Dẫn Giải Sơ Lược về Thiền Tập

11 Tháng Mười Một 20177:28 CH(Xem: 4466)
Dẫn Giải Sơ Lược về Thiền Tập

Thiền sư Ajahn Chah
DẪN GIẢI SƠ LƯỢC VỀ THIỀN TẬP
Người dịch: Lê Kim Kha 
Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

 

MỤC LỤC
▬ Thiền—trang 7
▬ Niệm Chữ ‘‘Buddho” [Đức Phật]—trang 17Ajahn Chah
▬ Tu Tập Sự Nhất Điểm Của Tâm—trang 19
▬ Dùng Sự Tĩnh Lặng và Trí Tuệ—trang 37
▬ Chánh Niệm về Thân—trang 47
▬ Tham Khảo—trang 67



GIỚI THIỆU

Ajahn Chah một vị sư nổi tiếng của trường phái ‘‘Thiền Trong Rừng” của Thái Lan thuộc Phật giáo Nguyên thủy. Sinh năm 1917 ở tỉnh Ubon Rachathani thuộc miền Đông Bắc Thái Lan và được thọ giớithành một Tỳ kheo từ năm 20 tuổi. Ajahn Chah trải qua phần còn lại của đời mình trong y cà- sa, tu hành và sau đó giảng dạy Giáo Phápcho các Phật tử Thái Lan và ngoại quốc.

Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tửxuất gia và tại gia. Quyển sách này đã được dịch và ấn tống cho các Phật tử tu thiền trong nhiều năm qua. Những lời dạy từ căn bản giúp làm sâu sắc thêm việc thiền tập và phát sinh trí tuệ minh sát. Vì là trích chọn lại nên có nhiều chỗ, nhiều ý lặp đi lặp lại, nhưng bản thânsự lặp đi lặp lại cũng là một phong cách giảng dạy của thiền sư Ajahn Chah, ngài luôn nhấn mạnh lại nhiều lần những chỗ quan trọng đó trong suốt những năm truyền dạy của mình. Dẫn giải sơ lược về thiền tập

Chúng tôi hy vọng giúp truyền đạt một số trí tuệ của vị thiền sư được nhiều người kính mến này.

Tăng Già Chùa Wat Pah Nanachat,

Ubon Rachatani, tháng 9, 2010


THIỀN

Ngồi thiền và làm cho tâm bình an, nhưng bạn không cần phải nghĩ quá nhiều về điều đó. Ngay lúc này ta chỉ tập trung vào tâm, chứ không phải điều gì khác. Đừng để tâm nghĩ trái nghĩ phải, nghĩ trước nghĩ sau, nghĩ trên nghĩ dưới. Việc duy nhất chúng ta phải làm ngay bây giờ là tu tập sự chánhniệm vào hơi-thở. Nhưng trước tiên, cố định sự chú tâm ở trên đỉnh đầu và di chuyển sự chú tâm từ từ xuống thân cho đến các đầu ngón chân, và sau đó chuyển sự chú tâm từ các đầu ngón chân từ từ lên thân và lên lại đỉnh đầu. Chuyển sự chú tâm của ta từ trên xuống xuyên qua thân, quan sát bằng tâm. Chúng ta làm vậy để có được sự hiểu biết bước đầu về trạng thái của thân ngay lúc này. Rồi bắt đầu thiền tập, chú ý rằng ngay lúc này việc duy nhất của ta là quan sát hơi thở-vào và hơi thở-ra. Đừng điều khiển hơi thở, đừng cố thở dài hơn hay ngắn hơn, cứ để hơi thở tự nó thở như bình thường. Đừng thúc ép hơi thở, hãy để hơi thở trôi qua một cách dễ dàng và tự nhiên.

Ta phải hiểu rằng mình đang buông-bỏ, không còn sự kiểm soát nào cả, chỉ còn lại sự tỉnh-giác. Ta phải duy trì sự tỉnh-giác, để yên cho hơi thở nó tự đến tự đi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Không cần thiết phải làm gì hơi thở, hãy để hơi thở đi vào và đi ra một cách nhẹ nhàng và tự nhiênDuy trìsự nhất quán rằng ngay lúc này ta không có việc gì hay thứ gì khác cần phải để ý nữa. Những ý nghĩ hay đối thoại này nọ về điều gì sẽ xảy đến, về điều gì ta sẽ biết hoặc sẽ thấy trong khi ngồi thiền... thường xuất hiện, nhưng ngay khi chúng xuất hiện cứ để chúng tự biến mất, đừng để tâmvào chúng, đừng để ý hay quan tâm gì đến những ý nghĩ đó.

