Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

09

13 Tháng Giêng 201712:20 SA(Xem: 2884)
09

Luận sử tông Tịnh độ

  

Việt dịch: Quảng Tấn - Quảng Ân - Quảng Bình

Quảng Hiếu - Huệ Hải - Quảng Xả

Quảng Mẫn - Tâm Đức - Huệ Chí - Tâm Đại

Hạnh Minh - Nhuận Độ - Nguyên Thành

Tâm Hiếu - Như Giáo - Nguyên An

Chứng Nghĩa: Thích Đổng Minh
Phụ chú:Thích Tâm Nhãn

 

Chùa Long Sơn, Nha Trang
Phật Lịch:  2548 - 2004
 

--- o0o ---
 

09

PHỤ LỤC

NIÊN PHỔ ĐẠI SƯ HUỆ VIỄN

Nguyên tác: Trần Thống

Việt dịch: Thích Tâm Đức 

Ngài là đệ tử của đại sư Thích Đạo An pháp danh Thích Huệ Viễn. Tông phái của ngài được truyền thừa như sau:

Biểu đồ trên đây căn cứ theo Cao tăng truyện của ngài Thích Huệ Kiểu, đời nhà Lương và Dật danh thị Thập bát hiền truyện (truyện 18 vị Thánh ẩn danh) (Lô sơn ký, quyển 3, Thuấn Du soạn vào đời Tống, Trần).

Ngài Đạo An, Phật Đồ Trừng căn cứ theo Cao tăng truyện quyển 5, trang 1 thượng; quyển 6, trang 1 thượng; quyển 101, trang 1 thượng, trang 13 thượng2. Ngài Pháp Hòa theo quyển 5, trang 9 hạ. Ngài Pháp Thải, trang 11 thượng. Ngài Đàm Dực, trang 14 hạ. Ngài Pháp Ngộ, trang 16 hạ. Ngài Đàm Giới, Đạo Lập, trang 18 thượng. Ngài Đàm Huy, trang 17 thượng.

Ngài Huệ Bảo3 theo quyển 6 (Cao tăng truyện), trang 5 hạ, ngài Pháp Tịnh, Pháp Lĩnh theo trang 6 hạ. Ngài Đạo Nhất, Đàm Nhất, Đàm Nhị theo quyển 5, trang 20 thượng, trang 12 hạ. Ngài Huệ Vĩnh theo quyển 6, trang 15 hạ, Huệ Trì theo trang 13 hạ. Ngài Tăng Tế, Pháp An theo trang 17 thượng hạ (quyển 6). Ngài Đàm Ung theo trang 18 thượng. Ngài Đạo Tổ, Tăng Thiên, Đạo Lưu, Huệ Yếu, Đàm Thuận, Đàm Sẫn theo trang 19 thượng hạ. Ngài Đạo Hằng, Đạo Thọ, Pháp U theo trang 20 hạ. Đạo Sanh căn cứ theo quyển 7, trang 8 thượng. Ngài Đạo Uông theo quyển 8, trang 4 thượng. Ngài Đạo Ôn theo trang 7 hạ. Ngài Tăng Huệ theo quyển 9, trang 6 hạ. Ngài Đạo Bỉnh, Đạo Kính theo Thập bát hiền truyện (Lô sơn ký, quyển 3, trang 42 hạ).

Đại sư Huệ Viễn họ Cổ tên Quan Tộc. Ngài sanh vào năm thứ hai niên hiệu Diên Hy, đời Hậu Triệu, vua Thạch Hoằng (Đông Tấn, vua Thành Đế Tư Mã Diễn, năm thứ chín niên hiệu Hàm Hòa), tại huyện Lâu Phiền quận Nhạn Môn, Tinh Châu (nay là phía đông huyện Quách, tỉnh Sơn Tây).

Đời đông Tấn, pháp sư Trương Giã Viễn ghi bài minh rằng:

“Sa-môn Thích Huệ Viễn huyện Lâu Phiền, Nhạn Môn, họ Cổ, đời gọi là Quan Tộc”.

Đời Tấn, Tạ Linh Vận ghi bia pháp sư Lô Sơn: “Pháp sư huý Huệ Viễn, họ Cổ, người huyện Lâu Phiền, quận Nhạn Môn (Phật tổ thống ký, quyển 26, trang 34 hạ, Chí Bàn soạn đời Đống)”.

Bộ Liên tông bảo giám quyển 4, do ngài Ưu Đàm Phổ Độ biên soạn, ghi rằng: “Huệ Viễn sanh vào thời vua Thạch Hoằng đời Hậu Triệu, niên hiệu Diên Hy năm Giáp Ngọ, nhằm năm Hàm Hòa thứ chín, đời Tấn vua Thành Đế (Đại tạng kinh q. 47, trang 320 hạ; Tham khảo Hồng lượng cát thập lục quốc cương vực chí quyển 3, trang 15 hạ).

Đời Hậu Triệu, vua Thạch Hoằng năm thứ hai niên hiệu Diên Hy (Đời Đông Tấn, vua thành Đế Tư Mã Diễn, năm Hàm Hòa thứ chín) nhằm năm Giáp Ngọ. Năm thứ nhất.

Ngài Thích Đạo An năm hai mươi ba tuổi ở Ký Châu.

Căn cứ theo bộ “Xuất tam tạng ký” tập 15 của ngài Thích Tăng Hựu biên soạn đời nhà Lương, phần truyện Đạo An (Đại tạng kinh q. 55, trang 109 hạ). Đạo An – Bính-bà-sa tựa (Xuất tam tạng ký tập 10, Đại tạng kinh q. 55, trang 73 thượng). Đạo An Truyện (Cao tăng truyện, quyển 5, trang 1 hạ).

Thích Đàm Huy năm 12 tuổi theo ngài Đạo An xuất gia (Cao tăng truyện, Đàm Huy truyện quyển 5, trang 17 thượng).

Đời Cư Nhiếp Thiên Vương Thạch Hổ năm thứ nhất niên hiệu Kiến Võ (Niên hiệu Hàm khang năm thứ nhất, thời Đông Tấn), nhằm năm Ất Mùi. Năm thứ hai.

Đại Hòa thượng Trúc Phật Đồ Trừng từ Tương Quốc4 đến ở chùa Nghiệp Trung (chùa ở trong thành, tại đất Nghiệp) (Theo Cao tăng truyện, Phật Đồ Trừng truyện quyển 9, trang 383b, Đại tạng kinh q. 50).

Ngài đạo An từ Ký Châu đến đất Nghiệp, thờ Phật Đồ Trừng làm thầy (không rõ năm nào).

Căn cứ “Xuất tam tạng ký tập”, truyện Đạo An, thì ngài Đạo An … đến đất Nghiệp vào chùa Nghiệp Trung liền ở đó hầu Phật Đồ Trừng, chắc đến đất Nghiệp ở một thời gian ngắn, sau đó mới gặp Phật Đồ Trừng.

Năm Kiến Võ thứ hai (Niên hiệu Hàm Khang năm thứ hai), nhằm năm Bính thân. Năm thứ 3.

Năm Kiến Võ thứ 3 (Niên hiệu Hàm Khang năm thứ 3), nhằm năm Đinh Dậu. Năm thứ 4.

Em Ngài thích Huệ Viễn là Thích Huệ Trì (Cao tăng truyện, Huệ Trì truyện q.6, tr.13 hạ).

Năm Kiến Võ thứ 4 (Niên hiệu Hàm khang năm thứ 4), nhằm năm Mậu Tuất. Năm thứ 5.

Năm Kiến Võ thứ 5 (Niên hiệu Hàm khang năm thứ 5), nhằm năm Kỷ Hợi. Năm thứ 6, Phạm Ninh sanh (Tấn Thư,Phạm Ninh truyện q.75).

Năm Kiến Võ thứ 6 (Niên hiệu Hàm khang năm thứ 6), nhằm năm Canh Tý. Năm thứ 7.

Đời Tấn, sách Giám lục nói Thượng thư Dũ Băng lệnh bắt Sa-môn phải lễ kính vương giả, quan Thượng thư Hà Sung … bất bình không kính phục, cuối cùng điều lệ ấy bãi bỏ.

Theo tựa biểu của Hà Sung … tấu, Sa-môn không phải kính vương giả (Thích Tăng Hữu, Hoàng Minh tập 12, tr.11 thượng), xem niên biểu của tướng soái đại thần đời Đông Tấn và Vạn Tư Đồng đời Thanh (Lịch đại sử biểu q.15, tr.4 hạ).

Năm Kiến Võ thứ 7 (Niên hiệu Hàm khang năm thứ 7), nhằm năm Tân Sửu. Năm thứ 8.

Năm Kiến Võ thứ 8 (Niên hiệu Hàm khang năm thứ 8), nhằm năm Nhâm Dần. Năm thứ 9.

Năm Kiến Võ thứ 9 (Đời Tấn, Khang Đế Tư Mã Nhạc, năm đầu niên hiệu Kiến Nguyên), nhằm năm Quí Mão. Năm thứ 10.

Sự hiếu học

Bia Lô Sơn pháp sư: Tuổi nhỏ mà hiếu học. Xuất tam tạng ký, truyện 15 nói rằng: Nhỏ mà thích đọc sách, lại đẹp trai thông minh sáng suốt (Đại tạng kinh q.55, tr.109 thượng).

Bia truyện ghi rõ việc này khoảng thời gian trước 13 năm.

Thích Huệ Vĩnh năm 12 tuổi theo Thích Đàm Hiện xuất gia (Cao tăng truyện, Huệ Vĩnh truyện q.6, tr.15 hạ).

Năm Kiến Võ thứ 10 (Niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 2), nhằm năm Giáp Thìn. Năm thứ 11.

Cưu-ma-la-thập (Đồng Thọ)

Căn cứ theo ngài Thích Triệu thuật lại sử pháp sư La-thập, đời Tần (Đường, Thích Đạo Tuyên, Quảng hoằng minh tậpq.26, tr.6 hạ).

Năm Kiến Võ thứ 11 (Mục Đế Tư Mã Đam, niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ nhất), nhằm năm Ất Tỵ. Năm thứ 12. 

Năm Kiến Võ thứ 12 (Mục Đế Tư Mã Đam, niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 2), nhằm năm Bính Ngọ. Năm thứ 13.

Xa gia đình cùng các em, theo cậu là Linh Hồ Thị, phía nam Hứa Xương, Dự Châu, Dĩnh Xuyên (nay là phía Tây nam huyện Hứa Xương, tỉnh Hà Nam), Lạc Dương tỉnh Hà Nam, Lạc Châu (nay là huyện Lạc Dương tỉnh Hà Nam phía Đông bắc), làm thư sinh cầu học.

Pháp sư Trương Giả Viễn ghi lại rằng: Năm 13 theo chú du học ở Linh Hồ, huyện Thị, Hứa Xương, Lạc Dương. Bia Lô Sơn ghi: Năm 13 tuổi theo chú du học đến Linh Hồ, huyện Thị, Hứa Xương, Lạc Châu. Nên biết lúc nhỏ là học sinh (Tham khảo Hồng lượng cát thập lục quốc cương vực chí).

Thích Đàm Thuận sinh.

Căn cứ theo Thập bát hiền truyện (Trần, Thuấn Du chép trong bộ Lô sơn ký 3).

Năm Kiến Võ thứ 13 (Niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 3), nhằm năm Đinh Mùi. Năm thứ 14.

Thiên vương bắt 16 vạn nam nữ ở Bắc Nghiệp kiến trúc Hoa Lâm Viên (Thông Giám q.97). Thích Đạo Tổ, Thích Đàm Hằng sanh (Cao tăng truyện q.6, và Thập bát hiền truyện).

Năm Kiến Võ thứ 14 (Niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 4), nhằm năm Mậu Thân. Năm thứ 15.

