đêm ở cõi Bất Thối Chuyển thanh Âm thế giới.
Một kiếp ở cõi Bất Thối Chuyển thanh Âm thế giới = 1 ngày một đêm nơi Ly Cấu thế giới.
Một kiếp nơi Ly Cấu thế giới = 1 ngày một đêm nơi Thiện Đăng thế giới
Một kiếp nơi Thiện Đăng thế giới = 1 ngày một đêm nơi Diệu Quang Minh thế giới.
Một kiếp nơi nơi Diệu Quang Minh thế giới = 1 ngày một đêm nơi Nan Siêu Quá thế giới.
Một kiếp nơi nơi Nan Siêu Quá thế giới = 1 ngày một đêm nơiTrang Nghiêm Huệ thế giới.
Một kiếp nơi nơi Trang Nghiêm Huệ Thế Giới = 1 ngày một đêm nơi Cảnh Quang Minh thế giới (Phẩm Thọ Lượng. Chương XXXI, Hoa Nghiêm Kinh, tr. 325- 328)
Phẩm XXXII. Phẩm chư Bồ Tát trụ xứ: Dwelling places of Enlightening Beings.
Mô tả một số linh địa ở India, Kashmir, Pakistan, Afganistan, Trung và Đông nước Trung Hoa. Nhưng cho thấy là bồ tát sống không có không gian thời gian đâu đâu cũng có.
Những linh địa đó là:
Tiên Nhân Sơn (tr. 329)
Thắng phong Sơn (tr. 330)
Kim Cang Diệm Sơn (tr. 330)
Hương Tích Sơn (tr. 330)
Thanh Lương Sơn (tr. 331)
Kim Cang Sơn (tr. 331)
Chi Đề Sơn (tr. 331)
Quang Minh Sơn (tr. 332)
Hương phong Sơn (tr. 332)
Trang Nghiêm Quật (tr. 332)
Thiện Trụ Căn (tr. 332)
Mãn túc Quật (tr. 333)
Pháp Tọa (tr. 333)
Chân Lân Đà Quật (tr. 333)
Vô Vgại Long Vương Kiến lập (tr. 333)
Xuất Sanh Tử (tr. 333)
Na La Diên Quật (tr. 334)
Ngưu Đầu Sơn (tr. 334)
Thứ Đệ (tr. 334)
Tôn Giả Quật (tr. 334)
Kiến Ức Tạng Quang Minh (tr. 334)
Chiêm Bà La Quật (tr. 334)
Phẩm XXXIII. Phẩm Phật Bất Tư Nghì pháp: Inconceivable qualities of Buddhas. (tr. 335- 438)
Bàn về Phật như là hiện thân của phật Tì Lư Giá Na. Lại bàn về Nhân QUẢ TƯƠNG DUNG. Interpenetration of Cause and effect.
1.- Chư Phật có 10 thứ pháp khắp cùng vô lượng vô biên pháp giới. The Buddhas have ten things that pervade the infinite cosmos (tr. 339)
2.- Chư Phật có 10 thứ niệm niệm xuất sinh trí. The Buddhas have ten kinds of instantly creative knowledges (tr. 340) Chư Phật có thể hiện ra ở bất cứ nơi đâu để giáo hóa chúng sinh.
3.- Chư Phật có 10 điều chẳng lỗi thời. The Buddhas have ten kinds of proper timing. (tr. 343- 344)
4.- Chư Phật có 10 cảnh giới vô tỉ bất khả tư nghì. The Buddhas have ten peerless inconceivable realms. (tr. 344- 345)
Phật trước phật sau đều giống in nhau. All Buddhas are in one instant essentrially the same as all Buddhas of past, future and present. (tr. 345)
5.- Chư Phật Thế Tôn xuất sinh 10 trí: The Buddhas can produce ten kinds of knowlege. (tr. 346- 347)
6.- Chư Phật thế Tôn có 10 thứ phổ nhập pháp. The Buddhas have ten kinds of ways od entry into universality. (tr. 347- 349)
7.- Chư Phật có 10 pháp quảng đại khó tin thọ. Buddhas have ten great qualities that are hard to believe in (tr. 349- 350)
10- Chư Phật có 10 công đức lớn rời lỗi hoàn toàn thanh tịnh’ The Buddhas have ten kinds of great virtue that are impeccably pure. (tr. 351- 353)
11- Chư Phật có 10 điều rốt ráo thanh tịnh. The Buddhas have ten kinds of ultimate purity. (tr. 353- 355)
12- Chư PHẬT có 10 thứ phật sự. Búd dhas have ten kinds of Buddha-work in all world in all times. (tr. 354- 356)
13- Chư Phật có 10 thứ trí hải vô tận Buddhas have ten kinds of virtues in inexhaustible oceans of knowledge (356- 357)
14- Chư Phật có 10 thứ thường pháp. Buddhas have ten kinds of eternal law. (tr. 357- 358)
15- Chư Phật có 10 môn diễn thuyết vô lượng. Buddhas have ten kinds of exposition of the innumerable facets of the the teaching of Buddhas (tr. 358- 360)
16- Chư Phật có 10 điều vì chúng sinh làm phật sự. Buddhas have 10 kinds of performance of Buddha-work for sentient beings. (tr. 360- 362)
17- Chư Phật có 10 phép tối thắng Buddhas have ten kinds of supreme qualities. (tr. 362- 364)
18- Chư Phật có 10 điều vô chướng ngại trụ Buddhas remain unhindered in ten ways. (tr. 364- 366)
19- Chư Phật có 10 thứ tối thắng vô thượng trang nghiêm Buddhas have ten kinds of supreme adornment. (tr. 366- 371)
20- Chư Phật có 10 phép tự tại Buddhas have 10 kinds of mastery (tr. 372- 377)
21- Chư Phật có 10 thứ vô lượng bất tư nghì phật pháp viên mãn. Buddhas have 10 kinds of measureless, inconceivable ways of fulfilling of Buddhahood (tr. 377- 379)
22- Chư Phật có 10 phương tiện thiện xảo Buddhas have 10 kinds of skill in means. (tr. 379- 386)
23- Chư Phật có 10 phật sự quảng đại vô lượng vô biên bất tư nghì, tất cả chư thiên và người không thể biết được... Buddhas have ten kinds of great Buddha-work, immesurable, bondless, inconceivable, unknowable to all celestial and human worldlings, unknowable even to the past futrure and present Buddhist disciples and self enlightened ones except by the spiritual power of the Buddhas. (tr. 386-404)
24- Chư Phật có 10 điều vô nhị thật hành pháp tự tại. Buddhas have 10 kinds of mastery of nondual action (tr. 405- 406)
25- Chư Phật có 10 pháp trụ Buddhas have ten kinds of abode, abiding therein in all things (tr. 407- 408)
26- Chư Phật có 10 điều biết hết tất cả các pháp không thừa sót. Buddhas have 10 exhaustive knowledges. (tr. 408- 409)
27- Chư Phật có 10 thức lực. Buddhas have 10 kinds of enormous power (tr. 409- 410)
28- Chư Phật có 10 thứ tràng Đại Kim Cang dũng kiện pháp Power inconceivable to any worldlings that all living Thing cannot shake (tr. 410- 426)
29- Chư Phật có 10 pháp quyết định All Buddhas have ten definite principles (tr. 426- 428)
30- Chư Phật có 10 pháp tốc tật All Buddhas have ten kinds of speeds. (tr. 428- 430)
31- Chư Phật có 10 điều phải thường ghi nhớ pháp Thanh Tịnh All Buddhas have ten kinds of pure things that should al ways be remembered (tr. 430- 431)
32- Chư Phật có 10 điệu trụ nơi nhất thiết trí All Buddhas have ten stations of omniscience (tr. 432- 434)
33- Chư phật có 10 phật tam muội vô lượng bất tư nghì All Buddhas hane ten kinds of immeasurable inconceivable Buddha- concentrations (tr. 434- 436)
34- Chư Phạt có 10 vô ngại giải thoát Buddhas have 10 kinds of unimpeded libaration (tr. 436- 438)
Phẩm XXXIV. Phẩm Như Lai Thập Thân Tướng Hải: The Ocean of Physical Marks of the Ten Bodies of Buddha, (tr. 338- 485)
Coi phật như là một đấng toàn giác, như là ánh sáng chiếu rọi vào các cõi trần hay phật.
Trong Phẩm này, Phổ Hiền nói về 97 tướng tốt của Như Lai, khởi đầu từ đỉnh đầu (tr. 439), đển Phật Nhãn quanh minh giữa hai lông mày (tr. 440), dần dần đến mắt (tr. 454), mữi (tr. 454), lưỡi (tr. 454), hàm răng (tr. 458), răng (tr. 459- 460), môi (tr. 460), cổ (tr. 461), vai phải (tr. 462), vai tả (tr. 463), ngực (tr. 464), tay hữu (tr. 468- 469). tay tả (tr. 470- 472), ngón tay (tr. 472- 473), bàn tay (tr. 473- 474), hông (475), vế chân (tr. 476), bắp chân (tr. 477), bàn chân (tr. 478), ngón chân (tr. 480), gót chân (tr. 481), lòng bàn chân (tr. 482), chu vi bàn chân (tr. 483), đầu ngón chân (tr. 484)
Chương này không có gì đặc sắc.
Phẩm XXXV. Phẩm Như Lai Tuỳ Hảo: The Qualities of the Buddha’s Embellishments and Lights. (tr. 487- 507)
Đại khái bàn về Đức Như Lai và đức Tí Lô Giá Na hiện thân, cho thấy ánh sáng giác Ngộ chiếu soi khắp nơi và xé bức màn vô minh ra.
Trong Phẩm này, Đức Phạt mô tả, khi ngài còn là Bồ Tát ở trên cung trời Đâu Suất, đã phóng đại Quang Minh Quang Tràng Vương, để cứu chúng sinh trong cõi Địa Ngục. Chúng sinh này được đưa lên cõi trời Đâu Suất.
Trên cõi Trời này có 1 cái trống gọi là Thậm Khả Ái Nhạo, phát ra tiếng từ oai lực của Bồ Tát Tì Lô Giá Na để hương dẫn, hồi hương họ phát sinh thiện Căn. (tr. 487- 499)
Phẩm này dạy người sám hối (tr. 497) và được thanh tịnh (500) được Như Lai Vô Thượng trí huệ (tr. 506)
Phẩm XXXVI. Phẩm Phổ Hiền Hạnh: The practice of Universal Good. (tr. 509- 552)
Bồ tát không được sinh lòng sân hận với các Bồ tát khác. (tr. 510- 516)
Bồ tát phải siêng tu 10 pháp. They should diligently practice 10 principles. (tr. 516)
Bồ tát phải có đầy đủ 10 thứ thanh tịnh. They are able to embody 10 kinds of purity (tr. 517)
Bồ tát phải có đầy đủ 10 thứ trí quảng đại They should be imbued with ten kinds of broad knơledge (tr. 518- 519)
Bồ tát có 10 tứ phổ nhập (tr. 520- 521) They realized 10 kinds of universal entry.
Bồ tát an trụ trong 10 tâm thắng diệu (tr. 521- 522) They abide in Ten kinds of sublime mind.
Bô tát có 10 thứ phật pháp thiện xảo (tr. 522- 523) They acquire ten kinds of technical knowledge of the Buddha’s teachings
Như vậy tất cả sẽ trở thành Phổ Hiền (tr. 526)
Phẩm XXXVII. Phẩm Như Lai Xuất Hiện: The appearance of Buddha.
Bàn về muôn vàn hình tướng của Như Lai.
1.- Như Lai xuất hiện được là do vô lượng Duyên, vô lượng sự (Q.6, tr. 35, 38)
Đức Như Lai thành chánh đẳng cháng giác như vậy, pháp thân như vậy, vô sanh vô tác mà thành tựu (tr. 39) The Buddhas’ attainement of enlightenment in this way is thus by thr nsature of things- without production or creation, it nevertheless takes place.
2.- Như Lai xuất hiện nhờ sức tâm tương tục của chư đại Bồ Tát. This is possible only for the great enlightened beings with the power of mental continuity. (tr. 40)
3.- Như Lai xuất hiện nhờ sức Thiện Căn của Chư Bồ Tát By the power of the roots of Goodness of the enlightened beings (tr. 41)
4.- Do sức giác huệ của Chư Bồ Tát đã tu từ quá khứ. By the power of their root of Goodness cultivated in the past (tr. 42)
5. Do đại pháp bửu có sức phân biệt tất cả các tâm sở thích của chúng sinh. IT distinguished the inclination of all sentient beings. (tr. 43)
6. Đức Như Lai xuất hiện tuôn đai bi phát thủy đông một vị, nhưng có vô lượng sai biệt. (tr. 44) Buddha’s rains of Water of teaching of one flavor of great compassion, yet his sermons are infinitelt variegated. (tr. 44)
7.- Vì theo thiện căn của chúng sinh có sai khác, nên Đại bi pháp vũ của Như Lai có sai khác. (tr. 45) Buddha’s spiritual rain of the one flavor of compassion has differences according to the vessels, or capacities of sentient beings.
8.- Chúng sinh thời có vô vàn phân biệt, còn Như Lai thời vô phân biệt. (tr. 51) The Buddha’s has no discrimination. There is no creation, no destruction, no creator, and nothing created..
9.- Như Lai xuất hiện y vô ngại huệ quang minh. The manifestation of Buddha’s rests on the light of unimpeded wisdom (. 53)
10.- Đúc Như Lai xuất hiện lợi ích tất cả vô lượng chúng sinh The manifestation of Buddha’s benefits all sentient meings. (tr. 54)
Thân như Lai vô lượng vô biên (tr. 81), vô lượng (tr. 55), bất lai bất khứ (tr. 55), ví như hư không (tr. 55), bình đẳng vô ngã (tr. 55). vô tận (tr. 55), vô thối (tr. 55), vô nhị (tr. 55)
Thân Như Lai vô lượng (tr. 63), ví như hư không (tr. 63), chẳng đi, chẳng đến (tr. 64), không có phân biệt (tr. 65), như mặt trời chiếu sáng khắp nơi (tr. 66), phóng trí quang minh bình đẳng chiếu khắp, vô ngại, vô chướng, vô phân biệt. (tr. 68), như mặt trăng chiếu khắp nơi, vô phân biệt (tr. 68). Quang minh Như Lai làm cho chúng sinh an lạc, thanh tịnh (tr. 70).
Âm Thanh của Như Lai là Âm Thanh vô lượng (tr. 86). Như Lai dùng âm thanh khai ngộ chúng sinh. (tr. 94)Âm thanh của Như Lai là một âm thanh mà thành vô lượng âm thanh (tr. 95)
Âm thanh của Như Lai chỉ có 1 vị giải thoát (tr. 97). Tâm của Như Lai bình đẳng (tr. 110). Trí huệ Như Lai không chỗ nương dựa như Hư Không (tr. 117), trí huệ Như Lai không tăng không giảm (tr. 117), không phân biệt (tr. 125)
Như lai xuất hiện trong tâm thanh tịnh của mọi chúng sinh (tr. 167)
Như Lai không sinh, không diệt, không có diệt độ. (tr. 168)
Phẩm XXXVIII. Phẩm Ly thế gian: Detachment from the World.
Phẩm này và phẩm NHẬP PHÁP GIỚI bàn về sự pháT TRIỂN CỦA CÁC VỊ Bồ Tát «Detachment from the World» and «Entry into the Realm of Reality» deal with the development of the enlightening Being.
Phẩm Ly thế Gian là 2000 câu trả lời cho hai trăm câu hỏi đặt ra cho biết làm sao Chư Đại Bồ Tát thành Phật.
1. Đại Bồ Tát có 10 chỗ y chỉ. Great enlightening beings have ten kinds of reliance. (tr. 204)
2. Đại Bồ tát có 10 thứ tưởng kỳ đặc (tr. 205). Great enlightening beings have ten kinds of extraordinary thoughts.
3. Đại Bồ Tát có 10 thứ hạng (tr. 205). Great enlightening beings have ten kinds of practice.
4. Đại Bồ tát có 10 bực Thiện Trí thức (tr. 208). Great enlightening beings have ten kinds of spiritual friends.
5. Đại Bồ tát có 10 sự siêng tinh tấn (tr. 209). Great enlightening beings have 10 kinds of exertion of energy
6. Đại Bồ Tát có 10 thứ tâm an ổn (tr. 210). Great enlightening beings have ten kinds of attainment of peace of minds.
7. Đại Bồ tát có 19 thứ thành tựu chúng sinh (tr. 212). Great enlightening beings have 10 ways of developing sentient beings.
8. Đại Bố tát có 10 loại giới (tr. 213). Great enlightening beings have ten kinds of precepts.
9. Đại Bồ tát có 10 phép thọ ký (tr. 214). Great enlightening beings have 10 ways of receiving the prediction of Buddhahood
10. Đại bồ tát có 10 pháp nhập Bồ Tát. (tr. 216). Great enlightening beings have 10 ways of entry into the state of enlightening beings.
11. Đại Bồ Tát có 10 pháp nhập như Lai (tr. 216). Great enlightening beings have 10 ways of entering enlightenment.
12. Đại Bồ tát có 10 pháp nhập chúng sinh hạnh (tr. 217). Great enlightening beings have ten kinds of penetrations of actions of sentient beings’
13. Đại Bồ Tát có 10 cách nhập thế giới (tr. 218). Great enlightening beings have 10 kinds of entry into worlds.
14. Đại bồ tát có 10 thứ nhập kiếp (tr. 218). Great enlightening beings have ten kinds of entry into ages.
15. Đại Bồ Tát có 10 thứ nói tam thế (tr. 219) . Great enlightening beings have 10 ways of knowing the worlđs of past, present and future
16. Đại bồ tát phát 10 thứ tâm không mỏi nhọc nhàm chán (tr. 220). Great enlightening beings develop ten kinds of tireless mind
17. Đại Bồ Tát có mười thứ sai biệt trí (tr 222). Great enlightening beings have 10 kinds of knowledge of differentiation
18. Đại Bồ Tát có 10 thứ Đà La Ni (tr. 223). Great enlightening beings have 10 kinds of mental command.
19. Đại Bồ Tát nói 10 Phật (tr. 224). Great enlightening beings speak of 10 kinds of Buddhas
20. Đại Bồ Tát phát 10 tâm Phổ Hiền (tr. 224). Great enlightening beings develop 10 kinds of Universâlly Good mind
21. Đại Bồ Tát có 10 Phổ Hiền Hạnh Pháp (tr. 225). Great enlightening beings have ten principles of Universally Good practice.
22. Đại Bồ Tát dùng 10 pháp quan sát chúng sinh mà khởi đại bi (tr. 227). Great enlightening beings arouse great compassion by 10 kinds of observation of sentient beings.
23. Đại Bồ Tát có 10 nhân duyên phát Bồ Đề Tâm (tr. 28) There are ten kinds of causes of enlightening beings’ development of the will for enlightement.
