BẢN THỂ SIÊU VIỆT
Nguyên tác: Transcendence,
trích trong “Thực Phẩm cho Tâm (Food for the Heart)” của Thiền sư Ajahn Chah
Thường Huyễn dịch
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào. Khi năm ẩn sĩsống bên cạnh, không lúc nào Ngài được trọn vẹnthanh thản, an lành, Ngài phải có trách nhiệm khi sống chung. Và bây giờ năm ẩn sĩ từ bỏ Ngài bởi vì họ cảm thấy Ngài tu hành trì trệ có xu hướng trở vềđời sống dục lạc. Trước đây, Ngài nỗ lực tu theo khổ hạnh, hành hạ thân thể, khổ hạnh trong ăn uống, ngủ nghỉ, v.v..., Ngài đã thực hành khổ hạnhép xác hết sức khốc liệt nhưng khi thực tập đến đỉnh điểm, Ngài tự nhận ra lối tu tập khổ hạnh ép xác như thế hoàn toàn không đưa đến mục đích mong mỏi. Pháp tu này chỉ là một quan điểm, một lối thực tập thoát ra ngoài tâm ngạo mạn, tự hào và tham luyến mà thôi. Chính Ngài vướng vào sai lầm không phân biệt rõ các giá trị thế gian và chân lý tối hậu.
Như người đã quyết định quên mình tu khổ hạnh để mong có tiếng khen - loại thực tập này là “tham vọngphàm phu”, thực tập vì mê thích danh tiếng. Thực tập theo lối này còn được gọi là “lầm lẫn nẻo về thế tụcmà cho là chân lý”.
Một cách thực tập khác đó là “lầm lẫn quan điểm của tự thân xem như là chân lý”. Bạn chỉ tin tưởng trong cách thực tập của tự thân. Không bận tâm đến ai nói gì, bạn chỉ khư khư giữ quan điểm riêng của mình. Bạn không cân nhắc cẩn thận việc thực tập. Đây gọi là “lầm lẫn quan điểm của tự thân là chân lý”.
Cho dù bạn xem thế giới này hay bản mình là chân lý, tất cả chỉ là tham chấp mù quáng. Đức Thế Tôn nhận diện ra điều này và biết rõ rằng không “dính mắc vào Pháp” chính là cách thực tập cho mục đích đến là chân lý. Vì vậy việc thực tập lâu nay của Ngài vô hiệu quả, Ngài vẫn chưa đoạn tận phiền não cấu nhiễm.
Ngài quay trở lại và tư duy thật kỹ tất cả các phương pháp tu tập từ trước đến nay có kết quả gì. Các pháp môn ấy mang lại kết quả gì? Quán sát thật sâu, thật kỹ, Ngài thấy rằng chúng không đúng. Chúng chất chứa đầy kiêu mạn, đầy chất phàm trần của thế gian. Không có Pháp, không tìm thấy gì trong cái vô ngã, không, trống rỗng và đến đi tự nhiên. Có thứ đến đi tự nhiên nhưng vẫn có một thứ thường hằng, không đến đi này.
Quán sát kỹ lưỡng trạng huống này, Đức Thế Tôn hiểu rằng, cho dù Ngài có giải thích những điều Ngài nghiệm suy cho nhóm năm vị ẩn sĩ, họ cũng không thể nào hiểu nỗi. Chuyển hoá họ ngay lúc này không phải là điều dễ làm đối với Ngài, bởi vì những vị ẩn sĩ này vẫn cố thủ lối thực tập cũ và nhận thức thế giớixung quanh theo cách nhìn nhận của họ. Đức Thế Tôn biết rằng bạn có thể thực tập như thế cho đến khi nào bạn rời cõi đời, có thể vì đói mà chết và rồi không đạt được mục đích gì cả, bởi vì phương pháp thực tập này được cổ vũ khuyến khích từ những giá trị thế tục, từ tiếng khen.
Suy nghĩ thật kỹ, Ngài nhận ra có một phương pháp thực tập đúng đắn (sammā patipada): Đó là quán sáttâm trong tâm, thân trên thân. Thân không có tham ái hay cấu nhiễm phiền não. Dù cho bạn vứt bỏ thân này đi, bạn cũng không thể đoạn tận cấu nhiễm phiền não. Đó không phải là căn nguyên của chúng. Dù ở đói hay không ngủ cho đến nỗi thân thể chỉ còn là một thây ma, gầy còm, nhăn nheo cũng không làm tiêu mòn cấu uế phiền não được. Pháp tu khổ hạnh thật đã quá ăn sâu mọc rễ trong quan niệm của năm vị ẩn sĩ, họ chỉ một mực tin tưởng rằng phiền não cấu uế có thể bị xua tan theo cách ấy mà thôi.
Đức Thế Tôn bắt đầu dùng ít thức ăn và rồi ăn lại bình thường, thực tập theo phương pháp tự nhiên. Khi năm ẩn sĩ thấy Đức Thế Tôn thay đổi phương pháp tu tập, họ cho rằng Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và trở lại đời sống hưởng thụ vật chất. Sự hiểu biết của Ngài đã đến bậc cao hơn, vượt qua hình tướng bên ngoài, trong khi năm ẩn sĩ cho rằng ý chí tu hành của Ngài đang bị tuột dốc, quay lại đời sống ngũ dục phóng túng. Quan niệm phải tu theo khổ hạnh mới là pháp môn đúng đắn nhất đã ăn sâu trong tâm thức của năm vị ẩn sĩbởi vì Đức Thế Tôn trước đây đã hướng dẫn họ và thực tập giống như thế. Bây giờ Ngài nhận ra khuyết điểm của pháp tu này. Nhờ thấy rõ khuyết điểm, Ngài không tiếp tục thực tập pháp tu sai lầm ấy nữa.
Khi năm ẩn sĩ thấy Đức Thế Tôn làm như thế, họ bỏ Ngài mà đi, cảm thấy Ngài đang thực tập sai pháp và họ không tiếp tục tu học chung với Ngài nữa. Như đàn chim từ bỏ cổ thụ vì cây không còn đủ bóng mát nương nhờ, hay cá rời hồ nước vì nơi ấy quá nhỏ, quá bẩn hay quá lạnh, thế là năm ẩn sĩ từ bỏ Đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn chú tâm suy tư giáo pháp. Ngài ăn uống sống theo lẽ tự nhiên, bình thường. Ngài để tâmthanh thản tự tại, thân thể thong dong. Ngài không quá cố gắng hối thúc thực tập, chỉ giữ vừa đủ khả năng loại bỏ tham, sân và si. Trước đây Ngài đã đi vào hai cực đoan - khi hạnh phúc tình yêu đến, Ngài xốn xang và luyến đắm vào chúng. Ngài đồng nhất mình với chúng và không muốn rời bỏ. Hễ đối diện lạc thú, Ngài dính mắc vào đó không rời, và rồi khi đối diện đau khổ, Ngài cũng lưu luyến mãi không rứt ra được. Hai cực đoan này, Ngài gọi là kamasukhallikanuyogo và attakilamathanuyogo.
Lúc ấy, bị vướng vào ngoại cảnh, Ngài thấy rõ hai lối thực tập này không phải là chánh đạo của một Sa-môn. Tham đắm hạnh phúc, vướng luỵ đau khổ: một Sa-môn không như thế. Tham chấp những thứ này không phải là chánh đạo. Vì tham chấp vào những thứ này, Ngài đã lọt vào vòng quan kiến ngã và thế giới. Nếu như loạng choạng trong hai con đường này, Ngài sẽ không bao giờ trở thành vị toàn tri trên đời, sẽ mãi chạy theo cực đoan này đến cực đoan khác. Nhận ra điều này, Đức Thế Tôn xác lập tâm định, chú tâm vào tâm mình, điều phục chúng.
Tất cả các pháp diễn tiến tự nhiên theo nhân duyên hỗ tương, tự thân chúng không có vấn đề gì với nhaucả. Ví như khi thân bị bệnh, toàn thân cảm giác đau đớn, nhức mỏi, sốt nóng lạnh, v.v.... Những cảm giácnày khởi lên tự nhiên. Thật vậy, con người ta lo âu về thân thể của mình quá nhiều. Họ cứ mãi lo lắng và chấp luyến thân thể bởi quan niệm sai lầm mà không thể thoát ra được.
Hãy nhìn hội trường này. Chúng ta xây hội trường và nói nó là của chúng ta nhưng lũ thằn lằn đến sống ở đây, cả lũ chuột, tắc kè cũng đến sống chung ở đây, chúng ta luôn xua đuổi chúng ra ngoài bởi vì chúng tacho rằng hội trường này thuộc về chúng ta không phải thuộc về lũ thằn lằn, chuột, tắc kè kia.
Cũng giống như bệnh trên thân vậy. Chúng ta nhận thân này là nhà, một thứ sở hữu của chúng ta. Nếu cảm thấy nhức đầu hay đau bụng, chúng ta lo lắng rối tung lên, chúng ta không muốn đau đớn và khổ sở. Chân này là của chúng ta, chúng ta không muốn chân bị đau, tay này là của chúng ta, chúng ta không muốn chuyện gì không hay xảy ra với hai tay. Bằng mọi giá, chúng ta tìm cách chữa trị cơn đau, bệnh hoạn .