Tháng 12, Đại Hòa thượng Trúc Phật Đồ Trừng viên tịch ở đất Nghiệp (Cao tăng truyện q.10, Tấn thơ bổn truyện q.95). Ngài Đạo An trở về Ký Châu.

Cao tăng truyện q.5: Đến năm 45 tuổi, Ngài trở về Ký Bộ … Năm ấy vua Thạch Hổ băng hà và Bành Thành Vương lên ngôi kế vị, phái Trung Sử … thỉnh Đạo An vào Hoa Lâm Viên. Xét theo việc vua Thạch Hổ băng hà và Bành Thành Vương kế vị đều nói rõ năm, vậy Đạo An về Ký Châu đúng là sự việc năm này. Nếu bảo rằng Ngài Đạo An trở về Ký Châu lúc vua Thạch Hổ băng hà thì thời gian trước sau xáo trộn không rõ ràng. Bởi vì ở đây nói theo tuổi thọ của ngài. Căn cứ thuyết Bản diên bảo xướng danh tăng truyện, vào năm thứ 10 niên hiệu Thái Nguyên đời Tấn, ngài 72 tuổi, con số này là đúng. Nếu ngài Đạo An 45 tuổi thì đời nhà Tấn năm thứ 2, niên hiệu Thăng Bình và vua Thạch Hổ băng hà hơn 10 năm. Còn Đạo An về phương nam nhưng thật ra lánh nạn Mộ Dung nước Yên. Năm Thăng Bình thứ hai, Ký Châu bị nước Yên vây hãm, nếu nói năm ấy Đạo An trở về Ký Châu cũng không hợp lý. Năm ấy Đạo An 37 tuổi, đến đời Tấn niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 10 thì ngài 72 tuổi, đó là tính tuổi thọ theo thuyết trên. Còn ngài Thích Huệ Kiểu nói rằng ngài Đạo An 35 tuổi trở về Ký Châu, ở điểm này là ngộ lầm 10 năm vậy.

Năm đầu niên hiệu Thái Nguyên (Niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 5), nhằm năm Kỷ Dậu. Năm thứ 16.

Tháng 4 vua Thạch Hổ băng hà, thái tử Thạch Thế lên ngôi kế vị, bị Bành Thành Vương là Thạch Tuân giết, rồi tự lên ngôi (Thông giám q.98), sai Trung Sử thỉnh ngài Đạo An vào Hoa Lâm Viên (Cao tăng truyện q.5, Đạo An truyện).

Tháng 11 Lương Vương Thạch Tuân giết vua, tự lên ngôi, Trung quốc đại loạn (Thông giám q.98).

 Đời Hậu Triệu, vua Thạch Giám năm đầu niên hiệu Thanh Long, Ngụy Đế Nhiễm Mẫn niên hiệu Vĩnh Hưng (Niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 6), nhằm năm Canh Tuất. Năm thứ 17.

Tháng giêng nhuần, đại tướng quân Nhiễm Mẫu giết vua Thạch Giám, soán ngôi, đổi quốc hiệu là Ngụy (Thông giám q.98). Năm đó Trương Dã5 sinh (theo Thập bát hiền truyện).

Đời Ngụy niên hiệu Vĩnh Hưng năm thứ hai (Đông Tấn, niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 7), nhằm năm Tân Hợi. Năm thứ 18.

 Tháng giêng, Phù Kiên xưng vương ở Trường An, lấy quốc hiệu là Tần. Tháng 8, Lạc Châu, Dự Châu và Hứa Xương hàng nước Tấn. Yên Vương Mộ Dung Tuyển lệnh Mộ Dung Lạc, Mộ Dung Bình đem quân đánh Trung Sơn, Triệu Nam An và các quận.

Năm đó Triệu (chiếm được các châu Thanh, Ung …) cùng dân chúng về các châu Thanh, Ung, U, Kinh và các rợ Đê, Khương, Hồ, Mán số người đến hàng trăm vạn, tất cả đều muốn trở về lãnh thổ của mình. Cho nên đường sá người người chen chúc, cướp bóc chém giết lẫn nhau, dẫn đến đói khát, bệnh dịch lan tràn, người ăn thịt người (Thông giám q.99).

Đời nhà Ngụy niên hiệu Vĩnh Hưng năm thứ 3, Tần Thiên Vương Phù Kiện năm thứ 2 niên hiệu Hoàng Thủy (Đông Tấn, niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 8), nhằm năm Nhâm Tý. Năm thứ 19.

Tháng 2, Dự Châu, Hứa Xương hàng Tần. Tháng 4 quân Yên bắt Ngụy Đế đánh đất Nghiệp. Tháng 5 quân Yên chém Ngụy Đế Nhiễm Mẫn. Năm đó đại hạn đói lớn, người ăn thịt người. Tháng 7 Tần đến Hứa Xương, Lạc Dương … Dân chúng hơn 5 vạn hộ dời về Quan Trung (nay thuộc Đông nam tỉnh Thiển Tây). Tháng 8 quân Yên đánh đất Nghiệp. Tháng 10 quân Tấn khôi phục lại Hứa Xương (Thông giám q.99).

Đời Tần niên hiệu Hoàng Thủy năm thứ 3 (Đông Tấn, niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 9), nhằm năm Quí Sửu. Năm thứ 20.

Ngài Đạo An đến Thái Hàng, Hằng Sơn, xây dựng chùa tháp. (Cao tăng truyện q.5, theo bản truyện không rõ năm nào. Căn cứ “Đồng thứ lục Huệ Viễn truyện”, biết đại sư khoảng trước 20 tuổi, tạm thời dựa vào năm đó).

Đời Tần, niên hiệu Hoàng Thủy năm thứ 4 (Đông Tấn, Niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 10), nhằm năm Giáp Dần. Năm thứ 21.

Ngài cùng em đến Thái Hành, Hằng Sơn, xuất gia nơi ngài Đạo an. Đại sư học rộng thấu hiểu Lục kinh, thông Lão Trang, tánh tình độ lượng bao dung, lịch thiệp mẫn tuệ, chí khí hạo nhiên. Tuy thời ấy có nhiều bậc túc nho tài giỏi nhưng không ai mà không khâm phục ngài. Đến năm đó ngài muốn đến Dự Chương đất Tấn, nhân tiện định cùng ẩn sĩ Phạm Tuyên đi du phương nhưng đường sá trở ngại (có loạn thạch Hồ) nên chí nguyện không thành. Bấy giờ, ngài Đạo An đang hoằng pháp ở non Thái Hành núi Hằng Sơn; ngài cùng em đến đó tìm bậc chân sư. Ngài nghe Đạo An giảng kinh Bát-nhã liền hốt nhiên đại ngộ, than rằng: “Theo đạo Nho đều là trấu cám”. Quyết định theo ngài Đạo An thọ giáo, thế phát làm Tăng, pháp hiệu Thích Huệ Viễn.

Bài minh viết về Ngài Huệ Viễn (Viễn pháp sư minh): “Năm 21 tuổi cùng Phạm Tuyên Tử muốn qua phương nam cầu học nhưng đường sa ngăn ngại không đi được, gặp Thích Đạo An nhận làm thầy, liền cạo bỏ râu tóc, nghiên cứu Pháp tạng”.

Bia Pháp Sư Lô Sơn ghi rằng: “Năm 21 tuổi cùng Phạm Tuyên Tử muốn vượt sông nhưng thời gian ấy vương triều chiến loạn, đường sá ngăn ngại, có chí mà không thành, ngài ở lại Quan Tả (nguyên văn trên theo Xuất tam tạng ký, tập 15, Bổn truyện Tang kiều lô kỷ sự, đã được ghi trên bia. Đến đời Minh niên hiệu Chánh Đức năm thứ 8, bia có sửa đổi) gặp Thích Đạo An. Mới gặp ngài Đạo An lần đầu mà đã tôn kính và nói rằng: ‘Đây là bậc thầy chân chính của ta vậy’, liền xin xuống tóc, theo cầu đạo”.

Xuất tam tạng ký, tập 15, bản truyện viết: “Ngài học rộng, thông minh, am hiểu Lục kinh, uyên thâm Lão Trang, tánh tình rộng lượng, chí khí hạo nhiên. Tuy thời ấy có nhiều bậc túc nho tài giỏi nhưng không ai mà không khâm phục ngài. Năm 21 tuổi đến Quan Tả gặp An Công (Đạo An).”

Cao tăng truyện quyển 6, bản truyện viết: “Năm 21 tuổi muốn cùng ẩn sĩ Phạm Tuyên qua Giang Đông, nhưng năm ấy vua Thạch Hổ băng hà, Trung Nguyên nỗi loạn, đường phía Nam cản trở giao thông, chí nguyện không thành. Khi ấy Sa-môn Thích Đạo An lập chùa, hoằng dương chánh pháp tại non Thái Hành, Núi Hằng Sơn. Ngài Huệ Viễn nghe tiếng liền đến thọ giáo qui y. …… Sau khi nghe ngài Đạo An giảng kinh Bát-nhã, bỗng nhiên lãnh ngộ rồi than rằng: Đạo Nho cửu lưu6 mà toàn là trấu cám”. Khi ấy cùng em là Huệ Trì liền cạo tóc, nguyện chọn đời theo chánh pháp Như Lai. Tháng giêng năm đó tướng Ngụy là Tự Uyển tập cứ Lạc Dương (Thông giám q.99).

Tần Thiên Vương Phù Sanh, niên hiệu Thọ Quang năm thứ 2 (Đông Tấn, niên hiệu Vĩnh Hòa năm thứ 2), nhằm năm Bính Thìn. Năm thứ 23.

 Đại sư theo ngài Đạo An thọ giáo, siêng năng tu học, tài đức xuất chúng, thường muốn tổng nhiếp các cương yếu, chiêm nghiệm giáo lý Như Lai, ngày đêm tinh tấn hành trì. Suốt cuộc đời vượt ngoài tiện nghi vật chất, ăn mặc thô sơ, được huynh đệ cung kính, thầy Đạo An quí trọng. Từng đem đạo truyền nước Tấn, đó là nhờ công lao của đại sư. Pháp hữu Thích Đàm Dực cũng thường cúng dường kinh phí đèn dầu.Trong bài minh của Pháp sư Huệ Viễn viết: “Thích Đàm Dực mỗi lần cúng tịnh tài cho đại sư mua đèn, thường khen thầm đại sư là người học xa trông rộng, ngộ pháp huyền vi. Ngài Đạo An cũng khen: Đạo truyền Đông Tấn là do công của Huệ Viễn vậy!”.

Cao tăng truyện quyển 6: “Khi ngài nhập đạo, siêng năng tinh tấn, tài giỏi xuất chúng, thường muốn tổng nhiếp cương yếu, lấy đại pháp làm trọng trách. Ngày đêm hành trì, tư duy đọc tụng, sống vô tư lợi, ăn mặc đơn giản, áo vải thô sơ. Có Sa-môn Đàm Dựcthường cúng dường đèn dầu. An Công đẹp dạ hay khen: Đạo sĩ đã biết người rồi vậy!”. Căn cứ theo Cao tăng truyện tường thuật, những sự việc này được ghi trước năm 24 tuổi, tạm thời theo năm đó.

 Tháng 8 năm đó, Tấn Thái Úy Hoàn Ôn đánh Diêu Tương chạy đến Y Thuỷ (tỉnh Hà Nam). Diêu Tương đến Bình Dương, Tinh Châu. Quan Thứ sử Tinh Châu hàng Diêu Tương (Thông giám q.100).

Lưu Trình Chi7 sanh (Quảng hoằng minh tập tam thập nhị Đại sư dữ Lưu Di Dân thư chú và Thập bát hiền).

Tần Thiên Vương Phù Kiên, niên hiệu Vĩnh Hưng nguyên niên (Đông Tấn, niên hiệu thăng Bình nguyên niên), nhằm năm Đinh Tỵ. Năm thứ 24.

