TUYỂN TẬP THỰC PHẨM CHO DƯỠNG SINH 12 THÁNG TRONG NĂM

01 Tháng Sáu 20161:08 CH(Xem: 3542)
TUYỂN TẬP THỰC PHẨM CHO DƯỠNG SINH 12 THÁNG TRONG NĂM

Lịch dưỡng sinh lấy 24 tiết khí làm mốc thời gian, cung cấp tri thức và phương pháp để bảo vệ sức khỏe.


(Ảnh: internet)

(Ảnh: internet)

Tháng 1: Dưỡng Thận phòng lạnh

Nguyên tắc dưỡng sinh: Thu đông dưỡng Âm, dưỡng Thận phòng lạnh.

Chú ý rèn luyện: Đi tản bộ nhiều, chạy chậm … đồng thời chú ý giữ ấm để phòng ngừa bệnh về đường hô hấp phát sinh.

Lưu ý trong ăn uống: Bồi bổ hợp lý có thể kịp thời bổ sung khí huyết, ăn nhiều thịt dê, thịt gà, ba ba, nhân của quả hạch đào, táo, thịt quả long nhãn, khoai từ, hạt sen, hoa bách hợp, hạt dẻ…Các loại đồ ăn này có công hiệu bổ tỳ vị, ôn thận dương, kiện tỳ tiêu đàm, khỏi ho bổ phổi. Nếu thể chất có thân nhiệt nóng, dễ dàng phát hỏa có thể bồi bổ ít hơn, ăn nhiều ít thì tùy thể trạng cho thỏa đáng. Kỵ hết thảy vật lạnh, như kem ly, thực phẩm sống, nguội.

Tháng 2: Dương khí sinh sôi, mùa xuân thích hợp ủ ấm

Nguyên tắc dưỡng sinh: Xuân hạ dưỡng dương, thích hợp ủ ấm vào mùa xuân.

Sinh hoạt thường ngày: “Lập xuân mưa đến, dậy sớm ngủ muộn”, sau lập xuân khí hậu vẫn đang khô ráo, bổ sung nước cũng là điều rất cần thiết.

Lưu ý trong ăn uống: Ăn nhiều thức ăn cay ấm, như táo, đậu, hành tây, rau thơm, đậu phộng, rau hẹ, tôm bóc vỏ…Kỵ đồ quá cay. Mùa xuân dương khí mới sinh, nên ăn chút ít đồ cay ngọt, không nên ăn chua. Bởi vì vị chua ứng với tạng gan, có tính kìm nén lại, bất lợi đới với sinh sôi dương khí và tiết ra can khí, ăn uống bồi bổ cần phải cung cấp chỗ tốt cho tạng phủ.

Tháng 3: Ngủ trễ dậy sớm, ăn ngọt dưỡng gan

Nguyên tắc dưỡng sinh: Xuân hạ dưỡng dương, xuân dưỡng gan.

Lưu ý trong ăn uống: Nên ăn nhiều đồ ngọt, như táo, cơm cháy, khoai từ, rau hẹ, cải bó xôi, cây tể thái, thịt gà, gan gà…Ít ăn các thức nhiều chua như cà chua, chanh, quýt…Mùa xuân thích hợp ăn nhiều loại đồ ăn có thể ôn bổ Dương khí. Dược Vương Tôn Tư Mạc đời nhà Đường nói: “Mùa xuân nên ít ăn đồ chua, ăn nhiều đồ ngọt, dùng dưỡng Tỳ khí.”Trung y cho rằng Tỳ khí là vốn cho hậu thiên, mùa xuân ứng tạng gan, can khí vượng có thể làm tổn thương Tỳ, cho nên mùa xuân phải chú ý ăn nhiều thức ăn ngọt, ít đồ chua để dưỡng Tỳ.

Tháng 4: Điều tiết âm dương

Nguyên tắc dưỡng sinh: Bổ thận, điều tiết Âm Dương.

Dưỡng sinh then chốt: Bảo trì tâm tình thoải mái, lựa chọn động tác nhu hòa, trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, như đi chơi trong tiết thanh minh, tập thể dục, tập Thái Cực Quyền, tập thiền định… Phương diện bồi bổ ẩm thực, cần đúng giờ đúng lượng, tránh rượu chè ăn uống quá độ.

