01. Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm

13 Tháng Hai 20178:56 CH(Xem: 2651)
01. Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM
Quán Như Phạm Văn Minh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

Chương Một
Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm

 

Một nền Văn minh tổng hợp mới

Sử gia văn hóa Anh Arnold Toynbee tiên đoán là việc truyền thừa những phương pháp thực tập tâm linh từ Á Châu vào Tây Phương sẽ hình thành ‘một văn minh tổng hợp mới’ngoạn mục trong thời đại chúng ta. (Wes Nisker 2003, p.198)  Sự gặp gỡ đó hiện đang được thực hiện trong một số các cuộc hội thoại do Viện Tâm và Đời Sống (Institute of Mind and Life) và các nhà khoa học thần kinh não bộ tại các đại học nổi tiếng như Johns Hopkins, Georgetown University Medical Centre. 

Thiền quán và Thần kinh Não bộ

Giới khoa học Tây Phương thường cho rằng các tôn giáotruyền thống Tây Phương không đem lại một đối thoại hữu ích nào với khoa học vì hai bên hoàn toàn trái ngược nhau. Một đàng thì quyết tâm thực hiện nghiên cứu tự do và giải thíchkết quả trên căn bản hợp lý, một bên thì dựa trên giáo điều và lòng tin mù quáng.

Điều thú vị là trong thế kỷ 19, giới khoa học Tây phươngchưa hề biết gì về phương pháp thực hành Thiền quán Phật giáoTuy nhiên dần dần các nhà khoa học nhận ra yếu tính của Phật Giáo: một tôn giáo không chấp nhận đấng Sáng Tạo  và quan trọng nhất là, giáo lý duyên khởi Phật giáo tương hợp với quan điểm ‘vô thần’ của thuyết tiến hóa Darwin và thuyết nguyên tử giải thích trong vũ trụ học. (Harrington and Arthur Zalonic, p.6)   

Tại sao Phật giáo được lựa chọn để giao lưu với          khoa    học não bộ?

Các nhà thực hành Thiền quán muốn lắng nghe và học hỏi xem các nhà khoa học não bộ đã khám phá gì về mối  liên hệ giữa ‘Tâm’ và ‘não bộ’ và sẵn sàng cung cấp kinh nghiệm cá nhân của mình để các nhà khoa học có thể biến thành những dữ kiện khả tín. Cũng như các tôn giáo truyền thống lâu đờiPhật giáo có thể có khuynh hướng ‘lão hóa’ và ‘giáo điều hóa”, cuộc đối thoại này có thể đem đến những ảnh hưởng tích cực cho Phật giáo.

Một số niềm tin của Phật tử cũng như những giả thuyết của Khoa học có thể bị thách thức. Tỳ kheoAjahn Amaro thuộc giáo phái nguyên thủy nhận xét là trong thời hiện đại phần lớn công chúng chỉ tin vào một ‘thượng đế mới’, tức là vào ‘dữ kiện khoa học’. Từ phương pháp ‘nội quán’ (contemplation), dựa vào kinh nghiệm chủ quan cá nhân của thiền giả (ngôi thứ nhất “I” “My”) chuyển đổi thành dữ kiệnkhách quan của ngôi thứ ba (“He” “His”), đòi hỏi một quá trình kiểm chứng chặt chẽ nghiêm túc!  Một vị sư nổi tiếng qua hai tác phẩmThe Monk and the Philosopher và The Quantum and the Lotus, trước đây là một nhà khoa học đạt học vị Tiến sĩ về môn di truyền học ở Institute Pasteur Paris, Matthieu Richard, sau đó thọ giới Tỳ kheo Tây Tạng và hiện trú trì tu viện Shechen ở Nepal, đồng ý làm người thí nghiệm đầu tiên về trạng thái thiền ‘cao cấp’ trong khi não bộ được chụp bằng máy fMRI. Nhờ dụng cụ theo dõi não bộ tân tiến này, những kinh nghiệm cá nhân của ông được chuyển thành dữ kiệnkhoa học, nghĩa là từ kinh nghiệm cá nhân ngôi thứ Nhất trở thành dữ kiện của ngôi thứ Ba. (xem bài phụ lục Thiền Định Dưới Ánh Sáng Khoa Học)

Viện Tâm và Đời Sống

Từ lúc lưu dung ở Ấn Độ cho đến năm 1978, khi các người ủng hộ phong trào Free Tibet yêu cầu một số đài truyền hình Mỹ phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma, một phóng viên đài truyền hình hỏi một cách ‘tỉnh bơ’ “tên  (her name) là gì?” Nhờ đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Mađược mọi người biết đến không những như là một người tranh đấu cho một Tây tạng Tự trị mà còn là một vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo thế giới.

Đức Đạt lai Lạt Ma có những ý kiến táo bạo về hiện đại hóa Phật giáo như: “Nếu khoa học chứng minh là ‘niềm tin’ nào trong Đạo Phật không phù hợp với khám phá khoa học, chúng ta (Phật tử) phải xét lại và thay đổi!” Ngài cũng đề nghị đưa các môn khoa học vào chương trình đào tạo tăng ni và thường nói đùa là nếu không ‘làm’ Đạt lai Lạt ma, có lẽ Ngài thích hành nghề kỹ sư!

Mục đích của Viện Tâm và Đời Sống

Được thành lập với mục đích tạo một cuộc đối thoại giữa khoa học và thực hành Thiền quán, nhất là Thiền Chánh niệm của Phật giáo. Cuộc đối thoại hy vọng sẽ cung cấp thêm hiểu biết về bản chất của vũ trụ, thân và nhất là tâm. 

Muốn được khoa học chấp nhận, sự hiểu biết này phải biến thành chương trình cụ thể và ‘dụng cụ’ để mang lại những ích lợi thiết thực cho đời sống và trả lời cho một câu hỏi đơn giản: làm thế nào để giữ tâm và thân mạnh khỏe? Có một phương pháp nào vun trồng và làm cân bằng tình cảm trong đờisống của chúng ta không?

Viện Tâm và Đời sống có bốn hoạt động chính: Tổ chức các cuộc hội thoại giữa các nhà thực hànhthiền Chánh niệm và các khoa học gia nổi tiếng trong các ngành liên hệ; xuất bản các kỷ yếu từ các cuộc hội thoại này; tổ chức các khóa tu học mùa hè dành cho các nhà nghiên cứu trẻ chuẩn bị cho họ tham dự các khóa hội thảo giữa các khoa học gia và các người thực hành thiền quán và thực hiệncác thí nghiệm để đưa ra các dữ kiện cần thiếtcuối cùng vận động một quỹ trợ cấp cho các công trình nghiên cứu về các giả thuyết rút ra từ các cuộc hội thoại.

Viện Tâm và Đời sống do Đức Đạt Lai Lạt Ma khởi xướng với sự hỗ trợ của R. Adam Engle, một thương gia ở Bắc Mỹ và nhà khoa học thần kinh  não bộ Francisco J. Varela gốc Chile, làm việc và nghiên cứu ở Pháp. Các người sáng lập gặp nhau vào năm 1984, đề nghị một số hội thoại giữa các nhà khoa học ‘đa văn hóa’. Để cho cuộc hội thoại có kết quả các nhà khoa học được chọn lựa trong các lĩnh vực nghiên cứu liên hệ mà còn có tinh thần rộng mở chấp nhận các pháp môn từ Đông Phương như Thiền quán.

