THIỀN ĐỊNH VỀ ĐẠI THÀNH TỰU
Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche
Được sự cho phép của Shechen Gompa, Boudhanath, Kathmandu
http:// shechen.12pt.com/index.html
Cư sĩ Liên Hoa dịch
PHẬT TÁNH
Có thực sự tôi đang hành thìền đúng không? Khi nào thì tôi có thể đạt được tiến bộ? Hay sẽ không bao giờ tôi đạt đến trình độ như Thầy Tâm Linh của tôi? Tâm chúng ta sẽ không bao giờ an lạc khi bị giằng co giữa hy vọng và ngờ vực,
Theo như tâm tình chúng ta, có ngày chúng ta tu tập rất tinh tấn và ngày kế, lại buông xuôi tất cả. Chúng ta bám víu vào những kinh nghiệm dễ duôi khiến chúng ta rơi vào tâm trạng ổn định, nên muốn bỏ hành thiền khi để buông xuôi theo những dòng chảy của tư tưởng. Đó không phải là con đường đúng để thực hành.
Bất cứ trạng thái tư tưởng của chúng ta như thế nào, chúng ta phải kiên quyết thực tập thường xuyên, từng ngày một, quan sát những chuyển đổi của tư tưởng và theo nó trở về đến tận nguồn. Chúng ta đừng mong đợi khả năng duy trì ngay tức khắc những dòng tư tưởng qua sự thiền định trong suốt ngày và đêm.
Khi chúng ta khởi đầu thiền quán về chân tâm, nên chia thời để hành thiền, vài lần trong một ngày. Với sự kiên nhẫn, chúng ta sẽ đạt đến tâm được thanh tịnh và sự chứng đắc nầy sẽ trở nên vững bền. Vào giai đoạn nầy, vọng tưởng sẽ mất năng lực làm quấy nhiễu và chế ngự chúng ta.
Vô Ngã, bản thể tối thượng của Pháp thân, đó là Tuyệt đối Thân, không có nghiã là hư vô. Nó sở hữu bản thể sáng suốt của tất cả mọi hiện tượng tướng. Bản thể nầy là phương diện sáng suốt hay nhận thức của Pháp thân được biểu lộ tự nhiên. Pháp thân không phải là sản phẩm của những nhân duyên hay điều kiện nào, mà là căn nguyên của Chân tâm.
Nhận thức được căn tính nầy như sự toả sáng của mặt trời trí tuệ trong đêm tối vô minh: Bóng tối tức khắc tan biến. Ánh sáng của Pháp thân không có khi tròn hay khuyết như mặt trăng, mà nó giống như ánh sáng toả chiếu bất di bất dịch taị tâm điểm cuả thái dương .
Dù bất cứ khi nào bị mây mù che phủ, bản chất của bầu trời không bị bại hoại, và khi mây tan, nó vẫn bình thường. Bầu trời không phải trở nên thu hẹp hay nở rộng ra. Nó vẫn như vậy, không thay đổi. Nó cũng tương tự như Bản thể cuả tâm: Nó không bị hũy hoại bởi những tư tưởng đến hoặc phát triển thêm khi dòng tưởng biến mất. Bản thể của tâm là vô ngã, tự nó hiển lộ trong sáng. Hai phương diện nầy rất thiết yếu như một hình ảnh đơn cử để chỉ cho những mặt khác nhau của tâm. Thật là vô ích khi bám vào khái niệm về vô ngã và từ đó mà tánh sáng suốt, như nó là một hữu thể tồn tại độc lập. Căn tánh tối thượng vượt trên những khái niệm, mọi định danh hay mọi chia cắt .
Một đứa trẻ nói rằng: “Tôi có thể đi trên mây”. Nhưng khi nó đi trên mậy, nó không thể tìm bất cứ chỗ nào để đặt chân. Cũng như vậy, nếu một hành giả không quán sát tư tưởng, thấy chúng biểu lộ với một bề ngoài vững chắc, nhưng nếu thường quán chiếu nó, tự tánh nó không có gì. Đó là lý do tại sao nó được gọi cùng lúc là vô ngã và biểu hiện. Tánh không của tâm không có nghiã là hư vô, hoặc là trạng thái bất động, mà nó là bản thể sáng suốt được gọi là Tánh giác. Hai mặt- vô ngã và Tánh giác, không thể tách rời nhau. Cái nầy cần cho cái kia, giống như cái mặt gương soi và hình ảnh phản chiều từ trong nó.