24. Thiện trí thức phải phát khởi 10 tâm (tr. 229) Enlightening beings should generate 10 kinds of spirit
25. Đại Bồ Tát được 10 thứ tâm thanh tịnh (tr. 230). Great enlightening beings will attain 10 kinds of purity.
26. Đại Bồ Tát có 10 thứ Ba La Mật (tr. 231). Great enlightening beings have 10 transcendent ways
27. Đại Bồ Tát có 10 thứ tùy giác (tr. 232). Great enlightening beings hane ten kinds of conscious knowledge
28. Đại Bồ Tát có 10 điều chứng tri. (tr. 234). Great enlightening beings have ten kinds of realizatioanal knowledge
29. Đại Bồ Tát có 10 thứ năng lực (tr. 235). Great enlightening beings hane ten kinds of power.
30. Đại Bồ Tát có 10 thứ bình đẳng (tr. 236). Great enlightening beings have ten kinds of impartiality
31. Đại Bồ Tát có 10 câu thiệt nghĩa Phật Pháp (tr. 237). Great enlightening beings have 10 kinds of expression of the true meaning of the Buddhas’ Teaching.
32. Đại Bồ Tát nói 10 pháp (tr. 237). Great enlightening beings expound 10 kinds of teaching.
33. Đại Bồ Tát có 10 pháp trì (tr. 238). Great enlightening beings preserve 10 things.
34. Đại Bồ Tát có 10 thứ Biện Tài (tr. 240). Great enlightening beings have 10 kinds of intellectual power
35. Đại Bồ Tát có 1ó thú tự tại (tr. 240). Great enlightening beings have 10 kinds of mastery.
36. Đại Bồ Tát có 10 pháp vô trước (tr. 242). Great enlightening beings have 10 kinds of nonattachment.
37. Đại Bồ Tát có 10 thứ tâm Bình Đẳng (tr. 242). Great enlightening beings have 10 kinds of equanimity.
38. Đại Bồ Tát có 10 pháp xuất sanh trí huệ (tr. 244). Great enlightening beings have 10 ways of generating knowledge
39. Đại Bồ Tát có 10 phép biến hóa (tr. 245). Great enlightening beings have ten kinds of magical display
40. Đại Bồ Tát có 10 pháp lực trì (tr. 246). Great enlightening beings have ten kinds of support of power
41. Đại Bồ Tát có 10 đại pháp hân ủy (tr. 247). Great enlightening beings have ten kinds of great joy and solace.
42. Đại Bồ Tát có 10 điều thâm nhập Phật Pháp (tr. 251). Great enlightening beings have ten kinds of profound penetration of the Buddhas teachings
43. Đại Bồ Tát có 10 pháp y chỉ (tr. 253). Great enlightening beings hasve 10 kinds of basis on which they carry out their practices
44. Đại Bồ Tát có 10 pháp phát tâm vô úy (254). Great enlightening beings have ten kinds of development of fearlessness
45. Đại Bồ Tát phát 10 tâm không nghi (tr. 255). Great enlightening beings have 10 ways of developing a mind frê e from doubt.
46. Đại Bồ Tát có 10 pháp bất tư nghì (tr. 259). Great enlightening beings have 10 kinds of inconceivability.
47. Đại Bồ Tát có 10 xảo mật ngữ (tr. 261). Great enlightening beings have ten kinds of skillful esoteric sayings.
48. Đại Bồ Tát có 10 trí xảo phân biệt (tr. 264). Great enlightening beings have 10 kinds of skillful analytic knowledge
49. Đại Bồ Tát có 10 pháp nhập tam muội (tr. 265). Great enlightening beings have 10 kinds of entry into concentration in all worlds.
50. Đại Bồ Tát có 10 pháp biến nhập (tr. 266). Great enlightening beings have ten kinds of universal entry.
51. Đại Bồ Tát có 10 môn giải thoát (tr. 267). Great enlightening beings have ten kinds of do ors of liberation
52. Đại Bồ Tát có 10 pháp thần thông (tr. 268). Great enlightening beings have 10 kinds of spiritual power
53. Đại Bồ Tát có 10 thứ Minh (tr. 270). Great enlightening beings have ten kinds of insight.
54. Đại Bồ Tát có 10 phép Giải Thoát (tr. 274). Great enlightening beings have ten kinds pf liberation
55. Đại Bồ Tát có 10 viên lâm (tr. 273). Great enlightening beings have ten kinds of grove
56. Đại Bồ Tát có 10 thứ cung điện (tr. 277). Great enlightening beings have 10 kinds of palace
57. Đại Bồ Tát có 10 điều vui thúich (tr. 279). Great enlightening beings have 10 kinds of enjoyment
58. Đại Bồ Tát co thứ trang nghiên (tr. 280). Great enlightening beings have 10 kings of adornment
59. Đại Bồ Tát phát 10 tâm bất động (tr. 282). Great enlightening beings develop 10 kinds of unshakable minds.
60. Đại Bồ Tát có 10 pháp chẳng bỏ tâm thâm đại (284) There are 10 kinds of profound great determinaions that enlightening beings do not abandon
61. Đại Bồ Tát có 10 trí huệ quan sát (tr. 285). Great enlightening beings have 10 kinds of contemplation of knowledge.
62. Đại Bồ Tát có 10 thuuyết pháp (tr. 287). Great enlightening beings have 10 kinds of explanation of things
63. Đại Bồ Tát có 10 pháp thanh tịnh (tr. 288). Great enlightening beings have 10 kinds of purity.
64. Đại Bồ Tát có 10 ấn (tr. 288). Great enlightening beings have ten kinds of definitive marks.
65. Đại Bồ Tát có 10 trí quang chiếu (tr. 292). Great enlightening beings have 10 illuminations of knowledge
66. Đại Bồ Tát có 10 vô đẳng trụ (tr. 294). Great enlightening beings have 10 peerless states.
67. Đại Bồ Tát phát 10 tâm chẳng hạ liệt (tr. 297). Great enlightening beings have 10 kinds of indomitableattitude.
68. Đại Bồ Tát có 10 tâm tăng thượng như núi (tr. 300). Great enlightening beings have ten kinds of mind outstanding like a mountain.
69. Đại Bồ Tát có 10 trí nhập vô thượng bồ đề (tr. 396). Great enlightening beings have ten kinds of oceanic knowledge entering into unexcelled complete perfect enlightement.
70. Đại Bồ Tát nơi vô thượng bồ đề có 10 thứ như thiệt trụ (tr. 313). Great enlightening beings have ten kinds of jewel-like state in unexcelled complete perfect enlightement
71. Đại Bồ Tát phát 10 thứ tâm thệ nguyện Đại thừa như kim cang (tr. 218). Great enlightening beings generate ten kinds of Adamantine mind of commitment to universal enlightement
72. Đại Bồ Tát có 10 pháp đại phát khởi (tr. 325). Great enlightening beings have ten great undertakings
73. Đại Bồ Tát Có 10 đại sự rốt ráo (tr. 329). Great enlightening beings have ten ultimate great task.
74. Đại Bồ Tát có 10 thứ bất hoại tín (tr. 331). Great enlightening beings have 10 kinds of indestructible faiths
75. Đại Bồ Tát có 10 điều được thọ ký (tr. 332). Great enlightening beings have 10 ways of receiving the predictions of enlightement.
76. Đại Bồ Tát có 10 thứ thiện căn hồi hướng. (tr. 333). Great enlightening beings have 10 kinds of dedication of roots of goodness, by which they can dedicate all roots of goodness.
77. Đại Bồ Tát có 10 pháp được trí huệ (tr. 335). Great enlightening beings have 10 kinds of attainement of wisdom.
78. Đại Bồ Tát co 10 pháp phát vô lượng vô biên quảng đâi tâm. (tr. 337). Great enlightening beings have ten kinds of development of boundless vast mind.
79. Đại Bồ Tát có 10 phục tạng (tr. 338). Great enlightening beings have 10 kinds of hidden treasury.
80. Đại Bồ Tát có 10 thứ luật nghi (tr. 340).. Great enlightening beings have 10 kinds of rules of behaviour.
81. Đại Bồ Tát có 10 tự tại (tr. 341). Great enlightening beings Have 10 kinds of controle.
82. Đại Bồ Tát có 10 vô ngại dụng (tr. 343). Great enlightening beings have ten kinds of unimpeded function.
83. Đại Bồ Tát có 10 chúng sinh vô ngại dụng (tr. 343). Great enlightening beings have ten kinds of unimpeded functions relating to sentient beings.
84. Đại Bồ Tát có 10 quốc độ vô ngại dụng (tr. 345). Great enlightening beings have 10 kinds of unimpeded function relating to lands.
85. Đại Bồ Tát có 10 pháp vô ngại dụng (tr. 346). Great enlightening beings have ten kinds of unimpeded function relating to phenomena and principles.
86. Đại Bồ Tát có 10 thân vô ngại dụng (tr. 348). Great enlightening beings Have ten kinds of unimpeded function relating to bodies.
87. Đại Bồ Tát có 10 nguyện vô ngại dụng (tr. 350). Great enlightening beings have 10 kinds of unimpeded function relating to vo ws.
88. Đại Bồ Tát có 10 cảnh giói vô ngại dụng (tr. 351). Great enlightening beings have 10 kinds of unimpeded function relating to realms.
89. Đại Bồ Tát có 10 trí vô ngại dung (tr. 353). Great enlightening beings have ten kinds of umimpeded functions pertaining to knowledge
90. Đại Bồ Tát có 10 môn thần thông vô ngại đụng (355) G,E,B. have ten kinds of unimpeded function relating to spiritual capacities
91. Đại Bồ Tát Có 10 thần lực vô ngại dụng (tr. 357). Great enlightening beings have 10 kinds of unimpeded functions of miraculous abilities.
92. Đại Bồ Tát có 10 lực vô ngại dụng (tr. 359). Great enlightening beings have ten kinds uf unimpeded function of power.
93. Đại Bồ Tát có 10 môn du hí (tr. 361). Great enlightening beings have ten kinds of versatility.
94. Đại Bồ Tát có 10 cảnh giới (tr. 363). Great enlightening beings have ten spheres.
95. Đại Bồ Tát có 10 lực (tr. 365). Great enlightening beings Have ten kinds of power
96. Đại Bồ Tát có 10 môn vô úy (tr. 366). Great enlightening beings have ten kinds of fearless.
97. Đại Bồ Tát có 10 pháp bất cộng (tr. 374). Great enlightening beings have ten unique qualities
98. Đại Bồ Tát có 10 nghiệp (tr. 381). Great enlightening beings have ten kinds of activity.
99. Đại Bồ Tát có 10 thân (tr. 388). Great enlightening beings have 10 kinds of body.
100. Đại Bồ Tát có 10 thân nghiệp (tr. 384). Great enlightening beings have ten kinds of physical actions.
101. Đại Bồ Tát lại có 10 thân (tr. 386). Great enlightening beings have ten more kinds of body.
102. Đại Bồ Tát có 10 điều tịnh tu ngữ nghiệp (tr. 389). Great enlightening beings have 10 kinds of spe ech.
103. Đại Bồ Tát Được 10 điều thủ hộ (tr. 390). Great enlightening beings gain 10 kinds of protection
104. Đại Bồ Tát có thể thành tựu 10 đại sự (tr. 391). Great enlightening beings are able to accomplish ten great works.
105. Đại Bồ Tát có 10 tâm (tr. 392). Great enlightening beings have 10 kinds of mind.
106. Đại Bồ Tát Có 10 phát tâm (tr. 394). Great enlightening beings have ten determinations.
107. Đại Bồ Tát Có 10 tâm cùng khắp (tr. 395). Great enlightening beings have ten kinds of comprehensine mind.
108. Đại Bồ Tát co mười căn (tr. 396). Great enlightening beings have 10 kinds of faculties.
109. Đại Bồ Tát có 10 thâm tâm (tr. 398). Great enlightening beings have ten kinds of profound mind
110. Đại Bồ Tát có 10 điều siêng tu (tr. 401). Great enlightening beings have ten kinds of diligent practice.
111. Đại Bồ Tát có 10 thứ quyết địng giải (tr. 402). Great enlightening beings have ten kinds of certain understanding
112. Đại Bồ Tát có 10 quyết định giải biết tất cả thế giới *** (tr. 404). Great enlightening beings have ten kinds of definitive understanding of worlds.
113. Đại Bồ Tát có 10 quyết định giải biết chúng sinh giới ** (tr. 405). Great enlightening beings have 10 kinds of certain understanding of the realm of sentient beings.
114 Đại Bồ Tát có 10 thứ tập khí (tr. 407). Great enlightening beings have ten kinds of habit energy
115. Đại Bồ Tát có 10 điều thủ lấy (tr. 408). Great enlightening beings have ten kinds of grasping
116 Đại Bồ Tát có 10 điều tu (tr. 409). Great enlightening beings have ten kinds of cultivation
117. Đại Bồ Tát có 10 điều thành tựu phập pháp (tr. 410). Great enlightening beings have 10 ways of fulfillment of the Buddha teaching.
118. Đại Bồ Tát có 10 điều thối thất phật pháp cần phải xa lìa (tr. 411). There are 10 things that cause enlightening beings to regress from the Buddha teachings.
119. Đại Bồ Tát có 10 đạo ly sinh (tr. 412). Great enlightening beings have 10 paths of emancipation
120. Đại Bồ Tát có 10 pháp quyết định (tr. 413). Great enlightening beings have 10 qualities of certainty
121. Đại Bồ Tát có 10 đạo xuất sinh Phật pháp (tr. 416). Great enlightening beings have ten ways of generating the qualities of Buddhahood.
122. Đại Bồ Tát có 10 danh hiệu Đại Trượng Phu (tr. 417). Great enlightening beings have 10 appellation of greatness.
123. Đại Bồ Tát có 10 Đạo (tr. 419). Great enlightening beings have ten kinds of paths.
124. Đại Bồ Tát có 10 vô lượng đạo (tr. 425). Great enlightening beings have ten kibds of infinitive ways of cultivation.
125. Đại Bồ Tát có 10 đạo trang nghiêm (tr. 430). Great enlightening beings have 10 kinds of ways of adornment.
127. Đại Bồ Tát có 19 chân (tr. 435). Great enlightening beings have ten kinds of fe et.
129. Đại Bồ Tát có 10 tay (tr. 436). Great enlightening beings have ten kinds of hands.
130. Đại Bồ Tát có 10 bụng (tr. 438). Great enlightening beings have 10 kinds of guts.
131. Đại Bồ Tát có 10 tạng (tr. 439). Great enlightening beings have ten kinds of internal organs
132. Đại Bồ Tát có 10 tâm (tr. 441). Great enlightening beings have ten kinds of heart.
133. Đại Bồ Tát có 10 thứ mặc giáp (tr. 443). Great enlightening beings have ten kinds of armor
134. Đại Bồ Tát có 10 thứ khí trượng (tr. 444). Great enlightening beings have ten kinds of weapons.
135. Đại Bồ Tát có 10 đầu (tr. 446). Great enlightening beings have ten kinds of head.
136. Đại Bồ Tát có 10 mắt (tr. 447). Great enlightening beings have ten kinds of Eyes
137. Đại Bồ Tát có 10 tai. (tr. 448). Great enlightening beings have ten kinds of ear.
138. Đại Bồ Tát có 10 mũi (tr. 450). Great enlightening beings have ten kinds of nose.
139. Đại Bồ Tát có 10 lưỡi (tr. 452). Great enlightening beings have ten kinds of tongue.
140. Đại Bồ Tát có 10 thân (tr. 453). Great enlightening beings have ten kinds of bodies.
141. Đại Bồ Tát có 10 ý. Great enlightening beings have 10 kinds of mind.
142. Đại Bồ Tát có 10 hạnh (tr. 452). Great enlightening beings have 10 kinds of action
143. Đại Bồ Tát có 10 thứ an trụ (tr. 457). Great enlightening beings have ten kinds of abiding.
144. Đại Bồ Tát có 10 chỗ ngồi (tr. 459). Great enlightening beings have ten kinds of sittings
145. Đại Bồ Tát có 10 chỗ nằm (tr. 460). Great enlightening beings hane ten kinds of reclining.
146. Đại Bồ Tát có 10 chỗ sở trụ (tr. 462). Great enlightening beings have ten kinds of abode.
147. Đại Bồ Tát có 10 chỗ sở hành (tr. 463). Great enlightening beings have ten kinds of sphere of action
148. Đại Bồ Tát có 10 thứ quán sát (tr. 465). Great enlightening beings have ten kinds of observation.
149. Đại Bồ Tát có 10 môn phổ quán sát (tr. 466). Great enlightening beings have ten kinds of universal observation
150. Đại Bồ Tát có 10 điều phấn tấn (tr. 468). Great enlightening beings have ten kinds of springing.
151. Đại Bồ Tát có 10 sư tử hống (tr. 470) Great enlightening beings have ten kinds of lion’s roar.
152. Đại Bồ Tát có 10 pháp thanh tịnh khí (tr. 473). Great enlightening beings have ten kinds og pure giving
153. Đại Bồ Tát có 10 thân thanh tịng giới (tr. 474). Great enlightening beings have ten kinds of pure discipline.
154. Đại Bồ Tát Có 10 thanh tịnh nhẫn (tr. 476). Great enlightening beings have ten kinds of pure tolerance
155. Đại Bồ Tát có 10 pháp tinh tấn thanh tịng (477). Great enlightening beings have ten kinds of pure energy
156. Đại Bồ Tát có 10 thứ thanh tịnh thiền (tr. 480). Great enlightening beings have ten kinds of pure meditation
157. Đại Bồ Tát có 10 thanh tịnh huệ (tr. 481). Great enlightening beings have ten kinds of pure wisdom.
158. Đại Bồ Tát có 10 thanh tịnh từ (tr. 483). Great enlightening beings have ten kinds of pure benevolence.
159. Đại Bồ Tát có 1ó thanh tịnh bi (tr. 485). Great enlightening beings have 10 kinds of pure compassion
160. Đại Bồ Tát có 10 thanh tịnh hỉ (tr. 487). Great enlightening beings have ten kinds of pure joy.
161. Đại Bồ Tát có 10 thanh tịnh xả (tr. 489). Great enlightening beings have ten kinds of pure equanimity.
162. Đại Bồ Tát có 10 nghĩa (tr. 491). Great enlightening beings have ten kinds of principle.
163. Đại Bồ Tát có 10 pháp (tr. 492). Great enlightening beings have ten kinds of law.
164. Đại Bồ Tát có 10 công cụ trợ đạo phước đức (494). Great enlightening beings have ten kinds of virtues instrumental in fostering
165. Đại Bồ Tát có 10 thứ công cụ trợ đạo trí huệ (tr. 496) G,E.B. have ten kinds of knowledge instrumental in fostering enlightement
166. Đại Bồ Tát có 10 minh túc (tr. 501). Great enlightening beings have ten kinds of sufficiency of insight
167. Đại Bồ Tát có 10 điều cầu pháp (tr. 503). Great enlightening beings. have ten kinds of quest for truth
168. Đại Bồ Tát có 10 pháp minh liễu (tr. 504). Great enlightening beings have ten kinds of undertanding of truth.
