BÀI KINH VỀ NGỌN LỬA

28 Tháng Hai 201710:53 SA(Xem: 5381)
BÀI KINH VỀ NGỌN LỬA
BÀI KINH VỀ NGỌN LỬA
hay bài kinh về Phi-bạo-lực
Aggi - Sutta
(Tăng Nhất bộ kinh,/Anguttara Nikaya: AN - IV, 41-46, PTS)

Lời giới thiệu của người dịch

          Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinhcó nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo. Thế nhưng thật ra nội dung chính yếu của kinh cũng chính là để chống tục lệ hiến sinh để tế lễ rất phổ biến trong đạo Bà-la-môn.  

            Vào thời bấy giờ, vua chúa, quan lại, tướng sĩ, những người buôn bán giàu có và các "chủ gia đình" khá giả thường bỏ ra những số tiền rất lớn để tổ chức các lễ hiến sinh nhằm mong cầu được sống lâu, sinh con đẻ cái để nối dõi, đạt được danh vọnglợi lộccủng cố quyền hành, và sau khi chết thì sẽ được tái sinhtrên cõi trời, v.v. , và các giáo sĩ Bà-la-môn thì giữ trọng trách tổ chức, hành lễ và cúng tế. 

            Bản Việt dịch dưới đây được dựa vào bản dịch tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna (1988) và bản dịch tiếng Anh của Piya Tan (2003), cả hai bản dịch này đều đã được xuất bản và có thể tìm thấy trên nhiều trang mạng. 

 

Bài kinh về Ngọn lửa

(Aggi-Sutta)


            Một lần Đấng Thế Tôn ngụ tại tu viện của Cấp Cô Độc (Anathapindita) nơi khu vườn Kỳ Đà Lâm(Jeta) gần thị trấn Xá Vệ (Savatthi). Vào lúc đó có một vị Bà-la-môn to béo và giàu sang (trong nguyên bản là Uggatasarira. Thật ra đây không phải là tên của người Bà-la-môn này mà chỉ là một cách gọi "thân mật" về một người Bà-la-môn trong vùng. Chữ uggata có nghĩa là rất giàu sang và bệ vệ chữ sarira có nghĩa là thân thể, chữ Uggata-sarira có nghĩa là một người giàu sang to béo, tuy nhiên trong các đoạn dưới đây sẽ vẫn giữ cách gọi người Bà-la-môn này là Uggata-sarira để câu dịch được ngắn gọn. Bà-la-môn là giai cấp cao nhất trong số bốn giai cấp trong xã hội Ấn, gồm các đạo sĩ giữ trọng trách tế lễ, hiến sinh, thuyết giảng giáo lýxử phạt. Vua chúa, các chức sắc trong triều đình, tướng sĩ, các người thông thái biết chữ và dạy học cũng chỉ thuộc vào giai cấp thứ hai) đang chuẩn bị để chủ tế một lễ hiến sinh thật to. Số súc vật sắp bị giết gồm năm trăm con bò mộng, năm trăm con bê đực, năm trăm con bò cái tơ, năm trăm con dê cái, năm trăm con cừu đực, đang được mang đến đàn cúng tế để hiến sinh.  

            Người Bà-la-môn Uggata-sarira bèn đến tham vấn Đức Phật. Vị này tiến đến gần Đức Phật chào hỏi theo khuôn phép, trao đổi vài lời xã giao với Đức Phật, sau đó thì lùi lại ngồi sang một bên.

            Người Bà-la-môn Uggata-sarira cất lời với Đấng Thế Tôn như sau: "Thưa Ngài Cồ-đàm (Gotama), tôi được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích".

            Đấng Thế Tôn đáp lại: "Này người Bà-la-môn, ta cũng được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích".

            Vị Bà-la-môn Uggata-sarira lại cất lời hỏi Đấng Thế Tôn lần thứ hai: "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích".

            Đấng Thế Tôn đáp lại: " Này người Bà-la-môn, ta cũng được nghe nói đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích".

            Người Bà-la-môn Uggata-sarira lại cất lời hỏi Đấng Thế Tôn lần thứ ba: "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích".

            Đấng Thế Tôn đáp lại: "Này người Bà-la-môn, ta cũng được nghe nói đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là những việc mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích".

