PHẬT THỪA TÔN YẾU LUẬN
(Hiện Đại Phật Giáo Khái Luận)
Thái Hư Đại Sư
Thích Thiện Hạnh Dịch
(Hiện Đại Phật Giáo Khái Luận)
Thái Hư Đại Sư
Thích Thiện Hạnh Dịch
Lời giới thiệu:
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa. Đại sư lại có lối nhìn sâu rộng suốt thông về một hệ thống quan Phật giáo, bao gồm chủ quan khách quan, nhân sinh vũ trụ, tư tưởng, học thuật, triết lý, khoa học… với ước mơ, hiện đại hóa Phật giáo vào đời sống nhân quần xã hội, thăng tiến đời sống chí thiện của Phật giáo.
Để thực hiện tâm nguyện bồ tát đạo, Đại sư đã trình bày trong tác phẩm, sau đây là phần tổng quát:
A. Tựa:
Trình bày tổng quát những điểm chủ yếu của bộ luận. Phần này gồm 4 chương:
1. Hệ thống quan của Phật giáo:
Tìm hiểu nguồn gốc và nhận thức về mục đích, tông chỉ và ý hướng của Phật giáo để có một quan niệm chính xác về toàn bộ hệ thống của Phật giáo.
2. Vấn đề tự lợi và lợi tha trong Phật giáo:
Phật giáo lấy lợi tha để thành tựu tự lợi. Do đó, vấn đề của Phật giáo là tự và tha đồng lợi.
3. Phật giáo với những nhu cầu thiết yếu của thời đại:
a. Yếu tố Phật giáo là một nhu cầu hết sức cần thiết cho nhân quần xã hội và thế giới.
b. Vấn đề khế lý, khế có là điểm chủ chốt trong sự nghiệp độ sinh của Phật giáo.
4. Vấn đề tương đối và tuyệt đối trong Phật giáo:
Phần này đề cập đến Pháp Phật. Phật pháp vốn là ly ngôn thuyết là tuyệt đối, là bất khả tư nghì, bất khả thuyết. Nhưng thiết lập ngôn thuyết là vì muốn mọi người hiểu lý khởi hạnh và đạt quả.
B. Nội dung chính (Chánh tông):
Phần này nhằm thuyết minh hai phần chính yếu của Phật giáo: Đó là Phật giáo thuần chánh và Phật giáo ứng dụng. Phật giáo là chân lý tuyệt đối, vốn ly ngôn thuyết. Giáo lý Phật, ta lại càng không thể đem phân chia ra thành từng loại để thuyết minh. Nay đề cập ở đây chỉ là áp dụng phương pháp dùng ngôn luận để đánh dẹp ngôn luận, làm cho diễn giả dễ dàng diễn đạt ý tưởng mình và người nghe dễ nhận thức.
I. Phật giáo thuần chánh:
Đề cập đến các vấn đề nhận thức chân lý và phương pháp thực hành chân lý trong Phật pháp.
Phần này có 4 chương:
1. Thuyết minh đại cương hai bộ phái Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa dụng công tu trì, để mong sớm
được thoát ly thế gian. Đại thừa với dụng công tu trì nhằm cứu nhân độ thế.
2. Tiểu thừa Phật giáo:
Thuyết minh về tông chỉ mục đích của Tiểu thừa là liểu sanh thoát tử. Muốn vậy phải nhận thức rõ ràng về nhân sinh và vũ trụ quan Phật giới, và áp dụng phương pháp tu tập để thoát ly sanh tử.
3. Đại thừa Phật giáo:
Thuyết minh về tông chỉ mục đích của Đại thừa với các vấn đề: Bồ Đề tâm, từ bi tâm, phương tiện và cứu cánh, Bồ đề, Niết Bàn, kinh luận và giáo phái.
4. Sự quan hệ giữa Tiểu thừa Đại thừa:
Thuyết minh các vấn đề về sự quan hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa bước đầu vào Đại thừa. Giáo pháp Tiểu thừa là phương tiện để đi vào Đại thừa. Đại thừa là pháp tu thù thắng. Đại thừa với sự phương tiện thiện xảo trong sự nghiệp truyền giáo, độ sanh.