169. Đại Bồ Tát có 10 pháp tu hành (tr. 506). Great enlightening beings Have ten norms of practice.
170. Đại Bồ Tát có 10 thứ ma (tr. 508). Great enlightening beings have ten kinds of demons
171. Đại Bồ Tát có 10 thứ ma nghiệp (tr. 509). For Great enlightening beings there are ten kinds of demons’ actions
172. Đại Bồ Tát có 10 điều dời bỏ ma nghiệp (tr. 512). Great enlightening beings have ten ways of getting rid of demons’action
173. Đại Bồ Tát có 10 môn kiến phật (tr. 513). Great enlightening beings have ten ways of seeing Buddhas.
174. Đại Bồ Tát có 10 phật nghiệp (tr. 515). Great enlightening beings have ten kinds of Buddha-action
175. Đại Bồ Tát có 10 mạn nghiệp (tr. 519) For Great enlightening beings there are ten kinds of conceited action
176. Đại Bồ Tát có 10 điều bị ma nhiếp trì (tr. 531) For. Great enlightening beings there are ten kinds of possession by demons.
177. Đại Bồ Tát có 10 điều được pháp nhiếp trì (tr. 527). Great enlightening beings hane ten kinds of support by truth.
178. Đại Bồ Tát Ở Đâu Suất Thiên Cung có 10 công việc (tr. 529). Great enlightening beings have ten kinds of activities in the heaven of satisfaction.
179. Đại Bồ Tát ở Đâu Suất Thiên Cung lúc sắp giáng sinh hiện ra 10 sự (tr. 535) When. Great enlightening beings in the heaven of satisfaction are about to descend to be born in the human world, they manifest 10 things
180. Đại Bồ Tát thị hiện ở thai mẹ có 10 sự (tr. 542) There are ten phenomena involved in the gtreat enlightening beings’ manifestation of being in the womb.
181. Đại Bồ Tát có 10 sự qua đến thậm thâm vi tế (tr. 546). Great enlightening beings have ten extremely subtile process.
182. Đại Bồ Tát có 10 điều sanh (tr. 547). Great enlightening beings have ten kinds of birth.
183. Đại Bồ Tát do 10 sự mà thị hiện vi tiếu tâm sự thệ (tr. 549) There are 10 reasons why Great enlightening beings smile and make a promise in their heart
184. Đại Bồ Tát có 10 sự mà thị hiện đi bảy bước (tr. 551) There are ten reasons Great enlightening beings show the act of walking seven step.
185. Đại Bồ Tát do 10 sự mà hiện ở thân đồng tử (tr. 553). Great enlightening beings appear as children for ten reasons.
186. Đại Bồ Tát thị hiện 10 thân đồng tử rồi, do 10 sự mà thị hiện ở Vương Cung (tr. 555)
Having appear as children Great enlightening beings appear to live a royal palace for 10 reasons.
187. Đại Bồ Tát do 10 sự mà thị hiện xuất gia (tr. 557) After Great enlightening beings in their final embodiment have appeared in a royal palace, they leave home.
188. Đại Bồ Tát vì 10 sự mà thị hiện khổ hạnh (tr. 559) Great enlightening beings demonstrate the practice of austerities for ten reasons.
189. Đại Bồ Tát đi đến bồ đề đạo tràng có 10 sự (tr. 560) Ten things to occur when. Great enlightening beings go to the site of enlightement.
190. Đại Bồ Tát ngồi đạo tràng có 10 sự (tr. 562). Ten things occurs when Great enlightening beings sit on the site of enlightement
191. Đại Bồ Tát lúc ngồi đạo tràng có 10 sự kỳ đặc vị tằng hữu (tr. 563) When Great enlightening beings sit on the site of enlightement ten extraordinary, unprecedented events occur.
192. Đại Bồ Tát lúc ngồi đạo tràng vì quán sát 10 nghĩa mà thị hiện hàng ma (tr. 566) When Great enlightening beings are sitting on the site of enlightement, they manifest the conquering demons because of observing ten kinds of purposes.
193. Đại Bồ Tát có 10 điều thành Như Lai lực (tr. 568). Great enlightening beings have ten kinds of attainement of powers of the enlightement
194. Đức Như Lai Chánh đẳng giác chuyển Đại Pháp Luân có 19 sự (tr. 570) There are ten aspects of turning lf the great whe el of teaching by truly A wakened Buddhas.
195. Đức Như Lai Chánh Đẳng Chánh giác lúc chuyển Pháp Luân do mười sự nên ở tron tâm chúng sinh gieo pháp Bạch tịng không hề luống công. (tr. 571) When truly a wakened Buddhas turn the wheel of Teaching by virtue of ten things they plant pure elements in the mind of sentient beings which are not in vain.
196. Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác đã thật hành phật sự xong, vì quán sát mười nghĩa nên thị hiện nhập Niết Bàn. (tr. 572) When Buddhad have done their Buddha-words, they manifest final extinction because of ten considerations
Đại Bồ Tát có 10 quyết định giải biết tất cả thế giới (tr. 404, tr. 1072)
Biết tất cả thế giới vào 1 thế giới: They know all world penetrate one world.
Biết tất cả thế giới vào tất cả thế giới, They know one world penetrate all world.
Biết tất cả thế giới một thân Như Lai, một tòa liên hoa thảy đều cùng khắp They know the body and lotus throne of one Buddha pervades all worlds.
BIẾT TẤT CẢ THẾ GIỚI ĐỀU NHƯ HƯ KHÔNG: They know all world are like space.
Biết tất cả thế giới đủ Phật trang nghiêm They know all world are endo wed with the adornment of Buddhas
Biết tất cả thế giới Bồ tát đày khắp They know all worlds are filles with enlightening beings.
Biết tất cả thế giới vào 1 lỗ lông Thew know all world enter one spore
Biết tất cả thế giới vào 1 thân chúng sinh They know all world enter the body of a single sentient being.
Biết tất cả thế giới một cây Phật Bồ Đề, một đạo tràng thảy đều cùng khắp They know the enlightenment tree and site of enlightenment of one Buddha pervade all world.
Biết tất cả thế giới, một âm thanh cùng khắp làm cho chúng sinh đều riêng hiểu biết lòng sinh hoan hỉ
Đại Bồ Tát CÓ 10 QUYẾT ĐỊNH GIẢI BIẾT CHÚNG SINH GIỚI. Great enlightening beings HAVE TEN KINDS OF CERTAIN UNDERSTANDING OF THE REALM OF SENTIENT BEINGS.
Biết tất cả chúng sinh giới bản tính không thiệt They know that all realms of sentient beings essentially have know reality
Biết tất cả chúng sinh giới vào 1 thân chúng sinh They know that all realms of sentient beings enter the body all onre sentient being
Biết tất cả chúng sinh giới vào 1 thân bồ tát They know that all realms of sentient being enter the body of one enlightening being.
They know that all realms of sentient beings enter the Matrix of enlightenment
Biết một thân chúng sinh vào khắp tất cả chúng sinh giới. They know the body of one sentient being enter all realms of sentient beings.
Biết tất cả chúng sinh đều kham làm pháp khí của chư Phật. They know that all realms of sentieng beings can be vessels of the Buddha’s teaching.
Biết tất cả chúng sinh giới tùy theo sở thích của họ mà hiện thân Đế Thích, Phạm Vương Tư Thiên Vương They know all realms of sentient beings and manifest the bodies of celestial beings for them according to their desires.
Biết tat cả chúnh sinh giới tùy theo sở thích của họ mà hiện oai nghi tịch tịch của Thanh Văn Bích Chi Phật. They know all realms of sentient beings and manifest the tranquil, composed behaviour of saints And individual illuminates for them, according to their inclinations.
Biết tất cả chúng sinh giới vì họ mà hiện thân công đức trang nghiêm của Bố Tát. They know all realms of sentient beings and manifest to them the bodies of enlighening beings adorned with virtues.
Biết tất cả chúng sinh giới vì họ mà hiện thân tướng hảo oai nghi tịch tich của Như Lai để khai ngộ họ. They know all realms of sentient beings and sho w them the marks and the tranquil compoirtment of Buddhas, and enlighen sentients beings.
Kinh Lăng Nghiêm viết:
Còn ta (Phật) thì trái với vọng trần, hiệp với Chân Tâm thường trụ, bất sanh, bất diệt, biến khắp các pháp giới, cho nên ta mới tự tại vô ngại. Ở trong một, ta hiện ra vô số lượng; vô số lượng hiệp làm một; trong nhỏ. hiện lớn; trong lớn hiện nhỏ; không rời Đạo tràng mà hiện khắp 10 phương thế giới. Thân ta bao trùm mười phương hư không vô tận. Trên đầu một mảy lông hiện ra các cõi nước; ngồi trong hạt bụi, mà chuyển đạt Pháp với Bản Tâm thanh tịnh sáng suốt,nên mới được như vậy. (Kinh Lăng Nghiêm, ch. 8)
Kinh Hoa Nghiêm cũng dùng phương pháp này để mô tả tư tưởng Nhất Thiết tức Nhất, Nhất tức Nhất thiết.
Trong một Chân Lông vô lượng cõi (tập 4, tr. 353)
Cõi lớn tùy niệm biến thành nhỏ, Cõi nhỏ tùy niệm cũng biến lớn (tập 4, 354)
Hư không thân (T. 4-tr. 369) thân hư không (tập 4, tr. 369)
Tam muội Nhất Thiết phật độ Thể tánh: trong 1 thân mình hiện ra hằng hà thế giới vi trần số cõi Phật (tập 4, tr. 446)
Như Lai lìa phân biệt, rời Thời Gian, Không Gian (tập 3, 121)
Chúng sinh vọng phân biệt,
Là Phật là thế giới
Người liễu đạt pháp tánh
Không Phật, không thế giới (tập 3, tr. 127)
Nguyện khắp chúng sinh đều khắp được thanh tịnh, rốt ráo thành tựu nhất thiết chủng trí (tập 3, tr. 147)
Chẳng vì tự thân cầu khoái lạc, Chỉ muốn cứu hộ các chúng sinh (tập 3, tr. 157)
Các loại thếgiới: Thế giới xây chuyển, thế giới nghiêng, thế giới úp, thế giới ngửa (tập 3, tr. 197)
Thấu rõ chúng sinh chỉ là 1 pháp, không có hai tánh (tập 3, tr. 206)
Khiến chúng sinh thành Đấng Chiếu Thế Đăng vô thượng
Chưa tùng phân biệt chấp chúng sinh (tập 3, tr. 211)
Được kiến Phật vô tận tạng vì nơi 1 chân lông thấy vô số Phật xuất thế (tập 3, tr. 229)
Thập Tín: (q. 4, tr. 25; và q.2, tr. 180- 181)
10 thứ bình đẳng (tập 6, tr. 236)
Phật được 10 pháp xưng tán (tập 5, tr. 113)
Thế gian như huyễn (tập 5, tr. 244. 246)
Thế gian như mộng (tập 5, tr. 248)
Thế gian như hưởng nhẫn (tập 5, tr. 249)
Thế gian như ảnh nhẫn (tập 5, tr. 251)
Thế gian như hóa nhẫn (tập 5, tr. 258)
Thế gian như không nhẫn (tập 5, tr. 259)
Hư không vào khắp tất cả vô biên tế (tập 5, tr. 263)
Thế gian như hư không nhẫn (tập 5, tr. 264)
Đó là thân Như Lai vô khứ, vô diệt, vô hoại, vô tướng (tập 5, tr. 264) vơ sai biệt, vô biên tế (tập 5, tr. 265), không đoạn tuyệt như hư không (tập 5, tr. 265)
Sở đắc của Bồ Tát,
Tự trụ pháp như không (tập 5, tr. 286)
Vào nơi chỗ vô tướng,
Các tướng đều bình đẳng (tập 5, tr. 286)
Tất cả Phật đồng 1 thể không hai (tập 5, tr. 345)
Tất cả chư Phật ở trong một thời gian biết tất cả thời gian (tập 5, tr. 383)
Chư Phật thành đạt trong một vi trần (tập 5, tr. 437)
Chư Phật có thể đem để tất cả vào một lỗ lông (tập 5, tr. 412), giữ lấy suốt kiếp vị lai nơi một lỗ lông (tập 5, tr. 412)
Khắp hư không giói, mỗimỗi chỗ bằng đầu lông, có bất khả thuyết bất khả thuyết phật sát vi trần số thế giới (tập 5, tr. 417)
Tất cả chư Phật đồng 1 pháp thân (tập 5, tr. 421)
Ở mỗi chỗ một đầu lông có vô lương vô biên chúng sinh hướng là tất cả các pháp giới (tập 6, tr. 319)
Phẩm XXXIX. Phẩm Nhập Pháp Giới: Entering into the Realm of Reality.
Kinh Hoa Nghiêm trong phẩm này còn được gọi là Gandavyuha.
Mới đầu Đúc Văn Thù Sư Lợi (Manjushri) hướng dẫn Thiện Tài (Sudhana) đi vào con đường cầu đạo. (Thích Trí Tịnh, Kinh Hoa Nghiêm, q.7, tr. 1- 178)
Thiện Tài phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, học hạnh Bồ Tát, muốn thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí.
1. Meghashri, Đức Vân Hoà Thượng. (Kinh Hoa Ngiêm, q. 7, 177- 185) chứng Phát Tâm Trụ: The abode of inspiration.
Đức Vân Hoà Thượng, tại nước Thắng Lạc, ở núi Diệu Phong.
Mây ở khắp nơi, tượng trưng cho sự Định Tĩnh.
Mây mang ẩm ướt tượng trưng cho các nhân đức.
Mây che trời, tượng trưng lòng từ bi.
Mây làm mưa, tượng trưng sự hiểu biết.
Thiện Tài tìm kiếm 7 ngày không gặp, sau gặp Ông trên 1 đỉnh núi. Xin dạy cho cách vào Phật cảnh, xin dạy cách niệm Phật. Học Sơ Phát Tâm Tru (Thập trụ).
Đức Vân có pháp môn «ức niệm Nhất Thiết chư Phật cảnh giới trí huệ quang minh phổ Kiến» (q.7, tr.181)
Tán viết: (Trích sách Thiện Tài Đồng tử, ngũ thập tam tham đồ tán)
Đức Vân thường tại Diệu Cao Phong,
Hành nhiễu phong đầu bất định tung.
Thất nhật ký vân tầm bất đắc,
Nhất chiêu hà cố khước tương phùng,
Phát tâm trụ xứ sư duyên hợp,
Phổ kiến môn trung Phật cảnh dung,
Hồi thủ tịch dương ba hạ vọng,
Bạch vân thanh chướng, vạn thiên trùng.
Đức Vân thường ở Diệu Cao Phong,
Đỉnh núi rong chơi, chẳng định tung.
Bảy bữa tìm ta mà chẳng gặp,
Một sáng vì sao lại tương phùng?
Phát tâm cầu đạo, duyên sư đệ,
Phổ kiến cửa ngoài Phật cảnh dung.
Tịch dương dưới núi đà sắp lặn,
Mây trắng ngàn trùng, núi mung lung.
Đức Vân dạy cho Thiện Tài biết lúc nào Ông cũng thấy chư Phật ở 10 phương, và nhìn thấy các cõi Phật.
2. Sagaramegha: Thiền Sư Hải Vân tại nước Hải Môn. (Kinh Hoa Nghiêm q.7, tr 185- 201)
Thiện tài đồng tử học môn Quán Tưởng, Trị địa trụ. (The Abode of preparing the ground).
Muốn tìm cõi Phật, phải tìm trong biển Sinh Tử. Hải Môn là Cửa Biển, Hải Vân là Mây Biển. Hải Môn không chứa Sinh Tử, Hải Vân đã đạt được Thượng Trí Thức, nên biết rằng phải tìm Cõi Phật ngay trong cõi Sinh Tử Luân Hồi. Vì thế nói Ông đã ở đây 12 năm.
Trong Biển có bông sen thật lớn nở ra trùm cả biển.
Đức Vân dạy phải dùng sự hiểu biết mà giác ngộ chúng sinh, và giải thoát chúng sinh,
Hải Vân dạy pháp môn Phổ Nhãn (tr. 197)
Tán viết:
Nhất nhập đa môn hựu đáo môn,
Phân minh phổ nhỡn chiếu Kiền Khôn,
Thập niên quan hải thâm thâm thú,
Thiên tải văn kinh phẩm phẩm tồn.
Bạch lãng dũng hoa thành dị thuỵ,
Hồng Liên hiện Phật dộc xưng tôn.
Tu Di tụ bút, hưu vân tả,
Vạn khoảnh thương ba dục đoạn hồn.
Nhất nhập đa môn lại đáo môn,
Phân minh phổ nhỡn thấu Càn Khôn
Nhìn biển 10 năm thâm thâm thú,
Bao kiếp nghe kinh, phẩm phẩm tồn.
Sóng bạc khai hoa thành Ngọc lạ
Sen hồng hiện Phật độc xưng tôn,
Tu Di cầm bút khôn mô tả,
Muôn lớp sóng xô muốn đoạn hồn
3. Tỷ Kheo Thiện Tru: Supratishthita, bên đường Lăng Già, nơi Tụ Lạc Hải Ngạn (q. 7, tr. 201- 212) dạy Tu hành Trụ (the abode of practice), tu hành Phật pháp, pháp Nhất thiết trí, Tự Nhiên Trí.
Tỳ kheo Thiện Trụ bay trên mây, vì đã thoát vòng sinh tử, đã vào được cửa giác ngộ vô ngại, học được Pháp Môn Cứu Cánh Quang Minh vô ngại (tr. 206) có thể ở khắp nơi vô ngại (tr. 208) vô ngại giải thoát (tr. 211) và ở khắp mọi nơi, không có gì ngăn ngại,
Tán viết:
Điều điều nhất đáo Hải Lăng Già,
Dao vọng không trung sự khả giai.
Niệm niệm biến du, chư Phật sát,
Phân phân diễm đặc lạc thiên hoa.
Thủ ma nhật nguyệt tam luân ngoại,
Thân xuất yên vân tứ diện già,
Nhược dã cánh cầu sinh quí lạc,
Vũ môn hồng lãng khiêu Kim Oa.
Xa xôi tới được Hải Lăng Già
Không trung xa ngắm cảnh như hoa.
Thần trí biến du muôn cõi Phật
Mắt nhìn mây nở rộ thiên hoa
Tay xoa Nhật Nguyệt khung trời thẳm (tr, 208)
Thân vượt khói mây, tứ diện già. (tr. 208)
Còn muốn cầu mong sinh quí lạc,
Vượt cửa Vũ Môn một Kim Oa.
4. Megha: T.T. Di Già, ở thành Tự Tại, nước Đạt Lý Tị Trà (tr. 212-225)
Thiện Tài cầu học với Di Già hạnh Sinh quí Trụ: The abode of practice).
Đạt Lý Tị Trà nghĩa là làm tan biền hết mọi hiểu lầm.
Di Già nghĩa là Mây. Mây sẽ sa mưa dạy dỗ.
Thiện Tài gặp Di Già ở nơi chợ đang giảng pháp môn Luân Tự phẩm Trang Nghiêm (Manifestation of turning of the Wheel of Letters) cho 10.000 người. (tr. 213)
Di Già biết được Diệu Âm Đà La Ni, có thể phân biệt ngữ ngôn của chúng sinh. (tr.220)
Tán viết:
Đàn mạt quang hoa hương bảo chân,
Tân phân tán hậu hiện uy thần.
Đằng đằng quang chiếu tam thiên giới,
Lạc lạc ngôn phân vạn tự luân.
Uất mật lâm loan tàng hổ báo,
Thâm trầm uyên trạch tụ long lân.
Diệu Âm xướng xuất Đà La ngữ
Biện tận Hồ nhân dữ Hán nhân.
Trước đàn hoa nở phả hương chân,
Rực rỡ hào quang hiện uy thần.
Đằng đằng quang chiếu tam thiên giới
Lạc lạc lời chia vạn chữ phân,
Trong rừng quanh quất tàng hổ báo,
Hồ vực đáy sâu hiện Long Lân.
Diệu Âm ta sẵn Đà La ngữ,
Ai Hồ, ai Hán thảy đều phân.
5. Trưởng giả Giải Thoát: Muktaka nước Trụ Lâm (Vanavasin) (q.7, tr. 225-241)
Thiện tài học được Cụ túc phương tiện trụ (The Abode of Skill in means)
Trụ Lâm là Người sống trong rừng.
Giải thoát là Người đã được giải thoát.
Trưởng Giả Giải Thoát đã nhập xuất môn vô ngại trang nghiêm giải thoát. (I go in and out of a liberation of Buddhas which is called «Unobstructed Manifestation».
Biết được chư phật là do tự tâm (tr. 230)
Tu là muốn đồng thể với chư Bồ Tát (tr. 227), muốn đồng thiện căn với chư bồ tát (tr. 227), muốn đày đủ trí lực với Chư Phật (227), muốn nhìn thấy tất cả chư phật (tr. 226), muốn chứng tất cả chư Phật bình đảng (tr. 226)
Trưởng Gỉa Giải Thoát nhập vào Tam muội vô biên triền Đà La Ni nhiếp khắp tất cả cõi Phật (tr. 230) (Collection of all Buddha-fields). Nhập tam muội này xong, Tâm sẽ thanh tịnh và thấy trong thân mình hiện ra chư phật.
Tán viết:
Thập nhị niên trung đáo Trụ Lâm,
Trụ Lâm thâm xứ phỏng tri âm
Hữu thời yêu kiến thập phương Phật,
Vô sự nhàn quan nhất phiến tâm.
Bất lai bất khứ như diễm ảnh,
Duyên sinh duyên diệt quá quang âm.
Trang nghiêm môn khải thùy nhân đáo,
U kính lạc hoa lưu thủy thâm. (Xem Thiện Tài Đồng tử ngũ thập tam tham đồ Tán, tr. 10)
Đi mười hai năm tới Trụ Lâm,
Trụ Lâm u tịch phỏng tri âm,
Có lúc nhìn xem 10 phương Phật,
Lúc nhàn quan sát nhất phiến tâm.
Vạn sự y nhiên như ánh lửa
Duyên sinh, duyên diệt, bóng quang âm.
Cánh cửa trang nghiêm nào ai tới,
Đường xưa hoa rụng nước thật thâm.
6. Sarađhvaja: Tì kheo Hải Tràng, nước Ma Lợi Già La, bên bờ biển Diêm Phù Đề, học Bồ tát làm sao tu Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh. (tr. 241- 268), và học Chánh Tâm Trụ: The abode of the correct state of mind.
Thiện Tài gặp Tì Kheo Hài Tràng trong khi Ông nhập Đại định, và phải đợi Ông 6 tháng sáu ngày, mới xuất định. Trong khi ấy, Thịện Tài trông trong toàn thân Ông xuất hiện ra mọi hạng người, thấy mặt trời, mặt trăng hiện ra nơi mắt, và chư phật hiện ra nơi đỉnh đầu, và ánh sáng tỏa ra từ các lỗ chân lông của Ông.
Ông nói Ông đã được «Tam Muội Phổ Nhãn xả đắc, hay Bát Nhã Ba La Mật cảnh giới thanh tịnh quang minh, hay Phổ trang nghiêm thanh tịnh môn» (there is a perfection of wisdom of the universal eye, and this concentration is its light, called manifestation of Universal purification.) (tr. 265) Với pháp môn này ông nhập vào được mọi cảnh giới và các cảnh giới của Chư Phật.
Thế là đã dùng trí Bát Nhã chiếu, không có gì mà không hiện ra, Thế là Bát Nhã Ba La Mật Đa tam muội quang minh pháp môn, làm cho chứng được Chính Tâm Trụ.
Tán viết:
Quang Âm dĩ quá bán niên gian,
Chung nhật minh nhiên tĩnh nhược sơn
Thân thượng xuất sinh thập tứ loại
Hào trung dũng xuất bách thiên ban.
Nhất tâm quan sát vô hưu tức,
Lục nguyệt tư duy bất đẳng nhàn.
Ma lợi Gia thiên hảo xuân sắc,
Liễu oanh lương yến ngữ miên loan.
Đợi chờ xuất định suốt nửa năm.
Thấy ta nhập định vững như non.
Thân thượng sinh ra 14 loại,
Chân lông phát hiện bách thiên ban.
Nhất tâm quan sát không ngưng nghỉ,
Sáu tháng suy tư chẳng ở nhàn.
Trời nơi Ma Lợi thật là đẹp
Oanh yến hót ca rất rộn ràng.
7. Gặp Ưu Bà Di Hưu Xả: ASHA, nước Hải Triều tại vườn Phổ Trang Nghiêm (q. 7, tr. 270- 291).
Ưu Bà Ni Hưu Xả là một bà rất giàu có, ở trong một trang viên hết sức trang nghiêm, lộng lẫy.
Thiện Tài học được bất thối trụ: The Abode of Non Regression.
Ai gặp được bà sẽ khỏi hết bệnh khổ, được vô ngại thanh tịnh (tr. 277), và được chẳng thối chuyển vô thượng bồ đề (tr. 279). Môn giải thoát của bà là Ly Ưu An Ổn Tràng (tr. 290) Bà đẵ phục vụ vô số chư phật (tr. 280)
Tán viết:
Bảo Thụ viên lâm gian bảo tường,
Kim quang minh võng bố kim sàng.
Thiên trùng đường các cùng sùng lệ
Vạn phái bi trì hãn mạn hương.
Cứu cánh đốn môn chu pháp giới,
Bồ đề tâm quảng biến trần phương,
Hà sa chư phật hằng thừa sự,
An ổn cao đường thị hiết tràng.
Bảo thụ lâm viên có tường bao,
Của cải tràn đầy đẹp dường bao.
Lâu đài tráng lệ khôn tả xiết,
Ao hồ trùng điệp phả hương trào
Bất thối Đốn môn truyền thiên hạ,
Bồ Đề Tâm quảng thật thanh cao,
Chư Phật ngàn muôn đà học hỏi
Dạy phép Ly Ưu an ổn sao?
8. Gặp Tiên Ông Tỳ Mục Cù Sa: Brishmottaranirghosha tại vườn Na La Tố học phép Đồng chân trụ: the abode of youthful nature or Innocence. (tr. 293)
Gặp tiên Ông trong một khu rừng lớn (tr. 293), trải cỏ ngồi dưới cây Chiên Đàn (tr. 293).
Tiên Ông đoán Thiện tài sẽ thành đạo nhất thiết trí.
Tiên Ông có môn: Bồ tát vô thắng tràng giải thoát. (I have attained an enlightening liberatin called Unsurpassed Banner.)
Và xoa đầu cho Thiện Tài nhập định ở cùng chư phật muôn ngàn kiếp (tr. 300)
Tán:
Tỳ Mục tiên nhân hạ bảo sàng,
Ma đầu chấp thủ khán thù tường
Thập phương Phật cảnh đồng thời hiện
Vạn tượng sâm la hốt đốn chương,
Vô thắng Diệu tràng đằng thụy sắc,
Già Na văn tạng hiện Linh Quang,
Khước hoàn bản tọa cầu đoan đích
Chuyển giác bình sinh kiến xứ trường.
Tỳ mục tiên ông trước bảo sàng,
Xoa đầu tay giắt thấy rõ ràng.
Phật cảnh thập phương đồng thời hiện,
Vạn tượng sum la bỗng hiển dương.
“Vô thắng Diệu tràng” phô sắc sáng,
Giá Na văn tạng hiện Linh Quang,
Bỗng chốc trở về tòa ngôi cũ,
Chuyển giác bình sinh sống như thường.
9. Gặp Bà la Môn Thắng Nhiệt = Jayoshmayatana ở Tụ lạc Y Sa Na học Pháp Vương tử trụ: The Abode of Prince of the Teaching (tr. 306- 323)
Bà La Môn Thắng Nhiệt tu khổ hạnh. Bốn phía có đốt lửa cao như núi lớn, Ở giữa có núi đao cao nhọn vô cực. Thắng Nhiệt leo lên núi đao và nhảy vào đống lửa (tr. 306)
Và khuyên Thiện Tài leo núi đao và nhảy vào biển lửa như Ông. (tr. 306)
Thắng Nhiệt: người đã thắng được sức nóng.
Thiện tài mới thoạt cho là ma chướng (tr. 307), sau được muôn thần khuyên nên làm theo (tr. 309- 321),nên mới chuyển tâm và xin lỗi Thắng Nhiệt (tr. 321). Thiện Tài lên núi đao và nhảy vào lửa. Khi rơi giữa chừng thì chứng được «Bồ tát Thiện Trụ tam muội», khi chạm ngọn lửa thì chứng được Bố tát tịch tịnh lạc thần thông tam muội (He attained an enlightenment concentration called «well established». On contact with the fire he attained an enlightening calld Concentration of the bliss of tranquillity. (tr. 322)
Chạm vào núi dao và lửa Thiện Tài thấy An Ổn Khoái Lạc. (tr. 322) He said How wonderful is the pleasant feeling of this fire and razor edge feeling)Thắng Nhiệt biết môn Bồ Tát Vô Tận Luân Giải Thoát (tr. 322)
Thán viết:
Cầu sư trạch hữu cổ kim nan,
Tà chính thùy phân vạn lự gian,
Nhược sử toàn thân đầu hỏa tụ
Tiên tu nỗ lực thượng đao sơn
Lục Thiên tán hậu phương tri diệu
Ngũ nhiệt huân thời khởi đẳng nhàn
Vô tận luân trung Vương tử trụ
Ngoc lâu, kim điện tỏa trần hoàn.
Cầu thầy, chọn bạn vốn gian nan,
Tà chánh phân sao giữa hai đàng,
Muốn để toàn thân sa vào lửa,
Trước tiên là phải thướng đao sơn.
Thần tiên khuyên nhủ sau thấy khéo
Bị lửa đốt thiêu vẫn an nhàn.
Như vậy tu xong Vương Tử Trụ
Trong chốn trần ai thấy thiên đàng.
10. Gặp Đồng Nữ Từ Hạnh: Maitryani ở thánh Sư tử Phấn Tấn học pháp môn Quán Đỉnh Trụ = The state of Coronation or Annointement. (tr. 323- 355)
Đồng nữ đã nhập môn Bát Nhã Ba La Mật phổ trang nghiêm: The means of access to perfect wisdom from the arrangement of the totality. (tr. 328)
Thiện Tài nhìn thấy trong mỗi đồ vật trang trí trong cung điện của Từ Hạnh đều hiện ra pháp giới của tất cả Như Lai từ sơ phát tâm tu hạnh Bồ Tát cho tới khi thành mãn đại nguyện, và Nhập Niết Bàn. (tr. 327)
Tán viết:
Khống hạc thừa vân nhập đế hương,
Tiệm quan chân cảnh tiệm nan lường.
Toan nghê thành lý, âm dung tú
Long thắng sàng cao nhã vận trường.
Nhất nhất khí trung hàm Phật sát,
Trùng trùng ảnh nội hiện thần quang
Thiên môn vạn hộ kim chiêu khải,
Thành đóa Ba La Hoa mãn đường.
Nương mây, cưỡi hạc tới đế hương
Nhìn xem chân cảnh thật khó lường.
Trong thành Sư Tử vang tiếng nhạc,
Trên giường Long thắng tiếng ngâm trường.
Khí cụ trong nhà đều thấy Phật,
Trùng trùng ảnh nội hiện Thần Quang.
Muôn nghìn cửa rả hôm nay mở,
Thành đóa Ba La nở mãn đường,
6. Gặp Tỳ Khưu Thiện Kiến: Sudarshana, nước Tam Nhãn học pháp môn Hoan hỉ hạnh: the practice of joy. (tr. 337- 347)
Tam Nhãn là Ba con mắt. Mắt trí huê, mắt khôn ngoan, mắt thực tế.
Tỳ kheo Thiện Kiến rất xinh đẹp, ngực có chữ Vạn (tr. 337), tu Tịnh Tu Phạm Hạnh cùng chư Phật trong muôn kiếp. (tr. 340- 341), thấy tất cả các thế giới hiện tiền (tr. 342- 341), học được môn Giải Thoát Bồ tát tùy thuận đăng. (tr. 344) (So I know the enlightening liberation, the lamp on knowledge which is never extinguished.), chứng hoan hỉ hạnh.
Tán viết:
Trực nhập thành trung tá vấn nhân,
Nhân Nhân chỉ điểm tại vân trung
Tiện tri cầu hữu đáo Tam Nhỡn,
Hốt kiến Ngô Sư Quang Nhất Tầm
Tam Thập bát hà sùng Phật sự
Bách thiên vạn kiếp thính triều âm.
Xuất gia hà tất vân niên thiếu,
Nhất tức tha đà tuế nguyệt thâm.
Vào thành vội vã hỏi chúng nhân,
Ai ai cũng chỉ tại vân lâm.
Vì mong tìm bạn đến Tam Nhãn.
Liền thấy thày là Quang Nhất Tầm
38 giang hà sùng Phật sự,
Bách thiên vạn kiếp thính triều âm.
Xuất gia hà tất coi tuổi tác,
Hơi thở cho hay tuế nguyệt thâm.
7. Gặp đồng tử Tự Tại Chủ: Indriyesvara tại nước Danh Văn học pháp môn Nhiêu Ích Hạnh (tr. 347- 355)
Thiện Tài gặp Ông khi đang chơi gom cát với 10.000 đồng tử khác (tr. 347)
Đồng tử tinh thông tất cả các môn học gian trần, y, lý, số.
Ngộ: Nhất Thiết Công Xảo Thần Thông Trí Pháp Môn (tr. 347- 348)
Biết bồ tát Toán Pháp, biết những con số vô lượng (tr. 349- 352)
Đếm được hết các hạt cát, số vũ trụ, số chúngsinh, số chư phật (tr. 352- 353).
Tán viết:
Thập Thiên đồng tử lạc vô nha (nhai)
Hà chử sa trung cộng hí sa.
Bất khả số cùng vi chuyển chuyển,
A giu đa kế lạc xoa xoa
Sảo thư tóan ấn tương hà dụng,
Y, Tướng, Thương, Nông vị túc khoa.
Đại trí quang minh như hội đắc,
Mãn thiên tinh đẩu thuộc hoàng gia.
I0.000 đồng tử sướng không bờ,
Đứng cạnh bờ sông, nghịch cát sa
Bội số nhiều tên như Chuyển Chuyển,
Hoặc A Du Đa, hoặc Lạc Xoa.
Sách vở toán, in không biết dụng,
Y, Tướng, Thương Nông chẳng đủ khoe.
Đại trí quang minh như hội đủ,
Đày trời tinh đẩu cũng suy ra.
8. Gặt Ưu Bà Di Cụ Túc: Prabhuta tại thành Hải trụ học pháp Vô Vi Nghịch Hạnh: The practice of non-opposition (tr. 356- 365)
Ưu Bà Ni Cụ Túc là một bà lớn tuổi (tr. 356), thân tướng oai đức quang minh, chỉ thua Phật và Đại Bồ Tát (tr. 357). Trong nhà chỉ có một cái bát nhỏ. Bát này có thể nuôi muôn triệu người, ai ăn cũng được giác ngộ (tr. 359- 364)
Bà biết môn giải thoát vô tận phước đức. (tr. 364) (I know this enlightening liberation which is an inexhaustible treasury of manifestation of goods)
Tán viết:
Hải Trụ thành cao thụy khí nùng,
Cánh quan kỳ đặc sự vô cùng,
Tu tri ẩn ước thiên ban ngoại,
Tận xuất hi vi nhất khí trung.
Tứ thánh thụ thời thành thắng quả,
Lục phàm thực hậu thoát phàn lung
Thiếu lâm biệt hữu chân tư vị,
Hoa quả hinh hương mãn mục hồng.
Hải Trụ thành cao thụy khí nùng,
Càng nhìn càng thấy lạ vô cùng.
Tất cả những gì trong trời đất,
Đều từ chiếc bát phả ra không.
Tứ thánh ăn vào thành chính quả,
Phàm tục ăn xong thoát cũi lồng
Mới biết đường tu nhiều tư vị
Hoa quả hinh hương mãn mục hồng.
9. Gặp Cư Sĩ Minh Trí: Vidvan, tại thành Đại Hưng, học pháp môn Vô khuất nhiễu hạnh: The practice of indomitability. (tr. 366- 377)
Thiện tài gặp cư sĩ tại ngã tư đường chợ (tr. 367)
Cư sĩ được pháp môn giải thoát tùy ý xuất sinh phước đức tạng. (Go od works produced from the treasury of mind.) (tr. 372)
Cư sĩ có thể ta mọi người tất cả những gì họ cần dùng, như là y phục, anh lạc, voi ngựa, hoa hương, ẩm thực v.v... (tr. 372)
Tán viết:
Vạn tượng trừng minh tuyệt điểm ai,
Đại hưng cư sĩ tại cao đài.
Cầu tài cùng tử phân phân đáo,
Thính pháp cao lưu tảng tảng lai
Thi vật ứng cơ tâm lộ viễn,
Xuất sinh tùy ý tạng môn khai.
Vạn ban thiên dạng tùy không lạc,
Vô lượng nhân thiên bão noãn hồi
Vạn tượng sáng trong thoát trần ai,
Đại Hưng cư sĩ ngự Cao Đài.