Quá trình ngài (Huệ Viễn) thuyết giảng, từng có người nghe giảng nhưng không ngộ được nghĩa thật tướng, giảng qua giảng lại mất thời giờ mà càng tăng thêm sự hiểu lầm nghi ngờ. Đại sư bèn dẫn lời Trang Tử để giải thích những lời khó hiểu. Từ đó ngài Đạo An cho phép ngài đọc thêm sách của thế tục và bạn đồng học là Thích Pháp Ngộ, Thích Đàm Huy đều kính phục ngài.

 Cao tăng truyện quyển 6 ghi: “Năm 24 tuổi ngài giảng pháp, thường có khách đến nghe nhưng không hiểu nghĩa thật tướng, giảng qua giảng lại mất thời giờ mà càng tăng thêm mối nghi ngờ. Huệ Viễn bèn mượn từ ngữ của Lão Trang có liên quan đến vấn đề giúp người ta dễ hiểu. Sau đó An Công bảo ngài Huệ Viễn: không nên bỏ sách thế tục. Ngài Đạo An có đệ tử Pháp Ngộ, Đàm Huy, là những người tài giỏi thông minh, chí khí đạo hạnh thanh bạch đều kính phục ngài Huệ Viễn”. Ngài Trúc Pháp Thái cùng đồ đệ Đàm Nhất, Đàm Nhị … hết thảy hơn 40 người đến Kiến Khang, nước Tấn (không rõ năm nào). Khi Pháp Thái đến Kinh Châu, nước Tấn thì lâm bệnh, dừng lại ở Giang Lăng. Đại sư Huệ Viễn phụng mệnh ngài Đạo An đến Giang Lăng, nước Tấn chăm sóc bệnh cho ngài Pháp Thái. Bấy giờ Đạo Hằng chấp “Tâm vô nghĩa”, thuyết ấy thịnh hành ở đất Kinh Châu. Ngài Pháp Thái bảo đó là tà thuyết, phải nên phá trừ. Ngài triệu tập danh Tăng và dạy ngài Đàm Nhất đến vấn nạn chiết phục nhưng không chế ngự được Đạo Hằng. Ngày thứ hai, đại sư Huệ Viễn cùng Đạo Hằng đến pháp đường đối pháp. Bằng những lời biện luận tài tình, Đạo hằng biết chủ thuyết của mình là sai lầm, thần sắc biến đổi, cúi đầu im lặng. Đại sư nói: “Sao ngài không rời khỏi nơi đây sớm đi?”. Lúc ấy hội chúng đều cười. Từ đó học thuyết “Tâm vô nghĩa” mất hẳn.

Cao tăng truyện, quyển 5, Pháp Thái truyện: “Pháp Thái … cùng đệ tử Đàm Nhất, Đàm Nhị … xuống Giang Đông, đến nơi ấy ngài lâm bệnh. … Khi ấy Hoàn Ôn trấn giữ Kinh Châu, sai sứ qua thăm và cúng dường thuốc thang. Ngài Đạo An lại dạy đệ tử Huệ Viễn xuống Kinh Châu vấn an bệnh tình, … Ở đây Sa-môn Đạo Hằng rất có tài lực, thường chấp ‘Tâm vô nghĩa’, thuyết này thịnh hành ở đất Kinh (Châu). Bấy giờ ngài Pháp Thái bảo: Đây là tà thuyết, phải mau phá trừ. Ngài triệu tập danh Tăng, sai đệ tử Đàm Nhất đến chất vấn. Đàm Nhất viện dẫn lý kinh nhưng đều bị phản bác, Đàm Nhất càng bối rối. Vì Đạo Hằng quá lợi khẩu, không thể khuất phục. Nắng chiều về tây, ánh ban mai lại xuất hiện, ngài Huệ Viễn đến pháp đường vấn nạn vài câu, vặn hỏi hiểm yếu. Đạo Hằng biết nghĩa lý của mình sai lầm, thần sắc biến đổi, cúi đầu im lặng. Ngài Huệ Viễn hỏi: ‘Sao ngài không rời khỏi nơi đây sớm đi?’. Thính chúng ngồi nghe đều cười. Từ đó học thuyết ‘Tâm vô nghĩa’ mất hẳn”.

Căn cứ truyện Hoàn Ôn sai sứ qua Giang Lăng (thăm bệnh là hợp lý). Vì lúc ấy Thứ sử Kinh Châu Đông Tấn (Hoàn Ôn) đánh Giang Lăng, sau Hoàn Ôn cũng trấn giữ Giang Lăng.

Căn cứ Xuất tam tạng ký tập, quyển 15, Cao tăng truyện quyển 5, Đạo An truyện, đều nói ngài Đạo An đến Tân Dã (thuộc tỉnh Hà Nam). Pháp Thái qua Tấn đến Kinh Châu mới gặp Hoàn Ôn. Khảo xét thì Hoàn Ôn làm Thứ sử Kinh Châu vào năm Vĩnh Hoà nguyên niên. Năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Hưng, Hoàn Ôn được chiếu đến Giả Kỳ (tỉnh An Huy), năm sau ông bị giáng chức, rồi trấn giữ Cô Thục8 (theo Thông giám), Đạo An đến Tân Giả sau đó 4 năm. Nói ngài Pháp Thái theo ngài Đạo An đến Tân Dã, đến đất Tấn, bổn truyện dẫn thực không tránh khỏi trái ngược. Nhưng ngài Pháp Thái đến đất Tấn vào năm nào, khảo cứu Tống lưu nghĩa khánh thế thuyết tân ngữ, quyển 8 nói: “Lúc đầu ngài Pháp Thái từ phương bắc đến, chưa ai biết tên họ của ngài, Vương Lãnh Quân cúng dường cho ngài và cùng ngài đi khắp nơi … Từ đó mới biết tênhọ và được trọng dụng”. Vương Lãnh Quân tên Vương Hiệp, theo Tấn thư lục thập ngũ vương đạo truyện viết: “Hiệp …. Trưng bái (nhận chức) Lãnh Quân, …. Năm thứ hai niên hiệu Thăng Bình, ông mất nơi làm quan, thọ 36 tuổi.”

Ngài Pháp Thái dến Kiến Khang, bấy giờ Vương Hiệp làm Lãnh Quân, căn cứ theo Vạn tư đồng Đông Tấn tướng tương đại thần niên biểu: Hiệp làm Lãnh Quân vào năm đầu niên hiệu Thăng Bình, Pháp Thái đến đất Tấn vào năm đầu niên hiệu Thăng Bình, khoảng thời gian hai năm. Cho nên tạm thời lấy năm đó làm mốc và lấy sự việc đại sư (Huệ Viễn) thăm bệnh là chuyện phụ.

Lại nữa, từ khi 21 tuổi là bắt đầu đại sư theo ngài Đạo An đến non Thái Hành, Hằng Sơn học đạo như đã ở trước. Nhưng ngài từ chỗ nào đến Giang Lăng và trở về Giang Lăng lúc nào đều không rõ, nên bây giờ năm tháng bị khiếm khuyết.

Cao tăng truyện, quyển 5, Đạo An truyện dẫn: “Đạo An ….. Sau đó ngài tỵ nạn đến Hoạch Trạch”, Hoạch Trạch nay phía tây huyện Dương Thành tỉnh Sơn Tây, đến Hằng Sơn rất gần. Căn cứ Đạo An âm trì nhập kinh, Tựa kinh …, mới biết các bộ kinh ngài chú giải đều ở Hoạch Trạch, có thể ngài đã ở đó nhiều năm.

Trong tựa Đạo địa kinh viết: “Hoàng Cương Nữu mất, bộ tộc Hiễm Doãn (phương bắc) nổi loạn đất Hạ, Sơn Tả chìm trong khói lửa và bị chiếm cứ. Ngài lánh nạn qua Hoạch Trạch, thầy trò pháp hữu đành chia tay.” (Xuất tam tạng ký quyển 7) nói: “Sơn Tả” còn gọi Ký Châu, hay “Hiễm Doãn”.

Theo An hòa thượng truyện: “Vì Mộ Dung Tuấn bức bách” (Thế thuyết tân ngữ lục chú), Mộ Dung Tuấn tức chỉ cho Mộ Dung Yên. “Pháp hữu” là Trúc Pháp Thái, vì sinh bình ngài Đạo An và Trúc Pháp Thái là bằng hữu đồng đạo tâm giao với nhau, rất thân không bao giờ trái nghịch. Nếu đúng ngài Đạo An lánh nạn giặc Yên, rời Ký Châu, khoảng thời gian sau đó Pháp Thái vào đất Tấn và đã ở tại Hoạch Trạch. Nhưng không thể xác định thời gian ngài đến Hoạch Trạch trước hay Hằng Sơn trước. Về địa thế thì đường bắc dài mà nam ngắn, ắt hẳn ngài đến Hằng Sơn trước, tới Hoạch Trạch sau. Song sở cứ ấy không đủ để minh chứng nên nay cũng không rõ.

Phật-đà-bạt-đà-la9 sinh (Xuất tam tạng ký tập q.14).

Đời Tần, niên hiệu Cam Lộ năm đầu (Đông Tấn, niên hiệu Thăng Bình năm thứ 3), nhằm năm Kỷ Mùi. Năm thứ 26.

Trương Thuyên10 sinh (Thập bát hiền truyện).

Đời Tần, niên hiệu Cam Lộ năm thứ hai (Đông Tấn, niên hiệu Thăng Bình năm thứ 4), nhằm năm Canh Thân. Năm thứ 26.

Thích Đàm Sẫn, Vương Mật11 sinh.

Đời Tần, niên hiệu Cam Lộ năm thứ ba (Đông Tấn, niên hiệu Thăng Bình năm thứ 5), nhằm năm Tân Dậu. Năm thứ 28.

Do trời hạn hán, sâu bọ phá hại mùa màng, giặc cướp thảo khấu hoành hành khắp nơi … Hơn năm trăm người theo ngài Đạo An lánh nạn, vào núi Nữ Cơ12, Vương Ốc.

Xuất tam tạng ký tập, quyển 15, Đạo An truyệnviết: “Đệ tử theo học đạo có ngài Huệ Viễn và hơn năm trăm người, ….Bấy giờ có loạn Thạch Thị (họ Thạch), ngài Đạo An bèn gọi đồ chúng đến dạy: ‘Hiện nay thiên tai hạn hán, sâu bọ phá hại mùa màng, giặc cướp thảo khấu hoành hành khắp nơi, ở đây tu học bất an, giải tán thì không đành … Ngài bèn dẫn chúng vào núi Nữ Cơ, Vương Ốc (núi Vương Ốc nay nằm phía tây nam huyện Dương Thành tỉnh Sơn Tây. Núi Nữ Cơ, Cao tăng truyện gọi là núi Nữ Lâm, không rõ vị trí ở đâu. Có thể gọi chung là núi Nữ Cơ Vương Ốc hoặc giả núi Nữ Cơ là chi nhánh mạch núi Vương Ốc). Sau đó lại cùng đồ chúng qua sông vào núi Lục Hồn, ăn hoa quả cây cỏ tạm thời tu học. Không bao lâu, Mộ Dung Tuấn đánh chiếm Lục Hồn, ngài lại chạy về nam đến Tân Dã”. Theo sự kiện quân yên kéo đến Hà Nam vào năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Ninh, chắc tấn công Lục Hồn vào năm đó. Như vậy, ngài Đạo An đến Lục Hồn trước năm đó hay ngài đến Vương Ốc trước, không rõ năm tháng, nên tạm thời theo thứ tự mà khảo cứu.

Đời Đông Tấn, Ai Đế Tư Mã Phi, niên hiệu Hưng Ninh nguyên niên, nhằm năm Quí Hợi. Năm thứ 30.

