TRÍCH DỊCH VÀI KỆ TÁNH KHÔNG TRONG TRUNG LUẬN SANSKRIT

10 Tháng Giêng 20171:08 CH(Xem: 3873)
TRÍCH DỊCH VÀI KỆ TÁNH KHÔNG TRONG TRUNG LUẬN SANSKRIT

TRÍCH DỊCH VÀI KỆ TÁNH KHÔNG 
TRONG TRUNG LUẬN SANSKRIT (Mūla-madhyamaka-kārikās)
(Phước Nguyên trích dịch nguyên văn Sanskrit)


Tôi (Long Thọ) xin kính lễ Ngài - nhân vật vĩ đại nhất trong hết thảy các nhà thuyết pháp.
(Phật là) Bậc giác ngộ hoàn toàn, đã giảng thuyết (lý Duyên Khởi như vậy):

(Bất cứ cái gì cũng) Không diệt, không sinh, không đoạn tuyệt, không thường hằng, không đồng nhất, không dị biệt, không đến, không đi, thì cái lý Duyên Khởi (có các đặc trưng) như thế sẽ chặn đứng mọi khái niệm đa dạng, và là cát tường (śiva).  Mmk LVP 11,13-16


1/Nếu tôi không chấp thủ các pháp, như thế là sự chứng nghiệm Niết bàn, Niết-bàn sẽ là của tôi. Những ai có sự thừa nhận như vậy, là mức nhận thức sai lầm cao nhất của sự chấp thủ.  (MMK 16.9)

2/ Trạng thái tồn tại độc lập sinh khởi trong các điều kiện và nguyên nhân, đây là điều phi lý.

Một trạng thái tồn tại độc lập được sinh khởi trong các nguyên nhân và điều kiện, phải là cái được dựng lập theo quy ước.
(MMK 15.1)

3/ Làm thế nào mà nó có thể có được “Trạng thái tồn tại độc lập đã được tác thành theo quy ước,

Bởi vì trạng thái tồn tại độc lập không phải là giả lập cái được tác thành mang tính tượng trưng và không phụ thuộc vào bất cứ cái gì khác. (MMK 15.2)

4/ Nếu ông dõi theo  tất cả các thứ  như là sự tồn tại thực sự từ trạng thái tồn tại cá biệt của nó. Như thế thì ông sẽ dõi theo tất cả các thứ đó như là không có nguyên nhân và điều kiện(MMK 24.16). 

5/ Nhân và quả của chính bản thân nó, cùng với người hành động, công cụ, các hành vi, sự sinh khởi - diệt tận và kết quả cũng sẽ bị loại trừ ((MMK 24.17)

6/Bất cứ thứ gì tồn tại nhờ vào ‘điều kiện hỗ tương’ thì đều tịch diệt xét trên mặt trạng tháitồn tại độc lập (MMK 7.16.ab).

7/ Nếu có một trạng thái cố định, thì tất cả mọi sự tồn tại sẽ không sinh khởi và không bị chặn đứng; nhất định sẽ mãi mãi thường trú cố định, tách ra khỏi nhiều trạng thái bất đồng (MMK 24.38).

8/ Nếu những thứ tồn tại là trạng thái nguyên thủy, thì sẽ không xảy ra sự không tồn tại. Bởi vì sẽ không bao giờ xảy ra trường hợp mà trạng thái nguyên thủy trở thành một cái gì khác. (MMK 15.8).

9/Những điều không có trạng thái tự tồn tại bởi vì chúng được nhìn nhận là đang thay đổi thành một cái gì khác.

Những điều không hiện hữu trạng thái tự tồn tại, bởi vì điều này là tính không. (MMK 13.3).

