Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Chương 1 Quán Sát Nội Tâm

11 Tháng Mười Một 20177:16 CH(Xem: 2872)
Chương 1 Quán Sát Nội Tâm
Upasika Kee Nanayon (K.Khao-suan-luang)
ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT
Tổng Hợp Các Bài Giảng của Nữ Thiền Sư Thái Lan 
Tỳ Kheo Thanissaro
Chuyển ngữ sang tiếng Anh và viết lời giới thiệu
Diệu Liên Lý Thu Linh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Chuyển Ngữ sang tiếng Việt
Chương 1

QUÁN SÁT NỘI TÂM

Tóm Tắt Pháp Hành

 Phương pháp thực hành này rất dễ học, có ngay kết quả, và thích hợp ở mọi lúc, mọi nơi, và cho mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Đó là sự thực hành ngay nơi thân này –cái thân cao dài hơn một sải– do tâm làm chủ. Thân này sở hữu rất nhiều thứ, từ thô đến tế, rất đáng cho chúng ta tìm hiểu.

 Những ai muốn thực hành Pháp này cần tự tu tập để biết các tiến trình sau đây:

 Thứ nhất, phải biết rằng thân được cấu tạo bởi nhiều thành phần, các phần chính là đất, nước, gió, và lửa; các phần phụ là các dáng vẻ bên ngoài dính chặt vào các phần chính như: màu sắc, hình dángmùi vị.

 Tất cả các thành phần này không bền vững, ô uế và gây phiền não. Nếu quán sát chúng một cách sâu xa hơn, ta sẽ thấy rằng thực chất của chúng không hiện hữu. Chúng chỉ là những duyên hợp, và không có gì đáng để được xem là “tôi” hay “của tôi”. Khi ta nhận thức rõ ràng thân này chẳng có “cái tôi” hay “của tôi”, thì khi ấy ta mới có thể buông bỏ những sự bám víu hoặc tham đắm vào thân như một thực thể, như cái ngã của ta, của người, hay cái này, cái kia.

 Thứ hai, xem xét các danh pháp (thọ, tưởng, hành và thức). Chú tâm theo dõi một sự thật là các pháp này đều có đặc tính sinh, trụ, diệt. Nói cách khác, bản chất của chúng là sinh, diệt, sinh diệt không dừng. Khi đã nhận thức được sự thật này, ta có thể buông bỏ sự bám víu vào các danh pháp như những thực thể –như là cái ngã của ta, của người, hay thứ này,thứ kia.

 Thứ ba, sự tu tập ở mức độ thực hành không chỉ là học, nghe hay đọc. Chúng ta còn phải thực hành để nhận thấy rõ ràng với chính tâm thức của mình trong các bước sau đây:

 Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào. Muốn được như thế, hãy để chánh niệmtỉnh giác làm chủ trong khi chúng ta quán niệm về thân và tâm cho đến khi tâm trụ vững chắc trong trạng thái an tịnh hoặc trung tính.

 Một khi tâm có thể trụ trong trạng thái bình lặng, ta sẽ thấy các hoạt động của tâm trong trạng thái tự nhiên của chúng là sinh và diệt. Tâm sẽ trở nên trống rỗng, xả và tĩnh lặng –không ưa không ghét– và tâm sẽ nhận biết các hiện tượng tâm sinh lý khi chúng sinh diệt một cách tự nhiên, theo nhịp độ riêng của chúng.

 Khi sự hiểu biết rằng, tất cả mọi thứ đều không có bản ngã riêng biệt trở nên thật rõ ràng, ta sẽ nắm bắt được một điều sâu xa hơn, vượt lên trên tất cả khổ đau, phiền nãothoát khỏi các vòng luân hồi –bất tử- thoát khỏi sinh tử, bởi vì tất cả những gì được sinh ra thì tự nhiên phải già, bịnh và chết.

 Khi nhận thấy rõ sự thật này, tâm ta sẽ trở nên rỗng không, không còn bám víu vào bất cứ gì. Nó cũng không cho rằng bản thân nó là tâm thức hoặc thứ gì khác. Nói cách khác, tâm sẽ không bám víu vào việc tự cho mình là cái gì cả. Còn lại tất cả chỉ là trạng thái thuần khiết của Pháp.

 Những ai nhận thấy rõ ràng trạng thái thuần khiết của Pháp chắc chắn sẽ trở nên nhàm chán đối với những khổ đau không dừng dứt trong cuộc đời. Khi họ biết một cách thấu đáo về chân lý cuộc đời và Pháp, họ sẽ thấy rõ ràng, ngay trong hiện tại, rằng có một cái gì đó vượt trội lên tất cả mọi khổ đau. Họ sẽ biết điều này mà không cần hỏi hay tin theo ai, vì Pháp là paccattam –điều mà bản thân mỗi người tự biết. Những người đã tự mình chứng nghiệm được chân lý này đều luôn chứng nhận điều đó.

Một Giờ Hành Thiền

 Đối với những ai chưa từng ngồi thiền, thì đây là phương cáchXếp bằng hai chân, chân này đặt lên chân kia, nhưng đừng chặn các dây thần kinh hay mạch máu, nếu không năng lượng chuyển động trong đôi chân sẽ bị ứ đọng, khiến ta đau. Ngồi thẳng và hai tay xếp chồng lên nhau, để trên đùi. Giữ đầu cao và lưng phải thật thẳng –như là có một cây thước dựng đứng ngay sau sống lưng. Chúng ta phải cố giữ thân thật thẳng. Đừng phí thì giờ để lưng khòm xuống rồi sửa thẳng trở lại, vì làm như thế tâm sẽ không thể nào lắng đọng và trở nên yên tịnh được.

 Giữ thân thật thẳng và chánh niệm vững chắc –vững chắc với từng hơi thở. Dầu hơi thở chúng ta có thô hay tế, cứ thở tự nhiên. Không cần phải cố gắng hít thở hoặc làm cho thân thể bị căng thẳng. Chỉ cần hít vào và thở ra một cách thoải mái. Chỉ có như vậy, tâm mới bắt đầu lắng đọng. Khi hơi thở trở nên vi tế một cách tự nhiên, tâm bắt đầu lắng đọng, thì hãy trụ nơi tâm. Nếu nó đi lang thang, hoặc vọng tưởng phát khởi, thì hãy giữ chánh niệm nơi tâm. Niệm tâm trên tâm trong từng hơi thở vào-ra trong suốt giờ hành thiền.

 Khi sử dụng hơi thở như sợi dây cột tâm vào một chỗ, để nó không đi lang thang nữa, thì chúng ta cần nhiều nhẫn nại. Nghĩa là, chúng ta phải chịu đựng đau đớnThí dụ, khi ngồi lâu tất nhiên ta sẽ thấy đau, vì trước đây ta chưa từng ngồi lâu như vậy. Vì thế trước tiên phải giữ tâm bình lặng, an nhiên. Khi cái đau phát khởi, đừng quan tâm tới nó. Hãy cố gắng buông bỏ nó càng nhiều càng tốt. Buông bỏ cái đau và trụ vào tâm. Đối với những ai chưa từng hành thiền, muốn làm được điều này cần nhiều thời gian. Bất cứ khi nào cái đau hay điều gì đó phát khởi, nếu tâm bị tham ái hay uế nhiễm chế ngự, thì nó sẽ phản kháng vì nó không thích bị đau. Nó chỉ muốn hưởng dục lạc mà thôi.

 Đó là lúc chúng ta phải thật kiên nhẫnchịu đựng sự đau đớn vì đau là điều bắt buộc phải xảy ra. Nếu cảm giác dễ chịu, xin đừng mê đắm nó. Nếu cảm giác đau đớn, xin đừng xua đuổi nó. Hãy bắt đầu bằng cách giữ cho tâm được an nhiên. Đó là điều cơ bản. Rồi thì bất cứ khi nào cảm giác lạc hay khổ phát sinh, xin đừng thích thú hay bực dọc. Hãy giữ cho tâm luôn an nhiên và tìm cách buông xả. Nếu cảm thấy rất đau, trước tiên bạn phải cố gắng chịu đựng, rồi buông bỏ tâm chấp thủ. Đừng nghĩ cái đau đó là của bạn. Hãy xem đó là cái đau của thân, cái đau tự nhiên.

 Nếu tâm bám chặt vào bất cứ điều gì, chắn chắn nó sẽ khổ. Nó sẽ phản kháng. Vì thế ở đây, chúng tacần chịu đựng một cách kiên nhẫn và rồi buông xảChúng ta cần phải thực tập để có thể thực sự đối phó với cái đau. Nếu ta có thể buông bỏ cái đau của thân, thì ta cũng sẽ có thể buông bỏ được các loạikhổ đau khác. Hãy quan sát cái đau, nhận biết nó, rồi buông bỏ nó. Một khi ta đã có thể buông bỏ nó, ta không cần phải chịu đựng nhiều. Dĩ nhiênlúc đầu chúng ta cần nhiều chịu đựng. Khi cái đau xuất hiện, hãy tách tâm khỏi cái đau. Hãy xem đó là cái đau của thân. Đừng để tâm cũng bị đau đớn theo.

 Đây là lúc mà ta cần đến tâm xả. Nếu chúng ta có thể giữ được sự bình thản khi vui cũng như lúc khổ, thì nó sẽ giúp cho tâm bình lặng –dầu cái đau vẫn còn đó. Tâm luôn nhận biếtchịu đựng cơn đau để rồi buông bỏ nó.

 Sau khi tu tập như vậy một thời gian, ta sẽ nhận thức được rằng các trạng thái của tâm quan trọng đến dường nào. Việc luyện tâm có thể rất khó, nhưng hãy cố gắng. Nếu có thời gianchúng ta có thể hành thiền ở nhà, vào buổi tối hay sáng sớm. Hãy luôn quán sát tâm, ta sẽ đạt được tri kiến từ chánh niệmtỉnh giác. Những ai không tu tập như thế sẽ trải qua –sinh, lão, bệnh, tử- mà không hiểu biết chút gì về tâm.

 Nếu ta biết rõ tâm mình, thì khi có bất cứ căn bệnh ngặt nghèo nào xảy đến, tâm chánh niệm sẽ giúp làm giảm sự đau đớn. Nhưng đó là điều ta phải thực hành. Không dễ, nhưng một khi tâm đã được rèn luyện tốt, thì không có gì thắng nổi nó. Tâm sẽ giúp ta thoát khỏi những đau đớn, khổ sở, và nó không còn lăng xăngbứt rứt. Nó sẽ yên tịnh và mát mẻ -tươi mát và rạng rỡ ngay bên trong nó. Vì thế, hãy cố gắng trải nghiệm tâm yên tịnh, lắng đọng này.

 Đây là một khả năng quan trọng cần được phát triển, vì nó sẽ làm yếu đi các ham muốnô nhiễm và mê đắm. Tất cả chúng ta đều bị nhiễm ôTham áisân hận và si mê luôn che mờ tâm trí ta. Nếu khônghành thiền tâm ta sẽ luôn bị nung đốt bởi khổ đau, phiền não. Các dục lạc từ vật chất bên ngoài cũng chỉ là niềm vui nửa vời, vì vẫn có khổ đau, phiền não trong sự si mê khi cho rằng các thứ này có thể mang đến niềm vui. Còn niềm vui trong thiền định, là niềm vui nhẹ nhàng, buông thư mọi thứ, thật sự thoát khỏi bất cứ khái niệm gì về tôi hoặc của tôi. Mong rằng chúng ta đạt được Pháp, đó mới là điều cốt lõi của tâm tỉnh thức không bị uế nhiễm, khổ đau hay bất cứ thứ gì quấy nhiễu.

 Dầu thân có đau, chúng ta cũng phải tìm cách buông bỏ. Thân chỉ là tập hợp của bốn yếu tố -đất, nước, gió và lửa. Nó luôn biểu hiện sự vô thường và khổ, vì thế hãy giữ tâm chánh niệm an nhiênbuông xả. Hãy để tâm vượt lên trên mọi cảm thọ –vượt trên lạc, trên khổ, trên tất cả mọi thứ.