Theo ngài Đạo An hơn năm trăm người, đến núi Nữ Cơ Vương Ốc, lại qua sông đến núi Lục Hồn (nay phía đông bắc huyện Tung tỉnh Hà Nam) tỉnh Hà Nam, Tư Châu đất Tấn (Tham khảo Hồng lượng cát đông Tấn cương vực chí).

Đời Đông Tấn, niên hiệu Hưng Ninh năm thứ 2, nhằm năm Giáp Tý. Năm thứ 31.

Tháng hai, quân Yên chiếm đất Hà Nam. Tháng tư, quân Yên công phạt Hứa Xương, Nhữ Nam và cát cứ các quận (xem Thông giám, quyển 101). Do quân Yên bức bách Lục Hồn, Đạo An cùng đồ chúng … đến núi Lục Hồn, nhắm hướng nam về Nam Dương (nay phía đông nam huyện Đặng tỉnh Hà Nam), Kinh Châu.

Xuất tam tạng ký tập, quyển 15, Đạo An truyện viết: “Không bao lâu Mộ Dung Tuấn bức bách núi Lục Hồn, ngài Đạo An theo hướng nam về Tân Dã”. Qua các sách dẫn chứng về những nơi ngài Đạo An đã sinh sống thì có lược bớt chi tiết. Ngài Đạo An đến Tân Dã và ở đó ba năm. Vào tháng tư sau năm thứ nhất (ở Tân Dã), Tập Tạc Xỉ13 cùng ngài Đạo An viết sách. Trong sách có dẫn: “Lại nghe nói có ba ngàn đệ tử đến Nam Dương”. Nam Dương phía bắc Tân Dã, nên có thể biết ngài Đạo An chưa đến Tân Dã trước mà khoảng thời gian ấy dừng ở Nam Dương, bởi do Lục Hồn bị Nam chinh. Cho nên ngài đến Nam Dương trước, rồi mới đến Tân Dã (Xem Đông Tấn cương vực chí).

Đời Đông Tấn, niên hiệu Hưng Ninh năm thứ 3, nhằm năm Ất Sửu. Năm thứ 32.

Tháng giêng, Hoàn Hoát làm Thứ sử Kinh Châu (Thông giám q.101). Ngày 5 tháng tư, Tập Tạc xỉ cùng ngài Đạo An viết sách. Ông khuyên ngài Đạo An nên đi về Đông (Đông Tấn) (Hoàng minh tập, q.12).

Đời Đông Tấn, vua Tư Mã Dịch, niên hiệu Thái Hòa năm thứ hai, nhằm năm Đinh Mão. Năm thứ 34.

Số người theo ngài Đạo An có hơn năm trăm người Nam Dương, nơi này chinh chiến, nên đến Tân Dã (nay huyện Tân Dã tỉnh Hà Nam). Sau lại đến Tương Dương, Lương Châu.

Trong Truyện An hòa thượng viết: “(Ngài Đạo An và số đệ tử) ở núi Lục Hồn ăn hoa quả cây cỏ tu học, vì bị Mộ Dung bức bách nên mới đến trú tại Tương Dương”. Xuất tam tạng ký tập, quyển 15, Đạo An truyện viết: “ … nhắm hướng nam về Tân Dã. Ngài bảo: ‘Năm nay mất mùa, thời thế tao loạn, nếu không y vào nước có chủ thì pháp sự khó lập mà việc hoằng pháp cần phải rộng khắp’. Khi ấy, tất cả môn đồ đồng thưa: ‘Tuỳ thầy chỉ dạy’. Ngài Đạo An bèn dạy … Pháp Hòa vào đất Thục. … Đạo An cùng đệ tử Huệ Viễn … trong đêm vượt sông, gặp lúc mưa gió sấm sét, cứ nương tia sáng ánh chớp mà thẳng tiến. Giây lâu, mọi người thấy một gia cư, trước nhà có hai cây dương liễu, chính giữa treo một cái gùi. Dung lượng cái cái gùi ấy có thể chứa một hộc14. Khi ấy, ngài Đạo An gọi: ‘Lâm Bá Thăng’. Chủ nhà kinh sợ, quả nhiên người ấy họ Lâm tên Bá Thăng. Người trong gia đình gọi ngài là Thần nhơn, đem lòng tôn kính mà tiếp đãi. Chúng đệ tử hỏi ngài sao biết được danh tánh của người ấy. Ngài nói: ‘Hai cây dương liễu là hai chữ Mộc thành chữ Lâm. Chính giữa treo một cái gùi chứa được trăm thăng là Bá Thăng’. Sau đó, thầy trò tiếp tục đến Tương Dương”. Huệ Viễn truyện cũng viết: “(ngài Huệ Viễn) sau theo An Công nam du đến Phiền Miện”. Thập bát hiền truyện: “Sau theo thầy đến Nam Dương”. Căn cứ trong Ma-ha-bát-la-nhã Ba-la-mật kinh sao tự của ngài Đạo An: “Trước ở Hán Âm 15 năm” (Xuất tam tạng ký tập, q.8).

Xuất tam tạng ký tập, quyển 15 cũng nói: “Đạo An ở tại Phiền Miện 15 năm”. Căn cứ năm ngài Đạo An từ Tương Dương vào đất Tần là năm thứ 7 niên hiệu Thái Nguyên. Từ năm đó tính ngược lại là 15 năm. Vậy ngài từ Tân Dã đến Tương Dương cũng là năm đó.

Thích Pháp Hòa từ Tân Dã vào đất Thục. Thích Huệ Vĩnh muốn đến núi La Phù nhưng lại qua Tầm Dương, Giang Châu, bị Đào Phạm (người trong quận) giữ lại, ở Lô Sơn kiến tạo chùa Tây Lâm.

Cao tăng truyện, quyển 6, Huệ Vĩnh truyện viết: “Thích Huệ Vĩnh họ Bà15, người Hà Nội … Thầy ngài là Sa-môn Trúc Đàm Hiện. Sau khâm phục ngài Đạo An. Trước đây ngài cùng Huệ Viễn có kỳ hẹn kết am ở ngọn La Phù nhưng Huệ Viễn vì thầy mình (Đạo An) mà ở lại. Lúc ấy Huệ Vĩnh có ý định muốn qua Ngũ Lãnh, đến Tầm Dương, nhưng bị Đào Phạm người trong quận giữ lại ở chùa Tây Lâm, Lô Sơn.”

Văn bia “Âu dương tu tây lâm đạo tràng” trong Âu dương tu tập ghi: “Có Đàm Tỳ-kheo họ Trúc (?), vốn là tướng nhà Triệu. …. Trấn tích quang lâm, dựng thảo am giữa núi này. … Có Tức Từ Huệ Vĩnh, người Hà Nội, là bậc Cao túc thượng thủ … nối nghiệp tông phái, tu thiền dựng chùa. Nước Tấn, quan Quang Lộc Khanh ở Tầm Dương là Đào Phạm mến mộ tài đức của ngài, đưa ngài dạo các thắng địa … sau hưng khởi kiến lập ngôi Phật tự, gọi là Tây Lâm. Năm đó nhằm năm thứ hai niên hiệu Thái Hòa”. Trong lời bạt Âu Dương Tu cũng ghi: “Tấn, niên hiệu Thái Hòa năm thứ hai, Đào Phạm là người đầu tiên giúp ngài Huệ Vĩnh tạo chùa, hiệu Tây Lâm.” 

Theo Thập bát hiền truyện thì nói ngài Huệ Vĩnh đến Tầm Dương vào năm đầu niên hiệu Thái Hòa. Như vậy chưa chắc lắm, có thể nhầm niên hiệu Thái Nguyên chính là Thái Hòa. Căn cứ vào năm đó, ngài Đạo An thường giảng kinh Phóng quang Bát-nhã Ba-la-mật. (Căn cứ Ma-ha-bát-la-nhã Ba-la-mật kinh sao tự, Xuất tam tạng ký tập, q. 15, Trí thăng khai nguyên thích giáo lục) Trường Sa Thái Thú Đằng Tuấn bỏ nhà ở Giang Lăng, Kinh Châu, thưa với ngài Đạo An xin một vị Tăng đức độ, đến đó lập chùa. Ngài Đạo An bảo ngài Thích Đàm Dực đi. Ngài Đàm Dực trấn tích đến đó, kiến thiết đạo tràng tức chùa Trường Sa (không rõ thời gian).

Cao tăng truyện, quyển 5, Đàm Dực truyện ghi: “Thích Đàm Dực họ Diêu, người Khương …. Hoặc là người Ký Châu … nhận An Công làm thầy. Thuở nhỏ chuyên nghiên cứu giới luật hành trì. … Lại theo ngài Đạo An đến chùa Đàn Khê. Quan Thái Thú Đằng Hàm Chi ở Giang Lăng, Trường Sa, đất Tấn cải gia vi tự (đổi nhà làm chùa), đến thưa với ngài Đạo An xin một vị Tăng đến đó trú trì. Ngài Đạo An bảo: ‘Sĩ tử thứ dân nơi đất Kinh Sở cần có một vị Tôn sư, ta muốn cho người qua đó giáo hóa nhưng chưa biết chọn ai? Ngài Đàm Dực liền trấn tích trượng hướng về nam, kiến tạo ngôi Phật tự tức chùa Trường Sa vậy.”

Pháp uyển châu lâm (Đạo Thế soạn đời Đường), quyển 21 viết: “Năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Hòa, Trường Sa Thái Thú Đằng Tuấn bỏ nhà làm chùa. … thưa với pháp sư Đạo An đang thống lãnh Tương Châu, thỉnh xin một vị Giám hộ. Ngài Đạo An bảo đệ tử Đàm Dực: …. Thầy nên đến đó vậy!”. Căn cứ chuyện ngài Đàm Dực theo ngài Đạo An ở Tương Dương và ngài Đạo An ở đất Triệu vào năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Hòa, ngài Phật Đồ Trừng chưa đến đất Tấn, đều là niên hiệu “Vĩnh Hòa” chứ không phải niên hiệu Thái Hòa. Còn cư sĩ Đằng Tuấn, Đằng Hàm Chi tức một người. Vị ấy tên Tuấn tự Hàm Chi.

Niên hiệu Thái Hòa năm thứ 4, nhằm năm Kỷ Tỵ. Năm thứ 36.

Hoàn Huyền16 sinh.

Niên hiệu Thái Hòa năm thứ 5, nhằm năm Canh Ngọ. Năm thứ 37.

Đại Tư Mã Hoàn Ôn truất phế Tư Mã Dịch, lập Hội Khể Vương Tư Mã Dục.

Hiếu Võ Đế Tư Mã Diệu, niên hiệu Ninh Khang năm đầu (Đời nhà Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 9), nhằm năm Quí Dậu. Năm thứ 40.

Tháng 7, Kinh Châu Thứ Sử Hoàn Hoát tức Chinh Tây Tướng Quân trấn giữ Giang Lăng. Vì Hoàn Hoát mến ngài Đạo An nên theo ngài đến Giang Lăng.

Cao tăng truyện, quyển 5, Đạo An truyện viết: “Chinh tây Tướng Quân Hoàn Lãng Tử (Hoát) trấn giữ Giang Lăng, vì mến Đạo An nên đến đây”, cùng Cao tăng truyện, quyển 5, Huệ Viễn truyện : “Sau theo An Công nam du về Phiền Miện.”

Căn cư theo Cao tăng truyện, quyển 5, Thích tăng Quang Truyện ghi: “Quang cùng Đạo An, Pháp Thải … nam du đến Tấn Bình (Tấn thư địa lý chí nói: Tấn Bình thuộc quận Uất Lâm tỉnh Quảng Châu, nay thuộc vùng Quảng Tây) giảng đạo hoằng hóa, sau về lại Tương Dương.” Y theo thời gian này thì biết ngài Đạo An ở Tương Dương, và có lần đi Tăng Quang đến Tấn Bình. Sự việc này trong Đạo An truyện không thấy ghi, nên không rõ thời gian nào? Hoặc giả có thể năm đó ngài đi Giang Lăng, vì vùng Giang Lăng rất gần. Nhưng không đủ bằng chứng, vả lại không biết đại sư đã từng đến đó chưa. Tất cả đều không rõ ràng.