10/Nếu trạng thái tự tồn tại không có mặt thì sẽ có sự thay đổi của cái gì? (MMK 13.4ab) 

Nếu trạng thái tự tồn tại có mặt thì sẽ có sự thay đổi của cái gì? (MMK 13.4.cd)

11/ Ở đây, chính bản thân cái này đang tồn tại với trạng thái cá biệt của nó không bị biến đổi[trở thành cái gì khác]; Chính bản thân của cái khác kia cũng không bị biến đổi để trở thànhgì cái gì khác.

Cho nên, bản thân của người trẻ đang không thể có tuổi già và cũng chính bản thân của người già đang không thể không có tuổi trẻ. (MMK 13.5)

12/Nếu chính điều này tự nó thay đổi thành một cái gì khác, thì sữa chính nó sẽ trở thànhphô-mai. Cái gì khác biệt so với sữa mà nó có thể trở thành phô-mai? (MMK 13.6)

13/Sự xuất hiện và tan hoại không thể xảy ra đối với tánh Không

Cũng thế, sự xuất hiện và tan hoại không thể xảy ra đối với cái không phải tánh Không (MMK 21.9).

14/ Ai thấy được duyên khởi, người ấy cũng thấy được cái này, là sự khổ, sự tập khởi của khổ, sự diệt tận tập khởi của khổ và con đường hướng đến sự diệt tận tập khởi của khổ. (MMK 24.40)


15/ Cái gì là duyên khởi tôi nói cái đó là tính Không,

Tính Không ấy là khái niệm quy ước. Và chính nó cũng là Trung Đạo. (MMK 24.18)

16/ Bởi vì có động lực thúc đẩy là Tính Không, cho nên tất cả pháp được tác thành.

Nếu không động lực thúc đẩy là Tính Không, thì tất cả pháp không được tác thành  (MMK 24.14).

17/Bởi vì không có pháp nào không từ nhân duyên mà sinh khởi. Do đó, không có pháp nào mà không có tính Không (MMK 24.19).

18/ Vì ‘sinh khởi’ – ‘tồn tục’ – ‘tiêu diệt’ không thành lập cho nên không tồn tại ‘cái được tác thành do các điều kiện hỗ tương cùng tụ hội’ (hữu vi).

Và khi “cái được tác thành do các điều kiện hỗ tương cùng tụ hội’ (vô vi) không thành lậpđược thì làm thế nào ‘cái không được tác thành do các điều kiện cùng tụ hội’  thành lậpđược đây? (MMK 7.33)

19/ Không bị phá huỷ, không đạt đến, không có cái gì bị đoạn trừ, không có cái gì được chứng đắc.

Không diệt, không sinh: ở đây được gọi là Niết-bàn. (MMK 25.3)

20/ Nếu tồn tại cái không phải là tính Không, thì sẽ tồn tại cái tính Không.

Nếu không tồn tại cái không phải tính Không, thì làm sao có sự tồn tại của tính Không? (MMK 13.7).

21. Nếu tồn tại không thể chứng minh được như vậy, thì không-tồn tại không thể chứng minh được.
Bởi vì người ta nói không tồn tại là dạng tồn tại khác của tồn tại… (MMK15.5)

22. Nếu quan điểm của họ về tính Không bị sai lầm, thì những người đần độn sẽ bị tổn hại.

Cũng giống như việc xử lý con rắn một cách sai lầm, hay sự chế tạo bùa mê không đúng phương cách (MMK 24.11).

23. Bằng thí dụ là thứ giống như huyễn thuật, giống như giấc mộng, giống như thành phố gandharva (Càn-thát-bà), ‘sinh khởi’ – ‘tồn tục’ – ‘tiêu diệt’ được thuyết minh giống như vậy.

24. “Nó tồn tại” là chấp thường, “nó không tồn tại” là một quan điểm của hoại diệt.

Do đó, người có sự thể nghiệm, đừng nên đình trú trong sự tồn tại hoặc không tồn tại (MMK 15.10).