Người nghèo lũ lượt vào nghe pháp,
Người thanh tấp nập tới nghe lời.
Ban của giúp người lòng khoan quảng
Xuất sinh tùy ý tạng môn khai.
Đồ ăn thức uống từ trời rớt,
Vô lượng thiên nhân ấm no hồi.
10. Gặp trưởng giả Pháp Bảo Kế: Radnachada, tại thành Sư Tử Cung, học pháp môn Vô si loạn: The practice of non-confusion (tr. 377- 381)
Nhà Trưởng Giả có mười tầng, hết sức sang trọng.Từ sơ phát tâm tu bồ tát hạnh, cho đến chư Bồ tát, chư Như Lai đều ở trong nhà đó (tr. 378- 383) gọi nơi đó là Chúng Hội Thanh Tịnh (tr. 383)
Trưởng giả học được môn giải thoát bồ tát vô lượng phước đức bảo tạng (Enlightening liberation of the supernal manifestation of the sphere of unobstructed vows.
Chư Phật chỉ dạy 2 bài học.
1. Làm sao thoát sinh tử.
2. Làm sao vào Niết Bàn.
Kinh Hoa Nghiêm gọi thế là: Rời giống thế gian mà trụ giống Như Lai, hay Bỏ sinh tử luân mà chuyển Chánh Pháp Luân, hay diệt Tam Ác Thú mà trụ Chánh Pháp Thú. (tr. 371).
Tán viết:
Chấp thủ qui gia, khan kỹ năng.
Thiện tài nhất kiến trưởng uy lăng.
Thập trùng lâu các tòng đầu thứ
Tam thế Như Lai tối thượng tầng.
Kim nhật nhân gian thành diệu quả,
Đương niên Phật sở thí hương đăng
Nhược tương thử sự vi kỳ đặc,
Cô phụ Nam Sơn vạn tuế đằng.
Cầm tay giắt lấy rước về nhà,
Thiện Tài khiếp sợ, thấu tài năng.
Mười tầng lầu các từ trên xuống,
Các Phật Như Lai ngự thượng tầng.
Ngày nay như muốn thành diệu quả,
Kiếp trước phải lo cúng hương đăng
Nếu cho chuyện ấy là kỳ đặc
Há phụ Nam Sơn vạn tuế đằng
11. Gặp Trưởng giả Phổ Nhãn: Samantanetra, ở thành Phổ Môn, trong nước Đằng Căn, học được môn Thiện Hiện Hạnh (tr. 385)
Trưởng giả chữa mọi bệnh tật, và chế tạo các loại hương (388- 392), sau đó tùy cơ nghi thuyết pháp dạy chúng sinh (388) giúp đời hiển hiện thanh tịnh Pháp Thân (tr. 390- 391)
Tán viết:
Viễn nhập Đằng Căn lộ miểu mang,
Phổ Môn, Phổ Nhãn thú hà trường.
Thân tâm an lạc hồn vô bệnh,
Hương Dược điều hòa biệt hữu phương.
Thiền duyệt trân tu bình tế huệ,
Danh y thượng phục đẳng phân trương,
Vi trần sinh Phật như cầu hiện,
Tế bả Ba La Mật vị thường.
Vào nước Đằng Căn đường mang mang,
Gặp Ngài Phổ Nhãn tại Phổ Môn.
Thân Tâm an lạc, nên vô bệnh
Thưốc, Hương hòa hợp có bí phương,
Dùng Thiền khơi dậy tâm thiên hạ,
Cho người áo xống thật chững chàng.
Vi trần sinh Phật cầu sẽ thấy
Dùng Ba La Mật hiện Pháp Thân
12. Tìm Quốc Vương Vô Yểm Túc: Anala tại thành Đa La Tràng, học pháp môn Vô trước hạnh The practice of nonattachment. (tr. 395- 404)
Vô Yểm Túc nghĩa là Không biết Mệt, Đa La Tràng là Quang quẻ Sáng láng. Ông biết Môn Như Huyễn giải thoát: Magical liberation, magical enlightening beings’ liberation.
Ông dùng cực hình để trị dân (tr. 398), nhưng cho đó là như huyễn mà thôi.
Tán viết:
Tràng Vương nhất chiếu nhập thâm cung
Phượng các long đình sự mạc đồng.
Kiếm kích đao sơn thành diệu dụng,
Hoạch thang lô thán hiển thần công
Vọng ngôn ác khẩu đương tu đoạn
Sát đạo tà dâm cấm bất thông,
Tiện thị Kim Luân hóa thiên hạ
Đại thiên sa chúng cổ Nghiêu Phong
Tràng Vương xuống chiếu gọi vào cung,
Các phượng Long đình đẹp vô cùng
Ngoài triều kiếm kích đao như núi,
Vạc sôi, than khói hiển thần công.
Nói bậy, nói sai nên rũ sạch,
Tà dâm trộm đạo cấm đến cùng.
Cốt sao chuyển hóa toàn thiên hạ,
Toàn dân đâu đấy hưởng Nghiêu Phong.
13. Gặp vua Đại Quang: Mahaprabhas, nước Diệu Quang học Pháp môn Nan đắc hạnh (the practice of that which is difficult to attain.) (tr. 407- 427)
Thành Diệu Quang là một thành rất lớn, ngang dọc đều 10 dặm (tr. 407), rất đẹp (tr. 407)
Có mười ức đường phố (tr. 407). Tuy nhiên không phải là ai cũng trông thấy nó to nó đẹp. Người thì trông thấy nó bằng đất, người trông thấy nó bằng vàng ngọc. (tr. 416- 417)
Vua tịnh tu «Bồ tát đại từ trường hạnh». (tr. 413) (I puryfy and fulfill the enlightening being’s practice which is characterized by great benevolence). Vua mỗi khi muốn cho chúng sinh khỏi làm điều ác, các tâm não hại, các tâm oán thù đều tiêu diệt đi, thì nhập vào định này. (tr. 417) Khi vua nhập định này thì chúng dân, sinh linh, núi đồi, ao suối đều hớn hở qui thuận về vua. (tr. 419)
Thiện tài học được pháp:Nan đắc hạnh (the pracice of that which is difficult to attain)
Tán viết:
Bách bửu quang thành vật tượng tiên,
Hựu quan Vương nhập định trung viên
Sơn xuyên, thaỏ mộc giai hồi chuyển,
Điểu thú, ngư long tất hiện tiền,
Dĩ pháp nhiếp trì thiên vạn chúng
Qui tâm trì vệ kỷ trùng thiên.
Vi quân truyền đạo thành nan đắc,
Thập địa tam hiền vị tỉ kiên.
Thành phố Diệu Quang cảnh tượng tươi,
Thấy Vua nhập định vạn vật vui,
Cây cỏ núi rừng đều hồi chuyền,
Chim, muông, rồng, cá thảy đều vui.
Dùng pháp nhiếp trì, thiên vạn chúng,
Đem tâm trì vệ khắp chốn nơi
Truyền đạo cho Ông vô cùng khó,
Chuyển được tâm Ông, há chuyện chơi.
14. Gặp Ưu Bà Di Bất Động: Achala, ở nước An Trụ, học pháp môn Thiện Pháp Hạnh: the practice of good teaching. (427- 443)
Trong một kiếp quá khứ đã từng gặp một đức Phật. (tr. 432) Bất Động Ưu bà Di biết: Cầu nhất thiết pháp vô yểm túc tam muội quang minh. (Learning enlightening being’s practice of firm resolve, absorbed in tireless search for all truths, established in enlightening being’s way of liberation, by invincible knowledge) (tr.441)
Bà còn được môn: Giải thoát bồ tát nan tồi phục trí huệ tạng (an enlightening liberation containing invincible knowledge), kiên cố thọ trì hạnh giải thoát môn (enlightening being’s way of practice of firm resolve), bồ tát nhất thiết pháp bình đẳng địa tổng trì môn (I have attained mental command of the stage of equanimity in all things), bồ tát chiếu minh nhất thiết pháp biện tài môn (I am imbued with the light of knowledge to clarify the true state of all phenomena), và nhất thiết pháp vô bì yểm tam muội môn (Concentration of tireless search for truth) (tr. 431)
Tán viết:
Di Di tướng hảo thế nan luân
Chính thị đương can cá nữ nhân
Quá khứ kiếp phùng Vô Cấu Phật,
Chí kim thành đắc hữu vi thân,
Kỷ sinh dục hải trừng thanh lãng
Nhất phiến tâm điền tuyệt điểm trần
Cầu Pháp ký vân vị hưu kiệt,
Chu nguyên ưng bất tích thanh xuân
Hình tướng Di Di đẹp muôn phần,
Kiếp này chính thực hảo nữ nhân.
Tiền kiếp gặp qua Vô Cấu Phật,
Nên nay mới được hữu vi thân.
Sinh vào dục hải làm yên sóng,
Một tấm lòng son chẳng bợn trần.
Một lòng cầu pháp không thối chuyển,
Xưa nay nào tiếc tuổi thanh xuân.
20. Gặp Tiên Ông Biến hành: Sharvagamin, tại thành Đô Tát La, học pháp môn
Chân Thiệt Hạnh (the pracice of truth)
Đô tát la nghĩa là Phát sinh Hạnh Phúc. Biến hành nghĩa là ở khắp mọi nơi.
Gọi ông là Ngoại đạo vì coi Ông như người ngoài chưa hiểu rõ lý đạo. Thật
ra, không phải vậy.
Thiện tài gặp Ông ở phía núi thành đông, giữa ban đêm mà nơi đó chiếu sáng như mặt trời mới mọc (tr. 444)
Biến Hành đã an trụ trong Nhất Thiết Xứ Bồ Tát Hạnh, đã thành tựu phổ quán thế gian tam muội môn, đã thành tựu vô y, vô tác thần thông lực, đã thành tựu phổ môn Bát Nhã Ba La Mật Đa (I am established in the enlightening practice of going everywhere, I have attained concentration of all-observing vision, and I am imbued with the light of knowledge of trancendent wisdom with distinguishes all plane of the cosmos without effort, based on nonbeing)
Biến Hành đi khắp nơi tùy duyên dạy dỗ mọi người thế gian những gì họ cần biết, và đưa dần họ về đạo vô thượng. (tr. 445- 445). Họ không biết ông là ai, từ đâu đến (tr. 448)
Tán viết:
Thành lý tương tầm vãn cảnh phân,
Trung tiêu thành ngoại khứ tầm quân.
Huy hoa khí tượng ngưng thanh chướng,
Sắc tướng viên minh bộ bạch vân.
Tùy loại hiện thân phi nhất nhất,
Đương cơ diễn pháp vị văn văn.
Đông Tây N am Bắc vi trần nội,
Ngoại đạo thiên ma tận xuất quần.
Thành nội tìm Ông lúc xế chiều,
Giữa đêm dò dẫm đến gặp Ông.
Trời mây rực rỡ không quản ngại,
Sắc tướng viên minh rất mung lung.
Tùy loại hiện thân không nhất định,
Đương cơ thuyết pháp, lập kỳ công.
Khắp hết cảnh trần trong vũ trụ
Ngoại đạo thiên ma thảy tương dung.
21. Gặp Thương gia Ưu Bát La Hoa: Utpalabhuti tại thành Quảng Đại,học pháp môn Cứu hộ chúng sinh ly chúng sinh tướng Hồi Hướng (Dedication to saving all sentient beings without any mental image of sentient beings. (tr. 452- 462)
Trưởng giả chuyên môn về các loại hương, và biết và chế tạo mọi thứ hương trong trời đất này. (tr. 454), biết các loại hương trị bệnh, hương dứt ác, hương sinh hoan hỉ, hương gây phiền não (tr. 454), và các thứ hương lạ lùng quí báu khác, như hương Tượng tạng, ai ngửi được sẽ được 7 ngày hoan hỉ, thư thái (tr. 455), như Hương Ngưu Đầu thoa trên thân sẽ vào trong lửa mà không bị cháy (tr. 456), hương Hải tạng, xông vào sẽ bay bổng trên không (tr. 457) v.v...
Tán viết:
Ưu Bát La Hoa hướng nhật khai,
Mãn thiên phong vị nhập linh đài
Tuyết Sơn, Ngưu thủ giai thu đáo,
Tượng tạng, Long Cung tận thái lai.
Nhất chú phổ huân thành vũ lộ,
Thập phương đằng thụy khởi phong lôi.
Ngô gia bất dụng điều hòa pháp,
Dã tự hinh hương biến cửu cai.
Ưu Bát La Hoa hưông nhật khai,
Đầy trời hương ngát thấu Linh Đài,
Tuyết Sơn, Ngưu Thủ thu về cả,
Tượng Tạng. Long Đầu cũng thái lai
Hương quí đốt lên thành vũ lộ,
Thập phương hương ngát, khởi phong lôi.
Ta chẳng cần chi hương diều chế,
Cùng trời hương phả thấu cửu cai,
22. Gặp thuyền trưởng Bà Thi La: Vaira, ở thành Lâu Các, học pháp môn Bất hoại hồi hướng:Indestructible dedication. (tr. 460- 468)
Thuyền trưởng biết các đảo có châu báu, biết đâu có châu báu (tr. 465), đâu có bửu khí (tr. 465), đâu có nước xoáy (tr. 465), biết nước lớn nhỏ (tr. 466), gió nghịch thuận (tr. 466), biết hải hành (465), biết rõ thời đi, thời đậu (tr. 466).
Đưa mọi ngưởi đi đến nơi, về đến chốn (tr. 466), thuyết pháp cho mọi người thoát biển sinh tử, và được biển nhất thiết trí (tr. 467).
Pháp môn của ông là Đại bi tràng hạnh enlightening practice characterized by great compassion.
Tán viết:
Bình sinh hoạt kế tụ thành lâu,
Lai vãng thương nhân cổ ngạn đầu.
Âu lộ quá thời hồng liệu nộn
Yến hồng qui hậu bạch tần thu,
Bích thiên hữu nguyệt tầm châu phổ,
Thương hải vô phong đáo bảo châu.
Cổ trạo, trình nhiêu hà xứ khách,
Nhập vân phàm thế khứ du du.
Buôn bán làm ăn cạnh thành lâu,
Thương nhân lai vãng chốn ngạn đầu.
Âu lộ bay qua, rau tươi mởn,
Yến, hồng về lại tiết thu sầu,
Dựa vào thiên tượng và sông nước,
Lái thuyền ra bể kiếm bảo châu.
Chèo lái tài tình đưa viễn khách,
Một cánh buồm mây biết đi đâu.
23. Gặp Trưởng Giả Vô Thượng Thắng: Jayottama tại thành Khả Lạc học pháp môn Đẳng nhất thiết trí chư Phật hồi hướng: Dedication equal to all Buddhas, (tr. 468- 476).
Thành Khả Lạc là thành Hạnh Phúc, Vô thượng thắng là Người Chiến Thắng tối cao,
rừng Vô Ưu là rừng không sầu bi.
Trưởng giả Vô Ưu phán đoán những sự vụ nhân gian trong rừng Vô Ưu (tr. 470), khiến họ diệt tham xan tật đố (tr. 470) tâm được thanh tịnh, không trược uế (tr. 470)
Ông được pháp môn Chí nhất thiết xứ Bồ Tát hạnh môn (the method of purification of enlightening method that goes everywhere) (tr. 472)
Tán viết:
Thập hữu dư niên tứ hải du,
Nhân tầm thượng thánh đáo Vô Ưu,
Kỷ đa quỉ súc tham sân tức
Bát bộ Thanh Long tịnh đấu hưu,
Nhất thiết xứ tu Bồ Tát hạnh
Tam thiên thế giới quỉ thần sầu,
Chỉ nhân thành tựu như tư lực,
Hoán đắc lao sinh tận chuyển đầu
Mười mấy năm qua tứ hải du,
Nhân tìm thượng thánh tới Vô Ưu
Giúp đỡ quỉ ma chừa sân hận,
Bát bộ Thiên Long chiến đấu hưu
Khắp chốn tu theo Bồ Tát hạnh
Tam thiên thế giới quỉ thần sầu,
Chỉ cần thành tựu công lao ấy,
Cuộc sống lao đao sẽ chuyển đầu.
24. Gặp Tì kheo ni Sư tử Tần Thân: Sinhavijurmbhita, tại thành Ca Lăng Ca Lam, nước Thâu Na học pháp môn Chí Nhất Thiết Xứ hồi hướng: Dedication reaching all places (tr. 477- 499)
Thâu Na là Can Đảm, Ca Lăng Ca La là tranh đấu, Sinhavijurmbhita là Cái Ôm của Sư Tử.
Bà giảng kinh tại vườn Nhật Quang cho chúng sinh (tr. 477- 499). Bà biết pháp môngỉai thoát thành tựu nhất thiết trí (tr. 497)
Tán viết:
Sư thân dĩ đắc ý sinh thân,
Biến vãng trần phương chỉ thị nhân
Tuyền chiểu, Linh nguyên bát đức mỹ
Viên lâm, bảo thụ bách hoa tân.
Đầu đầu hiển hiện huy tâm kính
Các các tùy nghi chuyển pháp luân
Đa kiếp ký năng Sư Tử hống,
Bất tri hà xứ hựu Tần Thân.
Khưu Ni đã được «ý sinh thân»
Thễ hiện khắp nơi độ chúng sinh
Hồ ao đây đó đày mỹ đức,
Cây quí, hoa rừng hiện vẻ tân.
Đầu đầu hiển hiện huy quang kính,
Các các tùy nghi chuyển pháp luân,
Bao kiếp đã quen Sư Tử hống,
Không biết vì sao vẫn Tần Thân,
25. Gặp Bà Tu Mật Đa nữ: Vasumitra, ở nước Hiểm Nạn, tại thành Bửu Trang Nghiêm, học hạnh Vô Tận Công Đức tạng hồi hướng: Dedication of inexhaustible
treasuries of virtue. (tr. 499- 513)
Bà ở nước Hiểm Nạn nghĩa là Nguy Hiểm, trong thành phố Bửu Trang Nghiêm nghĩa là Đầy chân báu. Bà tên là Bá Tu Mật Đa nghĩa là Bạn của Thế Giới. Bà được pháp môn «Ly tham dục tế» (the liberation of ultimate dispassion), tuy sống trong ô trọc mà không bị ô trọc, và những ai thấy bà, nhìn bà, ôm bà, hôn bà v.v.. đều lìa tham dục (tr. 504- 505)
Tán viết:
Tương phùng, tương vấn hữu hà duyên,
Cao Hạnh Như Lai nhất bảo tiền, (tr. 500- 507)
Chấp thủ, bão thân, tâm nguyệt tịnh, (tr. 504- 505)
Vẫn thần, tiếp thiệt giới châu viên. (tr. 506)
Nhân phi nhân nữ giai tùy hiện,
Thiên dữ Thiên hình ứng bất thiên (tr. 504)
Tam đức dĩ minh tham dục tế (tr. 506)
Tửu lâu, hoa động túy thần tiên
Gặp nhau, han hỏi, hẳn túc duyên,
Như Lai Cao Hạnh kiếp xưa truyền.