 Tất cả chỉ cần sự nhẫn nại –chịu đựng và buông xả mọi thứ, biết rằng chúng không phải là ta, không phải của ta. Đây là điều mà chúng ta cần phải thực tập bền bỉ. Khi nói rằng chúng ta phải chịu đựng, có nghĩa là chúng ta phải thật sự chịu đựng. Đừng tự ý bỏ cuộc. Tâm tham ái sẽ luôn có mặt để thì thầm – bảo ta phải thay đổi mọi thứ, phải chạy theo thú vui này, thú vui kia- nhưng đừng nghe theo nó. Mà hãy lắng nghe lời Đức Phật khuyên ta phải buông bỏ tâm tham áiNếu khôngtham ái sẽ tự trau chuốt, tô vẽ mọi thứ; khiến tâm phản ứng, và không thể nào lắng đọng. Vì thế, chúng ta phải cố hết sức mình. Hãy xem một giờ hành thiền này là một tiếng đồng hồ đặc biệt – đặc biệt vì ta phải sử dụng sự chịu đựngđặc biệt để quan sát tâm trí mình.

Nếp Sống Cơ Bản

 Điều quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày của người thực hành Pháp (Dhamma) là gìn giữ giới luật và quan tâm đến chúng còn hơn cả mạng sống của mình –gìn giữ chúng để các vị Thánh Thiệnngợi khen. Nếu ta không có sự kính trọng như vậy đối với giới luật, thì các thói hư tật xấu đối nghịch với các giới luật, sẽ trở thành những thói quen hằng ngày của ta.

 Những thiền sinh nào coi sự phạm giới là việc nhỏ, không đáng kể, sẽ hoàn toàn làm hỏng sự tu tậpcủa mình. Nếu ta không thể thực hành những điều căn bản này trong bước đầu thực hành Pháp, thì nó sẽ làm hư hoại tất cả những phẩm chất mà ta đang cố gắng phát triển trong các bước kế tiếp. Đó là lý do tại sao ta phải gìn giữ giới luật như một nền tảng căn bản và luôn tự kiểm soát bản thân xem có hành động nào phạm giới. Chỉ có như vậy, thì ta mới được lợi ích từ việc tu tập, nhắm loại trừ khổ đau ngày càng chính xác hơn.

 Nếu ta chỉ hành động theo sự ham muốn và tham đắm của bản ngã mà không sợ lửa uế nhiễm, thì chúng ta sẽ phải chịu đau khổ không chỉ ở kiếp sống này mà cả ở những kiếp sống tương lai. Nếu chúng ta không có lương tâm – cảm giác xấu hổ khi nghĩ tới việc thực hiện các hành động xấu và sợ hãicác hậu quả- thì sự tu tập của ta sẽ ngày càng thối lui.

 Khi người ta sống không lề lối -không có cả những đạo đức cơ bản do giới luật đề ra- thì không có cách gì họ có thể đạt được thanh tịnhChúng ta cần phải quán sát bản thânHiện tại chúng ta đang phạm giới trong tư tưởnglời nói và hành động bằng cách nào? Nếu ta chỉ để mọi thứ trôi qua, mà không hề có ý định quán sát bản thân để xem xét các tai hại đến từ việc vi phạm giới, chạy theo uế nhiễm, thì công phu tu tập của ta ngày càng thoái hóa. Thay vì hủy diệt nhiễm ôđau khổ, nó lại cúi đầu trước uy lực của chúng. Nếu đó là sự thật, thì tai hại sẽ như thế nào? Tâm đã bị lệ thuộc đến mức độ nào? Đây là những điều mà chúng ta phải tự khám phá. Làm được như thế, thì công phu tu hành tự quán chiếu đối với những vấn đề phức tạp hơn sẽ có kết quả mỹ mãn, và chúng ta sẽ không bị lạc đường, sai lối. Vì lý do này, bất cứ khi nào tham ái hay nhiễm ô xuất hiện trong hành động của mình, chúng ta phải chận bắt được nó và quán sát xem điều gì đang diễn ra trong tâm.

 Khi chúng ta có thể nhận thức với tâm thực sự chánh niệm tỉnh giác, ta sẽ thấy được nọc độc và sức mạnh của uế nhiễm. Ta sẽ cảm thấy chán ngán chúng, muốn hủy diệt chúng càng nhiều càng tốt. Nhưng nếu ta dùng tâm uế nhiễm để quán sát sự vật, thì chúng cho là mọi việc đều tốt đẹp. Cũng như khi chúng ta có định kiến ưa thích một ai đó. Dầu người đó làm điều sai quấy, ta vẫn cho là họ đúng. Đó là tính cách của các uế nhiễm. Chúng cho rằng mọi việc ta làm đều đúng và đổ tất cả lỗi lầm lên người khác hoặc vật khác. Vì vậy chúng ta không thể tin tưởng nó – cảm giác của một cái “ngã” đầy ham muốn và uế nhiễm đang làm chủ trái tim. Chúng ta hoàn toàn không thể tin cậy nó.

 Tính hung hãn của nhiễm ô, hay cái “ngã” này, giống như ngọn lửa bạo cuồng đang đốt cháy một khu rừng hay một căn nhà. Nó sẽ chẳng nghe ai hết, mà chỉ tiếp tục cháy, tiếp tục thiêu hủy nội tâm ta. Và không chỉ có thế. Nó còn luôn tìm cách thiêu đốt người khác nữa.

 Lửa của khổ đau, của uế nhiễm, thiêu hủy tất cả những ai không biết quán chiếu bản thân hoặc không biết cách dập tắt lửa. Những người như thế sẽ không chống đỡ nổi uy lực của uế nhiễm, không thể làm gì khác ngoại trừ việc đi theo sự dẫn dắt của tâm tham ái. Ngay khi bị kích hoạt, họ liền đi theo sự sai khiến của ham muốn. Vì thế, những cảm xúc nơi tâm do các uế nhiễm kích hoạt được xem là rất quan trọng, vì chúng có thể dẫn dắt ta làm những điều xằng bậy mà không biết xấu hổ, không biết sợ hậu quả–nghĩa là chắc chắn ta sẽ phạm giới luật.

 Một khi chúng ta chạy theo uế nhiễm, chúng sẽ rất hài lòng – giống như những kẻ phóng hỏa cảm thấyvui sướng khi nhà cửa người khác bị đốt sạch. Ngay khi ta thóa mạ người khác, hoặc rỉ tai những chuyện tầm phào với ác tâm, thì các uế nhiễm rất thích thú việc đó. Cái “ngã” của ta rất thích điều đó, vì khi ta làm theo sự sai khiến của nhiễm ô như thế, nó rất hài lòng. Kết quả là nó sẽ tiếp tục vun bồi các thói hư tật xấu đối nghịch lại với các giới luật, nó đang sa vào địa ngục ngay trong cuộc sống này mà không ý thức được điều đó. Vì vậy, hãy nhìn cho tường tận những tai hại mà uế nhiễm có thể mang đếncho ta, để xem ta có nên tiếp cận với chúng, nên xem chúng là bạn hay thù.

 Ngay khi một quan điểm hay ý nghĩ sai lầm nào phát khởi trong tâm, chúng ta cần phân tích chúng và quay vào bên trong để nhận biết các yếu tố ấy nơi nội tâm ta. Dầu các uế nhiễm liên quan đến vấn đềgì, chúng luôn chú tâm tìm lỗi của người, vì thế ta phải quay lại, quán sát nội tâm của mình. Khi chúng tanhận ra lỗi của mình, và tỉnh thức –đó chính là nơi mà việc học Pháp (Dhamma), việc hành Pháp của chúng ta đã hiển lộ những phần thưởng thực sự của nó.

Tiếp Tục Hành Thiền

 Đoạn kinh để quán về tứ vật dụng (y phụcthức ăn, chỗ ở, và thuốc men) là một đề mục thiền quánhữu ích, nhưng chúng ta chưa bao giờ thực sự mang nó ra áp dụngChúng ta học thuộc lòng kinh này, không phải để giết thời gian hoặc để thỉnh thoảng chúng ta có thể nói về nó, mà là để ta quán tưởng về các vật dụng này, thật sự hiểu chúng với tâm chánh niệm tỉnh giác. Nếu ta thật sự ngồi xuống để quán chiếu dựa theo đoạn kinh này, tâm chúng ta sẽ ít bị các tư tưởng bất thiện khuynh đảo. Nhưng rất hiếm người chịu đem điều này ra thực hành liên tục. Đa phần là do chúng ta không quan tâmChúng takhông thích quán tưởng về những điều như thế. Nhưng lại thích nghĩ xem món này ăn ngon hay không. Nếu không ngon, thì làm sao sửa lại cho ngon. Đó là những thứ ta thích nghĩ đến.

Hãy cố gắng quán về sự ô nhiễm trong thực phẩm và về vật chất nói chung, để thấy rằng chúng thật sự không có một thực thể hay bản ngã nào. Thân vật chất này không có thực thể nào, tất cả sẽ thối rữa, tan rã. Thân này giống như một nhà vệ sinh trên hầm chứa phân. Chúng ta có thể trang hoàng cho nhà vệ sinh thật đẹp, thật thơm tho, nhưng bên trong đầy ẫy những thứ dơ bẩn, đáng kinh tởm nhất. Bất cứ khi nào chúng ta thải ra thứ gì, chúng ta cũng tự thấy gớm ghiếc; nhưng ta có gớm ghiếc, nó cũng ở bên trong ta, trong ruột ta –phân hủy, đầy dẫy giun sán và hôi thối. Chỉ có một lớp da mỏng che đậy nó, vậy mà ta cũng lụy vì nó, bám chặt vào nó. Chúng ta không nhìn thấy sự phân hủy không dừng của thân này, dầu nó thải ra bao chất bẩn, bao mùi hôi thối.

 Lý do chúng ta được khuyên phải học thuộc lòng đoạn kinh về các vật dụng, và dùng nó để quán tưởnglà để ta có thể nhận thức được sự vô thường của thân. Để ta thấy rằng không có “ngã” trong bất cứ danh pháp hay sắc pháp nào.

 Chúng ta quán tưởng về các danh pháp để nhận thấy rõ ràng rằng nó không có cái “ngã”, để thấy được điều này trong từng phút giây. Các sát-na tâm – sanh, trụ, diệt của các cảm thọ nơi tâm – rất tinh tế và biến chuyển rất nhanh. Để nhận ra chúng, tâm phải thật yên tịnh. Nếu tâm bận rộn với nghĩ suy, với các vọng tưởng thì chúng ta sẽ không thể thấu rõ được chúng. Chúng ta sẽ không thấy các đặc tính của tâm khi nó tiếp xúc với các đối tượng, hoặc không nhận biết cái gì đang sinh, đang diệt trong tâm như thế nào.

 Đây là lý do tại sao chúng ta phải hành thiền: để tâm lắng đọng, để thiết lập nền tảng cho thiền địnhThí dụchúng ta có thể chú tâm vào hơi thở, hoặc ý thức đến cái tâm đang chú tâm vào hơi thở. Thật ra, khi ta chú tâm vào hơi thở, ta cũng đang ý thức đến tâm. Và như vậy, tâm là cái đang biết đến hơi thở. Vì thế tâm chỉ nên trụ trên hơi thở. Đừng nghĩ về bất cứ điều gì khác, rồi thì tâm sẽ lắng đọng và yên tịnh. Một khi tâm đạt được mức độ yên tĩnh này, đó là thời điểm ta thực sự hành thiền.

 Lắng đọng tâm để chúng ta có thể thiền quán là việc mà ta phải thực hành liên tục ở giai đoạn khởi đầu. Tương tự, ta cũng phải rèn luyện để luôn chánh niệmtỉnh thức trong mọi hoạt động của mình. Chúng ta phải thực sự luyện tập điều này không ngừng nghỉ, lúc nào cũng thếĐồng thờichúng ta phải sắp xếp những điều kiện sống để không bị bất cứ mối quan tâm nào làm ta xao lãng.

 Hiện tạidĩ nhiên là ta có thể thực tập bất cứ lúc nào –thí dụ, khi đi làm về, ta có thể ngồi xuống hành thiền một lúc– nhưng khi chúng ta nghiêm chỉnh thực hành liên tục, để biến nó trở thành một thói quenthì khó hơn nhiều. “Biến thành thói quen” nghĩa là chúng ta hoàn toàn chánh niệmtỉnh thức với từng hơi thở ra vào, bất cứ chúng ta đang ở đâu, làm gì, dầu mạnh khỏe hay bệnh hoạn, bất chấp việc gì đang xảy ra bên trong hay bên ngoài. Tâm phải ở trong trạng thái tỉnh thức hoàn toàn trong khi vẫn theo dõi sự sinh, diệt không ngừng nghỉ của các danh pháp- cho đến khi ta có thể ngăn không cho tâm tạo tác vọng tưởng theo sự điều khiển của tham và uế nhiễm giống như nó vẫn làm trước khi chúng ta bắt đầu tu tập.