Niên hiệu Ninh Khang năm thứ 2 (Đời Tần niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 10), nhằm năm Giáp Tuất. Năm thứ 41.

Theo ngài Đạo An từ Giang Lăng về Tương Dương. Ngài Đạo An thấy chùa Bạch Mã hẹp, bỏ lấy nhà Trương Ân kiến tạo chùa Đàn Khê. Từ đó ngài ở chùa Đàn Khê.

Cao tăng truyện, quyển 5, Đạo An truyện: “Hoàn Lãng Tử trấn Giang Lăng, vì mến ngài Đạo An nên tạm qua đó. Châu Tự trấn giữ phía tây lại thỉnh ngài về Tương Dương. Ngài Đạo An thấy chùa Bạch Mã hẹp nên lập chùa khác hiệu Đàn Khê, tức là nhà của Thanh Hà Trương Ân. Trương Ân là đại phú trưởng giả phát tâm trợ giúp dựng tháp năm tầng, xây 400 phòng Tăng”.

 Căn cứ theo chi tiết trong truyện tường thuật thì việc đúc tượng Phật, ngài Đạo An làm đầu tiên. Ngài Đạo An đúc tượng Phật tại chùa Đàn Khê, Tương Dương, vào năm thứ ba niên hiệu Ninh Khang. Ở đây đã ghi rõ, việc đúc tượng xảy ra trước khi về Tương Dương. Xét theo năm này thì ngài Đạo An có chép soạn kinh: “Đại minh hoán hách …. Do bị hỏa hoạn ở Vân Dạ nên được cất giữ chỗ Hán Âm, tuy có chỗ chứa nhưng không đủ” v.v… Gọi là “Hán Âm” nhưng thật ra là lối chơi chữ, tức Tương Dương. Nếu ở Giang Lăng thì không gọi Hán Âm . Nên biết trong năm nàyngài Đạo An trở về Tương Dương nên mới có thể nói như vậy. Ngài mới đến Giang Lăng, tuy chưa chắc chắn ở năm này nhưng xét theo tháng 7 năm trước, ngài ở Tương Dương sau mới đến Giang Lăng. Nếu đặt vào một thời điểm khác thì quá cấp bách nên lấy năm này, ý là không quá xa.

Lại chiếu theo việc Châu Tự trấn giữ Tương Dương sau đó ba năm. Trong truyện tường thuật, ngài Đạo An về Tương Dương xây chùa trước, sau lại nói Châu Tự trấn phía tây (Tương Dương) mới thỉnh ngài về, điều này không sai lầm. Theo đoạn văn sau sẽ rõ dụng ý này: Châu Tự thất thủ ở Trương Bản, lại không rõ Châu Tự trấn giữ Tương Dương vào năm nào (trong Cao tăng truyện, quyển 6, Huệ Viễn truyện dẫn: Phù Phi đánh chiếm Tương Dương vào năm thứ 9 niên hiệu Kiến Nguyên là nhầm). Cho nên phải phân tích việc đó, chứ không thể nói cẩu thả được.

Đạo An soạn chép kinh.

Cao tăng truyện, quyển 5, Đạo An truyện viết: “Khi đến Tương Dương, lại tuyên dương Phật pháp, …Từ thời Hán, Ngụy đến thời Tấn có một số người truyền bá kinh điển nhưng không nói rõ danh tánh, người sau truy tầm không biết niên đại. Ngài Đạo An bèn tổng tập danh mục, theo niên biểu mà biết người truyền bá. Ngài lại chú giải những tác phẩm tân cựu (cũ mới), soạn chép kinh lục. Các kinh có cơ sở dẫn chứng đều do công của ngài.”

Trong Kinh lục ghi rằng: “Các bộ kinh này, soạn ra không chỉ một thời mà từ thời Hiếu Linh Đế, niên hiệu Quang Hòa mãi về sau. Đến đời Tấn, niên hiệu Ninh Khang năm thứ hai, gần hai trăm năm, gặp chỗ thiếu chỗ đủ, chẳng phải một người, rốt cuộc khó mà tổng hợp, thâu tóm nghĩa lý. Vì lẽ đó mà soạn thành một quyển”. (Xuất tam tạng ký tập, q.5, Đại tạng kinh q. 55). Đời nhà Tấn không có niên hiệu “Khang Ninh”, “Khang Ninh” phải viết “Ninh Khang”, bởi trong truyện viết nhầm. Từ đời Hậu Hán Linh Đế, niên hiệu Quang Hòa năm đầu cho đến năm này là 196 năm nên mới nói gần 200 năm.

Niên hiệu Ninh Khang năm thứ 3, (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 11), nhằm năm Ất Hợi. Năm thứ 42.

Ngày mùng tám tháng, cùng Đạo An đúc tượng Phật Thích Ca cao 1 trượng 6.

Cao tăng truyện, Đạo An truyện viết: “Thứ sử Lương Châu là Dương Hoằng Trung cúng dường một vạn cân đồng, dự kiến sẽ định làm Thừa lộ bàn17. Ngài Đạo An bảo: Lộ bàn đã giao cho Thái Công (Pháp Thái) tạo rồi. Ta muốn dùng đồng để đúc tượng, sự thế như vậy có được không? Hoằng Trung hoan hỷ vâng lời y giáo. Đại chúng cùng nhau lấy đồng, trợ lực rót tượng Phật cao 1 trượng 6, tướng hảo quang minh, thần sắc sáng rực (Cao tăng truyện q.5, tr. 3 thượng).

Thích Đạo Tuyên Thích Ca phương chí ghi: “Ngày mùng tám tháng hai, năm thứ 3 niên hiệu Ninh Khang … ngài Đạo An đúc tượng Phật Vô Lượng Thọ cao 1 trượng 6, phía tây thành ở Tương Dương. Mùa đông năm sau, công việc thành tựu rực rỡ”. (Quyển 4, tr. 14 thượng) Đại sư Tấn Tương Dương trượng lục kim tượng tụng ghi: “Viễn sinh ra đã giỏi, dạy cũng tận tâm, khéo điều hành chúng hội, mọi người rất kính phục, …. (trong mộng) thấy vị Sa-môn hết sức kỳ lạ, dung nghi phảng phất, hiện ra chỉ khoảnh khắc. Tuy thần hồn trong mộng nhưng rất tỉnh ngộ … . sau đó, ngài liền bảo mọi người đúc tượng Phật ấy. Bấy giờ, tứ chúng đều vui mừng, kẻ đạo người tục đồng qui ngưỡng hướng về. … người người tháo vát công việc, không thấy ai than mệt mỏi lao nhọc”. (Hoàng minh tập, q.16, trang 11 hạ) trong văn tụng Đại sư: “Phật Thích Ca suốt đời giáo hóa không ngừng.” Nên có thể biết đúc tượng ấy là tượng Phật Thích Ca. Nhưng trong Thích Ca phương chí nói là tượng Phật Vô Lượng, vậy thuyêt này chắc nhầm.

Tần Vương Phù Kiên sai sứ cúng dường cho ngài Đạo An một tượng Phật ngoại quốc, là tượng Phật Di-lặc.

Lương thích bảo xướng danh tăng truyện chép rằng: “Phù Kiên sai sứ cúng dường một tượng ngồi mạ vàng, cao bảy thước mốt. Một tượng ngồi bằng vàng, một tượng Di-lặc kết châu. Tượng thêu tơ vàng, tượng dệt (bằng châu ngọc, gấm, tơ …) mỗi thứ một tấm. (Danh tăng truyện sao, Tục tạng kinh nhị biên, bộ 7). Trong Cao tăng truyện cũng có ghi sự việc này, ở sau có tường thuật chuyện đúc tượng nên mới có chỗ căn cứ.

Tông Bính18 sinh

Niên hiệu Thái Nguyên (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 12), nhằm năm Bính Tý. Năm thứ 43.

Tháng 12, khi việc đúc tượng Phật cao một trượng sáu hoàn thành, đại sư liền làm bài tụng Tấn Tương Dương trượng lục kim tượng. Tháng tư năm đó, Thích Huệ Thường ở Lương Kỳ cùng Đạo An, Trúc Pháp Hộ … dịch kinh Thủ lăng nghiêm và tu sửa lại một số kinh khác. Tháng năm, thì soạn kinh Quang tán Bát-nhã Ba-la-mật … Ngài Đạo An soạn hợp Phóng quang, Quang tán tuỳ lược giải. Tháng 10 chuẩn bị soạn kinh khác.

 Đều căn cứ theo các kinh sách không có tên họ mà dẫn soạn đầy đủ bộ Thập trú tự (Xuất tam tạng ký tập, q.9, Đại tạng kinh q.55, tr. 612 hạ), Đạo An hợp Phóng quang Quang tán tuỳ giải tự (Xuất tam tạng ký tập, Đại tạng kinh q.55, tr. 47 hạ).

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 2 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 13), nhằm năm Đinh Sửu. Năm thứ 44.

Châu Tự làm Thứ sử Kinh Châu. Thứ sử Kinh Châu Hoàn Hoát mất, Hoàn Xung kế vị, đổi lên trấn giữ Thượng Minh (nay phía tây huyện Tùng Tư tỉnh Hồ Bắc. (Thông giám, q.104).

Châu Tục Chi19 sinh.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 3 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 14), nhằm năm Mậu Dần. Năm thứ 45.

Tháng hai, tướng Tần là Phù Phi công phá thành (Thông giám 104).

Quân Tần tấn công thành, Đạo An bảo đại chúng phân tán. Huệ Viễn cùng em là Huệ Trì, pháp hữu Đàm Huy và một số đệ tử hơn 10 người bỏ Tương Dương về nam lánh nạn, đến chùa Thượng Minh, thành Thượng Minh đất Kinh Châu.

Căn cứ Cao tăng truyện, quyển 6, Huệ Trì truyện (tr. 13 hạ), Đàm Huy truyện (quyển 5, tr. 17 hạ), trong bản truyện ghi: “Tướng Tần Phù Phi thôn tính Tương Dương. Ngài Đạo An vì Châu Tự nên lưu lại không thể ra đi, bèn phân tán đồ chúng, mỗi người tuỳ nơi mình chọn. Giờ phút chia tay lên đường, các vị Trưởng đức đều được ngài Đạo An dặn dò dạy bảo nhưng riêng Huệ Viễn, ngài không nói lời nào. Huệ Viễn quì thưa: ‘Thầy không dạy con lời nào, e rằng con chẳng phải người mẫu mực’. Ngài Đạo An bảo: ‘Đối với ông ta không còn lo gì nữa’. Viễn an lòng cùng đệ tử hơn 10 người về nam, đến Kinh Châu, trú ở chùa Thượng Minh.”

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 4 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 15), nhằm năm Kỷ Mão. Năm thứ 46.

 Tháng hai, quân Tần vây Tương Dương, Đạo An … bị bắt. (Xuất tam tạng ký, Đạo An truyện, Thông giám, q.104).

 Thích Đàm Dực sinh. (Cao tăng truyện, Đàm Dực truyện, quyển 14, tr. 16 thượng).

 Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 5 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 16), nhằm năm Canh Thìn. Năm thứ 47.

 Thích Pháp Trang sinh.

 Căn cứ Cao tăng truyện, Pháp Trang truyện (quyển 14, tr. 4 hạ)

 Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 6 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 17), nhằm năm Tân Tỵ. Năm thứ 48.

 Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 7 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 18), nhằm năm Nhâm Ngọ. Năm thứ 49.

 Đạo An theo quân Tần đến Trường An.