            Vị Bà-la-môn bèn nói rằng: "Vậy thì trong trường hợp này, chúng ta đều có cùng quan điểm! Quan điểm của tôi và của Ngài Cồ-đàm đều như nhau về vấn đề này!" . Trong lúc hai bên đàm đạo thì Ayasmanta A-nan-đà  (Ayasmanta là một chữ mang ý nghĩa tôn kính dùng để gọi một vị tỳ kheo ở một cấp bậc cao) ngồi bên cạnh Đức Phật cũng chăm chú theo dõi câu chuyện.

            Sau khi nghe người Bà-la-môn Uggata-sarira nói câu ấy, ngài A-nan-đà bèn cất lời với người này như sau: "Này người Bà-la-môn, không được hỏi Đấng Như Lai bằng cách: 'Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích, mà phải hỏi như thế này: 'Thưa Ngài, tôi đang chuẩn bị đốt lửa, dựng đàn hiến sinh. Mong Đấng Thế Tôn hãy chỉ dạy tôi, chỉ dẫncho tôi, hầu những lời dạy bảo ấy sẽ giúp tôi tìm được hạnh phúc và an vui lâu bền!' "

            Vị Bà-la-môn Uggata-sarira bèn mượn những lời ấy mà lập lại với Đấng Thế Tôn: "Thưa Ngài, tôi đang chuẩn bị đốt lửa, dựng đàn làm lễ hiến sinh. Mong Đấng Thế Tôn hãy chỉ dạy tôi, chỉ dẫn cho tôi, hầu những lời dạy bảo ấy sẽ giúp tôi tìm được hạnh phúc và an vui lâu bền!".

            Đấng Thế Tôn bèn dạy rằng: "Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh, thật tồi tệ trên phương diện hữu hiệu, thật tai hại trên phương diện hậu quả. Ba thanh kiếm ấy là gì? Đấy là là thanh kiếm của những hành động trên thân xác, thanh kiếm của những hành động ngôn từ, thanh kiếm của những hành động tâm thần

            "Này người Bà-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã làm hiện ra trong trí mình các ý nghĩ như sau: 'Chỉ vì việc hiến sinh mà không biết bao nhiêu con bò mộng, không biết bao nhiêu con bê đực, không biết bao nhiêu con bò cái tơ, không bao nhiêu con dê cái, không biết bao nhiêu con cừu đực phải bị giết'.

            "Đấy là cách mà người này tạo ra những điều thiếu đạo hạnh, thế nhưng trong trí thì lại cứ nghĩ rằng là mình đạt được những điều xứng đáng. Người này làm một việc tồi tệ, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình làm một điều tốt lành. Người này tạo ra một con đường đưa đến một phần số bất hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình tạo ra con đường đưa đến một kiếp sống hạnh phúc.  

            "Này người Bà-la-môn, chính vì thế nên ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên thanh kiếm thứ nhất là tác ý, nói lên một sự ác độc, thật tồi tệ trênphương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện hậu quả

            "Hơn nữa, này người Bà-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa cũng đã thốt lên: 'Chỉ vì việc hiến sinh mà không biết bao nhiêu con bò mộng, không biết bao nhiêu con bê đực, không biết bao nhiêu con bò cái tơ, không bao nhiêu con dê cái, không biết bao nhiêu con cừu đực phải bị giết'.

            "Đấy là cách mà người này tự tạo ra cho mình những điều thiếu đạo hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình đạt được những điều xứng đáng. Người này làm một việc tồi tệ, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình làm một điều tốt lành. Người này tạo ra một con đường đưa đến một phần số bất hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình tạo ra con đường đưa đến một kiếp sống hạnh phúc.

            "Này người Bà-la-môn, chính vì thế nên ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên thanh kiếm thứ hai là các hành động ngôn từ nói lên một sự ác độc, thật tồi tệ trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện hậu quả.

            "Và hơn nữa, này người Bà-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã bắt đầu ra tay: "Nào hãy giết các con bò mộng để hiến sinh! Nào hãy giết các con bê đực để hiến sinh! Nào hãy giết các con bò cái tơ để hiến sinh! Nào hãy giết các con dê cái để hiến sinh! Nào hãy giết các con cừu đực để hiến sinh! "

            "Đấy là cách mà người này tự tạo ra cho mình những điều thiếu đạo hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình đạt được những điều xứng đáng. Người này làm một việc tồi tệ, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình làm một điều tốt lành. Người này tạo ra một con đường đưa đến một phần số bất hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình tạo ra con đường đưa đến một kiếp sống hạnh phúc.