Mỗi Hơi Thở Vào-Ra

 Cố gắng giữ chánh niệm trong từng hơi thở để nhận ra tâm lắng đọng giống như thế nào? Rất đơn giản, tất cả các quy luật đều được chỉ bày nhưng khi chúng ta thực sự thực hành, thì như có cái gì đó ngăn trở. Rất khó khăn. Khi chúng ta để cho tâm nghĩ đến 108 hay 1.009 thứ về bất cứ vấn đề gì, chúng ta thấy việc đó vô cùng dễ dàng, chẳng khó chút nào. Hãy thử xem nếu chúng ta có thể khiến tâm đối đãi với hơi thở giống như nó đã làm với nhiễm ôCố gắng đem tâm tiếp xúc với hơi thở rồi bạn sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra. Thử xem bạn có thể phá tan được nhiễm ô với mỗi hơi thở ra vào không. Tại sao tâm có thể tiếp xúc với uế nhiễm cả ngày nhưng lại chẳng để ý gì xem suốt ngày đó hơi thở của mình thô hay tế?

 Vậy chúng ta hãy thử và quán sátÝ thức rõ ràngsáng suốt có thể bắt nguồn từ việc chú tâm liên tụcnơi tâm: Tuy nhiên đôi lúc nó cũng bị lu mờ khi có sự xúc chạm giác quan mạnh mẽ. Nhưng nếu ta có thể trụ trên hơi thở như một điểm tựa, thì trạng thái tâm đó trở nên vững vàngchắc chắn và an toànhơn. Vì tâm có hai rào chắn bao quanh: chánh niệm cùng với hơi thở. Nếu chỉ có một rào chắn, nó có thể bị bẻ gẫy dễ dàng.

Chọn Một Vị Thế

 Bình thường tâm không tự ý dừng lại để quán sát, để tìm hiểu bản thân, chính vì vậy chúng ta phải không ngừng rèn luyện tâm để nó lắng đọng, trở nên yên tịnh, không còn lăng xăngtán loạn. Hãy để cho tham ái và các tiến trình suy tưởng lắng xuống. Hãy để tâm chọn một vị thế trong trạng thái an nhiên, không ưa, không ghét bất cứ điều gì. Để đạt được mức độ căn bản của rỗng không và giải thoát, trước hết chúng ta cần chọn một vị thế. Nếu ta không có một vị thế để từ đó đo lường mọi thứ, thì ta sẽ khó có tiến bộ. Nếu sự tu tập, hành thiền của chúng ta khi có, khi không –một chút này, một chút kia– thì chúng ta sẽ không đạt được kết quả gì. Vì thế, trước hết tâm phải chọn lấy một vị thế.

 Khi chúng ta tạo được vị thế nơi tâm có thể duy trì trạng thái an nhiên, không sa vào tương lai hay quá khứ. Hãy để tâm tự nhận biết bản thân trong vị thế hiện tại: “Ngay bây giờ, đó là trạng thái an nhiên. Cái ưa, cái ghét chưa phát khởi. Tâm chưa có vấn đề gì. Nó chưa bị tham ái quấy nhiễu”.

 Kế đến hãy quan sát trạng thái cơ bản của tâm để xem nó có an nhiênvắng lặng. Nếu chúng ta thực sự nhìn vào bên trong, thực sự ý thức bên trong, thì cái đang quan sát và đang biết là tâm chánh niệmtỉnh giác trong và của chính nó. Chúng ta không cần tìm kiếm bất cứ thứ gì, ở bất cứ đâu để đến thực hiện việc quan sát cho chúng ta. Ngay khi ta vừa dừng lại để xem tâm có ở trong trạng thái an nhiên, thì nếu tâm an nhiên, ta lập tức biết tâm an nhiên. Nếu nó không an nhiên, ta cũng biết như thế ngay lập tức.

 Hãy cố gắng giữ sự chú tâm này. Nếu chúng ta có thể duy trì cái biết này liên tục, thì tâm cũng sẽ có thể duy trì vị thế của nó liên tục. Ngay khi chúng ta vừa chợt nghĩ là cần quán sát điều gì đó, thì ta lập tức dừng lại và quán sát mà không cần phải đi tìm kiếm cái biết ở nơi nào khác. Ta quán sát, ta biết ngay nơi tâm, biết rằng nó có trống vắng, yên tịnh hay không. Nếu có, thì ta quán chiếu xem nó trống vắng như thế nào, nó yên tịnh như thế nào. Đây không phải là trường hợp mà một khi tâm trống vắng, yên tịnh là chấm dứt. Không phải là như thế chút nào. Chúng ta phải tiếp tục theo dõi; phải luôn quán sát. Chỉ có như thế chúng ta mới nhận ra được sự chuyển hóa – sinh và diệt– xảy ra ngay nơi cái rỗng không, cái yên tịnh, cái trạng thái an nhiên.

Cặn Kẽ Của Niềm Đau

 Luôn kiểm soát tâm là cách giúp ta hiểu cuộc sống là gì. Là phương cách tu tập giúp ta biết hành xử như thế nào hầu diệt bỏ được khổ đau, phiền não -vì những khổ đau do nhiễm ôtham ái và bám víuchắc chắn là nằm dưới nhiều dạng. Nếu chúng ta không hiểu rõ về khổ đau, phiền não qua chánh niệmtỉnh giácchúng ta sẽ sống mất cảnh giác, trôi theo bất cứ nơi nào mà hoàn cảnh đưa đẩy.

 Chánh niệm tỉnh giác là dụng cụ giúp chúng ta hiểu rõ bản thân, trui rèn chúng ta để ta không thất niệmhoặc tự mãn, không quên rằng cơ bản cuộc đời là khổ.

 Chúng ta phải thật sự hiểu được điều này để không sống một cách buông lung. Sự đau đớnbứt rứtluôn tràn đầy thân tâm, tất cả cho chúng ta thấy chân lý của vô thường, khổ và vô ngã trong ta. Nếu chúng ta quán chiếu về những gì đang xảy ra nơi nội tâm, đi sâu vào các chi tiết, ta sẽ thấy sự thật hiển hiện ở bên trong và bên ngoài, tựu trung tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã. Nhưng bản chất của tâm si mê sẽ nhìn sự việc một cách sai lầm –như là thường hằng, lạc và ngã– vì thế nó khiến chúng ta sống hời hợt, buông lung, dù không có chi bảo đảm là cuộc sống của chúng ta sẽ kéo dài trong bao lâu.

 Mơ mộngảo tưởng khiến chúng ta quên rằng mình đang sống giữa những nỗi đau thươngphiền não–phiền não của nhiễm ô, nỗi đau của hiện hữu. Sinh, lão, bệnh, tử: Tất cả đều là khổ đau, phiền nãotrong vô thườngbiến đổi. Đấy là những thứ mà chúng ta không thể khống chế, vì chúng vận hành theo định luật của nghiệp (kamma) và những nhiễm ô mà chúng ta đã tích lũy từ bao đời. Cuộc sống trôi nổitheo vòng luân hồi như thế thì có gì ngoài phiền não và khổ đau.

 Nếu chúng ta có thể tìm được phương cách để phát triển chánh niệm tỉnh giác, thì chúng ta sẽ cắt đứt được vòng luân hồi để không phải tiếp tục trôi lăn trong luân hồi sinh tửChánh niệm tỉnh giác sẽ giúp chúng ta hiểu rằng sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, và rằng đây là tất cả những thứ mà nhiễm ô, chấp, và tham ái không ngừng đuổi theo trong vòng luân hồi.

 Vì thế khi có cơ hội, chúng ta cần phải nắm bắt chân lý đang hiển hiện nơi thân và tâm. Rồi chúng ta sẽ dần hiểu rằng sự chấm dứt của khổ đau, phiền não, sự chấm dứt của uế nhiễm là chức năng của việc hành Pháp (dhamma). Nếu không tu tập, không hành Phápchúng ta sẽ tiếp tục trôi lăn trong vòng luân hồitái sinh khủng khiếp – lại sinh, lão, bệnh, tử, do nhiễm ôchấp thủ và tham ái dẫn lôi, khiến ta lại khổ đau, lại phiền nãoChúng sinh, đa phần không biết do đâu mà họ phải khổ đau, phiền não, vì họ chẳng bao giờ quán sát chúng, chẳng bao giờ quán chiếu về chúng, vì thế họ luôn si mê, hoang tưởng, lang thang trôi nổi không bao giờ dừng.

 Nếu chúng ta có thể dừng lại và lắng đọng, tâm sẽ có cơ hội được giải thoát, được quán tưởng về khổ, và rồi buông bỏ nó. Điều này mang lại cho tâm một sự an lạc trong chừng mực nào đó, vì nó không còn ham muốn bất cứ thứ gì nằm trong vòng luân hồi sinh tử -vì nó thấy rằng không có gì trường tồn trong đó, ngoài khổ đau, phiền não không dừng. Bám víu vào bất cứ thứ gì cũng là phiền não. Đó là lý do tại sao ta cần phải có chánh niệm tỉnh giác, để ta có thể giám sát tâm, giữ cho nó yên tịnh, không để cho nó sa vào cám dỗ.

 Phương cách tu tập này vô cùng quan trọng. Những kẻ không học hay hành Pháp đã hoang phí kiếp người của họ: Họ sinh ra trong u mê và sống trong u mê. Nhưng nếu tu hành theo Pháp,chúng ta sẽ trở nên khôn ngoan đối với khổ, biết con đường đạo để tự giải thoát bản thân.

 Một khi chúng ta tu tập theo chánh pháp, các nhiễm ô sẽ không thể lôi kéo chúng ta đi loanh quanh và thiêu đốt chúng ta, vì chúng ta bắt đầu thiêu hủy chúng. Chúng ta nhận ra rằng càng có thể thiêu hủynhiễm ô thì tâm ta càng trở nên mạnh mẽ. Trái lại, nếu ta để cho nhiễm ô thiêu hủy, thì sức mạnh của tâm sẽ dần bị suy sụt. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hết sức cẩn thận về điều này. Hãy tiếp tục thiêu hủy các nhiễm ô trong mọi hành động của mình, rồi chánh niệm tỉnh giác sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nó sẽ dũng cảm đương đầu với bất cứ khổ đau, phiền não nào.

 Chúng ta phải nhận ra rằng không có gì trong cuộc sống này ngoại trừ phiền não. Không có gì thoải máicả. Cái biết do chánh niệm tỉnh giác mang đến, khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán với cuộc sống, vì nó nhận biết mọi vật như chúng là, ở bên trong cũng như bên ngoài thân ta.

 Cả thế gian này chẳng là gì hết, ngoài ảo tưởng, ngoài khổ ách. Những người không biết Pháp, không hành Pháp – dầu có địa vị hay danh phận gì trong xã hội - thì họ cũng sống một cuộc đời đầy ảo vọng, mông lung. Khi ngã bệnh hoặc sắp từ giã cõi đời, họ sẽ đau khổ rất nhiều vì họ đã không dành thời gianđể tìm hiểu về các nhiễm ô đang thiêu đốt tâm thức họ mỗi ngày. Nếu chúng ta kiên trì thực tậphọc hỏivà chiêm nghiệm – coi đó như những sinh hoạt hằng ngày – nó sẽ giúp cho ta thoát khỏi mọi khổ đau, phiền não. Biết được như thế thì làm sao chúng ta có thể không muốn tu tập?

 Tuy nhiên, chỉ những người có trí mới có thể kiên trì tu tập. Những kẻ u mê thì chẳng muốn để tâm tới. Họ thà chạy theo nhiễm ô hơn là thiêu hủy chúng. Để có thể hành Phápchúng ta cần có chút trí tuệ – vừa đủ để nhận biết rằng chính uế nhiễm đem đến cho ta phiền não, khổ đau. Có vậy thì công phu tu tập của ta mới được tiến bộ. Và dầu việc hành Pháp có gian nan, khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn tiếp tục tu hành cho đến giờ phút cuối.