Trong khi ngồi thiền không cần chú ý đến bất cứ thứ gì khởi lên trong tâm. Bất cứ khi nào tâm bị tác động bởi những ý nghĩ hay trạng thái, bất cứ khi nào có một cảm giác hoặc một cảm xúc trong tâm, cứ để mặc nó, cứ để nó tự biến đi. Cho dù những ý nghĩ là tốt hay xấu thì cũng không quan trọng. Không để ý đến chúng, cứ để mặc chúng tự biến đi và hướng sự chú tâm về lại hơi-thở. Duy trì sự tỉnh giác vào hơi-thở đang đi vào và đang đi ra một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Đừng lo gì về hơi thở quá ngắn hay quá dài. Chỉ đơn giản quan sát nó, không kiểm soát hay can thiệp nó, không xía vào nó bằng bất cứ cách gì. Nói cách khác, đừng dính mắc vào bất cứ sự gì về nó. Để yên cho hơi thở tiếp tục thở như-nó-là, và tâm sẽ trở nên yên lặng. Khi ta tiếp tục làm được như vậy, tâm sẽ từ từ thả yên mọi sự và đi đến nghỉ ngơi, hơi-thở sẽ trở nên nhẹ hơn và nhẹ hơn cho đến khi nó trở nên mờ nhạt, như thể không còn hơi thở nữa vậy. Cả thân và tâm sẽ cảm giác nhẹ nhàng và có thêm năng lượng. Nếu tất cả được tu tập và duy trì như vậy thì sẽ tạo nên một sự thấy biết hội tụ vào một-điểm (nhất điểm). Ta có thể nói rằng tâm đã thay đổi và đạt đến một trạng thái tĩnh lặng.

Khi tâm bị động vọng1 , thiết lập lại sự chú tâm chánh niệm và hít sâu vào cho đến khi dưỡng khí đầy bít, sau đó thở ra cho đến khi hết sạch khí. Tiếp tục hít vào thật sâu cho đến khi dưỡng khí đầy phổi, sau đó thở ra cho đến khi sạch hết. Làm như vậy hai hoặc ba lần, sau đó thiết lập lại sự tập trung của tâm. Làm như vậy tâm sẽ được tĩnh lặng hơn. Nếu có những cảm nhận giác quan khác làm kích thích tâm, thì cứ lặp lại cách làm như vậy và thiết lập lại sự tập trung của tâm. Áp dụng thủ thuật này một cách tương tự cho việc đi thiền. Khi đi thiền, tâm bị động vọng thì đứng yên lại, làm tĩnh lặng tâm, thiết lập lại sự chú tâm tỉnh giác vào đối tượng thiền, và sau đó tiếp tục bước đi. Ngồi thiền và đi thiền về căn bản là giống nhau, chỉ khác nhau về tư thế ngồi hay đi mà thôi.

Nhiều lúc nghi-ngờ khởi sinh trong tâm, vì vậy ta phải có sự chánh niệm, đó là cái ‘‘người biết” 2 , để tiếp tục theo dõi và xem xét cái tâm đang bị kích thích ở bất cứ dạng nào của nó (dù tốt hay xấu, nặng hay nhẹ, rõ rệt hay vi tế). Điều này có nghĩa là đang có chánh niệm. Sự chánh niệm này quan sát và quan tâm đến tâm. Ta phải duy trì cho được ‘‘sự biết” này và không được lơ tâm hoặc lăng xăng chỗ khác, cho dù tâm đang ở trong bất kỳ trạng thái nào đi nữa.