Đây là chỗ chúng ta ngốc nghếch và lạc mất đường về chân lý. Chúng ta chỉ là những bộ hành ghé qua thân này. Cũng như hội trường đây, nó không thật sự thuộc về chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản là kẻ thuê mượn tạm thời giống như lũ chuột, thằn lằn, tắc kè kia thôi... nhưng chúng ta không nhận ra điều này. Thân này cũng như thế. Thật ra, Đức Thế Tôn dạy rằng không có cái tôi nào ẩn tàng trong tấm thân này, nhưng chúng ta cứ mãi chấp đắm vào đó, xem nó là của ta, là “ta” và rồi phân biệt khác với “họ”. Khi thân thể biến chuyển, chúng ta không muốn nó thay đổi gì hết. Không cần biết chúng ta tự đánh giá mình hiểu biết ở mức độ nào, song nếu nói thẳng thừng ra chúng ta vẫn quá khờ khạo. “Đây không phải là bạn”, tôi bảo thế nhưng bạn cứ tiếp tục bước đi dù lạc đường xa hơn, tâm bạn càng nhiều hoài nghi và việc thực tập của bạn chỉ là củng cố thêm cho bản ngã.
Thế nên, hầu hết con người ta không thật sự nhận chân bản ngã. Người nhận diện được bản ngã chính là người đã thấy được “đây không phải là tôi, cũng không phải là của tôi”. Vị ấy thấy cái tôi này như nó đang là thế, rất tự nhiên. Nhận biết chính mình còn lệ thuộc lòng tham lam chấp trước thì thật sự chưa phải là nhận chân đúng đắn. Tham chấp can thiệp vào mọi lĩnh vực. Không dễ gì nhận ra được thân này như nó đang là khi tham chấp (upādāna) đang bám chặt lấy thân tâm của chúng sinh.
Vì vậy, chúng ta phải dùng trí tuệ quán sát mọi việc rõ ràng. Đây có nghĩa là quán sát các hành[ii] theo tính tự nhiên chân thật của nó. Hãy vận dụng trí tuệ. Vận dụng trí tuệ để hiểu biết được bản chất tự nhiên như thật của các hành. Nếu không nhận ra được bản chất tự nhiên thật sự của các hành, bạn sẽ xung đột với chúng, luôn luôn kháng cự chúng. Thuận theo các hành hay cố gắng chống đối phản kháng chúng, bên nào tốt hơn. Và rồi chúng ta nài xin chúng thuận theo mong muốn của chúng ta. Chúng ta tìm cách để ổn định chế ngự chúng hay “làm một thoả thuận” với chúng. Nếu thân thể bị bệnh, đau nhức chúng ta không hề muốn nó như thế, nên chúng ta lấy Kinh Bojjhango, Kinh Chuyển Pháp Luân, Kinh Vô Ngã Tướng, v.v... ra tụng. Chúng ta không muốn tấm thân này đau đớn, chúng ta muốn bảo vệ nó, điều khiển nó. Những kinh này trở thành những lễ nghi huyền bí khiến chúng ta rơi vào vòng chấp trước hơn nữa, chính vì tụng kinhvới mục đích chấm dứt cơn đau, để kéo dài đời sống, v.v.... Thật ra, Đức Thế Tôn thuyết những bài pháp này là để giúp chúng ta nhận chân rõ các pháp nhưng chúng ta không hiểu theo cách này, lại cứ mang chúng ra tụng hoài, chúng ta càng bị lừa phỉnh nặng thêm. “Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường” (Rūpam aniccam, vedanā anicca, saññā anicca, saṅkhāra anicca, viññānam aniccam...).[iii]Chúng ta đừng tụng những lời này để tăng thêm si mê. Chúng là những lời nhắc nhở giúp chúng ta nhận diện sự thật trên tấm thân này, để chúng ta có thể bỏ hết lòng tham muốn, sống thuận với lẽ đến đi của tự nhiên.
Đấy được gọi là tụng để đoạn dứt tham vọng phiền não, nhưng chúng ta lại cố ý tụng để gia cố thêm chấp trước, hay nếu chúng ta cảm thấy, chúng quá dài, chúng ta ráng tụng thu gọn lại, bắt tự nhiên thích ứng với sở thích của chúng ta. Thật là si mê lắm thay. Hầu hết mọi người đang ngồi trong hội trường này đều đang bị mắc lừa cả. Người tụng kinh cũng đang bị mắc lừa, người đang lắng nghe cũng bị lừa, tất cả họ đều bị mắc lừa hết. Họ có thể nghĩ rằng “Chúng ta phải làm thế nào để tránh đau khổ?” “Chúng ta sẽ đến nơi nào để tu tập đây?”
Đối với người có trí, khi thân bị bệnh, họ thấy bình thường, không có gì lạ. Sinh ra trong thế giới này tất phải chịu bệnh tật. Đến Đức Thế Tôn và chư vị Thánh Tăng cũng mắc bệnh và cũng dùng thuốc để trị bệnh. Đối với quý ngài, đó là chuyện bình thường, các thành phần vật chất trong thân tự điều chỉnh để thích nghi với thiên nhiên đấy thôi. Họ không chấp trước vào thân một cách mù quáng hay làm những lễ nghi huyền bí nào cả. Họ trị bệnh bằng Chánh kiến, họ không chữa bệnh bằng si mê, không để bị mắc lừa. “Nếu bệnh hết, bệnh sẽ hết, nếu bệnh không lành thì không lành” - Đó là cách họ đối với sự việc.
Họ bảo rằng đạo Phật ngày nay ở Thái Lan phát triển phồn vinh, nhưng đối với tôi dường như nó đang lịm dần đến mức có thể. Tại các giảng đường thuyết pháp, vô số đôi tai chăm chú lắng nghe, nhưng họ lại chăm chú một cách sai lạc. Ngay cả nhiều vị thâm niên hạ lạp trong Tăng chúng cũng như thế, vì vậy mọi người dẫn dắt nhau đi trong u u minh minh.
Những vị nhận thức được điều này biết rằng, thực tập đúng đắn hoàn toàn trái ngược với hầu hết mọi người đang thực tập, hai bên có thể không hiểu gì nhau mấy. Làm thế nào những người ấy vượt qua được khổ đau? Họ có nhiều bài kinh để nhận chân sự thật, chân lý nhưng họ lại xoay vòng và vận dụng chúng gia cố thêm si mê. Họ quay lưng với chánh đạo. Người đi hướng đông, kẻ đi hướng tây, làm sao họ gặp nhauđược? Đến gần nhau cũng không thể được huống hồ gặp nhau.
Nếu quán sát kỹ điều này, bạn sẽ thấy đây là điều đáng quan tâm, nhưng mọi người đều đã quên mất. Làm thế nào bạn nói cho họ biết? Mọi thứ trở thành nghi lễ cúng bái và những buổi lễ cầu nguyện thần bí thiêng liêng. Họ tụng kinh nhưng tụng trong mê muội, không phải tụng với trí tuệ. Họ nghiên cứu, nhưng nghiên cứu trong mê muội chứ không phải với trí tuệ. Họ biết nhưng cái biết hết sức ngốc nghếch không phải của trí tuệ. Vì vậy, họ đi mãi trong đường mê muội, sống trong mê muội, biết trong mê muội. Họ đang như thế. Và việc dạy bảo hướng dẫn... tất cả họ trong thời buổi này là hướng dẫn con người ta trở nên khờ dại. Họ bảo họ đang hướng dẫn mọi người thông minh hơn, đem kiến thức đến cho họ, nhưng khi quan sát trên bình diện nhận thức chân lý, bạn sẽ thấy rằng, thật sự họ đang hướng dẫn mọi người đi lạc, chấp trước vào những mê lầm.
Nền tảng căn bản trong việc hướng dẫn dạy dỗ là để giúp họ thấy được cái tôi (atta), cái bản ngã này là trống rỗng, luôn thay đổi. Bản chất trống rỗng bên trong. Nhưng người ta đến học Pháp để tăng thêm ngã kiến của họ, thế nên họ không muốn chạm trán đau khổ hay khó khăn. Họ muốn việc gì cũng dễ dàng thoải mái. Họ rất muốn thoát khỏi đau khổ nhưng nếu vẫn có một cái ngã làm thế nào họ có thể thực hiện được điều đó?
Hãy suy ngẫm... Giả sử chúng ta có được một thứ đồ đắc giá. Ngay khi thứ đồ ấy thuộc sở hữu của mình, tâm chúng ta liền thay đổi... “Bây giờ ta cất nó ở đâu đây? Nếu ta rời nó, ai đó có thể trộm mất...” Chúng ta lo lắng, cố tìm chỗ an toàn để giấu nó. Tâm biến đổi khi nào vậy? Nó thay đổi ngay khi chúng ta có được món đồ ấy - đồng thời khổ cũng có mặt ngay lúc đó. Chỗ nào không quan trọng gì hết, cứ bỏ món đồ đó xuống, chúng ta có thể thoải mái ngay, thoát ra rắc rối, khổ sở ngay. Dù lúc ngồi, đi, hay nằm chúng ta không còn lo lắng gì nữa.
Đây là khổ. Thế khi nào khổ xuất hiện? Khổ xuất hiện ngay lúc nghĩ rằng chúng ta đã sở hữu món đồ, khổ nằm ngay nơi đó. Trước khi có món đồ, chúng ta không có khổ. Khổ chưa khởi lên bởi vì không có đối tượng để chấp trước dính mắc vào.