 Chúng ta cần biết rằng việc tu tập không phải là việc mà chúng ta có thể lâu lâu làm một lầnChúng taphải công phu tu tập suốt cuộc đời. Dầu thân tâm ta có bị đớn đau, bị dày vò đến tuôn tràn nước mắt,chúng ta cũng vẫn phải giữ cuộc sống thánh thiện vì ta đã thực sự chọn lựa điều đó. Nếu ta không duy trì cuộc sống thánh thiện, ta sẽ bị chìm trong đau khổ và bị nhiễm ô thiêu đốt. Vì thế, ta phải học từ các nỗi đau của mình. Hãy cố gắng chiêm nghiệm nó cho đến khi chúng ta có thể hiểu được nó, buông bỏnó, rồi ta sẽ đạt được phần thưởng cao quý nhất trong đời.

 Đừng nghĩ rằng chúng ta có mặt ở đời là để hưởng thụ những mức độ tiện nghi vật chất thế này thế kia. Mà chúng ta có mặt là để trải nghiệm khổ đau, truy nguyên khổ đau và để tìm ra cho được các phương pháp thực hành để giải thoát khổ đau. Đó là điều quan trọng nhất. Ngoài ra mọi thứ khác đều tầm thường, không quan trọng. Tất cả những gì quan trọng đều nằm ngay nơi sự hành Pháp.

 Đừng nghĩ rằng nhiễm ô sẽ dễ dàng biến mất. Khi nhiễm ô không hiển hiện dưới các dạng thô, chúng sẽ xuất hiện dưới những dạng vi tế - và sự tai hại của các nhiễm ô vi tế này rất khó nhận biết. Nếu muốn loại trừ các nhiễm ô vi tế, thì việc hành thiền của chúng ta cũng phải trở nên vi tếChúng ta sẽ nhận rarằng qua Pháp hành này ta quán chiếu để nhận diện được từng chi tiết bên trong ta, giống như ta mài bén các khí cụ, để khi phiền nãokhổ ách xuất hiệnchúng ta có thể làm chúng suy yếu và triệt hạchúng. Nếu chánh niệm tỉnh giác của chúng ta kiên cường, thì nhiễm ô sẽ phải chịu đầu hàng. Nhưng nếu chúng ta không trui rèn chánh niệm tỉnh giác cho kiên cường, thì nhiễm ô sẽ nghiền nát ta ra từng mảnh vụn.

 Chúng ta được sinh ra để chiến đấu với nhiễm ô và để củng cố chánh niệm tỉnh giácCông phu tu tậpcủa chúng ta sẽ thêm giá trị nếu trong đời sống hằng ngày chúng ta liên tục chiến đấu với phiền não, khổ đau do uế nhiễm, ái dục và cám dỗ tạo ra – và lúc đó các nhiễm ô sẽ yếu đi trong khi chánh niệmtỉnh giác trở nên mạnh mẽ. Chúng ta sẽ cảm nhận được tâm không còn loạn động và lăng xăng như trước nữa. Nó đã trở nên an bình và tĩnh lặng. Phiền não do nhiễm ô, tham đắm và chấp thủ đã yếu dần. Dầu ta chưa hoàn toàn quét sạch được chúng, nhưng chúng dần yếu đi vì ta không nuôi dưỡngchúng nữa. Không cho chúng có nơi nương tựa. Và chúng ta tiếp tục làm những gì có thể để khiến chúng luôn suy yếu đi, mỏng manh đi.

 Chúng ta phải can đảm trải nghiệm phiền não và khổ đau, vì khi không cảm thấy khổ, chúng ta thường sinh tự mãn. Nhưng khi sự đau đớnkhổ não dày xéo thân tâmchúng ta phải sử dụng chánh niệm tỉnh giác để tự chủ. Đừng để tâm yếu mềm. Có vậy, chúng ta mới có thể tiêu diệt được khổ đau và phiền não.

 Chúng ta phải học từ trong khổ đau để cuối cùng tâm có thể được giải thoát khỏi khổ, thay vì luôn yếu đuốichịu thua nó. Chúng ta phải can đảm chiến đấu với nó đến mức cuối cùng –khi chúng ta đạt đếnmức có thể buông bỏ nó. Khổ luôn có mặt trong thân tâm này. Nó hiện diện nơi đây để ta nhận nhìn nó trong từng phút như một trạng thái tự nhiên, chứ không phải là cái đau của ta, đấy là khổ của các uẩn [sắc, thọ, tưởng, hành và thức]. Biết được điều này có nghĩa là chúng ta có thể tách biệt các đặc tínhcủa sắc và danh - thấy chúng tương giao như thế nào, biến đổi như thế nào. Thật diệu kỳ! Quán sát cái đau lại giúp ta tích lũy được nhiều chánh niệm và tỉnh giác.

 Nhưng nếu chúng ta chỉ lo hưởng thụ dục lạctiện nghi, ta cũng sẽ luôn u mê như bao chúng sinhphàm phu khác. Họ trôi lăn theo dục lạc do thấy, do nghe theo những gì họ thích – nhưng khi khổ đau xuất hiện và nước mắt tuôn tràn trên đôi má, thì họ sẽ đau khổ dường nào! Và càng khổ đau hơn khi họ phải xa lìa những người họ yêu mến. Tuy nhiên, với những người biết hành Pháp như chúng ta thì ta sẽ không bị u mê như vậy, vì ta thấy rõ trong từng giây phút là chẳng có gì ngoại trừ phiền não phát sinh, kéo dài, và rồi biến mất. Ngoài phiền não, không có gì phát sinh; không có gì hoại diệtPhiền não có mặt để ta có thể nhận thấy nó trong từng giây phút. Nếu chúng ta quán chiếu về nó, nhất định chúng ta sẽ nhận diện được nó.

 Vì vậychúng ta không thể để cho bản thân sống trong sự xao lãngChân lý là đó, nên chúng ta phải tu tập để nhận biết nó – nhất là trong khi chúng ta đang hành PhápChúng ta phải luôn chiêm nghiệm về phiền não để nhận ra muôn hình vạn trạng của nó. Các vị A-la-hán sống không xao lãng, vì họ luôn biết được chân lý này, và tâm họ trong sạchthánh thiện. Còn chúng ta với những uế nhiễm của mình, chúng ta phải luôn cố gắng tu tập, vì khi chúng ta không ngừng giám sát tâm mình với chánh niệm tỉnh giácchúng ta có thể giữ cho tâm không bị nhiễm ô làm cho mê mờ. Ngay cả khi bằng cách nào đó, nhiễm ô có thể làm cho tâm ta bị mê mờ, thì ta vẫn có thể dẹp tan sự mê mờ đó và làm cho tâm trở nên trống rỗng, giải thoát.

 Đây là Pháp hành để làm suy yếu tất cả các nhiễm ô, tham đắm và chấp thủ trong ta. Bằng cách thực hành Phápđời sống của chúng ta sẽ trở nên tự doVì vậy chúng ta hãy tiếp tục tu tập, đừng tự mãn. Dầu phần đời còn lại của chúng ta dài tới đâu, chúng ta cũng phải kiên trì tu tập với tất cả khả năng của mình, nhờ thế chúng ta sẽ đạt được chánh niệm tỉnh giác để nhìn thấy sự thật ngay nơi bản thân, để có thể buông bỏ - giải thoát khỏi mọi khái niệm về ngã - không ngừng nghỉ.

Biết Đúng Bằng Trí Tuệ

 Tâm, nếu được giám sát bằng chánh niệm tỉnh giác, sẽ không gặp bất cứ khổ đau nào do hoạt độngcủa nó mang tới. Nếu khổ đau phát khởichúng ta sẽ nhận ra nó ngay, để có thể hủy diệt nó. Đây là điều mà chúng ta có thể thực hành liên tục. Và chúng ta có thể thử thách bản thân bằng cách nhận xétxem sự tỉnh thức toàn vẹn của ta vi tếcặn kẽ đến mức nào. Bất cứ khi nào ta phóng tâm, chạy theo sựtiếp xúc với bên ngoài, thì tâm có thể duy trì được vị thế căn bản của chánh niệm tỉnh giác bên trong không? Phương cách thực hành mà chúng ta cần phải rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày là phải luôn có chánh niệm, luôn có mặt trong giờ phút hiện tại. Hãy thực hành trong mọi động tác: đi, đứng, nằm, ngồi. Phải chắc chắn rằng chánh niệm luôn có mặt.

 Sống trong thế gian này – với các hiện tượng tâm sinh lý của ngũ uẩn - cho chúng ta khá nhiều cơ hội để chiêm nghiệmChúng ta phải cố gắng quan sát chúng, quán tưởng về chúng, để có thể hiểu về chúng – vì những sự thật mà chúng ta cần biết nơi thân tâm có mặt ngay đây trong từng phút giây. Chúng ta không cần phải quan tâm đến những vấn đề khác. Tất cả những gì chúng ta cần đã có ngay nơi thân tâm này. Khi chúng ta có thể giữ cho tâm luôn chánh niệm trọn vẹnchúng ta có thể quán chiếuvề chúng.

 Nếu chúng ta quán tưởng đến những hiện tượng tâm sinh lý, để xem chúng phát khởi, rồi qua đi như thế nào ngay trước mắt, ngay hiện tại, và không quan tâm đến những chuyện bên ngoài – giống như mắt tiếp xúc với cảnh, tai với âm thanh - thì sẽ không có nhiều vấn đề nữa. Tâm có thể ở trạng thái bình thường, thăng bằng, tĩnh lặng, không bị xáo trộn bởi nhiễm ô hoặc phiền não do sự xúc chạm mang đến. Tâm có thể tự bảo vệ và duy trì sự cân bằng. Chúng ta sẽ cảm nhận được rằng nếu ta chánh niệmđược chính sự tỉnh thức, mà không bị cuốn theo những việc bên ngoài như phán đoán, đặt tên, suy tưởng, thì tâm sẽ thấy mọi thứ phát khởi, rồi qua đi liên tục như thế nào – và nó không bị lôi kéo bởi bất cứ cái gì. Tâm không còn bị ràng buộc, nó rỗng không và giải thoát. Nhưng nếu tâm chạy theo việc phán đoán cho cái này, cái kia là tốt hay xấu, là “tôi” hoặc “của tôi”, hoặc bám víu vào bất cứ vật gì, thì nó sẽ trở nên loạn động, không yên.

 Chúng ta phải biết rằng nếu như tâm thức có thể yên tịnhtỉnh thức hoàn toàn, ngay hiện tại, và có thể quán sát mọi hoạt động, thì các hình tướng thô tháo của khổ, của phiền não sẽ tan biến đi. Kể cả khi chúng vừa hình thành, chúng ta cũng có thể nhận biết để hủy diệt chúng ngay. Một khi chúng ta thấy được việc này thật sự đang xảy ra – dầu chỉ trong những giai đoạn khởi đầu - nó cũng có thể giải tỏa rất nhiều phân vân, xáo trộn trong tâm ta. Nói cách khác là chúng ta đừng sống trong quá khứ hoặc bám vào những suy tưởng hướng đến tương lai. Còn đối với những việc phát sinh, rồi qua đi ngay trong hiện tại, đừng quan tâm đến chúng. Bổn phận của chúng ta là gì,hãy đơn giản thực hiện chúng, thì tâm sẽ không bị mệt mỏi. Đến một lúc nào đó, tâm sẽ trở nên trống không và tĩnh lặng.

 Đây là điều mà chúng ta cần phải thận trọngChúng ta phải tự mình nhận ra rằng nếu chánh niệm tỉnh giác luôn làm chủ, thì chân lý về sự sinh và diệt của các hiện tượng tâm sinh lý luôn có mặt để ta thấy, luôn có mặt để ta biết. Nếu quán thânchúng ta thấy nó chỉ là tập hợp của những yếu tố vật chất. Nếu quán thọ, ta sẽ thấy chúng luôn thay đổi và bất nhất: như lạc, như khổ, hay không lạc không khổ. Nhận biết được những điều này là nhận biết được chân lý bên trong chúng ta. Đừng vướng mắc với những bổn phận bên ngoài. Chỉ cần ta quán sát. Nếu chúng ta có thể ý thức về bản thân không sai lạc, tâm sẽ duy trì được sự bình yên, thăng bằng, tĩnh lặng không khó khăn gì.