            "Này người Bà-la-môn, chính vì thế nên ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên thanh kiếm thứ ba của các hành động trên thân xác nói lên một sự ác độc, thật tồi tệ trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện kết quả.

            "Này người Bà-la-môn, đấy là cách mà ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên cả ba thanh kiếm độc ác, thật tồi tệ tàn trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện kết quả.

            "Này người Bà-la-môn, có ba ngọn lửa phải buông bỏ, phải gạt đi, phải tránh xa. Ba ngọn lửa ấy là gì? Đấy là ngọn lửa của sự tham lam, ngọn lửa của hận thù và ngọn lửa của những thứ ảo giác.

            "Này người Bà-la-môn, tại sao lại phải buông bỏ, gạt đi và tránh xa ngọn lửa tham lam? Nếu tâm thứcbị ám ảnh bởi tham lam, khống chế bởi tham lamsay đắm bởi tham lam, thì sẽ là cách bước vào con đườngđưa đến các "hành động" thân xác tai hại, các "hành động" ngôn từ tai hại, các "hành động" tâm thần tai hại. Vì thế khi cái chết xảy đến, thân xác tan rã, thì sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, gánh chịu phần số bất hạnh, lâm vào cảnh khốn cùng nơi địa ngục.  

            "Này người Bà-la-môn, tại sao lại phải buông bỏ, gạt đi và tránh xa ngọn lửa hận thù? Nếu tâm thứcbị ám ảnh bởi hận thù, khống chế bởi hận thùsay đắm bởi hận thù, thì sẽ là cách bước vào con đường đưa đến các "hành động" thân xác tai hại, các "hành động" ngôn từ tai hại, các "hành động" tâm thần tai hại. Vì thế khi cái chết xảy đến, thân xác tan rã, thì sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, gánh chịu phần số bất hạnh, lâm vào cảnh khốn cùng nơi địa ngục.

            "Này người Bà-la-môn, tại sao lại phải buông bỏ, gạt đi và tránh xa ngọn lửa của những thứ ảo giác? Nếu tâm thức bị ám ảnh bởi những thứ ảo giáo, khống chế bởi những thứ ảo giácsay đắm bởi những thứ ảo giác, thì sẽ là cách bước vào con đường đưa đến các "hành động" thân xác tai hại , các "hành động" ngôn từtai hại, các "hành động" tâm thần tai hại. Vì thế khi cái chết xảy đến, thân xác tan rã, thì sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, gánh chịu phần số bất hạnh, lâm vào cảnh khốn cùng nơi địa ngục.

            "Quả thế, này người Bà-la-môn, phải buông bỏ ba ngọn lửa ấy, phải gạt đi ba ngọn lửa ấy, phải tránh xa ba ngọn lửa ấy.

            "[Thế nhưng] này người Bà-la-môn, cũng có ba thứ ngọn lửa mang lại hạnh phúc một khi biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính các ngọn lửa ấy. Vậy thì ba ngọn lửa ấy là gì?  Đấy là ngọn lửa của những người xứng đáng được kính trọng, là ngọn lửa của những người chủ gia đình và là ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng.

            "Vậy ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự kính trọng là gì? Này người Bà-la-môn, hãy nhìn vào một người biết tôn kính mẹ mình và cha mình. Người mẹ và người cha ấy được xem như "ngọn lửa của những người đáng được kính trọng". Tại sao lại như thế? Bởi vì từ nơi họ ngọn lửa (của lòng hiếu thảo)sẽ bùng lên. Vì thế nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ngọn lửa của những người xứng đáng đượckính trọng ấy, thì tất sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

            "Vậy ngọn lửa của những người chủ gia đình là gì? Này người Bà-la-môn, hãy nhìn vào một ngườibiết cư xử đúng đắn với vợ con mình, với tôi tớ và những người giúp việc cho mình, những người làm công cho mình. Những kẻ ấy được xem như "ngọn lửa của những người chủ gia đình". Vì thế, này người Bà-la-môn, nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ngọn lửa của những người chủ gia đình ấy, thì tất sẽ mang lạihạnh phúc cho mình.