Thủ thuật là phải luôn có sự tỉnh-giác giám sát cái tâm. Một khi tâm được hợp-nhất với sự chánh niệm, một loại tỉnh-giác khác sẽ khởi lên. Cái tâm đã phát triển tĩnh lặng thì được giữ trong chính sự tĩnh lặng đó, đơn giản giống như một con gà đang ở trong một cái lồng vậy. Con gà không thể đi lăng xăng ra ngoài, nhưng nó vẫn có thể đi lại bên trong lồng. Tương tự như vậy, sự tỉnh-giác có mặt trong một cái tâm đang có chánh niệm và đang được tĩnh lặng thì sự tỉnh giác đó không làm quấy nhiễu tâm (vì nó được giới hạn bên trong một cái ‘lồng’, đó là tâm đang có chánh niệm và tĩnh lặng). Không có ý nghĩ hay cảm nhận nào xảy ra bên trong một cái tâm tĩnh lặng mà có thể gây hại hay quấy nhiễu tâm. Một số người muốn tuyệt đối không trải nghiệm bất kỳ ý nghĩ hay cảm giác nào cả, nhưng điều này là không đúng cách. Những cảm giác [thọ] khởi sinh bên trong trạng thái tĩnh lặng. Tâm trải nghiệm những cảm giác và cùng lúc nó tĩnh lặng, thì nó không hề bị quấy nhiễu. Khi có sự tĩnh lặng như vậy thì không xảy ra tác động xấu hại nào cả. Rắc rối chỉ xảy ra khi ‘‘con gà” chạy ra khỏi cái ‘‘lồng”. Ví dụ trong khi ta đang ngồi quan sát hơi thở vào và ra, rồi quên mất mình, để lơ cho tâm lăng xăng khỏi hơi-thở, tự nhiên lại nhớ chuyện nhà, chuyện đi mua đồ, hoặc chuyện đi đến nơi này nơi nọ... Nhiều khi sự lăng xăng này xảy ra lâu hơn nửa giờ rồi ta mới chợt nhớ lại rằng mình  Thiền sư Ajahn Chah đang ngồi đây để thiền tập cơ mà, và rồi ta tự hỏi ‘‘Ụa, ta đang làm gì đây?”. Đây là chỗ các bạn phải thực sự cẩn thận, bởi đây là lúc con gà chạy xổng ra khỏi chuồng– cái tâm đã rời bỏ cơ sở (trú xứ) tĩnh lặng của nó.

Ta phải cẩn thận duy trì sự tỉnh-giác cùng với sự chánh niệm, và cố kéo tâm về lại. Mặc dù tôi dùng chữ ‘‘kéo tâm về lại” nhưng thực tế thì tâm không thực sự đi đâu cả. Chỉ có đối tượng của sự tỉnh-giác đã thay đổi. (Sự tỉnh giác bị hướng về những thứ khác thay vì hơi thở). Ta phải giữ cho tâm ở ngay nơi hiện-tại, ngay bây giờ và tại đây. Hễ khi nào còn có chánh niệm thì còn có sự hiện diện của tâm ngay tại đây và bây giờ. Trông có vẻ như ta đang kéo tâm về lại nhưng thực tế nó đã không đi đâu cả, đơn giản là nó đã thay đổi một chút ít. Trông có vẻ như tâm đi đây đi đó, nhưng thực ra sự thay đổi đã xảy ra ngay chính tại một-điểm. Rồi thì, khi sự chánh niệm được thiết lập trở lại, tâm quay về ngay trong-một-cái-chớp. Nó không phải quay về từ nơi nào khác. Nên hiểu rằng nó đang ở ngay đây. Khi có sự rõ-biết hoàn toàn, có sự tỉnhgiác trong từng mỗi khoảng khắc, thì đó được gọi là sự có mặt của tâm. Nếu sự tỉnh giác (chú tâm) của bạn bị giạt khỏi hơi-thở qua những đối tượng khác thì lúc đó sự rõ-biết bị gián đoạn. Chỉ khi nào còn sự tỉnh giác vào hơi-thở thì mới còn sự có mặt của tâm. Chỉ cần có hơi thở và sự tỉnh giác liên tục không gián đoạn thì bạn có sự hiện diện của tâm.