 Nếu tâm có thể dừng lại, không chạy theo ngoại cảnh để phán đoán hay bám víu, thì nó có thể duy trìtrạng thái tự nhiên của tĩnh lặng. Đây là điều chúng ta cần trải nghiệm trong mọi hoạt động của mình. Hãy giới hạn các cuộc giao tiếp, thì sẽ không gây ra nhiều vấn đề. Hãy quan sát ngay nơi tâm thức. Khi chúng ta quán sát tâm với chánh niệm không dừng dứt thì các căn sẽ được kiềm chế.

 Luôn duy trì được chánh niệm như thế là điều chúng ta cần phải luyện tập. Hãy thử để thấy xem chúng ta có giữ được chánh niệm liên tục không? Điều gì vẫn còn xáo trộn tâm? Tâm suy nghĩphán đoánnhững gì về sự tốt, xấu, tôi, và của tôi? Sau cùng là xem những hoạt động này phát sinh, rồi qua đi như thế nào?

 Các cảm thọ phát sinh do nội và ngoại cảnh đều có những đặc tính giống nhau. Chúng ta phải tiếp tụcquán sát cho đến khi ta nhận ra được điều này. Nếu biết cách quán sát, ta sẽ nhận thấy – và tâm ta sẽ trở nên tĩnh lặng.

 Do đó điều mà chúng ta phải thực hành trong giai đoạn tiến bộ hơn này không quan trọng. Chúng takhông cần phải làm gì cả, không cần phán đoán, không suy tư rắc rối. Chỉ cần quán sát cẩn thận và chiêm nghiệm, thì ngay trong đời sống này, chúng ta cũng sẽ có cơ hội được an lạc, tĩnh lặng, được biết về bản thân một cách sâu sắc. Chúng ta sẽ nhận thấy Pháp (dhamma) diệu kỳ hiện diện ngay nơi tâm ta. Đừng tìm kiếm Pháp ở bên ngoài, vì nó nằm ngay bên trong. Sự an định cũng nằm bên trong, nhưng chúng ta phải quán niệm để được tĩnh thức trọn vẹn – một cách tinh tế, sâu lắng. Nếu chỉ nhìn bên ngoài thì ta không hiểu được gì cả. Ngay cả khi tâm ở trạng thái tự nhiên, ở mức độ bình thường hằng ngàychúng ta cũng sẽ không hiểu nhiều về bất cứ điều gì cả.

 Chúng ta phải quán niệm để có thể tỉnh thức trọn vẹn một cách khéo léo. Từ ngữ “khéo léo” khó thể giải thích bằng ngôn từ, nhưng chúng ta có thể tự biết khi thấy cái cách mà sự tỉnh thức trong tâm trở nên đặc biệt, khi ta thấy được sự tỉnh thức đặc biệt này là gì. Đây là điều mà ta phải tự tìm hiểu.

 Mà thực sự cũng chẳng có chi nhiều: chỉ là sinh, trụ và diệt. Hãy tiếp tục quán sát cho đến khi điều này trở nên rõ rệt – thật là rõ rệt – và rồi tất cả qua đi. Tất cả mọi giả thuyết, mọi quy ước, tất cả các uẩn, các yếu tố đều bị quét sạch, chẳng còn lại gì, ngoại trừ sự tỉnh thức đơn giản và thuần khiết, không dính dáng đến bất cứ thứ gì –và chúng ta không cần phải làm gì cả. Chỉ cần lắng đọng và quán sátý thức và buông bỏ trong từng giây phút.

 Chỉ quán sát điều này cũng đủ để hủy diệt tất cả mọi nhiễm ô, mọi khổ đau, phiền não. Nếu chúng takhông biết cách quán sát tâm thì chắc chắn là nó sẽ bị loạn độngChắc chắn là nó sẽ phán đoán mọi thứ và tạo tác bao vọng tưởng. Một khi có sự xúc chạm giác quan, tâm sẽ tìm kiếm các đối tượng để bám víu, thích hay không thích đối tượng mà nó đang tiếp xúc, rồi lại dính vào quá khứ với tương lai, tạo ra một mạng nhện để tự quấn mình vào.

 Nếu thực sự quán sát từng giây phút hiện tại, ta sẽ thấy thực ra chẳng có gì hết. Chúng ta sẽ thấy với mỗi sát na tâm, mọi vật đều hoại diệthoại diệt và hoại diệt - thật sự chẳng có gì cả. Điều quan trọng là chúng ta đừng tạo dựng thành vấn đề trên cái trống không đó. Các yếu tố vật chất hoàn thành nhiệm vụcủa chúng theo tính chất vật lý cơ bản của chúng. Các yếu tố tâm linh cũng vận hành đúng theo vai tròcủa chúng. Nhưng tâm si mê của chúng ta lại đi tạo dựng nên những vấn đề để phán đoán, suy tư. Tâm đi tìm đối tượng để bám víu vào, để rồi trở nên loạn động. Đây là điều chúng ta cần phải thực sự thấy được, là vấn đề duy nhất ta cần giải quyết. Nếu ta để cho vạn vật ở trong trạng thái đơn giản và thuần khiết của chúng, thì không có “chúng ta”, không có “chúng nó”. Đây là sự thật duy nhất sẽ phát khởi để cho chúng ta thấy và biết. Không có gì có thể so sánh với cái thấy và biết này. Một khi chúng ta đã thấy và biết sự thật này, thì mọi khổ đau, phiền não sẽ bị hủy diệtTâm thức sẽ trở nên trống rỗng và giải thoát, không còn bám víu vào thứ gì, không còn cho thứ gì là có ý nghĩa nữa.

 Chính vì vậy việc quán chiếu nội tâm thật vô cùng đặc biệt. Bất cứ điều gì phát khởi, chỉ cần dừng lại và quan sát nó. Đừng để bị kích động. Nếu chúng ta trở nên kích động khi bất cứ cảm giác đặc biệt nào khởi lên, chúng ta sẽ khiến cho tâm trở nên loạn động. Nếu chúng ta sợ điều này, điều kia sẽ xảy ra, thì chúng ta cũng bị bấn loạn. Vì vậy chúng ta phải dừng lại và quan sát, dừng lại để biết. Việc đầu tiên chỉ đơn giản là quan sát và nhận biết. Nhưng cũng đừng bám vào cái biết của ta -vì bất cứ đó là gì, nó chỉ đơn thuần là hiện tượng sinh rồi diệt, sinh diệtbiến đổi theo bản tính tự nhiên của nó.

 Vì vậy sự tỉnh thức của chúng ta cần phải có một vị thế vững chắc ngay chính nơi tâm thức. Trong các giai đoạn đầu, chúng ta phải biết rằng khi nào chánh niệm vững chãi, thì tâm ta sẽ không bị ảnh hưởngbởi đối tượng của các cảm xúc. Hãy tiếp tục thực hành để duy trì trạng thái này. Nếu bản thân chúng tacảm nhận được điều này, thật sự thấy và biết điều này, thì chánh niệm của ta sẽ trở nên vững chãi hơn. Dầu có bất cứ điều gì phát khởichúng ta vẫn có thể buông bỏ – và rồi tất cả những vấn đề, những phiền não của tâm sẽ tan biến đi.

 Nếu chúng ta thất niệm, tâm sẽ phóng dậtchấp thủ và loạn động sẽ phát sinh. Vì thế chúng ta phải kiểm soát tâm trong từng giây phút. Không có gì đáng cho ta quan sát hơn là tâm thức. Ta phải luôn soi rọi, quán chiếu nội tâm rốt ráo. Hoặc quán sát thân, thọ, hay hiện tượng sinh diệt – các Pháp – bên trong và ngay nơi các Pháp. Tất cả các Pháp này là những đề mục mà ta có thể hoàn toàn quán sát bên trong ta. Tuy nhiên, việc theo dõi quá nhiều đề mục, chỉ làm cho ta thêm bấn loạn, thiếu tập trung. Bởi vì ban đầu ta thực hành với đề mục này, rồi nhảy sang đề mục khác, rồi so sánh các đề mục. Tất cả các hoạt động này sẽ khiến tâm không thể nào yên.

 Nếu chúng ta có thể duy trì chánh niệm, nếu chúng ta khéo léo trong việc quán sát, thì tâm sẽ được bình an. Ta sẽ biết các pháp sinh diệt như thế nào. Đầu tiên hãy tập gìn giữ sự tỉnh thức trong tâm, để chánh niệm của chúng ta được vững chãi, không bị các xúc chạm giác quan ảnh hưởng, không phán đoán tốt, xấu, thích hay không thích. Chúng ta phải luôn quán sát để thấy rằng khi tâm ở trạng thái tự nhiên, tập trung, và trung tính như trạng thái nguyên sơ của nó, thì – bất cứ nó thấy và biết điều gì - nó đều có thể quán chiếu và buông bỏ.

 Những biến động trong tâm mà chúng ta đã nhọc công giải thích đều ở mức độ ngôn từ. Chỉ khi nào có sự ý thức ngay nơi tỉnh thứclúc ấy chúng ta mới thực sự biết rằng cái tâm ý thức được sự tỉnh thứckhông phát tán cái biết của nó ra khỏi sự tỉnh thức này. Không có vấn đề. Không có gì có thể được tạo tác trong tâm khi nó được biết như thế đó. Có nghĩa là,

Từ bên trong

 Là cái biết không rối rắm

Tất cả mọi cái biết ở bên ngoài đều đáng vất bỏ đi.

 Điều duy nhất mà chúng ta phải duy trì là trạng thái tâm bình thường – thấy, biết, và có mặt ngay trong hiện tạiNếu không được như thế, nếu chúng ta không cố gắng kiểm soát tâm, thì khi có sự xúc chạm giác quan tâm thức sẽ bị chi phối. Tâm sẽ phóng ra bên ngoài với các phán đoán tốt, xấu, ưa, ghét. Vì thế phải chắc chắn rằng ta duy trì được sự tỉnh thức cơ bản, ý thức ngay nơi tâm. Và đừng để sự phán đoán chen vào. Bất cứ sự xúc chạm giác quan nào xảy ra, chúng ta phải ý thức về nó ngay.

 Nếu chúng ta có thể rèn luyện bản thân đúng theo phương pháp này, tất cả sẽ dừng lại. Chúng ta sẽ không lạc đường do các căn của mắt, tai, vân vân. Tâm sẽ dừng lại và quan sát, dừng lại và nhận biếtngay nơi sự tỉnh thức, để biết sự thật là vạn pháp đều sinh diệt. Không có gì thực sự có. Chỉ có tâm si mê của chúng ta bám víuvẽ vời ra mọi thứ, để rồi đau khổ – đau khổ vì vô minhđau khổ vì không nhận biết ngũ uẩn – sắc, thọ, tưởng, hành và thức – tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã.

 Hãy sử dụng chánh niệm để quán mọi vật, và tâm sẽ thôi không dao động, không chạy theo mọi trần cảnh. Nó sẽ có thể dừng lại và lắng đọng. Lúc đó hãy khiến tâm biết theo cách đó, thấy theo cách đó một cách liên tục – trong từng giây phút, với mỗi hành động. Thực tập quán sát và biết tâm ngay nơi bản thể của nó: Điều này sẽ cắt đứt mọi phiền nãoChúng ta không cần phải lo lắng vì chúng nữa.

 Nếu thân bị đau, chỉ cần tiếp tục quan sát nó. Chỉ cần quan sát các cảm thọ nơi thân, vì tâm tỉnh thứccó thể quán sát bất cứ điều gì bên trong hay bên ngoài nó. Hoặc nó có thể chỉ cần tự ý thức đến một mức độ mà nó có thể buông bỏ mọi thứ bên ngoài, buông bỏ các xúc chạm giác quan và duy trì sự quánsát không dừng trong tâm và chính tâm. Đó là lúc chúng ta biết tâm sẽ như thế nào khi nó bình an: Không có gì có ý nghĩa với nó. Đó là tâm rỗng không, không bám víu, không vướng mắc, không lo lắngvì bất cứ điều gì.