Kết quả thí nghiệm lâm sàng

Phần lớn những bài thuyết trình trong kỳ hội thảo thứ Mười Ba (2005) trình bày các kết quả thí nghiệm lâm sàng và các kết quả này đã chiếu sáng những nét chính của Giáo pháp như vô ngãTương tứctương hiện trong thuyết duyên khởi. Qua các báo cáo của các thí nghiệm lâm sàng của khoa học não bộ, một số giáo lý này không còn là ‘triết lý’ nữa mà đã được khoa học não bộ hỗ trợ chứng minh. Có nhiều kết quả tích cực lý thú khác về ảnh hưởng của Thiền Chánh niệm trên não bộ và lên các chức năng của cơ như hệ thống miễn nhiểm (Immune system) có thể ngăn ngừa hay chữa lành (healing) một số chứng bệnh như bệnh vẩy nến, nhất bệnh trầm cảm…

Những hiểu biết sai lầm về Thiền Chánh niệm

Tỳ kheo Ajahn Amaro là diễn giả đầu tiên thuyết trình trong buổi hội thoại này. Tỳ kheo nhắc đến những hiểu biết sai lầm thông thường như xem ngồi Thiền có tánh cách ‘huyền bí’, ngồi thiền để đạt tới ‘cõi này cõi nọ’ và để có những ‘phép thần thông’, do đó tạo ra cơ hội cho những thiền sư ‘bịp bợm’ truyền giảng những tư tưởng nhiều khi phản lại cả  giáo lý căn bản của Đạo PhậtTỳ kheo nhấn mạnhgiáo pháp của Đức Phật là một giáo lý duy nhất trong số các tôn giáo là không bắt tín đồ tin vào bất cứ một giáo điều nào cho đến khi dùng kinh nghiệm bản thân để chứng tỏ giáo lý đó khế hợp với đạo đức, có giúp gì những mục đích cứu khổ trong việc hành trì chánh pháp không, nếu không chỉ là ‘huyền đàm’ vô íchĐức Phật là một người ‘thực tiễn’, ít khi chịu đề cập đến những chuyện siêu hình phù phiếm, và Phật tử có thể tự xét là nên tin theo điều nào trong giáo lý, và nếu có những điều nào chưa hoàn toàn thuyết phục hay chứng nghiệm, có thể tạm gác qua một bên. Đức Phật thường nói đến mấy ẩn dụ như giáo pháp nhiều như ‘lá trong rừng’ trong khi Ngài chỉ dạy các tín đồ một ‘nắm lá trong lòng bàn tay’. Nắm lá trong bàn tay là giáo lý “diệt khổ”.

Đức Phật thường được so sánh với một ‘Lương y’, định bệnh và bốc thuốc và người bệnh phải uống thuốc theo toa chớ không phải cầu khẩn thần linh để mong khỏi bệnh. Toa thuốc nằm trong sự thậtThứ ba (Diệt)

Mindfulness is a lifetime’s journey along the path that ultimately leads to nowhere, only to who you are.

Jon Kabat Zinn

Đau và Khổ

Cũng cần phải phân biệt giữa ‘đau’ (pain) và ‘khổ’ (suffering). Không ai tránh được đau đớn thân xác (như bệnh tật) và ‘cơn đau tình cảm’ (xa người mình thương, mất mát người thân trong gia đình, gặp những chuyện bất như ý… trên đời) kể cả Đức Phật, nhưng khổ là thường do chính mình gây ra. Đức Phật kể một ẩn dụ trong kinh là có một người bị một mũi tên bắn trúng, nhưng người này còn bị tự bắn thêm vào mình mũi tên thứ hai, là oán giận, thù ghét và tìm mọi cách để trả thù. Đây là nổi khổ do mình gây ra mà các nhà Phật học Tây phương hiện nay dịch là ‘adventitious suffering’.  Cơn đau có thể qua đi trong một thời gian, nhưng mối ‘thù’ có thể thành ‘truyền kiếp’, nghĩa là hết ‘đau’ nhưng vẫn ‘khổ’ dài dài! Ngày nay các nhà nghiên cứu hay thực hành thiền quán Tây Phương ít còn dùng chữ suffering để dịch chữ Dukkha trong đạo Phật mà dùng chữ thông dụng là ‘stress’. Trong các cuộc thí nghiệm về não bộ, các nhà nghiên cứu quan sát và ghi lại hiệu quả của Thiền Chánh niệm lên ‘stress’ .

Đau là một chuyện không có thể tránh được trong đời. Nhưng khổ là một điều chúng ta có thể lựa chọn.

Mũi tên thứ nhất và mũi tên thứ hai

Cơn đau cơ thể cũng như tâm lý là những điều không thể nào tránh được trong kiếp ngườiChúng tađã vun xới tình cảm với những người thân trong gia đình và nhất là ‘ý định’ nối truyền hậu duệ cho gia đình, khi ta bị khổ khi thấy những người thân trong gia đình bị đe dọa hay đau đớn, khi thấy con cái bị nguy hiểm. Và thường chúng ta ý thức rõ ràng về những đoàn thể mà chúng ta tự đồng hóa vào, như làng xóm, đất nước, và tủi thân khi bị hất hủi, xa lánh.

Tuy nhiên thêm vào cơn đau của mũi tên thứ nhất, chúng ta thường tự bắn mình mũi tên thứ hai. Giả dụ như chúng ta hẹn đi uống cà phê với bạn (trai hay gái) sau khi đi làm về. Chúng ta đến đúng giờ nhưng chờ mãi bạn không đến. Chúng ta có thể có tình cảm và phản ứng khác nhau, tùy theo ‘giả thuyết’ mà chúng ta nghĩ trong đầu. Có thể lý do đơn giản là bạn ở lại làm thêm giờ hay quên ghi ngày hẹn vào nhật ký, hay bị kẹt xe. Nhưng nếu chúng ta ‘nghĩ’ là bạn không còn muốn duy trì mối liên hệnữa, chúng ta có thể ‘nổi điên’ và tự biên tự diễn nhiều ‘kịch bản’ trong đầu. Hiện tượng mà GS Mark Williams gọi là ABC, từ hiện thực đến phản ứng. A là sự kiện là bạn quên hẹn uống cà phê, C là phản ứng của mình. Phần quan trọng gây ra phản ứng là B, ‘giả thuyết’ về các kịch bản mà chúng ta tưởng tượng trong đầu, chứ không phải là từ A. Nổi đau gặm nhắm có thể ‘đau’ nhiều gấp trăm lần sự kiệnmột buổi hẹn bị quên! Mũi tên thứ hai này gây ra phản ứng dây chuyền làm bật ra nhiều mũi tên khác. Nhiều khi chúng ta tự bắn mũi tên thứ hai dù không thấy mũi tên thứ nhất. Đau hay khổ không phải là một ý niệm mơ hồ mà hiện diện cụ thể ở thân thể hay tình cảm.

Trong những trường hợp đó Hệ Giao Cảm (SNS Sympathetic Nervous System) thông báo cho các tuyến nội tiết phóng ra các chất stress hormone như cortisol hay norepinephrine vào máu.

Norepinephrine tăng nhịp tim đập, làm con ngươi mở rộng thêm, khí quản cũng mở rộng thêm để phổi thở được nhiều không khí, tăng sức mạnh cho chúng ta.

Cortisol ngăn chặn hệ thống miễn nhiểm và amygdala kích thích SNS và trong phản ứng dây chuyền, SNS ra lệnh cho các tuyến nội tiết bơm thêm nhiều chất cortisol hơn nữa.  Tình cảm trở nên mãnh liệt hơn và hành vi cũng bạo động hơn. Phần PFC (xem sơ đồ não bộ) không kiểm soát được ý định nên giống như một chiếc xe hơi bị đứt thắng, chúng ta trở thành một tài xế điên (giận mất khôn).  