            "Vậy ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng là gì? Này người Bà-la-môn, những người tu hành, các vị đạo sĩ không hề màng đến vinh quang hão huyền, không kiêu hãnh cũng khôngbiếng nhácđủ sức chịu đựng được tất cả, nhưng lúc nào cũng giữ được sự kiên nhẫn và thanh thản, có lúc thì bằng cách tự khắc phục mình, có lúc thì nhờ vào thể dạng thoát tục mà mình đạt được. Những người ấy được xem như "ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng". Vì thế, này Người Bà-la-môn, nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng ấy, thi tất sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

            "Quả thế, này người Bà-la-môn, nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ba ngọn lửa ấy thì tất sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

            "Này người Bà-la-môn, với một ngọn lửa cháy lên từ gỗ thì thỉnh thoảng phải nhóm lại, thỉnh thoảngphải châm thêm củi, [thế nhưng] đôi khi nó cũng tắt, [vì thế] đôi khi cũng nên buông bỏ ngọn lửa ấy".

            Sau khi nghe những lời trên đây của Đấng Thế Tôn, người Bà-la-môn Uggata-sarira nói với Đấng Thế Tôn như sau: "Thưa Ngài Cồ-đàm, Tuyệt vời thay! Thưa Ngài Cồ-đàm, Tuyệt vời thay! Xin Ngài Cồ-đàm cho phép tôi được làm người cư sĩ kể từ hôm nay và cho đến cuối cuộc đời tôi, và tôi xin được an trú nơi Ngài Cồ-đàm. "

            "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi sẽ phóng thích năm trăm con bò mộng. Tôi trả lại sự sống cho chúng. Tôi sẽ phóng thích năm trăm con bê đực, tôi trả lại sự sống cho chúng.

            "Tôi sẽ phóng thích năm trăm con bò cái tơ, tôi trả lại sự sống cho chúng. Tôi phóng thích năm trăm con dê cái, tôi trả lại sự sống cho chúng. Tôi phóng thích năm trăm con cừu đực, tôi trả lại sự sống cho chúng.

            "Mong sao những con vật ấy được tha hồ gặm cỏ. Mong sao chúng được uống thỏa thích những dòng suối mát. Mong sao những cơn gió heo may thổi lên vuốt ve thân xác chúng.

Haut du formulaire

Vài lời ghi chú của người dịch

            Điểm đáng lưu ý trước hết là người Bà-la-môn Uggata-sarira nêu lên ba lần câu hỏi  "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói rằng việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợi và thật hữu ích", thế nhưng Đấng Thế Tôn chỉ lập lại đúng ba lần câu hỏi ấy mà không trả lời gì cả. Vậy có nghĩa là gì?

            Không trả lời là một sự yên lặng. Nếu Đức Phật trả lời, dù là theo chiều hướng này hay chiều hướng khác, thì tất sẽ khó tránh khỏi đưa đến những sự biện luận và tranh cải. Lập lại một câu hỏi để trả lời cho một câu hỏi tức là sự "yên lặng" vừa lịch sự vừa kín đáo, phản ảnh một sự bình lặng, thanh thản thật sâu xa trongtâm thức của Ngài.

            Ngồi bên cạnh Đấng Tịch Tĩnh, ngài A-nan-đà nhận thấy được ý nghĩa của sự yên lặng ấy và hiểu ngay là câu hỏi đã được đặt sai và chỉ là cách nêu lên một một chủ đề tranh cải. Ngài A-nan-đà bèn nhắc khéo người Bà-la-môn và gợi ý là câu hỏi phải mang tính cách tham vấn thì may ra Đức Phật sẽ trả lời. Thật thế Đấng Thế Tôn đã cho vị giáo sĩ Bà la-môn biết rằng: "... ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên ba thanh kiếm độc ác, thật tồi tệ tàn trên phương diện hiệu quả, thậttai hại trên phương diện kết quả".

            Đấy cũng là cách mà Đức Phật đã chận đứng ngay mọi sự biện luận có thể xảy ra nếu đề cập đến các tác dụng mang lại từ việc hiến sinh, dù là theo chiều hướng này hay chiều hướng khác. Đức Phật cho thấy rằng những gì xảy ra trong giây phút hiện tại, qua tâm ý, ngôn từ và hành động của người Bà-la-môn trong lúc chuẩn bị lễ hiến sinh, cũng đã đủ để mang lại khổ đau cho mình rồi: "... ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên cả ba thanh kiếm độc ác..." , nào có cần gì phải nói đến  hậu quả của hành động hiến sinh sau khi đã thực thi.

            Đức Phật tuyệt nhiên không hề đề cập đến những lời cầu khẩn tham lam và ích kỷ,  bản chất mua bán của lễ hỏa thiêu hàng ngàn con vật, và nhất là không nói gì đến vị Phạm Thiên tức là vị Trời Bhrama của những người Bà-la-môn. Cái khoảng trống đó chính là sự im lặng thứ hai, sâu xathâm thúy và siêu việt hơn cả sự im lặng thứ nhất là không trả lời câu hỏi đặt sai của người Bà-la-môn Uggata-sarira.  

            Điểm đáng lưu ý thứ hai là bài kinh không chấm dứt với ba sự sai lầm biểu trưng bởi ba ngọn lửa độc ác là tâm ý, ngôn từ và các hành động của người Bà-la-môn trong khi chuẩn bị việc hiến sinh, mà Đức Phậtcòn khuyên người này hãy chuyển những ngọn lửa ấy trở thành những ngọn lửa của sự kính trọng, tôn vinh và sùng kính, bốc lên từ cha mẹ mình đã từng nuôi nấng mình, từ những người chủ gia đình biết chăm lo và đối xử tử tế với tôi tớ và những người làm công cho mình (thợ thuyền và nông dân làm việc cho mình), từ những người giáo sĩ chân chính giảng dạy cho mình, vì những người ấy mới là những người xứng đáng để mình hiến dâng hầu mang lại hạnh phúc cho mình, không cần phải hiến sinh cho thần thánh, hay Phạm Thiên. Cũng xin mạn phép mượn dịp để khuyên những ai còn giữ truyền thống cúng giỗ ông bà cha mẹ, hãy nên cúng chay, hoặc cũng chỉ cần một cành hoa và một nén hương cũng đủ, bởi vì ngọn lửa của sự tưởng nhớ cũng chỉ có thể bốc lên bên trong lòng mình. Ông bà cha mẹ đã được chôn hay hỏa táng với xác chếtcủa không biết bao nhiêu súc vật mà họ đã ăn khi còn sinh tiền, vì thế thiết nghĩ cũng không nên để họ phảithưởng thức thêm xác chết của các con vật khác do mình hiến dâng.

            Sau hết là những câu cuối trong bài kinh nhắc lại từng loài thú thì đấy cũng là cách nói lên sự kính trọng và quan tâm đến từng con thú. Chúng được phóng thích, tha hồ gặm cỏ trong cảnh thiên nhiên thênh thang, được uống nước trong lành từ những con suối mát, được những ngọn gió heo may thổi lên ve vuốt thân xác mình. Hình ảnh đó thật hết sức tương phản với những ngọn lửa nóng bỏng thiêu đốt những con thú bị cột vào những chiếc cọc hiến sinh. Chẳng phải quang cảnh thanh bình và êm ả của những con thú được sống giữa cảnh thiên nhiên trong phần kết luận đã nói lên được một cách thật cụ thể tinh thần phi-bạo-lựchiện ra trong lòng người Bà-la-môn Aggata-sarira sau khi được nghe Đức Phật thuyết giảng hay sao?        

            Tuyệt vời thay! Sâu sắc thay! Một bài kinh thật giản dị!

 

                                                                        Bures-Sur-Yvette, 18.01.15

                                                                         Hoang Phong chuyển ngữ

Bài kinh này có một bản dịch tiếng Anh  do Piya Tan dịch: 
Aguttara Nikya 4.44/4:41-46 Translated by Piya Tan(2003)  (Uggata,sarira) Aggi Sutta - The Discourse on the fires.
Bản dịch PDF đính kèm:
pdf_download_2
Aguttara Nikya 4.44/4:41-46 Translated by Piya Tan(2003) blank 
(Bản kinh này trong Tăng Chi Bộ Kinh:Anguttara-Nikàya)


Bản Anh ngữ do Tỳ Kheo Thanissaro dịch: (từ Kinh Tương Ưng Bộ: Samyutta-Nikàya)
SN 46.53 
PTS: S v 112 
CDB ii 1605
Aggi Sutta: Fire
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
Alternate translation: Walshe

On one occasion the Blessed One was staying near Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Then, early in the morning, a large number of monks adjusted their under robes and — carrying their bowls & robes — went into Savatthi for alms. Then the thought occurred to them, "It's still too early to go for alms in Savatthi. Why don't we go to the park of the wanderers of other sects?"

So the monks went to the park of the wanderers of other sects. On arrival, they exchanged courteous greetings with the wanderers of other sects. After an exchange of friendly greetings & courtesies, they sat to one side.

As they were sitting there, the wanderers of other sects said to them, "Friends, Gotama the contemplative teaches the Dhamma to his disciples in this way: 'Come, monks — abandoning the five hindrances, the corruptions of awareness that weaken discernment — develop the seven factors for awakening as they have come to be.'

"Now, friends, we too teach our disciples in this way: 'Come, you friends, — abandoning the five hindrances, the corruptions of awareness that weaken discernment — develop the seven factors for awakening as they have come to be.'

"So, friends, what difference, what distinction, what distinguishing factor is there here between Gotama the contemplative and us, when comparing Dhamma teaching with Dhamma teaching, instruction with instruction?"

Then the monks neither delighted in the words of the wanderers of other sects, nor did they reject them. Without delighting or rejecting, they got up from their seats and left, (thinking,) "We will learn the meaning of these words in the presence of the Blessed One."

So, having gone for alms in Savatthi, after the meal, returning from their alms round, the monks went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As they were sitting there they [told him what had happened.]

"Monks, when wanderers of other sects speak in that way, they should be addressed in this way: 'Friends, on any occasion when the mind is sluggish, which of the factors of awakening is that the wrong time to develop? Which of the factors of awakening is that the right time to develop? And on any occasion when the mind is restless, which of the factors of awakening is that the wrong time to develop? Which of the factors of awakening is that the right time to develop?'

"Being asked in this way, the wanderers of other sects will be unable to respond and, on top of that, will fall into vexation. Why is that? Because it lies beyond their range. Monks, I don't see anyone in this cosmos — with its devas, Maras, and Brahmas, with its people with their contemplatives & brahmans, their royalty & commonfolk — who would satisfy the mind with their answer to these questions, aside from the Tathagata, a disciple of the Tathagata, or one who had heard it from them.

"Now, monks, on any occasion when the mind is sluggish, that is the wrong time to develop calm as a factor for awakening, concentration as a factor for awakening, equanimity as a factor for awakening. Why is that? The sluggish mind is hard to raise up by those mental qualities. Just as if a man, wanting to make a small fire blaze up, were to place wet grass in it, wet cow dung, & wet sticks; were to give it a spray of water and smother it with dust. Is it possible that he would make the small fire blaze up?"

"No, lord."

"In the same way, monks, on any occasion the mind is sluggish, that is the wrong time to develop calm as a factor for awakening, concentration as a factor for awakening, equanimity as a factor for awakening. Why is that? The sluggish mind is hard to raise up by those mental qualities.

"Now, on any occasion when the mind is sluggish, that is the right time to develop analysis of qualities as a factor for awakening, persistence as a factor for awakening, rapture as a factor for awakening. Why is that? The sluggish mind is easy to raise up by those mental qualities. Just as if a man, wanting to make a small fire blaze up, were to place dry grass in it, dry cow dung, & dry sticks; were to blow on it with his mouth and not smother it with dust. Is it possible that he would make the small fire blaze up?

"Yes, lord.

"In the same way, monks, on any occasion when the mind is sluggish, that is the right time to develop analysis of qualities as a factor for awakening, persistence as a factor for awakening, rapture as a factor for awakening. Why is that? The sluggish mind is easy to raise up by those mental qualities.

"Now, on any occasion when the mind is restless, that is the wrong time to develop analysis of qualities as a factor for awakening, persistence as a factor for awakening, rapture as a factor for awakening. Why is that? The restless mind is hard to still with those mental qualities. Just as if a man, wanting to put out a large fire, were to place dry grass in it, dry cow dung, & dry sticks; were to blow on it with his mouth and not smother it with dust. Is it possible that he would put it out?"

"No, lord."

"In the same way, monks, on any occasion when the mind is restless, that is the wrong time to develop analysis of qualities as a factor for awakening, persistence as a factor for awakening, rapture as a factor for awakening. Why is that? The restless mind is hard to still with those mental qualities.

"Now, on occasions when the mind is restless, that is the right time to develop calm as a factor for awakening, concentration as a factor for awakening, equanimity as a factor for awakening. Why is that? The restless mind is easy to still with those mental qualities. Just as if a man, wanting to put out a large fire, were to place wet grass in it, wet cow dung, & wet sticks; were to give it a spray of water and smother it with dust. Is it possible that he would put it out?"

"Yes, lord."

"In the same way, monks, when the mind is restless, that is the right time to develop calm as a factor for awakening, concentration as a factor for awakening, equanimity as a factor for awakening. Why is that? The restless mind is easy to still with those mental qualities.

"As for mindfulness, I tell you, that serves every purpose."

Source: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn46/sn46.053.than.htm