 Chúng ta cần phải cẩn thận với những chữ –“không bám víu”, “không vướng mắc”, “không lo lắng” – vì chúng ám chỉ những điều rất vi tế và sâu sắc. “Không vướng mắc” có nghĩa là không quan tâm đến các xúc chạm giác quan, không bị chi phối bởi thân hay thọ. “Không lo lắng” có nghĩa là không lo đến quá khứ, tương lai hay hiện tạiChúng ta phải quán chiếu những điều này, dầu chúng có tinh tếcho đến khi ta hiểu chúng thấu đáo. Đừng quan tâm đến những việc bên ngoài, vì chúng khiến ta dao động, khiến ta lăng xăng, khiến ta bị lôi cuốn vào việc phán đoán, suy tư về tốt, xấu và đủ mọi thứ chuyện. Chúng tacần phải chặn chúng lại. Nếu khôngcông phu tu tập của chúng ta sẽ uổng phí, vì những thứ này luôn lừa phỉnh ta. Khi ta bị điều gì đó lôi cuốn, nó sẽ khiến ta sinh tâm phán đoán đúng, sai, tốt, xấu, vân vân.

 Dần dần chúng ta cũng nhận thức được rằng vạn pháp đều sinh, trụ và hoại diệt. Hãy tập trung vào sự hoại diệt. Nếu chỉ quán sát sự sinh, chúng ta có thể bị đi lệch hướng, nhưng nếu chú tâm vào sự hoại diệtchúng ta có thể thấy sự rỗng không. Mọi thứ đều hoại diệt trong từng sát na. Dầu ta quán sát điều gì, dầu ta thấy vật gì, pháp đó chỉ có mặt trong thoáng chốc rồi hoại diệt. Rồi nó lại phát sinh. Rồi nó lại hoại diệt. Chỉ có sinh, trụ và hoại diệt.

 Vì thế hãy quan sát quy trình này xảy ra như thế nào - sự sinh diệt của các hiện tượng qua tiếp xúc với các giác quan, tự động xảy ra. Chúng ta không ngăn cản hay thúc ép được. Nếu chúng ta thấy và biết mà không bám víu, tâm sẽ không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi buồn. Tâm sẽ ở trạng thái tương đối bình thường và trung tính. Nhưng nếu chúng ta thất niệm để bắt đầu chấp, bắt đầu phán đoán sự vật theo cái nhìn nhị nguyên – tốt, xấu, khổ, lạc, ưa, ghét – thì tâm sẽ trở nên dao động: không còn trống không, không còn tĩnh lặng. Khi điều đó xảy ra, chúng ta phải quán chiếutìm hiểu tại sao.

 Tất cả những vấn đề không quan trọng phát khởi trong tâm cần được dẹp bỏ. Rồi chúng ta sẽ thấy ngày càng có ít điều để nói, ít thứ để bàn cãi, ít việc để suy tư. Những điều này tự động giảm dần đi. Rồi có ngày chúng sẽ tự động ngưng bặt. Nhưng nếu chúng ta vướng mắc vào nhiều vấn đề, tâm sẽ không thể nào yên. Vì thế chúng ta phải tập quan sát mọi thứ, những thứ hoàn toàn vô ích, không có thực chất, để thấy rằng chúng vô ngã. Hãy tiếp tục quán sát như thế, vì ý thức của chúng takết hợp với chánh niệm tỉnh giác, phải thấy rằng “Đây không phải là tôi. Không có bản chất hay giá trị nào ở đây cả. Nó chỉ sinh và diệt ngay tại đây. Nó chỉ có mặt ở đây trong thoáng chốc, rồi hoại diệt”.

 Tất cả những gì chúng ta cần làm là dừng lại và quán sát kỹ càng, có như thế chúng ta mới có thể hủy diệt được bao khổ đau, phiền nãoPhiền não do các uẩn tạo ra vẫn còn có mặt – chúng ta không thể ngăn ngừa việc này – nhưng chúng ta biết đó là tính chất phiền não tự nhiên, và chúng ta không bám vào nó, không xem nó là của ta.

 Vì vậy chúng ta phải quan sát mọi sự như tự chúng xảy ra. Nếu biết cách quan sátchúng ta cứ tiếp tụclàm như thế. Đừng bám víu vào sự vật, coi đó là “ta” hay “của ta”. Hãy giữ chánh niệm này vững chắctrong khả năng của mình, thì ta sẽ không phải quan tâmlo lắng đến nhiều điều khác.

 Khi tiếp tục quán sáttiếp tục biết như thế, chúng ta sẽ nhận thấy rằng chẳng có vấn đề gì to tát đang xảy ra. Chỉ là vấn đề của sinh, trụ, và diệt. Chúng ta không cần phải phán đoán tốt, xấu. Nếu chúng tachỉ quán sát theo cách đó thì tâm ta sẽ thật nhẹ nhàng. Nhưng nếu ta vướng vào những vấn đề tốt, xấu, ngã và những điều như thế, thì muôn vàn khổ đau sẽ xuất hiện. Bao uế nhiễm sẽ phát sinh khiến tâm ta trĩu nặngxáo trộnbực tứcVì vậychúng ta phải dừng lại và quán sát, dừng lại và đào sâu vào nội tâm. Nó giống như nước bị đám bèo che phủ. Khi gạt đám bèo sang một bên, chúng ta nhìn thấy nước ở dưới thật trong trẻo.

 Khi quán sát tâm, chúng ta cần phải gạt nó sang một bên, dừng nó lại: dừng nghĩ suy, dừng phán đoántốt hay xấu, dừng tất cả lại. Chúng ta không thể phán đoán tất cả. Chỉ cần tiếp tục quan sáttiếp tục biết. Khi tâm trở nên yên tĩnh, ta sẽ thấy rằng không có gì ở đó cả. Mọi thứ đều lắng đọng. Mọi thứ đều dừng bặt từ bên trong. Nhưng khi ta bắt đầu phán đoán – ngay trong tĩnh lặng – tâm sẽ bắt đầu vận hành. Khi điều đó xảy ra, nếu chúng ta không biết buông ngay, thì sóng gió sẽ nổi lên. Chúng sẽ tấn công tâm, khiến tâm loạn động, không thể kiềm chế nổi. Tâm loạn động bao gồm tham ái cũng như nhiễm ô, vì avijjà (vô minh) là gốc rễ của nó.

 Chướng ngại lớn của tâm là tưởng uẩn hay sự phán đoán, đặt tên. Nếu ta không nhận biết sự sanh, diệt của tưởng thì tâm phán đoán sẽ phát sinh. Tưởng là kẻ chủ mưu trong việc phán đoán sự việc, vì thế ta phải nhận biết sự sinh, diệt của nó. Khi ta biết được điều này, tưởng sẽ không còn gây ra khổ đau cho ta nữa. Có nghĩa là, nó sẽ không làm nảy sinh thêm các vọng tưởng. Tâm sẽ tỉnh thức và hủy diệt chúng.

 Bởi vậy ta phải dừng sự việc lại ở mức độ tưởng. Nếu không, các tâm hành sẽ tô vẽ, tạo dựng chúng thành ra vấn đề, khiến tâm thức dao động, nghiêng ngã tứ phía. Nhưng đây là những điều mà ta có thể dừng lại và quán sát, những điều mà ta có thể nhận biết trong từng sát na.

 Nếu chúng ta chưa thật sự hiểu về các hiện tượng sinh diệt trong tâm, thì chúng ta khó thể buông bỏChúng ta có thể bàn về đề tài này, nhưng không thực hành được, vì chúng ta chưa thật sự hiểu về nó. Bất cứ điều gì khởi lên trong tâm, ta nắm bắt ngay - kể cả khi nó đã hoại diệt, nhưng vì chúng ta không thật sự thấy, chúng ta không nhận biết.

 Cho nên chúng ta phải thấu đáo nguyên lý cơ bản này. Đừng chạy đuổi theo thứ này, thứ kia, nếu không ta sẽ tự làm cho tâm mình bất ổn. Chủ đề chính là ở nội tâmTiếp tục quán sát nội tâmtiếp tụcnhận biết nội tâm cho đến khi chúng ta thấu suốt tất cả. Lúc đó tâm sẽ được giải thoát. Trống không. Lắng đọng. Tỉnh thức. Vậy hãy quán sát tâm không dừng dứt, rồi đến một lúc ta sẽ không còn gì để nói. Mọi thứ sẽ tự động dừng lại, tự trở nên tĩnh lặng, vì duyên sự cơ bản (underlying condition) - đã dừngbặt – và tĩnh lặng đã có mặt ở đó. Chỉ là chúng ta chưa nhận biết mà thôi.

Hiện Tại Thanh Tịnh

 Chúng ta phải nhận biết cái cảm giác khi tâm tiếp xúc với điều gì đó nhưng không ý thức đến bản tâm. Lúc đó ta sẽ thấy tâm bám víu như thế nào vào các uẩn: sắc,thọ, tưởng, hành và thức. Bản thân chúng ta phải thăm dòquán sátChúng ta không thể sử dụng các bài học đã thuộc lòng để nhận biết chúng. Làm thế không ích lợi gì. Chúng ta có thể nói “thân này vô thường”, nhưng dầu nói thế, chúng ta không thấy được điều ấy.

 Chúng ta phải thấy chính xác thân vô thường là như thế nào, nó biến đổi ra sao. Chúng ta phải chú tâmvào các cảm thọ – khổ, lạc, xả – để thấy chúng thay đổi ra sao. Đối với tưởng, hành,và thức cũng thếChúng ta phải chú tâm đến chúng, quán sát chúng, chiêm nghiệm chúng để nhận thấy các tính chất của chúng như chúng thực sự là. Nếu chúng ta có thể thấy được những điều này dù chỉ trong phút giây, ta cũng được bao lợi ích. Nó sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Chúng ta sẽ có thể khám phá bản thân. Những gì ta nghĩ rằng mình đã biết, ta thật sự chẳng biết gì. Đó là lý do tại sao sự hiểu biết mà ta có được qua công phu tu tập luôn thay đổi qua nhiều, rất nhiều mức độ. Nó không ở mãi một chỗ.

 Có thể ta biết được sự sinh diệt của các pháp ngay trong hiện tại, nhưng nếu ta không tiếp tục quán chiếu thì sự hiểu biết của ta rất mơ hồ. Ta phải biết làm thế nào để quán tưởng các cảm giác đơn thuầncủa sự sinh, diệt, chỉ là sinh và diệt, mà không phán đoán “tốt” hay “xấu”. Chỉ tiếp tục với các cảm giácđơn thuần của sinh và diệt. Khi ta thực hành điều này, các thứ khác sẽ xen vào – nhưng dầu chúng xen vào như thế nào, đó cũng chỉ là vấn đề của sinh và diệt, vì vậy ta cứ tiếp tục quán tưởng sự sinh, diệt như thế đó.

 Nếu ta bắt đầu phán đoán, đặt tên cho các đối tượng, thì tâm sẽ loạn động. Việc mà ta cần làm chỉ là sự quán sát đúng: các cảm giác đơn thuần của sinh diệt. Chỉ cần chắc chắn rằng ta không ngừng quan sát nó. Dầu đó là cái biết về sắc, thanh, hương, vị hay xúc, hãy trụ nơi cảm giác của sinh diệt. Đừngphán đoán cái thấy, cái nghe, ngửi, nếm hay xúc chạm của ta. Nếu có thể tiếp tục quán sát theo cách đó, là chúng ta đang ở trong hiện tại thuần khiết - và không có bất cứ vấn đề gì.

 Khi tiếp tục quan sát như vậy, là chúng ta đang quan sát về sự vô thường, sự biến đổi, như nó đang xảy ra – vì kể cả sự sinh diệt cũng biến đổi. Không phải lúc nào cũng là sinh diệt của cùng một đối tượng. Đầu tiên là một cảm thọ phát sinh, rồi hoại diệt; tiếp đến là một cảm thọ khác phát sinh và hoại diệt. Nếu cứ tiếp tục quan sát sự sinh diệt đơn thuần như thế, chắc chắn là chúng ta sẽ đạt được trí tuệ. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục quan sát với những suy nghĩ như –“Đó là tiếng kêu của con bò”, “Đây là tiếng chó sủa”– thì không phải là chúng ta quán sát cảm giác đơn thuần của cái nghe, cảm giác đơn thuần của sinh diệt. Một khi có sự phán đoán, thì tâm hành (thought-fabrications) cũng theo liền sau. Các cảm giác của xúc chạm, thấy, nghe… sẽ tiếp tục sinh diệt -một cách đơn thuần, nhưng ta không hay biết điều này. Thay vào đó, chúng ta phán đoán, suy tư về mọi thứ - cảnh sắc, âm thanhvân vân - rồi bắt đầu bám víu, thọ khổ, thọ lạc, mà chẳng bao giờ biết đến sự thật.