 Căn cứ theo Xuất tam tạng ký, Đạo An truyện, Đạo An Tỳ-kheo đại giới tự (Xuất tam tạng ký tập, q.11, Đại tạng kinh q.55), lời tựa: “Năm Thuần Đại20, từ Tương Dương đến Quan Hữu (phía tây cửa Hàm Cốc).”

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 8 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 19), nhằm năm Quí Mùi. Năm thứ 50.

Đại sư (Huệ Viễn) với bạn đồng học là Huệ Vĩnh, cùng hẹn ước kết am (xây chùa) tại núi La Phù, nhưng đến lúc muốn thực hiện lời giao ước xưa thì ngài lại cùng em là Huệ Trì v.v… đến ở chùa Thượng Minh. Khi tới Tầm Dương, Giang Châu, thấy cảnh Lô Sơn thanh tịnh, liền dừng chân dưỡng tâm. Bạn đồng học Huệ Vĩnh cũng ở tại núi này, ngài bèn ở lại tinh xá Long Tuyền, Lô Sơn.

Căn cứ Cao tăng truyện (quyển 6, tr. 2 thượng), Huệ Vĩnh truyện (quyển 6, tr. 25 hạ), Phật tổ thống ký ghi: Đại sư truyền dạy rằng, năm xưa ta biết trước sẽ nương núi này tu hành hoằng truyền Tịnh nghiệp (quyển 26, tr. 8 hạ). Đồ thư tập thành, quyển 137 dẫn về niên phổ Huệ Viễn: “Vào năm thứ 8 (Quí Mùi) niên hiệu Thái Nguyên, Huệ Viễn bắt đầu đến Lô Sơn).

Tháng tám năm đó, tướng Tần Lữ Quang thảo phạt các nước Tây Vực, Qui Tư … (Thông giám, q.105).

Tăng-già-đề-bà (Chúng Thiên) đến Trường An, đất Tần (Căn cứ Đạo An A-tỳ-đàm tự, Xuất tam tạng ký tập, q.10, Đại tạng kinh q.55, tr. 72 hạ).

Thích Đàm Ung theo ngài Đạo An xuất gia (Cao tăng truyện, quyển 6, Đàm Ung truyện, Thông giám, quyển 105).

Thích Tăng Triệt sinh (Cao tăng truyện, q.7, tr. 24 hạ).

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 9 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 20), nhằm năm Giáp Thân. Năm thứ 51.

Tháng hai, Hoàn Y làm Châu thứ sử.

Châu thứ sử Hoàn Y nghe Huệ Vĩnh nói là đại sư xây chùa Đông Lâm ở Lô Sơn.

Căn cứ trong Cao tăng truyện: “Huệ Vĩnh ở tại Tây Lâm cùng bạn hiền đồng môn là Huệ Viễn. Bấy giờ Huệ Vĩnh nói với Thứ sử Hoàn Y: ‘Viễn Công đến đây hoằng đạo, nay đồ chúng đã nhiều, học giả các nơi đều qui tụ về. Chỗ của bần đạo hiện nay quá nhỏ hẹp, không phải nơi tương xứng, vậy phải làm thế nào?’ Hoàn Y bèn cúng dường đất phía đông của núi, lập phòng điện, tức đất Đông Lâm.” Căn cứ trong Cao tăng truyện thì biết, ngôi chùa ấy khai sáng và hoàn thành sau năm đó, sau Hoàn Y làm Thứ sử, trước năm thứ 11 niên hiệu Thái Nguyên.

 Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 10 (Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ 21), nhằm năm Ất Dậu. Năm thứ 52.

Ngày mùng tám tháng hai, ngài Đạo An thị tịch tại chùa Ngũ Cập, Trường An, đất Tần.

Căn cứ trong Xuất tam tạng ký tập, quyển 15, Đạo An truyện (Đại tạng kinh q.55, tr. 109 thượng).

Thâu nhận đệ tử Thích Đàm Ung (không rõ năm nào).

 Căn cứ theo Cao tăng truyện, Đàm Ung truyện ghi: “Đàm Ung theo An Công xuất gia. Khi An Công quá vãng thì tới Lô Sơn nhận Viễn Công làm thầy. (quyển 6, tr. 18 hạ)

Tạ Linh Vận sinh21 (Tống thư Linh Vận truyện, q.67, tr. 1 thượng)

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 11 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ nhất), nhằm năm Bính Tuất. Năm thứ 53.

Chùa Đông Lâm hoàn thành. Từ đó, đại sư (Huệ Viễn) ở chùa Đông Lâm. (Thập bát hiền truyện, Lô sơn ký q.3, tr. 36 hạ)

Lôi Thứ Tông22 sinh.

Tăng-già-đề-bà và Pháp Hòa từ nước Tần đến thành Lạc Dương dịch kinh (không rõ ở đâu, năm nào). Căn cứ Xuất tam tạng ký tập, quyển 13, Đề-bà truyện (Đại tạng kinh q. 55, tr. 99 thượng) 

 Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 12 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 2), nhằm năm Đinh Hợi. Năm thứ 54.

Trúc Pháp Thái viên tịch ở chùa Ngõa Quan, Kinh Sư. Căn cứ theo Thái nguyên khởi cư chú (Thế thuyết tân ngữ bát chú, q.4, tr. 6 hạ), Cao tăng truyện, Pháp Thái truyện (quyển 5, tr. 12 hạ).

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 13 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 3), nhằm năm Mậu Tý. Năm thứ 55.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 14 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 4), nhằm năm Kỷ Sửu. Năm thứ 56.

(Huệ Viễn) thâu nhận đệ tử Thích Pháp Trang. (Cao tăng truyện, Pháp Trang truyện, q.14, tr. 4 hạ)

Phạm Ninh23 làm Thái thú Dự Chương.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 15 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 5), nhằm năm Canh Dần. Năm thứ 57.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 16 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 6), nhằm năm Tân Mão. Năm thứ 58.

Tăng-già-đề-bà đến Lạc Dương24.

(Huệ Viễn) thỉnh Tăng-già-đề-bà dịch Pháp thắng A-tỳ-đàm tâm luận, Tam pháp độ luận.

Đầu tiên ngài Đạo An ở tại thành Trường An nước Tấn, thỉnh những vị Sa-môn ngoại quốc dịch các bộ luận này. Do người dịch chưa thông thạo ngôn ngữ nước Tấn nên dịch nhiều chỗ chưa hoàn hảo lắm. Khi ngài Tăng-già-đề-bà đến, đại sư đưa hai bộ luận này, ngài Tăng-già-đề-bà mới dịch lại và do Đạo Từ biên chép, hoàn thành bộ A-tỳ-đàm tâm luận, 4 quyển; Tam pháp độ luận, 3 quyển. Tất cả đại sư đều ghi lời tựa.

Căn cứ Xuất tam tạng ký tập, quyển 10 ghi, Đại sư A-tỳ-đàm tâm tự (tựa) (Đại tạng kinh q. 55, tr. 72 hạ), Tam pháp độ tự (tr. 73 thượng), Thất danh A-tỳ-đàm tâm tưï (tr. 72 hạ), Tăng-già-đề-bà truyện, Cao tăng truyện, Đại Đường nội điển lục, Đạo Tuyên soạn, q. 9 (Đại tạng kinh q. 55, tr. 325 thượng). Năm này, ngài nhận đệ tử Thích Đạo Kính (Thập bát hiền truyện).

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 17 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 7), nhằm năm Nhâm Thìn. Năm thứ 59.

 Mùa đông tháng 11, Ân Trọng Kham do Hoàng Môn Lang đưa ra làm Thứ sử Kinh Châu, lại lên núi gặp đại sư đàm luận Dịch học. Ông ta hỏi đại sư, Dịch lấy gì làm thể. Đại sư đáp: Lấy cảm làm thể. Trọng Kham lại hỏi: Núi Đồng tây lở, chuông Linh đông ứng, vậy là Dịch sao? Đại sư cười không đáp. Căn cứ theo Tống Lưu nghĩa khánh thế thuyết tân ngữ (quyển 2, tr. 11 thượng), Cao tăng truyện, Thông giám (quyển 108).

Năm ấy, đại sư thấy một số kinh, luật, luận chưa hoàn bị, ngài bèn bảo đệ tử là Chi Pháp Lãnh, Pháp Tịnh v.v… sang Thiên Trúc tìm thêm kinh điển. Căn cứ Cao tăng truyện (quyển 6, tr. 6 hạ), Tứ phần luật tự, Khai nguyên thích giáo lục, quyển 4, Trí Thăng soạn đời Đường (Đại tạng kinh q. 55, tr. 517 thượng).

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 18 (Đời Hậu Tần vua Diêu Trường, niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 8), nhằm năm Quí Dậu. Năm thứ 60.

Từ đó đại sư ra khỏi núi.

Trong văn bia Pháp sư Lô Sơn ghi: “Từ năm đó đến năm Nhĩ Thuận (60 tuổi), đi không ra khỏi núi”.

Mùa thu thì soạn chép kinh sách và dựa vào đó soạn Thích nghi luận, đại sư nói rằng, muốn hiểu điều gì phải suy tận cùng cái lý của nó. Từ đó mới có thể phân định, luận đàm về việc tích thiện, tích ác … Đó là lời chỉ dạy cho người. 

Châu Tục Chi xem bộ luận đó, rồi trước tác Nan thích nghi luận. Căn cứ theo Hoằng minh tập, Đạo Tuyên soạn đời Đường (quyển 20, tr. 2 thượng đến tr. 4 hạ), Tấn thư đới lục truyện (quyển 94), Tống thư Châu Tục Chi truyện (quyển 93).

 Năm sau lại chú thích (kinh sách).

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 19 (Đời Hậu Tần vua Diêu Hưng, niên hiệu Hoàng Sơ năm đầu), nhằm năm Giáp Ngọ. Năm thứ 61.

Đại sư phúc đáp sách Đới Quì25, ngài bảo lấy Nan thích nghi luận của Châu Tục Chi phúc đápsách của Quì, để trùng tuyên lại nghĩa trước. Nhân đó, đại sư cũng trước tác Tam báo luận, nói rõ về thiện, ác, có Hiện báo, Sanh báo, Hậu báo. Mục đích trả lời sách của Đới Quì. Căn cứ Hoằng minh tập (quyển 5, tr. 26 thượng), Quảng hoằng minh tập (quyển 26, tr. 10 thượng): Đại sư, Châu Tục Chi cùng Đới Quì luận về việc khó hiểu của nghiệp báo. Sau khi Châu Tục Chi lên núi thì trước đó Đới Quì chưa mất. Quì mất vào năm thứ 20 niên hiệu Thái Nguyên, lúc này Tục Chi 18 tuổi nhưng trong Tống thư nói là 13 (ý này nhầm). Vì ngài ở chỗ Phạm Ninh học nhiều năm, rồi đến Lô Sơn, thì khoảng trước sau năm thứ 17 niên hiệu Thái Nguyên. Khoảng hai hay ba năm. Lại khảo cứu trong sách của đại sư nói rằng: Qua mùa thu, mọi người cùng đoc luận của ngài, biết được Quì gửi luận phúc đáp với đại sư, sự việc cách một năm.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 20 (Đời Hậu Tần vua Diêu Hưng, niên hiệu Hoàng Sơ năm thứ 2), nhằm năm Ất Mùi. Năm thứ 62.

Bạn đồng học Thích Đàm Huy viên tịch ở chùa Thiện Minh tại Kinh Châu (Cao tăng truyện q.5, Đàm Huy truyện, tr. 17 thượng). Đới Quì mất (Tấn thư Đới Quì truyện, q.94).

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ 21 (Đời Hậu Tần vua Diêu Hưng, niên hiệu Hoàng Sơ năm thứ 3), nhằm năm Bính Thân. Năm thứ 63.

Sư đệ Huệ Trì đưa người cô là Tỳ-kheo ni Đạo Nghi đến Kinh Sư (căn cứ theo Lương Thích Bảo Xương Tỳ-kheo ni truyện, q.1, tr. 11 hạ, Cao tăng truyện, q.6, tr. 13 hạ).

Lưu Trình Chi lên núi (Quảng hoằng minh tập, q.32, tr. 1 thượng).

Đời Đông Tấn, An Đế Tư Mã Đức Tông, niên hiệu Long An năm đầu (Đời Hậu Tần vua Diêu Hưng, niên hiệu Hoàng Sơ năm thứ 4), nhằm năm Đinh Dậu. Năm thứ 64.

Tăng-già-đề-bà và Đạo Từ đến Kinh Sư, cùng Huệ Trì, Trúc Đạo Tổ v.v… dịch lại kinh Tăng nhất A-hàm, Trung A-hàm.

Theo trong Đạo từ trung A-hàm tự (Xuất tam tạng ký, q.9, Đại tạng kinh q.55, tr. 64 thượng), Khai nguyên thích giáo lục, quyển 2 (Đại tạng kinh q.55, tr. 505 hạ), Xuất tam tạng ký tập, quyển 13, Đề-bà truyện (Đại tạng kinh q.55, tr. 99 trung).

Lôi Thứ Tông lên núi (Tống thư Thứ Tông truyện, quyển 93)

Trúc Đạo Sinh đến núi (Xuất tam tạng ký tập, quyển 15, Đạo Sinh truyện, Đại tạng kinh q.55, tr. 110)

Thích Đạo Ôn sinh (Cao tăng truyện, q.8, Đạo Ôn truyện, tr. 7 hạ)

Đời Đông Tấn, An Đế Tư Mã Đức Tông, niên hiệu Long An năm thứ 2 (Đời Hậu Tần vua Diêu Hưng, niên hiệu Hoàng Sơ năm thứ 5), nhằm năm Mậu Tuất. Năm thứ 65. 

Hoàn Huyền chinh phạt Ân Trọng Kham, quân đi qua Lô Sơn, muốn đại sư ra khỏi Hổ Khê nhưng đại sư cáo bệnh không đi được nên Hoàn Huyền đích thân vào núi. Người hầu nói với Hoàn Huyền: “Xưa Ân Trọng Kham có vào núi kính lễ Viễn Công. Xin ngài chớ tôn kính ông ta”. Nhưng khi Hoàn Huyền diện kiến đại sư bất giác kính ngưỡng hết sức. Huyền hỏi: “Không dám làm bị thương thì vót tên nhọn để làm gì? (không dùng chinh chiến thì cai trị quốc gia như thế nào?)”. Đại sư đáp: “Lập thân hành đạo”. Huyền nghe trả lời hay và được thỏa mãn câu hỏi nên không dám trả lời lại, bèn hỏi về ý nghĩa chiến tranh. Đại sư không trả lời. Huyền hỏi: “Đại sư nguyện gì?” Đại sư đáp: “Nguyện cho Đàn-việt an ổn, để họ không giống như ngài”. Huyền ra về nói với thuộc hạ: “Một người thật hiếm thấy trong đời”. Căn cứ trong Cao tăng truyện (quyển 6, tr. 9 hạ), Thông giám (quyển 110, tr. 8 thượng).

Hoàn Huyền làm Châu thứ sử (Thông giám, q.110, tr. 7 hạ).

Dự Chương Thái Thú Phạm Ninh (Phạm Ninh làm Thái thú ở Dự Chương) thỉnh ngài Huệ Trì giảng kinh Pháp hoa (Cao tăng truyện, Huệ Trì truyện, q.6, tr. 14 thượng).

 Đào Uyên Minh26 đến Kinh Khẩu làm Tham quân cho Trấn quân tướng quân Lưu Lao Chi27. (Tống thư Đào Tiềm truyện, q.94, Thông giám, q.110).

Đời Đông Tấn, An Đế Tư Mã Đức Tông, niên hiệu Long An năm thứ 3 (Đời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thuỷ năm đầu), nhằm năm Kỷ Hợi. Năm thứ 66. 

Châu thứ sử Hoàn Huyền có ý mời đại sư về kinh, ông viết thư khuyên đại sư bỏ đạo: “Lý Phật thâm sâu, há suốt đời tập cầu mãi sao. …Tiên Thánh có nói, sinh còn chưa biết huống gì biết tử, mà khiến cho một đời này hình hài khốn khổ, để cầu phước báo mờ mịt ở dưới suối vàng. … Mê mà biết trở lại thì nên bỏ đạo, thế cũng chưa muộn, tuổi sắp già rồi thật đáng thương thay! Tạm tặng vài lời chân thành mong thọ nhận cho điều ấy.”

Đại sư hồi âm cự tuyệt: “Đời người sống trong trời đất như bóng câu qua khe cửa, lấy việc đó mà suy thì mấy ai được sống lâu dài. Vậy sao không làm một việc gì đó để lại cho hậu thế. … Một đời vinh hoa phú quí như tia chớp tụ rồi tan, biết tham bao nhiêu cho đủ đây! … Bần đạo hình chẳng ra người, tài vật không bằng thế gian, cho nên huỷ bỏ hình hài này, lý ấy đã bị bần đạo chiết phục, cắt đứt. Tâm bần đạo chưa mờ để Huyền giáo hóa. Viễn này còn giữ pháp chế của bậc Đại thánh, há có thể bỏ bổn hoài đó mà quên đi lời dạy của Cao nhân hay sao?!”. Căn cứ Hoằng minh tập, ghi Hoàn Huyền cùng Viễn pháp sư viết thư (quyển 11, tr. 22 thượng, Đại sư đáp Hoàn Nam Quận thư, q.22 hạ), Xuất tam tạng ký, quyển 15 (Đại tạng kinh q.55, tr. 110), Cao tăng truyện (quyển 6, tr. 10 thượng).

Căn cứ trong Cao tăng truyện thuật lại việc này: Sau khi Hoàn Huyền gặp đại sư, trước tiên Huyền sa thải chúng Tăng. Xét sự việc hình như năm này Hoàn Huyền đang ở Tầm Dương. Bởi từ tháng 12 năm đó, Hoàn Huyền đến Giang Lăng, không rảnh rổi đến đây vậy!

Tháng 12 năm đó, Hoàn Huyền phát binh đánh Giang Lăng, Ân Trọng Kham bị hại (Thông giám, q.111, tr. 6 hạ).

Sư đệ Huệ Trì từ biệt đến thành đô (Cao tăng truyện, Huệ Trì truyện, q.6, tr. 14 hạ).

Tạ Linh Vận bắt đầu từ Tiền Đường về Kinh Sư (Tống Lưu Kính Thúc dị uyển, q.7, tr. 37 thượng).

Đời Đông Tấn, An Đế Tư Mã Đức Tông, niên hiệu Long An năm thứ 4 (Đời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thuỷ năm thứ 2), nhằm năm Canh Tý. Năm thứ 67. 

Tháng 5 mùa Hạ, ngài cùng đồ chúng hơn 30 người đến Thạch Môn, làm bài thơ “Ngũ ngôn du Lô Sơn”. Từ Lưu Trình Chi, Vương Kiều Chi, Trương Dã đều làm thơ hòa, hoặc làm tựa ghi lại sự việc này. Thơ ghi trong Tống Trần Thuấn Du Lô Sơn ký (quyển 4, tr. 6 thượng), Thất danh thị Lô Sơn chư đạo nhân du Thạch Môn thi ký (Lô Sơn cổ kim du ký tùng sao, quyển thượng, tr. 6 thượng).

Tháng 5 năm đó, Đào Uyên Minh từ Kinh Sư trở về Sài Tang. Căn cứ trong Tĩnh Tiết tiên sinh tập canh tý tuế ngũ nguyệt trung tùng Đô Hoàn Trở Phong ư qui lâm thi (quyển 3, tr. 2 hạ).

Đời Đông Tấn, An Đế Tư Mã Đức Tông, niên hiệu Long An năm thứ 5 (Đời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thuỷ năm thứ 3), nhằm năm Tân Sửu. Năm thứ 68. 

Ngày 20 tháng 12, Cưu-ma-la-thập (Đồng Thọ) từ Kinh Châu đến Trường An, nước Tần. Căn cứ Xuất tam tạng ký, Tăng Duệ đại phẩm kinh tự (Đại tạng kinh q. 55, tr. 521), Đại trí luận ký (Đại tạng kinh q.55, tr. 75), La-thập truyện (Đại tạng kinh q.55, tr. 100).

Đào Uyên Minh đến Giang Lăng. Căn cứ Tĩnh Tiết tiên sinh tập tân sửu tuế thất nguyệt phó Giả Hoàn Giang Lăng thi (quyển 3, tr. 12 thượng).

Tạ Linh Vận được phong hiệu Khang Lạc Công (Tống thư Tạ Linh Vận truyện, quyển 67).

Niên hiệu Nguyên Hưng năm đầu (niên hiệu Hoằng Thuỷ năm thứ 4), nhằm năm Nhâm Dần. Năm thứ 69. 

 Tháng hai, ngài Cưu-ma-la-thập dịch kinh A-di-đaø. Căn cứ Đường nội điển lục 3 (Đại tạng kinh q.55, tr. 253), Khai nguyên thích giáo lục 4 (Đại tạng kinh q.55, tr. 512).

Hoàn Huyền dẫn binh vào Kinh Sư, tháng 3 đổi niên hiệu Nguyên Hanh thành Đại Hanh. Hoàn Huyền làm Thái uý (Thông giám, q.112, tr. 9 thượng, hạ).

Thái uý Hoàn Huyền muốn sa thải Tăng chúng, đại sư viết thư làm luận nói rõ sự được mất với Hoàn Huyền.

Hoàn Huyền cùng Liêu Thuộc bảo rằng: “Đạo Phật quí là chỗ Vô vi … tuyệt dục … nếu bắt họ lăng trì thì chắc phải bỏ đạo. Đất Kinh Sư, họ sống xa hoa, dâm dục, …. làm ô uế danh khí, lại lánh việc nặng nhọc trốn nơi xa xăm, hoặc tập trung đầy ở chùa miếu. … tổn thương chính trị, gây hại quốc gia, bụi trần cặn đục Phật giáo. … Có thể nghiêm trị những hạng Sa-môn này. Nhưng vị nào có khả năng biên chép, đối đáp kinh điển, xướng thuyết nghĩa lý trong đạo, hoặc tu trì tinh nghiêm giới luật, … hay người thường ở nơi A-luyện-nhã28, chí dưỡng nơi núi rừng, không giao lưu với người thế tục, tất cả đều chờ thời đủ cơ duyên ra giáo hóa. … Còn số người phạm giới ở đây bắt phải bỏ đạo. Chính quyền địa phương buộc Tăng chúng phải đăng ký hộ tịch, nghiêm theo qui tắc nhà nước. … Riêng nơi Lô Sơn là chỗ đạo đức nên không cần phải dùng luật lệ tra xét”.

Đại sư viết thư cho Hoàn Huyền: “Phật giáo hủ bại, ngày càng uế tạp, mỗi lần suy nghĩ thì buồn rầu phẫn uất. … Thấy Đàn-việt lắng lòng nghe lời dạy của Đạo nhơn thật hợp với lòng mình. Luận rằng đục lấy trong để gạn, cong lấy thẳng để phân, trong đục khác dòng, cong thẳng cách biệt. Thể dụng phù hợp thì nhị lý dung thông, nhiên hậu giúp cho kẻ nguỵ tạo lấy điều tốt bỏ đi con đường sai lầm và khiến cho hàng thế tục kính tín đạo chân chánh không còn trở lại chê bai nữa.