Cần phải có cả hai thứ là sự chánh niệm (sati) và sự rõ biết (sampajanna, sự hiểu biết rõ ràng). Chánh-niệm là nhớ, thường nhớ, là niệm và sự rõ- biết là tỉnh thức, là luôn ý thức tỉnh giác về chính mình. Ngay lúc này, chúng ta đang tỉnh giác một cách rõ ràng về hơi-thở. Tu tập việc quán sáthơithở giúp cho sự chánh niệm và sự rõ biết cùng nhau phát triển. Chúng làm việc chung với nhau. Có được sự chánh niệm và sự rõ biết cũng giống như có được hai người thợ cùng nhau nâng một tấm ván gỗ vậy. Giả sử có hai người đang cố gắng hết sức để nâng một tấm ván gỗ, tấm ván quá nặng gần như không thể nâng nỗi. Một người khác tốt bụng thấy vậy liền chạy tới phụ thêm một tay vào giúp vào hai người kia. Tương tự như vậy, khi sự chánh-niệm và sự rõ-biết đang cùng có mặt, thì trí- tuệ khởi sinh ngay tại đó để trợ giúp. Sau đó thì ba yếu tố này cùng hỗ trợ lẫn nhau. Khi có trí tuệ thì ta có được sự hiểu biết về những đối tượng giác quan. Chẳng hạn, khi đang ngồi thiềnnhững đối tượng giác quan được trải nghiệm sẽ làm phát sinh những cảm giác và những trạng tháicảm xúcTự nhiên nhớ đến một người bạn, trí tuệ hiểu biết sẽ đối ứng ngay: ‘‘Điều này có gì đâu”, ‘‘Dẹp ngay”, hoặc ‘‘Quên nó đi”. Hoặc tự nhiên nghĩ đến việc mình sẽ đi đâu đó ngày mai, phải lập tức xử lý ngay ‘‘Ta chẳng quan tâm đến việc đó”, ‘‘Kệ nó, việc của ngày mai”, ‘‘Đến đâu lo đến đó, đâu phải chuyện bây giờ”. Hoặc có nhiều ý nghĩ về người khác và thứ khác cứ khởi sinh, lúc đó người thiền cứ kiên quyết gạt bỏ những ý nghĩ đó qua một bên. Đó là cách chúng ta xử lý đối với mọi sự khởi sinh trong tâm khi ngồi thiềnnhận biết chúng chỉ là sự lăng xăng: ‘‘Điều này không chắc”, ‘‘Điều đó không chắc”, ‘‘Không có điều gì là chắc cả”. Cần phải duy trì loại tỉnh-giác như vậy.

Chúng ta phải dẹp bỏ hết tất cả mọi ý nghĩ, mọi đối thoại bên trong và mọi nghi ngờ này nọ. Đừng để dính vào những thứ đó trong khi ngồi thiềnCuối cùng, tất cả những thứ đó biến qua, chỉ còn lại trong tâm một dạng tinh khiết nhất của sự chánh niệm, sự rõ biết và trí tuệ. Khi các yếu tố này bị suy yếu, những nghi ngờ sẽ lại khởi sinh, nhưng hãy cố dẹp bỏ ngay những nghi ngờ đó, chỉ giữ lại sự chánh niệm, sự rõ biết và trí tuệCố gắng tập luyện sự chánh niệm theo cách như vậy cho đến khi nó có thể được duy trì mọi lúc mọi nơi. Đến lúc đó ta sẽ ‘‘hiểu” rõ được sự chánh-niệm, sự rõ-biết và sự thiền một cách thấu suốt.

Quy tụ sự chú tâm vào ngay điểm này thì ta sẽ nhìn thấy sự chánh-niệm, sự rõ-biết, cái tâm-đạt- định và trí-tuệ có mặt cùng với nhau. Cho dù ta đang bị hấp dẫn hoặc bị kích thích bởi những đối tượng bên ngoài của giác quan, ta vẫn có thể tự nhắc mình ‘‘Không có gì là chắc chắn”. Dù chúng là gì đi nữa thì đó chỉ là những chướng ngại cần được quét sạch cho đến khi tâm được trong sạch. Tất cả những gì cần giữ lại đó là sự chú tâm và sự chánhniệm, sự rõ biết và sự tỉnh giác, sự chánh định[trạng thái tâm vững chắc và bất động], và trí tuệ bao trùm. Ở đây tôi chỉ nói đến như vậy thôi (căn bản) về đề tài thiền tập.