 Chân lý tiếp tục đi theo con đường của nó. Các cảm thọ tiếp tục sinh diệt. Nếu chúng ta chú tâm vào ngay đó – ngay nơi ý thức về cái cảm giác đơn thuần của cái thấy, cái nghe, ngửi, nếm, và xúc chạm – thì chúng ta có thể nhanh chóng đạt được trí tuệ.

 Nếu chúng ta biết làm thế nào để quán sát các pháp theo cách này, thì rất dễ để nhận ra khi nào tâm bị đam mê hay tham ái kích động, và càng dễ thấy hơn nữa khi sân hận kích động tâm. Riêng với si thì nó tinh tế hơn, chúng ta phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu và xem xét cẩn thậnChúng ta dần sẽ nhận biết đủ các loại pháp ẩn tàng – nhận biết rằng tâm bị che phủ bởi nhiều, rất nhiều lớp màng mỏng. Điều đó thật diệu kỳ. Nhưng đó là chính là nhiệm vụ của thiền minh sát - mở mắt cho ta để ta có thể thấy, để ta có thể hủy diệt si và vô minh.

Những Ngụy Tạo Của Cái Biết

 Chúng ta phải có phương cách xem xétquán chiếu, để khi tuệ phát khởi, nó làm hiển lộ thực tánh Pháp, giúp ta hiểu biết sự vật như thế nào. Hãy cẩn thận để nhận biết cả hai trường hợp khi cái biết của nó là đúng hay sai. Đừng lầm lẫn, coi cái biết sai là đúng, hoặc cho cái biết đúng là sai. Việc đánh giá về sự sai hay đúng của cái biết rất quan trọng trong tu tập, vì những thứ này có thể gạt gẫm ta.

 Xin đừng quá phấn khích khi đạt được chút hiểu biết mới mẻ nào. Vì chính sự hiểu biết đó cũng nhanh chóng biến đổi – biến đổi ngay trước mắt ta. Nó không đợi đến lúc nào khác hay ở nơi khác. Nó thay đổi ngay trong hiện tạiChúng ta phải biết cách quán sát, biết làm sao để quen thuộc với sự lọc lừa của cái biết. Dầu đó là cái biết đúng ta cũng không thể chấp vào đó.

 Trong quá trình tu tập, có thể chúng ta cũng có những chuẩn mực để đánh giá loại hiểu biết nào là đúng, nhưng xin đừng vội bám víu vào cái biết đúng đó - vì cái biết đúng cũng vô thường. Nó biến đổi. Nó có thể trở thành cái biết sai hay cái biết đúng hơn nữa. Chúng ta phải quán chiếu sự vật một cách thận trọng –rất, rất thận trọng. Được thế, ta sẽ không sập bẫy vì chính cái biết của mình khi nghĩ, “Tôi đã đạt được trí tuệ sâu sắc; Tôi biết nhiều hơn người khác”. Đừng vội cho rằng ta đặc biệt hơn người. Ngay giây phút ta tự cho mình là thế nào đó, thì cái biết của ta tức khắc trở nên sai lệch. Dầu ta không biểu lộ điều đó ra ngoài, thì việc tâm tự đánh giá cũng là một dạng của cái biết sai lệch, âm thầm che phủ tâm.

 Đó là lý do tại sao những thiền sinh không thường quán chiếu, không thấy được sự giả dối dưới mọi dạng hiểu biết – đúng và sai, tốt và xấu – thường bị sa lầy. Sự hiểu biết đã lừa dối họ khiến họ nghĩ rằng, “Những gì tôi biết là đúng”, làm trỗi dậy lòng tự hào, ngã mạn mà ngay chính họ cũng không ý thức được điều đó.

 Các uế nhiễm luôn hoạt động mà chúng ta không hay biết. Chúng rất quỷ quyệt, do đó chúng xâm nhậpvào các hoạt động của ta, vì tâm ô nhiễm và các lậu hoặc luôn có mặt trong cá tính của ta. Công phu tu tập của chúng ta căn bản là dựa trên sự quán sát sâu lắng, từ những lớp vỏ bên ngoài cho đến những lớp bên trong của tâm. Đây là một phương cách đòi hỏi rất nhiều tinh tế và chính xác. Tâm cần sử dụngsự chánh niệm tỉnh giác của nó để bứng tất cả mọi thứ ra khỏi bản thể của nó, chỉ còn lại bản tâm và bản thân, sau đó tiếp tục quán sát chúng.

 Sự thử thách cơ bản trong tu tập là điều này, không có gì khác hơn: làm thế nào quan sát nội tâm để ta nhìn thấy rõ ràng xuyên suốt. Nếu tâm không được rèn luyện để nhìn vào bên trong, nó sẽ nhìn ra bên ngoài, chỉ chờ đợi để tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài – và kết quả là tâm trở nên tán loạn vì những cảm xúc vào ra, vào ra. Và dầu sự loạn động đó là một đặc tính của sự biến đổi và vô thường,chúng ta không thấy được như vậy. Thay vào đó, chúng ta thấy nó là những vấn đề, tốt-xấu, liên quan đến bản ngã. Nếu là vậy, thì chúng ta đã thụt lùi trở lại điểm khởi hành, khi ta không biết điều gì cả. Chính vì vậy các cảm xúc của tâm, dường như rất kỳ bí, khó nhận biết, khi tâm chưa tự biết bản chấtcủa nó. Nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu chúng qua sách vở, kết quả là ta chất chứa thêm nhiễm ô vào tâm, khiến nó càng bị che phủ dầy hơn trước.

 Vì vậy khi quay vào quán sát nội tâmchúng ta không nên sử dụng các khái niệm, sự phán đoán, đặt tên làm phương tiện giúp ta tìm hiểu. Nếu làm thế, chúng ta sẽ chẳng đạt được gì ngoại trừ sự sinh, trụ và hoại diệt của các khái niệm. Tất cả được chế tác thành suy tư, vọng tưởng – vậy thì làm thế nào ta có thể quán sát trong tột cùng thinh lặng? Ta càng mang những kiến thức học được từ sách vở vào bên trong để quán sát nội tâm, thì ta càng thấy ít hơn.

 Vì vậy khi nói đến tu tậpchúng ta phải bỏ sang một bên tất cả những khái niệm, những phán đoánđánh giá mà chúng ta đã học được. Chúng ta phải bắt đầu trở lại với tâm trong sángvô tư. Có như thế ta mới có thể đào sâu đến chân lý bên trong ta. Nếu chúng ta kéo theo bao thứ lỉnh kỉnh của các khái niệm, các nguyên tắc mà ta đã biết, thì ta có thể tìm kiếm cho đến chết cũng không tìm được bất cứ chân lý nào. Chính vì vậy ta chỉ theo dõi một đề mục khi tu tập. Nếu tâm để ý đến quá nhiều đề mục, nó sẽ trở nên lăng xăng đầu này, đầu nọ –phóng dật mà không biết điều đó, cũng như không thật sự biết bản chất của mình. Đó là lý do tại sao những người học nhiều thích chỉ dạy người khác, để khoe khoang trình độ hiểu biết của mình. Và đây chính là khi ước muốn được nổi bật lại khiến tâm trở nên mê mờ.

 Trong tất cả các loại dối trákhông có gì tệ hơn là tự lừa dối bản thân. Khi chúng ta chưa thực sự nhận biết chân lý, làm sao ta có thể tự nhận mình như thế, rằng mình đã đạt được cái biết này hay cái biết kia, hay ta đã đủ kiến thức để dạy lại người khác cho đúng? Đức Phật từng phê phán những vị thầy kiểu này. Ngài gọi họ là “những người sống một cách phù phiếm”. Dầu ta có thể dạy một số đông người trở thành các bậc A-la-hán, nhưng chính bản thân ta chưa tự nếm được vị của Pháp, thì theo Đức Phậtchúng ta vẫn là những người sống một cách phù phiếmVì vậy chúng ta phải luôn tự quán chiếu. Nếu ta chưa thể rèn luyện bản thân làm những điều ta dạy người khác, thì làm sao ta có thể dập tắt khổ đau của chính mình?

 Hãy suy nghĩ một chút về điều này. Diệt khổchứng ngộ giải thoátPhải chăng những điều này rất tinh tế? Phải chăng những điều này hoàn toàn nằm nơi ta? Nếu ta tự hỏi như thế là ta bắt đầu đi đúng đường. Dầu vậy, ta vẫn phải cẩn thận. Nếu ta bắt đầu có thái độ chọn lựa bên trong, tâm sẽ bị che mờ bởi các tà kiến, tà niệm. Nếu không quán sát kỹ, ta có thể bị lôi kéo khi có sự tiếp xúc với các đối tượng –vì sự ý thức mà tâm dùng để tự quán sát, tự soi rọi mình, nó rất đặc biệt, rất đáng phát huy – và nó thực sự loại trừ khổ đau, uế nhiễm. Đây là sự thật, là chân lý tột cùng, không phải tuyên truyền hay dối trá. Đó là điều chúng ta phải thực sự thực hành, và rồi ta phải thực sự nhìn thấy rõ ràng như vậy. Nếu là như thế, thì làm sao chúng ta lại không muốn thực hành?

 Nếu quán sát bản thânchúng ta sẽ biết cái gì là thật. Nhưng ta phải quán sát bản thân thật kỹ. Nếu ta bắt đầu chấp vào bất cứ cảm giác gì thuộc về ngã, nghĩ rằng ta giỏi hơn người, thì coi như ta đã thất bại trong việc quán sát rồi. Dầu chúng ta có hiểu đúng đi nữa, điều quan trọng hơn cả là ta phải có thái độkhiêm cung. Chúng ta không thể để cho bất cứ sự kiêu hãnh, hay tự mãn nào xuất hiệnnếu không nó sẽ hủy diệt tất cả mọi thứ.

 Đây là lý do tại sao sự tỉnh thứcchánh niệm để loại trừ cảm giác về ngã tùy thuộc vào khả năng quán sát của ta nhiều hơn bất cứ thứ gì khác – để xét xem có còn chút gì trong kiến thức hay quan điểm của ta bắt nguồn từ ảnh hưởng của ngã mạn. Ta phải sử dụng tất cả sức mạnh của chánh niệm tỉnh giác để loại trừ những thứ này. Ta không thể ơ hờ được. Nếu ta có đạt được chút ít hiểu biết hay có thể buông xả đôi điều, đừng vội nghĩ rằng ta là người đặc biệtNhiễm ô không khoan nhường một ai. Chúng tiếp tục xông tới nếu chúng muốn. Vì thế chúng ta phải thận trọngxem xét mọi việc dưới nhiều khía cạnh. Chỉ có như vậy thì ta mới có thể đạt được lợi ích bằng cách làm cho các uế nhiễm, khổ đau của ta ngày càng vơi nhẹ.

 Khi chúng ta truy nguyên tìm ra kẻ chủ mưu – tâm hay thức - là lúc ta đi đúng hướng, và sự tìm kiếmcủa ta đang có kết quả, đang làm yếu đi những con vi trùng của tham ái để hủy diệt chúng. Khi tham áiảnh hưởng đến ‘sinh’ (being) hay ‘hữu’ (having) dưới bất cứ hình thức nào, ta cũng có thể nhận diệnđược nó. Nhưng nắm bắt được điều này đòi hỏi sự tinh tếNếu không thực sự có chánh niệm tỉnh giác, thì chúng ta không thể nào nhận thức được những điều này, vì tâm lúc nào cũng muốn có mặt, muốn sở hữuVi khuẩn của nhiễm ô nằm sâu trong hạt giống của tâm, của tiềm thức. Chỉ ý thức đến chúng một cách thiện xảo cũng không phải là điều dễ dàng gì -vì vậy đừng nghĩ rằng ta có thể hủy diệt được chúng chỉ bằng ý nghĩChúng ta phải tiếp tục quán chiếuquan sát cho đến khi mọi thứ khớp lại với nhau, trong một sát na, thì lúc đó giống như ta đã đạt được mức độ cơ bản của cái biết nguyên thủy, không do ước muốn hay chủ ý nào cả.