Tư tưởng tự tác động trong tánh không và bị tan biến giống như là gương xuất hiện và biến mất trong guơng. Hình ảnh gương mặt không bao giờ có trong gương và khi nó không còn hiện phản chiếu trong gương nữa, nó phải biến mất vì xuất ra. Gương soi vẫn vậy, không bao giờ thay đổi. Do đó, trước khi bước trên đường đạo, chúng ta vẫn mang những nghiệp được gọi là “bất tịnh” của luân hồi, vì đó, trong mọi hành động thường bị hướng dẫn bởi vô minh. Khi chúng ta dấn thân vào đường tu hành, nghiã là đang buớc qua trạng thái lưng chừng giữa tỉnh thức và vô minh. Cuối cùng, lúc mà chúng ta Giác ngô, chỉ còn lại Tánh giác có mặt. Nhưng tất cả pháp môn song song với hành trình tu tập nầy, ngay cả sự chuyển hoá có xuất hiện, tánh giác vẫn không bao giờ biến đổi.: Nó không bị suy diệt vì bước đường tu nầy, hay phát triển hơn vào thời điểm mà chúng ta chứng ngộ.
Căn tánh vô cùng tận và không thể diễn đạt của của Trí tuệ tức “ Niết bàn chân thật” luôn luôn có trong tâm chúng ta. Nó không cần thiết phải sáng tạo chúng hay dựng xây cái gì mới. Sự chứng đạo chỉ duy nhất là làm xuất hiện chúng qua sự thanh tịnh, đó là con đường. Tóm lại, nếu một hành giả quan sát về chúng qua nhận thức của trí tuệ tối thượng thì những tự tánh nầy của chúng chỉ là vô ngã .
Do đó, luân hồi cũng là vô ngã, cho đến Niết bàn cũng vậy. Cho nên, không phải cái nầy “xấu” hay cái kia” tốt”.. Một người khi đạt đuợc giác ngộ, sẽ giải thoát ra khỏi sự lôi kéo vào vòng luân hồi và đạt được Niết bàn. Nguời đó giống như một trẻ thơ, chiêm ngưỡng vạn hữu với sự ngây thơ đơn thuần, không bị những ý niệm đẹp xấu, tốt hoặc tồi tệ. Người đó không còn là mồi săn cuả những khuynh hướng giằng xé nhau, nguồn gốc của tham muốn và ganh ghét
Nó không vì mục đích ưu tư về những phiền nhiễu hằng ngày, như đưá bé khác vui mừng khi xây cái lâu đài bằng cát, và khóc than khi lâu đài bị sụp đổ. Giống như vậy, hãy nhìn những chúng sinh đắm chìm vào những nặng nề của tham dục, như những con bướm lao vào vào ánh sáng cuả ngọn đèn, do sự lôi kéo bởi lòng tham muốn, và quên lững với những gì nó ghét. Cách tốt nhất là bỏ xuống gánh nặng của bóng dáng tham chấp mà chúng ta mang vác từ vô thủy đến giờ.
Phật tánh gồm có năm “thân” hay năm phương diện cuả Phật quả: Hoá Thân, Đại Hỷ Lạc Thân, Pháp Thân, Ứng Thân và Kim Cang Bất Hoại Thân.
Những Thân nầy không thể tìm bên ngoài chúng ta: Có nghiã, tất cả đều không tách rời khỏi thân chúng sanh, hay tâm của chúng ta. Chúng ta càng sớm nhận thức sự hiện diện nầy, tức sẽ chấm dứt sự phiền não. Chúng ta không cần phải tìm kiếm sự Giác ngộ từ bên ngoài. Nhà hàng hải cập bến trên đảo được làm toàn bằng vàng ròng, sẽ không mong nhặt từng thỏi vàng một, bất kể trước đó, họ có khó nhọc tìm kiếm thế nào. Chúng ta cần hiểu rằng tất cả tánh Phật luôn tìm ẩn trong nguời cuả mỗi chúng sanh.
Ngày Lập Thu
24.09.06
---o0o---
- Từ khóa :
- Cư sĩ Liên Hoa dịch