Atta, tức bản ngã cũng thế. Nếu chúng ta nghĩ đến hai chữ “của tôi”, tức thì mọi thứ xung quanh đều trở nên “sở hữu của ta” cả. Tiếp theo sau là sự hỗn loạn. Tại sao thế? Nguyên nhân của tất cả rắc rối, chính là có một cái ta, chúng ta không dứt khoát tách ra để thấy có một bản thể siêu việt đang tồn tại. Bạn thấy, cái tôi chỉ là phần bề ngoài. Bạn phải bóc lớp bề ngoài ấy ra để thấy trọng tâm của vấn đề, đó là sự Siêu việt. Vượt lên trên ngoại tướng để khám phá Chân thể Siêu việt.
Bạn có thể so sánh nó với gạo chưa giã. Gạo chưa xay có thể ăn được không? Dĩ nhiên có thể ăn được, nhưng bạn phải xay trước đã. Bỏ đi lớp trấu và bạn sẽ có hạt gạo bên trong.
Nếu không xay bỏ lớp vỏ trấu, chúng ta sẽ không thấy được hạt gạo. Giống một con chó đang ngủ trên đống thóc chưa xay vậy. Bụng của nó kêu ùng ục, nhưng không cách nào khác là nằm yên đó, nghĩ miên man rằng “ta có thể tìm thức ăn ở đâu đây?” Khi nó quá đói, nó bới đống gạo và chạy tìm những mẩu thức ăn vụn vặt. Mặc dù nó đang ngủ ngay trên đống thức ăn nhưng nó chẳng biết gì hết. Tại sao? Vì nó không thấy gạo. Lũ chó không thể ăn gạo chưa xay. Thức ăn đang ở đó nhưng chó không thể ăn nó.
Chúng ta có thể rút ra bài học rằng nếu chúng ta không thực tập thường xuyên, chúng ta vẫn không thực sự biết được, chỉ như con chó đang ngủ trên đống gạo đấy thôi. Đang ngủ trên đống thức ăn nhưng nó không biết gì. Khi đến lúc quá đói, nó nhảy xuống và chạy xung quanh khắp nơi tìm thức ăn. Thật xấu hổphải không?
Việc này cũng giống như vậy. Có gạo đấy nhưng cái gì còn đang lấp giấu nó? Lớp vỏ trấu giấu nó cho nên con chó không thể ăn gạo được. Chân tướng Siêu diệu ở đấy. Cái gì đang giấu nó? Lớp vỏ bề ngoài che đậy làm mọi người chỉ “ngồi trên đống lúa không thể ăn nó”, không thể thực tập, không thể thấy bản thể Siêu việt. Và vì vậy họ cứ mãi chấp trước lớp vỏ biểu hiện bề ngoài. Nếu bạn mắc kẹt vào lớp vỏ ấy, khổ có mặt trong tạng thức rồi, bạn sẽ bị đoanh vây bởi hữu, sanh, già, bệnh, chết mà thôi.
Đâu có cái gì cột trói trở ngại con người ta, thế mà tất cả họ lại đang bị kẹt cứng, đứng một chỗ ngay đây. Người ta nghiên cứu giáo pháp mà không thể nhập được vào chỗ cốt lõi, ý nghĩa thật sự, cũng giống như con chó nằm trên đống lúa chưa xay không biết gì về tinh gạo bên trong. Cậu ta có thể đói lã vẫn không tìm ra thứ gì để ăn. Một con chó không thể ăn lúa chưa xay, nó không biết đó là thức ăn. Thật lâu sau không có thức ăn, nó có thể chết trên đống lúa ấy! Con người ta cũng thế thôi. Nghiên cứu giáo pháp của Đức Thế Tôn bao nhiêu năm đi nữa cũng không có ích lợi gì vì chúng ta vẫn không hiểu thông, không thực tập giáo pháp. Nếu không thấy được, chúng ta không bao giờ biết.
Đừng suy nghĩ rằng do học hỏi nhiều và biết nhiều, bạn sẽ nhận chân ra Phật pháp. Cũng như nói bạn nhận diện được mọi thứ, cái thấy ấy là do bởi vì bạn có mắt, có tai. Bạn có thể thấy nhưng sẽ không thấy một cách hoàn hảo. Bạn chỉ thấy bằng “con mắt bên ngoài”, không thấy bằng “con mắt bên trong”, bạn chỉ nghe với “tai bên ngoài” không phải với “tai bên trong”.
Nếu lật lớp vỏ ngoài lên làm hiển lộ bản thể Siêu việt bên trong bạn sẽ tiếp xúc với chân lý và nhận chân rõ ràng. Bạn sẽ gạt qua phần thô tướng và nhổ bật rễ tâm tham chấp.
Điều này cũng giống vài loại quả ngọt: Biết đó là quả ngọt, do vì trước đó chúng ta đã từng ăn nên biết vị của nó ra sao. Loại quả ấy mặc dù không có ai nếm thử, vị ngọt cũng vẫn như thế. Nhưng không ai hiểu quy luật này. Pháp của Đức Thế Tôn y như vậy. Mặc dù, đó là chân lý, những với những người chưa thật sự nhận biết vẫn thấy chân lý không có thật. Nó hoàn mỹ, tuyệt vời cỡ nào chăng nữa vẫn không có nghĩa lý gì đối với kẻ chưa nhận chân được.
Vì thế, tại sao con người ta cứ mãi nhớ nghĩ đến cái khổ đã xảy ra trong quá khứ? Có ai trên thế giới này muốn chính họ chịu khổ đâu? Dĩ nhiên là không có ai cả. Không ai muốn đau khổ, nhưng người ta vẫn mãi tạo ra nhân khổ, cứ như họ đang lang thang vòng quanh quan sát đau khổ. Trong tâm họ đang tìm kiếmhạnh phúc, họ không muốn đau khổ. Vậy tại sao trong tâm chúng ta lại tạo ra quá nhiều khổ đau? Hãy nhìn điều này cũng đủ thấy. Chúng ta không thích khổ đau nhưng tại sao lại tự tạo khổ đau cho chính mình? Thật dễ thấy... Có thể chính vì chúng ta không nhận diện được khổ, không biết chấm dứt khổ. Đó là nguyên nhântại sao con người ta ứng xử như cách họ đang làm. Làm thế nào họ có thể không bị khổ khi cứ tiếp tục ứng xử theo lối này?
Những người này đang mang tà kiến (micchādiṭṭhi)[iv] nhưng họ không hề biết đó là tà kiến. Bất cứ chúng tanói gì, tin tưởng hay làm việc gì mang đến hậu quả khổ đau đều xuất phát từ quan điểm sai lầm cả. Nếu không phải tà kiến, sẽ không mang lại hậu quả khổ não. Chúng ta không thể chấp trước vào đau khổ cũng không chấp trước vào hạnh phúc hay bất cứ trạng huống nào hết. Chúng ta hãy để mọi thứ vận hành tự nhiên giống như giòng nước chảy vậy. Chúng ta không phải ngăn đập đắp đê, chỉ để nó chảy tự nhiên như thế. Dòng sông giáo pháp cũng vậy, nhưng dòng chảy tâm vô minh cứ mãi đắp con đê tà kiến cố ngăn chặn dòng sông giáo pháp. Nó mang tà kiến du hí nơi nào, khổ đau liền phát sinh nơi đó, chính bởi tà kiến này nhưng con người ta không nhận ra. Hãy quán sát nội tâm. Nơi nào có tà kiến, chúng ta cảm thấy khổ đau ngay. Nếu không cảm nghiệm được trong thời khắc hiện tại, chúng ta chắc chắn sẽ thấy nó hiện ra sau đó thôi.
Người ta bị lạc lối bắt đầu từ chỗ này. Cái gì làm chướng ngại họ? Cái diện mạo bên ngoài làm chướng ngại che đậy bản thể Siêu việt, ngăn không cho họ nhận diện các pháp một cách rõ ràng. Người ta nghiên cứu, học hỏi, thực tập nhưng họ thực tập trong vô minh, giống như một người mất khả năng định hướng. Anh ta đi về hướng tây nhưng nghĩ mình đang đi về hướng đông, hay khi đi về hướng bắc lại nghĩ mình đang đi về hướng nam. Đấy là khoảng cách họ lạc bước xa như thế. Lối thực tập này thật sự chỉ là thứ bỏ đi, sự thật nó là một tai hoạ. Tai hoạ là do vì họ xoay quanh và đi mãi trong hướng ngược lại, làm họ càng lúc càng xa mục tiêu của việc thực tập chân giáo pháp.
Việc này dẫn đến khổ đau nhưng người ta nghĩ rằng làm vậy, tưởng nghĩ như vậy, học hỏi như vậy... như vậy... sẽ đưa đến chấm dứt khổ đau. Giống như một người muốn quá nhiều thứ. Anh ta cố gắng hết khả năng của mình để tom góp thật nhiều, nghĩ rằng anh như thế, nỗi khổ trong anh sẽ vơi dần đi. Người ta vẫn thường nghĩ như thế nhưng lối suy nghĩ của họ lầm lạc xa dần chánh đạo, chỉ như một người đi hướng bắc, một người khác đi hướng nam nhưng họ tin chắc họ đang đi về một hướng.