Cầm tay, ôm vóc lòng không động,
Tiếp lưỡi, hôn môi dạ chẳng thiên.
Nhân, phi nhân nữ đều tùy hiện,
Thiên với Thiên Hình ứng chẳng thiên (504)
Lòng trong,tham dục không còn bợn,
Tửu lâu, Hoa động sống thần tiên.
26. Gặp Cư Sĩ Tì Sắc Chi La: Veshthila, tại Thành Thiện Độ, học pháp môn Nhất Thiết Bình Đẳng Thịên Căn Hồi Hướng Dedication causing all roots of goodness to endure. (tr. 508- 514)
Pháp môn của cư sĩ là «Bất Bát niết Bàn Tế» (Non ultimately exhausted) 不 般 涅 槃 際».
Ông thấy được chư Phật ở Thế giới này (tr. 510)
Ông cho rằng xưa nay không có Phật nào đã nhập Niết Bàn. (509)
Tôi nghĩ rằng Niết Bàn là một trạng thái Tâm Linh, là hạnh phúc viên mãn. Người nào tu mà đã được tâm bình khí hòa, an tĩnh nội tại thì là đã thực hiện Niết bàn.
Chứ Niết Bàn không phải là một cảnh giới để mà ra mà vào.
Ông biết tất cả Phật thảy đều bình đẳng, Như Lai cùng ta và tất cả chúng sinh thảy đều bình đẳng (tr. 512)
Tán viết:
Sơn xuyên trùng tảng chuyền gian nan,
Đáo thử bình sinh ý khí hoan.
Tì Sắc Chi La như nguyệt mãn,
Chiên Đàn Phật Pháp tự thiên khoan.
Đãn quan chủng loại thị điều phục
Bất kiến Như Lai bát Niết Bàn
Tam muội cảnh tùy thành chính giác,
Thập phương trần sát chưởng trung khan.
Sông núi muôn trùng chuyển gian nan,
Tới dược chốn này, ý khí hoan.
Tì Sắc Chi La như vầng nguyệt,
Mở tháp Chiên Đàn, trời mênh mang.
Điều phục chúng sinh nên thị hiện (tr. 509)
Xưa nay không Phật nhập Niết bàn (tr. 509)
Tam muội cảnh tùy thành Chính Giác (tr. 510)
Muôn vạn Như Lai thấy rõ ràng (tr. 510- 512)
27. Gặp Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokiteshvara) tại núi Phổ Đà, học Đẳng Tùy thuận nhất thiết chúng sinh hồi hướng Dedication equally adapting to all sentient beings. (tr. 516- 520)
Pháp Môn của Quan Thế Âm là Bồ tát đại bi hạnh giải thoát môn. Undertaking great compassion without delay.
Ngài dạy phải hết sức từ bi và yêu thương mọi Người. (tr. 517)
Phải Vô Úy (tr. 519)
Tán viết:
Dĩ lị sơn tây nham hạ cầu, (tr. 515)
Kim Cương bảo thạch Nguyệt luân thu.
Thiện Tài Đồng tử đinh ninh ngữ
Khước vấn Quan Âm na lộ tu,
Nhất thiết hàm sinh ly bố úy, (tr. 519)
Bách thiên dị loại đẳng điều nhu.
Văn tư tu nhập Tam Ma Địa,
Khuyển phệ, kê minh tốt vị hưu.
Quanh quất Rừng Tây, dưới núi cầu,
Kim Cương bảo thạch trăng tròn thâu (Thu)
Thiện tài xin chỉ đường tu Phật,
Hỏi đức Quan Âm tu ra sao?
Quan Âm chỉ dạy cần Vô Úy, (tr. 519)
Phật với chúng sinh vốn như nhau (tr. 512)
Nếu hết mọi người đều đại định, (Samadhi= Tam Ma Địa)
Gà kêu chó cắn sá chi đâu
28. Gặp Bồ Tát Chánh Thú: Ananyagamin, học pháp Môn Chân Như Tướng hồi hướng: Dedication with the Character of True Suchness (tr. 520- 532)
Ông được Phổ Môn Tốc Tật Hành, (an enlightening liberation speeding forth in all directions) có thể mau chóng đến các cảnh giới Phật (tr. 524), biết tâm địa mọi chúng sinh (tr. 525) để mà hiện thân thuyết pháp tr. 525)
Tán viết:
Đường đường thử giới đại Hư Trung,
Thân phóng quang minh chiếu bất đồng
Nhật nguyệt tinh thần quang ảnh tập
Thiên Nhân Long Quỉ mạo mung lung
Tòng lai quốc thổ vô không quá,
Sở đáo Sư Môn hữu biến thông.
Phổ tật hành công liêu tá vấn
Trúc phòng vân tỏa nhật đầu Đông.
Thế giới Ngài là Đại Hư Trung
Thân phóng Quang Minh, chiếu bất đồng
Tập hợp trăng sao muôn trùng sáng,
Thiên Nhân Long Quỉ hiện mung lung.
Muôn vạn trùng dương ta tới hết,
Nơi nào đã đến cũng biến thông.
“Phổ tật hành công” xin miễn hỏi
Phòng trúc, mây che, trời rạng đông.
29. Gặp thần Đại Thiên: Mahadeva, tại thành Đọa La Bát Để, học pháp Môn Vô Phược Vô Trước Giải Thoát Hồi Hướng (Unattached unboung liberated dedication) (tr. 530- 532)
Thần Đại Thiên (The Great God) có pháp Môn Vân Võng giải thoát (Cloud net) cứu độ Chúng sinh bằng lời giảng giáo tuôn xuống như mưa do những áng mây từ bi, và cứu vớt chúng sinh như bằng những lưới.
Ngài thể hiện trước Thiện Tài tiền rừng, bạc bể và ban cho Thiện Tài để bố thí cho kẻ khác. (tr. 529). Đối với những kẻ có tâm địa xấu thì Ngài thể hiện ra những cảnh giới bất tịnh, những thân hình đáng sợ, những nạn binh lửa để họ bỏ những hạnh bất thiện và tu những pháp lành (tr. 531).
Tán viết:
Tứ thủ trường thân thủ tứ minh, (tr. 527)
Trì lai chưởng thượng mạch đầu khuynh
Hồi quan diện mục thân tâm tịnh
Hựu kiến Kiền Khôn nhật nguyệt minh,
Vân Võng Bích Tràng trùng tảng tảng.
Hoa hương bửu tụ tích doanh doanh. (tr. 529- 530)
Thí niêm thử vật vi thi thiết,
Xuẩn động hàm linh đạo tự thành.
Bốn tay lấy nước bốn biển xanh,
Rửa sạch mặt mày khiến tâm thanh
Nhìn laị mặt mày đà thanh tịnh,
Nhìn xem trời đất cũng quang minh,
Vân Võng pháp môn trùng tảng tảng,
Thị hiện hương hoa chốn chốn lành,
Đạo mầu trải khắp cùng vũ trụ,
Vạn vật rồi ra Đạo tự thành.
30. Gặp Thần An Trụ: Sthavara tại nước Ma Kiết Đề học pháp môn Nhập Pháp Giới Vô Lượng hồi hướng (Bondless dedication equal to the cosmos.) (tr. 533- 539)
Thần An Trụ học được Pháp Môn «Bất khả hoại trí tuệ tạng» (enlightening liberation uassailable asylum of knowledge).
Thần cho Thiện Tài vô số bảo tàng (tr. 535)
Tán viết:
Hành đáo Diêm Phù, Ma Kiết Đà,
Địa thần bách vạn, liệt tinh la. (tr. 533)
Khẩu đàm Phật Ký, tâm trì tận (tr. 536)
Túc án tăng kỳ bảo dũng đa,
Đắc thử pháp môn thường xuất nhập
Sử quan trần kiếp bất hào ngoa,
Đẳng tương pháp giới đồng hồi hướng,
Phổ phóng quang minh kiến dã ma.
Đi tới Diêm Phù Ma Kiết Đà,
Trăm vạn Địa Thần tựa sao sa,
Bao lời Phật dạy đều nhớ hết, (tr. 536)
Lấy chân ấn đất bửu tạng ra. (tr. 535)
Được pháp này rồi vào ra khắp,
Nhìn xem vạn kiếp chẳng sai ngoa,
Đem mọi chúng sinh về một mối,
Hào quang chiếu dọi khắp Ta Bà.
31. Tìm Dạ Sơn Thần Bà Sơn Bà Diễn Để (Vasanti), thành Ca Tỳ La Vệ, học pháp môn Hoan Hỉ Địa. (tr. 540- 562)
Bà Sơn Bà Diễn để được môn «giải thoát bồ tát pháp quang minh» (an enlightening liberation a means of guiding sentients beings by the light of the truth.)
Bà cứu độ mọi người lạc đường, lạc lối trong rừng sâu, núi thẳm, trên biển cả, trên bình địa, trên núi sâu, trong rừng rậm v.v... (tr. 543- 548), giải thoát chúng sinh khỏi mọi Phiền não (tr. 549)
Tán viết:
Tây lạc Kim Ô dạ phóng quang,
Ca Tì La quốc hiện huỳnh hoàng
Mật vân trùng vụ hành bình lộ
Bạo vũ, phiêu phong thiệp diểu mang
Tiện hướng ám trung huyền nhật nguyệt
Khước lai hiểm xứ giá kiều lương.
Dĩ tri đa kiếp thành phương tiện,
Kim nhật tương phùng hỉ nhất trường,
Mặt trời gác núi, phóng dạ quang,
Ca tì La quốc sáng huy hoàng.
Mây đen, sương đặc, đừơng vẫn phẳng,
Mưa rơi gió giật, bước hoang mang.
Tuy trong hôn ám, treo Nhật Nguyệt,
Giữa đường hiềm trơ, bắc cầu sang,
Bao kiếp kinh qua, gây phương tiện,
Gặp lại nhau đây, dạ hỉ hoan.
32. Gặp Dạ Thần Phổ Đức Tịnh Quang: Samantagamambrirashrivimalaprabha, học pháp Môn: Ly Cấu Địa. (Stage of Purity)
Dạ Thần được môn Bồ Tát tịch Tịnh thiền định lạc phổ du Bộ (the enlightening liberation «bliss of tranquil meditation boldly going everywhere» (tr. 566- 578)
Dạ Thần dạy người giữ tâm thanh tịnh sẽ thấy Phật (tr. 567). giữ mắt thanh tịnh sẽ thấy hảo tướng trang nghiêm của Chư Phật, biết Ngôn Âm Hải của chúng sinh (tr. 568), biết Như Lai chẳng phải đi, vì đã diệt Không Gian, Thời Gian (tr. 569), chẳng phải sinh vì pháp thân bình đẳng, (tr. 569), chẳng phải diệt vì không có tướng sanh tr. (569) v.v...
Ngài còn dùng mọi phương tiện để thành tựu chúng sinh. Ví dụ ai phóng dật thì làm cho họ có cảm tưởng bất tịnh, mỏi nhọc, bức bách, họa hại, vô thường, khổ, vô ngã v.v... (tr. 572), làm cho chúng sinh dứt ác niệm (tr. 575).
Tán viết:
Tự hỉ cầu sư bất viễn tầm, (tr. 563)
Bất ly trường nội thính Triều Âm, (tr. 563)
Phiên tư tích nhật văn đàm diệu,
Vị tự kim tiêu đắc ý thâm,
Thập chủng pháp môn viên Thánh Trí,
Tứ thiền phân biệt hợp Thiên Tâm (tr. 571)
Hựu năng Tịch Tịnh hoàn du bộ, (tr. 573)
Ly Cấu hoa khai hướng Thiếu Lâm.
Tìm thày quả thật khỏi tìm xa,
Tại Đạo Tràng trung thấy sóng va.
Chuyển dạ, văn xưa thường nghe giảng,
Đâu phải đêm nay mới hiểu qua,
Thập Địa học vào tròn Thánh Trí,
Tứ Thiền tu luyện hợp Thiên tòa.
Pháp môn Tích Tịch hoàn du bộ
Học Ly Cấu Địa, thoát Ta Bà.
33. Gặp Dạ Thần Hỷ Mục Quan Sát Chúng Sinh = Pramuditanayanajagadvirocana, học pháp Môn Phát Quang Địa (The Stage of Refulgence). (tr. 578- 624).
Dạ Thần tên là Hỷ Mục Quan Sát chúng sinh (Joyful Eyes illumining the World).
Dạ Thần kiếp xưa là Hóa Thân của Phổ Hiền Bồ Tát (tr. 521).
Ngài đã tu nhiều Kiếp, đã là bửu nữ của Chuyển Luân Pháp Vương (tr. 603- 604), kế đó lại có kiếp tên là Phạm Quanh Minh (tr. 610), lại có kiếp tên là Công Đức Nguyệt (tr. 611), kế đó lại có kiếp tên là Tịch tịnh Huệ (tr. 612), sau đó lại có kiếp tên là Thiện Xuất Hiện (tr. 613), sau đó có kiếp tên là Diệu Thắng Chủ (tr. 616), sau đó tên là Thiện Công Đức (tr. 617), tên là Vô Trước Trang Nghiêm (tr. 618).
Dạ Thần xưa đã từng Thiện Tài cùng tu hành (tr. 600).
Dạ Thần dùng âm thanh vi diệu mà thuyết pháp cho chúng sinh (tr. 581), hiện ra vô lượng hóa thân để giáo hóa chúng sinh (tr. 582), dạy chúng sinh phải dũng mãnh tinh tiến (tr. 584- 585), dùng mọi phương tiện để thành thục chúng sinh (tr. 585), dùng nhiều phương tiện giáo hóa chúng sinh cho họ được Nhất Thiết Trí (tr. 587), từ mỗi lỗ chân lông xuất hiện vô lượng thân chúng sinh (tr. 591), và xuất hiện ra nhiều Âm Thanh (tr. 593). Ngài biết Pháp môn Giải thoát đại thế lực phổ hỉ tràng. (enlightening liberation characterized by the immense pure energy of the joy of universal good)
Tán viết:
Chư phương đường áo túc tham nhân,
Tử tế tầm tư vị tự quân,
Niệm niệm xuất sinh thành niệm hải,
Thân Thân thị tướng hiện thân vân
Tha tâm trí diệu, trí phi trí, (tr. 598)
Thiên nhĩ văn thông văn bất văn. (tr. 598)
Kỷ kiếp tân cần cầu đại dụng,
Nhi kim thế lực đốn siêu quần.
Trong chốn đạo tràng kiếm gặp người.
Cố gắng tìm ai, chửa biết ai.
Niệm niệm xuất sinh thành niệm hải,
Thân thân là tướng hiện ra hoài.
Biết được tha tâm, trí phi trí,
Thiên Nhĩ văn thông, nghe muôn loài.
Bao kiếp cố tu mong đại dụng,
Ngày nay thế lực thấy hơn người.
34. Găp Dạ Thần Phổ Cứu Chúng Sinh Diệu Đức: Samantasattvatranojahshri học pháp môn Diên (diễm) Huê Địa: the stage of Blazing Radiance (tr. 625-681)
Dạ thần học được môn “Giải thoát bồ tát phổ hiện nhất thiết thế gian điều phục chúng sinh» (enlightening liberation showing guidance to beings in all worlds)
Dạ thần từ giữa chặng mày phóng đại quang minh tên là trí đăng phổ chiếu thanh tịnh tràng (emblems of pure stars of the lamp of flames of universal knowledge). Quang minh này chiếu khắp thế gian (tr. 625), làm cho các thế giới hiện ra (tr. 626- 627), tùy tiện nghi hóa độ chúng sinh (tr. 627), làm cho loài người lìa bỏ mọi kinh sợ. (tr. 628), làm cho chúng sinh dược quang minh thanh tịnh nhất thiết trí (tr. 630), diệt trừ tối tăm (tr. 635).
Dạ thần đã tu trì kinh qua nhiều kiếp như Viên Mãn Thanh Tịnh (tr. 636) và đã gặp vô số Phật (tr. 656- 681)
Tán viết:
Đầu lý thư hào quán đỉnh thì (thời),
Tịnh luân tam muội hợp như chi, (tr. 625)
Luận tâm cảnh giới trùng trùng hiện,
Thuyết Phật quang minh tiệm tiệm tri.
Diệu Nhãn ngã thân hà hữu dị, (tr. 665)
Bảo vương từ thị tiện vô nghi,
Phổ hiền Phổ Diễm kim hà tại? (tr. 652- 662)
Tuyết mãn trường không, hoa mãn chi.
Hòa quang từ trán tỏa lan ra
Thiện Tài bỗng được nhập Sa Ma (Samadhi)
Cảnh giới tâm tư trùng trùng hiện,
Lời Phật quang minh thấy sáng lòa.
Có kiếp ta mang thân Diệu Nhãn,
Có kiếp Bảo Vương chớ khá tra.
Phổ Hiền, Phổ Diễm nay đâu tá?
Tuyết trắng đầy trời, cành đầy hoa.
35. Gặp Dạ Thần Tịch Tịnh Âm Hải: Prashantarutasagaravati, học Pháp Môn Nan Thắng Địa. (The stage dufficult to conquer) (Q. 8, tr. 1- 65)
Dạ thần có môn Giải thoát bồ tát nịêm niệm xuất sinh quảng đại hỉ trang nghiêm. (tr. 26) (enlightening liberation of supernatural manifestations of a moment of consciousness producing flood of immense joy.)
Dạ thần hạ quyết tâm nguyện bình đẳng thanh tịnh (tr. 27), phát tâm cứu hộ chúng sinh (tr. 27), tùy duyên thuyết pháp và dạy dỗ chúng sinh (tr. 30- 31), dùng nhiều phương tiện giáo hóa điều phục chúng sinh, cho họ thoát ác đạo (tr. 35), an trụ trong Nhất Thiết Trí (tr. 35), khuyên người nên tư duy tùy thuận ngộ nhập (tr. 45)
Dạ Thần đã kinh qua muôn kiếp, thủ hộ nhiều đạo tràng cho chư Phật. (tr. 40- 54), đã làm Thiên Vương, long Vương, Thiên Thân, Nhân Thân, nam tử, nữ nhân, đồng nam, đồng nữ (tr. 53).
Tán viết:
Bách vạn tăng kỳ chúng nhiễu thân
Ma ni tràng tọa dũng liên tân.
Tòng lai niệm niệm xuất sinh hỉ
Phát khởi tâm tâm xúc xứ chân
Ngã kiến ngã quan vô lượng cảnh
Vân thành vân hải hữu tiền nhân.
Lược ngôn sư hữu phùng đa thiểu,
Nhị sát Như Lai thị cố nhân.