Lưu ý trong ăn uống: Ăn nhiều rau cải xôi, cây tể thái, hành tây, hoa quả, khoai từ, củ cây kỷ, thịt thỏ; ăn ít đồ ăn quá cay, nhiều mỡ, thức ăn lạnh, như ớt, thịt mỡ, cá biển, tôm biển…

Tháng 5: Chú ý tạng Tim

Nguyên tắc dưỡng sinh: Trung y luận rằng: “Vào hạ” trước sau lợi cho hoạt động sinh lý của tạng Tim. Vào lúc chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ mọi người cần thuận theo biến hóa của thời tiết, trọng điểm chú ý tạng Tim.

Điều dưỡng tinh thần: “Vào hạ”, trên tinh thần bảo trì tâm tình hài lòng, tránh quá vui quá giận làm suy giảm tâm dương.

Lưu ý trong ăn uống: Nên ăn nhiều đồ ăn thanh nhiệt lợi ấm, như đậu đỏ, ý dĩ nhân, đậu xanh, bí đao, mướp dây, cần tây nước, nấm mèo, ngó sen, cà chua, dưa hấu, khoai từ…Kiêng đồ ăn quá ngọt, quá cay như mỡ động vật, các loài cá biển tanh, hành tây, tỏi, ớt.

Tháng 6: Ngủ trễ dậy sớm

Nguyên tắc dưỡng sinh: Chú ý tăng cường thể chất, tránh phát sinh bệnh tật trong mùa, như cảm nắng, viêm tuyến nước bọt, thủy đậu.

Dưỡng sinh then chốt: Cần ngủ trễ dậy sớm, để thuận theo tự nhiên tăng cường dương khí, lợi cho vận hành khí huyết.

Lưu ý trong ăn uống: Lấy thức ăn thanh bổ làm nguyên tắc. Nên ăn các loại rau quả, các loại đậu, hoa quả… như lê, mướp đắng, dưa hấu, vải, xoài, đậu xanh, đậu đỏ… Kỵ thức ăn quá cay nhiều mỡ.

Tháng 7: Lao động nhàn hạ, bảo hộ dương khí

Nguyên tắc dưỡng sinh: Bảo hộ dương khí

Chú ý trong dưỡng sinh: Đối với người bị xuất huyết não mà nói, phải cam đoan ngủ đủ giấc, cũng tăng cường thông gió trong phòng, ở chỗ trời nóng oi bức phải chú ý giảm nhiệt. Còn phải chú ý vệ sinh ăn uống, tránh bệnh truyền nhiễm qua đồ ăn. Ngày nóng tránh bị cảm nắng là vô cùng quan trọng. Người lao động chân tay, ngoài lúc làm việc thì cần uống nhiều nước.

Lưu ý trong ăn uống: Thức ăn lấy thanh nhạt làm chủ, nhiều rau lá xanh và mướp đắng, dưa leo…, hoa quả thì nên dùng dưa hấu. Kỵ thức ăn quá cay nhiều mỡ.

Tháng 8: Thần chí an bình

Nguyên tắc dưỡng sinh: Đề phòng trúng gió hạ nhiệt

Chú ý trong dưỡng sinh: “Nắng gắt cuối thu” thuộc ấm khô, tổn hại nướt bọt của thân thể người, dễ làm khô da, khô mắt, khô cổ, ít nước bọt, tiểu vàng, táo bón… Người cao tuổi dễ bị bệnh tim mạch và tai biến mạch mãu não

Điều dưỡng tinh thần: Tinh thần sau “Lập thu” cần điều dưỡng đạt tới nội tâm yên bình, thần chí an tĩnh, tâm tình thoải mái, tránh quá đau buồn, để thích ứng mùa thu cần bình hòa.