Chương Trình Thiền Chánh Niệm Giảm Stress                                    (MBSR)

Chương trình Thiền Chánh Niệm Giảm Stress (MBSR) được Jon Kabat Zin thành lập năm 1979 tại Trường Y Khoa thuộc Đại Học Massachusetts, dành cho những bệnh nhân bị các chứng bệnh kinh niên mà Y khoa không thể giúp gì thêm được nữa. Tiến sĩ Kabat Zinn muốn áp dụng Thiền Chánh Niệm, mà ông gọi là ‘trái tim thực hành của Chánh pháp’ vào việc chữa trị bệnh nhân bị các loại bệnh mãn tính. Tuy nhiên để cho các bệnh nhân Tây phương không lo ngại đây là một phương pháp hành trì ‘huyền bí Đông Phương’, Ông giới thiệu Thiền Chánh niệm như là một phương pháp phổ quát cho bất cứ một người nào muốn hành trì. Ai cũng có thân, tâm và óc não, ông nói đùa bất cứ ai còn thở, nghĩa là còn sống, đều có thể thực hành Chánh niệm. Từ năm 1979 đến năm 2005 có hơn 18 ngàn bệnh nhân theo thực tập khóa thiền MBSR, học viên đến học mỗi tuần một lần trong một khóa thực tập kéo dài 8 tuần lễ. Từ năm 1990 chương trình MBSR lan rộng khắp nước Mỹ, Gia Nã Đại và trên thế giớiHiện có hàng ngàn huấn luyện viên MBSR làm việc chung với các chuyên viên y tế trong các bệnh viện, bệnh xá và các cơ sở y tế trên toàn cầu.    

Hai bệnh viện nổi tiếng ở Mỹ là Johns Hopkins và Georgetown University Medical Centre đồng bảo trợ cuộc hội thoại lần thứ 23, tiên phong trong việc mở đường hai ngành học mới trong y khoa được gọi là Intergrative Medicine (tạm dịch là môn Y khoa nghiên cứu ảnh hưởng và giao lưu giữa Tâm và Thân)  trong một mạng lưới các trường Y khoa,  dạy sinh viên về ảnh hưởng của Thiền Chánh niệmtrên cơ thể và tuy còn trong giai đoạn phôi thai, nhưng các công trình nghiên cứu đã có những kết quả đáng khích lệ.

Thiền Chánh niệm làm lành những bệnh có thể thấy được bằng mắt trần

Jon Kabat Zinn cũng đã trình bày kết quả tích cực của Thiền quán niệm hơi thở trên hai chứng bệnh, một là bệnh vẫy nến (psoriasis), một loại bệnh phát sinh khi bệnh nhân bị stress nặng về tình cảm và có thể sẽ hết bệnh khi không còn bị stress nữa. Kết quả cho thấy là những người tập thiền quán mức lành bệnh ‘vẩy nến’ sẽ nhanh hơn gấp 4 lần.

Thiền và hạnh phúc

Trong thí nghiệm thứ hai Kabat Zinn hợp tác với Richard Davidson thuộc viện đại học Wisconsin- Madison, thí nghiệm xem chánh niệm có thể điều hòa tình cảm để giúp con người cảm thấy ‘hạnh phúc’ hơn. Davison thử nghiệm những Thiền giả có kinh nghiệm ngồi thiền lâu dài như Matthieu Ricard và khám phá rằng khi một người có những tình cảm tích cực như vui vẻhạnh phúc thì bán cầu vùng não Pre Frontal Cortex (PFC) bên trái hoạt động nhiều hơn bán cầu bên phải. Davidson do đó lập ra chỉ số ‘vui buồn’ nghĩa là tỷ lệ giữa hoạt động giữa hai bán cầu não PFC bên trái và bên phải. Vùng não PFC là phần phát triển mới nhất trong quá trình tiến hóa. Davidson nhận thấy là mỗi người có mức khởi điểm hạnh phúc khác nhau. Mức khởi điểm này có thể khá bền vững, nhưng nếu thực hành Thiền Chánh niệm có thể làm tăng mức hoạt động của vùng não PFC bên trái. Davidson cũng nhận xét là những yếu tố bên ngoài có ít ảnh hưởng đến ‘hạnh phúc’. Khi nghĩ đến hạnh phúc chúng ta thường nghĩ ngay đến ‘điều kiện kinh tế’ và ‘gia đình’. Câu hỏi ngắn và gọn: “tiền có mua được hạnh phúc không?” Nếu một triết gia hỏi câu này là một điều bình thường, nhưng câu này do một nhà khoa học não bộ là một điều lạ! Trong vòng 50 năm qua GDP của Mỹ tăng liên tục, trong một cuộc thăm dòquy mô gồm 10 ngàn dân Mỹ, nhưng con số dân chúng tự đánh giá mình “hạnh phúc” không tăng, nếu không muốn nói là còn giảm! Dù dùng bất cứ chỉ số hạnh phúc nào để đo lường, kết quả cũng đều giống như nhau. Davidson cũng thăm dò xem mức hạnh phúc của một người có tăng lên khi lập gia đình, hay lúc bị góa bụi (hay lúc ly dị) để xem mức độ hạnh phúc tăng giảm ra sao? Kết quả cho thấy mức hạnh phúc lúc mới lập gia đình tăng lên rất nhanh, nhưng sau đó một vài năm mức này trở lạimức bình thường nếu không muốn nói là thấp hơn!  Cũng như khi người phối ngẫu vừa qua đời, mức hạnh phúc bị sụt giảm nhiều nhưng một thời gian sau trở lại mức khởi điểm bình thường.

Câu hỏi đặt ra là ‘mức’ hạnh phúc hay đau khổ cố định hay thay đổi? Nếu tìm cách thay đổi não bộ qua huấn luyện tâm linh như Thiền quán, thì não bộ có thể thay đổi khiến một người có ‘cá tính’ buồn bã thành vui vẻ được không?

Sơ Đồ Chức Năng và Cấu Trúc Não Bộ

‘Chúng sinh’ đơn bào bắt đầu cuộc sống 3 tỷ năm trước đây. Chúng sinh đa bào xuất hiện cách đây khoảng chừng 650 triệu năm. Khi tiến hóa, các thú vật đã có một não bộ phức tạp có hệ thống cảm giác và cử động có hệ thống truyền thông với nhau và các tế bào não và dần dần có một ‘trung tâm điều khiển’ trong não bộ.

Nhà khoa học não bộ Paul Maclean (1990) khám phá là não bộ con người hiện đại còn vết tích tiến hóa não bộ của loài bò sát, loài có vú (cũ) (paeomammalian) và loài có vú (mới) (Neomammalian). Nghĩa là chúng ta có BA não bộ còn sót lại trong quá trình tiến hóa, một của loài bò sát và hai não bộ của loài có vú. Thảo nào thỉnh thoảng có người vẫn còn bị thúc đẩy hành động bởi bản năng thú vật! 

Một vài con số

Não chỉ nặng chừng 3 pounds (1 ký rưỡi) chứa các mô trong chất xám và chất trắng, sền sệt như đậu hủ, có chừng 1.1 ức (trillion) tế bào kể cả 100 triệu tế bào não (10%). Trung bình mỗi tế bào não nhận chừng 5 ngàn lần trao đổi tin tức từ các tế bào khác. Khi nhận được tín hiệu, thường qua hóa chất neuro-transmitters và tùy tín hiệu phóng đến, tế bào này có phóng tín hiệu trả lời hay không. Một tế bào trung bình bắn từ 5- 50 lần mỗi giây. Nghĩa là trong vòng 1 hay 2 phút có chừng 4 triệu tín hiệu phóng ra trong đầu.

Mỗi tín hiệu chứa thông tin. Não chuyển thông tin này đến các phần khác của não bộ cũng như các hệ thống khác trong cơ thể. Từ ngữ mind bao gồm cả tín hiệu đối ứng với stress, kiến thức, các khuynh hướng trong nhân cách, hy vọng và ý thức về ngôn ngữ và văn hóa.

Não bộ là yếu tố chính để chuyển đổi và hình thành Tâm.

Não rất bận rộn cho nên dù chỉ nặng chừng 2% trọng lượng cơ thể nhưng tiêu thụ 20-25 % dưỡng khí và đường. Cũng giống như tủ lạnh lúc nào cũng hoạt động ‘rì rầm’, não dùng một số năng lượng ngay khi ngủ say cũng như lúc suy nghĩ.

Tổng số các dòng não điện do 100 triệu tế bào phóng ra chừng 10 lũy thừa một triệu (6 con số không), ngoài khả năng khái niệm hóa.

Não giao lưu với tất cả hệ thống khác của cơ thể và sau đó cơ thể giao lưu với thế giới bên ngoài. Thế giới bên ngoài cũng là yếu tố hình thành não: thân thểngôn ngữvăn hóa…Nói là não hình thành tâm chỉ là cách nói giản lược.  

Tâm và thân liên hệ chặt chẽ với nhau, nói như thuyết duyên khởi của Phật Giáo, không có não thì cũng không có tâm ngược lại, không có tâm thì cũng không có não. Cái này có thì cái kia có.

Chiến thuật sinh tồn trong quá trình tiến hóa

Hàng triệu triệu năm trong quá trình tiến hóatổ tiên của chúng ta sử dụng ba chiến thuật để sống sót:

  • Phân biệt khoảng cách giữa cá nhân và thế giới bên ngoài, giữa những tình cảm này và tình cảm khác.
  • Giữ quân bình giữa thân và tâm để được mạnh khỏe
  • Nắm giữ cơ hội và xa lánh đe dọa – để có cơ hội sinh sản truyền thừa (nối dòng) và tránh hay chống cự những nguồn nguy hiểm.

Những chiến thuật này rất hiệu quả cho việc sống còn, nhờ thế mà tổ tiên chúng ta không bị chui vào bụng thú dữ hay các thành phần thù nghịch khác. Tuy nhiên quá trình này làm phát sinh những tình cảm tiêu cực như lo âu, stress, sợ hãitổ tiên chúng ta luôn ngó quanh ngó quất để nhận diện và đối phó với kẻ thù.

Thứ nhất: tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, chiến thuật này cho chúng ta biết ai là kẻ thù cần đối phó(phản ứng đánh hay chạy). Nhưng không có cơ thể cá nhân nào hoàn toàn biệt lập mà đều hiện diệntrong mối tương quan tương tức, tương hiện (inter-dependence). Nhìn xa về lúc vũ trụ mới ‘bùng nổ’, hạt bụi của các ngôi sao mới (Supa Nova) lúc bùng nổ đã làm nên cơ thể chúng ta, nên chúng “có thể trả lời cho câu hỏi của Trịnh Công Sơn ‘hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi: đó là các hạt bụi của các stardust làm nên thân thể của anh, có thể là từ một star ‘thiên tài’ trong góc vũ trụ nào đó.

Cái gọi là tâm cũng do nhiều yếu tố kết hợp: từ những biến cố lớn trong đời, từ những thần tượng cá nhân hình thành tư tưởngquan điểm, nhân cách, tình cảm, văn hóa … Khó lòng mà nói quan điểmnày của ‘tôi’, dù mỗi người có ‘nghiệp’ riêng do hoàn cảnh cá nhân. Tuy chiến thuật phân biệt giữa mình và thế giới bên ngoài giúp tổ tiên chúng ta sống sót để truyền giống cho ‘hậu duệ’ nhưng cũng thường xuyên gây bất an trong tâm chúng ta.

Nhất là khi chúng ta tự đồng hóa thân thể này là tôi làm phát sinh tình cảm ‘đau khổ’ và lo lắng nhất là khi thân thể không hoàn hảo giống như ý mình; quá mập, quá ốm, không quyến rũxấu xí và nhất là khi thân thể bắt đầu suy nhược và già cỗi và trong đầu chúng ta còn mối ám ảnh thường xuyên là thân thể có lúc chết, dù chúng ta có sẵn sàng hay chưa. Không ai tránh khỏi điều này, kể cả Đức PhậtNgũ uẩn và tứ đại có hợp thì có tan.   

Bất cứ một sinh vật nào cũng phải ‘trao đổi’ năng lượng và vật thể với thế giới bên ngoài. Chúng ta hít vào dưỡng khí và thở ra thán khí và các sinh vật bên ngoài như cây cỏ ‘tái chế biến’ thán khí thành dưỡng khí và chúng ta hít vào trong cái vòng luân lưu tái diễn vô tận. Jon Kabat Zinn nói là trong người chúng ta có các ‘nguyên tử’ từ trong cơ thể của chính đức Phật hay Gandhi, hay bất cứ một thần tượng tâm linh nào của chúng ta. Và trong vòng từ 1 tới 7 năm các nguyên tử trong cơ thể chúng ta hoàn toàn thay đổi. Một hệ thống ‘đóng’, không giao lưu với thế giới bên ngoài là một hệ thống ‘chết’. Nghĩa là khi nào còn sống, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình tái chế biến nguyên tử với môi sinh bên ngoài.  

Giữ quân bình: Không những chúng ta ‘đau khổ’ vì vô ngã mà còn vì vô thường. Thân và tâm có nhiều hệ thống chính và phụ khác để duy trì mức ‘quân bình’ để làm chúng ta ‘khỏe mạnh’. Tuy nhiêncác điều kiện bên ngoài cũng như bên trong tiếp tục thay đổi ảnh hưởng đến việc duy trì ‘quân bình’ này, làm cho chúng ta lúc nào cũng cảm thấy bị đe dọa. Phần não bộ PFC, phần điều hướng ý thức, thay đổi từ 5 đến 8 lần mỗi giây. Sự bất định của các tế bào não làm tâm luôn bất an. Chỉ cần quan sátkhi thực hành chánh niệm là chỉ trong vòng một hơi thở, quý vị sẽ thấy kinh nghiệm và tình cảm luôn luôn thay đổi, xuất hiện đó, biến mất đó. Thảo nào mà ngay cả tổ Huệ Khả ngày xưa cũng luôn thấy tâm bất an! 

Tất cả đều thay đổi theo luật vô thường. Đó là bản chất của vũ trụ cũng như thế giới nội tâm và định luật này sẽ quấy nhiễu sự ‘quân bình’. Tuy nhiên để giúp chúng ta sống sót, não tiếp tục làm công việc ngăn dòng sông cảm thọtư tưởng để tìm hệ thống ‘quân bình’ trong một thế giới biến dịchHậu quả là là não luôn luôn theo đuổi khoảnh khắc hiện tại vừa qua, cố gắng kiểm soát chúng một cách vô vọng. Một hình ảnh minh họa công việc làm của não bộ: một thác nước chảy đến mé ghềnh đá, trong tích tắc nước chảy tràn qua rồi tiếp tục tuôn qua ghềnh đá và đi mất. Một khoảnh khắc được ‘sống’ hay bị quên ‘mất’, như nước từ trên cao rớt xuống dòng sông hay suối bên dưới! Một hơi thở qua đi thì đi mất. Cứ ngồi (nằm hay đứng hay đi khi thực hành Chánh niệm) quý vị sẽ thấy điều này. Khi mất chánh niệm trong một khoảnh khắc, nước chảy qua bờ ghềnh đá, mất tăm! Không sao, ráng tỉnh thứctrong một hơi thở khác, một hơi thở khác nữa, nhưng cẩn thậnráng giữ chánh niệm!

Cây gậy và củ cà rốt

Quá trình tiến hóa khiến não thiên vị cây gậy vì nếu không có củ cà rốt bây giờ thì sau này vẫn còn có cơ hội khác. Còn nếu không tránh được cây gậy thì trong tích tắc có thể vào ngay bụng thú dữhay chết dưới tay của những người thù nghịch. Não do đó chú ý đến cây gậy nhiều hơn và mỗi lần bị stress, hormone bị tiết ra và tích tụ lâu dài có thể làm tổn hại đến cơ thể. Não do đó chứa ký ức về cây gậy nhiều hơn là phần thưởng cà rốt, thủng thỉnh ăn cà rốt cũng được! Rick Hanson dùng hình ảnh của cọp thiệt và con cọp giấy để minh họa cho củ cà rốt và cây gậy. Vì lúc nào cũng phải cảnh báotổ tiên chúng ta lúc nào cũng xem mối đe dọa ‘cọp giấy’ như là ‘cọp thiệt’, để sẵn sàng đánh hay chạy còn hơn là dễ ngươi lầm lẫn xem cọp thiệt là cọp giấy. Vì nếu lầm lẫn một lần, sẽ không còn cơ hội lầm lẫn lần thứ hai! Mặc dù mỗi lần bị kích động, thân thể bị stress hormone tuồn vào máu, gây những tác hại cho cơ thể và tình cảm. Thà là thế còn hơn là chui vào bụng cọp thiệt!

Ai ảnh hưởng ai?

Rõ ràng là não bộ điều hướng tình cảm của chúng ta, nhưng tâm và não hoạt động như một hệ thốngTổng thể và ảnh hưởng là ảnh hưởng hỗ tương hai chiều. Nhiều người khi bệnh nghĩ thân thể như là một chiếc ô tô bị hỏng và bác sĩ là người thợ máy chỉ cần vô dầu mỡ, thay thắng, thay ga, cho thuốc, cắt phần này, ghép phần nọ thế là khỏi bệnh! Vấn đề không giản dị như vậy. Khi bệnh, cả thân-tâm đều bệnh!

Sau đây là các thử nghiệm cho thấy là Chánh Niệm đã làm thay đổi cấu trúc của não bộ:

  • GS Lara Lazar, thuộc Viện Đại Học Y Khoa Harvard công bố kết quả cho thấy những người thường thực hành Chánh Niệm có các phần thuộc Pre Frontal Cortex dầy hơn là những người không ngồi Thiền. Phần Insula, phần nhận biết tình cảm, cảm xúc bên trong cũng dầy hơn. Bà kết luận là thường phần Pre Front Cortex bắt đầu suy thoái mỏng đi từ tuổi 20 trở lên, nên chánh niệmcó thể tạo thêm các tế bào não mới để đền bù.
  • GS Daniel Siegel cho biết là khi thực hành chánh niệm chúng ta cảm thấy thân tâm hài hòa và chúng ta sử dụng các sóng điện não bộ liên hệ đến giao tiếp xã hội và kết quả làm mạnh khỏe về thân thểtâm lý và xã hội. Siegel cũng cho biết là các tế bào não cũng sinh sản nhiều hơn do đó có khả năng thay đổi các dòng điện kết nối tế bào khi não giao lưu với những kinh nghiệm mới. Siegel nói một câu làm rúng động giới nghiên cứu liên hệ thân-tâm là: “Thực tập Chánh niệm là một hình thức dùng tâm để thay đổi não và dùng não để thay đổi Tâm” hay như một đại sư Tây tạng: “Phẫu thuật não mà không dùng thuốc mê”. Chánh niệm làm thay đổi phần Pre Frontal Cortex (PFC) có ảnh hưởng đến những hoạt động kết hợp ảnh hưởng lên miễn nhiểm, tự quản và khỏe mạnh toàn diện.
  • Các tài xế tắc xi ở London khi học lấy bằng lái phải nhớ các đường nhỏ như mắc cưỡi nên phần Hippocampus, phần có trách nhiệm tiếp nhận hình ảnh của não, cũng dầy hơn.
  • Các nhạc sĩ dương cầm thực tập một bài nhạc chưa biết chừng 10 phút một ngày trong vòngtuần lễ, phần não bộ trách nhiệm về cử động cũng dầy hơn. Không những thế một số nhạc sĩ không thực sự thực tập chỉ tưởng tượng thực tập mỗi ngày chừng 10 phút trong vòng 6 tuần lễ, phần não bộ liên hệ đến chức năng cử động cũng dầy hơn.  
  • Viện Thân và Tâm cũng nghiên cứu các đối tượng có nhiều kinh nghiệm Thiền Quán như Matthieu Ricard chẳng hạn, cho thấy là bộ phận amygdala, bộ phận liên hệ với sợ hãi và hành vihung hăng ít bị kích động hơn những người chưa thực tập Chánh niệm, nghĩa là Chánh niệm giúp làm giảm bớt hành động và ý tưởng hung hăng.
  • Một thí nghiệm khác nữa do nhà khoa học và các người cộng tác thực nghiệm cho thấy Chánh niệm ảnh hưởng lên phần não bộ liên hệ đến Đồng Cảm (empathy) với nổi đau khổ của người khác. Đây là bước đầu của tình cảm từ bi. Các người thực tập Chánh niệm đáp ứng với những tiếng kêu thất thanh của những người đang đau khổ hay bị nguy hiểm nhiều hơn những người chưa thực tập, cho thấy ảnh hưởng của Chánh niệm liên hệ đến các sóng điện não liên hệđến đồng cảm (empathy).

Tế bào não bộ 1Các phần chính yếu của não bộ

Pre Frontal Cortex (PFC): Đặt mục đích, họach định chương trình, điều khiển hành động, hình thành tình cảm, một phần hướng dẫn và thỉnh thoảng trấn áp phần Limbic.  Trong quá trình tiến hóa, phần PFC là phần phát triển nhiều nhất, đóng chức năng chính trong nhận thứcquyết định và suy nghĩ.

Anterior Cingulate Cortex (ACC) Làm quân bìnhchú ý và theo dõi chương trìnhphối hợp ý nghĩavà tình cảm

Insula: biết cảm giác bên trong cơ thể, kể cả cảm giác, giúp đồng cảm

Thalamus; Tiếp nhận thông tin về cảm giác

Brain stem: gởi các hóa chất như serotonin và dopamine tới các phần khác của não.

Tế bào não bộ 2Corpus callosum: chuyển thông tin giữa hai bán cầu não

CerebellumKiểm soát cử động

 Limbic systemPhần chính yếu của tình cảm và động cơ, gồm cả phần ganglia, hippocampus, amygdale, Hypothalamus và pituitary gland, còn được gọi là subcortical, những phần kế cận Limbic liên hệ đến tình cảm, báo độngsợ hãi và lo âu.

Basal ganglialiên hệ đến phần thưởng, kích thích và cử động

Hippocampus: tạo ký ức mới và báo động

Amygdala: chuông báo động khi tình cảm bị kích động và các kích thích tiêu cực

Hypothalamus: điều hướng các nhu cầu căn bản như đói, sinh lý, tạo ra chất oxytocin; kích hoạt tuyến Pituitary gland

Pituitary gland: tạo các hóa chất trong não như endorphins, kích hoạt hormone cortisol gây stress; chứa và tiết oxytoxin.

Tế bào não bộ 3Tế bào não bộ

Có chừng 10% tế bào não bộ trong tổng số tế bào não. Nhiệm vụ chính của các tế bào não là bắn các làn sóng não để thông tin với nhau qua synapse. Một trong những nguyên tắc chính là ‘tế bào nào bắn sóng não thông tin với nhau thì hợp tác và tăng cường chức năng của nhau. (The neuron that fires together wires together). Có một số các nhà khoa học não bộ như Rick Hanson dùng nguyên tắc này để giúp hành giả đi xa thêm một bước hơn là nguyên tắc Let be và Let Go trong thiền Chánh niệm, và thêm một giai đoạn tích cực khác là Let In, nghĩa là dùng tâm để thay đổi não và khiến não làm Tâm được chuyển hóa tốt hơn, như các Thiền sư nhiều kinh nghiệm như Matthieu Rickard hay các Thiền sư Tây tạngDĩ nhiênlà phần thực tập phức tạp hơn là thực tập Chánh niệm.

Chúng tôi hy vọng trong tương lai các cư sĩ Phật tử chuyên về  các ngành Tâm thần như BS Phân tâm  (Psychiatrist) hay các nhà khoa học não bộ (Neuroscientist) tiếp tục giới thiệu các thực hànhnày hầu giúp các Phật tử biết cách thực tập các pháp môn khoa học mới khám phá này.  (Xin xem thêm video ‘The Enlightened Mind’của BS Rick Hanson).

Nếu tế bào não nào không phóng tín hiệu, thường ‘héo hắt’ và chết sớm. (Use it or lose it) Khi chúng ta đến 80 tuổi có chừng 4% tế bào não chết đi, nhưng so với số tế nào não khổng lồ, não bộ vẫn hoạt động bình thường nếu chúng ta không bị bệnh tật nào trầm trọng, chưa kể các tế bào được sinh sản trong quá trình neuro-plasticity. Tế bào não nào hoạt động trong việc phóng ra nhiều làn sóng liên lạcvới nhau càng có nhiều cơ hội sống còn (Survival of the busiest neurons!)  

Các hóa chất tiết ra trong não giúp các tế bào não phát sóng thông tin với nhau, nên có  ảnh hưởngrất mạnh

1-      Glutimate:kích thích hoạt động tế não

2-      GABAngăn cản hoạt động tế bào não

3-      Serotonin: Điều hòa vui buồn, giấc ngủ, tiêu hóa. Hầu hết các thuốc trị trầm cảm nhắm làm tăng hóa chất này.

4-      Dopamine liên hệ đến phần thưởng và chú ý, vui thích, giúp cách ứng xử.

5-      NorepinephrineCảnh giác và kích thích

6-      Acetylchorinethức tỉnh và học hành

Các chất hóa học do tế bào não tiết ra

7-Opioids: Ngăn trở stress, làm êm dịu và giảm đau, cung cấp lạc thú (phê), gồm cả endorphin

8-      OxytocinGia tăng tình yêu trẻ con. Phụ nữ có nhiều chất này hơn nam giới.

9-      Vasopressin: nối kết tình bạn; Chất này trong nam giới có thể gây ra ghen tương và bạo độngvới người phối ngẫu.

Các chất hóa học khác:

10-  Cortisol: Do tuyến thượng thận (pre-renal gland) tiết ra khi bị stress, ảnh hưởng ham muốn tình dụcvui buồn và trí nhớ.

11-  Estrogen: Não phụ nữ và nam giới chứa chất hóa học này, ảnh hưởng ham muốn tình dụcvui buồn và trí nhớ.

Tiến hóa não bộ và quá trình xã hội hóa

Các loài sinh vật tiền-có vú (proto- mammals) hiện diện chừng 180 triệu năm trước đây trong khi các loài chim hiện diện chừng 30 triệu năm (những di tích hóa thạch không hoàn toàn chính xác). Loài có vú và chim sống trong môi trường nguy hiểm đầy thú dữ nhưng trọng lượng não lớn hơn các loài bò sát và cá, tại sao? Các loài bò sát và cá thường không chăm sóc con cái- nếu không muốn nói là nhiều khi chúng còn ‘ăn thịt’ con cái và không có ‘người bạn đời’. Trái lại loài chim và loài có vú nuôi nấng ‘con cái’ và trong nhiều trường hợp ‘có đôi có bạn’ trên đời và trong vài trường hợp cả đời!

Nói theo ngôn ngữ tiến hóa, nhu cầu ‘có đôi có bạn’ đòi hỏi loài có vú và chim ‘chọn lựa’ một người bạn đời, ‘chia xẻ’ thức ăn và ‘nuôi dạy’ con cái, làm tăng mức tiến hóa não bộ của các loài có vú và chim! Đến đây quý vị hiểu rõ thêm về câu nói ‘không thể nào nghiên cứu ‘sinh học’ ngoài quá trình tiến hóa! Một con sóc hay con quạ khôn hơn con thằn lằn vì chúng học được kỹ năng ‘hoạch định, giao tiếp, hợp tác và thương thuyết’với người bạn đồng hànhCon người cũng thế khi trở thành cha mẹ, nhất là khi muốn có người bạn đời trăm năm, cũng phải học các kỹ năng này!

Các loài linh trưởng (Primates) hiện diện cách đây chừng 80 triệu năm và có một đặc tính giống con người là ‘xã hội tính’. Một con khỉ dành 1/6 thì giờ để làm đẹp cho những hội viên trong nhóm, như trong các phim tài liệu ‘chàng ngồi bắt chí cho nàng!’ Con khỉ trang điểm là một hình thức làm giảm stress hơn là một con khỉ được trang điểm. Thay vì nóng ruột khi thấy ‘quý bà’ trang điểm quá lâu, quý vị có thể đề nghị trang điểm giúp hay ít nhất là xin được kẻ lông mày như Vô Kỵ đã làm cho Triệu Minh, và nói là dựa trên bằng chứng của thuyết tiến hóa, có thể làm quý vị giảm stress, thử xem Quý Bà phản ứng ra sao?!

Những loài linh trưởng nào càng có xã hội tính nhiều chừng nào thì não càng to chừng đó!

Phần Cortex và Insula trong não tăng trưởng để làm tròn các chức năng mới! Các loài vượn lớn như chimpanzees, gorillas  urangutans và dĩ nhiên là loài người, phát triển một loại tế bào não có tên là spindle cells để đối phó với những liên hệ xã hội phức tạp. Loại chimpazees cũng biết cười và khóc như người!

Các tế bào não spindle là nơi phát xuất ra những tình cảm như đồng cảm và từ bi và tự ý thức (self awarenessbiến hóa trong vài triệu năm qua khi Homo Sapiens, tiền thân của con người xuất hiện

Loài người (Hominid) xuất hiện khoảng chừng 2.6 triệu năm qua, bắt đầu từ thời đồ đá cũ và mới. Từ đó về sau trọng lượng não tăng gấp 3 lần nhưng chức năng sử dụng tăng lên đến 10 lần. Những biến hóa này làm tăng khả năng sống sót và sinh tồn của loài người và con người trở thành một chủng loại bền sức nhất (fittest), không phải về phương diện thể lực mà về phương diện trí năng, để sử dụngtrong các lãnh vực xã hội, tình cảm, ngôn ngữ. Các tế bào spindle sinh ra từ các phần não bộ như cortex và insula - hai lảnh vực quan trọng nhất trong giao tiếp xã hội và thông minh tình cảm (emotional intelligence)  và não bộ con người trở thành một siêu xa lộ thông tin (Information super highway) để xây dựng kỹ thuật, khoa học, văn hóa văn minh…

‘Mới’ chừng 10,000 năm qua chúng ta sống trong nền văn minh săn bắn và nông nghiệp trong các bộ tộc nhỏ đông chừng 150 người. Chúng ta nuôi sống bộ tộc của mình, tránh các bộ tộc thù nghịchkhác và thú dữ. Những đức tính xã hội như độ lượng, đồng cảm, từ bicông bằngngôn ngữtha thứđạo đứctôn giáo cũng dần dần xuất hiện và phát triển và tạo ra nền văn hóavăn minh như hiện nay.

Dr Hanson nhận xét là trong mỗi cá thể của loài linh trưởng và loài người có một ‘con chó sói thương yêu và thù hận’ (a wolf of love and of hatetương tự như chủng tử Thiện hay Ác trong Phật giáo. Trong quá trình tiến hóa khi con người và các loài linh trưởng khác, những đức tính như đồng cảm, độ lượng, từ và bi bắt đầu xuất hiện và phát triển. 

Phần Cortex và Insula là phần phát triển sau cùng nhất. Theo Dr Hanson, con người là sinh vật có nhiều đức tính đồng cảm nhất trên mặt đất. Một trong những nhu cầu tình cảm quan trọng của con người là nhu cầu thuộc vào một đoàn thể (need of belonging) vì thế chúng ta vui sướng khi chinh phục một người tình và đau khổ khi bị từ chối hay hắt hủi. Tình cảm lãng mạn có mặt trong tất cả các xã hội và nhu cầu này có nguồn gốc sâu đậm từ bản chất sinh học và sinh hóa. Hai hóa chất liên hệ là endorphin và oxytocine, các hóa chất liên hệ và tình yêu (khi bị cú sét ái tình chúng ta hay nói ‘có lẽ’ là do hợp chemistry!) Oxytocine có nhiều ở phụ nữ hơn nam giới, nhất là khi yêu nồng nhiệt vì sự kích động của Oxytocine.

Lịch sử hiện đại cho chúng ta thấy con chó sói sân hận hung hãn như lò sát sinh Đức Quốc Xã, hai trái bom nguyên tử thả ở Nhật, vụ hãm hiếp và tàn sát tập thể ở Nam kinh, chiến tranh diệt chủng ở Balkan, Iraq, Aghanistan. Chưa nói tới chiến tranh Việt Nam và vụ diệt chủng do tập đoàn Polpot ở Kampuchia! Phạm Duy nói ‘kẻ thù ta đâu có phải là người’, cũng đúng một phần, vì chúng ta thả xổng con chó sói thù hận khỏi chuồng! Hơn ai hết người Phật tử biết là tưới tẩm chủng tử Thiện là mục đích của cả một đời tu tập. Trong phần đầu tôi có một bài kệ căn bản nhắc nhở Phật tử ‘tránh làm điều ác, làm điều thiện, thanh lọc tâm ý’, giản dị quá phải không quý vị?  Đúng vậy, một đứa trẻ lên năm lên bảy cũng có thể hiểu rõ điều này, nhưng một cụ già 80 tuổi chưa chắc đã làm được!

Thiền Chánh niệm và hệ thống miễn nhiểm

Hợp tác với một chuyên viên về miễn nhiểm thượng thặng, J F Sheridan, John Kabat Zin and Richard Davidson làm thí nghiệm xem stress ảnh hưởng lên hệ thống miễn nhiểm ra sao. Hệ thống miễn nhiểm hoạt động dựa trên cuộc đối thoại song phương giữa hệ thống thần kinh và cơ thể. Khi cơ thể bị thương, bị nhiểm vi trùng hay vi khuẩn, các tế bào não phóng những dòng điện để ‘hỏi thăm sức khỏe’ và khi có được câu trả lời từ các phần cơ thể bị thương tích, các kháng thể sẽ được gởi tới để ‘tấn công’ các vi trùng hay vi khuẩn này và làm lành vết thương. Nhưng khi bị stress, hệ thống miễn nhiểm làm việc thiếu hiệu quả.  Giáo sư Sheridan cũng làm một thí nghiệm xem ảnh hưởng của Thiền Quán niệm lên các kháng thể như thế nào. Ông thử nghiệm trên hai nhóm được chích thuốc chủng ngừa cúm, viêm gan A và B và đếm số kháng thể sinh ra và kết quả xác nhận là con số kháng thể trong những người đã ngồi thiền nhiều hơn trong nhóm chưa ngồi Thiền. Một ngành mới được thiết lậpcó tên Psycho/neuro/immunology (hay viết tắt  PNI), nghĩa là hệ thống miễn nhiễm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây stress khác như tâm lýxã hội, nội tiết và stress có thể làm hệ thống miễn nhiễm yếu đi. Càng bị stress lâu ngày chừng nào càng dễ bị bệnh chừng đấy!  

Ông Thiện, Ông Ác

Gần đây có một bài tham khảo về Thiền trong đó tác giả ‘cả quyết’ là Thiền có thể ‘quét sạch’ stress! Cả quyết điều này chẳng khác nào cả quyết dầu ‘Nhị Thiên Đường’ có thể trị ‘bá bệnh’. Đời là biển khổ và trong xã hội hiện tại, đời là biển stress! Từ khi có đời sống từ một đơn bào trên địa cầu hay vũ trụ là đã có stress. Hữu thân hữu khổ. Đó là khẳng quyết về chân lý thứ nhất của Đạo Phật. Đệ tam nghĩa đế dạy chúng ta tìm cách ‘đối trị’ với stress chớ không phải tìm cách diệt stress, vì muốn diệt cũng không diệt được.

Trong bài thuyết trình, Robert Sapolsky Giáo Sư Sinh Học và khoa học thần kinh não bộ ở Stanford University, trình bày phản ứng đối với stress của các động vật trong quá trình tiến hóa và của con người trong đời sống hiện đạiThí dụ như các phim tài liệu cho chúng ta thấy các con ngựa rằn bị các con báo đuổi tại các đồng cỏ Phi châu. Ngựa vằn chạy thục mạng và thường chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Nhưng sau khi chạy thoát xong, đoàn ngựa rằn lại nhẩn nha gặm cỏ. Trong khi đó nếu con người bị stress từ năm này sang năm nọ và bị trầm cảm (depression) vì stress dài hạn bị ‘Ông Ác’, gặm nhắm và tạo ra đủ thứ bệnh cho cơ thể cũng như cho tâm thần.     

Các loại stress ngắn hạn (được xem như Ông Thiện), khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa nhưng thấy có khả năng và cơ hội vượt qua được, cơ thể gây phản ứng tích cực làm tăng năng lực vì lưu lượng máu chảy vào tim tăng lên, huyết áp tăng để máu có thể chuyên chở oxy nhiều hơn đến các bộ phận cần thiết trong cơ thể như óc não và bắp thịt.  Trong những trường hợp nguy hiểm như thế, não bộ của vật cũng như của người gác lại những dự định ‘lâu dài’ như bảo quản sức khỏe của tim, gan, thận, bao tử... Não bộ của các con vật được cấu trúc là khi hết cơn nguy thì trở lại bình thường. Trong khi nguyên nhân gây stress mà con người thường bị phần lớn do lo âusợ hãi, có thực hay tưởng tượng, thường người Tây phương gọi là nỗi lo sợ ‘vô hình’ (faceless fear!).

Kết quả là ‘stress dài hạn’ gây ra đủ thứ bệnh tật như lở bao tử, tiểu đường, làm giảm sức ham muốntình dục (libido) và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch… và nhất là về bệnh tâm thần hiện rất phổ biếnlà bệnh trầm cảm. Robert Sapolsky nói là những huấn luyện tâm thần như Thiền Chánh niệm có thể biến những ảnh hưởng nguy hại của stress thành ảnh hưởng tích cực (stimulation). Có nhiều người chỉ thích chơi các trò mạnh bạo hay nguy hiểm như trò đua xe hơi. Họ cần cảm giác mạnh để thân thểcó thể sản sinh chất kích thích adrenaline. Nếu Thiền Chánh niệm có khả năng biến Ông Ác (stress) thành Ông Thiện (stimulation), cơ thể không những chúng ta không bị nhiều chứng bệnh nguy hiểm trầm kha mà còn có khả năng làm thân tâm khỏe mạnh.

Một báo cáo lý thú nhất là của GS Wolf Singer về ‘ai’ là ‘người suy nghĩ’. Khi Descartes tuyên bố I Think therefore I am, Cogito ergo sum, các nhà triết lý Tây Phương nhạo báng đó là  ‘con ma trong guồng máy’ (The Ghost in the Machine). Theo GS Singer, đây là một trực giác ‘sai lầm’, thông thường chúng ta suy đoán là hễ có’ ý nghĩ’ là phải có một người suy nghĩ’. Các nhà tâm lý hiện đại cho rằng ‘có ý nghĩ’ nhưng thực ra ‘không có người suy nghĩ’ (Thoughts without a thinker). Theo các máy dò dòng điện của các tế bào não, khi một đối tượng được chú ý như trong khi ngồi thiền, thì các tế bào não phóng ra những tia điện có tần số cao (chừng 40 H), não sẽ đồng bộ làm dao động những làn sóng có tần số cao này và những đối tượng trở nên rõ ràng và mạch lạc trong ý thức. Không có vùng não nào tập trung những làn sóng điện như thể để đóng vai trò người ‘điều hợp’, mà các làn sóng này tự điều hợp. Nghĩa là không có người suy nghĩ- nói một cách khác lý thuyết ‘vô ngã’ của Đạo Phậtđược chứng thực ngay khoa học não bộ! Những ai còn mắc kẹt trong lý thuyết nhị nguyên cartisan nên xét lại những quan niệm và từ ngữ như ‘thân xác’ và ‘linh hồn’, làm như thể đây là hai phần khác biệt, không đúng tinh thần nhất nguyên của Đạo Phật! Không có cái này thì cũng không có cái kia!

Văn Minh tổng hợp ngoạn mục

Nhưng bài thuyết trình quan trọng nhất là bài tổng kết của GS Raph Snyderman, Viện trưởng Viện Đại Học Duke. GS đã từng phục vụ Y Khoa trong 40 năm trong một số vị trí quan trọng của nền y học Mỹ, thú nhận là dù Y Khoa Tây Phương có những tiến bộ vượt bực và cứu hàng triệu mạng sống, nhưng nếu chỉ dùng khoa học và kỹ thuật không mà thôi, con đường này đang ‘dẫn đến ngõ cụt’, không giúp bệnh nhân làm giảm bệnh tối đa như các đồ đệ của Hippocrate mong muốn. Y học Tây Phương đôi khi còn ‘tạo ra những vấn đề mới’. Vì thế các chuyên viên y khoa đã tham dự hội thoại này với các hành giả Thiền Quánhy vọng tìm ra một con đường mới để chữa trị hữu hiệu hơn. GS Snyderman thú nhận là đã học hỏi rất nhiều điều từ phương pháp quán niệm Phật Giáo và Tây Phương phải hình thành một mô thức chăm sóc sức khỏe mới.

Khuyết điểm của Y Học Tây Phương theo GS Snyderman, là ‘quan niệm cục bộ’, chỉ chú trọng đến từng chứng bệnh một theo kiểu đau đâu trị đó, mà quên rằng con người là một hệ thống ‘tổng thể’, mỗi hệ thống trong cơ thể liên hệ tất cả những hệ thống khác. Vai trò của bác sĩ đóng vai trò chính yếu và bệnh nhân phó mặc Bác sĩ chữa trị. GS Snyderman tin rằng các công trình nghiên cứu về Thiền Quán có thể mang đến kết quả tích cực cho Y học Tây Phương như có thể tiên đoán và ngăn ngừabệnh hoạn. Huấn luyện tâm có thể chữa lành hay làm giảm bệnh tật vì tăng cường hệ thống miễn nhiểm, điều hợp đồng bộ các làn sóng não có tần số cao và các phần khác nhau của não, hay ít nhấtlà nếu không làm giảm đau được thì cũng giúp chúng ta không bị những nỗi khổ do chúng ta tự gây ra dầy vò mình. GS Snyderman kết luận là ‘buổi hội thoại này là giây phút kỳ diệu nhất trong đời tôi’

Giá trị đạo đức nhưng cũng là phương pháp ngăn ngừa bệnh tật

Chúng ta hay nhắc đến ‘tứ vô lượng tâm’ (Từ, bi, hỷ và xả) và thường nghĩ đó chỉ là những giá trị đạo đức, nhưng nếu chúng ta giảm trừ được ‘tam độc’ như tham sân sitâm hồn chúng thảnh thơi thì thân thể sẽ ít bị bệnh tật. Trong Thiền Chánh niệm có phép tu ‘quán từ bi’, thân thể sẽ không còn bị stress nữa và do đó hệ thống miển nhiễm làm việc hữu hiệu, như một quốc gia có hệ thống quốc phòng mạnh, không ai dám đem tàu thuyền đe dọa!

Trong khi sinh lão bệnh tử là một thực tế không ai phủ nhận được, nếu chết chỉ là một quá trình tự nhiênchúng ta sẽ ‘vui mừng’ khi giải nghiệp, miễn là ‘sống vui, sống khỏe’. Cứ tưởng tượng tuổi thọ của con người tăng lên 150 năm hay 200 năm, lúc đó sống là một cực hình, thay vì là một niềm vui. Sự đóng góp của Đạo Phật vào nhân sinh lớn lao như thế, lạ lùng thay, có người vẫn còn bảo Đạo Phật là ‘mê tín dị đoan và yếm thế’!

Tuy nhiên cũng phải nhớ đến lời bình phẩm của Đức Khổng Tử ‘khi bắn cung không trúng đích cũng nên xét lại bản thân mình’. Nếu chúng ta lúc nào cũng được hướng dẫn theo tinh thần của Kinh Kalama, không tin theo những gì dù là từ truyền thống và có quyết tâm như Đức Đạt Lai Lạt Ma, nếu khoa học chứng minh những gì trong giáo lý là sai lầm, thì chúng ta phải can đảm từ bỏ.

Phật tử nên hãnh diện là mình đã chọn một tín ngưỡng phù hợp với khoa học và có những đóng góp làm giảm khổ đau cho con người và tất cả chúng sinh, như trong lời thệ nguyện ‘Chúng sinh vô biênthề nguyện độ’.  Lời thú nhận của Giáo sư Snyderman phải chăng là lời thú nhận là một nền văn minhmới ‘ngoạn mục’ của thời đại chúng ta, một nền văn minh tâm linh-duy lý bắt đầu thấp thoáng ở cuối chân trời ?

Các nhà khoa học trình bày ý kiến trong buổi hội thoại này

Ajahn Amaro: là phương trượng của tu viện Amaravasi ở Anh. Ông lấy bằng Cử Nhân Khoa Học tại Đại Học London vào năm 1977 sau đó làm phương trượng của một chùa thuộc chi nhánh của Thiền sư Ajahn Chah ở miền Đông Bắc Thái Lan.

Richard J. Davidson: Giám Đốc phòng thí nghiệm Waisman nghiên cứu về Não Bộ tại Đại HọcWisconsin tại Madison. Ông theo học bậc cử nhân tại Đại Học New York và tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại Học Harvard chuyên về Tâm lý học sau đó chuyên nghiên cứu về mối liên hệ giữa não bộ và tình cảm.

Jon Kabat Zinn: là người khai sáng chương trình MBSR tại Đại Học Y Khoa MIT và tác giả nhiều sách nổi tiếng vể Thiền Chánh Niệm như Full Catastrophe Living (1990), Wherever You Go, There You Are (1994), Coming to our Senses (2005) Ông đậu bằng Tiến Sĩ về Sinh Học Di Truyền tại MIT vào năm 1971 với nhà khoa học được giải Nobel Salvador Luria.

Robert SapolskyGiáo sư Khoa Sinh học và Khoa học Não bộ  tại Đại Học Stanford . Ông là tác giảcủa hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học và nhiều tác phẩm về não bộ và bệnh tâm thần, sách dễ đọc dành cho công chúng.

David S. Sheps tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Đại Học North Carolina (1969) và thực tập ở Bệnh viện Sinai (1972), Nghiên cứu tại Đại Học North Carolina, Hiện là Giáo Sư về Bệnh Tim Mạch tại Trường YKhoa tại Đại Học Emory, Atlanta, Georgia. Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới về ảnh hưởng của Stress trên bệnh tim mạch.

John Sheridan: Giáo sư về Miễn Nhiểm tại Đại Học Ohio. Ông đậu bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Rugers và được huấn luyện về ngành vi khuẩn và miễn nhiểm tại các Đại Học Duke và Trường Y Khoa Đại Học Johns Hopkins .

Wolf Singer: Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Max Planck về Não Bộ ở Frankfurt, tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Đại Học Kỹ Thuật Munich. Ông đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về sự sinh sản của tế bào não bộ. Ông cũng là chủ tịch của Hội Bác Sĩ Mỹ (AAP)