Hầu hết mọi người vẫn còn dính mắc với mớ đau khổ, vẫn rong ruổi trong vòng luân hồi (saṃsāra), chỉ vì họ suy nghĩ giống như thế. Nếu bệnh hoạn, đau đớn khởi lên, tất cả họ có thể đều khởi lên ý nghĩ là làm thế nào để không còn chịu bệnh hoạn đau đớn. Họ muốn nó hết bệnh càng nhanh càng hay, bằng mọi giá họ cố tìm cách chữa trị. Họ không suy tư rằng đấy thật bình thường trong dòng vận hành củahành (saṅkhāra). Không ai nhận ra điều này. Thân thể thay đổi, song mọi người không thể chịu đựng được, họ không thể chấp nhận. Bằng mọi giá, họ phải tìm cách chữa trị mong chấm dứt khổ ấy. Tuy nhiên, cuối cùng họ không thể chiến thắng, họ không thể đấu lại sự thật. Tất cả đổ vỡ. Đấy là điều con người ta không muốn đối mặt, họ tiếp tục gia cố cho quan kiến sai lầm của họ.
Tập nhận diện các Pháp là phương pháp tuyệt diệu nhất. Tại sao Đức Thế Tôn tu tập viên mãn các Ba-la-mật?[v] Nhờ công đức tu tập viên dung, Ngài kinh nghiệm phương pháp nhận diện này và hướng dẫn người khác có thể thấy Pháp, nhận diện Pháp, thực tập Pháp và thể nhập giáo pháp, giúp họ biết buông xả, đặt gánh nặng xuống.
“Đừng tham chấp vào việc gì, vật gì cả”. Hay nói cách khác: “Nắm, nhưng không nắm chặt”. Đấy cũng đúng. Nếu thấy vật gì, chúng ta hãy nhặt nó lên... “Ồ, nó đây”... rồi hãy đặt nó xuống. Chúng ta thấy thứ khác, nhặt nó lên... cầm nó nhưng không giữ chặt. Cầm nắm nó trong khoảng thời gian vừa đủ để quán chiếu nó, để biết nó, rồi buông xả ngay. Nếu cứ giữ nó mãi, không chịu buông xả, cưu mang không chịu đặt gánh nặng xuống, bạn sẽ rất nặng nề. Nếu nhặt một món đồ lên và mang chúng đi trong chốc lát rồi khi cảm thấy nặng, bạn đặt nó xuống, quăng bỏ nó đi. Đừng làm khổ chính mình.
Chúng ta biết, đấy là nguyên nhân của khổ. Nếu chúng ta biết nguyên nhân của khổ rồi, khổ không thể khởi lên nữa. Đối với hạnh phúc hay đau khổ khởi lên, chắc chắn là do bởi có cái tôi (atta). Chắc chắn có cái tôi và cái của tôi, nên có sự thể hiện ngoại vi. Nếu khi tất cả những thứ này khởi lên, hãy dùng trí tuệdẫn tâm tiến thẳng đến Bản thể Siêu việt, bỏ qua những lớp vỏ bọc bên ngoài. Tâm loại trừ chấp trước các cảm thọ thích hay không thích, dễ chịu hay khó chịu. Cũng như một món đồ tốt bị mất, khi tìm thấy được mọi lo lắng trong ta tan biến.
Dù rằng trước đây có đối tượng khởi lên khiến ta lo lắng sầu muộn, thì giờ đây đều được giảm thiểu. Ban đầu vì suy nghĩ rằng món đồ ấy bị mất nên chúng ta buồn, nhưng một ngày chúng ta bỗng nhớ lại, “Ồ, đúng rồi, ta đã để nó ở chỗ đó, bây giờ ta nhớ rồi!” Ngay khi nhớ ra điều này, hay khi trực nhận sự thật, dù rằng chưa thấy ngay món đồ ấy, chúng ta cũng cảm thấy khỏe nhẹ, sung sướng. Đây gọi là “nội quán”, nhìn thấy bằng con mắt tâm, không phải dùng mắt thịt để thấy. Nếu nhìn bằng con mắt tâm thì dù không nhìn trực tiếp đối tượng, chúng ta cũng đã thanh thản, bình an.
Cũng thế, khi chúng ta thực tập giáo pháp và hiểu thông, nhận chân giáo pháp, bất cứ khi nào đương đầu với khó khăn, chúng ta đều dễ dàng hoá giải khó khăn ngay tức thì. Khó khăn tan biến hoàn toàn, gánh nặng được đặt xuống, thong dong.
Đức Thế Tôn muốn chúng ta tiếp xúc với giáo pháp, nhưng con người ta chỉ tiếp xúc bằng lời, qua kinh điển, sách vở mà thôi. Đấy cũng là tiếp xúc Pháp nhưng không phải tiếp xúc với giáo pháp thật sự như lời dạy của Đức Đạo sư. Làm sao người ta có thể nói họ đang thực tập rất tốt, rất đúng pháp? Họ đang còn xa mục tiêu lắm.
Đức Thế Tôn được xưng tán là bậc Toàn tri (lokavidū), thấu suốt thế giới này. Ngay đây, chúng ta cũng thấy thế giới, nhưng không rõ ràng. Chúng ta càng biết, thế giới càng trở nên ảm đạm hơn, bởi vì kiến thứccủa chúng ta ảm đạm tối tăm như thế, không phải là kiến thức tinh khiết. Đó là khiếm khuyết, cũng còn gọi là “biết trong ánh sáng nhá nhem”, thiếu ánh sáng thiếu hào quang.
Mọi người bị dính mắc ở đây, đó không phải là vấn đề tầm thường. Điều này rất quan trọng. Hầu hết mọi người muốn điều tốt lành và hạnh phúc nhưng họ không biết gì nguyên nhân tạo nên điều tốt lành và hạnh phúc. Nếu chúng ta chưa thấy cái hại của suy nghĩ hay việc làm, và chưa thể từ bỏ nó, hậu quả sẽ không thể nào lường được. Vì chưa thật sự nhận ra kết quả họa hại, xấu tệ ra sao, nên chúng ta chưa thể loại bỏnó. Một khi nhận ra sự họa hại của việc gì, thoát ra ngoài nỗi nghi ngờ đắn đo, chúng ta có thể buông xả nó ngay. Ngay khi thấy những mặt hại, và ích lợi nếu từ bỏ được nó, ta liền thay đổi.
Tại sao chúng ta vẫn chưa thành tựu được gì, vẫn không thể từ bỏ? Chính vì chúng ta vẫn không thấy sự tai hại một cách rõ ràng, tri thức của chúng ta còn khiếm khuyết. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể buông xả. Nếu chúng ta nhận chân rõ ràng giống như Đức Thế Tôn hay các vị Thánh đệ tử, chắc chắnchúng ta sẽ buông xả, mọi khúc mắc của chúng ta sẽ hoá giải hết, không còn khó khăn nào nữa.
Khi tai nghe âm thanh, cứ để tai làm tròn chức năng của nó. Khi mắt bạn thấy hình sắc, cứ để chúng tự nhiên làm chức năng của nó. Khi mũi bạn ngửi mùi, cứ để nó tự nhiên làm việc. Khi thân thể của bạn cảm giác, hãy để nó tự nhiên cảm nhận, thế thì rắc rối từ đâu phát sinh? Không có chút rắc rối nào cả.
Cũng như thế, tất cả mọi thứ đều thuộc phạm vi bên ngoài, cứ để chúng ở bên ngoài và thừa nhận có một Bản thể Siêu việt bên trong. Đơn giản là “người biết rõ”, biết không có chấp trước, biết và xả bỏ để mọi thứ vận hành theo cách của chúng. Vạn pháp như thị.
Tất cả những phụ tùng của chúng ta, có ai sở hữu riêng chúng không? Có phải cha của chúng ta sở hữuchúng, hay mẹ, hay bà con của chúng ta? Không ai thật sự có gì hết. Đó là nguyên nhân tại sao Đức Thế Tôn bảo hãy để vạn pháp vận hành tự nhiên theo quy luật của chúng. Nhận diện chúng rõ ràng. Biết do có trụ lại nhưng không cố chấp. Sử dụng mọi thứ theo cách này, đó là cách mang lại lợi ích, không bị họa hạido cố nắm giữ quá chặt đến nỗi đau khổ khởi lên.
Để hiểu biết Pháp, bạn phải hiểu biết theo cách này. Đó là biết theo cách vượt lên trên đau khổ. Loại tri thứcnày rất quan trọng. Biết tạo ra một sản phẩm, sử dụng sản phẩm, biết hết thảy các ngành khoa học đa dạng trên thế giới, v.v... tất cả đều có vị trí của nó nhưng đó không phải là trí tuệ tối thượng. Phải thông hiểu giáo pháp như tôi đã trình bày và phân tích. Bạn không cần phải biết nhiều, chỉ biết chừng này đã quá đủ đối với một người thực tập giáo pháp rồi - nhận diện và buông xả để chúng đi.
Không như thế bạn sẽ chết trước khi chiến thắng đau khổ, bạn rõ điều này chứ. Bạn chiến thắng, vượt quađau khổ trong cuộc sống bởi vì bạn biết làm thế nào để hoá giải khổ đau, hóa giải những chuyện phức tạp. Bạn biết cái vỏ bề ngoài, biết rõ Bản thể Siêu việt. Hãy thực tập điều ấy ngay trong đời sống này, khi bạn đang thực tập ở đây. Bạn sẽ không tìm thấy bất cứ ở đâu cả. Đừng chấp trước vào đối tượng. Quán sátnhưng không chấp giữ.