Sinh hoạt thường ngày: Sinh hoạt cần ứng với “Ngủ sớm dậy sớm, giống như loài gà vậy”

Tháng 9: Điều hòa âm khí, giữ gìn dương khí, phòng cái khô của mùa thu

Nguyên tắc dưỡng sinh: Âm dương cân bằng, điều hòa âm khí, giữ gìn dương khí

Chú ý trong dưỡng sinh: Tâm tình vui vẻ, có thể rèn luyện thân thể. Phòng khí khô của mùa thu cũng rất quan trọng.

Lưu ý trong ăn uống: Ăn nhiều tây dương sâm, sa sâm, nhân hoa bách hợp, xuyên bối, bí đao, dưa leo, củ cải trắng, lê…Còn có thể dùng hành, gừng, đậu khấu, rau thơm để dự phòng và trị cảm mạo.

Kiêng: Đồ ăn tanh tôm cá biển, như cá hố, cua, tôm, rau hẹ, ớt …

Tháng 10: Kìm chế cảm xúc, dưỡng âm tinh

Nguyên tắc dưỡng sinh: Thu đông dưỡng Âm. Mùa thu phải bảo dưỡng âm khí trong cơ thể, khi khí hậu trở nên lạnh, chính là lúc thân thể thu lại dương khí, âm tinh ẩn núp bên trong, nên cần phải lấy dưỡng âm tinh làm chủ.

Điều dưỡng tinh thần: Chú ý kìm chế cảm xúc, tránh những chuyện vui buồn quá nhiều, bảo trì tâm tình hài lòng, bình an vượt qua mùa thu. Mùa thu đối ứng với nội tạng là phổi, cho nên lúc này cần đề phòng khí khô tà xâm phạm thân thể mà hao tổn âm tinh, tổn thương phổi.

Lưu ý trong ăn uống: Nên ăn nhiều hạt mè, gạo nếp, gạo tẻ, mật ong, gà, thịt bò, cá, táo, khoai từ… để tăng cường thể chất. Ăn ít hành, gừng, tỏi, đồ ăn quá cay.

Tháng 11: Ngủ sớm dậy muộn, bảo hộ dương khí

Nguyên tắc dưỡng sinh: Nghỉ ngơi dưỡng sức, tăng cường thể chất.

Điều dưỡng tinh thần: Điều dưỡng tinh thần trong tháng 11 cần làm được tinh thần yên tĩnh, bảo hộ dương khí, không nên tiêu hao âm tinh quá độ, cần bảo trì tâm thái hài lòng.

Sinh hoạt thường ngày: Trong sinh hoạt cần làm được ngủ sớm dậy muộn, đảm bảo ngủ đủ giấc, chú ý giữ ấm phần lưng, như vậy, có lợi cho ẩn núp dương khí, súc tích âm tinh, ăn mặc cũng chú ý giữ ấm. Ăn uống tuân theo nguyên tắc “Thu Đông dưỡng âm”.

Lưu ý trong ăn uống: Ăn nhiều thịt bò, thịt dê, gà đen, sữa đậu nành, sữa bò, củ cải trắng … Ăn ít đồ lạnh, như hải sản…

Tháng 12: Bồi bổ vừa phải, kết hợp động và tĩnh

Nguyên tắc dưỡng sinh: Bồi bổ “Theo người, theo mùa, theo đất” .

Trọng điểm dưỡng sinh: Dưỡng sinh nên vừa phải, kết hợp động và tĩnh. Tinh thần cần hướng về phương diện tích cực, bảo trì sự lạc quan. Người có thể chất yếu, hay chức năng tiêu hóa kém, cần “bồi bổ chậm”, thích hợp ăn nhiều “súp đương quy thịt dê”… Ăn nhiều rau quả, tránh đồ quá bổ, bồi bổ quá nhanh. Người thể chất tốt thì “Bồi bổ bình thường”, không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, để ngừa sinh nóng bên trong thân thể mà nảy sinh bệnh tật.

Lưu ý trong ăn uống: Ăn nhiều thịt dê, thịt bò, rau cần, củ cải trắng, khoai tây, cải trắng, rau cải xôi, táo, long nhãn…kỵ ăn thức ăn sống nguội, như hải sản quá lạnh hoặc đồ ăn lạnh.

Biên dịch: Minh Quân.

Biên tập: Tuệ Minh