1 Tâm bình thường luôn động, động vọng, bị kích động, bị kích ứng, bị quấy nhiễu, bị tác động...bởi những thứ bên ngoài thông qua các giác quan. *Các giải thích và chú thích để trong ngoặc vuông [...] là của tác giả. Các giải thích và chú thích khác là của người dịch

2 Dịch ý từ thuật ngữ tiếng Thái ‘‘Poo Roo” của trường phái Thiền Trong Rừng, diễn tả phẩm chất tỉnh giácchánh niệm. Cái ‘‘người biết”, ‘‘sự biết”, ‘‘sự thường biết”, sự chánh niệm, sự tỉnh giác là đồng nghĩa khi nói về thiền trong lúc này.


NIỆM CHỮ ‘‘ĐỨC-PHẬT’’ 

 

Thiền niệm chữ ‘‘Đức Phật” [Buddha]3 cho đến khi chữ này thấm sâu vào tận trái tim và tâm thức(citta) của chúng ta. Chữ ‘‘Đức Phật” đại diện cho sự tỉnh giác và trí tuệ của Đức Phật lịch sử, của một vị Phật. Về mặt thực hành, người thiền thực sự nhờ vào chữ này hơn bất cứ thứ gì khác. 

Chữ ‘‘Đức Phật” mang lại sự tỉnh giác giúp ta hiểu biết sự thật về tâm của mình. Đó là một sự nương tựa đích thực, có nghĩa là có mặt sự chánh niệm và trí tuệ minh sát. Loài thú cũng có một loại tỉnh giác. Chúng có sự chú tâm khi rình săn con mồi và chuẩn bị tấn công con mồi. Động vật ăn thịt cần có sự chú tâm để giữ lấy con mồi khi con mồi vùng vẫy để thoát chết. Đó là một loại chú tâm‘chánh niệm’. Vì lẽ này, chúng ta cần biết phân biệt những loại chánh niệm khác nhau.

Chữ ‘‘Đức Phật” là cách dụng tâm. Khi ta áp dụng tâm vào một đối tượng một cách có ý thức, tâm sẽ tỉnh thức. Sự chú tâm tỉnh giác sẽ đánh thức tâm. Một khi ‘‘sự biết” này đã khởi sinh trong quá trình thiền tập, ta có thể nhìn thấy tâm một cách rõ ràng. Khi nào tâm không có sự tỉnh giác về chữ ‘‘Đức Phật”, thì ngay cả có mặt sự chánh niệm của tâm trí phàm thường của chúng ta, thì tâm cũng gần như không tỉnh thức và không có trí tuệ minh sát. Nó sẽ chẳng dẫn bạn đến điều gì thực sự lợi lạc cả. 

Sự chánh niệm phụ thuộc vào sự có mặt của chữ ‘‘Đức Phật”—đó là ‘‘sự biết”. Đó phải là một sự thấy biết rõ ràng, nó dẫn đến một cái tâm trở nên sáng hơn và sáng tỏ [phát quang] hơn. Sự sáng tỏtác động đến sự thấy biết của tâm giống như sự thắp sáng lên một ngọn đèn trong một căn phòng tối vậy. Chừng nào căn phòng còn tối thì mọi thứ trong căn phòng đều khó phân biệt được, hoặc không nhìn thấy được. Nhưng nếu ta bật/mở/thắp ánh sáng, nó sẽ sáng suốt hết căn phòng, giúp chúng ta nhìn thấy rõ hơn sau từng mỗi giây khắc, và rồi chúng ta thấy rõ những chi tiết của mọi thứ bên trong phòng.

3 Truyền thống Thiền Trong Rừng của thiền sư Ajahn Chah niệm chữ ‘‘Buddho” [nghĩa là Đức Phật] khi thiền về hơi thở. Người thiền niệm trong tâm chữ này, chẳng hạn vần ‘‘Bud” khi thở vào và vần ‘‘dho” khi thở ra. Ở Việt Nam chúng ta có thể áp dụng tương tự, niệm trong tâm chữ ‘‘Đức” thở vào, niệm chữ ‘‘Phật” thở ra. Khi niệm chữ Đức-Phật, tâm người thiền dễ tập trung vào đối tượng hơi thởhơn. Công dụng cũng gần giống như những cách đếm hơi thở mà các thiền sư xưa nay đã chỉ dạy