Có thể bạn tự hỏi, “Tại sao Sư cứ nói mãi điều này?” Làm thế nào tôi có thể dạy chuyện gì khác hơn, làm thế nào tôi có thể nói điều gì nữa đây khi chân lý sự thật như tôi đã nói đó? Ngay cả chân lý cũng không được chấp trước! Nếu bạn chấp trước nó theo cách mù quáng, cũng là sai lầm. Giống như con chó... cố gắng chộp lấy chân của nó. Nếu chúng ta không buông xả, con chó sẽ quây xung quanh và cắn bạn. Hãy buông xả hết. Tất cả động vật đều xử sự như thế. Nếu bạn không buông xả, không còn chọn lựa nào khác ngoài chuyện bị nó cắn thôi. Cái vỏ bên ngoài cũng như thế. Chúng ta sống trong đời tuỳ theo những quy ước thường tình, chúng ở đây cung cấp tiện nghi hàng ngày cho chúng ta nhưng chúng không phải là những thứ để phải dính mắc, quá chấp trước chúng sẽ gây đau khổ. Cứ để mọi thứ trôi qua.
Bất cứ lúc nào ta cảm thấy rằng chúng ta chắc chắn đúng, nên mình mạnh dạn khước từ mổ xẻ vấn đến hay gặp gỡ ai đó, ngay nơi đó, chúng ta đã sai. Đó là quan kiến sai lầm. Khi đau khổ rắc rối xuất hiện, nó xuất hiện từ đâu? Nguyên nhân từ tà kiến đó, quả của tà kiến chính là khổ vậy. Nếu là chánh kiến sẽ không khiến khổ xuất hiện.
Do đó, tôi nói, “Cho phép có một khoảng không gian nhưng chỉ để quán chiếu sự vật hiện tượng, đừng chấp trước vào đối tượng nào hết”. “Đúng” chỉ là một giả định khác, hãy để nó ra đi. “Sai” là một chuyện hiển nhiên khác, cũng hãy để nó ra đi. Nếu bạn cảm thấy mình đúng và người khác tán thán sự việc đã diễn ra, đừng luận bàn gì hết, chỉ vô tư buông xả, để cho nó đi. Ngay lúc bạn nhận diện, hãy buông xả. Đấy là cách thực tập thẳng tắt.
Nhưng trên thực tiễn, thường không phải vậy. Con người ta thường không nhượng bộ lẫn nhau. Đó là lý dotại sao nhiều người, ngay cả một số hành giả vẫn không hiểu biết gì chính họ, có thể nói hết sức khờ dại nhưng họ cho rằng họ rất trí tuệ. Họ có thể nói nhiều chuyện rất ngớ ngẩn mà người khác không thể nào lắng nghe nổi, nhưng họ nghĩ họ đang thông minh hơn kẻ khác. Nhiều người khác không thể nghe nổi nhưng họ vẫn cho họ rất tài tình, họ hoàn toàn đúng đắn. Họ thật biết quảng cáo ngu xuẩn của chính mình.
Đó là nguyên nhân tại sao người trí bảo, “Bất cứ lời nói nào không liên quan với vô thường không phải là lời nói của người có trí, đó lời nói của kẻ ngốc. Lời nói của một người không hiểu biết sẽ khiến rắc rối, sầu muộn khởi lên ngay đó”.
Giả như bạn quyết định đi Bangkok ngày mai và ai đó hỏi, “Ngày mai các anh đi Bangkok à?”
“Tôi hy vọng sẽ đến Bangkok. Nếu không có trở ngại gì tôi có thể thực hiện chuyến đi”. Đây gọi là nói với Pháp trong tâm, nói với vô thường trong tâm, có tư duy về chân lý, hiểu rõ đôi khi có sự cố thay đổi bất ngờ, hiểu rõ thế giới tự nhiên không có gì chắc chắn.
Bạn không nên nói, “Vâng, chắc chắn mai tôi đi”. Nếu có thay đổi, bạn không đi, bạn sẽ làm gì, sẽ gởi tin đến mọi người - những người tin chắc bạn đang trên đường sao? Bạn đã nói một điều mà không ý nghĩa gì cả.
Còn nhiều chuyện hơn thế, thực tập giáo pháp sẽ trở nên càng lúc càng thông minh, sáng suốt hơn. Nhưng nếu không biết nhận ra điều đó, có thể bạn nghĩ rằng mình đang nói đúng, ngay cả lúc đang nói sai và lạc dẫn bản chất thật, tự nhiên của sự vật sự việc trong từng lời nói. Thế nhưng bạn vẫn nghĩ mình đang nói sự thật đấy. Hãy đặt nó trong hoàn cảnh đơn giản: mọi thứ chúng ta nói hay làm có thể dẫn đến khổ đau khởi lên, nên biết đó là micchādiṭṭhi. Đó là vô minh và thiếu trí.
Phần lớn các hành giả không quán chiếu trong cách này. Bất cứ gì họ thích, họ nghĩ là đúng, họ chỉ giữ lập trường tin tưởng chính mình. Ví dụ, họ có thể nhận một vài món quà hay tên gọi, là một thứ, danh vị hay ngay cả lời tán tụng và họ nghĩ đó là tốt. Họ xem đó là điều vĩnh hằng. Họ được thổi phồng lên với tự hào kiêu mạn, họ không suy ngẫm, “Ta là ai? Cái gọi là “tốt lành” này ở đâu? Nó từ đâu đến? Người khác có giống như vậy không?”
Đức Thế Tôn dạy rằng chúng ta nên sống thật bình thường với chính mình. Nếu chúng ta không đào sâuvào, không nghiền ngẫm và không chịu quán sát điểm này, tức đồng nghĩa: lời Phật dạy vẫn chìm nghỉm trong ta. Những nhân duyên cơ may tu tập vẫn khỏa lấp trong tim ta, chúng ta vẫn bị chôn vùi trong tài sản, địa vị, danh vọng. Vì thế chúng ta trở thành ai khác. Chúng ta cứ nghĩ mình tốt đẹp hơn trước đây, chúng là cái gì đó đặc biệt hơn và rồi đủ mọi thứ rắc rối phát sinh.
Thực ra, đúng với chân lý chúng sanh không là gì cả. Chúng ta có thể hoá thân trong hình thức nào chỉ là sự biểu hiện trong cảnh giới ấy mà thôi. Nếu không quan tâm vẻ bề ngoài và thấy được Bản thể Siêu việtbên trong, chúng ta thấy rằng không có gì ở đấy cả. Chỉ bình thường là những đặc tính của vũ trụ tự nhiên - thoạt đầu được sinh ra, giai đoạn giữa biến chuyển và cuối cùng là biến diệt. Tất cả chỉ có thế. Nếu thấy rằng tất các các pháp giống như thế, đời sống chúng ta không có trở ngại phiền não nào khởi sinh hết. Nếu hiểu điều này, chúng ta sẽ luôn hài lòng và bình an.
Hễ gặp khó khăn, chúng ta liền có cách suy nghĩ giống như năm đệ tử ẩn sĩ của Đức Thế Tôn ngay thôi. Họ hành theo hướng dẫn của vị thầy nhưng khi vị thầy thay đổi phương pháp thực tập họ không thể nào hiểu vị thầy đang nghĩ gì hay đã nhận ra điều gì. Họ quả quyết rằng Đức Thế Tôn đã từ bỏ lối thực tập cũ, trở lại đời sống hưởng thụ. Nếu chúng ta ở vào vị trí đó, có thể chúng ta cũng nghĩ giống như vậy và không có cách gì để chỉnh sửa lại quan kiến lâu nay của mình. Cố chấp mãi vào phương thức cũ, suy nghĩ theo cách thấp thỏi, nhưng cho rằng nó cao cả hơn, khi thấy Đức Phật thay đổi pháp tu như thế, chúng ta cũng sẽ nghĩ là Ngài đã từ bỏ thực tập khổ hạnh trở lại đời sống hưởng thụ dục lạc. Suy nghĩ của chúng ta không khác nào cách suy nghĩ của năm vị ẩn sĩ cả. Hãy suy ngẫm xem, đã bao nhiêu năm thực tập khổ hạnh rồi, họ vẫn còn lầm đường lạc lối, vẫn chưa nhận được chút thành quả khả quan nào.
Cho nên, tôi nói thực tập và quán sát kết quả thực tập của chính bạn. Một điều chắc chắn, nơi nào bạn từ chối thực tập, nơi đó có sự va chạm xích mích. Nơi không có va chạm xích mích, sẽ không có rắc rối gì hết, mọi thứ trôi chảy. Nếu có va chạm xích mích, mọi thứ không êm đềm thanh thản, bạn đã thiết lập ngã và thế giới xung quanh trở nên cứng ngắc giống như một đống chấp trước rối ren vậy. Nơi ấy không thiết lập được mối quan hệ cho và nhận.
Tất cả chư Tăng và những vị đang tu tập phải chú tâm như thế. Lúc trước giờ họ suy nghĩ như thế nào, bây giờ họ vẫn cứ tiếp tục dòng suy nghĩ ấy. Họ chối từ thay đổi, họ không chịu quán chiếu. Họ cho rằng họ đúng, họ không có sai, nhưng thật sự “cái sai” đang chìm lẫn trong “cái đúng”, dù phần lớn con người ta không nhận ra điều đó. Nó ra làm sao? Diṭṭhi māna... Ditthi là quan điểm, māna là dính mắc, chấp trước vào những quan điểm. Nếu chúng ta dính mắc chấp trước ngay cả những gì cho là đúng, phủ nhận quan điểmcủa người khác, đó là sai. Chấp trước quá vào cái đúng là cái ngã phát sinh, chưa buông xả gì cả.