Muôn vạn tăng kỳ chúng quanh thân
Ma ni tràng tọa dũng liên tân
Xưa nay niệm niệm sinh hoan hỉ
Tâm nhập nơi đâu cũng thấy chân.
Ta nhìn ta thấy muôn vạn cảnh
Mây thành Vân Hải ắt có nhân.
Thày trò gặp gỡ duyên sư đệ,
Bao kiếp Như Lai ấy cố nhân.
36. Gặp Dạ Thần Thủ Hộ Nhất Thiết Thành, Tăng Trưởng Oai Lực: Sarvagararakshasambhavatejahshri, học pháp môn Hiện Tiền Địa Stage of Presence. (tr. 65- 88)
Dạ Thần có môn Giải Thoát Thậm Thâm tự tại Diệu Âm (Enlightening Liberation «entry into the profound miracle of pleasing sound», làm cho chúng sinh an trụ trong tâm Bồ Đề (tr. 67), an trụ đạo Nhất Thiết Trí (tr. 67). Dạ Thần thấy chỗ thấy biết của chư phật (tr. 68), biết Pháp giới một tánh vì Như Lai một Âm Thanh (tr. 69) và đã tu hành từ muôn kiếp (tr. 79- 83)
Tán viết:
Bảo tọa quang trung phổ hiện thân,
Nhập khai Phật tạng tế sinh dân.
Ngã quan Pháp Giới vô biên biểu, (tr. 68)
Thùy tín Đà La hữu lợi nhân (tr. 70)
Hành pháp danh luân trùng diễn thuyết
Văn tư tu tuệ tái tuyên trần (tr. 71)
Diệu Âm tuy thị hồ gia phách (tr. 72)
Vận xuất Dương Xuân tuyết khúc tân.
Bửu tọa phát quang phổ hiện thân
Nhập vào Phật tạng giúp muôn dân,
Ta xem Pháp Giới vô biên tận
Thấy rõ Đà La (Đa la ni) giúp chúng nhân.
Tùy duyên thuyết giảng cho quần chúng
Văn, Tư, Tu, Huệ đẹp hồng trần.
Diệu Âm ta đã từng hay biết,
Vận dụng vào đâu cũng thanh tân.
37. Gặp dạ thần Khai Phu Nhất Thiết Thụ Hoa: Sarvavrikshapraphullanasukhasamvasa, học pháp môn Viễn hành dịa= the stage of far going. (tr. 88 - 130).
Dạ Thần biết Pháp Môn: Giải thoát Bồ tát xuất sanh quảng đại hỉ quang minh (enlightening liberation’ manifestation of contentment with the treasure produced from great joy’.
Dạ thần chuyên cứu hộ chúng sinh. đi đến nơi vẻ đến chốn (tr. 89), lại tùy nghi giáo hóa chúng sinh, và nói ngược lại những gì chúng ưa thích, ví dụ người bỏn sẻn thì dạy họ bố thí (tr. 89 - 90).
Dạ thần đã tu nhiều kiếp và có kiếp là Trưởng giả Bửu Quang Minh (Jewel Light), phò trợ vua vua Nhất thiết pháp âm viên mãn cái (Encompassing Sound of the Proclamation of All Laws), chính là đức Tì Lô Giá Na Như Lai ngày nay.
Tán viết:
Ám lý chúng sinh tận hộ qui (tr. 89)
Bất lệnh hiểm lộ thụ khu trì (tr. 89)
Ngu mê la võng đao tồi hậu,
Tham nhiễm trù lâm can tỏa chi,
Trí tuệ sơn vương đằng hóa nhật,
Bửu Quang Minh Nữ phát tâm thì
Toán lai dĩ thị kinh đa kiếp
Viễn địa tương phùng dã đại kỳ.
Đêm tăm giúp đỡ mọi người về,
Thoát vòng hiểm trở, hết bôn ba.
Võng la ngu dốt, dao chém hết,
Núi rừng tham nhiễm quét sách đi.
Dốc chí phò vua, an quần chúng,
Bửu Quang Minh Nữ phát tâm thì.
Tính ra trải đã muôn nghìn kiếp,
Viễn địa gặp nhau mới thật kỳ.
38. Gặp Dạ thần «Đại nguyện Tinh Tiến Lực cứu hộ Nhất Thiết Chúng Sinh»: Sarvajagadrakshapra nidhanaviryaprabha, học pháp môn Bất động địa: The stage of Immovability. (tr. 131- 178)
Dạ Thần có pháp môn Giáo Hóa chúng sinh lệnh sinh Thiện Căn: This liberation is called made of roots of goodness fostering the development of all beings.
Dạ thần hiện thân, tùy tâm chúng sinh (tr. 131), dạ thần đã tu vô số kiếp. Có kiếp làm Thái Tử tên là Thiện Phục, con vua Thắng Quang (tr. 156). Nước của vua này có rất nhiều phạm nhân bị bỏ vào ngục tối và bị hành hạ, tra tấn hết sức dã man. Thái tử kêu xin vua cha giải thoát họ, nhưng vua Cha và đình thần không chịu, lại còn ra lệnh xử tử thái tử. Hoàng Hậu can thiệp, xin cho thái tử sống thêm 15 ngày, làm phúc bố thí cho chúng sinh. Nhà vua bằng lòng. Đức Phật Như Lai liền hiện ra để giải thoát chúng sinh, (tr. 163). Vì Thái Tử phát tâm đại bi, bỏ thân mạng, của cải, cứu hộ chúng sinh nên được môn giải thoát Bồ Tát Giáo Hóa chúnh sinh, khiến sinh thiện căn. (tr. 163)
Tán viết:
Thái Tử đương niên cứu tội nhân,
Nhi kim phổ hiện nhất đa thân,
Thập thiên tín sĩ tâm ly cấu, (tr. 163)
Bách ức Na Do, nhãn tuyệt trần (tr. 163)
Diệu sắc oánh như thu sắc tịnh,
Trí luân minh tự nhật luân tân.
Bảo quang Phật xuất lâm chung hậu,
Hựu kiến đàm hoa kỷ độ xuân.
Thái Tử sinh thời cứu tội nhân,
Ngày nay phổ hiện rất nhiều thân.
10 ngàn tín sĩ tâm lìa bẩn,
Trăm triệu Na Do mắt sạch trong.
Diệu sắc trong như mùa thu đẹp,
Trí luân rực rỡ tựa nhật luân,
Bảo quang Phật xuất trong rừng vắng (tr. 164)
Lại thấy Hoa đàm mấy độ xuân.
39. Gặp dạ thần Diệu Đức viên Mãn: Sutejomandalaratishri (Glory of the sphere of Good Power) tại vườn Lam Tì Ni (Supreme in Pleasure), học pháp môn Thiện Tuệ Địa (Stage of Good mind) (tr. 180- 210)
Dạ Thần có môn Thụ Sinh tạng sinh Như Lai gia được Bồ tát biến nhất thiết xứ thị hiện thụ sinh tự tại pháp môn. (enlightening liberation of vision of the birth of enlightening beings in all objects for incalculable eons).
Dạ thần biết được 10 tạng thọ sanh của Bồ Tát: (1. Nguyện thường cúng dường chư Phật; 2. Phát Bồ đề tâm; 3. Quán các Pháp môn siêng tu hành; 4. Dùng tâm thanh tịnh chiếu khắp tam thế; 5. Bình đẳng quang minh; 6. Sanh Nhà Như Lai; 7. Phật lực quang minh; 8. Quán môn phổ trí; 9. Khắp hiện trang nghiêm; 10. Nhập Như Lai Địa.)
Dạ Thần tu nhiều kiếp. Có kiếp đã làm nhũ mẫu (tr. 205) cho Bồ Tát sinh tại vườn Kim Hoa (tr. 206)
Tán viết:
Phùng quân trực ngữ thụ sinh nhân (tr. 180)
Tiện tác Như Lai gia lý nhân. (tr. 180)
Nhất niệm tận quan trần số Phật,
Thập phương đồng khán giáng Uy Thần,
Dục tri kim nhật viên lâm chủ, (tr. 203)
Tiện thị đương quí nhũ mẫu thân (tr. 204),
Biệt hữu thế gian tằng vị kiến,
Nhất hành nhất bộ nhất hoa tân.
Gặp Ông nói thẳng các kiếp ta,
Ta với Như Lai vốn một nhà.
Mỗi niệm thấy qua muôn vạn Phật,
Uy thần 10 cõi thể hiện ra,
Muốn biết vườn này xưa ai chủ
Nhũ mẫu xưa kia chính thị ta.
Nhiều chuyện thế gian chưa hề biết,
Mỗi bước ta đi nở một hoa..
40. Gặp thích nữ Cù Ba: Gopa, tại thành Ca tỳ La Vệ (Kapilavastu) học pháp môn Pháp Vân Địa: The stage of clouds of teaching. (tr. 221- 276)
Bà đã thành tựu pháp môn Giải thoát quan sát nhất thiết Bồ Tát Tam Muội hải. (An enlightening liberation whose sphere is observation of the ocean of concentration of all enlightening beings.)
Trong một kiếp, Thích Nữ đã là vợ của Thái Tử Oai Đức Chủ. Thích Nữ gặp Thái Tử trong vườn Hương Nha. (tr. 232)
Thiện Tài gặp Cù Ba trong giảng đường Bồ Tát Tập Hội Phổ Hiện Pháp Giới Quang Minh (tr. 211)
Tán viết:
Nhân du Pháp Giới Giảng Đường trung,
Phùng kiến Cù Ba nữ bất đồng,
Tận thuyết mục tiền thiên vạn sự,
Hựu vân trần kiếp hứa đa công,
Pháp Vân dung dặc thư quần nhạc,
Giáo võng trương la mãn thiên không.
Kiểm điểm nhân sinh thành hảo tiếu.
Hương Nha viên lý hạnh hoa hồng.
Giảng Đường Pháp Giới tại nơi trong
Gặp được Cù Ba, thấy nhan dung.
Nghe chuyện xưa nay vô số kể,
Lại tường các kiếp đức lẫn công.
Pháp Vân đã biết tường cảnh giới,
Lời lời chỉ dạy mãn thiên không,
Kiểm lại chuyện xưa đà quá vãng,
Hương Nha vườn cũ, hạnh hoa hồng.
41. Gặp Phật Mẫu Ma Gia phu nhân: Maya và Thần Bảo Nhãn La Sát Quỉ Vương, học pháp môn Bồ Tát Đại Nguyện Trí Ảo: Method of magical attainment of enlightement by producing knowledge from compassion) (tr. 276- 314)
Ma Da là Phật Mẫu sinh ra chư Phật. (tr. 312- 313)
Tán viết:
Ngã nhân như hà cận vấn tân,
Thủ Thành La Sát tái tam trần. (tr. 278)
Dao khan lâu quán trùng trùng diệu,
Hốt kiến Liên Hoa, diệp diệp tân. (tr. 288)
Niệm niệm nguyện vi chư Phật mẫu, (tr. 315)
Sinh sinh thị tác Nữ Hoàng thân. (tr. 315)
Khả vi tâm phúc hàm dung đại,
Bao tận vi trần thế giới nhân.
Muốn biết nguyên lai Phật Mẫu thân,
Thủ thành La Sát tái tam trần.
Nhìn xem lầu các trùng trùng diệu,
Bỗng thấy hoa sen nở dưới chân.
Ta luôn niệm nguyện sinh chư Phật,
Ta xưa chính thị Nữ hoàng thân.
Lòng ta mở rộng trùm trời đất,
Bao quát vi trần, thế giới nhân.
42. Gặp Thiện Nữ Thiên Chủ Quang: Surendrabha, tại cung trời Đao Lợi học được Vô Ngại Niệm thanhtịnh trang nghiêm Pháp Môn: Unfailing mindfulness of all truths through mastery of knowledge and compassion. (tr. 315- 319)
Thiện Nữ đã cúng dường vô số chư Phật trong các kiếp (tr. 316)
Tán viết:
Tam thập tam thiên Thiên Chủ Thiên, (tr. 315) (33 cung trời Đao lợi)
Bất tri hà đại kết nhân duyên.
Thanh Liên Hoa giới sơ tâm khải, (tr. 315)
Diệu Nguyệt quang trung đắc ý viên. (tr. 318)
Cần khổ dĩ kinh vô lượng kiếp,
Tu trì hựu giác hữu đa niên.
Diêm Phù giới nội nhân tương vấn,
Chư pháp như kim dĩ hiện tiền.
Tam thập tam thiên, Thiên chủ Thiên
Muôn kiếp tu hành kết nhân duyên.
Thanh Liên Hoa, tên trong một kiếp,
Kiếp khác lại là Diệu Nguyệt tên,
Khổ luyện kinh qua muôn vạn kiếp,
Tu trì nghĩ lại cũng đa niên,
Người cõi Diêm Phù han hỏi rõ,
Tại sao ta lại có hiện tiền.
43. Gặp đồng tử Sư Biến Hữu: Vishwamitra tại thành Ca tỳ La Vệ, học pháp môn Thuyết đắc Vô Sở Đắc:How to be a teacher of worldly princuples everywhere. (tr. 319- 320)
Tán viết:
Vạn lý tương tầm vị bất ngôn,
Khước vân tha đắc nghệ năng toàn.
Cầu nhân hốt nhược hồn như thử,
Thị ngã sinh bình khởi ngẫu nhiên.
Truyền Đạo đa phương thành vọng thuyết,
Thuyết danh sư quĩ dã hư truyền.
Dĩ khuynh can đảm tầm tri thức,
Liệu đắc tiền đầu tất hữu duyên.
Ngàn dặm tìm nhau chẳng nói năng,
Thấy ai nghệ sĩ đã thành toàn,
Tìm người, bỗng được người như vậy,
Toại ý bình sinh, há ngẫu nhiên,
Truyền đạo giản đơn không rắc rối,
Lời thày truyền dạy chẳng hư truyền.
Dốc hết tâm can, tìm tri thức,
Gặp nhau âu hẳn cũng tiền duyên.
44. Gặp Thiện Tri Chúng Nghệ đồng tử: Shilpabhijna, học pháp môn Thiện tri chúng nghệ học Bồ tát tự trí: Enlightening liberation with higher knowledge of arts. (tr. 320) (tr. 320- 329)
Tán viết:
Văn đắc ngô sư chúng nghệ toàn, (tr. 328)
Nhi kim tương kiến thí phu tuyên
A, Đa, Ba, Giả ngôn ngôn đế, (tr. 321)
Thất giả, Sá Đà tự tự toàn, (tr. 327) (Xem Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, q. hạ, q. 31. tr. 9)
Tứ thập nhị môn lưu bố hậu, (tr. 327)
Tam thiên thế giới cổ kim truyền,
Đại minh nhất trí như hà dã,
Vân tán trường không nguyệt chính viên
Nghe biết thày ta giỏi mọi nghề,
Nay may gặp gỡ, biết tài huê.
A, Đa, Ba, Giả bao mẫu tự
Thất Giả, Sá, Đà, biết thỏa thuê [1]
Ta nhập 42 ba la mật,
3000 thế giới cổ kim khoe.
Đại minh nhất trí là như thế,
Không trung mây tàn, nguyệt tròn xoe.
45. Gặp Ưu Bà Di Hiền Thắng: Bradrottama, tại thành Bà Đát Na, nước Ma Kiệt Đề học pháp môn Vô Y Xứ đạo tràng= Baseless sphere. in that concentration, there is no foundation of any phenomenon. (tr. 330- 331)
Hiền thắng là tốt đẹp nhất (the Best of the Good)
Tán viết:
Tự khai, tự giải, tự vi nhân,
Tiện hướng hồng trần lợi hữu tình.
Nhãn nhĩ tị hàm công đức tụ, (tr. 330)
Thiệt, thân, ý hiện trí quang minh. (tr. 330)
Năng sinh, năng xuất môn đình tĩnh
Vô tận, vô y cảnh giớt thanh, (tr. 330)
Hội đắc Đạo tràng viên mãn xứ,
Nhất thân phong nhẫn trí thăng bình.
Tự mình khai ngộ, tự thành nhân,
Cứu độ hồng trần, lợi chúng sinh.
Mắt, tai, mũi đều là công đức tụ
Lưỡi, thân, ý cũng tận thông minh.
Sinh xuất vào ra, môn đình vắng,
Vô tận, vô y, cảnh giới thanh.
Biết thấy toàn thân viên mãn xứ,
Nên dẫu cảnh nào cũng tiến thăng.
46. Gặp Trưởng giả Kiên Cố Giải Thoát: Muktasara, thành Ốc Điền học pháp môn Bồ Tát giải thoát Vô Trước niệm thanh tịnh trang nghiêm = supernal manifestation of unobstructed mindfulness. (tr. 331- 332)
Tán viết:
Tinh tấn nhân hi, giải đãi đa,
Sư cần pháp Đạo kháp tương hòa
Thập phương Phật sở vô hưu tức, (tr. 332)
Bách kiếp thân tâm hữu thiết tha
Vạn nhận phong đầu, vân khứ hậu,
Thiên tầm tùng đỉnh hạc lai qua.
Tự lân xử thế môn thanh tịnh,
Hoa lạc nhàn đình trường lục sa.
Tinh tấn ít ai, biếng nhác nhiều,
Thày ưa giảng Đạo, giống ta sao.
Thập phương Phật sở cầu chánh Đạo,
Trăm kiếp thân tâm vẫn thiết tha,
Trăm nghìn đao kiếm, mây thoáng bợn,
Muôn dặm đỉnh thông, hạc xuyến sao.
Thanh tịnh một lòng, ta xử thế,
Hoa rụng vườn hoang cỏ pha đào.
47. Gặp Diệu Nguyệt trưởng giả: Suchandra, học pháp môn Tịnh Trí quang minh = enlightening liberation called light of undefiled knowledge. (tr. 332- 333)
Tán viết:
Diệu Nguyệt cao nhân hựu chỉ tha,
Hướng thời biến hữu dã không qua
Phiên tư lưỡng xứ ngữ ngôn thiều,
Khước tiếu chư phương lộ bố đa.
Bi diễm minh huy, hưu ngữ hội,
Trí quang giải thoát thị như hà?
Quân kim bất vị thông tiêu tức
Bạch ngọc vô hà tự trác ma,
Diệu Nguyệt Cao Nhân chẳng ai xa,
Giống như Biến Hữu, khác chi mà.
Hãy suy cho rộng nhưng nói ít,
Cười thấy nhiều phen lộ bố đa.
Quang huy hiển lộ đâu cần nói,
Giải thoát là do ánh quang hoa
Xin ai hãy biết đâu là quí,
Bạch ngọc rũa mài mới đẹp ra.
48. Gặp Trưởng giả Vô Thắng quân: Ajitasena, ở thành Xuất Sinh, học Vô Tận Tướng pháp môn= Inexhaustible appearance (finding forms in formlessness.) (tr. 333- 334)
Tán viết:
Điều diêu viễn nhập Xuất Sinh thành,
Náo thị môn đầu thoại Đạo tình.