Kinh giáo đặt ra có ba điều: Thứ nhất là tinh tấn thiền định, thứ hai là đọc tụng kinh điển, thứ ba là kiến tạo phước nghiệp. Tuy ba điều dạy khác nhau nhưng đều lấy luật hạnh làm gốc. Qui tắc của Đàn-việt cũng giống điều này. Chuyện này không còn nghi ngại, vì có nguời đã tăng trưởng phước báo, bên trong không huỷ cấm giới, mà những người này không phải trong số người tu ở A-luyện-nhã, tụng kinh nhiều, ngâm vịnh bất tuyệt. Cũng chẳng phải người thường giảng thuyết kinh điển, hoặc bậc Cao niên kỳ túc, đồng thời tuy không nhớ ba điều trên nhưng thể tánh chánh trực, không phạm trọng tội. Như vậy thảy thảy đều không còn ngờ vực nữa. Nay nhìn những tấm gương của một số Đàn-việt không nên tra hỏi mà khiến mọi người hoảng sợ không được an ổn.

Luận rằng, hình ảnh dấu tích dễ tìm nhưng chân ngụy (sai trái) thì khó phân, nếu chính mình không rõ thì việc ấy khó tin. … Việc Sa-môn ở các đô ấp qua lại với Đàn-việt, nếu có người thấy nghe thì chuyện ấy không nghi gì; hoặc (chuyện ấy) xa sở cách ty (quan), sự biết mập mờ thì chưa đạt lý lẽ, hoặc phụng lệnh mà hại đến người lành thì việc ất thật đáng buồn. Nếu quan sở tại chấp vào pháp luật, ý còn chưa rõ thì xin một khi khác Sa-môn sẽ đến đại phủ, đem kinh giảng nghĩa lý rộng hơn”.

Hoàn Huyền liền đồng ý lý giải của đại sư. Căn cứ Hoằng minh tập, quyển 12 ghi việc Hoàn Huyền cùng Liêu Thuộc bảo sa thải Tăng chúng, đại sư cùng Thái uý Hoàn Huyền viết thư luận xét nghĩa lý (tr. 32 thượng, 31 hạ).

Căn cứ Cao tăng truyện (quyển 6, tr. 10 thượng), Phật tổ thống ký: “Việc Hoàn Huyền sa thải Tăng chúng vào năm thứ 2 niên hiệu Long An (quyển 36, tr. 13 thượng). Nhưng trong Cao tăng truyện thuật sự việc: Sau khi Hoàn Huyền khuyên đại sư bỏ đạo và bắt Sa-môn kính vương giả, không phải năm thứ 2 niên hiệu Long An. Nay truy tìm luận thư của Huyền và thư phúc đáp của đại sư thì rõ Hoàn Huyền đến Kinh Sư, lúc ấy làm Thái uý. Tháng hai năm đó Huyền đến Kinh Sư, tháng ba từ chức Thừa tướng đổi Thái uý, tháng tư ra khỏi Cô Thục, sự việc này xảy ra khoảng giữa tháng hai năm đó.

Tháng tư, Thái uý Hoàn Huyền ra khỏi đất Cô Thục, muốn sa thải Sa-môn và bắt Sa-môn phải tôn kính hàng vương giả và cùng Bát Tòa Thư nói rằng: “Tại sao Sa-môn không kính vương giả? Tuy đã luận về việc đó nhưng chưa có lý để quật ngã điều đó. … Đức Phật giáo hóa lấy sự tôn kính làm gốc … Lão Tử đồng với vương hầu ở ngôi tam đại (Thiên, địa, nhân). Luận về nguồn gốc sự quan trọng ấy, … đều tại của cải sự sống thông vận với nhau, … như lấy đức lớn của trời đất hợp lại gọi sinh (sống). Thông rõ thấu cuộc sống hiểu cái lý sự vật đều tồn tại ở vương giả (người giàu sang). Cho nên phải tôn kính thần khí ấy (sự giàu sang), thì lễ nghi mới thật cao quí. …. Sự sống còn và tư tài của Sa-môn thọ dụng thường nhật há không thừa hưởng cái đức, cái lý đó hay sao? Nếu thấm đượm cái ân đó sao không tỏ lòng tôn kính!?”.

Khi ấy Thượng thư Linh Hoàn Khiêm, Lãnh quân tướng quân Vương Mật đều không nói như vậy. Họ thường cùng Huyền qua lại luận nạn. Huyền lại lấy việc đó cùng Bát Tòa Thư bảo đại sư rằng: “Sa-môn bất kính vương giả, xét về tình đã không đúng, đối với lý thì chẳng thuận. Việc lớn một đời không cho cáithể của mình gần gũi, thì nay tôi cùng Bát Tòa Thư khuyên ngài, ngài có thể thuật lại để Sa-môn tôn kính vương giả. … Để hành sự điều này không thể lệnh ban một hai lần là xoay chuyển được. … Vương Lãnh Quân cũng có nhã ý này. …. Căn cứ theo cái lý hơi khác thì chưa thể giải thích mối nghi liền được. … Lệnh cho Quách Giang Châu nhận thư phúc đáp của ngài cũng vì mục đích đó”.

Đại sư đáp thư: “Kinh Phật dạy rõ có hai khoa. Một là nhập thế hoằng hóa, hai là xuất gia tu đạo. … Người xuất gia là khách bên ngoài, … đã tránh được cái hoạn gia duyên trói buộc, thân được giải thoát và biết đời là huyễn hóa, không thuận tạo hóa mà cầu cạnh. Cho nên không trọng tài chất, xem nhẹ sinh mạng, … ẩn cư dưỡng trí, bỏ đời tu đạo, thoát tục giữ giới, ẩn cư là điều cao thượng, cho nên không thể đồng tục lễ bái! … Tuy bên trong trái ngược với trời đất nhưng không nghịch hiếu đạo; ngoài khiếm khuyết cung phụng vương chúa mà lòng vẫn giữ chữ kính. …. Một người toàn đức thì đạo hợp lục thân, hòa thiên hạ, tuy không ở địa vị vương hầu nhưng đã khế hợp Hoàng cực (ngôi vua), như vậy đã che chở sự sống cho dân rồi. Há đâu có ngồi không hưởng cái đức kia, đón ân huệ nọ. …. Ca-sa chẳng phải sắc phục của triều tông ban thưởng, bát đất đâu phải vật qúi giá, lẽ nào hạ mình lễ bái các vị … trộm nghĩ điều đó chưa đúng”. Căn cứ Hoằng minh tập, quyển 12, Hoàn Huyền dữ Bát Tòa Thư (tr. 14 hạ), Viễn pháp sư thư (tr. 25 hạ), Đại sư đáp Hoàn thái uý thư (tr. 2 thượng), Cao tăng truyện (quyển 6 tr. 10 hạ), Thông giám (quyển 112, tr. 10 thượng).

Ngày 28 tháng 7, sư lập hội niệm Phật, nguyện trọn đời tu Tịnh nghiệp và nguyện cầu vãng sanh Tịnh độ. Những người đồng chí hướng với ngài như Lưu Trình Chi, Lôi Thứ Tông, Châu Tục Chi, Tất Dĩnh Chi, Tông Bính, Trương Dã, Trương Thuyên, Vương Kiều Chi, Huệ Vĩnh, Trúc Đạo Sinh và số đệ tử của ngài: Huệ Duệ, Huệ Nghiêm, Huệ Quán, Đạo Bĩnh, Đạo Kính, Đàm Hằng, Đàm Sẫn, Đàm Dực, Đàm Ung, Tăng Tế, Tăng Triệt, Pháp An, Huệ Cung, Huệ Bảo, Huệ Yếu v.v… Tất cả 123 người, tập trung trước tượng Phật A-di-đà tại tinh xá Sơn Âm Bát-nhã Vân Đài, cùng nguyện vãng sanh Tịnh độ. Lưu Trình Chi soạn văn thệ nguyện: “Nguyện cùng nhau ra khỏi chốn trầm luân, vì ngộ lẽ vô thường, xét tam báo29 luân hồi hiểm trở khó mà giải thoát. Nay những vị Hiền đồng chí hướng, ngày đêm tinh tấn chuyên cần, luôn ngưỡng mong sự cứu độ của chư Phật. Bậc Thánh chỉ cảm tâm không chuộng tướng, … nay hạnh ngộ không mong cầu mà tâm cảm được cảnh Tây phương. …. Mọi người đồng nhất tâm nguyện cầu về Cực lạc, tuyệt dứt bụi trần. Như vậy may ra có ngày thoát khỏi luân hồi, dự vào trong hàng Thánh, không thích lưu lại chốn Vân Kiệu30 này nữa. … trước tinh tấn hành trì sau nguyện cầu vãng sanh, tất cả vì mục đích đi đến Thánh đạo”. Căn cứ theo Xuất tam tạng ký tập, quyển 15 (Đại tạng kinh q. 55, tr. 109), Cao tăng truyện (quyển 6, tr. 4 thượng), Thập bát hiền truyện (Lô sơn ký, quyển 36 thượng - 43 hạ), Liên xã cao hiền truyện (tr. 1 hạ, tr. 4 hạ), Phật tổ thống ký (quyển 26, tr. 4 hạ, 17 thượng), Liên tông bảo giám quyển 4 (Đại tạng kinh q.47, tr. 320).

Căn cứ trong các bổn truyện đều không nói chuyện Đại sư kết xã niệm Phật vào năm đó. Theo văn thệ nguyện của Lưu Trình Chi thì nói: Vào ngày 28 Ất mùi (tháng 7 đầu)… mùng một Mậu thìn (tháng 7 nhuần) năm Tháo Đề Cách31. Vậy năm đó là năm Dần và ngày Sóc tháng bảy là ngày Mậu Thìn. Nguyên Lý Công Hoán soạn Đào tập tiên chú nói năm đó là năm Dần, nhằm năm thứ 12 niên hiệu Nghĩa Hy (Xem Thanh đào chú Tĩnh Tiết niên phổ khảo dị, quyển hạ, tr. 6 thượng). Nhưng trong Cận nhơn du quốc ân Liên xã niên nguyệt khảo lại khẳng định là năm Canh Dần, nhằm năm thứ 15 niên hiệu Thái Nguyên (Xem Quốc học nguyệt báo vị san, tập thứ nhất, tr. 265). Nhưng Lưu Trình Chi mất trước năm thứ 10 niên hiệu Nghĩa Hy. Khi ấy Lôi Thứ Tông mới năm tuổi, Châu Tục Chi 14 tuổi, như vậy cùng mọi người nhập hội Liên xã thì ý đó không hợp. Khảo cứu thì thấy đại sư Huệ Viễn ở Lô Sơn trải qua 3 năm Dần, duy chỉ có ngày mùng một (Giáp Tý) tháng 7 năm đó; cùng thời điểm đó Lưu Trình Chi viết văn thệ nguyện là hợp lý, và sự việc kết Liên xã cũng năm này. Căn cứ trong Liên xã cao hiền truyện, những người tham dự hội Liên xã có tất cả 123 người. Trong truyện còn đề cập thêm hai người nữa là Khuyết Công Tắc và Lục Tu Tĩnh. Căn cứ trong Pháp uyển châu lâm, Đạo Tuyên soạn đời Đường cùng Liên xã cao hiền truyện, ghi chuyện Khuyết Công Tắc giống nhau. Nhưng không nói ông nhập hội Lô Sơn, lại ghi: “Năm Tấn Vũ, mất tại thành Lạc Dương” (quyển 55, tr. 19 thượng). Vậy thì mọi người không gặp ông ở Đông Tấn.

Lại khảo cứu Tống lô sơn giản tịch lục tiên sinh truyện, Lý Bột soạn đời Đường, thuật chuyện Lục Tu Tĩnh khá rõ nhưng không nói đến dự Liên xã, chỉ nói Tống Nguyên Gia vào Lô Sơn trước nhất. Ông ta mất vào năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Huy, thọ 72 tuổi. Vậy khi ông ta đến thì năm đại sư mất (Lô sơn ký, q.1, tr. 13 hạ), như thế tuổi ông ta không quá 72.

 

 

 

--- o0o ---