Đây là điểm khiến mọi người thường gặp rất nhiều khó khăn ngoại trừ những hành giả đang thực tập Pháp, những vị nhận diện được vấn đề này, đây là điểm thật sự rất quan trọng. Họ thực tập nhưng chưa nhận diện được. Đôi khi tiến trình lần lữa, kéo lê, có thể kéo dài một hay hai ngày, ba hay bốn tháng, một hay hai năm. Đấy là trường hợp của những vị ít nhạy bén, chậm chạp. Đối với một số vị lanh lợi, sắc bén, thì có thể nhận diện tức thì... và họ buông xả ngay. Tham chấp khởi lên và ngay tức khắc biến mất, họ điều tâm buông xả lập tức ngay nơi ấy.
Bạn phải nhận diện cho được hai phần này đang hoạt động. Tham chấp đang có mặt. Ai là người đã diệt sạch tham chấp? Bất kỳ lúc nào cảm nhận tâm đang bị áp lực dồn ép, bạn nên quán sát hai phần này đang hoạt động đấy. Có tham chấp và có người đã ngăn được tham chấp. Hãy quán sáthai tình huống này. Có thể bạn sẽ bị trạng huốngtham chấp thống trị trong khoảng thời gian dài trước khi có thể buông xả nó.
Thường xuyên thực tập quán chiếu như thế này, tham chấp giảm đi dần dần. Chánh kiến tăng trưởng, tà kiến tàn lụi. Tham chấp suy vi, không tham chấp khởi lên. Đây là phương pháp thực tập dành cho tất cả mọi người. Và đây cũng chính là lý do tại sao tôi nói cần phải tư duy điểm này. Hãy học cách giải quyết khó khăn ngay trong giây phút hiện tại.
Nguyên tác: Transcendence, trích trong “Thực Phẩm cho Tâm (Food for the Heart)”
của Thiền sư Ajahn Chah.
[i] Pañcavaggiya, hay “nhóm năm ẩn sĩ” những vị từng theo Đức Phật (Bồ-tát Tất-đạt-đa) khi Ngài đang tu tập khổ hạnh và họ rời bỏ Ngài khi Ngài tu theo con đường Trung đạo, sau đó không bao lâu Bồ-tát chứng quả Chánh đẳng Chánh giác.
[ii] Saṅkhāra: Các pháp có điều kiện hay cũng gọi là pháp hữu vi. Phật giáo Thái Lan sử dụng thuật ngữ này đặc biệt chỉ cho thân, mặc dù saṅkhāra là chỉ cho lĩnh vực tinh thần.
[iii] Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường.
[iv] Micchādiṭṭhi: Tà kiến.
[v] Mười Ba-la-mật (pāramitā): Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Chân thật, Quyết định, Từ và Xả.
BẢN ANH NGỮ:Transcendence
When the group of five ascetics [62] abandoned the Buddha, he saw it as a stroke of luck, because he would be able to continue his practice unhindered. With the five ascetics living with him, things weren't so peaceful, he had responsibilities. And now the five ascetics had abandoned him because they felt that he had slackened his practice and reverted to indulgence. Previously he had been intent on his ascetic practices and self-mortification. In regards to eating, sleeping and so on, he had tormented himself severely, but it came to a point where, looking into it honestly, he saw that such practices just weren't working. It was simply a matter of views, practicing out of pride and clinging. He had mistaken worldly values and mistaken himself for the truth. For example if one decides to throw oneself into ascetic practices with the intention of gaining praise — this kind of practice is all "world-inspired," practicing for adulation and fame. Practicing with this kind of intention is called "mistaking worldly ways for truth." Another way to practice is "to mistake one's own views for truth." You only believe yourself, in your own practice. No matter what others say you stick to your own preferences. You don't carefully consider the practice. this is called "mistaking oneself for truth." Whether you take the world or take yourself to be truth, it's all simply blind attachment. The Buddha saw this, and saw that there was no "adhering to the Dhamma," practicing for the truth. So his practice had been fruitless, he still hadn't given up defilements. Then he turned around and reconsidered all the work he had put into practice right from the beginning in terms of results. What were the results of all that practice? Looking deeply into it he saw that it just wasn't right. It was full of conceit, and full of the world. There was no dhamma, no insight into anatta (not self) no emptiness or letting go. There may have been letting go of a kind, but it was the kind that still hadn't let go. Looking carefully at the situation, the Buddha saw that even if he were to explain these things to the five ascetics they wouldn't be able to understand. It wasn't something he could easily convey to them, because those ascetics were still firmly entrenched in the old way of practice and seeing things. The Buddha saw that you could practice like that until your dying day, maybe even starve to death, and achieve nothing, because such practice is inspired by worldly values and by pride. Considering deeply, he saw the right practice, samma patipada: the mind is the mind, the body is the body. The body isn't desire or defilement. Even if you were to destroy the body you wouldn't destroy defilements. That's not their source. Even fasting and going without sleep until the body was a shrivelled-up wraith wouldn't exhaust the defilements. But the belief that defilements could be dispelled in that way, the teaching of self-mortification, was deeply ingrained into the five ascetics. The Buddha then began to take more food, eating as normal, practicing in a more natural way. When the five ascetics saw the change in the Buddha's practice they figured that he had given up and reverted to sensual indulgence. One person's understanding was shifting to a higher level, transcending appearances, while the other saw that that person's view was sliding downwards, reverting to comfort. Self-mortification was deeply ingrained into the minds of the five ascetics because the Buddha had previously taught and practiced like that. Now he saw the fault in it. By seeing the fault in it clearly, he was able to let it go. When the five ascetics saw the Buddha doing this they left him, feeling that he was practicing wrongly and that they would no longer follow him. Just as birds abandon a tree which no longer offers sufficient shade, or fish leave a pool of water that is too small, too dirty or not cool, just so did the five ascetics abandon the Buddha. So now the Buddha concentrated on contemplating the Dhamma. He ate more comfortably and lived more naturally. He let the mind be simply the mind, the body simply the body. He didn't force his practice in excess, just enough to loosen the grip of greed, aversion, and delusion. Previously he had walked the two extremes:kamasukhallikanuyogo — if happiness or love arose he would be aroused and attach to them. He would identify with them and wouldn't let go. If he encountered pleasantness he would stick to that, if he encountered suffering he would stick to that. These two extremes he called kamasukhallikanuyogo and attakilamathanuyogo. The Buddha had been stuck on conditions. He saw clearly that these two ways are not the way for a samana. Clinging to happiness, clinging to suffering: a samana is not like this. To cling to those things is not the way. Clinging to those things he was stuck in the views of self and the world. If he were to flounder in these two ways he would never become one who clearly knew the world. He would be constantly running from one extreme to the other. Now the Buddha fixed his attention on the mind itself and concerned himself with training that. All facets of nature proceed according to their supporting conditions, they aren't any problem in themselves. For instance, illnesses in the body. The body experiences pain, sickness, fever and colds and so on. These all naturally occur. Actually people worry about their bodies too much. That they worry about and cling to their bodies so much is because of wrong view, they can't let go. Look at this hall here. We build the hall and say it's ours, but lizards come and live here, rats and geckoes come and live here, and we are always driving them away, because we see that the hall belongs to us, not the rats and lizards. It's the same with illnesses in the body. We take this body to be our home, something that really belongs to us. If we happen to get a headache or stomach-ache we get upset, we don't want the pain and suffering. These legs are "our legs," we don't want them to hurt, these arms are "our arms," we don't want anything to go wrong with it. We've got to cure all pains and illnesses at all costs. This is where we are fooled and stray from the truth. We are simply visitors to this body. Just like this hall here, it's not really ours. We are simply temporary tenants, like the rats, lizards and geckoes... but we don't know this. This body is the same. Actually the Buddha taught that there is no abiding self within this body but we go and grasp on to it as being our self, as really being "us" and "them." When the body changes we don't want it to do so. No matter how much we are told we don't understand. If I say it straight you get even more fooled. "This isn't yourself," I say, and you go even more astray, you get even more confused and your practice just reinforces the self. So most people don't really see the self. One who sees the self is one who sees that "this is neither the self nor belonging to self." He sees the self as it is in Nature. Seeing the self through the power of clinging is not real seeing. Clinging interferes with the whole business. It's not easy to realize this body as it is because upadana clings fast to it all. Therefore it is said that we must investigate to clearly know with wisdom. This means to investigate the sankhara [63] according to their true nature. Use wisdom. To know the true nature of sankhara is wisdom. If you don't know the true nature of sankhara you are at odds with them, always resisting them. Now, it is better to let go of the sankhara or to try to oppose or resist them. And yet we plead with them to comply with our wishes. We look for all sorts of means to organize them or "make a deal" with them. If the body gets sick and is in pain we don't want it to be, so we look for various Suttas to chant, such as Bojjhango, the Dhammacakkappavattana-sutta, the Anattalakkhanasutta and so on. We don't want the body to be in pain, we want to protect it, control it. These Suttasbecome some form of mystical ceremony, getting us even more entangled in clinging. This is because they chant them in order to ward off illness, to prolong life and so on. Actually the Buddha gave us these teachings in order to see clearly but we end up chanting them to increase our delusion. Rupam aniccam, vedana anicca, sañña anicca,sankhara anicca, viññanam aniccam... [64] We don't chant these words for increasing our delusion. They are recollections to help us know the truth of the body, so that we can let it go and give up our longing. This is called chanting to cut things down, but we tend to chant in order to extend them all, or if we feel they're too long we try chanting to shorten them, to force nature to conform to our wishes. It's all delusion. All the people sitting there in the hall are deluded, every one of them. The ones chanting are deluded, the ones listening are deluded, they're all deluded! All they can think is "How can we avoid suffering?" Where are they ever going to practice? Whenever illnesses arise, those who know see nothing strange about it. Getting born into this world entails experiencing illness. However, even the Buddha and the Noble Ones, contracting illness in the course of things, would also, in the course of things, treat it with medicine. For them it was simply a matter of correcting the elements. They didn't blindly cling to the body or grasp at mystic ceremonies and such. They