Đa tạ ngô sư ngôn lưỡng cú
Khước thâm tư ngã lộ thiên trình
Đắc vô lượng tạng nhân thùy ngộ, (tr. 334)
Kiến tận cao nhân hợp tự minh.
Nể dạ tùng sàng thu mộng khởi,
Nhất thiên tinh đẩu chiếu diêm doanh.
Từ xa vào tới Xuất Sinh thành, (tr. 333)
Ngoài đường, dân chúng nói đạo tình.
Cảm tạ thày cho vài chữ đẹp.
Nghĩ lại thương ta vạn lộ trình.
Được Vô Lượng Tạng nhờ giác ngộ.
Gặp hết cao nhân thỏa bình sinh.
Đêm tới, gốc thông hồn mộng gửi,
Một trời tinh đẩu chiếu trước mành.
49. Gặp Bà La Môn Tối Tịch Tịnh = Shivaragra, ở Tụ Lạc Chi Vi Pháp, học pháp môn Thành Nguyện Ngữ: Vow of truth. (tr. 335- 336)
Tán viết:
Thành Nam tụ lạc pháp môn đê,
Văn nguyện hân nhiên ý bất mê,
Quá khứ dĩ thành thành giải thoát,
Vị lai nhân ngữ đắc Bồ Đề,
Tùy tâm tùy xứ tác vi mãn.
Vô thoái, vô đương chỉ thú tề.
Tu tín giang nam nhị tam nguyệt,
Bách hoa hương lý chá cô đề.
Nghe nói Thành Nam có phép cao,
Nghe xong, tâm nguyện bỗng dâng cao.
Quá khứ thành tâm nên giải thoát,
Tương lai nhờ học đắc Bồ Đề.
Tùy tâm, tùy xứ làm viên mãn
Không thoái, không sờn, tiến mải mê,
Ta xuống miền Nam đôi ba tháng,
Trăm hoa đua nở, chim hót ca!
50. Gặp Đức Sinh đồng tử: Shrisambhava và Hữu Đức đồng nữ: Shrimati ở thành Diệu Ý Hoa Môn được pháp môn Bồ Tát huyễn trụ. (the liberation of illusoriness) (tr. 336- 365)
Tán viết:
Đức Sinh, Hữu Đức lưỡng hòa dung,
Đồng huyễn, đồng sinh, ý mạc cùng,
Đồng trụ, đồng tu thành giải thoát.
Đồng bi, đồng trí hiển linh công,
Đồng duyên, đồng tưởng tâm minh khế,
Đồng kiến đồng tri đạo chuyển thông.
Nhược yếu nhất sinh cầu Phật quả,
Tì lư lâu các tại Nam trung,
Đức Sinh, Hữu Đức lưỡng tương dung,
Đồng Huyễn, đồng sinh, ý chẳng cùng.
Đồng trụ, đồng tu thành giải thoát,
Đồng bi, đồng trí hiển linh công.
Đồng duyên, đồng tưởng, tâm khế hợp,
Đồng kiến, đồng tri đạo chuyển thông.
Nhất sinh nếu định cầu Phật quả,
Tí Lô gác ấy, tại Nam trung.
51. Gặp Di Lặc Bồ Tát: Maitreya, tại Đại Trang Nghiêm viên Tí Lô Giá Na, Lầu Các Trang Nghiêm Tạng, nước Hải Ngạn, học Bất Vọng Niệm Trí Trang Nghiêm tạng pháp môn. (tr. 365- 495)
Thiện Tài học được pháp môn tu một kiếp thành Phật.
Tán viết:
Lâu các môn tiền lập phiến thì, (tr. 365)
Long Hoa Sư Chủ viễn phương qui
Bất duy Đàn Chỉ quan thâm diệu (tr. 483)
Hựu thính Từ Âm ngữ tế vi.
Lý trí hành vi, thân nhật nguyệt,
Bồ đề tâm thị Đạo khu ki. (tr. 418- 427)
Hứa đa cảnh giới hà lai khứ
Vạn lý thiên biên nhất nhạn phi.
Lâu Đài đứng trước một phiến thì,
Long Hoa Sư Chủ tự xa về
Gảy tay cho thấy muôn vi diệu
Lại phát Từ Âm tiếng tế vi.
Lý trí, hành vi: thân Nhật Nguyệt,
Bồ Đề tâm ấy: Đạo khu ki
Muôn nghìn cảnh giới, không đi lại, (tr. 486)
Ven trời vạn dặm cánh nhạn phi,
Vân Nương nữ sĩ gọi rằng vào được tòa Tì Lư Giá Na là vào được Như Lai Tạng, vào được Chân Như, vào được Nê Hoàn Cung, vào được Não Tâm v.v...
Nữ Sĩ viết:
Như Lai tạng rọi trăng rằm,
Hào quang tỏa rộng mấy tầng không gian
Cảnh giới Lý Tính hòa chan
Hợp vào một thể liên hoàn Chân Như
Nơi đây còn Pháp Danh như
«Nê Hoàn Cung» hoặc danh từ «Não Tâm»
«Thiên Địa Tâm», «Liên Hoa Tâm»
«Tâm Điểm Não Bộ» hướng tầm cao sâu.
Là nơi vạn nẻo qui vào
Tâm hồn tụ hội với nhiều tư duy...
(Vân Nương, Con Đường Lý Tưởng, Nguồn Sống, San Jose, 1990, tr. 283- 284)
52. Gặp Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: Manjushri ở Tô Ma Na Thành trong Phổ Môn quốc, được Bồ Tát Vô Biên tế Đà La Ni pháp Môn. (tr. 498- 500)
Thiện Tài đi qua 110 thành mới tới được Tô Ma Na thành (tr. 498)
Văn Thù từ không trung, đưa tay hữu qua khỏi 110 do tuần áp trên đầu Thiện Tài. (tr. 498)
Tán viết:
Yên thủy Nam tuần viễn tất qua,
Ân cần tiệm thứ đáo Tô N a
Nhất tâm quan sát, hi thân cận,
Trích thủ giao thân án đỉnh ma,
Pháp hải phổ duyên thành đại trí,
Từ vân vô tế nhập Đà La
Thủy chung viên chứng tăng chi diệu,
Phương tín Văn Thù uy lực đa.
Nam tuần muôn dặm đã vượt qua,
Dần dần cũng tới được Tô Na.
Nhất tâm quan sát, mong thân cận
Một tay vươn tới án đỉnh ma (tr. 498)
Pháp hải phổ duyên thành Đại Trí, (tr. 499)
Mây lành muôn ức nhập Đà La. (tr. 499)
Thiện Tài chứng được Nhất Thiết Trí (tr. 501)
Mới thấy Văn Thù uy lực đa.
53. Gặp Phồ Hiền Bố Tát (Samantabhadra = Universally Good)
Tán viết:
Bách thập do tuần ma đỉnh qui,
Phiến tâm tư kiến Phổ Hiền Sư,
Đường đường hiện tại Hồng Liên Tọa (tr. 502)
Lạc lạc phân minh Bạch Tượng Nhi.
Sa kiếp trí bi phương mãn nhật,
Vi trần hạnh nguyện chính viên thì
Phật công đức hải trùng tuyên thuyết,
Sầu kiến ba đào chuyển miểu di.
Quán đỉnh vừa qua bởi Văn Thù
Thiện Tài ước gặp Phổ Hiền Sư
Ngài đang ngự tại Hồng Liên Tọa,
Bạch tượng cũng theo đến chốn ni.
Bao kiếp tu trì, nay thành tựu,
Hạnh nguyện bao đời đã thực thi,
Xưa nay chuyên thuyết công đức Phật,
Sá chi sóng gió nổi tư bề.
Phi Lộ
Kinh Hoa Nghiêm bàn về Giải Thoát chúng sinh. Nó chuyển từ cá nhân đến Bản tính Như Lai trong vũ trụ, Phật kiếp này cũng là Phật kiếp sau, và bàn về sự Giải Thoát, và nhũng người đã được giải thoát.
Kinh này có lẽ được dịch vào đầu thế kỷ 2, và tiếp tục được phiên dịch như vậy trong vòng ngót nghìn năm. Trong khoảng thời gian này có chừng 30 bản dịch.
Bản dịch phổ thông nhất là
1. Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大 方廣 佛華 嚴 經) Đường Vu Điền Quốc Tam Tạng Sa Môn Thật Xoa Nan Đà dịch. (tr. 359- 429)
Bộ Hoa Nghiêm này ngoài bốn quyển gồm 39 phẩm như trong bộ Kinh Hoa Nghiêm của Thích Trí Tịnh, tức là của Đường Vu Điền quốc Tam Tạng Sa Môn dịch, còn có 2 quyền Phổ Hiền Hạnh Nguyện do Đường Kế Tân Tam Tạng Bát Nhã phụng chiếu dịch (唐 罽 賓 國 三 藏 般 若奉 詔 譯) (tr. 652- 710) Bộ Hoa Nghiêm sau dày hơn bộ trước chừng 1500 trang.
Phẩm I. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm: The Wonderful Adornments of the Leaders of the World.
Bàn về Giác Ngộ toàn diện, và các đẳng cấp giác Ngộ.
Phật nơi đây là Chân lý, và những người giác ngộ Chân Lý. Tất cả các nhân vật nói tới trong chương này chỉ là những khía cạnh của sụ giác ngộ toàn diện, và chủ trương ai cũng có thể đi đến giác ngộ, đó là đề tài chính của Phật giáo.
Phẩm này mô tả sự huân tập của chư Phật và các Bồ tát tại nước Ma kiệt Đề:
Như có:
10 thế giới vi trần số Đại Bồ Tát cùng với đứcNhư Lai và đức Vairocana. (Hoa Nghiêm Kinh, Thích Trí Tịnh, q. 1, tr. 24- 27)
- Vô số Chấp Kim Cang Thần (thunderbolt-bearing spirits) (Sđd, tr. 27)
-Vô số Thân chúng thần (multiple- body spirits) (Sđd, tr. 28)
- Vô số Túc Hành Thần (Footstep following Spirits) (Sđd, tr. 29)
- Vô số Đạo tràng Thần (Sanctuary Spirits) (Sđd, tr. 29)
-Vô Số Chủ Thành Thần (City Spirits) (Sđd, tr. 30)
- Vô Số Chủ địa Thần (earth Spirits) (Sđd,. tr. 31)
- Vô Số Chủ Sơn Thần (moutain Spirits) (Sđd, tr. 32)
- Vô số Chủ Lâm Thần (Forest Spirits) (Sđd, tr. 32)
- Vô Số Chủ Dược Thần (Herb Spirits) (Sđd, tr. 33)
- Vô số Chủ Giá thần (crop Spirits) (SĐD, tr. 33)
- Vô số Chủ Hà thần (River Spirits) (Sđd, tr. 34)
- Vô số Chủ Hải Thần (Ocean Spirits) (Sđd, tr. 35)
- Vô số Chủ Thủy Thần (Water Spirits) (Sđd, tr. 35)
- Vô số chủ Hỏa Thần (fire Spirits) (SĐD, tr. 36)
- Vô Số Chủ Phong Thần (Wind Spirits) (Sđd, tr. 36)
- Vô số Chủ Không Thần (Space Spirits) (Sđd, tr. 37)
- Vô số Chủ Phương Thần (Direction Spirits) (Sđd, tr. 38)
- Vô số Chủ Dạ Thần (Night Spirits) (Sđd, tr. 38)
- Vô số Chủ Chú Thần (Day Spirits) (Sđd, tr. 39)
- Vô Số Atula vương (titan Kings) (Sđd, tr. 40)
- Vô số Ca Lâu Na vương (kinnara Kings) (Sđd, tr. 40)
- Vô số Khẩn Na La vương (garuda kings) (Sđd, tr. 41)
- Vô số Ma Hầu La Già Vương (Mahoraga kings) (Sđd,. tr. 42)
- Vô lượng Dạ Xoa Vương (yaksha kings) (Sđd, tr. 42)
- Vô lượng Đại long vương (Naga Kings) (Sđd, tr. 43)
- Vô lượng Cưu Bàn Trà Vương (Kumbanda kings) (Sđd, tr. 43)
- Vô lượng Càn Thác Bà Vương (Gandharva Kings) (Sđd, tr. 44)
- Vô lượng Nguyệt Thiên Tử (Moon Deities) (Sđd, tr. 45)
- Vô Lượng Nhật Thiên Tử (Son Deities) (Sđd, tr. 46)
- Vô lượng Đao lợi Thiên Vương (kings of the thirty three Heaven) (Sđd, tr. 46)
- Vô lượng Dạ Ma Thiên Vương (King of the Suyama heaven) (Sđd, tr. 47)
- Vô Lượng Đâu Suất Thiên Vương (kings of the Tushita heavens) (Sđd, tr. 48)
- Vô lượng Hóa Lạc Thiên Vương (Kings of the heavens of enjoyment of emanations) (Sđd, tr. 49)
- Vô số Tha Hóa tự tại Thiên Vương (kings of the heavens of free enjoyment of others’ Emanation) (Sđd, tr. 50)
- Vô số Đại Phạm Thiên Vương (Kings of the great Brahma heavens) (Sđd, tr. 50)
- Vô lượng Quang Âm Thiên Vương (kings of the heavens in which light is used for sound) (Sđd, tr. 51)
- Vô lượng Biến Tịnh Thiên Vương (kings of the heavenbs of universal purity) (Sđd, tr. 52)
-Vô lượng Quảng Quả Thiên Vương (kings of the heavens of vast results) (Sđd, tr. 53)
- Vô Số Đại Tự Tại Thiên Vương (kings of the heavens of great Freedom) (sdđ tr. 54)
Đọc phẩm đầu này, tôi tự hỏi:
- Làm sao đức Phật tổ chức được một cuộc vân tập rộng lớn qui mô như vậy.
Ngài di chuyển bằng cách nào.
Ngài phát thanh ra sao.
Và ngay sau đó tôi đọc báo Nguyệt San Giác Ngộ, số 63, tháng 6, 2001, tr. 8.
Trong đó Hòa Thượng Thích Thanh Từ bàn về Ngài Vô Ngôn Thông, học trò Bách Trượng, và nói ngài đã giác ngộ khi đọc câu: «Tâm địa nhược Không, tuệ nhật tự chiếu». Nghĩa là đất tâm nếu trống không, thì mặt trời trí tuệ tự sáng. Tôi mới hiểu rằng Phật đã đi đến chỗ Không Tâm, tới Hư Vô, đã di chuyển trong Hư Vô, và di chuyển bằng Thân Ánh Sáng. (Thích Thanh Từ, Nói chuyện về Thiền Tông tại trường Đại Học Khoa Học và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh, Nguyệt San Giác Ngộ, số 63, tháng 6- 2001, tr.8)
Vả lại, «Pháp giới của Phật vốn vô ngại, mà chính do vô minh, phân biệt của con người làm ra ngăn ngại. Pháp giới ấy vốn trùng trùng duyên khởi mà con người làm ra thành cá nhân và sự vật hạn cuộc, và cũng từ đó mà trùng trùng khổ đau» ... «Mà phải là một tâm thức «viên dung vô ngại” của Đạo Phật mới có thể nhìn thấy «Tất cả là một, Một là tất cả» để tỏa sáng một lòng đại bi không chướng ngại tỏa khắp» (Xem Vũ trụ quan Hoa Nghiêm và thế giới hiện đại, của Nguyễn thế Đăng, Nguyệt San Giác Ngộ, 6-001, tr. 22)
Tôi sẽ dùng lời lẽ trong chương 1 Kinh Hoa Nghiêm, để chứng minh những điều trên:
1-. Đức Phật di chuyển trong Hư Không, Thân phật như Hư Không.
«Như Lai pháp thân bất tư nghì,
Như bóng phân thân khắp Pháp Giới. (Sđd, tr. 94)
«Thế gian chung tính không biết được,
Vô biên vô tận đồng hư không.» (Sđd, tr. 137)
«Phật trí như không vô cùng tận,
Quang minh soi sáng khắp 10 phương.» (Sđd,. tr. 151)
«Thân Phật như Hư Không,
Vô sanh vô sở thủ,
Vô tính vô khả đắc.» (Sđd, tr. 163- 164)
«Như Lai thanh tịnh đồng Hư Không,
Vô tướng, vô hình 10 phương khắp» (Sđd, tr 176)
2-. Đức Phật di chuyển bằng thân ánh sáng.
«Thân Phật thanh tịnh thường tịch diệt,
Quang minh chói sáng khắp thế gian
Không tướng, không hành không hình bóng
Ví như mây nổi giữa không gian. (Sđd, tr. 79)
«Phật phóng quang minh khắp thế gian,
Chiếu sáng 10 phương các Quốc độ» (Sđd, tr. 113)
«Như Phật thủa xưa đã tu hành,
Trong lưới quang minh đều diễn thuyết.
Thập phương cảnh giới vô cùng tận
Vô đẳng vô biên đều sai khác,
Phật lực vô ngại phóng đại quang
Tất cả quốc độ đều sáng rõ. (Sđd,. tr.239)
3-. Không gian Hoa Nghiêm là không gian vô ngại.
«Rõ biết Pháp tánh là vô ngại
Hiện khắp mười phương vô lượng cõi.» (Thích Trí Tịnh, Kinh Hoa nhhiêm, phẩm I, tr. 68)
«Phật Pháp rộng lớn không ngần mé
Tất cả quốc đô hiện vào trong.» (Sđd, tr. 74)
“Như Lai chân thân vốn không hai,
Tùy hình thế gian khắp ứng hiện. (Sđd, tr. 101)
- Mọi người đều có thể giải thoát:
«Rõ biết Pháp tánh là Vô Ngại,
Hiện khắp mười phương vô lượng cõi,
Nơi cành giới Phật chẳng nghĩ bàn
Khíến chúng đồng quy biển giải thoát.» (Sđd, tr. 68)
«Như lai tự tại hiện ra đời,
Tất cả quần sinh đều giaó hóa. (Sđd, tr. 159)
«Nên Phật xuấthiện khắt thế gian,
Cứu chúng sinh tận vị lai tế.» (Sđd, tr. 262)
Phẩm II. Phẩm Như Lai hiện tướng: Appearance of the Buddha
Phật Tính có sẵn trong chúng sinh, nhưng mỗi người quan niệm nó một khác. Vì thế phật có nhiều Pháp Môn, tương ứng với trình độ từng người. Như vậy là chúng ta phải biết quyền biến (Skill in means). Nguyên lý quyền biến (Principle of Adaptation) là một nguyên lý căn bản và phổ quát đề hiểu Đạo Phật.
[1] Chữ Thất giả, Thích Trí Tịnh chỉ đọc là Thất, bản chữ Hán của Đường Kế Tân quốc Tam Tạng Bát nhã thì viết là Thất giả 室 者). Trong bản văn này, thì đọc là Thất Tả.
http://nhantu.net/TonGiao/KinhHoaNghiem.htm