 Điều này đòi hỏi sự quan sát cẩn thậnquán sát sự khác biệt giữa cái biết có chủ đích và cái biết không chủ đích. Đôi lúc ta có chủ đích muốn nhìn vào bên trong với chánh niệm, nhưng cũng có lúc ta không chủ đích làm thế, nhưng cái biết vẫn tự phát khởi. Hãy thử xét chủ đích muốn nhìn vào bên trong: Nó như thế nào? Nó đang tìm kiếm gì? Nó thấy gì? Đây là mức độ mà ta cần đạt tới và ở đó ta cần sử dụngsự chủ đích - ý muốn nhìn vào nội tâm bằng cách này. Nhưng một khi ta đạt đến mức độ cơ bản của cái biết, thì ngay khi ta vừa tập trung để nhìn vào bên trong, thì cái biết tự động phát khởi.

Tất cả Pháp Đều Vô Ngã

 Một đêm tôi đang ngồi thiền ngoài sân – lưng thẳng như một mũi tên – cương quyết định tâm, nhưng sau một lúc lâu tâm vẫn không ngừng dao độngVì vậy, tôi nghĩ, “Mình đã ngồi thiền như thế này mấy ngày rồi, vậy mà tâm vẫn không trụ chút nào. Thôi thì bây giờ mình tạm ngưng sự quyết tâm đó mà chỉ tập niệm tâm.” Tôi bắt đầu buông tay, duỗi chân ra khỏi tư thế kiết già, nhưng ngay lúc tôi chỉ duỗi một chân và chân kia vẫn còn xếp lại, tôi chợt thấy tâm mình như cái quả lắc đồng hồ đưa qua đưa lại càng lúc càng chậm, càng lúc càng chậm dần – cho đến khi nó dừng hẳn.

 Và rồi lúc ấy có một tuệ giác tự nó nảy sinh và an trụ. Từ từ tôi xếp chân tay trở lại tư thế ngồi kiết già. Lúc đó, tâm tôi ở trong một trạng thái hoàn toàn tỉnh thứcchánh niệm vững chắc, và tôi nhìn thấy rõ ràng về các hiện tượng cơ bản của mọi hiện hữu lúc chúng sinh, diệt, hay biến đổi theo bản chất tự nhiên của chúng – đồng thời tôi cũng thấy một trạng thái nội tại tách biệt, không sinh, không diệt hay biến đổi, một trạng thái vượt trên sinh và tử: một điều gì đó rất khó diễn tả bằng lời, vì nó là một sự thực chứng của hiện tượng cơ bản của thiên nhiênhoàn toàn có tính cách cá nhân và nội tại.

 Sau một lúc, tôi từ từ đứng lên và đi nằm nghỉ. Trạng thái tâm này vẫn tồn tại như là một sự tĩnh lặng kéo dài sâu lắng bên trong. Cuối cùng tâm rời khỏi trạng thái đó và dần dần trở về trạng thái bình thường.

 Từ buổi ấy, tôi có thể kết luận rằng nếu ta tu tập không ngoài lòng ham muốn mãnh liệt, thì điều đó chỉ làm cho tâm lăng xăngdao động. Nhưng khi ta có chánh niệm vừa phảituệ giác tự nó sẽ sinh khởitheo cách riêng của nó. Nhờ tuệ giác rõ ràng này, từ đó tôi có thể tiếp tục nhận biết những sự kiện nào là thật giả, đúng sai. Tuệ giác đó cũng giúp tôi biết giây phút khi tâm xả bỏ tất cả, là giây phút của sự tỉnh thức rõ ràng về các hiện tượng cơ bản của thiên nhiên, vì đó là một tuệ giác đã biết và đã thấy nội tại theo quy trình của nó – không phải là điều mà ta có thể biết hoặc thấy qua sự mong muốn.

 Vì lý do này, Đức Phật dạy “sabbe dhamma anatta – tất cả pháp vô ngã” - để khuyên chúng ta đừng chấp thủ vào bất cứ hiện tượng tự nhiên nào, dù chúng là pháp hữu vi hay vô vi. Từ lúc ấy tôi có thể nhận thức được bản chất thật sự của các pháp và xả bỏ mọi chấp thủ từng bước một.

Không Còn Tác Dụng

 Điều quan trọng là ta phải biết chú tâm vào các pháp như thế nào để đạt được lợi ích đặc biệt trong việc tu tập. Ta phải chú tâm để quán sát và quán tưởng, chớ không chỉ là làm cho tâm yên tịnhChú tâmđể biết các pháp sinh, diệt như thế nào. Hãy làm cho sự chú tâm của ta trở nên sâu lắng và tinh tế.

 Khi ta đã biết đặc tính của các cảm thọ –nếu đấy là một cảm thọ ở thân – hãy quán chiếu cảm thọ nơi thân. Sẽ có cảm giác căng thẳng. Khi có cảm giác căng thẳng hay đau, ta có thể coi đó đơn giản chỉ là một cảm thọ, để nó không dẫn dắt ta đi xa hơn hay không? Nếu được như thế, tâm sẽ dừng ngay tại đó mà không tạo ra bất cứ ham muốn nào về bất cứ thứ gì. Tâm sẽ buông xả ngay nơi đó – ngay nơi cảm thọ. Nhưng nếu ta không chú tâm theo cách đó, tham ái sẽ phát khởi trên cảm thọ ấy –ta sẽ muốn được thọ lạc và muốn thoát khỏi phiền não, đớn đau. Nếu ngay từ đầu ta không chú tâm vào cảm thọ ấy đúng cách, tham ái sẽ xuất hiện trước khi ta nhận diện ra nó, và chắc chắn là ta sẽ rất mệt mỏi khi cố gắngbuông bỏ nó sau này.

 Đối với tiến trình sinh khởi các suy tư, các cảm thọ nơi tâm trong từng giây phút, tiến trình sinh diệt của chúng – ta phải chú tâm vào tất cả những điều này để nhận biết chúng rõ ràng. Đây là lý do tại sao ta phải luyện tâm xả bỏ. Nhưng ta không xả bỏ theo cách khiến tâm ngơ ngơ, không biết gì. Ta không muốn làm theo cách đó. Tâm càng xả bỏ đúng cách, nó càng nhận thấy rõ ràng các đặc tính sinh, diệt nơi nó. Tóm lại, ta nên quán sát các pháp một cách thận trọng, ta cần có sự tỉnh thức vẹn toàn. Hãy rèn luyện theo phương cách này trong khả năng của mình. Nếu ta có thể duy trì được sự tỉnh thức này, ta sẽ thấy rằng tâm hay thức dưới sự dẫn dắt của chánh niệm tỉnh giác rất khác biệt với – cái đối nghich - tâm thiếu chánh niệm tỉnh giác. Nó luôn đối kháng lại với các pháp.

 Nếu ta kiểm soát tốt tâm, nó sẽ mang lại bao lợi íchNếu không ta khó mong tâm đạt được điều gì?

 Khi nói rằng chúng ta đạt được nhiều lợi ích trong pháp tu này là ta đang nói về sự thành công trong việc buông xảGiải thoát. Rỗng không. Trước khi bắt đầu tu tập, tâm ta luôn sục sôi. Uế nhiễm và tham ái tấn công, cướp bóc tâm khiến nó hoàn toàn rối rắm. Giờ thì tâm được giải thoát khỏi vướng mắc vào các nhiễm ô đã từng tấn công, thiêu đốt nó. Những ham muốn này nọ, sự tạo tác các vọng tưởng, tất cả đều đã rã tan. Giờ tâm trở nên rỗng không, buông xả. Nó có thể rỗng không như thế ngay trước mắt ta. Hãy cố gắng nhận diện nó ngay bây giờ, trước mắt ta, ngay lúc này khi chúng ta đang có mặt đây. Hãy tiếp tục quán sát cho đến khi ta nhận diện được nó.

 Nếu chúng ta có thể luôn tỉnh thức như thế, là chúng ta đang đi theo bước chân của Đức Phật, chứa đựng trong ta phẩm chất được gọi là “buddho,” có nghĩa là người hiểu biết, người tỉnh thức, người đã trổ hoa Pháp. Dầu ta chưa hoàn toàn trổ hoa kết quả – nếu ta chỉ trổ hoa tới chừng mực nào đó về sự buông xả, khỏi các cấp bậc thấp của nhiễm ô và tham ái – ta vẫn được lợi ích rất nhiều, vì khi tâm thật sự biết nhiễm ô và có thể buông bỏ chúng, tâm sẽ cảm thấy sảng khoái, tươi mát. Sự mát mẻ này là cái đối kháng với các uế nhiễm, vì khi các uế nhiễm xuất hiện, chúng thiêu đốt, nung nấu tâm ta. Nhưng ngay khi chánh niệm tỉnh giác có mặt, lửa uế nhiễm sẽ bị dập tắt – chúng sẽ không còn tác dụng.

 Hãy quán sát xem các nhiễm ô sinh, trụ và diệt một cách nhanh chóng như thế nào. Nhưng khi chúng tự phát khởi, và tự hoại diệt như thế, chúng rất mạnh mẽ. Nhưng nếu ta có thể kiểm soát chúng với chánh niệm tỉnh giác, thì chúng sẽ không còn tác dụng. Nếu quán sát, ta sẽ thấy cái biết rốt ráo là như thế nào, chánh niệm tỉnh giác là như thế nào. Khi cái biết rốt ráo qua đi, nó qua đi một cách lặng lẽ. Trong khi các uế nhiễm, dù chúng có sinh diệt theo quy trình tự nhiên, chúng vẫn qua đi một cách dữ dội– dữ dội vì ta bám víu vào chúng, mãnh liệt do sự bám víu đó. Nhưng khi chúng qua đi một cách lặng lẽ, hãy quán sát – đó là vì không có sự bám víu. Chúng bị buông bỏdập tắt.

 Điều này rất đáng để xem xét: một cái gì đó rất đặc biệt ở trong tâm – đặc biệt vì khi thực sự biết chân lý, nó không còn bám víu. Nó không còn vướng mắc, mà trống không và giải thoát. Nó đặc biệt như thế đó. Từng bước, từng bước, nó trở nên vô thamvô sân và vô si. Nó có thể không còn tham ái, và ngừng bặt các tâm hành. Quan trọng là ta phải thực sự tự mình thấy rằng bản chất tự nhiên của tâm là nó có thể trở nên rỗng không. Chính vì vậy tôi nói rằng nibbana (niết-bàn) không nằm nơi nào khác. Nó nằm ngay đây, tại nơi mọi vật xuất hiện và tươi mát, xuất hiện và tươi mát. Nó đang giương mắt nhìn vào mặt ta.

Thấu Rõ Nội Tâm

 Đức Phật dạy rằng chúng ta phải biết với tâm và trí của mình. Dầu đã có rất nhiều tài liệu được lưu giữ để giải thích Pháp, chúng ta chỉ cần tập trung vào các pháp mà ta có thể biết và thấy, có thể dập tắt và buông xả, ngay trong từng sát-na của hiện tại. Điều này còn tốt hơn là ôm đồm bao nhiêu thứ. Một khichúng ta có thể quán và hiểu được sự tỉnh thức trong tâm, chúng ta sẽ hiểu tận đáy lòng rằng Đức Phậtđã Giác Ngộ từ chân lý ngay nơi tâm. Chân lý của Ngài thật sự là ngôn ngữ của trái tim.

 Khi Pháp được diễn giải bằng nhiều cách, nó trở nên cái gì đó rất tầm thường. Nhưng khi ta duy trìđược sự quán sát cẩn thận và gần gủi ngay nơi thân tâm, ta sẽ có thể thấy rõ ràng, có thể buông xả, và đặt xuống các gánh nặngNếu không biết ngay tại tâm, thì cái biết của chúng ta sẽ phát tán tứ phía, tạo tác các tâm hành với đủ thứ ý nghĩa theo sự phán đoán thông thường – và tất cả đều sai lạc.

 Nếu chúng ta biết ngay nơi sự tỉnh thức nội tâm và duy trì được trạng thái này, thì không có gì cả: không cần nắm giữ điều gì, không cần phán đoán điều chi, không cần đặt tên cho điều gì. Ngay nơi tham ái phát khởi, nó hoại diệt ngay đó, đấy là nơi mà ta sẽ biết nibbana (niết-bàn) là gì. “Nibbana (niết-bàn) đơn giản chỉ là sự hoại diệt của tham ái”. Đó là điều mà Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần.