5. Lokavidu (Thế-Gian-Giải)

13 Tháng Ba 20189:57 CH(Xem: 3743)
5. Lokavidu (Thế-Gian-Giải)

Tại sao Đức Phật có hiệu là LOKAVIDU (Thế-Gian-Giải)?

Bởi Ngài thông suốt cả Tam-Giới. "Tam-Giới" nghĩa là 3 cảnh giới mà chúng-sanh đi thọ sanh:

Kãmabhava: Dục-Giới
Rũpa Bhava: Sắc-Giới
Arũpa Bhava: Vô-Sắc-Giới.

Dục-Giới là cảnh giới mà chúng-sanh còn vui thích, ưa-muốn Ngũ-Trần là Sắc-Trần, Thanh, Hương, Vị, Xúc. Dục-giới gồm 11 cõi là Điạ-Ngục, A-Tu-La, Ngã-Quỉ, Súc-sanh, Nhân-loại, và 6 cõi trời Dục-Giới.

Sắc-Giới là cảnh mà chúng sanh hưởng sự an-vui do nơi quả-phúc của Thiền-Định Hữu-Sắc. Tùy theo năng lực của bậc thiền đã đắc tại cõi-trần, các vị đã đắc từ Sơ-Thiền đến Ngũ-Thiền tái- sanh về 16 cõi trời Sắc-Giới không còn phân-biệt nam nữ và sống lâu từ một phần ba (1/3) kiếp đến 16.000 kiếp quả địa cầu.

Vô-Sắc-Giới là cảnh giới mà chúng-sanh không còn có sắc-tướng nữa, chỉ còn Tâm tinh-khiết, không nhơ-bẩn. Các vị trời này đã đắc 4 bậc thiền Vô-Sắc khi còn làm người ở cõi trần, tái-sanh về 4 cõi Vô-Sắc và tuổi thọ từ 20.000 kiếp đến 84.000 kiếp quả địa cầu.

Trong Tam-Giới vừa kể, có cõi chúng-sanh chỉ có Nhất-Uẩn, cõi có Tứ-Uẩn và cõi có đủ Ngũ-Uẩn nhưng không thoát khỏi sự thọ-sanh do 4 cách là Noãn-Thai, Thấp-Hóa và vẫn còn dính mắc mãi trong vòng sanh-tử luân-hồi.

Tam-Giới thuộc về thế-gian còn xuất thế-gian là Niết-Bàn.

Pháp nào có sanh và có diệt, thể-trang nào bị chi-phối bởi lẽ vô-thường là phải bị tiêu-hoại tan-rã gọi là thế-gian (Loka).

Thế-gian có 3:

Sankhãra Loka: Pháp Hành Thế-Gian
Satta Loka: Chúng Sanh Thế-Gian
Ãkasa Loka: Hư-Không Thế-Gian

Pháp hành thế-gian.

Đức Phật thông-suốt các Pháp-hành (là những pháp-hữu-vi, phát sanh lên do nhân-duyên tạo-tác khác nhau) thế-gian kể sau đây:

1. Ãhãrasankhãra Lakam: tất cả chúng-sanh đều nhờ thực-phẩm mà tồn-tại.

2. Nãmarũpa Sankhãtam:

Nãma: Danh gồm có:
Citta: 81 Tâm Vướng
Cetasika: 52 Tâm Sở

(Xem chi tiết "Tâm Vướng" "Tâm Sở" và 24 Phụ-Sắc trong quyển Vi-Diệu-Pháp của Đại-Đức Hộ-Tông)

Rũpa: Sắc gồm có 4 Tứ Đại-Sắc (Mahãbhũta Rũpa) là Đất, Nước, Gió, Lửa ; và 24 Phụ-Sắc (hoặc liên kết sắc: Upãdãya Rũpa).

Danh-Sắc cùng hiệp với nhau, nương với nhau thành lập nên thân hình hữu-trí được. Ví như chiếc thuyền và người lái thuyền, chiếc thuyền nhờ có người lái mới đi được. Hoặc như người bại và người mù, người bại nhờ chân của người mù, người mù nhờ mắt của người bại mới có thể đi và thấy đường được.

3. Tividhavedanã Sankhãtam: Tam Thọ Hành vi:

- Thọ Vui
- Thọ Khổ
- Thọ-Xả (không vui, không khổ).

4. Caturãhãra Sankhãtam: Hành vi bốn món vật thực là:

a) Kabalinkãrãhãra: Vật thực hữu-hình như cơm, bánh trái... gồm có tứ đại, màu sắc, mùi, vị và chất bổ dưỡng.

b) Phassãhãra: Vật thực tiếp xúc là sự tiếp xúc Lục-Căn và Lục-Trần làm cho Thọ (Vedanã) phát sanh lên.

c) Manosancetanãhãra: Tác-ý Thiện, Ác là vật thực dễ đưa đi tái-sanh trong Tam-Giới.

d) Vinnãnãhãra: Tâm thức là vật thực dễ phát sanh Danh-Sắc trong Lục-Thọ-Sanh.

5. Pancupãdãnakkhandhã Sankhãtam: Hành-vi-thủ (Upãdãnã) là cố chấp, giữ chặt 5 Uẩn: Sắc-Uẩn, Thọ-Uẩn, Tưởng-Uẩn, Hành-Uẩn và Thực-Uẩn cho là Ta, là thân Ta, là của Ta.

6. Chãjjhattikãyatana Sankhãtam: Hành-vi Lục-Căn (ãyatana) là Nhãn-Căn, Nhĩ-Căn, Tỉ-Căn, Thiệt-Căn, Thân-Căn và Ý-Căn

7. Sattavinnãnatthiti Sankhãtam: Hành-vi về chỗ trú ngụ của thức có:

a) Nãnattakãyã Nãnattasanni: Có chúng-sanh thân hình khác nhau và tư-tưởng cũng khác nhau (như Nhân-Loại, Chư-Thiên, Ngã-Quỉ)

b) Nãnattakãyã Ekattasanni: Có chúng-sanh thân hình khác nhau nhưng tư-tưởng giống nhau (như Chư-Thiên trong 3 cõi Sắc-Giới thuộc hạng Sơ-Thiền là Hành-Kiến-Thiên (Parisajjã), Hành-Thần-Thiên (Parohitã) và Đại-Phạm-Thiên (Mahã Brahmã)

c) Ekatta Kãyã Nãnattasanni: Có chúng-sanh thân hình giống nhau nhưng tư-tưởng khác nhau (như Chư-Thiên trong 3 cõi Sắc-Giới thuộc về hạng Nhị-Thiền là:

Parittãbhã: Thiều-Quang-Thiên
Appamãnãbhã: Vô-Lượng-Quang-Thiên
Abhassarã: Thân-Quang-Thiên

d) Ekattakaya Ekattasanni: Có chúng-sanh thân hình giống nhau và tư-tưởng cũng giống nhau. Chư-Thiên trong 3 cõi Sắc-giới thuộc hạng Tam-Thiền là:

Paritta Subhã: Thiều-Hảo-Thiên
Appamãna Subhã: Vô-Lượng-Hảo-Thiên
Subha Kinhã: Đa-Hảo-Thiên

Và Chư-Thiên trong 5 cõi Tịnh-Cư-Thiên (Suddhãvãsa) thuộc về Tứ-Thiền là chỗ ngụ của các bậc A-Na-Hàm đã diệt lòng tham muốn cảnh dục, chờ đắc A-La-Hán nhập Niết-Bàn luôn nơi ấy chớ không trở lại cõi trần nữa nên gọi là hạng bất lai. Năm cõi Tịnh-cư-thiên là:

Avihã: Vô-Phiền-Thiên
Atappã: Vô-Nhiệt-Thiên
Suddassã: Hảo-Thân-Thiên
Suddassi: Hảo-Kiến-Thiên
Akanithakã: Vô-Thiểu-Thiên

e) Akasanancayatana: Có chúng-sanh mà tư-tưởng vượt qua khỏi cảnh Sắc, nhập vào cõi Vô-Sắc thứ nhất là "Không Vô-Biến-Thiền", lấy hư không vô tận làm cảnh Giới.

f) Vinnãnancãyatana: Có chúng-sanh tư-tưởng vượt qua cõi "Không Vô-Biến-Thiền", nhập vào cõi Vô-Sắc thứ nhì là "Thức Vô-Biến-Thiền", lấy Thức vô-tận làm cảnh Giới.

g) Akincannãyatana: Có chúng-sanh tư-tưởng vượt qua khỏi "Thức Vô-Biến-Thiền", nhập vào cõi vô-sắc thứ ba là "Vô-Hữu-Sơ-Thiền", lấy "sự không có vật chi cả" (dầu vật chi hết sức nhỏ-nhen vi-tế cũng không có) làm cảnh Giới.

8. Atthalokadhamma: Hành-Vi Tâm của phàm nhân luôn luôn bị 8 pháp thế-gian chi-phối, ám-ảnh:

a) Lãbho: Được Lợi
b) Allãbho: Thất Lợi
c) Vaso: Được Danh
d) Ayaso: Thất Sanh
e) Nindã: Bị Chê
f) Pasamsã: Được Khen
g) Sukham: Được Vui
h) Dukkham: Bị Khổ

9. Navasattavasa Sankhatam: Hành-Vi về chỗ trú-ngụ của chúng-sanh có 9.

Bảy chỗ trú ngụ của Thức vừa kể trên thêm 2 cõi trời sau đây nữa là 9:

Cõi trời Sắc-giới Vô-tưởng-thiên (Asannisatta) thuộc về Tứ-thiền.
Cõi trời Vô-sắc thứ tư là Phi-Phi-Tưởng-Thiên (Nevasannãnãsannãyatana) là cảnh Giới của hạng chúng-sanh không có tưởng và cũng không phải không có tưởng.

10. Dasãyatana Sankhãtam: Ngũ-Căn và Ngũ-Trần.

a) Cakkhavãyatana: Nhãn-căn
b) Sotãyatana: Nhĩ-Căn
c) Ghãnãyatana: Tỉ-Căn
d) Jivhãyatana: Thiệt-Căn
e) Kãyãyatana: Thân-Căn
f) Rũpãyatana: Sắc-Trần
g) Saddãyatana: Thanh-Trần
h) Gandhãyatana: Hương-Trần
i) Rasãyatana: Vị-Trần
j) Photthabbãyatana: Xúc-trần

11. Ekãdasavithãrammana Sankhãtam: 11 cái Tâm duyên theo cảnh giới bên ngoài đưa đến.

a) Somanassanãna Sampayutta: Tâm Vui Thích phối-hợp với cảnh giới có luôn cả Trí-Tuệ, sự Vui Thích có 2 là: Thụ-Động và Tự-Động.
b) Somanassanãna Vippayutta: Tâm Vui Thích phối-hợp với cảnh giới nhưng không Trí-Tuệ, có 2 là: Thụ-Động và Tự-Động.
c) Upekkhãnãna Sampayutta: Tâm Vô-Kỵ phối-hợp cảnh giới có luôn cả Trí-Tuệ, có 2 là: Thụ-Động và Tự-Động.
d) Upekkhãnãna Vippayutta: Tâm Vô-Kỵ phối-hợp với cảnh giới nhưng không Trí-Tuệ, có 2 là: Thụ-động và Tự-Động.
e) Upekkhãsampaticchanna: Tâm-Thọ lãnh cảnh giới với ý Vô-Ký.
f) Upekkhãsantirana: Tâm xem-xét cảnh giới với Vô-Ký.
g) Somanassa Santirana: Tâm xem-xét cảnh giới với ý Vui Thích.

12. Ovãdasayatana Sankhãtam: Lục-Căn và Lục-Trần:

- Ngũ-Căn vừa kể trên thêm Ý-Căn (Manãyatana) là 6.
- Ngũ-Trần vừa kể trên thêm Pháp-Trần (Dhammãyatana) là 6

13. Terasahasanacitta sankhãtam: 13 cái Tâm Vui Thích là:

a) Lobhasomanassa: 4 Tâm Tham luôn cả ý Vui Thích
b) Mahakusalasomanassa: 4 Tâm Đại-Thiện luôn cả ý Vui Thích
c) Mahãkiriyãsomanassa: 4 Đại-Hạnh Tâm-Hiệp theo ý Vui thích
d) Hisituppãda: 1 Tâm Vui Thích để sanh-sự vui cười chuốm-chiếm

14. Cuddasacittuppãda Sankhãtam: 14 Ác-Tâm là:

a) Moho: Si mê
b) Ahirikam: Không Hổ-Thẹn tội
c) Anottappam: Không Ghê Sợ tội-lỗi
d) Uddhaccam: Tâm Phóng-Dật
e) Lobho: Sân-Tham
f) Ditthi: Tà-Kiến
g) Mãno: Ngã-Mạn
h) Dosa: Sân-Hận
i) Issã: Ganh-tị
j) Macchariyam: Bỏn-xẻn
k) Kukkuccam: Tâm hay Hối-Tiếc, lo nghĩ viễn-vong, nhớ theo chuyện chi không nhất-định
l) Thinam: Do-Dự, Uể-Oải, không sốt-sắng
n) Moddham: Hôn-Trầm, buồn ngủ
m) Vicikicchã: Hoài-Nghi, không tin chắc

15. Addhãrasadhatu Sankhãtam: 18 Bản-chất là.

a) Cakkhu Dhãtu: Chất-Nhãn (Thị-giác quan)
b) Sota Dhãtu: Chất-Nhĩ (Thính-giác quan)
c) Ghãna Dhãtu: Chất-Tỉ (Khứu-giác quan)
d) Jivhã Dhãtu: Chất-Thiệt (Vị-giác quan)
e) Kãya Dhãtu: Chất-Thân (Xúc-giác quan)
f) Mano Dhãtu: Chất-Ý (Tâm-thức)
g) Rũpa Dhãtu: Chất-Sắc (Sắc-cảnh)
h) Saddha Dhãtu: Chất-Thanh (Thanh-cảnh)
i) Gandha Dhãtu: Chất-Hương (Hương-cảnh)
j) Rasa Dhãtu: Chất-Vị (Vị-cảnh)
k) Photthabba Dhãtu: Chất-Xúc (Xúc-cảnh)
l) Dhamma Dhãtu: Chất-Pháp (Pháp-cảnh)
n) Cakkhu Vinnãya Dhãtu: Chất-Nhãn-Thức (khi Nhãn-Căn tiếp-xúc với Sắc-Trần thì phát sanh sự Giết gọi là Nhãn-Thức)
m) Sota Vinnãna Dhãtu: Chất-Nhĩ-Thức
o) Ghãna Vinnãna Dhãtu: Chất-Tỉ-Thức
p) Ivhã Vinnãno Dhãtu: Chất-Thiệt-Thức
q) Kãya Vinnãna Dhãtu: Chất-Thân-Thức
r) Mano Vinnãna Dhãtu: Chất-Ý-Thức.

Chúng-sanh Thế-gian (Satta Loka).

Đức Phật thông-suốt Tâm-tánh của tất cả chúng-sanh như sau đây.

1. Sabbasattãnam Asayam: Ngài hiểu biết tường-tận nước Tâm của chúng-sanh, nghĩa là các pháp thường trụ trong thâm-tâm mỗi chúng-sanh như vậy:

- Thường-Kiến (Sassata Ditthi) và Đoạn-Kiến (Uccheda Ditthi) hằng trụ trong Thân Tâm các hạng phàm-nhân,

- còn 10 Minh-Sát-Tuệ (Vipassanãnãna) và Chân-Như Tuệ (Yathãbhũtanana) hằng trụ trong Thân Tâm các bậc Thánh-Nhân.

2. Anusayam: Ngài thông-hiểu các Phiền-Não Ngủ-Ngầm trong Tâm chúng-sanh chờ dịp phát khởi lên có 7:

a) Kãmarãgãnusaya: Tình-Dục Ngủ-ngầm (Ngũ-Trần)
b) Bhavarãganusaya: Mê-Thích Tam-Giới Ngủ-ngầm
c) Patighãnusaya: Bất-Bình Ngủ-ngầm
d) Manãnusaya: Cống-Cao, Ngã-Mạn Ngủ-ngầm
e) Ditthãnusaya: Kiến-Thức Ngủ-ngầm (Tà-kiến)
f) Vicikicchãnusaya: Hoài-Nghi Ngủ-ngầm
g) Avijjãnusaya: Vô-Minh Ngủ-ngầm.

3. Caritram: Ngài biết rõ 6 tính chất (Carita) của chúng-sanh là:

a) Rãgacarita: Tính Tham là tính nhiều Ái-Dục, ưa thích sắc tốt, tiếng hay...
b) Dosacarita: Tính Sân là tính nhiều Sân-Hận, dễ giận, dễ bất-bình.
c) Mohacarita: Tính Si là tính nhiều Si-Mê, tối-tâm ngu-độn.
d) Saddhãcarita: Tính Tin là tính nhiều Đức Tin, dễ tin, ít suy-xét.
e) Buddhicarita: Tính Giác là tính nhiều Trí-Tuệ hay suy-xét, mau hiểu biết sáng-suốt.
f) Vitakkacarita: Tính Tâm là tính nhiều Suy-Tâm, quen nghĩ tưởng các điều, không quyết định.

4. Adhimittam: Ngài biết rõ Tâm chúng-sanh nào ưa thích những pháp cao-thuợng hoặc thấp-hèn, ưa thích phước hay tội.

5. Apparajjakkhe Mahãrajjakkhe Satte: Ngài thông hiểu chúng-sanh nào có nhiều bụi-trần hoặc ít bụi-trần trong con mắt nghĩa là có nhiềư tình-dục hoặc ít tình-dục.

6 . Tikkhindriye Satte Muddindriye Satte: Ngài tri tỏ chúng-sanh nào có bản-căn tinh nhuệ Thượng-Căn, Thượng-Trí hay Hạ-Căn, Hạ-Trí . Ngũ-căn tinh-thần là:

a) Saddhindriyam: Tín-Căn
b) Viriyindriyam: Tấn-căn
c) Satindriyam: Niệm-Căn
d) Samãdhindriyam: Định-Căn
e) Pannindriyam: Huệ-Căn

7. Svã Kare Satte Dvãkãre Satte: Ngài biết rõ chúng-sanh nào có phẩm-hạnh thanh-cao lánh xa điều ác hoặc nết-hạnh xấu hèn thích điều tội-lỗi.

8. Suvinnãpaye Satte Duvinnãpaye Satte: Ngài biết tường-tận chúng-sanh nào nhiều Trí-Tuệ, mau thông hiểu các Pháp hoặc ít Trí-Tuệ khó thông hiểu các Pháp.

9. Bhabbãbhabbe Satte: Ngài tri tỏ chúng-sanh nào có duyên-lành, có thể giác-ngộ đạo-quả hoặc không có duyên-lành, không thể giác-ngộ đạo-quả:

a) Chúng-sanh nào trong Tâm còn nhiều Ái-Dục (Tanhã), nhiều Phiền-não (Kilesa), nhiều Tà-kiến (Micchã Ditthi) là những Pháp Ngăn-Cản (ãvaram Dhamma) thiện-duyên khó có thể đắc đạo-quả Niết-Bàn được:

Ái-Dục trong Ngũ-Uẩn có 5:

Rũpa Tanhã: Sắc-Ái
Saddha Tanhã: Thanh-Ái
Gandha Tanhã: Hương-Ái
Rasa Tanhã: Vị-Ái
Photthabba Tanhã: Xúc-Ái.

Phiền-não có 10:

Lobha: Tham-Lam
Dosa: Sân-Hận
Moha: Si-Mê
Mãna: Ngã-Mạn
Ditthi: Kiến-Thức (Tà-kiến)
Vicikicchã: Hoài-Nghi (về Nhân và Quả)
Thina: Tâm Dụ-Dự, Uể-Oải, buồn-ngủ.
Uddhacca: Phóng-Tâm
Ahirika: Không Hổ-Thẹn tội-lỗi
Anottappa: Không Ghê Sợ tội-lỗi.

Tà kiến chia ra 2 loại (xem giải rộng trong quyển "Tà-Kiến và Chánh-Kiến" của Đại-Đức Bửu-Chơn):

Sassatã Ditthi: Thường-Kiến là sự hiểu biết cho rằng trời, người hay thú khi mãn kiếp này cũng tái-sanh y như trước vậy, chớ không hề tiến-hóa hoặc thối-hóa

Uccheda Ditthi: Đoạn-kiến là sự hiểu biết rằng khi chết đi thì mất luôn, chớ không có tái-sanh lại ở đâu cả. Đoạn-kiến lại chia ra làm 3 là:

Akiriyã Ditthi: Vô-Hành-Kiến
Ahetuka Ditthi: Vô-Nhân-Kiến
Natthika Ditthi: Vô-Quả-Kiến

Lại nữa, chúng-sanh nào phạm 5 Vô-Gián-Nghiệp (cùng gọi là Ngũ-Nghịch-Tội "Pancãnantariya Kamma " là:

Mãsughãta: Giết mẹ
Pitughãta: Giết cha
Arahantaghãta: Giết A-La-Hán
Buddhalohituppãda: Làm cho Đức Phật đổ máu.
Sanghabheda: Làm cho tăng chúng chia rẽ (từ 8 vị trở lên) và phạm đến trinh-tiết của Tỳ-Khưu-Ni thánh-nhân, chúng-sanh ấy không thể đắc đạo-quả trong quả địa cầu này được.

b) Chúng-sanh nào không còn ở 3 Pháp Ngăn-Cản, không chấp Tà-Kiến, không phạm Ngũ-Nghịch-tội và không phạm đến trinh-tiết Tỳ-Khưu-Ni thánh nhân, là người chuyên cần Bố-Thí, Trì-Giới, Tham-Thiền, có lòng hầu-hạ cha-mẹ, chúng-sanh ấy hằng tạo nhiều duyên-lành có thể giác-ngộ đạo-quả trong kiếp hiện-tại. Bằng chưa đắc được đạo-quả trong kiếp này, cũng hằng được hưởng những phước-báu cao-quí trong cõi người và cõi trời, đến khi trọn đủ các Pháp Ba-La-Mật thì được giác-ngộ đắc đạo-quả Niết-Bàn dễ-dàng.

Hư không Thế-gian (Akãsa Loka).

Hư-không thế-gian thường gọi là vũ-trụ gồm có vô số thế-giới nhỏ. Mỗi một thế-giới nhỏ đều nằm trên nước, nước chồng lên gió, gió nằm lên trên hư-không. Nơi trung-tâm có núi Tu-Di (Sineru hoặc Meru) cao 84 000 do tuần.

Chung quanh núi Tu-Di có 7 vòng biển cách xa nhau bằng 7 vòng núi tên là: Yugandhara, Isadhara, Karavika, Sudassana, Nemindhara, Vinataka và Assakanna. Thể chất núi Tu-Di và 7 vòng núi ấy bằng 4 thứ báu hiệp thành, chớ không phải chất đất và đá như núi thường.

Bề cao và bề sâu của vòng núi Yugandhara bằng phân nữa của núi Tu-Di. Bề cao vòng núi Isadhara bằng nữa vòng núi Yugandhara và cứ như thế, bề cao và bề sâu của vòng núi bên ngoài chỉ bằng phân nữa của vòng núi bên trong.

Trung-Tâm 7 vòng núi ấy ở 4 hướng có 4 châu thiên hạ, mỗi châu đều có 500 hòn-đảo nhỏ bao-bọc. Bốn châu ấy là:

Jambudipa: Nam-Thiện-Bộ-Châu
Pubbavidaha: Đông-Thắng-Thần-Châu
Uttarakuru: Bắc-Cu-Lu-Châu
Aparagoyãra: Tây-Ngưu-Hóa-Châu

Trái đất chúng ta là Nam-Thiện-Bộ-Châu (Tàu âm là Diêm-Phù-Đề).

Mặt trời xoay vần chung quanh núi Tu-Di vào khoảng giữa núi ấy và soi-sáng 4 châu thiên-hạ.

Dưới chân núi Tu-Di có vương-quốc A-Tu-La (Asura) là các hạng thần nhiều sân-hận, thường gây giặc với Chư-Thiên cõi trời Dục-Giới thấp nhất do Tứ-Đại Thiên-Vương (Cãtumahãrãja) cai-quản, để chiếm các triền núi thấp của Tu-Di.

Cõi trời Tứ-Đại-Thiên-Vương cao từ các triền núi Tu-Di sắp lên đến khoảng giữa núi kế đến Đao-Lợi-Thiên (Tãvatimsa) từ khoảng giữa đến đỉnh núi do Đức Đế-Thích (Sakka) trị vì.

Bốn cõi trời Dục-Giới trên là:

Yãma: Dạ-Ma-Thiên
Tusita: Đấu-Xuất-Thiên
Nimmãnarati: Lạc-Biến-Thiên-Hóa
Paranimmitavasavati: Tha-Hóa-Tự-Tại-Thiên

Ở trên hư-không núi Tu-Di.

Trên các cõi trời Dục-Giới là 16 cõi trời Sắc-Giới, kế tiếp là 4 cõi Vô-Sắc-Giới.

Vô-Gián-Địa-Ngục (Lokantariya) ở khoảng giữa hư-không hình tam-giác luôn-luôn tối-tăm lạnh-lẽo, không có ánh sáng mặt trời là khoảng 3 thế-giới giáp nhau.

Tất cả núi, biển, châu, cõi trời... vừa kể trên gồm lại như vậy gọi là một thế-giới nhỏ. Một ngàn thế-giới nhỏ hợp lại thành một cõi Tiểu-Thiên. Một ngàn cõi Tiểu-Thiên hợp lại thành một cõi Trung-Thiên. Một ngàn cõi Trung-Thiên hợp lại thành một cõi Đại-Thiên. Như thế, một cõi Đại thiên gồm có: 1.000 x 1.000 x 100 = 1.000.000.000 thế-giới nhỏ. Vì nhơn bội lên 3 lần 1.000 như vậy nên gọi là "Tam-Thiên Đại-Thiên thế-giới".

Đức Phật đã thấy rõ và hiểu biết tường-tận Pháp-Hành Thế-Gian, Chúng-Sanh Thế-Gian và Hư-Không Thế-Gian. Do nhờ những ân-đức ấy nên Ngài có hiệu là LOKAVIDU (Thế-Gian-Giải).

-ooOoo-