treated illnesses with Right View, they didn't treat them with delusion. "If it heals, it heals, if it doesn't then it doesn't" — that's how they saw things. They say that nowadays Buddhism in Thailand is thriving, but it looks to me like it's sunk almost as far as it can go. The Dhamma Halls are full of attentive ears, but they're attending wrongly. Even the senior members of the community are like this, so everybody just leads each other into more delusion. One who sees this will know that the true practice is almost opposite from where most people are going, the two sides can barely understand each other. How are those people going to transcend suffering? They have chants for realizing the truth but they turn around and use them to increase their delusion. They turn their backs on the right path. One goes eastward, the other goes west — how are they ever going to meet? They're not even close to each other. If you have looked into this you will see that this is the case. Most people are lost. But how can you tell them? Everything has become rites and rituals and mystic ceremonies. they chant but they chant with foolishness, they don't chant with wisdom. They study, but they study with foolishness, not with wisdom. They know, but they know foolishly, not with wisdom. So they end up going with foolishness, living with foolishness, knowing with foolishness. That's how it is. And teaching... all they do these days is teach people to be stupid. They say they're teaching people to be clever, giving them knowledge, but when you look at it in terms of truth, you see that they're really teaching people to go astray and grasp at deceptions. The real foundation of the teaching is in order to see atta, the self, as being empty, having no fixed identity. It's void of intrinsic being. But people come to the study of Dhamma to increase their self-view, so they don't want to experience suffering or difficulty. They want everything to be cozy. They may want to transcend suffering, but if there is still a self how can they ever do so? Just consider... Suppose we came to possess a very expensive object. The minute that thing comes into our possession our mind changes..."Now, where can I keep it? If I leave it there somebody might steal it"... We worry ourselves into a state, trying to find a place to keep it. And when did the mind change? It changed the minute we obtained that object — suffering arose right then. No matter where we leave that object we can't relax, so we're left with trouble. Whether sitting, walking, or lying down, we are lost in worry. This is suffering. And when did it arise? It arose as soon as we understood that we had obtained something, that's where the suffering lies. Before we had that object there was no suffering. It hadn't yet arisen because there wasn't yet an object for it to cling to. Atta, the self, is the same. if we think in terms of "my self," then everything around us becomes "mine." Confusion follows. Why so? The cause of it all is that there is a self, we don't peel off the apparent in order to see the Transcendent. You see, the self is only an appearance. You have to peel away the appearances in order to see the heart of the matter, which is Transcendence. Upturn the apparent to find the Transcendent. You could compare it to unthreshed rice. Can unthreshed rice be eaten? Sure it can, but you must thresh it first. Get rid of the husks and you will find the grain inside. Now if we don't thresh the husks we won't find the grain. Like a dog sleeping on the pile of unthreshed grain. Its stomach is rumbling "jork-jork-jork," but all it can do is lie there, thinking "Where can I get something to eat?" When it's hungry it bounds off the pile of rice grain and runs off looking for scraps of food. Even though it's sleeping right in top of a pile of food it knows nothing of it. Why? It can't see the rice. Dogs can't eat unthreshed rice. The food is there but the dog can't eat it. We may have learning but if we don't practice accordingly we still don't really know, just as oblivious as the dog sleeping on the pile of rice grain. It's sleeping on a pile of food but it knows nothing of it. When it gets hungry it's got to jump off and go trotting around elsewhere for food. It's a shame, isn't it? Now this is the same: there is rice grain but what is hiding it? The husk hides the grain, so the dog can't eat it. And there is the Transcendent. What hides it? The Apparent conceals the Transcendent, making people simply "sit on top of the pile of rice, unable to eat it," unable to practice, unable to see the Transcendent. And so they simply get stuck in appearances time and again. If you are stuck in appearances suffering is in store, you will be beset by becoming, birth, old age, sickness and death. So there isn't anything else blocking people off, they are blocked right here. People who study the Dhamma without penetrating to its true meaning are just like the dog on the pile of unthreshed rice who doesn't know the rice. He might even starve and still find nothing to eat. A dog can't eat unthreshed rice, it doesn't even know there is food there. After a long time without food it may even die... on top of that pile of rice! People are like this. No matter how much we study the Dhamma of the Buddha we won't see it if we don't practice. If we don't see it then we don't know it. Don't go thinking that by learning a lot and knowing a lot you'll know the Buddha Dhamma. That's like saying you've seen everything there is to see just because you've got eyes, or that you've got ears. You may see but you don't see fully. You see only with the "outer eye," not with the "inner eye'; you hear with the "outer ear," not with the "inner ear." If you upturn the apparent and reveal the Transcendent you will reach the truth and see clearly. You will uproot the Apparent and uproot clinging. But this is like some sort of sweet fruit: even though the fruit is sweet we must rely on contact with and experience of that fruit before we will know what the taste is like. Now that fruit, even though no-one tastes it, is sweet all the same. But nobody knows of it. The Dhamma of the Buddha is like this. Even though it's the truth it isn't true for those who don't really know it. No matter how excellent or fine it may be it is worthless to them. So why do people grab after suffering? Who in this world wants to inflict suffering on themselves? No-one, of course. Nobody wants suffering and yet people keep creating the causes of suffering, just as if they were wandering around looking for suffering. Within their hearts people are looking for happiness, they don't want suffering. Then why is it that this mind of ours creates so much suffering? Just seeing this much is enough. We don't like suffering and yet why do we create suffering for ourselves? It's easy to see... it can only be because we don't know suffering, don't know the end of suffering. That's why people behave the way they do. How could they not suffer when they continue to behave in this way? These people have micchaditthi [65] but they don't see that it's micchaditthi. Whatever we say, believe in or do which results in suffering is all wrong view. If it wasn't wrong view it wouldn't result in suffering. We couldn't cling to suffering, nor to happiness or to any condition at all. We would leave things be their natural way, like a flowing stream of water. We don't have to dam it up, just let it flow along its natural course. The flow of Dhamma is like this, but the flow of the ignorant mind tries to resist the Dhamma in the form of wrong view. And yet it flies off everywhere else, seeing wrong view, that is, suffering is there because of wrong view — this people don't see. This is worth looking into. Whenever we have wrong view we will experience suffering. If we don't experience it in the present it will manifest later on. People go astray right here. What is blocking them off? The Apparent blocks off the Transcendent, preventing people from seeing things clearly. People study, they learn, they practice, but they practice with ignorance, just like a person who's lost his bearings. He walks to the west but thinks he's walking east, or walks to the north thinking he's walking south. This is how far people have gone astray. This kind of practice is really only the dregs of practice, in fact it's a disaster. It's disaster because they turn around and go in the opposite direction, they fall from the objective of true Dhamma practice. This state of affairs causes suffering and yet people think that doing this, memorizing that, studying such-and-such will be a cause for the cessation of suffering. Just like a person who wants a lot of things. He tries to amass as much as possible, thinking if he gets enough his suffering will abate. This is how people think, but their thinking is astray of the true path, just like one person going northward, another going southward, and yet believing they're going the same way. Most people are still stuck in the mass of suffering, still wandering in samsara, just because they think like this. If illness or pain arise, all they can do is wonder how they can get rid of it. They want it to stop as fast as possible, they've got to cure it all costs. They don't consider that this is the normal way of sankhara. Nobody thinks like this. The body changes and people can't endure it, they can't accept it, they've got to get rid of it at all costs. However, in the end they can't win, they can't beat the truth. It all collapses. This is something people don't want to look at, they continually reinforce their wrong view. Practicing to realize the Dhamma is the most excellent of things. Why did the Buddha develop all the Perfections? [66] So that he could realize this and enable others to see the Dhamma, know the Dhamma, practice the Dhamma and be the Dhamma — so that they could let go and not be burdened. "Don't cling to things." Or to put it another way: "Hold, but don't hold fast." This is also right. If we see something we pick it up..."Oh, it's this"... then we lay it down. We see something else, pick it up... one holds, but not fast. Hold it just long enough to consider it, to know it, then to let it go. If you hold without letting go, carry without laying down the burden, then you are going to be heavy. If you pick something up and carry it for a while, then when it gets heavy you should lay it down, throw it off. Don't make suffering for yourself. This we should know as the cause of suffering. If we know the cause of suffering, suffering cannot arise. For either happiness or suffering to arise there must be the atta,the self. There must be the "I" and "mine," there must be this appearance. If when all these things arise the mind goes straight to the Transcendent, it removes the appearances. It removes the delight, the aversion and the clinging from those things. Just as when something that we value gets lost... when we find it again our worries disappear. Even before we see that object our worries may be relieved. At first we think it's lost and suffer over it, but there comes a day when we suddenly remember, "Oh, that's right! I put it over there, now I remember!" As soon as we remember this, as soon as we see the truth, even if we haven't laid eyes on that object, we feel happy. This is called "seeing within," seeing with the mind's eye, not seeing with the outer eye. If we see with the mind's eye then even though we haven't