25. “Bởi vì cái gì tồn tại do trạng thái cá biệt của nó không phải không tồn tại”; vì thế đây là quan điểm thường còn. “Điều này, nó xuất hiện từ trước đến nay, không phải là sự tồn tại”, dẫn đến quan điểm đoạn diệt. (MMK 15.11).

26. Bất cứ cái gì khởi lên hệ thuộc vào cái khác, trước hết, không phải là nó mà cũng không phải khác. Do đó, nó không bị đoạn diệt mà cũng không phải thường còn. (MMK 18.10)


27. Không phải một, không phải nhiều, không phải đoạn diệt, không phải thường còn: Đây là giáo lý bất tử (śāsanāmṛtam) của Chư Phật, những vị nhiếp hộ thế gian (lokanāthānāṃ) (MMK 18.11).

28. Do bởi có sự thể nghiệm trực tiếp về tồn tại và không tồn tạiđức Thế Tôn đã phủ định cả tồn tại lẫn không tồn tại qua lời dạy của ngài ở trong kinh kātyāyana. (MMK 15.7)

29. Tuy nhiên, người có trí tuệ thấp kém nhìn ‘trạng thái tồn tại’  và ‘trạng thái phi tồn tại' của sự vật, người đó không thấy được cái an ổn đó là sự tịch diệt của đối tượng. (MMK 5.8).


30. Không nhận thức thông qua những cái khác, tịch tĩnh, không bị bố trí bởi các khái niệm giả lập

Thoát ra khỏi cấu trúc mang tính ngôn ngữ (vikalpa), ở ngoài sự phân biệt, đây là những đặc điểm của chân như. (MMK 18.9).

31. Người ta nói rằng: “có một cái tự ngã”, đối lập với “vô ngã” v.v..đã được giảng thuyết.

Đức Phật cũng dạy không có bất cứ cái gì được gọi là tự ngã, cũng không có cái gì được gọi là vô ngã. (MMK 18.6).

32.“Tánh không” không nên nói đến mà “không tánh không” cũng không.

Cả hai hoặc không cái nào, nhưng nó được nói vậy vì mục đích của sự quy ước(prajñapti). (MMK 22.11).

33. Những người không biết sự khác biệt giữa hai sự thật

Không biết thực tại thậm thâm trong lời dạy của Phật. (MMK 24.9)

34. Không dựa vào (anāśritya) quy ước phổ thông (vyavahāram), yếu nghĩa toàn diện(paramārtha) không thể được công bố (deśyate).

Không đạt đến sự thật tuyệt đối, thì Niết bàn cũng không thể được đạt đến. (MMK 24.10).

35. Làm lắng xuống tất cả các sự thủ đắc (upalambha= thu hoạch), và làm yên lắng tất cả các hình thái tượng trưng (prapañca). Đức Phật không ở một nơi nào diễn thuyết bất kỳ giáo Pháp cho bất cứ ai. (MMK 25-24)

36. Và bởi vì tất cả mọi sự tồn tại đều là Tính Không.

Cho nên, đối với ai và đối với những cái gì mà lại có sự dẫn đến quan điểm về sự hiện hữuthường tồn ở trước v.v…? (MMK 27.29).

37. Con kính đảnh lễ đức Gautama, ngài đã giữ vững sự từ bi toàn vẹn.

Vị mà đã công bố giáo pháp hiện thực để loại trừ tất cả các nhận thức chủ quan và sai lầm. (MMK 27.30).

38.  Đấng Chiến Thắng (jina) dạy tính Không cốt yếu để từ bỏ nhận thức sai lầm,

Những ai có quan điểm sai lầm đối với tánh Không, thì sự giảng dạy đó sẽ không có tác dụng. (MMK 13.8).

39.  Bất cứ cái gì bám vào ngôn ngữ bị từ chối, bởi vì nó bị từ chối bởi kinh nghiệm của Tâm,

Bản chất không sanh và không diệt của các Pháp có thể so sánh được với Niết-bàn. (MMK 18.7).