II. Phật giáo ứng dụng:
Thuyết minh sự quan hệ của Phật giáo với nhân sinh. Tức trình bày những công dụng ứng hoá của Phật giáo đối với nhân sinh. Phần này có 4 chương:
1. Một vài nhận định của Phật giáo đối với các tôn giáo khác và các phái triết học. Như triết học thuần chánh: Nhất nguyên luận, Nhị nguyên luận, Duy vật luận, Duy tâm luận..;. như triết học ứng dụng
như: Tiến hoá luận, Thiên thần giáo (thất thần giáo) Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Bà la môn giáo..., Sự quan hệ của khoa học hiện đại với Tiểu thừa Phật giáo. Triết học hiện đại với Đại thừa Phật giáo. Phật giáo với vấn đề mê tín dị đoan...
2. Sự quan hệ giữa Phật giáo với nhân quần xã hội:
Đề cập đến các vấn đề Phật giáo với Pháp giới chúng sanh; Phật giáo với những ích lợi cho người đời; Phật giáo với nhân thiên thiện pháp; Nhân gian, Thánh hiền đều thực tập chứng đắc thiện Pháp thiên đạo. Cuối chương này, đề cập đến sự bất khả tư nghì của các bậc thánh nhân xuất hiện ở thế gian.
3. Sự quan hệ giữa Phật giáo và Trung Quốc:
Phật giáo là yếu tố cần thiết cho nhân dân Trung Quốc nói riêng, để đem lại quốc thái dân an. Và Phật giáo muốn hoằng dương cũng phải nương vào Trung Quốc. Phật giáo với vai trò văn hoá nhân loại.
4. Vấn đề lưu truyền Phật giáo ở nhân gian:
Trình bày các vấn đề chính lý Tăng già; Thiết lập hội chánh tín Phật giáo; Hệ thống giáo dục Phật giáo; Sự nghiệp cứu nhân độ thế của Phật giáo; Tương lai đồ chúng... đều được đề cập đến trong chương này.
C. Kết luận (lưu thông)
Kết thúc bằng quy hưởng có hai chương:
1. Tìm về nơi nương tựa.
Đề cập đến người có lòng tin chân chánh trở về nương tựa Phật giáo – Trở về nương tựa Phật – Trở về nương tựa Pháp của Phật và trở về nương tựa Tăng của Phật pháp.
2. Hồi hướng.
Bậc chánh giác hồi hướng sự lý pháp giới chúng sanh, hồi hướng về nhất tâm chân như tức là hồi sự hướng lý. Hồi hướng vô thượng chánh giác và hướng pháp giới hữu tình.
Tỷ Kheo. Thích Thiện HạnhPhật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa. Đại sư lại có lối nhìn sâu rộng suốt thông về một hệ thống quan Phật giáo, bao gồm chủ quan khách quan, nhân sinh vũ trụ, tư tưởng, học thuật, triết lý, khoa học… với ước mơ, hiện đại hóa Phật giáo vào đời sống nhân quần xã hội, thăng tiến đời sống chí thiện của Phật giáo.
Để thực hiện tâm nguyện bồ tát đạo, Đại sư đã trình bày trong tác phẩm, sau đây là phần tổng quát:
A. Tựa:
Trình bày tổng quát những điểm chủ yếu của bộ luận. Phần này gồm 4 chương:
1. Hệ thống quan của Phật giáo:
Tìm hiểu nguồn gốc và nhận thức về mục đích, tông chỉ và ý hướng của Phật giáo để có một quan niệm chính xác về toàn bộ hệ thống của Phật giáo.
2. Vấn đề tự lợi và lợi tha trong Phật giáo:
Phật giáo lấy lợi tha để thành tựu tự lợi. Do đó, vấn đề của Phật giáo là tự và tha đồng lợi.
3. Phật giáo với những nhu cầu thiết yếu của thời đại:
a. Yếu tố Phật giáo là một nhu cầu hết sức cần thiết cho nhân quần xã hội và thế giới.
b. Vấn đề khế lý, khế có là điểm chủ chốt trong sự nghiệp độ sinh của Phật giáo.
4. Vấn đề tương đối và tuyệt đối trong Phật giáo:
Phần này đề cập đến Pháp Phật. Phật pháp vốn là ly ngôn thuyết là tuyệt đối, là bất khả tư nghì, bất khả thuyết. Nhưng thiết lập ngôn thuyết là vì muốn mọi người hiểu lý khởi hạnh và đạt quả.