laid eyes on that object we are already relieved. This is the same, When we cultivate Dhamma practice and attain the Dhamma, see the Dhamma, then whenever we encounter a problem we solve the problem instantly, right then and there. It disappears completely, laid down, released. Now the Buddha wanted us to contact the Dhamma, but people only contact the words, the books and the scriptures. This is contacting that which is about Dhamma, not contacting the actual Dhamma as taught by our Great Teacher. How can people say they are practicing well and properly? They are a long way off. The Buddha was known as lokavidu, having clearly realized the world. Right now we see the world all right, but not clearly. The more we know the darker the world becomes, because our knowledge is murky, it's not clear knowledge. It's faulty. This is called "knowing through darkness," lacking in light and radiance. People are only stuck here but it's no trifling matter. It's important. Most people want goodness and happiness but they just don't know what the causes for that goodness and happiness are. Whatever it may be, if we haven't yet seen the harm of it we can't give it up. No matter how bad it may be, we still can't give it up if we haven't truly seen the harm of it. However, if we really see the harm of something beyond a doubt then we can let it go. As soon as we see the harm of something, and the benefit of giving it up, there's an immediate change. Why is it we are still unattained, still cannot let go? It's because we still don't see the harm clearly, our knowledge is faulty, it's dark. that's why we can't let go. If we knew clearly like the Lord Buddha or the arahant disciples we would surely let go, our problems would dissolve completely with no difficulty at all. When your ears hear sound, then let them do their job. When your eyes perform their function with forms, then let them do so. When your nose works with smells, let it do its job. When your body experiences sensations, then let it perform its natural functions where will problems arise? There are no problems. In the same way, all those things which belong to the Apparent, leave them with the Apparent. And acknowledge that which is the Transcendent. Simply be the "One Who Knows," knowing without fixation, knowing and letting things be their natural way. All things are just as they are. All our belongings, does anybody really own them? Does our father own them, or our mother, or our relatives? Nobody really gets anything. That's why the Buddha said to let all those things be, let them go. Know them clearly. Know then by holding, but not fast. Use things in a way that is beneficial, not in a harmful way by holding fast to them until suffering arises. To know Dhamma you must know in this way. That is, to know in such a way as to transcend suffering. This sort of knowledge is important. Knowing about how to make things, to use tools, knowing all the various sciences of the world and so on, all have their place, but they are not the supreme knowledge. The Dhamma must be known as I've explained it here. You don't have to know a whole lot, just this much is enough for the Dhamma practitioner — to know and then let go. It's not that you have to die before you can transcend suffering, you know. You transcend suffering in this very life because you know how to solve problems. You know the apparent, you know the Transcendent. Do it in this lifetime, while you are here practicing. You won't find it anywhere else. Don't cling to things. Hold, but don't cling. You may wonder, "Why does the Ajahn keep saying this?" How could I teach otherwise, how could I say otherwise, when the truth is just as I've said it? Even though it's the truth don't hold fast to even that! If you cling to it blindly it becomes a falsehood. Like a dog... try grabbing its leg. If you don't let go the dog will spin around and bite you. Just try it out. All animals behave like this. If you don't let go it's got no choice but to bite. The Apparent is the same. We live in accordance with conventions, they are here for our convenience in this life, but they are not things to be clung to so hard that they cause suffering. Just let things pass. Whenever we feel that we are definitely right, so much so that we refuse to open up to anything or anybody else, right there we are wrong. It becomes wrong view. When suffering arises, where does it arise from? The cause is wrong view, the fruit of that being suffering. If it was right view it wouldn't cause suffering. So I say, "Allow space, don't cling to things." "Right" is just another supposition, just let it pass. "Wrong" is another apparent condition, just let it be that. If you feel you are right and yet others contend the issue, don't argue, just let it go. As soon as you know, let go. This is the straight way. Usually it's not like this. People don't often give in to each other. That's why some people, even Dhamma practitioners who still don't know themselves, may say things that are utter foolishness and yet think they're being wise. They may say something that's so stupid that others can't even bear to listen and yet they think they are being cleverer than others. Other people can't even listen to it and yet they think they are smart, that they are right. They are simply advertising their own stupidity. That's why the wise say, "Whatever speech disregards aniccam is not the speech of a wise person, it's the speech of a fool. It's deluded speech. it's the speech of one who doesn't know that suffering is going to arise right there." For example, suppose you had decided to go to Bangkok tomorrow and someone were to ask, "Are you going to Bangkok tomorrow?" "I hope to go to Bangkok. If there are no obstacles I'll probably go." This is called speaking with the Dhamma in mind, speaking with aniccam in mind, taking into account the truth, the transient, uncertain nature of the world. You don't say, "Yes, I'm definitely going tomorrow." If it turns out you don't go what are you going to do, send news to all the people who told you were going to? You'd be just talking non-sense. There's still much more to it, the practice of Dhamma becomes more and more refined. But if you don't see it you may think you are speaking right even when you are speaking wrongly and straying from the true nature of things with every word. And yet you may think you are speaking the truth. To put it simply: anything that we say or do that causes suffering to arise should be known as micchaditthi. It's delusion and foolishness. Most practitioners don't reflect in this way. Whatever they like they think is right and they just go on believing themselves. For instance, they may receive some gift or title, be it an object, rank or even words of praise, and they think it's good. They take it as some sort of permanent condition. So they get puffed up with pride and conceit, they don't consider, "Who am I? Where is this so-called "goodness"? Where did it come from? Do others have the same things?" The Buddha taught that we should conduct ourselves normally. If we don't dig in, chew over and look into this point it means it's still sunk within us. It means these conditions are still buried within our hearts — we are still sunk in wealth, rank and praise. So we become someone else because of them. We think we are better than before, that we are something special and so all sorts of confusion arises. Actually, in truth there isn't anything to human beings. Whatever we may be it's only in the realm of appearances. If we take away the apparent and see the Transcendent we see that there isn't anything there. There are simply the universal characteristics — birth in the beginning, change in the middle and cessation in the end. This is all there is. If we see that all things are like this then no problems arise. If we understand this we will have contentment and peace. Where trouble arises is when we think like the five ascetic disciples of the Buddha. They followed the instruction of their teacher, but when he changed his practice they couldn't understand what he thought or knew. They decided that the Buddha had given up his practice and reverted to indulgence. If we were in that position we'd probably think the same thing and there'd be no way to correct it. Holding on to the old ways, thinking in the lower way, yet believing it's higher. We'd see the Buddha and think he'd given up the practice and reverted to indulgence, just like he'd given up the practice and reverted to indulgence, just like those Five Ascetics: consider how many years they had been practicing at that time, and yet they still went astray, they still weren't proficient. So I say to practice and also to look at the results of your practice. Especially where you refuse to follow, where there is friction. Where there is no friction, there is no problem, things flow. If there is friction, they don't flow, you set up a self and things become solid, like a mass of clinging. There is no give and take. Most monks and cultivators tend to be like this. However they've thought in the past they continue to think. They refuse to change, they don't reflect. They think they are right so they can't be wrong, but actually "wrongness" is buried within "rightness," even though most people don't know that. How is it so? "This is right"... but if someone else says it's not right you won't give in, you've got to argue. What is this? Ditthi mana...Ditthi means views, mana is the attachment to those views. If we attach even to what is right, refusing to concede to anybody, then it becomes wrong. To cling fast to rightness is simply the arising of self, there is no letting go. This is a point which gives people a lot of trouble, except for those Dhamma practitioners who know that this matter, this point, is a very important one. they will take not of it. If it arises while they're speaking, clinging comes racing on to the scene. Maybe it will linger for some time, perhaps one or two days, three or four months, a year or two. This is for the slow ones, that is. For the quick response is instant... they just let go. Clinging arises and immediately there is letting go, they force the mind to let go right then and there. You must see these two functions operating. Here there is clinging. Now who is the one who resists that clinging? Whenever you experience a mental impression you should observe these two functions operating. There is clinging, and there is one who prohibits the clinging. Now just watch these two things. Maybe you will cling for a long time before you let go. Reflecting and constantly practicing like this, clinging gets lighter, becomes less and less. Right view increases as wrong view gradually wanes. Clinging decreases, non-clinging arises. This is the way it is for everybody. That's why I say to consider this point. Learn to solve problems in the present moment. 63.Sankhara: conditioned phenomena. The Thai usage of this term usually refers specifically to the body, though sankhara also refers to mental phenomena. 64.Form is impermanent, feeling is impermanent, perception is impermament, volition is impermanent, consciousness is impermanent. 65.micchaditthi: Wrong-view. 66.The ten paramita (perfections): generosity, morality, renunciation, wisdom, effort, patience, truthfulness, resolution, goodwill and equanimity. A Dhammatalk by Ajahn Chah https://www.ajahnchah.org/book/Transcendence1.php or
|
- Từ khóa :
- Thường Huyễn dịch