Afghanistan: Cuộc tranh luận xây dựng lại tượng Phật
(PGVN)
Nếu việc khôi phục lại các bức tượng Phật sẽ góp phần làm sống lại ký ức, việc khôi phục lại chẳng những góp phần phát triển kinh tế xã hội qua sự thu hút du lịch văn hóa tâm linh mà còn đóng góp cho một thế giới hòa bình.
Bamiyan: Các tượng Phật tại Bamiyan là hai bức tượng Phật lớn nhất thế giới được khắc sâu vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan cách đây trên 1.500 năm; một bức cao 58 mét, một bức cao 38 mét. Vào ngày 09 tháng 03 năm 2001, hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan đã dùng thuốc nổ đánh sập cả hai, nhân loại bất lực chứng kiến Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành dùng thuốc nổ đánh sập cả hai tượng Phật lớn nhất thế giới tại Bamiyan, một trung tâm di sản văn hóa độc nhất vô nhị của nhân loại ở Afghanistan. Hành động phi văn hóa này đã làm cả thế giới phẫn nộ lên án.
Nó cảm thấy như mất mát của nhiều người cùng chung sống trong đời sống tâm linh đại gia đình tôn giáo và khoảng 15 năm dài họ hy vọng những di tích Phật giáo vĩ đại của nhân loại đầy cảm hứng có thể được phục dựng lại.
Nhưng các chuyên gia cùng chia sẻ trách nhiệm bởi các giá trị văn hóa tâm linh, và khẳng định quan trọng trong việc để bảo tồn toàn bộ các địa điểm di tích bị phá hủy.
Các nhà Khảo cổ và phục chế gồm nhiều quốc gia như Afghanistan, Đức, Nhật và Pháp, họ cùng khẩn trương làm việc tại thung lũng Bamiyan ở miền trung Afghanistan, và sẽ đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch vào các ngày 01-13/12/2016 tại Munich, thủ phủ của tiểu bang Bayern, Đức.
Nơi đây, về vấn đề này họ sẽ cố gắng tranh thủ thời gian hơn trong việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới (Unesco), cũng như để kỷ niệm sự mất mát chung của nhân loại bởi Di tích văn hóa đặc biệt đã bị phá hủy.
Tất cả người dân Afghanistan, đặc biệt là những người nông dân canh tác khoai tây quanh khu vực di tích, họ rất đau lòng thương tiếc cho sự mất mát bởi hai pho tượng Phật cao 58 mét và 38 mét, được tạc thẳng vào núi sa thạch từ thế kỷ thứ 6, đã bị Taliban cho nổ bất chấp sự phản đối và phẫn nộ của toàn thế giới. Họ đã dùng thuốc nổ, tên lửa và xe tăng công phá suốt 3 tuần.
Sự phá hủy các tượng Phật độc đáo ở Bamiyan, đặc biệt, “sẽ là một mất mát không thể cứu vãn cho nhân loại".
Các địa điểm của các bức tượng Phật khổng lồ, mà đã bị phá hủy bởi quân Taliban vào năm 2001. ─AFP |
Hakim Safa 27 tuổi, nhân viên Bộ văn hóa Afghanistan nói: “Khủng bố Taliban đã đem quân vào tháng 04/2001, họ nắm quyền kiểm soát địa phương tỉnh và giết chết hàng nghìn người dân Hazara ở Bamiyan.
Đối với chúng tôi, họ giống như cha mẹ. Tôi cảm thấy như tôi đã mất gia đình”.
Rassoul Chojai, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Bamiyan nói: “Người dân địa phương trong làng mong muốn các bức tượng Phật được khôi phục lại. Họ luôn thiết tha yêu cầu chúng tôi, họ hỏi chúng tôi khi nào bắt đầu khôi phục?.
Những bức tượng đã bị phá hủy triệt để. Unesco và các nhà khảo cổ đã thu thập các mảnh vỡ lẫn bụi đá, và những mảnh vỡ kích cỡ khác nhau. Phần lớn các di tích đã biến mất”.
Một người lớn và một đứa trẻ sắc tộc Hazara Afghanistan đứng trước hang động, nơi họ sinh sống trong một gia đình của họ ở tỉnh Bamiyan. ─AFP
Người đàn ông Afghanistan đi bộ tại các địa điểm của những bức tượng Phật khổng lồ, mà đã bị phá hủy bởi quân Taliban vào năm 2001.
Một cậu bé sắc tộc Hazara Afghanistan mang theo bình nhỏ để lấy nước ở tỉnh Bamiyan. ─AFP
Những người phụ nữ sắc tộc Hazaras, Afghanistan đi bộ dọc theo con đường ở tỉnh Bamiyan. ─AFP
Ông Masanori Nagaoka, người đứng đầu đơn vị văn hóa của UNESCO tại Kabul nói: “Ủy ban đã Quyết định rằng trước khi xem xét một phần nhỏ của việc khôi phục lại hai pho tượng Phật, sẽ yêu cầu một nghiên cứu khoa học kỹ thuật toàn diện. Tất cả đều ủng hộ giữ nguyên trạng, cuối cùng sẽ thành công trong việc hồi sinh di tích Shamana. Có lẽ do sự kiên nhẫn, tất cả mọi người dường như đã bỏ qua một chi tiết nhỏ quan trọng; các Hoàng tử và Công chúa thuyền thoại muốn ở bên nhau mãi mãi, Shamana trở lại thì phải có Salsal.
Hai bức tượng Phật không không chỉ là di tích vật thể mà còn có ý nghĩa cho mọi người, đại diện cho lịch sử của họ và đa dạng về văn hóa, sự tôn trọng sâu sắc đối với việc đối thoại tôn giáo.
Vì vậy, nếu việc khôi phục lại các bức tượng Phật sẽ góp phần làm sống lại ký ức, việc khôi phục lại chẳng những góp phần phát triển kinh tế xã hội qua sự thu hút du lịch văn hóa tâm linh mà còn đóng góp cho một thế giới hòa bình.
Các cuộc tranh luận sẽ không quyết định tại Munich, nơi các chuyên gia sẽ đồng ý về việc Bảo quản các địa điểm di tích, và thành phố Abu Dhabi của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nơi Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani dẫn đầu một phái đoàn cấp cao đã đến UAE để tham gia hội nghị này vào hôm thứ sáu, ngày 2/12/2016”.
Vân Tuyền (Nguồn: The Times of India World)