B. Nội dung chính (Chánh tông):
Phần này nhằm thuyết minh hai phần chính yếu của Phật giáo: Đó là Phật giáo thuần chánh và Phật giáo ứng dụng. Phật giáo là chân lý tuyệt đối, vốn ly ngôn thuyết. Giáo lý Phật, ta lại càng không thể đem phân chia ra thành từng loại để thuyết minh. Nay đề cập ở đây chỉ là áp dụng phương pháp dùng ngôn luận để đánh dẹp ngôn luận, làm cho diễn giả dễ dàng diễn đạt ý tưởng mình và người nghe dễ nhận thức.
I. Phật giáo thuần chánh:
Đề cập đến các vấn đề nhận thức chân lý và phương pháp thực hành chân lý trong Phật pháp.
Phần này có 4 chương:
1. Thuyết minh đại cương hai bộ phái Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa dụng công tu trì, để mong sớm
được thoát ly thế gian. Đại thừa với dụng công tu trì nhằm cứu nhân độ thế.
2. Tiểu thừa Phật giáo:
Thuyết minh về tông chỉ mục đích của Tiểu thừa là liểu sanh thoát tử. Muốn vậy phải nhận thức rõ ràng về nhân sinh và vũ trụ quan Phật giới, và áp dụng phương pháp tu tập để thoát ly sanh tử.
3. Đại thừa Phật giáo:
Thuyết minh về tông chỉ mục đích của Đại thừa với các vấn đề: Bồ Đề tâm, từ bi tâm, phương tiện và cứu cánh, Bồ đề, Niết Bàn, kinh luận và giáo phái.
4. Sự quan hệ giữa Tiểu thừa Đại thừa:
Thuyết minh các vấn đề về sự quan hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa bước đầu vào Đại thừa. Giáo pháp Tiểu thừa là phương tiện để đi vào Đại thừa. Đại thừa là pháp tu thù thắng. Đại thừa với sự phương tiện thiện xảo trong sự nghiệp truyền giáo, độ sanh.
II. Phật giáo ứng dụng:
Thuyết minh sự quan hệ của Phật giáo với nhân sinh. Tức trình bày những công dụng ứng hoá của Phật giáo đối với nhân sinh. Phần này có 4 chương:
1. Một vài nhận định của Phật giáo đối với các tôn giáo khác và các phái triết học. Như triết học thuần chánh: Nhất nguyên luận, Nhị nguyên luận, Duy vật luận, Duy tâm luận..;. như triết học ứng dụng
như: Tiến hoá luận, Thiên thần giáo (thất thần giáo) Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Bà la môn giáo..., Sự quan hệ của khoa học hiện đại với Tiểu thừa Phật giáo. Triết học hiện đại với Đại thừa Phật giáo. Phật giáo với vấn đề mê tín dị đoan...
2. Sự quan hệ giữa Phật giáo với nhân quần xã hội:
Đề cập đến các vấn đề Phật giáo với Pháp giới chúng sanh; Phật giáo với những ích lợi cho người đời; Phật giáo với nhân thiên thiện pháp; Nhân gian, Thánh hiền đều thực tập chứng đắc thiện Pháp thiên đạo. Cuối chương này, đề cập đến sự bất khả tư nghì của các bậc thánh nhân xuất hiện ở thế gian.
3. Sự quan hệ giữa Phật giáo và Trung Quốc:
Phật giáo là yếu tố cần thiết cho nhân dân Trung Quốc nói riêng, để đem lại quốc thái dân an. Và Phật giáo muốn hoằng dương cũng phải nương vào Trung Quốc. Phật giáo với vai trò văn hoá nhân loại.
4. Vấn đề lưu truyền Phật giáo ở nhân gian:
Trình bày các vấn đề chính lý Tăng già; Thiết lập hội chánh tín Phật giáo; Hệ thống giáo dục Phật giáo; Sự nghiệp cứu nhân độ thế của Phật giáo; Tương lai đồ chúng... đều được đề cập đến trong chương này.
C. Kết luận (lưu thông)
Kết thúc bằng quy hưởng có hai chương:
1. Tìm về nơi nương tựa.
Đề cập đến người có lòng tin chân chánh trở về nương tựa Phật giáo – Trở về nương tựa Phật – Trở về nương tựa Pháp của Phật và trở về nương tựa Tăng của Phật pháp.
2. Hồi hướng.
Bậc chánh giác hồi hướng sự lý pháp giới chúng sanh, hồi hướng về nhất tâm chân như tức là hồi sự hướng lý. Hồi hướng vô thượng chánh giác và hướng pháp giới hữu tình.
XEM TOÀN BỘ NỘI DUNG: luan-phat-thua-ton-yeu-thien-hanh